Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

detai nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.98 KB, 3 trang )

I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Các bạn đồng nghiệp dạy cùng môn hoá chắc ai cũng hiểu bộ môn Hoá là bộ môn
mới và khó đối với học sinh bậc trung học cơ sở. Số tiết phân phối trong chương trình
còn ít song yêu cầu lượng kiến thức lại quá nhiều và rộng, lượng bài tập phong phú và
đa dạng, nhưng SGK và sách bài tập chưa phân dạng từng loại bài tập cũng như chưa
nêu lên cách thiết lập phương pháp giải cụ thể cho từng dạng. Đó chính là cái khó cho
người học và cũng là lượng kiến thức khó cho người dạy cần phải tải hết cho học sinh.
Tôi đưa ra một ví dụ của bài tập 4 trang 58: Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp
chất muối CuCl2. Bằng cách nào làm sạch muối AlCl 3. Với bài tập này học sinh
không biết trình bày một bài giải như thế nào. Một vài em thì trình bày giống một bài
nhận biết , một số học sinh khác thì trình bày giống bài điều chế…Từ những vướng mắc
của học sinh mà tôi tìm hiểu thêm thông tin một số sách và kinh nghiệm của các đồng
nghiệp và tôi đẫ đề ra được một số hướng giải giả quyết hợp lí .Và qua nhiều năm cải
tiến chỉnh sủa tôi đã được một cách dạy hoàn hảo giúp học sinh giải quyết vấn đề chủa
rõ ở trên. Vì vậy tôi viết sáng kiến này chia sẽ cùng đồng nghiệp.Hy vọng nó có thể trở
thành một hòn sỏi nhỏ lắp thêm vào núi kiến thức vô tận của môn hoá học.
II/ CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
Chương trình lớp 8 kiến thức chủ yếu là các khái niệm cơ bản nên ta chưa đi sâu
được các dạng bài tập. Khi học sinh lên lớp 9 tiết đầu tiên là tiết ôn tập thì phần II. Bài
tập ta nên tiến hành phân loại ngay các dạng bài tập cho học sinh.
Vì sang bài học cụ thể:
Bài 1: TÍNH CHấT HOÁ HỌC CỦA OXIT. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI
OXIT
Ở bài này ngay khi gải bài tập cuối sách giáo khoa đã có bài tách chất . Bài tập 5
trang 6: Có hỗn hợp khí CO2 và O2. Làm thế nào thu được khí O2 từ hỗn hợp trên.
Đây là dạng đề tách chất
Bài 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
Ở bài này ngay khi gải bài tập cuối sách giáo khoa đã có bài nhận biết chất . Bài
tập 2 trang 9: Bằng phương pháp hoá học nào có thể nhận biết được từng chất trong
mỗi chất sau đây :Cao và N2O.
Nếu ngay từ đầu chúng ta không phân loại các dạng cho các em thì khi trình bày


bài giải chắc chắn các em sẽ mắc sai sót như vấn đề tôi đề cặp ở trên. Để dễ dàng cho các
em nhận dạng và dễ dàng cho giáo viên khi truyền tải kiến thức . Chúng ta có thể phân
theo các chuyên đề sau:
CHUYÊN ĐỀ 1: ĐIỀU CHẾ
Cách làm : Từ chất ban đầu đề cho ta sử dụng thêm một số chất khác tuỳ theo yêu
cầu đề viết thành các phương trình, sau cho chất cuối cùng chính là chất đề yêu cầu.
Bài tập áp dụng: Từ SO2 hãy viết phương trình điêù chế H2SO4 .
Bài giải :
2SO2 + O2

V2O5
t0

2SO3

SO3 + H2O  H2SO4
CHUYÊN ĐỀ 2: NHẬN BIẾT:


Cách làm: Nếu có n chất cần nhận biết . Ta sử dụng các phản ứng có dấu hiệu xảy
ra nhận biết ( n- 1) chất . Chất còn lại là chất thứ n
Bài tập áp dụng : Dùng phương pháp hoá học nhận biết 3 dung dịch sau đây:
NaOH , HCl, H2SO4.
Bài giải:
- Lấy mỗi chất 1 ít làm mẫu thử.
- Dùng quỳ tím cho vào 3 mẫu thử
+ Mẫu nào làm quỳ tím hoá xanh là dd : NaOH.
+ Hai mẫu làm quỳ tím hoá đỏ : HCl ; H2SO4
- Dùng BaCl2 cho vào 2 mẫu trên .
+ Mấu nào xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4

+ Mẫu không hiện tượng là HCl
PT: BaCl2 + H2SO4  BaSO4 + HCl
CHUYÊN ĐỀ 3: TÁCH CHẤT
Cách làm : Đọc đề xác định chất cần tách ( chất loại bỏ). Dùng phản ứng chỉ có chất cần
tách phản ứng để loại bỏ chúng. Còn chất cần giữ lại là chất không tham gia phản ứng và
giữ nguyên là chất ban đầu.
Bài tập áp dụng : Muối MgCl2 có lẫn tạp chất là muối CuCl2. Bằng cách nào hãy làm
sạch muối MgCl2 .
Bài giải:
Thả kim loại Mg vào dung dịch 2 muối trên .Sau thời gian kim loại Cu bám hoàn toàn
lên kim loại Mg. Lọc lấy kim Mg và Cu ra khỏi dung dịch ta thu được dd MgCl 2
tinh
khiết.
PT: Mg + CuCl2  MgCl2 + Cu
CHUYÊN ĐỀ 4: GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG :
Cách làm: Dựa vào các phương trình và màu sắc các chất đã học. Từ đó xác định hiện
tượng do phản ứng hoá học nào xảy ra để giải thích.
Bài tập áp dụng: Trên bề mặt hố nước vôi để lâu ngày có lớp màng trắng . Hãy giải
thích hiện tượng trên.
Bài giải:
Lớp màng trắng chính là chất CaCO 3. Vì hố nước vôi có chứa chất Ca(OH) 2 còn trong
thành phần không khí có chứa chất khí cacbonic ( CO 2 ).Khi để lâu ngày hai chất này
tiếp xúc với nhau trên bề mặt hố và xảy ra phản ứng hoá học tạo chất mới không tan
chính là lớp màng trắng ta quan sát được.
PT: CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O
CHUYÊN ĐỀ 5: HOÀN THÀNH CHUỔI PHƯƠNGTRÌNH:
Cách làm : Phân loại các chất trên chuổi , sau đó xác định tính chất hoá học của các chất
và hoàn thành.
Bài tập áp dụng : Hoàn chuổi phản ứng hoá học sau :
Fe  FeCl3  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe



Bài giải
0

t
2Fe + 3 Cl2 →
2FeCl3
FeCl3 + 3NaOH 
→ Fe(OH)3 +3 NaCl
t
2Fe(OH)3
Fe2O3 + 3H2O
→
t
Fe2O3 + 3CO
2Fe + 3CO2
→
V/ KẾT LUẬN :
0

0

Qua khảo sát, tôi nhận thấy ở những lớp áp dụng đề tài này, hiệu quả học tập của
học sinh cao hơn nhiều so với lớp không áp dụng. Ở những lớp đó, học sinh đã biết cách
trình bày bài một cách lôgic và chặt chẽ hơn. Không những thế mà học sinh còn nắm
được phương pháp giải cho từng dạng bài tập. Khi gặp một bài tập thì học sinh nhận ra
được bài tập này thuộc dạng nào? Cách giải được tiến hành theo từng bước như thế nào?
Nhiều em còn xây dựng cho mình được phương pháp giải riêng và còn tìm được phương
pháp giải cho những dạng bài tập khác. Và vì thế mà hiệu quả học tập của học sinh đã

được nâng cao rõ rệt.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×