Tải bản đầy đủ (.doc) (225 trang)

Nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy việt nam sau khi việt nam gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 225 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NGÀNH DA GIẦY
VIỆT NAM SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ

LÝ HOÀNG THƯ

HÀ NỘI – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM
SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ
Mã số: 62.31.01.06

LÝ HOÀNG THƯ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN HỒNG

HÀ NỘI – 2016




-i-

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận án này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.
TS. Nguyễn Văn Hồng đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Tôi cũng xin được chân thành cảm ơn các nhà khoa học, tác giả các công trình công bố
đã được trích dẫn trong luận án này vì đã cung cấp nguồn tư liệu quý báu, những kiến
thức liên quan trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau Đại học
cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường Đại Học Ngoại Thương đã trang bị kiến thức
viết bài, giúp đỡ và tạo điều kiện để cho tôi hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Công ty CP Đầu tư XNK Da Giầy Hà
Nội, Quỹ Đầu tư Phát triển TP Hà Nội vì đã tạo điều kiện về thời gian và tinh thần
trong quá trình hoàn thiện chuyên đề.
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Hiệp Hội Da Giầy Việt Nam, Bộ
Công Thương, Vụ Công Nghiệp Nhẹ - Bộ Công Thương và các đơn vị, doanh nghiệp
ngành Da giầy đã cung cấp cho tôi những tài liệu và thông tin hữu ích liên quan đến đề
tài. Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu
trong công tác thực tế và phương pháp nghiên cứu, góp phần nâng cao trình độ và
năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu và
khả năng bản thân có hạn nên nội dung luận án khó tránh khỏi những sai sót và khiếm
khuyết.
Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cùng sự góp ý
của đông đảo bạn đọc và xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016



- ii -

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016
Tác giả


- iii -

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN........................x
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ.............................................................xi
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU....................6
1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài............................................................................6
2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam...............................................................................8
3. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu ...........................................................13

PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................15
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU
CỦA NGÀNH DA GIẦY......................................................................................15
1.1. Những vấn đề lý luận về năng lực xuất khẩu.........................................................15


1.1.1 Khái niệm năng lực xuất khẩu ........................................................15
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực xuất khẩu.......................................17
1.1.3. Mô hình đánh giá năng lực xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng....27
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy Việt Nam ...........48

1.2.1. Năng lực xuất khẩu là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của ngành...................................................................................................48
1.2.2. Việc gia nhập WTO và các Hiệp định thương mại tự do tạo ra sức
ép cạnh tranh đối với ngành da giầy Việt Nam..........................................49
1.2.3. Nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy góp phần thúc đẩy sự
phát triển của các ngành kinh tế khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa........................................................52
1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy của Trung Quốc và
Brazil................................................................................................................................53

1.3.1. Năng lực xuất khẩu ngành da giầy của Trung Quốc........................53
1.3.2. Năng lực xuất khẩu ngành da giầy của Brazil..................................57
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.................................................59


- iv -

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NGÀNH DA GIẦY
VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO............................................................64
2.1. Tổng quan về ngành da giầy của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.....................64

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển...................................................64
2.1.2 Khái quát về hoạt động sản xuất của ngành da giầy Việt Nam.......66
2.1.3. Những đặc điểm cơ bản của ngành da giầy Việt Nam.....................72
2.1.4. Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO liên quan đến

ngành da giầy.............................................................................................74
2.2. Tình hình xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam sau khi gia nhập WTO đến nay
..........................................................................................................................................77

2.2.1 Hoạt động xuất khẩu:........................................................................77
2.2.2 Chuỗi giá trị ngành da giầy Việt Nam.............................................81
2.2.3 Một số thị trường chính.....................................................................83
2.3. Đánh giá năng lực xuất khẩu ngành da giầy Việt Nam qua mô hình 4 bánh xe
tương tác..........................................................................................................................90

2.3.1. Các yếu tố bên trong phạm vi ngành (Border-in issues).................91
2.3.2. Các yếu tố bên ngoài phạm vi ngành (Border-out issues)...............94
2.3.3. Các yếu tố liên quan đến ngành (Border issues).............................97
2.3.4. Các yếu tố phát triển (Development issues)...................................100
2.4. Kết luận chung về năng lực xuất khẩu ngành da giầy Việt nam.........................103

2.4.1. Kết quả đạt đuợc............................................................................103
2.4.2. Những tồn tại và hạn chế đối với xuất khẩu da giầy của Việt Nam.
..................................................................................................................104
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
XUẤT KHẨU NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM................................................108
3.1. Triển vọng xuất khẩu và định hướng nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy
Việt Nam trong thời gian tới.........................................................................................108

3.1.1. Quan điểm quy hoạch, định hướng phát triển của nhà nước đối với
ngành da giầy Việt Nam...........................................................................108


-v-


3.1.2. Xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam khi tự do hoá thương mại
ngày càng mở rộng...................................................................................110
3.1.3. Mục tiêu và định hướng nâng cao năng lực xuất khẩu của ngành
da giầy Việt nam......................................................................................114
3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy...............................116

3.2.1. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố bên trong phạm vi ngành......116
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố bên ngoài phạm vi ngành ......122
3.2.3. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố liên quan đến ngành...............126
3.2.4. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố phát triển ...............................130
3.3. Các kiến nghị cụ thể nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu
ngành da giầy................................................................................................................132

3.3.1. Đối với Nhà nước...........................................................................132
3.3.2. Đối với Hiệp hội da giầy................................................................134
3.4.3. Đối với các doanh nghiệp..............................................................134
KẾT LUẬN......................................................................................................143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ..........146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................147
...........................................................................................................................154
1. Foreign research status.................................................................................................3

In additions, in some articles, researches also the export, export capacity
and recommended some solutions to footwear industry in some country
such as: Mark J. Roberts, Daniel Yi Xu, Xiaoyan Fan, Shengxing Zhang –
“The Role of Firm Factors in Demand, Cost, and Export Market Selection
for Chinese Footwear Producers” (2012) or Brazilian Shoe Manufacturers
Association annual reports (2010 – 2015), Deloite, India National
Manufacturing


Competitiveness

Council

“Enhancing

firm

level

competitiveness, Indian leather and footwear industry” (2009),....................4
2. Vietnam research status................................................................................................4

PART B: RESEARCH CONTENT...................................................................5


- vi -

CHAPTER 1: THEORETICAL BASIS OF EXPORT CAPACITY AND
THE NECESSARY TO IMPROVE THE EXPORT CAPACITY.................5
1.1 The basis of export capacity........................................................................................5

1.1.1 The concept of export capacity .........................................................5
1.1.3. Export Capacity assessment model and the influence factors...........8
1.2.2. Joining to WTO and other Free Trade Agreements create
competitive pressure for Vietnam’s footwear industry .............................10
1.2.3. Improving the export capacity of Vietnam’s footwear industry will
promotes the development of other economic sectors, restructuring the
economy towards industrialization and modernization.............................10
1.3. Experience of improving export capacity of the footwear industry in other

countries..........................................................................................................................11

1.3.1. Export capacity of the China’s footwear industry...........................11
1.3.2. Export capacity of the Brazil’s footwear industry...........................11
1.3.3. Lessons learned to Vietnam.............................................................11
CHAPTER 2: THE CURRENT STATUS OF EXPORT CAPACITY OF
VIETNAM’S FOOTWEAR INDUSTRY AFTER VIETNAM JOINED WTO11
2.1. Overview of Vietnam’s footwear industry after Vietnam joined WTO..................11

2.1.2 Overview of footwear production in Vietnam..................................12
2.1.3. The main characters of Vietnam’s footwear industry......................12
2.1.4. The commitment of Vietnam in footwear industry when joining the
WTO ..........................................................................................................12
2.2. Export status of Vietnam’s footwear industry since Vietnam joined WTO..........13

2.2.1 Export activities:...............................................................................13
Vietnam currently only engage the production stage - the lowest added
value stage in the global value chain. Supporting services such as
transportation, logistics, banking, customs clearance ... plays an important
role in the value chain of the industry........................................................13


- vii -

Vietnam’s footwear industry is considered to have a firmly position in the
global value chain and contribute to job creation and economic
development...............................................................................................13
2.2.3 Some major markets..........................................................................13
2.3. Using “Four Gear” model to assess the export capacity of Vietnam’s footwear
industry............................................................................................................................14

2.3.1. Border-in issues....................................................................................................14

2.3.2. Border-out issues..............................................................................15
2.3.3. Border issues....................................................................................15
2.3.4. Development issues..........................................................................15
2.4. General conclusion about the export capacity of Vietnam’s footwear industry ...16

2.4.1. Achievements...................................................................................16
2.4.2. The disadvantages and limits of Vietnam’s footwear export...........16
CHAPTER 3: DIRECTIONS AND SOLUTIONS TO IMPROVE THE
EXPORT CAPACITY OF VIETNAM’S FOOTWEAR INDUSTRY..............17

3.1.1. Perspective planning and development orientation of Vietnamese
government on footwear industry .............................................................17
3.2. The solutions to improve the export capacity of the footwear industry ...............18

3.2.1. Solutions for Border – in issues.......................................................18
3.2.2. Solutions for Border-out issues........................................................19
3.2.3. Solutions for Borders issues.............................................................20
3.2.4. Solutions for Developments ............................................................20
3.3. The specific recommendations to implement solutions to improve the export
capacity of the footwear industry ...................................................................................21

3.3.1. To the Government..........................................................................21
3.3.2. To Leather Footwear and Handbag Association..............................21
3.4.3. To enterprises...................................................................................21
.............................................................................................................................25
1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài............................................................................4
2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam...............................................................................5



- viii -

PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC XUẤT KHẨU VÀ ..........7
SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU.................7
1.1. Những vấn đề lý luận về năng lực xuất khẩu...........................................................7

1.1.1 Khái niệm năng lực xuất khẩu ..........................................................7
1.1.3. Mô hình đánh giá năng lực xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng......9
1.2.2. Việc gia nhập WTO và các Hiệp định thương mại tự do tạo ra sức
ép cạnh tranh đối với ngành da giầy Việt Nam..........................................11
1.2.3. Năng lực xuất khẩu ngành da giầy góp phần thúc đẩy sự phát triển
của các ngành kinh tế khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa............................................................................11
1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy của các nước trên thế
giới...................................................................................................................................12

1.3.1. Năng lực xuất khẩu ngành da giầy của Trung Quốc........................12
1.3.2. Năng lực xuất khẩu ngành da giầy của Brazil..................................12
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.................................................12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NGÀNH DA GIẦY
................................................................................................................................. 13
VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO...........................................................13
2.1. Tổng quan về ngành da giầy của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.....................13

2.1.2 Khái quát về hoạt động sản xuất của ngành da giầy Việt Nam........13
2.1.3. Những đặc điểm cơ bản của ngành da giầy Việt Nam.....................13
2.1.4. Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với ngành da
giầy.............................................................................................................13

2.2. Tình hình xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam sau khi gia nhập WTO đến nay
..........................................................................................................................................14

2.2.1 Hoạt động xuất khẩu:........................................................................14
2.2.3 Một số thị trường chính.....................................................................14
2.3. Đánh giá năng lực xuất khẩu ngành da giầy Việt Nam qua mô hình 4 bánh xe
tương tác..........................................................................................................................15


- ix -

2.3.1. Các yếu tố bên trong phạm vi ngành (Border-in issues)..................15
2.3.2. Các yếu tố bên ngoài phạm vi ngành (Border-out issues)...............15
2.3.3. Các yếu tố liên quan đến ngành (Border issues)..............................16
2.3.4. Các yếu tố phát triển (Development issues).....................................16
2.4. Kết luận chung về năng lực xuất khẩu ngành da giầy Việt nam...........................17

2.4.1. Kết quả đạt đuợc..............................................................................17
2.4.2. Những tồn tại và hạn chế đối với xuất khẩu da giầy của Việt Nam.
....................................................................................................................17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
XUẤT KHẨU NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM..................................................17
3.1. Triển vọng xuất khẩu và định hướng nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy
Việt Nam trong thời gian tới...........................................................................................17

3.1.2. Xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam khi tự do hoá thương mại
ngày càng mở rộng.....................................................................................18
3.1.3. Mục tiêu và định hướng nâng cao năng lực xuất khẩu của ngành da
giầy Việt nam.............................................................................................18
3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy.................................19


3.2.1. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố bên trong phạm vi ngành.........19
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố bên ngoài phạm vi ngành ........20
3.2.3. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố liên quan đến ngành.................20
3.2.4. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố phát triển .................................21
3.3. Các kiến nghị cụ thể nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu
ngành da giầy..................................................................................................................21

3.3.1. Đối với Nhà nước.............................................................................21
3.3.2. Đối với Hiệp hội da giầy..................................................................21
3.4.3. Đối với các doanh nghiệp................................................................21
TRANG THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN..............26


-x-

DANH MC T VIT TT S DNG TRONG LUN N
Danh mc vit tt bng ting Anh
AFTA
APEC
ASEAN
AEC
EC
EU
LEFASO

ASEAN Free Trade Area
Asia Pacific Economic
Cooperation
Association of Southeast Asian

Nations
ASEAN Economic Community
European Community
European Union
Vietnam Leather and

R&D

Footwear Association
Research and Development

TPP

Trans-Pacific Partnership

WTO

World Trade Organization

Danh mc vit tt bng ting Vit
CN
CNHT
DNVN
DN
DNNN
DNNVV
NLXK
NXK
TP HCM
XTTM

XK, NK

Công nghiệp
Công nghiệp hỗ trợ
Doanh nghiệp Việt nam
Doanh nghiệp
Doanh nghip nh nc
Doanh nghip nh v va
Nng lc xut khu
Nh xut khu
Thành phố Hồ Chí Minh
Xúc tiến Th ơng mại
Xuất khẩu, Nhập khẩu

Khu

vực

mậu

dịch

tự

do

ASEAN
Diễn đàn kinh tế châu á - Thái
Bình Dơng
Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam á
Cng ng kinh t ASEAN
Cộng đồng châu Âu
Liên minh châu Âu
Hiệp hội Da Giầy Việt Nam
Nghiờn cu v phỏt trin
Hip nh i tỏc xuyờn Thỏi Bỡnh
Dng
Tổ chức thơng mại thế giới


- xi -

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng biểu
TÊN BẢNG

Bảng 1.1: Bảng tổng kết các tiêu chí đánh giá năng lực xuất khẩu
theo các yếu tố cấu thành
Bảng 1.2: Chiến lược hoạt động
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp da giầy Việt Nam
Bảng 2.2: Doanh nghiệp trong ngành da giầy Việt Nam
Bảng 2.3: Cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam khi gia nhập
WTO đối với ngành da giầy
Bảng 2.4: Xuất khẩu hàng da giầy sang một số thị trường chính
năm 2015
Bảng 2.5: Những mặt hàng da giầy chính xuất khẩu của Việt Nam
năm 2014
Bảng 2.6 : Kim ngạch xuất khẩu da giầy của Việt Nam ở một số thị
trường châu Á và nước khác trong năm 2015

Bảng 2.7: Số liệu kim ngạch nhập khẩu da giầy của Brazil từ thế
giới và từ Việt Nam
Bảng 2.8 Nhập khẩu da thuộc và máy móc thiết bị
Bảng 3.1: Chỉ tiêu dự báo ngành da giầy Việt Nam
Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng sản phẩm bình quân đến năm 2020
Bảng 3.3 Tham gia sâu chuỗi giá trị ngành da giầy
Bảng 3.4: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở rộng thị
trường bằng phương thức xuất khẩu
Bảng 3.5: Các tiêu chí lựa chọn thị trường xuất khẩu
Bảng 3.6. Các yếu tố đánh giá cơ hội và rủi ro của thị trường

Trang

22
39
69
74
78
81
83
90
93
101
115
116
121
141
142
143



- xii -

Hình
TÊN HÌNH

Trang

Hình 1.1: Mô hình kim cương
Hình 1.2: Mô hình bốn bánh xe tương tác
Hình 2.1: Tính hiện đại của thiết bị sản xuất da giầy
Hình 2.2: Thời gian khấu hao của thiết bị sản xuất da giầy
Hình 2.3: Tỷ trọng nhập khẩu Da thuộc từ các nước trên thế giới

29
33
70
71

năm 2014
Hình 2.4: Cơ cấu ngành da giầy Việt Nam và các cơ cấu hỗ trợ
Hình 2.5: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam
Hình 2.6: Xuất khẩu da giầy vào một số thị trường chính của Việt Nam
Hình 2.7: Chuỗi giá trị ngành giầy dép toàn cầu
Hình 2.8: Chuỗi giá trị ngành da giầy Việt Nam
Hình 2.9: Đường cong giá trị gia tăng theo từng giai đoạn trong
chuỗi giá trị ngành da giầy
Hình 2.10: Thị phần nhập khẩu da giầy của EU (năm 2013)
Hình 2.11: Tỷ trọng xuất khẩu theo các loại hình của hàng da giầy
năm 2012

Hình 3.1: Mô hình xuất khẩu cho doanh nghiệp da giầy Việt Nam

72
76
81
82
84
85
85
87
95
140


-1-

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng, tốc
độ tăng trưởng bình quân từ 2011 đến tháng 10/2015 là 18,2%. Các sản phẩm xuất
khẩu chủ lực là dệt may, da giầy, thủ công mỹ nghệ, điện tử, nông sản và hải sản. Tuy
nhiên, xuất khẩu của Việt Nam vẫn phần lớn dựa vào các sản phẩm phụ thuộc vào lao
động, hàng hóa chủ yếu là gia công xuất khẩu, ít giá trị gia tăng. Do đó, kim ngạch
xuất khẩu những năm vừa qua mặc dù tăng nhanh nhưng chưa tương xứng với tiềm
năng của đất nước, chưa đảm bảo tính vững chắc, hiệu quả đạt được chưa cao.
Trong các ngành công nghiệp xuất khẩu, ngành da giầy chiếm vị trí thứ tư về kim
ngạch xuất khẩu, sau ngành điện thoại, dệt may và vi tính, sản phẩm điện tử. Năm
2015, tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy của Việt Nam đạt 12,2 tỷ USD, chiếm 7%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước, tăng 16,3% so với năm
2014. Trong 6 tháng đầu năm 2016, ngành da giầy xuất khẩu 6,27 tỷ USD, tăng 7,2%

so với cùng kỳ năm 2015, dự kiến cả năm 2016 xuất khẩu đạt 14 tỷ USD.
Từ năm 2013, Việt Nam đứng thứ ba thế giới với giá trị xuất khẩu trung bình hằng
năm khoảng 10 tỷ USD, chiếm 8,5% thị phần xuất khẩu thế giới. Việt Nam đứng thứ
ba (sau Trung Quốc và Indonexia ) trong số các nước xuất khẩu da giầy nhiều nhất vào
EU, đứng thứ hai về xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu sang một số
thị trường khác như Nhật Bản, Chile, Hy Lạp, Ba Lan cũng tăng mạnh.
Tuy nhiên, dù là nước xuất khẩu lớn, nhưng năng lực xuất khẩu của các doanh
nghiệp da giầy Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố phát triển không bền vững chủ
yếu là do sản xuất và xuất khẩu theo phương thức gia công, không chủ động được
nguồn nguyên liệu, bị hạn chế về vốn và công nghệ. Ngoài ra, cơ cấu các thành phần
tham gia ngành có sự chênh lệch rõ rệt, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) vẫn chiếm 79,3% tỷ trọng xuất khẩu. Khối doanh nghiệp trong nước chủ yếu là
gia công. Ngoài ra, do chủ yếu cạnh tranh bằng giá rẻ nên các sản phẩm xuất khẩu của
Việt Nam thường bị áp đặt các rào cản thương mại. Hiện nay, dù Việt Nam đã là thành
viên của WTO và đang tích cực tham gia TPP, FTA với EU nhưng Việt Nam cũng rất
khó khăn trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu do chưa thực sự liên kết từ khâu
thiết kế - nguyên phụ liệu - sản xuất - phân phối với các nước thành viên của WTO và
TPP.


-2-

Trong bối cảnh một loạt các hiệp định thương mại quan trọng đang trong giai đoạn
hoàn tất, trong đó có Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU), Việt Nam với
Liên minh thuế quan Nga (Belarus - Kazakhstan), ngành da giầy Việt Nam đang đứng
trước nhiều thuận lợi.
Để ngành da giầy phát triển bền vững, các doanh nghiệp ngành da giầy Việt Nam
cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, đa dạng nguồn
cung nguyên liệu nhằm tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại, đồng thời cần có

chiến lược nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng trên thế giới để cung cấp các sản
phẩm mà thị trường cần, nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.
Nếu muốn nắm bắt cơ hội từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương thì
ngành da giầy Việt Nam phải xác định rõ được vai trò của ngành trong chuỗi sản xuất,
phân phối toàn cầu, các điểm mạnh, hạn chế và xây dựng các giải pháp chiến lược
tổng thể trong đó sản xuất để xuất khẩu vẫn là nhiệm vụ trọng tâm. Với những lý do
trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy
Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO” làm đề tài luận án tiến sỹ khoa học
kinh tế của mình.
2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ khái niệm và hệ thống hóa những
vấn đề lý luận về năng lực xuất khẩu, phân tích thực trạng và những yếu tố tác
động đối với năng lực xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam trong bối cảnh gia
nhập WTO và các hiệp định thương mại mới ký kết. Qua đó đánh giá triển vọng
xuất khẩu trong điều kiện hội nhập và đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm
nâng cao năng lực xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam. Luận án cũng đề xuất
quy trình cụ thể để doanh nghiệp trong ngành chủ động nâng cao năng lực xuất
khẩu có hiệu quả nhất.
2.1 Các nhiệm vụ nghiên cứu cần hoàn thành
Làm rõ khái niệm, các tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực xuất
khẩu thông qua nghiên cứu, phân tích các mô hình đánh giá năng lực xuất khẩu.
Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực xuất khẩu của Trung Quốc và Brazil.
Vận dụng mô hình đánh giá năng lực xuất khẩu đã lựa chọn vào nghiên cứu thực
trạng năng lực xuất khẩu ngành da giầy Việt Nam trong điều kiện tham gia WTO và
các hiệp định FTA mới ký kết.


-3-

Phân tích cơ hội và thách thức đối với năng lực xuất khẩu ngành da giầy trong xu

thế tự do hóa thương mại
Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy Việt Nam.
2.2 Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra
Các mô hình, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu của
một ngành là gì?
Đâu là các bài học kinh nghiệm, thành công và không thành công mà Việt Nam có
thể học hỏi từ các nước khác (Trung Quốc, Bra-xin)?
Năng lực xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam hiện nay như thế nào và chịu ảnh
hưởng của các nhân tố nào?
Những cơ hội và thách thức đối với năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành da
giầy Việt Nam là gì?
Cần có những giải pháp gì, cả vĩ mô và vi mô để nâng cao năng lực cạnh tranh
xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu của ngành da giầy và năng
lực xuất khẩu da giầy Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO và các hiệp định thương
mại mới ký kết gần đây. Luận án cũng nghiên cứu việc tham gia các hiệp định tự do
thương mại của Việt Nam để thấy được sự tác động và mối liên quan giữa việc tự do
hóa thương mại với năng lực xuất khẩu của ngành da giầy
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt thời gian, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu kể từ khi Việt Nam đã gia
nhập WTO đến nay và tầm nhìn đến năm 2030.
Về phạm vi nội dung nghiên cứu, luận án không tập trung nghiên cứu hoạt động
xuất khẩu da thành phẩm, cặp, túi xách, mà chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động xuất
khẩu sản phẩm giầy dép các loại. Đồng thời luận án cũng giới hạn nghiên cứu hoạt động
xuất khẩu ngành da giầy của Trung Quốc và Bra-xin chứ không phải tất cả các nước.
Về mặt không gian, đề tài nghiên cứu các hoạt động xuất nhập khẩu của ngành,
các doanh nghiệp trong ngành từ Trung ương, địa phương, các khu công nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận nghiên cứu của Luận Án:
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác-Lê Nin. Các quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng và Nhà nước về nền kinh


-4-

tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển các ngành công nghiệp cũng là kim
chỉ nam cho phương pháp luận nghiên cứu của Luận Án.
4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện luận án, NCS đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, cụ thể:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả
các chương của dự án, từ các số liệu, hoạt động cụ thể của ngành trong từng giai đoạn
cụ thể với những chính sách đặc thù, khái quát để phân tích, rút ra những vấn đề bản
chất, qua đó đánh giá, kết luận và đưa ra các kiến nghị đề xuất.
- Phương pháp đối chiếu – so sánh: được sử dụng tại Chương I và Chương II nhằm
làm rõ các vấn đề thực trạng, các nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm cụ thể của
ngành Da giầy Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế
- Phương pháp hệ thống hóa: được sử dụng chủ yếu trong Chương I để trình bày các
nội dung liên quan đến khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu.
- Phương pháp diễn giải – quy nạp: được sử dụng trong các chương của Luận án
nhằm củng cố một số luận điểm.
- Phương pháp nghiên cứu tình huống: được sử dụng trong chương 1 để phân tích
các trường hợp của Trung Quốc và Braxin (2 nước xuất khẩu da giầy hàng đầu thế
giới) để rút ra các bài học kinh nghiệm đề xuất với ngành da giầy Việt Nam.
5. Những đóng góp mới của Luận án
Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu, đánh giá về năng lực xuất khẩu của
ngành da giầy, Luận án có một số đóng góp mới, cụ thể:
Thứ nhất: Luận án đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về năng lực xuất khẩu,
làm rõ mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và năng lực xuất khẩu, từ đó đưa ra mô

hình, các chỉ tiêu đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu ngành da
giầy Việt Nam.
Thứ hai: Luận án đã tổng kết một số kinh nghiệm về nâng cao năng lực xuất khẩu
ngành da giầy của Trung Quốc và Braxin (2 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu
giầy), qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thứ ba: Luận án đã phân tích thực trạng sản xuất, xuất khẩu, các đặc điểm của
ngành da giầy Việt Nam. Thông qua mô hình “FOUR GEARS” của Trung tâm thương
mại quốc tế - ITC (UNCTAD/WTO), đánh giá thực trạng năng lực xuất khẩu ngành da
giầy Việt Nam trong thời gian qua, qua đó thấy được những điểm mạnh, điểm hạn chế
trong năng lực xuất khẩu của ngành da giầy. Đồng thời Luận án cũng phân tích các yếu tố
thuận lợi, thách thức và các yêu cầu đối với ngành da giầy khi Việt Nam gia nhập WTO và
các hiệp định tự do thương mại đã ký kết gần đây.


-5-

Thứ tư: Luận án đã phân tích việc tham gia của ngành da giầy Việt Nam trong chuỗi
giá trị toàn cầu, làm rõ những vấn đề cần giải quyết và đề xuất các biện pháp nhằm nâng
cao giá trị sản phẩm, tham gia sâu vào chuỗi giá trị ngành trên thị trường thế giới.
Thứ năm: Luận án đã phân tích bối cảnh quốc tế, khu vực, các yêu cầu từ những hiệp
định thương mại đa phương, triển vọng phát triển của ngành da giầy để đề xuất phương
hướng và giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da giầy Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án cũng đưa ra một số kiến nghị cụ thể với các
doanh nghiệp của ngành trong việc xác định và xây dựng chiến lược xuất khẩu
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, kết cấu
của Luận án gồm bao gồm 2 phần:
PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Phần này gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực xuất khẩu và sự cần thiết phải nâng cao năng
lực xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng năng lực xuất khẩu ngành da giầy sau khi gia nhập WTO
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu ngành da
giầy Việt Nam


-6-

PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến mô hình và các nhân tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh cấp ngành
Năm 1990, Michael Eugene Porter xuất bản: “The competitive of advantage of
Nations” được dịch ra tiếng Việt “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (2008) NXB Trẻ,
trong đó tác giả vận dụng những cơ sở lý luận cạnh tranh trong nước vào cạnh tranh
quốc tế, giải thích sự thành công của ngành kinh doanh nào đó tại mỗi quốc gia phụ
thuộc vào 3 vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao động và sự liên
kết trong trong nội bộ ngành.
Khi kinh tế thế giới mang tính chất toàn cầu hóa, thì cạnh tranh sẽ chuyển từ các
lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh do điều kiện địa lý, tự nhiên mang lại sang những
lợi thế cạnh tranh đến từ tính ưu việt của thể chế và trình độ khoa học kỹ thuật cao.
Các quốc gia thành công ở một số ngành trên thị trường toàn cầu vì môi trường trong
nước có nhiều ưu điểm vượt trội so với các nước khác, qua đó họ có các doanh nghiệp
mạnh, nhu cầu ổn định và sự liên kết chặt chẽ của các ngành phụ trợ.
Qua đó, tác giả đưa ra “Mô hình Kim cương” để phân tích các nhân tố tác động
đến năng lực cạnh tranh của ngành; các yếu tố quyết định của Mô hình là các điều kiện
về các yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và bối cảnh cạnh tranh,
chiến lược và cơ cấu doanh nghiệp, ngoài ra, còn có 2 yếu tố bổ sung là vai trò của nhà
nước và yếu tố thời cơ.

Năm 1985, Michael Eugene Porter xuất bản: “The competitive advantage” được
dịch ra tiếng Việt “Lợi thế cạnh tranh”(2008) NXB Trẻ, tác giả chỉ rõ lợi thế cạnh
tranh không chỉ ở mỗi hoạt động, mà còn ở cả mối liên kết giữa các hoạt động với
nhau, với các hoạt động của nhà cung cấp và của khách hàng. Qua đó tác giả đưa ra
khái niệm “chuỗi giá trị”, chia hoạt động chung của một doanh nghiệp thành những
nhóm hoạt động khác nhau đại diện cho từng yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh, qua đó
đánh giá được lợi thế để xây dựng các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Cũng
trong tác phẩm này, tác giả phân tích sâu về cấu trúc ngành: khái niệm ngành, cấu trúc
ngành và nhu cầu của người mua, cấu trúc ngành và sự cân bằng cung cầu, ma trận
phân khúc ngành, mối quan hệ giữa công nghệ và lợi thế cạnh tranh.


-7-

Năm 1980, Michael Eugene Porter xuất bản: “The competitive stratergy” được
dịch ra tiếng Việt “Chiến lược cạnh tranh”(2008) NXB Trẻ, trong đó tác giả đã khái
quát hoát cạnh tranh trong các ngành công nghiệp trong năm yếu tố nền tảng, đồng
thời giới thiệu một trong những công cụ cạnh tranh mạnh mẽ nhất đó là ba chiến lược
cạnh tranh: chi phí thấp, khác biệt hóa và trọng tâm, những chiến lược đã biến định vị
chiến lược trở thành một hoạt động có cấu trúc. Tác giả cũng chỉ ra phương pháp xác
định lợi thế cạnh tranh theo chi phí và giá tương đối, qua đó thể hiện mối liên hệ trực
tiếp đối với lợi nhuận và trình bày một góc nhìn hoàn toàn mới về cách thức tạo ra và
phân chia lợi nhuận.
Cũng trong tác phẩm này, tác giả đưa ra những phương pháp mới nhằm phân tích
ngành và đối thủ cạnh tranh của ngành, qua đó phân tích cơ cấu ngành, những yếu tố
quyết định mức độ cạnh tranh cấp ngành, chu kỳ sống của sản phẩm, khung phân tích
dự báo sự vận động của ngành
Năm 1993, John H. Dunning, trong tác phẩm “International Porter’s Diamond”
đăng trên tạp chí Management International Review số đặc biệt (special issue, volume
33, paper 8 – 15), cho rằng, mô hình Kim cương kiểu cũ khi sử dụng để đánh giá năng

lực cạnh tranh của một ngành / doanh nghiệp đã không còn chính xác trong điều kiện
toàn cầu hóa và hội nhập của kinh tế thế giới và đề xuất bổ sung thêm nhân tố đầu tư
nước ngoài vào mô hình để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh.
Năm 2003, tổ chức International Trade Center phát hành ấn phẩm “The Secret
of Strategy Template” trong đó đưa ra mô hình “Four Gear” chỉ ra bốn yếu tố quyết
định năng lực xuất khẩu của một quốc gia / ngành: các yếu tố trong phạm vi ngành
(border-in), các yếu tố liên quan đến ngành (border), các yếu tố bên ngoài phạm vi
ngành (border-out) và các yếu tố phát triển (development). Mô hình này nhằm giúp
các nhà hoạch định chính sách đề ra được các chiến lược nâng cao năng lực xuất khẩu
phù hợp với năng lực thực tế của quốc gia / ngành, thực lực năng lực cạnh tranh và các
nguồn lực hiện có để thúc đẩy xuất khẩu và nắm được rõ chính sách nào sẽ có tác
dụng, chính sách nào không. Đây là lý thuyết quan trọng sẽ được vận dụng vào luận án
để làm rõ lý luận về năng lực xuất khẩu ngành.
Năm 2004, tác giả Owen Skae trong công trình “Measuring the impact of
National export strategy” trong đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong mô hình
“Four Gear” của ITC, đánh giá và định lượng mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố


-8-

trong mô hình, từ đó đưa ra kết luận về các chính sách tác động phù hợp với từng
nhóm nhân tố để thúc đẩy năng lực xuất khẩu phù hợp với từng nền kinh tế, xã hội.
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan xuất khẩu và năng lực xuất khẩu
ngành da giầy
...........Năm 2012, nhóm tác giả Mark J. Roberts, Daniel Yi Xu, Xiaoyan Fan,
Shengxing Zhang, công bố công trình nghiên cứu “A structural model of demand,
cost and export market selection for Chinese footwear producers” trong đó sử dụng
các số liệu mẫu thu thập từ các doanh nghiệp sản xuất ngành da giầy để xây dựng mô
hình toán học tính toán mức tăng trưởng nhu cầu xuất khẩu, giá cả, thị phần tại những
thị trường mục tiêu cụ thể, trong đó có phân tích việc tái cơ cấu ngành sau khi hạn

ngạch nhập khẩu vào EU được dỡ bỏ.
Hiệp hội các nhà sản xuất da giầy Brazil (Abicalçados) hằng năm có các ấn
phẩm “Footwear Industry in Brazil” các năm từ 2010-2015 trong đó tổng hợp các số
liệu liên quan đến ngành da giầy Brazil và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc
sản xuất, tiêu thụ, cạnh tranh của các sản phẩm Brazil, đây là một trong những bài học
kinh nghiệm đối với ngành da giầy Việt Nam.
Năm 2009, Tập đoàn Deloite phối hợp với Trung tâm cạnh tranh sản xuất quốc gia
Ấn Độ (National Manufacturing Competitivenes Council) xuất bản ấn phẩm
“Enhancing firm level competitiveness Indian leather and footwear industry” trong đó
đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong ngành da giầy Ấn Độ như:
cạnh tranh về chi phí thông qua tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị, phát triển đồng
thời ngành sản xuất da giầy và sản xuất da, tập trung vào đào tạo, phát triển công
nghiệp thuộc da và thu hút đầu tư nước ngoài.
Trang World Footwear (www.worldfootwear.com) hằng năm có các báo cáo về
ngành da giầy trên toàn thế giới, trong đó phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ, xuất
khẩu của các nước, năng lực cạnh tranh của từng quốc gia xuất khẩu chính như Trung
Quốc, Brazin, Việt Nam, ...
2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
2.1 Các công trình nghiên cứu về năng lực xuất khẩu
Năm 2005, tác giả Bùi Ngọc Sơn trong cuốn “Năng lực xuất khẩu của doanh
nghiệp Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” NXB Thông tin và Truyền thông
trong đó đưa ra mô hình và các tiêu chí đánh giá năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp,
các vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp.


-9-

Năm 2011, nhóm tác giả Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Thị Tuệ Anh, Lưu Minh
Đức, Nguyễn Minh Thảo, Lê Phan dưới sự tài trợ của Quỹ Châu Á và Viện Nghiên
cứu Quản lý Kinh tế Chiến lược Trung Ương có Báo cáo nghiên cứu “Năng lực cạnh

tranh của Doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành may mặc, thủy sản và điện tử ở
Việt Nam” trong đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp xuất khẩu ngành may mặc, thủy sản và điện tử, đồng thời đưa ra một số
giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất
khẩu của các ngành này.
Năm 2006, tác giả Trần Sửu trong cuốn “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong điều kiện toàn cầu hóa” trong đó nêu ra các nhóm nhân tố ảnh hướng tới năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và tiêu chí
đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Năm 2016, Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Hoa Hữu Cường (bảo vệ năm
2016 tại Học viện khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) với đề
tài “Nâng cao khả năng xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam vào EU trong giai
đoạn 2011-2020”, trong đó đã đề cập đến khả năng xuất khẩu của hàng hóa một cách
đầy đủ hơn, phân tích thực trạng xuất khẩu của ba mặt hàng chủ lực của Việt Nam vào
EU (dệt may, da giầy, cà phê) trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2015 dựa trên 3 nhóm
tiêu chí đánh giá, qua đó dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu hàng
hóa chủ lực của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp.
Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai, Mai Thế Cường có Báo cáo “Ngành
rau quả” thuộc Dự án VIE 61/94 "Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu
tại Việt Nam – Chiến lược xuất khẩu - Hướng dẫn tiếp thị xuất khẩu" do Chính phủ
Thụy Sỹ và Chính phủ Thụy Điển đồng tài trợ trong giai đoạn 2004-2010, triển khai
bởi Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETRADE) phối hợp với Trung tâm
Thương mại Quốc tế (ITC ), Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát
triển(UNCTAD / WTO). Trong báo cáo phân tích hoạt động sản xuất, xuất khẩu, năng
lực cạnh tranh, chuỗi giá trị hiện tại và tương lai của ngành rau quả, chiến lược hỗ trợ
ngành và chính sách của Nhà nước, đồng thời cũng giới thiệu mô hình 4 bánh xe của
ITC trong phân tích, tuy nhiên, trong báo cáo lại chưa sử dụng mô hình này để phân
tích năng lực xuất khẩu của ngành mà lại sử dụng ma trận SWTO để nghiên cứu năng
lực cạnh tranh.
Năm 2006, Cục xúc tiến thương mại có Báo cáo “Chiến lược xuất khẩu quốc gia

ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam” thuộc Dự án VIE 61/94 "Hỗ trợ xúc tiến thương


- 10 -

mại và phát triển xuất khẩu tại Việt Nam – Chiến lược xuất khẩu - Hướng dẫn tiếp thị
xuất khẩu" do Chính phủ Thụy Sỹ và Chính phủ Thụy Điển đồng tài trợ trong giai
đoạn 2004 - 2010. Trong báo cáo đánh giá những yếu tố có tầm quan trọng nhất quyết
định sự thành bại tăng trưởng xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ, đề ra những
khuyến nghị nhằm khai thác hiệu quả nhất tiềm năng của ngành, trong đó đề cập đến
việc sử dụng 4 yếu tố “Border”, “Border In”, “Border out” và “Development” để xây
dựng chiến lược xuất khẩu cho ngành thông qua phát triển chuỗi giá trị. Tuy nhiên báo
cáo cũng chỉ mới tập trung nghiên cứu chuỗi giá trị của ngành, đánh giá hoạt động
xuất khẩu, xây dựng các đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mà chưa
phân tích về năng lực xuất khẩu, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu cũng
như sử dụng mô hình 4 bánh xe trong việc phân tích năng lực xuất khẩu, từ đó đề xuất
các giải pháp phù hợp với hiện trạng của ngành.
2.2 Các nghiên cứu về ngành da giầy Việt Nam
Năm 2007, tác giả Lưu Thanh Đức Hải trong bài báo “Export Barriers: The case
of the Vietnamese Footwear Industry” tạp chí Centre for ASEAN Studies - trang 51
nghiên cứu về các rào cản xuất khẩu trong ngành công nghiệp da giầy Việt Nam, trong
đó chỉ ra các rào cản chính là: không xác định những cơ hội tại thị trường xuất khẩu,
thiếu thông tin liên quan đến các trung gian nước ngoài, nhà phân phối và khách hàng
tương lai, thiếu nghiên cứu thị trường, thiếu nhân sự có đào tạo, đặc biệt về marketing
quốc tế, thiếu khả năng cung ứng số lượng nhất định đối với những đơn hàng thường
xuyên đồng thời chỉ ra các giải pháp để các nhà sản xuất khắc phục những rào cản này.
Năm 2009, tác giả Trần Thị Huyền Trang có Báo cáo “Chiến lược xuất khẩu
ngành da giầy Việt Năm cập nhật 2010 – 2015” thuộc Dự án VIE 61/94 "Hỗ trợ xúc
tiến thương mại và phát triển xuất khẩu tại Việt Nam" do Chính phủ Thụy Sỹ và Chính
phủ Thụy Điển đồng tài trợ trong giai đoạn 2004-2010, triển khai bởi Cục Xúc tiến

Thương mại Việt Nam (VIETRADE) phối hợp với Trung tâm Thương mại Quốc tế
(ITC), Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD / WTO).
Trong báo cáo phân tích tình hình sản xuất, xuất khẩu của ngành da giầy, chuỗi giá trị
hiện tại, chiến lược và chính sách hỗ trợ của Chính phủ, những ưu tiên chiến lược cho
việc phát triển trong tương lai, tuy nhiên cũng chưa làm rõ mối quan hệ giữa nội bộ
ngành, các ngành phụ trợ, các nhà cung cấp, các đối thủ quốc tế, qua đó đề xuất được
những thay đổi trong chính sách xuất khẩu để xuất khẩu bền vững ngành hàng da giầy.
Năm 2010, Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Dương Văn Hùng (bảo vệ năm
2010 tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân) với đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu vào thị


- 11 -

trường EU của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội”, trong đó tác giả đã
chỉ ra các lợi thế so sánh của doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội, tầm quan
trọng của việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý môi
trường để vượt qua các thách thức rào cản khi xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy
nhiên, luận án mới chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của một nhóm doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, cũng như thị trường EU mà chưa có phân tích
chuyên sâu về năng lực của ngành da giầy Việt Nam nói chung, các ảnh hưởng của
việc gia nhập WTO và các hiệp định tự do thương mại đối với ngành da giầy,…
Năm 2016, Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Phượng (bảo vệ năm
2016 tại Viện Nghiên cứu Thương mại – Bộ Công Thương) với đề tài “Hoàn thiện
chính sách thương mại nhằm phát triển xuất khẩu bền vững sản phẩm da giầy của Việt
Nam”, đã xây dựng nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu bền vững
sản phẩm da giầy, nghiên cứu thực trạng và tác động của chính sách thương mại đối
với phát triển xuất khẩu bền vững của sản phẩm da giầy, kinh nghiệm của các nước
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia về chính sách thương mại trong phát triển xuất khẩu
bền vững ngành da giầy. Tuy nhiên, luận án chưa khái quát hóa các lý thuyết về năng
lực xuất khẩu của một ngành, các mô hình đánh giá năng lực xuất khẩu, cũng như

chưa phân tích chuyên sâu đến các hoạt động trong nội bộ ngành, các tác động của các
hiệp định tự do thương mại,…
Quyết định số 6209/QĐ-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da giầy Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Theo đó, Quy hoạch đưa ra mục tiêu tổng quát,
định hướng quy hoạch phát triển và hệ thống các giải pháp thực hiện bao gồm: giải
pháp đầu tư, Giải pháp phát triển sản xuất nguyên phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ, Giải
pháp thị trường, Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực, Giải pháp phát triển
khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường, Giải pháp quản lý ngành.
Năm 2013, nhóm tác giả David Luff, Nguyễn Hiền, Nguyễn Anh Thu trong báo
cáo: “Hỗ trợ nghiên cứu: Kiểm soát xuất khẩu của các thành viên WTO và khuyến
nghị đối với Việt Nam” thuộc Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu
Âu (MUTRAP), trong đó đề cập đến các quy định kiểm soát xuất khẩu của các nước
tham gia WTO đối với các mặt hàng trong đó có ngành da giầy.
Năm 2014, Cục xúc tiến thương mại phối hợp với Cục kinh tế liên bang Thụy Sĩ
xây dựng báo cáo “Đánh giá tiềm năng xuất khẩu quốc gia” xác định những sản phẩm


×