Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tác động của toàn cầu hóa đến việt nam trong thời kỳ đổi mới (1986 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 102 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

LÝ THỊ BÍCH NGỌC

TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ
ĐẾN VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ
ĐỔI MỚI (1986 - 2015)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TH.S CHU THỊ THU THUỶ

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến
các thầy, cô giáo Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy, cô
giáo trong Khoa Lịch sử, những người đã tận tình dạy dỗ, quan tâm, giúp đỡ
tôi trong suốt 4 năm học tập tại trườngvà trong thời gian thực hiện khóa luận
tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Chu Thị Thu
Thủy, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian
thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, người
thân đã luôn ở bên, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi về mặt tinh thần để tôi
hoàn thành tốt bài khóa luận của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài khóa luận này, do hạn hẹp
về thời gian và hạn chế về kiến thức của bản thân nên không tránh khỏi những
thiếu sót. Vậy nên, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy,


cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Lý Thị Bích Ngọc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản
thân tôi, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Chu Thị Thu Thủy. Các
nội dung nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, không trùng với
nghiên cứu của các tác giả khác.
Ngoài ra, trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá
cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích
dẫn và chú thích nguồn.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Lý Thị Bích Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
NỘI DUNG ..................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 1. VIỆT NAM THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU
HOÁ(1986 - 2015) ............................................................................................ 8
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TOÀN CẦU HÓA..................................... 8
1.2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ .......................................................................... 12

1.2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực ......................................................... 12
1.2.2. Tình hình trong nước trước khi tiến hành đổi mới, hội nhập
tham gia vào quá trình toàn cầu hoá từ năm 1975 đến năm 1986 .......... 18
1.3. NHẬN THỨC MỚI CỦA ĐẢNG VỀ THỜI ĐẠI, XU THẾ VẬN
ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI VÀ CHỦ TRƯƠNG ĐỔI MỚI, HỘI NHẬP
CỦA ĐẢNG (1986 - 2015) ......................................................................... 23
1.3.1. Nhận thức mới của Đảng và chủ trương tiến hành đổi mới
toàn diện đất nước tại Đại hội VI năm 1986 ........................................... 23
1.3.2. Nhận thức mới của Đảng trong chủ trương hội nhập từng
bước ngày một sâu rộng qua các kì Đại hội VII, VIII, IX, X, XI ........... 25
1.4. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM (19862015)............................................................................................................ 27
1.4.1. Tích cực tham gia đối thoại tìm giải pháp chính trị cho vấn đề
Campuchia, xoá bỏ rào cản chính trị ngăn cản Việt Nam với cộng
đồng quốc tế ............................................................................................ 27
1.4.2. Mở rộng quan hệ đối ngoại hợp tác song phương với các
nước trong và ngoài khu vực................................................................... 28
1.4.3. Thực hiện ngoại giao đa phương, tham gia vào các diễn đàn,
các tổ chức trong khu vực và trên thế giới .............................................. 33


Chương 2. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN VIỆT NAMTỪ
NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015 .......................................................................... 38
2.1. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC .................................................................... 38
2.1.1. Trong lĩnh vực kinh tế ................................................................... 38
2.1.2. Trong lĩnh vực chính trị-quốc phòng an ninh ............................... 52
2.1.3. Trong lĩnh vực văn hoá - xã hội .................................................... 59
2.2. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC...................................................................... 63
2.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế ................................................................... 63
2.2.2. Trong lĩnh vực chính trị - quốc phòng an ninh ............................. 68
2.2.3. Trong lĩnh vực văn hoá - xã hội .................................................... 73

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 84
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 91


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CNTB

Chủ nghĩa tư bản

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài


FTA

Hiệp định thương mại tự do

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

TPP

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

UNESCO

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên
Hợp Quốc

WB

Ngân hàng thế giới


WTO

Tổ chức thương mại thế giới


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Cùng với cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, toàn cầu hoá là những
quá trình vận động kinh tế, kĩ thuật, xã hội năng động nhất trong thế giới hiện
đại. Toàn cầu hoá đã tạo ra một sân chơi rộng lớn cho tất cả các quốc gia cùng
tham gia. Đứng trước xu thế tất yếu khách quan của toàn cầu hoá không một
quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà lại không tham gia vào quá trình
toàn cầu hoá, điều đó đồng nghĩa với đi ngược lại xu thế của thời đại. Toàn
cầu hoá đã đem đến sự thay đổi diện mạo, phát triển nhanh chóng cho nhiều
quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ khi tích cực hội nhập trong một “thế giới
phẳng” của xu thế toàn cầu hoá. Là một xu thế có tính chất hai mặt, chứa
đựng nhiều mâu thuẫn, toàn cầu hoá đối với mỗi quốc gia vừa có tác động
tích cực vừa tiêu cực. Bên cạnh việc đem lại cơ hội cho các quốc gia vươn lên
phát triển mạnh mẽ thì toàn cầu hoá cũng đang đặt các quốc gia trước những
thách thức to lớn như áp lực cạnh tranh kinh tế quá lớn, nguy cơ đánh mất bản
sắc văn hoá dân tộc…và những vấn đề toàn cầu như: ô nhiễm môi trường,
biến đổi khí hậu, dịch bệnh, khủng bố,…
Việt Nam bắt đầu mở cửa, hội nhập nhiều hơn từ khi thực hiện đường
lối đổi mớicủa Đảng tại Đại hội VI năm 1986 và ngày càng tích cực, chủ động
hội nhập sâu rộng, thể hiện quan điểm ủng hộ và tham gia vào quá trình toàn
cầu hoá. Đặc biệt, mới đây việc trở thành một trong 12 nước thành viên của
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), khẳng định Việt Nam thêm
một bước nữa hội nhập sâu rộng hơn vào sân chơi toàn cầu. Điều đó phù hợp
với xu thế của thời đại và phục vụ cho sự phát triển đất nước. Tuy nhiên càng
hội nhập sâu rộng thì những tác động, ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá

đến quốc gia và mỗi người dân cũng ngày một tăng và mạnh mẽ hơn. Đó
không chỉ là những tác động, những ảnh hưởng tích cực đem lại lợi ích to lớn

1


mà còn cả những tác động tiêu cực nghiêm trọng, khó lường. Vậy làm thế nào
để tham gia hội nhập một cách hiệu quả? Làm thế nào để tận dụng tối đa
những thời cơ và mặt tích cực của toàn cầu hoá đem lại đồng thời hạn chế
những tác động tiêu cực của nó để đưa đất nước phát triển hơn nữa thì cần
phải hiểu rõ về xu thế toàn cầu hoá, hiểu được những tác động tích cực cũng
như tiêu cực của nó đến Việt Nam trên mọi lĩnh vực của đời sống từ khi thực
hiện đổi mới và hội nhập từ đó tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn để tiếp
tục hội nhập một cách hiệu quả.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu tác động tổng thể của toàn cầu hóa đến Việt
Nam từ khi đổi mới hội nhập năm 1986 đến nay đã được đề cập nhiều tuy
nhiên thường nghiên cứu riêng rẽ từng lĩnh vực và chủ yếu tập trung vào quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu tổng thể
những tác động của toàn cầu hoá đến Việt Nam từ khi đổi mới đến nay sẽ
góp phần đem đến cái nhìn toàn diện về những tác động của toàn cầu hóa đến
Việt Nam trong thời kì đổi mới, làm sáng rõ bức tranh chung của Việt Nam
cũng như hiểu biết rõ hơn về xu thế vận động của thế giới giai đoạn này.
Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần rút ra những bài học quan trọng cho
quá trình hội nhập của Việt Nam giai đoạn tới. Đồng thời sẽ là nguồn tài liệu
tốt giúp ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử trong các trường THPT.
Xuất phát từcơ sở khoa học và thực tiễn trên, tôi quyết định chọn vấn
đề “Tác động của toàn cầu hoá đến Việt Nam trong thời kì đổi mới (19862015)”làm đề tài nghiên cứu. Đề tài sẽ góp phần giải quyết được những vấn
đề đã và đang được đặt ra mang tính cấp thiết đối với quá trình hội nhập của
Việt Nam hiện nay: hội nhập một cách chủ động và hiệu quả.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cho đến cuối thập niên 80, đầu 90 của thế kỉ XX, toàn cầu hóa phát
triển mạnh mẽ, là đề tài được bàn luận rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới. Đây

2


là một đề tài rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều mặt khác nhau và có cả
những nhận thức và quan điểm khác nhau, thậm chí là đối lập nhau. Có nhiều
ý kiến ủng hộ đẩy mạnh hơn nữa xu thế toàn cầu hoá và quá trình “phẳng
hoá”, biến thế giới thành một ngôi nhà chung không biên giới, nhưng cũng có
nhiều ý kiến lên án bài trừ do những mặt trái tiêu cực mà toàn cầu hoá mang
lại. Những năm gần đây, đã có nhiều hội nghị, hội thảo, cuốn sách, bài báo đề
cập đến toàn cầu hoá dưới những góc độ, khía cạnh và cách nhìn khác nhau.
Trên thế giới, ngoài các bài báo, bài phân tích, cũng có nhiều cuốn sách
nổi tiếng viết về toàn cầu hoá.Đặc biệt phải kể đến cuốn Thế giới phẳngtóm
lược lịch sử thế giới thế kỉ 21 (2010), NXB Trẻ của Thomas L.Friedman, tác
phẩm được xếp vào danh mục sách bán chạy ở Mĩ-THE WORLD IS FLAT.
Trong tác phẩm này, tác giả đã góp phần mổ xẻ cấu trúc đương đại của nền
kinh tế và chính trị thế giới trong kỉ nguyên toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá là
một chủ đề vốn phức tạp và thu hút sự quan tâm của dư luận với không ít
những ý kiến trái ngược nhau, được Thomas L.Friedman phân tích một cách
độc đáo với lập luận trung tâm về quá trình trở nên “phẳng” của thế giới.
“Khái niệm “phẳng” ở đây đồng nghĩa với “sự kết nối”. Trong cuốn sách,
Thomas L.Friedman đã chỉ ra các nhân tố làm phẳng thế giới; nó đã diễn ra
như thế nào khi tác giả còn “đang ngủ”; những tác động của nó đối với nước
Mĩ cũng như các nước thuộc thế giới thứ 3 như Việt Nam.
Ở Việt Nam, toàn cầu hoá cũng được quan tâm thảo luận vànghiên cứu
sôi nổi. Các nguồn tài liệu bao gồm: các văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX,
X, XI của Đảng; Các bài báo trong các tạp chí như: tạp chí Nghiên cứu quốc
tế, tạp chí Cộng sản…Trong các văn kiện Đại hội Đảng có những phân tích về

xu thế phát triển của quá trình toàn cầu hóa, và chủ trương hội nhập của Đảng
trong bối cảnh toàn cầu hóa. Và những cuốn sách nổi bật như:

3


Tác phẩm Toàn cầu hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc (2003),
Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, của tác giả Trương Lu, đề cập đến những vấn
đề cơ bản của toàn cầu hóa và việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Cuốn
sách nhấn mạnh rằng phải tìm trong chính mình sức mạnh nội sinh để đứng
vững trước thách thức của toàn cầu hóa. Việc bảo tổn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc là quan trọng nhưng không được đề cao thái quá và thực hiện tràn
lan tránh dẫn đến nguy cơ bài ngoại, đóng cửa trước xu thế phát triển mạnh
mẽ của toàn cầu hóa.
Tác phẩm Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam(2004), của Ngô Văn Điểm, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Các bài
viết trong công trình này đã phác họa về quá trình Việt Nam tham gia hôi
nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời đã đưa ra một số
giải pháp mà các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo bổ sung, điều
chỉnh lộ trình hội nhập của Việt Nam cho phù hợp với từng thời kì phát triển.
Cuốn sách Toàn cầu hóa và sự tồn vong của Nhà nước (2006), NXB
Trẻ, Hà Nội của tác giả Nguyễn Vân Nam, đã phân tích những tác động cơ
bản nhất của toàn cầu hóa đến chính sách ngoại giao, kinh tế, xã hội, giáo dục,
hội nhập quốc tế của nhà nước, không phân biệt đó là nước phát triển hay
đang phát triển. Cuốn sách cũng đưa ra các giải pháp cụ thể giúp Nhà nước củ
các nước công nghiệp phát triển thích nghi nhanh chóng với quá trình toàn
cầu hóa.
Cuốn Thanh niên và lối sống thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi
mới và hội nhập quốc tế(2011), NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nộicủa
PGS.TS Phạm Hồng Ty, đi sâu nghiên cứu, chỉ ra diện mạo và đặc điểm của

chính của thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, làm rõ thực
trạng và những xu hướng biến đổi lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam trong quá
trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Tác giả cũng đưa ra những

4


khuyến nghị khoa học và đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm xây dựng lối sống
thanh niên Việt Nam phù hợp với quá trình đổi mới đất nước hiện nay.
Như vậy, có thể thấy, nghiên cứu về toàn cầu hóa nói chung và ở Việt
Nam nói riêng thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả. Nhưng
những tác phẩm nghiên cứu về toàn cầu hóa nói chung thì chưa đi vào phân
tích những tác động cụ thể của toàn cầu hóa đến Việt Nam; còn những tác
phẩm viết về toàn cầu hóa ở Việt Nam thì thường trình bày riêng rẽ trong từng
lĩnh vực và chủ yếu tập trung vào toàn cầu hóa trên khía cạnh kinh tế, về quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Từ đó,đặt ra yêu cầu cần có một
cái nhìn toàn diện, cụ thể về quá trình toàn cầu hóa ở Việt Nam, những tác
động của nó đến Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực từ khi chúng ta đổi mới đến
thời gian gần đây nhất là 2015. Khóa luận sẽ góp phần giải quyết yêu cầu đó.
Những tác phẩm trên sẽ là tài liệu quan trọng giúp tôi hoàn thành tốt
bài khoá luận của mình với đề tài tìm hiểu, nghiên cứu về sự tác động của quá
trình toàn cầu hoá đến Việt Nam trên nhiều khía cạnh từ khi chúng ta đổi mới,
mở cửa hội nhập từ 1986 cho đến hết năm 2015.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm góp phần làm rõ những tác động
của quá trình toàn cầu hoá đến Việt Nam từ khi chúng ta bắt đầu thực hiện
đường lối đổi mới cải cách, mở cửa từng bước và ngày càng hội nhập sâu hơn
vào toàn cầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 cho đến năm 2015 trên tất
cả các phương diện của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị-quốc phòng an

ninh đến văn hoá-xã hội, bao gồm cả những tác động tích cực và tiêu cực.
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên đề tài có nhiệm vụ:

5


Thứ nhất, khái quát bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế; phân tích
những nhân tố thúc đẩy Việt Nam chủ động đổi mới, tham gia vào quá trình
toàn cầu hoá, hội nhập ngày một sâu rộng. Trong các nhân tố đó, đặc biệt làm
rõ quá trình toàn cầu hoá đã trở thành xu thế chung, tất yếu khách quan của
thời đại hiện nay khó có quốc gia nào có thể phát triển được mà không tham
gia vào nó.
Thứ hai, khái quát quá trình Việt Nam tham gia vào toàn cầu hoá, chủ
trương và thực tiễn hội nhập quốc tế của Việt Nam từ năm 1986 đến năm
2015.
Thứ ba, phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình
toàn cầu hoá đến Việt Nam trên các phương diện kinh tế, chính trị-quốc
phòng an ninh, văn hoá-xã hội từ 1986-2015.
3.3 Phạm vi
Về mặt không gian: đề tài nghiên cứu những tác động tích cực và tiêu
cực của toàn cầu hoá đến Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - quốc
phòng an ninh, văn hoá – xã hội.
Về mặt thời gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài là từ khi Việt Nam đề ra và
thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa hội nhập năm 1986 đến hết năm 2015.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Những cuốn sách viết về toàn cầu hóa và những tác động của toàn cầu
hóa đến Việt Nam, bao gồm những cuốn sách của các tác giả Việt Nam và tác
phẩm nước ngoài được dịch sang tiếng Việt.

Bên cạnh đó là những văn kiện Đại hội Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội
XI, những bài viết, bài nghiên cứu trên các trang báo điện tử như: Tạp chí
Cộng sản, Tạp chí Tài chính, Báo Văn hóa, Bộ Ngoại giao, BộCông Thương,
SởCông Thương, Biên phòng,...

6


4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện và hoàn thành hiệu quả bài khoá luận này, phương pháp
mà tôi sử dụng để nghiên cứu là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch
sử; tiến hành nghiên cứu dựa trên quan điểm lí luận của Chủ nghĩa Mác –
Lênin và quan điểm, chủ trương của Đảng.
Bên cạnh đó là các phương pháp cụ thể của chuyên ngành với hai
phương pháp chủ yếu làphương pháp lịch sử, phương pháp lôgic. Ngoài ra
còn có: phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp so sánh đối chiếu,
phương pháp liệt kê,…
5. Đóng góp của khoá luận
Khoá luận góp phần làm phong phú, sâu sắc hơn những kiến thức về
toàn cầu hoá, về xu thế vận động của thế giới,quá trình Việt Nam tham gia
vào toàn cầu hoá và những tác động của toàn cầu hoá đến Việt Nam trong giai
đoạn đổi mới từ năm 1986 đến 2015. Từ đó giúp ích cho việc rút ra những bài
học kinh nghiệm để đề ra những biện pháp, chính sách hội nhập hiệu quả hơn
cho ViệtNamtrong tương lai, đưa đất nước ngày càng phát triển hơn nữa.
Khoá luận có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các sinh viên
chuyên ngành và các ngành có liên quan. Là nguồn tư liệu tốt để nghiên cứu,
giảng dạy trong các trường THPT.
6. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu,kết luận và phụ lục, khoá luận bao gồm hai
chương:

Chương 1: Việt Nam tham gia vào quá trình toàn cầu hoá(1986 – 2015)
Chương 2: Tác động của toàn cầu hoá đến Việt Nam từ năm 1986 đến
năm 2015

7


Chương 1
VIỆT NAM THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HOÁ
(1986 - 2015)

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TOÀN CẦU HÓA
Thuật ngữ Toàn cầu hoátiếng Anh là globalization xuất hiện lần đầu
tiên trong từ điển Anh vào năm 1961 và được sử dụng phổ biến từ khoảng
cuối thập niên 1980 trở lại đây, để diễn đạt một nhận thức mới của loài người
về một hiện tượng, một quá trình quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại.
Theo Thomas L.Friedman trong cuốn Chiếc Lesux và cây ôliu: toàn cầu hoá
“là một sự hội nhập không thể đảo ngược giữa những thị trường, quốc gia và
công nghệ, tới mức chưa từng có-theo phương cách tạo điều kiện cho các cá
nhân, tập đoàn, công ty và nhà nước vươn quan hệ đến nhiều nơi trên thế giới
xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết. Quá trình toàn cầu hoá cũng
khiến nảy sinh chống đối dữ dội từ những ai bị thiệt hại hay bị hệ thống mới
bỏ rơi”.Hay theo quan điểm của tác giả Việt Nam: “Toàn cầu hoá là quá trình
gia tăng mạnh mẽ sự lưu thông hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động giữa các
quốc gia, các khu vực trên toàn thế giới, vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu
vực để vươn tới quy mô toàn cầu [48, tr.8].
Trên thực tế hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về toàn cầu
hoá nhưng tựu chung lại có thể nói: toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh
mẽ những mối liên hệ, sự tác động lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc
gia, các dân tộc trên toàn thế giới về các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, chính

trị, khoa học-kĩ thuật, cộng nghệ. Toàn cầu hoá bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế và
cho đến nay nội dung chủ yếu của nó vẫn là toàn cầu hoá kinh tế. Toàn cầu
hoá kinh tế vừa là trung tâm, vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy các
lĩnh vực khác (văn hoá, chính trị, xã hội…) của xu thế toàn cầu hoá. Sự tham

8


gia vào quá trình toàn cầu hoá được gọi là hội nhập theo nhiều cấp độ và nội
dung khác nhau như hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế, hội nhập văn hoá…
Các giai đoạn phát triển của toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá kinh tế có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài,
được bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hoá
sản xuất trên phạm vi toàn thế giới.
Giai đoạn trước khi chủ nghĩa tư bản ra đời đã xuất hiện mầm mống
của toàn cầu hoá kinh tế. Nhưng chỉ sau khi có các cuộc phát kiến địa lý ở thế
kỉ XV-XVI, cùng với sự tiến bộ của kĩ thuật hàng hải, thì xu thế toàn cầu hoá
kinh tế mới thực sự bắt đầu. Chủ nghĩa tư bản càng lớn mạnh thì xu thế toàn
cầu hoá càng phát triển.
Từ cuối thế kỷ XIX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
được coi là một giai đoạn phát triển của toàn cầu hoá. Đây cũng là thời kì
bành trướng thị trường của các nước TBCN. Thời kì sau chiến tranh thế giới
thứ nhất đến cuối thập niên 40 của thế kỉ XX, xu thế toàn cầu hoá bị suy giảm
do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và chiến tranh
thế giới thứ hai.
Bắt đầu từ thập niên 50 đến thập niên 70 thế kỉ XX, xu thế toàn cầu hoá
tiếp tục bùng phát mạnh mẽ. Đây là giai đoạn xu thế quốc tế hoá tiếp tục phát
triển và xu thế khu vực hoá xuất hiện; được thể hiện thông qua sự bùng nổ
của các thể chế kinh tế toàn cầu hoá (IMF, WB, GATT…), của thương mại,
đầu tư, tài chính quốc tế và của các công ty xuyên quốc gia. Hàng loạt các tổ

chức khu vực ra đời.
Cuối thập niên 70 đến cuối thập niên 80, xu hướng toàn cầu hoá lại có
phần giảm sút. Cuối thập niên 80 thế kỉ XX, xu thế toàn cầu hoá lại bùng lên
mạnh mẽ. Một nền sản xuất dựa trên sự phân công lao động quốc tế rộng rãi
theo chiều ngang; một thị trường thế giới liên hoàn giữa các thực thể quốc

9


gia; một luồng lưu chuyển nhanh chóng và khổng lồ về hàng hoá, dịch vụ,
đầu tư, tài chính-tiền tệ, công nghệ…trên phạm vi toàn cầu; một mạng lưới
dày đặc hàng vạn công ty xuyên quốc gia; một hệ thống các thiết chế đầy
quyền lực; một đời sống văn hoá-xã hội có nhiều nét chung, đó chính là
những biểu hiện cụ thể của toàn cầu hoá.
Đặc điểm, bản chất của toàn cầu hoá
“Toàn cấu hoá có bản chất kép. Một mặt nó là xu thế khách quan như
kết quả của sự phát triển cao của lực lượng sản xuất và các yếu tố vật chất
khác. Mặt khác nó cũng là một quá trình kinh tế-xã hội, chính trị và văn hoá
bị một số thế lực tư bản chi phối” [48, tr.12,13]. Sự đan xen giữa cái chủ quan
và cái khách quan đã làm cho toàn cầu hoá về bản chất, trở thành quá trình
đầy mâu thuẫn, chứa đựng cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực đối với từng quốc
gia, cũng như toàn thể nhân loại.
Bản chất khách quan của xu thế toàn cầu hoá được quy định bởi bốn
yếu tố chủ yếu là: sự phát triển cao của lực lượng sản xuất trong thời đại của
cách mạng khoa học-công nghệ; sự ra tăng phân công lao động quốc tế; sự
phát triển sâu rộng của kinh tế thị trường trên phạm vi toàn thế giới và sự hiện
diện nóng bỏng của những vấn đề toàn cầu.
Bên cạnh bản chất khách quan, toàn cầu hoá còn có những bản chất là
hệ quả của các nhân tố chủ quan. Tính chất chủ quan của toàn cầu hoá gắn
liền với mục đích và hành vi của chủ nghĩa tư bản (CNTB), thể hiện ở chỗ:

toàn cầu hoá là quá trình toàn cầu hoá thị trường TBCN; toàn cầu hoá có sự
đặt chính sách kinh tế của CNTB; toàn cầu hoá được thực hiện bằng những
công cụ sắc bén do CNTB điều khiển; sử dụng biện pháp phi kinh tế để thực
hiện mục tiêu chính trị khi thúc đảy toàn cầu hoá kinh tế cấm vận. Các nhân
tố chủ quan chủ yếu đang tác động một cách phức tạp đến sự vận động của xu
thế toàn cầu hoá hiện nay là: hệ thống các công ty xuyên quốc gia; các tổ

10


chức tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế và chiến lược, chính sách của các
nước lớn. Chính vì vậy Thomas L.Friedman đã khẳng định “không có gì ở
toàn cầu hoá 3.0 mà không tốt cho tư bản cả” [22, tr.362]. Ngoài ra chính sách
mở cửa, tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế cũng là một yếu tố mang tính
chủ quan tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của toàn cầu hoá theo hướng
phục vụ cho lợi ích của các quốc gia.
Bản chất kép và sự tác động thuận - nghịch giữa các yếu tố khách quan
đan xen với các nhân tố chủ quan nêu trên làm xuất hiện diện mạo đa dạng,
phức tạp của xu thế toàn cầu hoá. Đối với các quốc gia dân tộc, toàn cầu hoá
có tác động hai mặt: vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực.
Về mặt tích cực: toàn cầu hóa đem đến cơ hội cho từng quốc gia tận
dụng được thị trường thế giới cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh của
mình. Với dòng chảy khổng lồ về vốn, hàng loạt các hoạt động chuyển giao
công nghệ sản xuất và khoa học quản lý tiên tiến được thực hiện, góp phần
hữu hiệu vào sự lan tỏa rộng rãi của các làn sóng tăng trưởng hiện đại. Toàn
cầu hóa cũng thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động giai lưu văn hóa và tri thức
quốc tế. Lần đầu tiên trong lịch sử, cơ hội giao lưu văn hoá được mở ra nhờ
xu thế toàn cầu hoá. Đồng thời, đây cũng là cơ hội cho sự hình thành trật tự
thế giới đa cực, đa trung tâm như khuôn khổ quyền lực cho cơ chế sinh hoạt
quốc tế dân chủ, công bằng, bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc.

Bên cạnh những tác động tích cực, toàn cầu hoá có thể gây ra nhiều tác
động tiêu cực đối với các quốc gia dân tộc, nhất là các nước đang phát triển.
Cụ thể:đông đảo các nước trên thế giớiphải chịu sức ép cạnh tranh bất bình
đẳng và sự điều tiết vĩ mô bất hợp lý của các nước tư bản hàng đầu. Cơn lốc
toàn cầu hoá đang và có thể tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng loại trừ xã
hội. Đó là hàng tỷ con người hầu như không được hưởng một chút thành quả
gì của toàn cầu hoá ngoài sự bần cùng hoá, nghèo đói, thất nghiệp, không

11


được giáo dục-đào tạo, không được chăm sóc sức khoẻ, thiếu thông tin, nước
sạch, an sinh xã hội.Chênh lệch giàu nghèo và khoảng cách về trình độ phát
triển đạt tới con số vực thẳm và diễn ra ở mọi cấp độ giữa các quốc gia, trong
từng quốc gia cũng như trong từng cộng đồng xã hội là nảy sinh nhiều các tệ
nạn xã hội. Vì vậy nên thật đúng khi nói “Toàn cầu hoá làm giảm đói nghèo
nhưng không phải ở khắp mọi nơi”. Về mặt văn hóa, toàn cầu hoá đặt các
quốc gia vào nguy cơ bị các giá trị phương Tây nhất là các giá trị văn hoá Mĩ
xâm nhập ồ ạt, làm tổn hại bản sắc văn hoá dân tộc. Toàn cầu hoá cũng đặt ra
cho mỗi nước hàng loạt vấn đề và đòi hỏi mới. Nội dung khái niệm “an ninh
quốc gia” được mở rộng; các nguy cơ đe doạ an ninh ngày càng phức tạp hơn,
đã xuất hiện các nguy cơ phi truyền thống
Như vậy, toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu khách quan của thời đại.
Khi nền kinh tế thế giới phát triển thành một thị trường thống nhất thì không
một quốc gia nào có thể đứng ngoài tiến trình này mà có thể tồn tại và phát
triển được trong đó có Việt Nam. Là một xu thế mang tính chất hai mặt, toàn
cầu hoá vừa đem lại những cơ hội to lớn cho các nước phát triển đồng thời
cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ thách thức không hề nhỏ, những tác động tích
cực và tiêu cực cùng tồn tại đan xen trong xu thế toàn cầu hoá đòi hỏi các
nước phải tỉnh táo vượt qua để phát triển.

1.2.BỐI CẢNH LỊCH SỬ
1.2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, tình hình thế giới diễn ra những
biến động lớn trên các mặt chính trị, kinh tế và quan hệ quốc tế, mở màn cho
những phát triển và biến đổi có tính chất bước ngoặt trong mấy thập kỷ cuối
cùng của thế kỉ XX, có tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Cụ thể như sau:

12


Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2 thu được những thành tựu
to lớn đã tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống xã hội kể cả các mối quan
hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của các nước
Từ những năm 40 của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra cuộc cách
mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại (cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần 2)
khởi đầu từ nước Mĩ, sau đó nhanh chóng lan ra thế giới. Với quy mô rộng
lớn, nội dung sâu sắc và toàn diện, nhịp điệu vô cùng nhanh chóng. Trải qua
hơn nửa thế kỉ, nhất là từ sau những năm 70, cuộc cách mạng khoa học-công
nghệ đã thu được những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu. Dựa
vào những phát minh lớn của các ngành khoa học cơ bản, con người đã ứng
dụng cải tiến kĩ thuật, phục vụ sản xuất và cuộc sống của mình. Trong lĩnh
vực công nghệ đã xuất hiện những phát minh quan trọng, đạt được những
thành tựu to lớn, những tiến bộ thần kì trong thông tin liên lạc và giao thông
vận tải; công cuộc chinh phục vụ trụ, công nghệ hải dương…Trong những
thập niên gần đây, công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ như một sự
bùng nổ trên phạm vi toàn cầu.
Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đã tạo ra những bước nhảy vọt về
tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất,lực lượng sản xuất phát triển
mạnh đến mức phá vỡ các khuôn khổ chật hẹp của quan hệ sản xuất ở quy mô
một vùng, một khu vực, một nước, một châu lục và mở rộng ra quy mô toàn

cầu; thị trường quốc tế ngày càng được mở rộng. Đứng trước tình hình đó, bất
cứ một quốc gia nào cũng không thoát li nền kinh tế chung của thế giới. Cách
mạng khoa học-kĩ thuật thật sự đã khơi dậy, thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, các
nước liên hệ chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào nhau, giao lưu tư bản ngày
càng phát triển, làm tăng quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới và đời sống
các dân tộc.

13


Hoà bình, ổn định và phát triển toàn cầu trở thành xu thế chung, các
quốc gia đều tập trung cho phát triển kinh tế
Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu thế hoà hoãn Đông-Tây đã
xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Xô-Mĩ. Tình trạng đối đầu đã
từng bước được thay thế bằng đối thoại, đàm phán để hạn chế và cắt giảm vũ
khí tiến công chiến lược. Sự đối đầu Đông-Tây của thời kì chiến tranh lạnh
cũng mờ dạt dần cùng với các cuộc đàm phán Đông-Tây ở châu Âu. Năm
1975, Liên Xô thúc đẩy kí Định ước Henxinki, kết thúc 30 năm đối đầu ở
châu Âu.Từ nửa sau thập niên 80, sau khi M.Goocbachop lên nắm quyền ở
Liên Xô, quan hệ Xô-Mĩ trở nên hoà dịu. Sau nhiều thập kỉ đối đầu, tháng
12/1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), hai
nhà lãnh đạo M.Goocbachop và G.Busơ đã chính thức cùng tuyên bố chấm
dứt chiến tranh lạnh.
Cục diện chính trị thế giới đã thay đổi nhanh chóng; các nước lớn điều
chỉnh chiến lược mạnh mẽ, đẩy mạnh hoà hoãn và cải thiện quan hệ với nhau.
Đặc biệt là sau khi trật tự hai cực Ianta chấm dứt năm 1991. Xu thế hoà bình,
hợp tác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế ở các
khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu. Nhân tố kinh tế ngày càng có vị trí
quan trọng và dần dần trở thành nhân tố chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Để
tồn tại và phát triển, các quốc gia dân tộc trên thế giới đều đặt ưu tiên hàng

đầu cho phát triển kinh tế, coi đó là nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp
của quốc gia, đồng thời phải nhanh chóng hội nhập vào xu thế chung trong
cuộc chạy đua kinh tế toàn cầu.
Cùng với quá trình toàn cầu hoá, xu thế khu vực hoá ngày càng
phát triển
Đồng thời với quá trình đặt sức mạnh kinh tế lên hàng đầu, làn sóng tập
hợp các quốc gia trong các tổ chức khu vực địa lý, tiểu khu vực đến đại khu

14


vực thành những khu vực mậu dịch tự do đang diễn ra dồn dập ở hầu khắp các
châu lục, thậm chí liên châu lục sẽ tiếp tục gia tăng cả về số lượng và chất
lượng. Trước tiên phải kể đến tổ chức liên kết khu vực của các các quốc gia
châu Âu. Ngày 18/4/1951, sáu nước Tây Âu (Pháp, Cộng hoà liên bang Đức,
Bỉ, Italia, hà Lan, Lucxampua) đã thành lập Cộng đồng than-thép châu Âu.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày 1/1/1993, Liên minh châu Âu (EU)
được hình thành với 15 thành viên. Đây là tổ chức liên kết khu vực thành
công nhất cho tới hiện nay; là động lực cho sự ra đời các tổ chức liên kết khu
vực khác.
Sự hợp tác và liên kết quốc tế ngày càng tăng; quá trình liên kết tiểu
khu vực cũng được thúc đẩy. Nhiều tổ chức liên kết khu vực lần lượt ra đời
như: Tổ chức các nước Châu Mĩ (OEA-1948), Tổ chức thống nhất châu Phi
(OAU-1963); Hiệp hội mậu dịch tự do Mĩ Latinh (ALALC-1960); Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN-1967)…Khu vực hoá có thể được coi là
bước đệm, là bổ sung cho toàn cầu hoá.
Trong khu vực, tình hình Châu Á-Thái Bình Dương nói chung và Đông
Nam Á nói riêng cũng có những biến đổi sâu sắc. Đông Á trở thành khu vực
có tốc độ tăng trưởng cao hàng dầu thế giới; một số quốc gia và vùng lãnh thổ
vươn lên trở thành những “con rồng”, “con hổ mới” về kinh tế. Các nước

trong khu vực đều có nguyện vọng cùng tồn tại trong hoà bình, hữu nghị và
hợp tác để phát triển. Sự hợp tác ngày càng tăng ở nhiều tầng, nhiều nấc và
dưới nhiều hình thức; như tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
(APEC), Khu vực thương mại do ASEAN (AFTA), … Đây là những dấu hiệu
tích cực mở ra cánh cửa cho Việt Nam cùng hoà mình vào xu thế, vào sự phát
triển chung của khu vực và thế giới.
Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa (từ năm 1978)
Từ năm 1959-1978, Với việc đề ra và thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ
hồng” Trung Quốc lâm vào tình trạng không ổn định về kinh tế, chính trị và

15


xã hội.Trước những khó khăn chồng chất, Trung Quốc cần một giải pháp toàn
diện để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Tháng 12/1978, Trung ương
Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách và mở cửa, chuyển nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN linh hoạt
hơn.Thực hiện đường lối cải cách, Trung Quốc đã đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao, dần ra khỏi khủng hoảng, đời sống nhân dân được cải
thiện rõ rệt.
Cải cách và mở cửa đã xuất hiện như một trào lưu tại nhiều nước trên
thế giới không biệt chế độ xã hội. Các nước đều đang nỗ lực tìm kiếm, tận
dụng các cơ hội từ bên ngoài cho sự phát triển đất nước. Anh bạn láng giềng
cùng chế độ cũng đã tiến hành cải cách đổi mới, mở cửa hội nhập đã trở thành
tấm gương cho Việt Nam.
Liên xô và các nước XHCN ở Đông Âu bước vào giai đoạn khủng
hoảng nghiêm trọng
Đến cuối những năm 70 đầu 80, nền kinh tế đứng đầu hệ thống XHCN
– Liên Xô dần bộc lộ những dấu hiệu suy thoái. Biểu hiện rõ nhất của cuộc
khủng hoảng ở Liên Xô là tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày một giảm, vị trí

cường quốc kinh tế của Liên Xô bị các nước khác thách thức. Tháng 3/1985,
M.Goocbachop lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Liên Xô bắt đầu
tiến hành công cuộc cải tổ đất nước. Do cải tổ chệch hướng XHCN, mắc phải
nhiều sai lầm nghiêm trọng, tình trạng khủng hoảng càng nặng nề, lao dốc
không phanh.Ngày 25/12/1991, Goocbachop từ chức Tổng thống, nhà nước
XHCN ở Liên Xô sụp đổ sau 74 năm tồn tại.
Ở Đông Âu, vào những năm cuối của thập niên 70-đầu 80, nền kinh tế
cũng lâm vào tình trạng trì trệ. Những sai lầm của biện pháp cải cách cộng với
sự bế tắc trong công cuộc cải tổ của Liên Xô và hoạt động phá hoại của các
thế lực thù địch, phản động đã làm cho cuộc khủng hoảng ở các nước xã hội

16


chủ nghĩa ở Đông Âu ngày càng gay gắt.Các nước Đồng Âu lần lượt từ bỏ
CNXH. Ngày 21/12/1991, những người lãnh đạo 11 nước Cộng hoà trong
Liên bang kí hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) nhà
nước Liên bang Xô Viết tan rã.
Việc Liên xô và các nước XHCN ở Đông Âu lâm vào cuộc khủng
hoảng nghiêm trọng trong giai đoạn này cuối cùng đi đến tan rã, đã làm cho
Việt Nam mất đi chỗ dựa chiến lược về kinh tế và chính trị.Sự sụp đổ của chế
độ XHCN ở Liên xô và Đông Âu là do nhiều nguyên nhân; nhưng có thể thấy
nguyên nhân sâu xa nằm trong mô hình xây dựng CNXH theo kiểu tập trung,
quan liêu bao cấp, kế hoạch hoá cao độ. Đây là bài học to lớn cho Việt Nam
và các nước XHCN còn lại, đồng thời là động lực cho Việt Nam tiến hành cải
cách, mở cửa hội nhập.
Các nước vẫn phải đối mặt với những thách thức toàn cầu
Xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển, các nước đều lấy phát triển
kinh tế làm trọng tâm nhưng như vậy không có nghĩa là đã hết khả năng xảy
ra những căng thẳng mới, rối loạn hoặc xung đột cục bộ. Những mâu thuẫn về

dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ vẫn diễn ra gay gắt; xung đột vũ trang và
chiến tranh cục bộ xảy ra ở nhiều nơi,...Bên cạnh đó vẫn tồn tại xu hướng
chạy đua vũ trang, mua sắm vũ khí mới.
Những biểu hiện bá quyền, ngoại giao cường quyền, việc dùng chiêu
bài “ưu tiên cho đạo lý”, “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, và những mưu
toan áp đặt quan niệm và hình mẫu của nước này đối với các nước khác hoặc
tự xác định các “tiêu chí chuẩn mực” cho sinh hoạt quốc tế ngày càng trở nên
lộ liễu, công khai. Vì vậy cuộc đấu tranh chính trị vẫn tiếp diễn gay gắt, quyết
liệt dưới nhiều hình thức chống “diễn biến hoà bình”. Thêm vào đó là những
vấn đề toàn cầu về môi trường sinh thái, bùng nổ dân số, ma tuý, các căn bệnh
thế kỉ, dịch bệnh, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa phục hưng tôn giáo, tội phạm

17


xuyên quốc gia, chủ nghĩa khủng bố…trở nên gay gắt. Hố ngăn cách Bắc Nam ngày càng rộng ra.Đây là những thách thức mang tính chất toàn cầu đòi
hỏi sự chung tay giải quyết của tất cả các quốc gia.
1.2.2. Tình hình trong nước trước khi tiến hành đổi mới, hội nhập tham
gia vào quá trình toàn cầu hoá từ năm 1975 đến năm 1986
Miền Nam giải phóng, cả nước bắt tay vào phát triển kinh tế, đi lên
xây dựng CNXH nhưng lại gặp phải nhiều khó khăn với hai cuộc chiến
tranh biên giới
Đại thắng mùa xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt
Nam. Thắng lợi này đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, cả
nước tập trung cho phát triển kinh tế,đi lên xây dựng CNXH với khí thế của
một dân tộc vừa giành được thắng lợi vĩ đại. Tuy nhiên, ngay sau thắng lợi đó
đất nước lại phải đối mặt với 2 cuộc chiến tranh biên giới khốc liệt; công cuộc
phát triển kinh tế, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc gặp phải nhiều khó khăn thử
thách.

Vừa kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ, hoàn thành thống nhất
đất nước, bắt tay vào xây dựng kinh tế;cuộcchiến tranh biên giới Tây Nam với
Campuchiavà chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc (1979)đã gây ra
tổn thất lớn về người và của cho nhân dân Việt Nam và làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Đặc biệt là
trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, lực lượng Pôn Pốt đã vu cáo Việt
Nam xâm lược Campuchia. “Đối với sự kiện này, “Phản ứng quốc tế đối với
việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia nói chung không thuận. Chỉ có Liên
Xô, Lào và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu ra tuyên bố ủng hộ. Đi đôi
với việc lên án Việt Nam đưa quân vào Campuchia và đòi Việt Nam rút quân,
các thế lực thù địch đã tiến hành tập hợp lực lượng, thực hiện chính sách bao

18


vây cấm vận nhằm làm suy yếu và tạo sức ép với Việt Nam” [2, tr.306]. Vì
vậy, làm cho công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển đất nước của Việt Nam
gặp phải nhiều khó khăn, khả năng mở rộng quan hệ đối ngoại, tận dụng tiềm
lực bên ngoài để phát triển đất nước bị thu hẹp. Đây là một khó khăn mà Việt
Nam cần nhanh chóng khắc phục.
Đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội sâu sắc
Từ cuối những năm 70 đến giữa những 80 của thế kỉ XX, do nhiều
nguyên nhân, trong đó có hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh chống Mĩ, sự
bao vây cấm vận của Mĩ và các thế lực thù địch, hai cuộc chiến tranh biên
giới để bảo vệ Tổ quốc cùng những sai lầm trong quản lý và điều hành nền
kinh tế, Việt Nam đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội sâu sắc và kéo
dài.
Lúc này khi trình độ sản xuất của Việt Nam còn thấp, những tàn dư của
chế độ phong kiến và nền kinh tế thuộc địa vẫn còn tồn tại nặng nề đặc biệt là
miền Nam thì việc xác lập tuyệt đối chế độ công hữu, cơ chế quản lý kế hoạch

hoá tập trung và phân phối theo lao động đã làm cho sức sản xuất bị kìm hãm
ở bên trong, không phát huy được khả năng sáng tạo và tinh thần hết mình vì
công việc của các thành viên trong các công xã tập thể. Việc tập trung vào
phát triển công nghiệp nặng mà chưa đầu tư, quan tâm đúng mức cho nông
nghiệp, kết quả là nước ta rơi vào tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm, nạn
đói xảy ra ở nhiều địa phương. Hậu quả của mô hình kinh tế không phù hợp là
Việt Nam rơi vào giai đoạn trầm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế-xã
hội: sản xuất đình đốn, lạm phát tăng vọt tới 774,7% năm 1986, đời sống của
người dân hết sức khó khăn, niềm tin vào Đảng, vào nhà nước bị giảm sút.
Cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc nhanh chóng kéo theo cuộc khủng hoảng
về xã hội.

19


×