Giới thiệu một số lệnh căn bản nhất của Linux .So sánh lệnh Linux và Dos, Dành cho những người mới
biết về Linux
Lệnh Linux/UNIX Tác dụng
Lệnh MS-DOS tương
đương
./foo Cho thực thi foo, có trong thư mục hiện hành foo
[] Lệnh liền trước doskey
[¯] Lệnh kế tiếp doskey
cd x (hoặc cd /x) Vào thư mục con x của thư mục hiện hành cd
cd /x Vào thư mục con x của thư mục root
cd .. (hoặc cd ../ hoặc
cd/..)
Quay ra một cấp thư mục (ra thư mục mẹ của thư mục hiện
hành)
cd..
cd ~ Vào thư mục đăng nhập (thư mục home)
x rồi [Tab] [Tab] Xem mọi lệnh có ký tự đầu là x
adduser Thêm một người dùng vào hệ thống
su
Lấy quyền của người dùng quản trị hệ thống (quyền super-user,
hay quyền root); đòi hỏi phải biết root password
ls (hoặc dir) Liệt kê các file trong thư mục hiện hành dir
ls -al
Liệt kê chi tiết các file (bao gồm cả các file "ẩn", có tên bắt đầu
bằng .) trong thư mục hiện hành
ls -al ~ Liệt kê chi tiết các file trong thư mục đăng nhập (thư mục home)
ls ~someone | less
Liệt kê các file trong thư mục đăng nhập của người dùng có định
danh someone
ls -al > foo
Liệt kê chi tiết các file trong thư mục hiện hành, ghi kết quả vào
file văn bản foo
lpr foo In nội dung file văn bản foo
ls -al | lpr In bản liệt kê chi tiết các file trong thư mục hiện hành
cat foo Xem một file văn bản (textfile) foo trên terminal type
pico foo Tạo mới / sửa chữa file văn bản foo edit
grep -i bar foo
Tìm chuỗi "bar" (không phân biệt chữ HOA / chữ thường) trong
file văn bản foo
mv foo bar Di chuyển / đổi tên file foo thành file bar move
cp foo bar Tạo một bản sao của foo, rồi đặt tên cho bản sao này là bar copy
rm foo Xoá file foo del
mkdir foo Tạo mới thư mục foo md
rmdir foo Loại bỏ (xoá) thư mục foo rd
i
rm -r foo Xoá thư mục foo và mọi file / thư mục nằm trong nó deltree
df (hoặc df x) Cho biết dung lượng còn trống trên thiết bị x
top Xem trạng thái bộ nhớ (q để thoát) mem
man x Lấy ra trang chỉ dẫn (manual page) về lệnh x help
man x | col -b | lpr In trang chỉ dẫn về lệnh x
less foo
Hiển thị nội dung file văn bản foo ([Space] để sang trang màn
hình kế tiếp, b để quay trở lại trang trước, q để thoát)
Chú ý rằng lệnh lọc (filter) more cũng làm việc trong Linux
type x | more
echo Hiển thị một thông tin ra màn hình echo
mc
Midnight Commander, một dịch vụ shell kiểu Norton Commander
dành cho UNIX
nc
mount
"Gắn" một thiết bị (chẳng hạn CD-ROM) vào hệ thống file;
umount để "tháo" thiết bị ra khỏi hệ thống.
halt Tắt máy
reboot
(hoặc [Ctrl]+[Alt]+
[Del])
Khởi động lại hệ thống [Ctrl]+[Alt]+[Del]
Một số lệnh bậc cao
Lệnh Linux/UNIX Tác dụng
chmod Thay đổi quyền khai thác (permissions) đối với
ls -l x Liệt kê chi tiết các thư mục chứa file x
ln -s x y Tạo một symlink x tham chiếu tới y
find x -name y -print Tìm trong thư mục x file có tên y và hiển thị kết quả ra màn hình
ps Xem mọi tiến trình đang chạy trong hệ thống
kill x Chấm dứt tiến trình x (x được nhận dạng từ lệnh ps)
[Alt] + [F1-F7] Chuyển đến terminal 1-7. (Trong chế độ text, F7 = X Window, khi X đã được khởi động.)
mkbootdisk Tạo một đĩa khởi động (boot disk)
Giải thích thuật ngữ
symlink Liên kết thông qua một biểu tượng (symbolic link), tham chiếu tới một file hoặc một thư mục. Tương
ii
tự shortcut trong MS Windows.
shell
script
Kịch bản cho phép thực hiện một dãy lệnh liên tiếp. Tương tự tệp tin bó (batch file) trong MS-DOS.
Một số thao tác / lệnh cơ bản trong X Window và/hoặc Xterm
Thao tác / lệnh Tác dụng
startx khởi động hệ giao diện X Window
[Ctrl]+[Alt]+[Backsp] thoát ra khỏi X Window khi gặp sự cố
[Ctrl]+[Alt]+[F1-F6] chuyển đến Xterm 1-6
xf86Config thiết lập / cấu hình sơ khởi cho X (trong Xterm)
Xconfigurator một công cụ cấu hình X khác dùng trong Xterm
xf86Setup một công cụ cấu hình X có giao diện X Window
configX cấu hình dịch vụ Metro X
Kiến thức căn bản về Linux
Trước tiên ta tìm hiểu về hệ thống thư mục và tập tin của Linux.
Hệ thống Linux được tổ chức theo dạng cây (tree).
/
Đây là thư mục root (gốc). Tất cả các thư mục còn lại đều là thư mục con của root
/bin
Chữ bin là chữ viết tắt của binary. Thư mục này chứa tất cả các lệnh cần thiết của Linux. Các lệnh
này thường được gọi dưới shell. Ví dụ lệnh ls, cat,...
/sbin
Đây cũng là là thư mục chứa lệnh giống như thư mục /bin. Tuy nhiên người dùng phải có quyền
mới được gọi tới.
/etc
Thư mục này chứa các tập tin cấu . Ví dụ : tập tin cấu hình của LILO (Linux Loader) là
/etc/lilo.conf
/home
Chứa các thư mục chủ (home directories) của người dùng. Mỗi người dùng đều có một thư mục
chủ riêng là thư mục con của /home, thường có tên là tên của người dùng đó.Thư mục này cho phép
người dùng lưu trữ dữ liệu. Ví dụ thư mục chủ của người dùng Sti là /home/sti
/lib
Thư mục này chứa các thư viện (library) cần thiết cho các chương trình
/lib/modules
Lưu giữ các module của nhân hệ điều hành (kernel) cần thiết cho việc khởi động hệ
thống (boot system).
/dev
Các thiết bị (device). Linux coi tất cả các thiết bị đều là tập tin. Ví dụ thiết bị cdrom là tập tin
/dev/cdrom. Ổ đĩa cứng là /etc/hda,...
/tmp
Nơi lưu giữ các tập tin tạm thời của các chương trình đang thực thi.
iii
/boot
Chứa các tập tin được sử dụng để khởi động như LILO và các ảnh nhân.
/mnt
Nơi dùng để gắn các thiết bị lưu trữ. Chẳng hạn như ổ đĩa CDROM hay ổ đĩa mềm (floopy disks)
/usr
Thư mục này chứa hầu hết các chương trình của người dùng.
/var
Viết tắt của từ "various". Thư mục /var các dữ liệu thay đổi khi hệ thống hoạt động như tập tin
nhật kí hệ thống,...
Các lệnh thư mục
Chú ý trước khi làm việc với các thư mục trong Linux:
Hệ điều hành Linux phân biệt chữ cái hoa và chữ cái thường nên thư mục có tên là NewDir hoàn toàn
khác với thư mục newdir . Vì vậy khi đặt tên hay di chuyển, các bạn hãy chú ý các chữ cái hoa và chữ
cái thường trong tên thư mục để khỏi nhầm lẫn (nếu đặt tên thư mục, bạn nên dùng các chữ cái thường).
Xem thư mục hiện hành (thư mục bạn đang làm việc):
pwd
(pwd viết tắt của print working directory)
Ví dụ: nếu bạn đang ở thư mục /home/sti , sau khi bạn gõ lệnh pwd trên màn hình sẽ hiện ra dòng chữ
/home/sti
Liệt kê nội dung thư mục:
ls -l <tên thư mục>
(ls viết tắt của từ list)
Lệnh ls với tùy chọn -l sẽ liệt kê các tập tin và thư mục con của thư mục đó.
Nếu bạn không gõ tên thư mục. Lệnh sẽ liệt kê thư mục hiện hành.
Bạn có thể gõ ls -l <tên tập tin> để xem thông tin về tập tin đó.
Di chuyển tới thư mục khác:
cd <tên thư mục>
(cd viết tắt từ change directory)
Lệnh này sẽ di chuyển bạn tới thư mục mới. Nếu bạn không gõ tên thư mục, lệnh sẽ tự động chuyển
bạn trở về thư mục chủ. Tương đương với lệnh cd ~ (dấu ngã)
cd ..
Di chuyển bạn lên một cấp thư mục. Ví dụ bạn đang ở thư mục /home/sti ,sau khi gõ lệnh sẽ di chuyển
bạn tới thư mục /home
Tạo thư mục mới:
mkdir <tên thư mục>
(mkdir viết tắt của make directory)
Lệnh sẽ tạo một thư mục mới. Nếu bạn đặt tên cho thư mục mới trùng tên với một thư mục hiện có
(tại nơi bạn tạo thư mục mới), lệnh sẽ thông báo lỗi.
Xóa thư mục:
rmdir <tên thư mục>
hoặc dùng lệnh:
iv
rm <tên thư mục>
(rm viết tắt của từ remove)
Các bạn chỉ dùng lệnh rm khi thư mục bạn cần xóa là rỗng (nghĩa là thư mục đó không chứa thư mục
con hoặc tập tin nào)
Sao chép thư mục:
cp <tên thưmục 1> <tên thư mục 2>
(cp viết tắt của từ copy)
Lệnh này sẽ sao chép nội dung thư mục 1 sang thư mục 2.
Chú ý: lệnh trên chỉ sao chép được các tập tin trong thư mục 1 sang thư mục 2 mà thôi. Nếu có thư
mục con, nó sẽ báo lỗi. Vì thế bạn nên sử dụng thêm tùy chọn -r để có thể sao chép được các thư mục
con trong thư mục 1 sang thư mục 2
cp -r <tên thưmục 1> <tên thư mục 2>
Chú ý: nếu thư mục 2 tồn tại trên máy bạn, thư mục 1sẽ được chép vào thư mục 2 và trở thành thư
mục con của thư mục 2.
Di chuyển thư mục:
mv <tên thư mục 1> <tên thư mục 2>
(mv viết tắt của từ move)
Bạn cũng dùng tùy chọn -r nếu muốn di chuyển tất cả nội dung trong thư mục.
Chú ý: nếu thư mục 2 tồn tại trên máy bạn, thư mục 1 trở thành thư mục con của thư mục 2.
bạn còn thiếu nhiều lắm đó
- như lệnh rmdir là để xóa thư mục là đúng như rm là để xóa tập tin
- cat : lệnh được sử dụng để tạo tập tin
exam: cat >> manguon
lệnh này để tạo tập tin manguon , >> hay << là input và output
-lệnh mv để di chuyển còn dùng để rename nữa
- tput clear : xóa màn hình
-tput cup x y : lệnh di chuyển con trỏ theo vị trí x,y
exam: tput cup 23 45
-date : hiênt thị ngày tháng
-who : xem ai đang dăng nhập
-man : để giúp hiểu thêm các câu lệnh
bạn có thể dùng cl man này để xem cú pháp của các câu lệnh
v