Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giải pháp thúc đẩy giảng viên nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.77 KB, 4 trang )

Tài liệu thảo luận
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY GIẢNG VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. MỤC ĐÍCH
Thực hiện Chiến lược phát triển của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đến năm 2020
và Định hướng hoạt động khoa học - công nghệ 2011 - 2016, các giải pháp thúc đẩy
giảng viên NCKH và công bố kết quả nghiên cứu nhằm các mục đích:
Khuyến khích giảng viên tích cực nghiên cứu khoa học, công bố kết quả nghiên
cứu và tham gia các hoạt động KH-CN khác.
Thông qua NCKH để phát triển đội ngũ giảng viên, tạo điều kiện cho giảng viên
hội nhập với cộng đồng nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.
Thông qua NCKH để đổi mới giảng dạy và góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo.
Thông qua NCKH, công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên
cứu phục vụ cộng đồng để nâng cao uy tín, vị thế của Trường ĐH Kinh tế
TP.HCM.
II. GIẢI PHÁP
1. Khuyến khích vật chất
- Tăng mức hỗ trợ kinh phí cho việc thực hiện đề tài NCKH cấp Trường: đơn giá
giờ NCKH tương đương đơn giá giảng dạy vượt định mức hàng năm;
- Bổ sung kinh phí đối với các đề tài hoàn thành trong hạn và được đánh giá cao
(xếp loại Tốt, Khá);
- Hỗ trợ kinh phí cho việc đề xuất đề tài và viết thuyết minh tham gia tuyển chọn
chủ trì đề tài NCKH cấp bộ, cấp tỉnh/thành phố, cấp Nhà nước;
- Hỗ trợ kinh phí cho việc công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế;
- Hỗ trợ kinh phí tham gia hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế;
- Hỗ trợ một số điều kiện vật chất khác cho các Trung tâm, Viện Nghiên cứu và
giảng viên các khoa đào tạo trong việc tham gia đấu thầu/tuyển chọn và triển khai
đề tài ở các địa phương, các doanh nghiệp.
2. Khuyến khích tinh thần
- NCKH là một tiêu chí vượt trội để xét thi đua, khen thưởng hàng năm đối với cá
nhân và đơn vị;


1
- Khen thưởng định kỳ (1 năm, 5 năm) cá nhân, tập thể có thành tích NCKH;
- Thưởng tham quan, khảo sát nước ngoài cho các cá nhân có thành tích NCKH
xuất sắc;
- Quy đổi số giờ NCKH vượt định mức thành giờ giảng: đối với một số môn học
có ít giờ giảng do ít sinh viên hoặc do thay đổi chương trình đào tạo nên giảng
viên không có giờ giảng đủ định mức, số giờ NCKH vượt định mức trong năm
của giảng viên được quy đổi thành giờ chuẩn giảng dạy.
Việc quy đổi này tạo điều kiện cho giảng viên được xem là hoàn thành định mức
giảng dạy trong năm khi đánh giá, xếp loại GV hàng năm.
3. Hỗ trợ hành chính, quản lý
Điều chỉnh số giờ hoạt động KH-CN
Điều chỉnh “Quy định về hoạt động khoa học - công nghệ trong giảng viên
Trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh” theo hướng tăng số giờ hoạt động KH-CN
đối với việc thực hiện đề tài NCKH các cấp; biên soạn giáo trình/tài liệu học tập/tài
liệu tham khảo/tài liệu biên dịch; công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa
học trong và ngoài nước, sách chuyên khảo, kỷ yếu hội thảo khoa học; giảm số giờ
hoạt động KH-CN đối với một số hoạt động: tham gia Hội đồng KH&ĐT cấp
Trường và cấp khoa, Hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH/giáo trình/tài liệu học tập,

Cải tiến công tác quản lý KH-CN để giúp GV tham gia các hoạt động khoa học -
công nghệ một cách thuận lợi nhất:
- Thông báo ngay từ đầu năm kế hoạch các hoạt động khoa học cả năm của
Trường: các thời điểm cần lưu ý liên quan đến đề tài NCKH các cấp (đề xuất đề tài,
thuyết minh, nộp hồ sơ, các đề tài đến hạn,…), các hội thảo khoa học và các hoạt
động khác;
- Tăng cường hướng dẫn và hỗ trợ GV tham gia đề tài NCKH các cấp (Nhà nước,
bộ, sở KH-CN, …) từ khâu đề xuất đề tài, làm hồ sơ tham gia tuyển chọn chủ trì đề
tài, tiến hành các thủ tục hành chính, tài chính trong triển khai thực hiện … đến
nghiệm thu kết quả nghiên cứu và quyết toàn kinh phí;

- Điều chỉnh và ban hành các Quy trình để hướng dẫn và giúp GV chủ động trong
việc tham gia các đề tài NCKH:
 “Quy trình đề xuất, đăng ký, xét duyệt, triển khai thực hiện và nghiệm thu đề tài
NCKH cấp Trường”;
2
 “Quy trình đề xuất, đăng ký, xét duyệt, triển khai thực hiện và nghiệm thu giáo
trình, tài liệu học tập và tài liệu biên dịch”;
 Hướng dẫn “Quy trình đề xuất, tham gia tuyển chọn chủ trì, triển khai thực hiện
và nghiệm thu đề tài NCKH cấp Bộ” (tóm tắt Thông tư Số 12/2010/TT-BGDĐT
ngày 29/3/2010 của Bộ GD&ĐT Quy định về quản lý đề tài khoa học và công
nghệ cấp Bộ của Bộ GD&ĐT);
- Nâng cao cơ sở dữ liệu thư viện, đặc biệt là các trang e-journal thuộc kinh tế -
tài chính - quản trị - thương mại và các dữ liệu nghiên cứu khác nhằm phục vụ cho
việc tham khảo nghiên cứu (được mua sắm bằng nguồn kinh phí từ dự án GDĐH và
quỹ phát triển nghiên cứu/thư viện của Trường). Sau khi hết hạn truy cập các cơ sở
dữ liệu, theo đề xuất của các khoa, thư viện nhà trường sẽ chọn mua một số tạp chí
phục vụ cho các ngành đào tạo: quản trị kinh doanh, kinh tế, tài chính - ngân hàng,
kế toán, luật,…
- Tăng cường mối quan hệ với các cấp quản lý KH-CN (Bộ GD&ĐT, Quỹ KH-
CN quốc gia thuộc Bộ KH-CN, các Sở KH-CN, các doanh nghiệp, …) để giúp GV
tiếp cận được nhiều nguồn tài trợ và phạm vi nghiên cứu;
- Xúc tiến các thủ tục theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để một số đề tài nghiên
cứu của GV theo hợp đồng với doanh nghiệp, với các tổ chức trong và ngoài nước
(không sử dụng kinh phí NSNN) được công nhận tương đương đề tài cấp Bộ;
- Nghiêm chỉnh thực hiện “Quy định về hoạt động khoa học - công nghệ trong
giảng viên Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh” và “Quy định khoán nhiệm vụ
NCKH cho các đơn vị thuộc Trường Đại học Kinh tế TP.HCM”.
4.Công bố kết quả nghiên cứu
- Công bố tóm tắt các công trình nghiên cứu cấp bộ, cấp Trường đã được nghiệm
thu trên website P.QLKH-HTQT và thư viện Trường;

- Tác giả biên tập công trình nghiên cứu để công bố trên Tạp chí Phát triển kinh
tế hoặc các tạp chí khoa học khác trong và ngoài nước;
- Các công trình NCKH cấp bộ và tương đương nên được biên tập để xuất bản
sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo;
- Xuất bản các Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Trường.
5. Các giải pháp khác
- Thành lập các nhóm nghiên cứu để tham gia đề tài NCKH các cấp: các
ngành/chuyên ngành/khoa/bộ môn nên thành lập các nhóm nghiên cứu, kể cả nhóm
3
nghiên cứu liên khoa, liên ngành, đặc biệt là thu hút giảng viên trẻ và nghiên cứu
sinh vào các nhóm nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu được hình thành trên tinh thần tự
nguyện, không mang tính hành chính. Có thể hình thành các nhóm nghiên cứu về
kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, luật kinh doanh, …
Hội đồng xét chọn đề tài NCKH cấp Trường sẽ ưu tiên chọn những đề tài có
NCS tham gia, đề tài do nhóm thực hiện, đề tài của các GV trẻ.
- Tăng cường vai trò của Hội đồng khoa học khoa, ngành trong việc hỗ trợ các
nhóm nghiên cứu từ khâu chọn đề tài nghiên cứu, thảo luận và xây dựng đề cương
nghiên cứu, thuyết minh để tham gia đấu thầu/tuyển chọn, đến triển khai nghiên cứu;
- Tổ chức hội thảo khoa học quốc tế (ít nhất mỗi năm một lần) để tạo điều kiện
cho GV tiếp cận và từng bước hội nhập vào cộng đồng nghiên cứu nước ngoài, mở
rộng phạm vi nghiên cứu và đổi mới phương pháp nghiên cứu.
- Các giải pháp chế tài: Giảng viên không thực hiện đủ định mức số giờ hoạt
động KH-CN trong năm sẽ phải thực hiện tăng thêm định mức giảng dạy tương ứng
của năm.
Phòng QLKH-HTQT
4

×