Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.74 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá và là loại tài sản đặc biệt. Đối với một Quốc
gia đang trong quá trình đổi mới, cơ chế thị trường đã và đang từng bước được hình
thành, các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ, theo đó sự đóng góp nội lực từ đất là
yếu tố quan trọng. Nhằm phát huy nội lực từ đất góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa
đất nước. Việc sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theo đúng chủ trương
đường lối phù hợp với điều kiện và sự phát triển đất nước là vấn đề hết sức quan trọng.
Bên cạnh sự phát triển xã hội đòi hỏi nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng cao. Con
người ngày càng cần nhiều quỹ đất nhằm phục vụ mục đích của mình. Do vậy việc sử
dụng đất đai một cách hiệu quả, tiết kiệm, bền vững luôn là vấn đề cấp thiết.
Đấu giá quyền sử dụng đất là một hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc
cho thuê đất đã được áp dụng ở nước ta trong những năm gần đây.
Hình thức này trong thực tế đã đạt được một số thành quả so với các hình thức giao
đất và cho thuê đất khác. Thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, Nhà nước đã lựa chọn
được các đối tượng sử dụng đất có hiệu quả, có thể huy động tối đa nguồn thu từ đất, tạo
vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các dự án phục vụ lợi ích công cộng, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số
khó khăn tồn tại và còn hạn chế ở nhiều khâu trong quy trình đấu giá, giải phóng mặt
bằng, việc định giá cho các khu đất dùng để thanh toán chưa có cơ sở, việc giao đất thanh
toán tiến hành chưa chặt chẽ. Để khắc phục được những tồn tại đó thì đòi hỏi phải có sự
hiểu biết đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc về tất cả các khâu trong quy trình đấu giá quyền sử
dụng đất. Những năm gần đây Nhà nước đã thay đổi cơ chế đối với việc dùng quỹ đất tạo
vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đấu thầu dự án và đấu giá quyền sử dụng đất. Hà
Nội là thành phố thực hiện quy hoạch đất đai và tiến hành giao đất thông qua đấu giá
quyền sử dụng đất và ban hành các quy định đối với công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Do vậy việc nghiên cứu đề tài “Đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà
Nội” Thông qua nghiên cứu này tìm ra tính đúng đắn , cấp thiết và hiệu quả của công tác


đấu giá đất, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý và tổ chức đấu ra trên địa bàn và các khu
vực khác.


Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Hoàng Văn Cường đã tận tình hướng
dẫn em hoàn thành đề tài này.
Mục tiêu nghiên cứu:
-

Hệ thống hóa cơ sở khoa học về đấu giá quyền sử dụng đất.

-

Phân tích thực trạng về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
nhằm làm rõ mặt tích cực, khó khăn và hạn chế trong đấu giá quyền sử dụng đất
trên địa bàn.

-

Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa
bàn thành phố Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở địa
bàn Thành phố Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu từ năm 2004 - đến hết quý I năm 2010.
Phương pháp nghiên cứu: Điều tra, thu thập các văn bản liên quan đến công tác
đấu giá quyền sử dụng đất, số liệu về công tác đấu giá đất của các dự án đã thực hiện trên
địa bàn TP Hà Nội thông qua các đơn vị thuộc Bộ tài nguyên và Môi trường, Sở Tài
nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội, Các ban quả lý dư án các quận, huyện và UBND
các xã, phường, các trang web, sách báo, tài liệu liên quan. Đề tài kết hợp chặt chẽ các
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử …
Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 3 chương:
+ Chương I: Cơ sở khoa học về đấu giá quyền sử dụng đất.
+ Chương II: Thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn TP Hà

Nộ hiện nay.
+ Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử
dụng đất trên điạ bàn TP Hà Nội.


CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1. 1. Cơ sở khoa học về đấu giá quyền sử dụng đất.
1.1.1 Vai trò của đất đai và sự cần thiết phải đấu giá quyền sử dụng đất.
1.1.1.1. Vai trò của đất đai:
Luật đất năm 1993 đã xác định rõ vai trò của đất đai: Đất đai là tài nguyên quốc
gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa,
xã hội, an ninh và quốc phòng; trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức,
xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất như ngày nay. [39, tr.104]
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không có tư liệu nào có thể thay thế được.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong ngành trồng trọt, là quá trình tác động
của con người vào ruộng đất như cày bừa, bón phân…

1.1.1.2. Sự cần thiết phải đấu giá QSD đất
Xuất phát từ vai trò của đất đai thì việc sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu
quả là rất cần thiết. Để làm được điều này thì sự đóng góp của công tác đấu giá QSD đất
hết sức quan trọng.
Đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tạo vốn đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ
tầng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố.

1.1.1.3. Ý nghĩa của đấu giá quyền sử dụng đất
1.1.1.3.1. Phát huy được nguồn nội lực từ đất góp phần tăng ngân sách nhà nước.
Nhà nước có thể thu được số tiền cao nhất khi đấu giá và cho thuê đất. Khắc phục
tình trạng thất thu ngân sách.


1.1.1.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Lựa chọn những nhà đầu tư có đủ năng lực về tài chính, kỹ thuật để đảm bảo
thực hiện dự án đúng tiến độ, nhà đầu tư có khả năng sử dụng đất hiệu quả nhất.
1.1.1.3.3. Là căn cứ để Nhà nước thực hiện định giá đất.


- Tạo nên một giá cả bất động sản phù hợp.
- Tiếp cận đúng với thị trường một cách xác thực hơn.
1.1.1.3.4. Bình ổn chính trị và phát triển kinh tế xã hội.
Đấu giá quyền sử dụng đất bình ổn thị trường nhà đất, ổn định tình hình chính trị
và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.1.3.5. Thúc đẩy quá trình cải cách hành chính.
Đấu giá quyền sử dụng đất rút ngắn các thủ tục rườm rà, tiết kiệm được kinh phí
từ nhà nước và chủ thể tham gia, rút ngắn được khoảng thời gian trống trong sử dụng đất,
đẩy nhanh được quy hoạch hạ tầng phát triển xã hội.
1.1.2. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc của đấu giá quyền sử dụng đất
1.1.2.1. Mục đích
- Công tác đấu giá quyền sử dụng đất khai thác hợp lý quỹ đất. Huy động được
nhiều nguồn vốn cùng tham gia đầu tư xây dựng , tăng nguồn thu ngân sách, cải tạo cơ
sở hạ tầng đồng bộ và hoàn thiện.
- Đấu giá quyền sử dụng đất lựa chọn các chủ đầu tư có năng lực nhất.
1.1.2.2. Yêu cầu và nguyên tắc
- Đấu giá QSD đất được thực hiện theo nguyên tắc công khai, dân chủ, liên tục,
trung thực, bình đẳng.
- Đất đấu giá phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phải
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đấu giá quyền sử dụng đất tuân theo đúng quy chế, quy định của nhà nước có
văn bản pháp quy kèm theo.
1.1.3. Các loại hình đấu giá quyền sử dụng đất.

1.1.3.1. Đấu giá theo hình thức bỏ phiếu kín trực tiếp
Đấu giá theo hình thức bỏ phiếu kín trực tiếp gồm :
a. Đấu giá một vòng trực tiếp
b. Đấu giá nhiều vòng
1.1.3.2. Đấu giá theo hình thức trả giá công khai bằng lời
1.1.4. Quỹ đất tổ chức đấu giá, giá đất đấu giá và các phương pháp định giá.


Quỹ đất để tổ chức đấu giá phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và
được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
1.2. Những quy định của Nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất
1.2.1. Căn cứ pháp lý
Luật đất đai năm 2003
Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính Phủ về phương pháp xác
định giá đất và khung giá các loại đất
Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng
dẫn thực hiện nghị định số 188/2004/NĐ-CP.
Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 của Chính Phủ về việc sử đổi, bổ
sung một số điều của nghị định số 188/2004/NĐ-CP
Quyết định 216/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy chế đấu giá QSD đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc
cho thuê đất.
Quyết định 43/2008/QĐ-UB ngày 23 tháng 10 năm 2008 của UBND thành phố Hà
Nội về việc ban hành quy định về đấu giá QSD đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất
hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.2.2. Những quy định chung:
Căn cứ Quyết định 43/2008/QĐ-UB ngày 23 tháng 10 năm 2008 của UBND
thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về đấu giá QSD đất để giao đất có thu tiền
sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1.2.3. Trình tự thủ tục lập dự án và tổ chức đấu giá.
- Lập danh mục và kế hoạch sử dụng đất
- Lập dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đấu giá
- Lập dự án đầu tư và giao đất để thực hiện dự án đấu giá
- Thành lập Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất
- Xây dựng quy chế đấu giá quyền sử dụng đất,
- Xác định giá khởi điểm và bước giá


- Lập hồ sơ mời đấu giá và thông báo tổ chức đấu giá
- Đăng ký tham gia đấu giá và nộp hồ sơ đấu giá
- Xác định tư cách người tham gia đấu giá
- Mở phiên đấu giá và xét giá
- Phê duyệt kết quả đấu giá
- Nộp tiền sử dụng đất
- Giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1.2.4. Những vấn đề phát sinh trong đấu giá quyền sử dụng đất
Khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, có thể có các vấn đề phát sinh làm ảnh
hưởng đến tiến độ cũng như hiệu quả của phiên đấu giá.
a. Trường hợp đơn vị tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đã mời tham gia đấu
không có người tham gia đấu giá hoặc tham gia không đủ theo quy định.
b. Trường hợp người trúng đấu giá từ chối không nhận quyền sử dụng đất hoặc rút
lại giá đã trả.
c. Trường hợp tất cả các đối tượng tham gia đấu giá ở các vòng đấu bắt buộc đều
bỏ mức giá thấp hơn mức giá khởi điểm.
d. Phát hiện các tiêu cực.
1.2.5. Đánh giá chung
- Đánh giá tình hình đấu giá quyền sử dụng đất rong những năm qua: tổng kết kết
quả đạt được và những hạn chế còn tồn đọng.
- Rút ra bài học và tìm hiểu các nguyên nhân gây ra.



CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.1.1 Đấu giá quyền sử dụng đất ở Thành phố Hà Nội trước 2005
2.1.1.1. Năm 2003, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật xong và tổ
chức đấu giá là 50 ha.
2.1.1.2. Năm 2004 UBND Thành phố Hà Nội sẽ thực hiện khoảng 20 dự án đấu
giá quyền sử dụng đất trong đó có 3 dự án khoảng 100ha đất chuyển tiếp của năm 2003
Kết thúc năm 2004, Thành phố đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất được
116.002,9 m2 đất, thu 1.884,1 tỷ đồng so với kế hoạch là 50 ha và 1.500 tỷ đồng đạt
22,3% so với kế hoạch.
Năm 2005, công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố ước tính
đạt khoảng 2.000 tỷ đồng.
2.1.2. Đấu giá quyền sử dụng đất ở Thành phố Hà Nội từ 2005 đến nay.
2.1.2.1 Ngày 09/9/2005, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số
137/2005/QĐ-UB quy định về đấu giá quyền sử dụng đất nhằm đẩy nhanh tiến độ đấu giá
và giao đất.
Cuối năm 2005 Thành phố tổng kết được 65.757 m2 đất, thu 1.028,8 tỷ đồng và
xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật cho 17.054 m2 đất.
2.1.2.2 Năm 2006, toàn Thành phố cũng đã tổ chức được 52 phiên đấu giá quyền
sử dụng đất tại 37 dự án với tổng diện tích là 293ha.
Tuy trong năm 2006, thị trường BĐS vấn đang trầm lắng, nhưng Thành phố vẫn
thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
2.1.2.3 Năm 2007, Thành phố đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng nhà, đất được 70
phiên với diện tích 23,7 ha đất tại 24 dự án, kết quả tiền trúng đấu giá là 2.565,7 tỷ đồng/
2.200 tỷ đồng kế hoạch, đạt 116,6% chỉ tiêu kế hoạch thu ngân sách.



2.1.2.4. Năm 2008 Thành Phố dự kiến đấu giá 21 dự án thu vượt mức chỉ tiêu là
2200 tỷ tiền thu đấu giá quyền sử dụng đất theo chỉ tiêu kế hoạch cụ thể trong 312 dự án
thì chia các quận có 6 dự án thu khoảng 973 tỷ, các huyện 10 dự án thu khoảng 583 tỷ
đồng, các sở, ngành 5 dự án thu khoảng 644 tỷ trong đó thu đấu giá quỹ nhà thuộc sở
hữu nhà nước là 50 tỷ.
2.1.2.5. Năm 2009, Thành Phố Hà nội triển khai 83 dự án đấu giá quyền sử dụng
đất, dự kiến thu về 3.419 tỷ đồng. Hết quý III – 2009, có 11 quân, huyện tổ chức đấu giá
14 dự án với tổng số tiền thu được là 649,3 tỷ đồng, đạt 19% kế hoạch. Kết quả đấu giá
của năm vượt năm 2008 gần 3000 tỷ đồng.
2.1.2.6. Năm 2010. Theo kế hoạch tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất là 33 dự án
và đấu giá đất nhỏ lẻ, xen kẽ với tổng số tiền dự kiến thu đấu giá năm 2010 là 2600 tỷ
đồng.
2.2. Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội và
thực tiễn áp dụng hiện nay
Căn cứ Luật Đất đai 2003, Nghị định hướng dẫn thi hành, Quyết định số
216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu giá
quyền sử dụng đất, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 43/2008/QĐ-UBND
Thành phố ngày 23/10/2008 quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu
tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn Thành phố và được điều chỉnh, bổ sung tại
Quyết định số 81/2009/QĐ-UBND. Quy định chi tiết hơn và có một số điều chỉnh cho
phù hợp với các điều kiện thực tế của Thành phố.
Quy định rõ việc triển khai tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và quản lý sau đấu
giá quyền sử dụng đất
2.3. Đánh giá hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất ở Hà Nội hiện nay
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Hiệu quả kinh tế
Công tác đấu giá quyền sử dụng đất qua một số dự án nhằm khai thác tiềm năng
đất đai để tạo vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Huy động được nhiều nguồn vốn

cùng tham gia đầu tư xây dựng và giúp tăng nguồn thu ngân sách, tạo vốn đầu tư xây


dựng cơ sở hạ tầng( xem chi tiết bảng kết quả đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Tp
Hà Nội qua các năm).
Bảng 5. Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn
Thành phố Hà Nội qua các năm
Kế hoạch

Thực hiện
Diện tích

Thu

Năm

Diện tích
(m2)

2003

500.000

500

71.031

14,21

973,6


194,72

2004

500.000

1.500

116.002,9

23,20

1884.1

125,61

2005

500.000

2.000

66.757

13,35

1028.8

51.44


2006

691.300

2.100

200.713

29,03

2265

107,86

2007

420.000

2.200

284.723,9

56,45

2.430,4

110,5

2008


197.600

2.200

142.459

86,45

2.316,3

86.28

2009

198.779,83

3.419

132.370

94,16

3.278,72

94,16

2010

210.110


2.600

Đang
thực hiện

Đang
thực hiện

Thu
Thực hiện
Thực hiện
(tỷ đồng) Thực hiện so với KH Thực hiện so với KH
(m2)
(tỷ đồng)
(%)
(%)

Nguồn : Sở Tài Nguyên và Môi trường TP Hà Nội
2.3.1.2. Hiệu quả xã hội.
- Thành phố đã thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn, dành một phần quỹ đất
phục vụ công tác xã hội như xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, bệnh viện và
khu vui chơi công viên xanh…
- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Bình ổn thị trường giá cả..


2.3.1.3. Hiệu quả về quản lý và sử dụng đất đai
Đấu giá quyền sử dụng đất trong những năm qua góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý và sử dụng đất đai,

2.3.2 . Một số hạn chế trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất .
- Công tác tổ chức.
- Công tác quản lý đất đai và xây dựng đô thị
- Giai đoạn hậu đấu giá
2.3.3. Nguyên nhân
- Việc quy định chồng chéo các văn bản thiếu thống nhất còn chồng chéo giữa các
ban ngành dẫn đến việc xử lý lúng túng, khó khăn cho các địa phương trong quá trình
thực hiện.
- Sự phối hợp giữa Ban Quản lý dự án các quận huyện và các phòng ban, UBND
các xã phường liên quan đến dự án chưa đồng bộ, đặc biệt là trong công tác giải phóng
mặt bằng.
- Năng lực của một số đơn vị tư vấn còn yếu, năng lực của nhà thầu.
- Việc lựa chọn một số vị trí khu đất thực hiện đấu giá chưa phù hợp với nhu cầu
thị trường.
- Các quận, huyện còn có tư tưởng chạy theo tiến độ tổ chức đấu giá, buông lỏng
việc quản lý xây dựng và đôn đốc thu tiền sau đấu giá.
2.3.4. Bài học kinh nghiệm
- Sự chỉ đạo của UBND Thành phố, các Sở ngành, quận huyện có vai trò to lớn
đối với tiến độ và hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
- Tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo phương thức đấu giá công khai từng
thửa đất sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn so với phương thức đấu giá cả lô đất.
Từ những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định rằng đấu giá quyền sử dụng đất
là một chủ trương đúng đắn của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND Thành phố. Do
vậy, công tác đấu giá quyền sử dụng đất cần được đẩy mạnh hơn nữa, nhằm phát huy nội
lực từ đất đai trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội


CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở HÀ NỘI


3.1. Phương hướng và quan điểm phát triển hoạt động đấu giá
3.1.1. Mục đích và yêu cầu.
Quán triệt chủ trương tới các cấp Uỷ Đảng, UBND các quận, huyện và xã,
phường, thị trấn nơi tổ chức thực hiện dự án, xác định đấu giá quyền sử dụng đất là công
tác trọng tâm và là biện pháp chủ yếu để bổ sung nguồn kinh phí cải tạo, phát triển cơ sở
hạ tầng trên địa bàn.
Yêu cầu các Sở, Ngành liên quan, UBND các Quận,Huyện, thị xã nâng cao trách
nhiệm, thực hiện đúng quy định và trình tự thủ tục công tác đấu giá quyền sử dụng đất; Chủ
tịch UBND các Quận, Huyện, Thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về công tác quản lý Nhà
nước sau đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn: Thu đúng 100% tiền trúng đấu giá quyền
sử dụng đất nộp Ngân sách Nhà nước, cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất quản lý việc đầu tư xây dựng của các nhà đầu tư khi trúng đấu giá quyền sử dụng
đất tuân thủ điều lệ quản lý việc xây dựng theo quy hoạch chi tiết khu đất quyền sử đụng đã
được cấp thẩm quyền phê duyệt.
3.1.2. Kế hoạch thực hiện
Lập danh mục các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu đất phục
vụ đấu giá quyền sử dụng đất của Thành phố năm 2010 theo đề xuất của các Sở, Ngành,
quân, huyện, thị xã gồm 56 dự án ( trong đó có 45 dự án chuyển tiếp, 11 dự án mới ) Số
dự án tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất năm 2010 là 33 dự án và đất nhỏ lẻ, xen kẹt với
tổng số tiền ( dự kiến ) thu đấu giá quyền sử dụng đất năm 2010 là 2600 tỷ đồng ( trong
đó thu các dự án thuộc Thành phố quản lý là 2290 tỷ đồng, đấu giá đất nhỏ lẻ và thu tiền
sử dụng đất khác do các quận, huyện, thị xã quản lý 310 tỷ đồng). Chia theo khối các đơn
vị tổ chức thực hiện như sau:
- Khối quận và thị xã: 8 dự án, số tiền thu đấu giá khoảng 700 tỷ đồng;
- Khối huyện: 21 dự án, thu đấu giá khoảng 1420 tỷ đồng;


- Khối các Sở, nghành: 4 dự án, số thu đấu giá khoảng 480 tỷ đồng ( bao gồm cả
thu đấu giá quỹ đất nhà chuyên dùng thuộc sở hữu nhà nước chuyển mục đích sử dụng

làm đất ở )
3.2. Quan điểm chỉ đạo tổ chức thực hiện
Thành phố chỉ đạo Chủ tịch, UBND Quận, Huyện, Thị xã thực hiện tốt kế hoạch
đã đề ra.
Các dự án mới thực hiện theo quy định tại Quyết định 43/2008/QĐ-UB ngày
23/10/2008 của UBND Thành phố về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.
Tập trung chỉ đạo quyết liệt, đảm bảo thu 100% số tiền sử dụng đất.
Có phương án xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành của Nhà nước và
Thành phố về Đấu giá quyền sử dụng đất đối với các trường hợp đấu giá mà trúng giá
nhưng chưa nộp tiền.
UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc các Sở, Ngành, Chủ tịch, UBND Quận,
Huyện, Thị xã thực hiện nghiêm túc kế hoạch và báo cáo kịp thời, thường xuyên.
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy trình, quy chế đấu giá quyền
sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.
3.3.1 Nghiên cứu và hoàn thiện các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để
giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thống nhất quy chế đấu giá của các dự án để cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá
không mất thời gian tìm hiểu khi tham gia các dự án khác nhau trên địa bàn Thành Phố.
Quy hoạch sử dụng đất là điều kiện cơ bản và tiên quyết để tổ chức triển khai đấu
giá quyền sử dụng đất.
Trong công tác xin thẩm định dự án, phê duyệt dự án, xin trích lục bản đồ thỏa
thuận quy hoạch, xác định mốc giới, phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng.

3.3.2. Cải cách các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả làm việc của các cơ
quan quản lý


Cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả làm việc của các cơ
quan quản lý, từ đó giảm thiểu các thủ tục, rút ngắn thời gian chuẩn bị, nâng cao hiệu quả
của đấu giá quyền sử dụng đất.

Hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng.
- Điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng các khu đô thị mới, khu TĐC theo hướng
nâng tầng để tăng quỹ nhà. UB cũng ban hành quy chế để các chủ đầu tư chủ động có
quỹ nhà phục vụ TĐC.
- Chỉ đạo thống nhất việc hỗ trợ của chủ đầu tư đối với việc xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật cho từng địa phương nơi thu hồi đất
- Hình thành được tổ chức chuyên trách làm công tác GPMB sẽ tạo hiệu quả thiết
thực trong công tác điều hành, chỉ đạo.
3.3.4. Tăng cường kiểm tra và giám sát của các Sở ngành, quận, huyện
Cần tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn nữa của Ban chỉ đạo Đấu giá quyền sử dụng
đất Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Giám đốc các Sở ngành, quận huyện để
việc tổ chức đấu giá được tiến hành theo đúng tiến độ, kiểm tra và giám sát quá trình thực
hiện các dự án nhằm đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định
trong quy chế đấu giá, phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực làm ảnh hưởng tới tiến độ và
kết quả đấu giá quyền sử dụng đất.
3.3.5. Một số giải pháp khác.
- Các thông tin cần sớm được thông báo rộng rãi qua nhiều kênh như Sàn giao
dịch bất động sản, báo đài, tở rơi…
- Kiên quyết không giao thêm dự án cho các đơn vị đang làm Chủ đầu tư các dự án
xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đất đã tổ chức đấu giá, nhưng chậm hoàn thành xây
dựng hạ tầng kỹ thuật để thu hồi tiền trúng đấu giá.
- Phạt tiền đối với đơn vị thi công chậm tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
- Cần tạo sự chủ động nguồn đối với khu vực huyện trong việc bố trí vốn để đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương.
KẾT LUẬN


Đấu giá quyền sử dụng đất là một hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất
đặc biệt, trong đó Nhà nước tham gia trực tiếp vào thị trường với tư cách là một đối tác
trong giao dịch bất động sản. Trong đó cá nhân, tổ chức tham gia không được sự mặc cả

giá, giá cả được xác định thông qua đấu giá công khai. Tại đó năng lực của cá nhân được
bộc lộ triệt để, tạo sự lành mạnh giữa các chủ đầu tư, đất đai được quy hoạch, sử dụng
đúng mục đích, phát huy hết nội lực, đạt hiệu quả cao. Huy động tối đa nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật, đầu tư phát triển kinh tế, giáo dục
y tế.
Đấu giá quyền sử dụng đất là sự vận hành của cơ chế chính sách Nhà nước, tạo sự
lành mạnh trong các thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện công tác quản lý
đất đai, thông qua đó Luật hóa các chính sách về đấu giá quyền sử dụng đất của các cấp
ngành, quận, huyện ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện hơn.
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến nay công tác đấu giá QSD đất để tạo vốn xây
dựng cơ sở hạ tầng đã đạt được những kết quả rất khả quan, nguồn tài nguyên đất đai
đang được khai thác, sử dụng có hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật. Việc quản
lý, sử dụng đất đai chặt chẽ, hiệu quả đã góp phần khai thác tốt nguồn nội lực phát triển
kinh tế xã hội còn tiềm ẩn trong các địa phương trên địa bàn Thành phố. Công tác đầu tư
nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị, nông thôn đã được thực hiện chặt chẽ, đồng bộ đảm bảo
quá trình đô thị hoá phát triển theo đúng mục tiêu, chiến lược; đúng quy hoạch, kiến trúc
và bền vững.
Một lần nữa, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo
PGS.TS Hoàng Văn Cường đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.



×