Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội chi nhánh Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.37 KB, 13 trang )

i

MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ
yếu cho các tổ chức tín dụng, đồng thời cũng là hoạt động chứa đựng nhiều
rủi ro nhất. Do đó, các tổ chức tín dụng luôn thận trọng trong việc cho vay
nhằm giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động tín dụng. Nếu có sự thất thoát
trong hoạt động tín dụng, dù chỉ ở một ngân hàng và chỉ ở một mức nào đó
cũng sẽ đe doạ đến tính an toàn và ổn định của toàn hệ thống. Nhằm hạn chế
những rủi ro trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng thương mại thường chú
trọng đẩy mạnh công tác bảo đảm tiền vay. Bởi đây chính là các biện pháp
ràng buộc khách hàng phải sử dụng số tiền vay vốn có hiệu quả đồng thời là
nguồn thu nợ thứ hai trong trường hợp khách hàng không trả được nợ.
Những năm gần đây, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại
luôn ẩn chứa nhiều rủi ro, do những biến động của thị trường và sự thay đổi
trong chính sách chung của Nhà nước. Trong bối cảnh đó, công tác bảo đảm
tiền vay càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của các ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thăng Long được Ngân hàng
TMCP Quân đội đánh giá là chi nhánh hoạt động hiệu quả trong nhiều năm
qua. Chi nhánh luôn bám sát mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
và của MB. Định hướng hoạt động tín dụng của Chi nhánh hiện nay là: Tiếp
tục tăng trưởng và phát triển bền vững, bảo đảm an toàn trong hoạt động. Do
đó, công tác bảo đảm tiền vay đang rất được quan tâm và trở thành yêu cầu
bức thiết trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Góp phần đáp ứng đòi hỏi thực tế đó, đề tài luận văn thạc sỹ: “Hoàn
thiện công tác bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi
nhánh Thăng Long” đã được lựa chọn để nghiên cứu.


ii



Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, danh mục ký hiệu các chữ viết
tắt, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu
thành 3 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác bảo đảm tiền vay của
Ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng công tác bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng
TMCP Quân đội - Chi nhánh Thăng Long.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại Ngân
hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thăng Long.


iii

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Chương này tập trung vào việc khái quát chung nhất những vấn đề lý
luận liên quan đến hoạt động cho vay của NHTM, công tác bảo đảm tiền vay
của NHTM và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bảo đảm tiền vay của
NHTM.
Một là tổng quan về hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại
Trong phần này, luận văn đã đưa ra các khái niệm về hoạt động cho vay
và vai trò của hoạt động này đối với hoạt động chung của Ngân hàng thương
mại. Tìm hiểu về các cách phân loại hoạt động cho vay của NHTM. Trong đó,
phân loại cho vay theo thời hạn cho vay gồm cho vay ngắn hạn, cho vay trung
hạn và cho vay dài hạn; phân loại cho vay theo phương thức cho vay gồm cho
vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho
vay hợp vốn, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho
vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu
chi; phân loại cho vay theo hình thức bảo đảm gồm cho vay có tài sản bảo

đảm và cho vay có bảo đảm không bằng tài sản.
Hai là công tác bảo đảm tiền vay của Ngân hàng thƣơng mại
Bảo đảm tiền vay là việc các ngân hàng thương mại áp dụng các biện
pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và cơ sở pháp lý để thu hồi được
các khoản nợ gốc và lãi đã cho khách hàng vay.
Sự cần thiết của bảo đảm tiền vay thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, bảo đảm tiền vay là cơ sở pháp lý cũng như cơ sở kinh tế
giúp ngân hàng có thể thu hồi khoản tiền vay.
Thứ hai, bảo đảm tiền vay có tác dụng nâng cao trách nhiệm của khách
hàng trong việc thực hiện các cam kết khi được ngân hàng cấp tín dụng.
Thứ ba, bảo đảm tiền vay là cơ sở giúp ngân hàng giảm thiểu những
mất mát xuất phát từ các khoản cho vay xấu. Theo đó, nền kinh tế cũng có thể
tránh được những tổn thất do các vụ đổ bể tín dụng gây ra.


iv

Công tác bảo đảm tiền vay của NHTM gồm các nội dung chính sau:
Thứ nhất, lựa chọn hình thức bảo đảm tiền vay.
Thứ hai, xây dựng chính sách bảo đảm tiền vay, bao gồm chính sách
đối với từng loại tài sản bảo đảm, mức cho vay đối với từng loại tài sản bảo
đảm, Việc quản lý, giám sát và xử lý tài sản bảo đảm.
Thứ ba, lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay bao gồm cầm cố tài sản
và thế chấp tài sản.
Thứ tư, tổ chức thực hiện quy trình bảo đảm tiền vay gồm các nội dung:
định giá tài sản bảo đảm, quản lý TSBĐ và các giấy tờ liên quan, chấm dứt
bảo đảm hoặc xử lý tài sản bảo đảm
Chất lượng công tác bảo đảm tiền vay được đánh giá thông qua các chỉ
tiêu định tính và định lượng như sau:
Thứ nhất, các chỉ tiêu định tính bao gồm chỉ tiêu về sự đáp ứng các

mục tiêu, chính sách tín dụng; và sự tuân thủ đúng các chính sách, quy định
của Nhà nước và của ngành.
Thứ hai, các chỉ tiêu định lượng bao gồm tỷ lệ TSBĐ đủ điều kiện pháp
lý, khả năng phát mại của TSBĐ và khả năng thu hồi nợ từ TSBĐ
Ba là các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác bảo đảm tiền vay của
NHTM
Luận văn đưa ra các các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bảo đảm tiền
vay tại NHTM bao gồm các nhân tố chủ quan như: Chính sách, quy trình và
các quy định bảo đảm tiền vay; Trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ
tín dụng; Công nghệ và thông tin phục vụ cho công tác bảo đảm tiền vay và
các nhân tố khách quan như: Môi trường kinh tế chính trị xã hội; Các khuôn
khổ pháp lý cho bảo đảm tiền vay; vấn đề về đăng ký giao dịch bảo đảm; Các
nhân tố thuộc về khách hàng vay.


v

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THĂNG LONG
Chương 2 đề cập đến các nội dung sau: Khái quát về Ngân hàng TMCP
Quân đội - Chi nhánh Thăng Long, Thực trạng công tác bảo đảm tiền vay tại
MB Thăng Long; và Đánh giá công tác bảo đảm tiền vay tại MB Thăng Long.
Một là khái quát về Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh
Thăng Long
Trong phần này, luận văn giới thiệu một cách tổng quan về quá trình
thành lập và phát triển cũng như cơ cấu tổ chức của MB Thăng Long
Bên cạnh đó, luận văn phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại MB
Thăng Long trên các mặt huy động vốn, tín dụng và các hoạt động khác
Hai là thực trạng công tác bảo đảm tiền vay tại MB Thăng Long
Tại MB Thăng Long quy trình bảo đảm tiền vay gồm các bước sau:

(1) Tiếp nhận nhu càu, hồ sơ vay vốn của khách hàng; (2) Lựa chọn hình thức
bảo đảm tiền vay; (3) Định giá TSBĐ và xác định mức cho vay so với giá trị
TSBĐ; (4) Xác định quyền của Chi nhánh với TSBĐ; (5) Giao nhận tài sản
bảo đảm; (6) Theo dõi, giám sát quản lý tài sản bảo đảm; (7) Chấm dứt bảo
đảm. Trong đó, luận văn đi sâu phân tích thực trạng công tác định giá tài sản
bảo dảm và công tác xử lý tài sản bảo đảm.
Luận văn phân tích thực trạng các hình thức bảo đảm tiền vay tại MB
Thăng Long. Từ đó đi sâu phân tích từng loại hình tài sản bảo đảm trong cho
vay như tài sản hình thành từ vón vay, tài sản của khách hàng; tài sản là bất
động sản, động sản, giấy tờ có giá. Cụ thể là:
Trong 3 năm 2007-2009, Chi nhánh ngày càng chú trọng hơn trong
việc cho vay có tài sản bảo đảm: Dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm của MB
Thăng Long luôn chiếm tỷ trọng rất cao từ 90%/Tổng dư nợ cho vay trở lên.


vi

Trong đó cho vay bằng thế chấp tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất trung bình
80% tổng dư nợ cho vay và cho vay cầm cố chiếm tỷ trọng từ 8-10% tổng dư
nợ. Dư nợ cho vay theo hình thức tín chấp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, từ 8-10%
tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh.
Trong các hình thức cho vay có TSBĐ, xét theo nguồn hình thành tài sản
thì tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị
TSBĐ (trên 60%) và có xu hướng giảm dần. Mức cho vay đối với TSBĐ hình
thành từ vốn vay chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 60-68% giá trị tài sản.
Theo hình thức vật chất của tài sản, thì tại Chi nhánh tài sản bảo đảm là
bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn, từ 50-60% tổng giá trị TSBĐ và có xu
hướng tăng dần qua các năm. Mức cho vay đối với tài sản bảo dảm là bất
động sản chiếm tỷ lệ trung bình từ 63-70% giá trị tài sản. Chiếm tỷ trọng thấp
nhất là giấy tờ có giá, từ 6-8% tổng giá trị TSBĐ, và mức cho vay trung bình

từ 80-90% giá trị tài sản.
Trên cơ sở phân tích số liệu về tải sản bảo đảm của MB Thăng Long,
luận văn tính toán một số chỉ tiêu để phân tích rõ hơn về thực trạng công tác
bảo đảm tiền vay tại Chi Nhánh:
Tỷ lệ tài sản bảo đảm đủ điều kiện pháp lý
Tỷ lệ tài sản hợp pháp của Chi nhánh chiếm tỷ trọng cao nhất từ 5360% tổng giá trị TSBĐ và có sự gia tăng đáng kể. Trong đó, đối với bất động
sản, tỷ trọng tài sản hợp pháp chưa cao, chỉ chiếm từ 22-30% tổng giá trị tài
sản bảo đảm toàn Chi nhánh. Đối với bất động sản, tỷ trọng tài sản bảo đảm
hợp pháp chiếm khoảng 20-30% tổng giá trị tài sản đảm bảo.
Khả năng phát mại của TSBĐ
Tỷ trọng giá trị tài sản bảo đảm có khả năng phát mại cao chiếm tỷ lệ
cao nhất trong tổng giá trị tài sản bảo đảm (từ 47-53%) và có xu hướng tăng


vii

đều qua các năm. Tài sản bảo dảm có khả năng phát mại trung bình và thấp
chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần.
Qua phân tích số liệu về thực trạng tài sản bảo đảm tại MB Thăng Long
những năm qua cho thấy, chất lượng công tác bảo đảm tiền vay chưa thực sự
cao, mặc dù đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ trọng tài sản bảo đảm là
bất động sản cao hơn so với so với các hình thức bảo đảm tiền vay khác
nhưng chất lượng đảm bảo chưa tương xứng.
Ba là đánh giá công tác bảo đảm tiền vay tại MB Thăng Long
Trong thời gian qua, công tác bảo đảm tiền vay tại MB Thăng Long đã
đạt được một số kết quả ghi nhận như sau:
Thứ nhất, chất lượng trong hoạt động tín dụng của MB Thăng Long
những năm qua được kiểm soát tốt, tổng dư nợ ngày càng tăng qua các năm,
tỷ lệ nợ xấu/tổng dự nợ luôn ổn định và ở mức khá cao.
Thứ hai, cơ cấu chất lượng và giá trị tài sản bảo đảm cho dự nợ vay tại

MB THăng Long nhìn chung là tốt, tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm chiếm tỷ lệ
khá cao đây là điều kiện rất thuận lợi để hạn chế những tổn thất khi rủi ro
trong quá trình cho vay có thể xảy ra.
Thứ ba, việc thẩm định, lự chọn tài sản bảo dảm, đa dạng các hình thức
bảo đảm tiền vay và thực hiện các chính sách, quy trình nhận tài sản thế chấp
cầm cố đã được Chi nhánh vận dụng linh hoạt và tuân thủ theo đúng quy định
của pháp luật, cũng như các chính sách và quy trình bảo đảm tiền vay của
MB.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo đảm tiền vay tại MB
Thăng Long còn một số tồn tại, hạn chế như sau:
Thứ nhất, việc áp dụng chính sách bảo đảm tiền vay theo quy định chưa
phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng.


viii

Thứ hai, tỷ trọng tài sản bảo đảm có khả năng phát mại cao như giấy tờ
có giá còn rất nhỏ, trong khi tỷ trọng tài sản khó hoặc không có khả năng phát
mại còn chiếm tỷ trọng cao.
Thứ ba, danh mục tài sản bảo đảm chưa đa dạng
Thứ tư, công tác quản lý, kiểm tra đánh giá giám sát tài sản bảo đảm tại
Chi nhánh thực hiện còn chưa thường xuyên, liên tục
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên những hạn chế trên, có thể phân
nhóm các nguyên nhân tác động đến công tác bảo đảm tiền vay tại MB Thăng
long thành: nhóm nguyên nhân chủ quan và nhóm nguyên nhân khách quan
a. Những nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, trình độ năng lực của các cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế.
Thứ hai, Chi nhánh chưa xây dựng được hệ thống cung cấp thông tin
cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định tài sản.
b. Những nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, các văn bản pháp luật quy định vê fgiao dịch bảo đảm còn
chứa đựng nhiều bất cập.
Thứ hai, nguyên nhân từ phía khách hàng:Việc cung cấp thông tin
chính xác và phối hợp với Ngân hàng trong việc thực hiện các thủ tục thế
chấp, quản lý, theo dõi, giám sát và xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng còn
có một số trường hợp thiếu thiện chí.


ix

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN
VAY TẠI MB THĂNG LONG
Chương này tập trung đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn
thiện công tác bảo đảm tiền vay tại MB Thăng Long trên cơ sở những hạn chế
và nguyên nhân đã được phân tích ở Chương 2. Cụ thể như sau:
Một là định hƣớng trong công tác bảo đảm tiền vay tại MB Thăng
Long trong giai đoạn 2010-2015
Trong phần này, luận văn nêu lên mục tiêu phát triển tổng thể của MB
Thăng Long trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, đồng thời nêu rõ quan
điểm định hướng của Công ty trong công tác bảo đảm tiền vay.
Hai là các giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại Ngân
hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thăng Long
Hoàn thiện chính sách bảo đảm tiền vay
Chi nhánh cần đa dạng danh mục tài sản bảo đảm, theo hướng tăng tỷ
trọng những tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao, dễ đáp ứng các điều
kiện, thủ tục pháp lý. Bên cạnh các tài sản bảo đảm như giấy tờ có giá, bất
động sản, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, Chi nhánh nên tăng tỷ trọng
tài sản bảo đảm là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Đồng thời mở rộng cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Nâng cấp hệ thống thông tin về tài sản bảo đảm

Hiện nay, đa phần các thông tin để thẩm định khách hàng, khoản vay mới
chỉđược Chi nhánh khai thác qua Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của
Ngân hàng Nhà nước, việc thu thập thông tin phục vụ cho công tác thẩm định
tài sản bảo đảm được khai thác từ Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm, Văn
phòng đăng ký nhà đất và hệ thống thông tin về tài sản bảo đảm của chính
Ngân hàng. Tuy nhiên những thông tin trong hệ thống quản lý của ngân hàng


x

chưa đầy đủ và chưa được cập nhật thường xuyên khi có biến động về tình
hình tài sản bảo đảm cũng như những biến động về thị trường. Vì vậy, cần
nâng cấp và thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến tài sản nhận bảo
đảm như về thị trường, các đặc điểm kỹ thuật và pháp lý tài sản...
Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát
Để thực hiê ̣n tố t vấ n đề an toàn trong cho vay thì Ngân hàng cầ n phải
thường xuyên kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm nợ vay, định kỳ đánh giá lại
giá trị tài sản bảo đảm nhằm phản ánh đúng giá trị giúp các cấp quản lý ra
quyết định nhanh chóng và hiệu quả trong quá trình cấp tín dụng đối với
khách hàng. Bởi vì có như vâ ̣y thì Ngân hàng mới sớm phát hiê ̣n đươ ̣c tin
̀ h
trạng thực tế của khách hàng để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp nhằm
ngăn ngừa và ha ̣n chế rủi ro trong hoa ̣t đ ộng kinh doanh của bản thân ngân
hàng.
Nâng cao chất lượng thẩm định, định giá tài sản bảo đảm.
Đinh
̣ giá tài sản bảo đảm là rấ t quan tro ̣ng bởi vì viê ̣c đinh
̣ giá tài sản
bảo đảm này chính là cơ sở để xác định mức cho vay tối đa đố i với mô ̣t khoản
vay và khả năng thu hồ i nơ ̣ trong trường hơ ̣p phải xử lý tài sản bảo đảm


. Vì

vâ ̣y, để có được quyết định cho vay đúng đắn, đảm bảo an toàn và ta ̣o ra đươ ̣c
mố i quan hê ̣ tố t đe ̣p với khách hàng vay thì Ngâ

n hàng cầ n phải xác đinh
̣

đúng giá tri ̣đić h thực của tài sản bảo đảm . Tuy nhiên, viê ̣c xác đinh
̣ đúng giá
trị tài sản bảo đảm là việc mà khả năng chính xác là không cao vì nó phụ
thuô ̣c vào nhiề u yế u tố chủ quan. Điể n hình có thể nói là do chất lượng của bộ
phâ ̣n đinh
̣ giá tài sản bảo đảm.
Nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức của các cán bộ tín dụng
Thứ nhất, Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
Thứ hai, Ngân hàng cầ n lựa cho ̣n và bố trí các cá

n bô ̣ ngân hàng có


xi

trình độ chuyên môn , có đạo đức nghề nghiệp tốt vào các vị trí thích hợp
nhằ m khai thác đươ ̣c tố i đa tiề m năng, năng lực và thế ma ̣nh của từng cán bô ̣.
Thứ ba, Ngân hàng cần có chế độ , chính sách tiền l ương, khen thưởng
công bằ ng, hơ ̣p lý dựa trên năng lực và thành tić h làm viê ̣c để khuyế n khić h
sự nỗ lực, cạnh tranh lành mạnh giữa các cán bộ.
Thứ tư, chú trọng công tác tuyể n du ̣ng và tuyể n mô ̣ , ban hành chiń h

sách thu hút nhâ n tài , những người có triǹ h đô ̣ chuyên môn giỏi

, có kinh

nghiệm về lĩnh vực tín dụng, về công tác bảo đảm tiền vay.
Ba là một số kiến nghị đối với các đơn vị liên quan nhằm tạo điều
kiện để MB Thăng Long có thể hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay.
Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Quân đội
Xây dựng chính sách bảo đảm tiền vay chung hợp lý hơn và có biện
pháp triển khai áp dụng chính sách phù hợp, linh hoạt với đặc điểm hoạt động
của từng chi nhánh.
Ngân hàng cần có các kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực sẵn
cho nhu cầu tương lai.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động bảo đảm tiền vay
tại các Chi nhánh trong hệ thống.
Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn cơ
chế bảo đảm tín dụng đồng bộ, cụ thể, chi tiết, kịp thời thông báo những nội
dung các văn bản hết hiệu lực nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng và
khách hàng kịp thời thực hiện
Thứ hai, Cần rà soát những quy định về bảo đảm tiền vay không còn
phù hợp với một số Luật vừa được Quốc hội ban hành trong thời gian qua như
các quy định về quyền sử dụng đất, về công chứng hợp đồng thế chấp, bảo


xii

lãnh bằng quyền sử dụng đất...
Kiến nghị với Chính phủ
Chính phủ sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về bảo đảm tiền vay để

giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, Chính phủ cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan hành
chính trong các công việc có liên quan đến thế chấp, cầm cố, bảo lãnh (công
chứng, chức thực, đăng ký giao dịch bảo đảm), xây dựng củng cố các cơ quan
chức năng bảo vệvà thi hành pháp luật (công an, toà án, viện kiểm sát). Các
cơ quan này phải hiểu được yêu cầu đặt ra đối với hoạt động ngân hàng, hỗ
trợ cho hoạt động bảo đảm các khoản vay ngân hàng, đánh giá xử lý kịp thời
khi có các phát sinh của Ngân hàng cần có sự hỗ trợ của các cơ quan pháp
luật trong bảo vệ tài sản bảo đảm, hoặc xử lý, phát mại các tài sản bảo đảm.
Thứ hai, Cần có cơ chế hợp lý cho ngân hàng trong việc xử lý các bảo
đảm nợ vay.
Thứ ba, Cần rà soát để bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực
tiễn, còn mẫu thuẫn, chưa thống nhất
Thứ tư, Cần quy định chính xác, toàn diện thứ tự ưu tiên thanh toán
giữa các chủ thể có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm.


xiii

KẾT LUẬN
Công tác bảo đảm tiền vay là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi
ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn cho hoạt động. Việc thực
hiện các biện pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay cần được
thực hiện một cách xuyên suốt trong quá trình trước, trong và sau khi cho vay.
Trong các quy trình cho vay đó, khâu thẩm định nhằm lựa chọn khách hàng
vay, xác định tính khả thi của dự án vay và đặc biệt lựa chọn, định giá chính
xác giá trị tài sản đảm bảo là khâu quan trọng nhất. Việc định giá tài sản đảm
bảo chính xác, xác lập quyền lợi chính đáng của ngân hàng đối với tài sản
đảm bảo là rất cần thiết để ngân hàng tiến hành thu nợ trong trường hợp
khách hàng không hoàn trả được vốn vay.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về công tác đảm bảo tín dụng và thông
qua việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác bảo đảm tiền vay tại MB
Thăng Long, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp đối với Chi nhánh và kiến
nghị đối với MB và các cơ quan Nhà nước nhằm hoàn thiện hoạt động này.
Trong phạm vi nghiên cứu hạn hẹp cũng như cách nhìn nhận và trình
độ kiến thức còn ở mức độ nhất định nên khó tránh khó sai sót. Rất mong
nhật được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để
bài viết được đầy đủ và hoàn thiện hơn.



×