Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng Dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.45 KB, 15 trang )

i
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang ra sức đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
hướng về xuất khẩu. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước đã
khẳng định “cần đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu,
mở rộng kinh tế đối ngoại”. Xuất khẩu đã được Nhà nước ta hoạch định như một
chính sách quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, ổn
định đời sống nhân dân.
Trong giai đoạn đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và từng
bước hội nhập kinh tế quốc tế, hàng dệt may Việt Nam đã đạt được những thành công
nhất định. Với kim ngạch xuất khẩu hiện đứng thứ hai (sau dầu thô) chiếm gần 20% tổng
kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên 20%/năm, xuất khẩu dệt may
Việt Nam đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Xuất khẩu dệt may Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với nhiều điều kiện
cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nước xuất khẩu dệt may, cùng với sự biến
động của thị trường hàng may mặc thế giới, trong đó có thị trường Hoa Kỳ được
vốn được là thị trường trọng tâm của xuất khẩu dệt may Việt Nam. Do đó, việc tìm
hiểu thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian
qua nhằm tìm hiểu những thuận lợi, cơ hội và khắc phục những khó khăn để từ đó
tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ là hết sức cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã là thành
viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Với những lí do đó, tác
giả đã mạnh dạn chọn đề tài : “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may
sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO” làm nội dung nghiên
cứu cho luận văn cao học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu hàng dệt
may Việt Nam sang Hoa Kỳ.
- Vận dụng cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng


dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ qua từng giai đoạn khác nhau, đặc biệt là giai đoạn
trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Qua đó luận văn sẽ chỉ rõ những kết quả đạt
được cũng như những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị


ii
trường Hoa Kỳ, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: vấn đề xuất khẩu hàng dệt may của
Việt Nam sang Hoa Kỳ.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: luận văn nghiên cứu một số vấn đề liên
quan đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn trước và sau khi
Việt Nam gia nhập WTO.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã kết hợp sử dụng các phương
pháp sau đây: phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử; phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và một số
phương pháp khác.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu luận
văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận chung của xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu hàng
dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
Chương 2. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ.
Chương 3. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
sang Hoa Kỳ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA XUẤT KHẨUHÀNG HÓA VÀ XUẤT

KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1.1. Cơ sở lý thuyết thương mại quốc tế và vận dụng đối với xuất khẩu mặt
hàng dệt may
1.1.1. Thương mại quốc tế và cơ sở lý thuyết của thương mại quốc tế
1.1.1.1. Khái niệm thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế có
quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường là vượt ra ngoài phạm vi
địa lý của một quốc gia) thông qua hoạt động mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới.


iii
1.1.1.2. Cơ sở lý thuyết của thương mại quốc tế
- Lý thuyết thương mại quốc tế dựa trên lợi thế của Adam Smith:
- Lý thuyết thương mại quốc tế dựa trên lợi thế so sánh của David Ricardo:
- Lý thuyết của Heckscher-Ohlin:
1.1.2. Vận dụng các lý thuyết về thương mại quốc tế làm cơ sở giải thích việc thúc
đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may
Các lý thuyết về thương mại quốc tế là cơ sở cho việc lý giải vì sao các nước trên
Thế giới đều có xu hướng tham gia tích cực vào chuyên môn hóa và phân công lao
động quốc tế để được hưởng lợi ích từ thương mại quốc tế. Vận dụng tổng hợp các lý
thuyết trên trong bối cảnh thực hiện hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung, xuất
khẩu mặt hàng dệt may nói riêng cho thấy: Việt Nam có lợi ích rõ ràng khi tham gia
vào thương mại quốc tế. Việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là con
đường tất yếu để Việt Nam khẳng định chỗ đứng trong phân công lao động quốc tế.
1.2. Hàng dệt may và vai trò của xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay
1.2.1. Đặc điểm sản phẩm dệt may xuất khẩu
- Sản phẩm dệt may là sản phẩm cuối cùng của ngành công nghiệp dệt may, đó
là sản phẩm đa dạng, phong phú, phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu, thị hiếu của người
tiêu dùng trên các thị trường, các vùng, các quốc gia, gắn với những đặc trưng về

văn hóa, yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, và về các tiêu chuẩn vệ sinh, an
toàn,... khác nhau.
- Sản phẩm hàng dệt may có vòng đời ngắn, mang tính thời trang cao.
- Sản phẩm dệt may có tính nhạy cảm cao đối với cả quốc gia xuất khẩu và
nhập khẩu mặt hàng này.
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với quá trình phát triển kinh tế ở
Việt Nam
Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu để phát triển kinh tế.
Thứ hai, xuất khẩu góp phần thay đổi cơ cấu vật chất của sản phẩm, thúc đẩy
sản xuất phát triển.
Thứ ba, ngành công nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu phát triển sẽ kéo
theo sự phát triển của rất nhiều ngành có liên quan.
Thứ tư, góp phần giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của
người dân.


iv
Thứ năm, xuất khẩu hàng may mặc tạo điều kiện mở rộng và thúc đẩy các quan hệ
kinh tế đối ngoại và quảng bá thương hiệu của mặt hàng này trên thị trường thế giới.
1.3. Thị trường dệt may Hoa Kỳ và tầm quan trọng của xuất khẩu hàng dệt
may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
1.3.1. Khái quát về thị trường dệt may Hoa Kỳ
Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may lớn
nhất thế giới hiện nay. Ngành dệt may của Hoa Kỳ đứng thứ 10 trong các ngành
công nghiệp và đứng thứ 2 trong các ngành sản xuất hàng hóa có thời hạn sử dụng
không dài. Công nghiệp dệt của Hoa Kỳ luôn gắn với thị trường sản phẩm dệt và
quần áo may sẵn của thế giới. Hàng may mặc của Hoa Kỳ chủ yếu là các sản phẩm
cao cấp, giá cao cho các nước phát triển hoặc một phần là nguyên phụ liệu, bán sản
phẩm xuất đi các nước khác để gia công lắp ráp thành phẩm để tái xuất lại vào Hoa
Kỳ hoặc xuất khẩu đi các nước thứ ba.

Với trên 278 triệu dân, Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế
giới cả về mặt giá trị hàng hoá và số lượng, với tổng kim ngạch nhập khẩu trong
giai đoạn 2002- 2005 khoảng 70 tỷ USD/năm. Thị trường hàng dệt may Hoa Kỳ
được chia thành: ''bình dân''', ''trung'' và hàng “cao cấp”. Trong nhóm hàng "bình
dân" phải kể đến nhóm hàng giá rẻ được bán trong các cửa hàng hạ giá
(discounters), với nhãn mác riêng của cửa hàng bên cạnh một số sản phẩm thương
hiệu riêng (không nổi tiếng) với giá rất hạ. Hai nhóm hàng còn lại, hàng trung và
cao cấp chủ yếu được bán trong các cửa hiệu sang trọng (đôi khi cũng được bán
trong quầy hàng của các trung tâm thương mại) là các mặt hàng giá cao đi đôi với
chất lượng; Một số đại siêu thị có quầy hàng may mặc cũng kinh doanh hàng hoá và
vật liệu với trữ lượng tương đối lớn. Hình thức đặt hàng qua thư đang phát triển
mạnh trong kinh doanh bán lẻ, ngay cả đối với các công ty nhỏ và các đại gia trong
ngành may mặc Hoa Kỳ. Hình thức đặt mua hàng trực tuyến cũng đang là một lĩnh
vực kinh doanh mới đối với mặt hàng thiết yếu này.
Thị trường bán lẻ hàng may mặc của Hoa Kỳ có xu hướng “phân mảng” khá rõ
nét. 5 nhà bán lẻ lớn nhất chiếm tới 28,1% tổng dung lượng thị trường, trong đó
Gap chiếm 12,1%; TJX (Marshall’s, TJ Max, A.J. Wright) chiếm 7,4%; Limited
Brands (Limited, Express, Victoria’s Secret) chiếm 4,2%; Burlington chiếm 2,7%
và Charming Shoppes (Lane Bryant, Fashion Bug, Catherine’s), chiếm 2%. Bên
cạnh các kênh phân phối truyền thống, bán hàng qua mạng Internet đang có xu


v
hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Tiềm năng của mô hình bán hàng qua
mạng (cả B2B và B2Cs) trong lĩnh vực may mặc là rất lớn.
1.3.2. Tầm quan trọng của xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường
Hoa Kỳ
Một là, xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ nhằm góp phần thực hiện
thành công chiến lược phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Hai là, xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ góp phần thực hiện chủ

trương mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
Ba là, xuất khẩu hàng dệt may góp phần thực hiện hiệu quả Hiệp định thương
mại Việt Nam- Hoa Kỳ.
1.4. Những nhân tố tác động đến thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt
Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt Nam gia nhập WTO
 Việt Nam gia nhập WTO và việc bãi bỏ hạn ngạch dệt may
 Sự chuyển dịch đầu tư từ các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia và
Trung Quốc
 Là ngành kinh tế được ưu tiên phát triển
 Khai thác lợi thế về nguồn lao động dồi dào
 Các yếu tố khác
1.5. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc đẩy mạnh xuất khẩu dệt may
sau khi gia nhập WTO
1.5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
1.5.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ
1.5.3. Kinh nghiệm của Bangladesh
1.5.4. Một số bài học rút ra đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
2.1. Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ trước khi Việt Nam gia
nhập WTO
2.1.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 1994 - 2001
2.1.1.1. Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn này
Các hoạt động thương mại của các công ty Hoa Kỳ đối với Việt Nam đang diễn ra
hết sức nhộn nhịp, từ chỗ chưa được xếp trong bảng các đối tác thương mại quan


vi

trọng của Việt Nam, Hoa Kỳ đã nhanh chóng có vị trí đáng kể trong buôn bán với
nước ta. Tuy nhiên hoạt động thương mại giữa hai quốc gia trong thời kỳ này vẫn
chưa có nhiều thành tích, kim ngạch xuất khẩu hai chiều rất nhỏ bé. Điều này có
nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do:
- Hai nước chưa ký kết được Hiệp định Thương mại
- Hàng hóa xuất khẩu của Việt nam còn nghèo nàn chủ yếu là lương thực
thực phẩm và hàng tiêu dùng.
- Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin về thị trường Hoa Kỳ.
Tuy nhiên tình hình này đã có những dấu hiệu thay đổi khi vào cuối thời gian này
Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết được Hiệp định Thương mại. Điều này sẽ làm thay
đổi đáng kể bức tranh ảm đạm của thương mại hai chiều.
2.1.1.2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 1994-2001
a. Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ
(1994 - 2001)
Năm
Chỉ tiêu
Số lượng (trđv)

1994

1995

1996

1997

1998

1999


2000

2001

2.18

12.76

13.36

14.74

17.32

23.59

35.29

32.72

485.32

4.70

10.33

17.50

36.20


49.60

-7.28

17.5

23.9

26.4

29.1

37.8

49.9

49.3

487.25

36.57

10.46

10.23

29.90

32.01


-1.20

Tốc độ tăng (%)
2.98

Giá trị (trUSD)
Tốc độ tăng (%)

Nguồn: OTEXA
Bảng 2.3: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (1994 - 2001)
Đơn vị: triệu USD
Năm

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001


KNXKDMVN sang Hoa Kỳ

2.98

17.5

23.9

26.4

29.1

37.8

49.9

49.3

KNXK của Việt Nam

4054.3

5448.9

7255.9

9185

9360.3


11541.4

14482.7

15027

Tỷ trọng (%)

0.07

0.32

0.33

0.29

0.31

0.33

0.34

0.33

Chỉ tiêu

Nguồn: Tổng cục thống kê và OTEXA



vii
Bảng 2.4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ trong
tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam (1994 - 2001)
Đơn vị: triệu USD
Năm

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

KNXKDM sang Hoa Kỳ

2.98

17.5

23.9


26.4

29.1

37.8

49.9

49.3

KNXKDM của Việt Nam

537

845

1150

1349

1450

1700

1829

1884

Tỷ trọng (%)


0.55

2.07

2.08

1.96

2.01

2.22

2.73

2.62

Chỉ tiêu

Nguồn: Tổng cục thống kê và Phòng Thương mại M ỹ - Bộ phận Thương mại quốc tế
b. Cơ cấu xuất khẩu
Trong cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giai
đoạn này, tỷ trọng mặt hàng dệt thoi như găng tay, sơ mi trẻ em,… chiếm khoảng
85% tổng kim ngạch xuất khẩu, các mặt hàng dệt kim như sơ mi trẻ em, sơ mi nam,
nữ, găng tay dệt kim… hàng dệt may dệt thoi thường chiếm phần lớn trong giá trị
xuất khẩu nhưng tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng dệt may dệt kim lại cao
hơn. Mặc dù vậy nhìn chung các mặt hàng dệt may của Việt Nam trong giai đoạn
này đã đáp ứng được một phần đòi hỏi của thị trường và đang dần tập làm quen với
một thị trường lớn và đầy tính phức tạp như Hoa Kỳ.
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2001 - 2006
2.1.2.1. Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn này

Khi hiệp định thương mại có hiệu lực vào ngày 10/12/2001 Hoa Kỳ đã mở
rộng Quy chế quan hệ thương mại bình thường/ Quy chế tối Huệ quốc (NTR/MFN)
cho Việt Nam, cắt giảm mức thuế quan trung bình của mình đối với hàng nhập khẩu
Việt Nam từ 40% xuống còn 4%, dần mở rộng cánh cửa bước vào thị trường rộng
nhất và cũng dễ tiếp nhận nhất thế giới cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Sau khi
hiệp định thương mại được ký giữa hai nước Hoa Kỳ đã trở thành thị trường lớn
nhất của hàng xuất khẩu Việt Nam, đồng thời là nhà cung ứng đầu tư lớn nhất tại
Việt Nam. Hơn nữa Việt Nam cũng là một trong những thị trường phát triển nhất
của Hoa Kỳ. Việc thực hiện thành công Hiệp định Thương mại cũng có tác động
chính trị sấu sắc vì nó làm tăng sự tự tin của các nhà xuất khẩu Việt Nam và khích
lệ mong muốn chính trị đẩy mạnh quá trình đàm phán gia nhập tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO).


viii
2.1.2.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2001-2006
a. Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ
(2001 - 2006)
Năm

2001

2002

2003

2004

2005


2006

Số lượng (trđv)

32.72

358.1

827.4

905.4

950.5

1147.8

Tốc độ tăng (%)

-7.28

994.44

131.05

9.43

4.98

20.76


Giá trị (trUSD)

49.3

951.7

2484.3

2720

2880.5

3396.1

Tốc độ tăng (%)

-1.20

1830.43

161.04

9.47

5.92

17.90

Chỉ tiêu


Nguồn:OTEXA
Bảng 2.8: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (2001 - 2006)
Đơn vị: triệu USD
Năm
Chỉ tiêu
KNXKDMVN sang

2001

2002

2003

2004

2005

2006

49.3

951.7

2484.3

2719.6

2880.5


3396.1

15027

16705.8

19880

26504

32000

39600

0.33

5.70

12.50

10.26

9.00

8.58

Hoa Kỳ
KNXK của Việt Nam
Tỷ trọng (%)


Nguồn: Tổng cục thống kê và OTEXA
Bảng 2.9: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ
trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam (2001 - 2006)
Đơn vị: trUSD
Chỉ tiêu
KNXKDM sang
Hoa Kỳ
KNXKDM của
Việt Nam
Tỷ trọng (%)

2001

2002

2003

2004

2005

2006

49.3

951.7

2484.3


2719.6

2880.5

3396.1

1884

2626

3448.7

4260

4632.8

5834

2.62

36.24

72.04

63.84

62.18

58.21


Nguồn: Tổng cục thống kê và OTEXA


ix
b.Cơ cấu xuất khẩu
Các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong giai đoạn này có nhiều
biến động, không ổn định. Nhưng nhìn chung xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang
Hoa Kỳ vẫn đảm bảo được kế hoạch đề ra.
c. Sức cạnh tranh của dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Thế giới vẫn coi thị trường Hoa Kỳ là thị trường chủ lực đóng góp nhiều nhất
vào mức tăng trưởng xuất khẩu đầy ấn tượng của ngành dệt may, mặc dù trong hoàn
cảnh việc xuất khẩu sang thị trường này gặp khó khăn do chính sách bảo hộ không
rõ ràng của Hoa Kỳ. Hiện nay, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ mới
chiếm khoảng 3,16% tổng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ và đứng thứ tư sau Trung
Quốc, Ấn Độ và Indonesia
Bảng 2.11: Hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ của một số quốc gia
Đơn vị: Triệu USD
Nước

2001

2002

2003

2004

2005

2006


Ấn độ

2633.34

2992.64

3211.52

3633.27

4616.58

5031.07

Inđônexia

2552.74

2328.67

2375.70

2620.19

2081.33

3901.51

Trung Quốc


6536.32

8744.04

11608.83

14558.08

22405.22

27067.62

Việt Nam

49.30

951.70

2484.30

2719.60

2880.50

3396.10

Thế giới

70239.76


72183.13

77434.04

83310.44

89205.49

93278.71

Năm

Nguồn:OTEXA
2.2. Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ sau khi Việt Nam gia nhập WTO
Bắt đầu từ 11/1/2007, kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, Việt
Nam chính thức được phía Hoa Kỳ dỡ bỏ hạn ngạch, ngành dệt may Việt Nam có
cơ hội ngang bằng với các nước trên thế giới xuất khẩu sang Hoa Kỳ là một trong
thị trường lớn nhất về dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng kể từ đây phía Hoa
Kỳ lại đơn phương áp đặt một cơ chế giám sát đối với 5 nhóm mặt hàng trong năm
2007 và 2008, theo đó Chính phủ Hoa Kỳ sẽ rà soát số liệu xuất khẩu vào Hoa Kỳ
cứ mỗi 6 tháng một lần và khả năng xấu nhất là họ có thể tự khởi động điều tra
chống bán phá giá với một hoặc nhiều mặt hàng dệt may từ Việt Nam và áp thuế
chống bán phá giá với hàng dệt may của ta.


x
a. Kim ngạch xuất khẩu
Biểu đồ 2.3: Số lượng xuất khẩu dệt may Biểu đồ 2.4: Giá trị xuất khẩu dệt may
Việt Nam sang Hoa Kỳ


Việt Nam sang Hoa Kỳ
Triệu USD

Triệu đơn vị

1816.6

2000

1506.4

1600

5425

6000

4558

Triệu đơn vị
4000

1200

Triệu USD

653.6

800


1654

2000
400
0

Năm
2007

2008

0

Năm

Tháng 4/2009

2007

2008
Tháng 4/2009

Nguồn: OTEXA

Nguồn: OTEXA

Hình 2.5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Hình 2.6: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tổng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Triệu USD

Triệu USD

10000

70000

62900

9100

9000

60000
50000

kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam

7780

8000
7000

48380

5425.3

6000


40000
30000

KNXKDMVN sang
Hoa Kỳ

5000

KNXKVN

3000

4558

KNXKDM sang Hoa
Kỳ
KNXKDMVN

4000
2000

20000
10000

1000

4558

0


5425.3

0

2007

2008

Năm

Năm
2007

2008

Nguồn: Tổng cục thống kê và OTEXA

Nguồn: Tổng cục thống kê và OTEXA

b. Cơ cấu xuất khẩu
Năm 2007, 2008 các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ có
chiều hướng tăng chậm lại thậm chí là bị sụt giảm, do tình hình thị trường Hoa Kỳ
có những thay đổi. Chỉ có một số CAT tăng như Cat.339, 641, 639, 648. Còn lại bị
sụt giảm trong đó phải kể đến Cat.341/641 giảm 31,93%.


xi
c. Sức cạnh tranh của dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Biểu đồ 2.7: Thị phần hàng dệt may của một số quốc gia

trên thị trường Hoa Kỳ
2008

2007

4% 3%

4% 3%

Ấn Độ

23%

Ấn Độ

23%

Inđônêxia

3%

67%

Việt Nam
Thế giớii

Inđônêxia
Trung Quốc

Trung Qu?c


66%

4%

Việt Nam
Thế giới

2009

4% 4%

Ấn Độ

22%

Inđônêxia
Trung Quốc

66%

4%

Việt Nam
Thế giới

Nguồn: OTEXA
2.3. Đánh giá chung thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ
2.3.1. Những thành tựu
- Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nhìn

chung là tăng đều qua các năm đặc biệt sau khi Việt Nam vào vWTO dệt may Việt
Nam vào Hoa Kỳ có nhiều thuận lợi hơn trước.
- Cơ cấu các mặt hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ ngày càng phong phú
đa dạng và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ.
- Thị phần dệt may của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ ngày càng có những
bước phát triển đáng kể, Việt Nam dần trở thành một trong những quốc gia xuất
khẩu dệt may chủ yếu vào thị trường Hoa Kỳ
2.3.2. Những khó khăn
- Hệ thống thống luật pháp và thủ tục hành chính của Việt Nam còn rườm rà,
thiếu đồng bộ.


xii
- Chính sách hỗ trợ dệt may của Việt Nam cho các doanh nghiệp chưa kịp thời
và còn nhiều hạn chế
- Tỷ lệ tín dụng hỗ trợ đầu tư phát triển thấp, ngân sách hỗ trợ đào tạo và
nghiên cứu phát triển còn hạn chế, mới đáp ứng được 50% yêu cầu

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
VIỆT NAM SANG HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
3.1. Quan điểm, mục tiêu định hướng chiến lược phát triển ngành dệt may Việt
Nam đến năm 2015
3.2. Dự báo xuất khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt Nam gia
nhập WTO
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường
Hoa Kỳ sau khi Việt Nam gia nhập WTO
3.3.1. Một số giải pháp vĩ mô
- Hoàn thiện chính sách thương mại
+ Hoàn thiện chính sách thuế: Chính sách thuế đối với từng loại hàng hóa xuất

nhập khẩu phải được cụ thể hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặc dù theo quy
định của WTO các biện pháp phi thuế quan sẽ bị bãi bỏ, nhất là đối với hàng hóa
nhập khẩu. Những năm trước đây, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp mua
nguyên phụ liệu nhập khẩu (theo lộ trình của WTO thuế sẽ giảm chỉ còn 5-6%).
Nhưng một thực tế bất cập cho ngành may là nguyên phụ liệu trong nước không đáp
ứng được nhu cầu về chất lượng, giá cả, mẫu mã, thủ tục giao hàng chậm…
+ Hoàn thiện chính sách phát triển thị trường: Để nâng cao sức cạnh tranh của
hàng dệt may nước ta trên thị trường quốc tế, cần thực hiện nhiều biện pháp đồng
bộ từ hạ giá thành sản xuất, đa dạng hóa kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm cho tới liên
kết hợp tác trong ngành, xây dựng thương hiệu, hình thành các trung tâm giao dịch,
tập trung vào những thị trường mà nước ta có thế mạnh, trong đó cần chú trọng tới
thị trường ngách.


xiii
- Hoàn thiện chính sách tín dụng cho ngành dệt may
+ Về đầu tư, đổi mới công nghệ: Tổ chức lại các viện nghiên cứu phát triển
chuyên ngành theo hướng chuyển các đơn vị này theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, tự nghiên cứu độc lập nhằm phục vụ cho thị trường dệt may trong và ngoài
nước (thực hiện Nghị định 115 của Chính phủ).
+ Chính sách và giải pháp huy động vốn: Trong những năm tới huy động vốn
qua thị trường chứng khoán là giải pháp quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung, doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng, do đó cần nghiên cứu
hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn cho đầu tư phát triển. Đẩy
mạnh quá trình đa dạng hóa sở hữu và tạo sự liên kết về vốn giữa các thành phần
kinh tế thông qua cổ phần hóa, rao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
ngành dệt may.
- Hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành dệt may
+ Chính sách hỗ trợ và ưu đãi doanh nghiệp dệt may: Miễn giảm tiền thuê đất,
miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuế giá trị gia tăng cho các dự

án sản xuất nguyên nhiên liệu, hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động địa phương
của dự án.
+ Chính sách phát triển nguồn nhân lực: Con người luôn là nhân tố quyết định
hiệu quả kinh doanh. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu cho
sự phát triển của ngành dệt may trong tương lai.
3.3.2. Một số giải pháp vi mô
- Xác định thị trường mục tiêu, thị trường ngách
- Thực hiện phương thức xuất khẩu mua đứt bán đoạn
- Đẩy mạnh áp dụng phương pháp quản lý theo ISO 14000, đáp ứng các quy
định, tiêu chuẩn môi trường quốc tế
+ Tuân thủ tiêu chuẩn quản lý chất lượng và trách nhiệm xã hội
+ Lựa chọn điều kiện thanh toán phù hợp
+ Thuê chuyên gia, tư vấn pháp luật
- Nâng cao năng lực cán bộ quản lý xuất nhập khẩu và trình độ công nhân kỹ
thuật trong các doanh nghiệp dệt may
- Cải tiến chất lượng, mẫu mã phù hợp với thị hiếu tiêu dùng tại thị trường Hoa Kỳ
+ Nâng cao khả năng thiết kế


xiv
+ Xây dựng xưởng sản xuất chuyên môn hóa
+ Tin học hóa quản lý
3.3.3. Một số giải pháp cho Hiệp hội dệt may
- Giải pháp về đầu tư
- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Giải pháp về khoa học công nghệ
- Giải pháp thị trường
- Giải pháp về cung ứng nguyên phụ liệu
- Giải pháp về tài chính
3.4. Một số kiến nghị

3.4.1. Đối với Chính phủ
Để có thể đảm bảo thực hiện thành công các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ kể trên cần có quyết tâm cao của
Nhà nước, Chính phủ, các Bộ và Ban ngành… để đối phó được nguy cơ Hoa Kỳ
kiện chống bán phá giá cần xác định rõ nguyên nhân cơ bản của nó. Nếu xác định
được Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá vì lý do chính trị thì sẽ không có cách nào
ngăn cản. Khi ấy chỉ có chủ động đối phó trước bằng cách nhận biết sớm để chủ
động chuẩn bị theo kiện, giảm nhẹ thiệt hại và chuẩn bị tốt để có thể khởi kiện
trong khuôn khổ WTO nếu thấy Hoa Kỳ có vi phạm các quy định của WTO về
chống bán phá giá trong quá trình tiến hành vụ kiện chống bán phá giá.
3.4.2. Đối với các Bộ, ngành liên quan
 Bộ Công Thương
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3.4.3. Đối với hiệp hội ngành hàng
Hiệp hội dệt may Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan hải quan để cập
nhật những số liệu xuất nhập khẩu, từ đó có thể cảnh báo các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam về tình hình liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá ở Hoa Kỳ và
các thị trường xuất khẩu khác. Làm đầu mối tiếp xúc với những tổ chức như Hiệp
hội dệt may các nước, các tổ chức quốc tế... nhằm hỗ trợ thông tin cho các doanh
nghiệp dệt may ở diện rộng, giúp nâng cao công nghệ sản xuất, trình độ quản lý,
ứng dụng các hệ thống quản lý môi trường tiên tiến như ISO 14000, hệ thống trách
nhiệm xã hội SA 8000...


xv
3.4.4. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may
Bên cạnh những nỗ lực từ phía các bộ, ngành, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt
may cần hiểu biết đầy đủ và tuân thủ nghiêm ngặt cơ chế giám sát dệt may của Hoa
Kỳ, đồng thời nghiêm túc thực hiện cơ chế điều hành xuất khẩu hàng dệt may của

Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp cần chủ động đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị
trường, phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với Hiệp hội dệt may và với các
nhà nhập khẩu có quyền lợi liên quan để tranh thủ sự hỗ trợ nhằm giảm thiểu thiệt
hại ở mức thấp nhất.

KẾT LUẬN
Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hướng mạnh vào xuất khẩu, coi xuất khẩu
là hoạt động mũi nhọn của kinh tế đối ngoại. Với quan điểm tiếp cận như vậy, có
thể thấy rằng đẩy mạnh xuất khẩu dệt may sẽ giúp thúc đẩy sản xuất phát triển, thu
hút lực lượng lao động, tạo nguồn vốn để nhập khẩu, tranh thủ công nghệ, chủ động
hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và
định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của lĩnh vực
xuất khẩu dệt may và toàn bộ nền kinh tế.
Trong nội dung nghiên cứu, luận văn đã đạt được những kết quả đáng chú ý sau:
- Phân tích được đặc điểm thị trường hàng dệt may của Hoa Kỳ, nghiên cứu
và tập hợp đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ.
- Phân tích được thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ qua các giai đoạn khác nhau, tìm ra nguyên nhân của sự hạn chế về
giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ so với
các đối thủ cạnh tranh khác, chỉ rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này.
- Thông qua những phân tích và đánh giá về thị trường dệt may Hoa Kỳ, thực
trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thì trường này, tác giả đã mạnh dạn
đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam, đồng thời phát huy những lợi thế, khả năng nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).




×