Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.87 KB, 17 trang )

i

CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1. Lý luận hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) hệ thống KSNB được hiểu như
sau: “Hệ thống KSNB là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm
đạt được bốn mục tiêu sau: Bảo vệ tài sản của đơn vị; Bảo đảm độ tin cậy của
các thông tin; Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả
của hoạt động.”
Các yếu tố cơ bản của hệ thống KSNB:
- Môi trường kiểm soát : Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố
bên trong đơn vị và bên ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết
kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của hệ thống KSNB.
Môi trường kiểm soát bên trong bao gồm các nhân tố : Đặc thù về quản lý,
cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, uỷ ban kiểm soát…
Môi trường bên ngoài: Môi trường kiểm soát chung của một đơn vị còn
phụ thuộc vào các nhân tố bên ngoài. Thuộc nhóm các nhân tố này bao gồm: Sự
kiểm soát của các cơ quan chức năng của nhà nước; ảnh hưởng của các chủ nợ,
môi trường pháp lý, đường lối phát triển của đất nước…
- Hệ thống kế toán: Hệ thống kế toán của đơn vị bao gồm hệ thống chứng
từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổng
hợp cân đối kế toán. Trong đó quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò
quan trọng trong công tác KSNB của đơn vị. Một hệ thống kế toán hữu hiệu phải
bảo đảm các mục tiêu kiểm soát chi tiết: Tính có thực; Sự phê chuẩn; Tính đầy
đủ; Sự đánh giá; Sự phân loại; Tính đúng kỳ; Quá trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác.
- Các thủ tục KSNB: Do các nhà quản lý xây dựng dựa trên ba nguyên tắc


ii
cơ bản : Nguyên tắc phân công, phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên


tắc uỷ quyền và phê chuẩn. Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, các thủ tục
kiểm soát còn bao gồm : việc quy định chứng từ sổ sánh phải đầy đủ, quá trình
kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổ sách và kiểm soát độc lập việc thực hiện
các hoạt động của đơn vị.
- Kiểm toán nội bộ: Là một trong những nhân tố cơ bản trong hệ thống
KSNB của đơn vị, bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát, đánh giá
thường xuyên về toàn bộ hoạt động của đơn vị, bao gồm cả tính hiệu quả của
việc thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục về KSNB.
1.2. Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc quản lý và nâng cao
hiệu qña đầu tƣ nguồn lực của đơn vị
Hệ thống kiểm soát nội bộ được hình thành và thiết lập trong đơn vị có
bốn vai trò chủ yếu sau : Bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của các
thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý; bảo đảm hiệu quả của hoạt
động và năng lực quản lý.
1.3. Những hạn chế vốn có của hệ thống kiểm soát nội bộ
- Xuất phát từ yêu cầu của nhà quản lý là chi phí kiểm tra phải nhỏ nhất so
với những tổn thất do sai phạm và do gian lận gây ra.
- Trong thực tế có nhiều dạng sai phạm mà hệ thống kiểm soát không dự kiến được.
- Sai phạm do nhân viên thiếu thận trọng, sao lãng, sai lầm trong xét đoán
hoặc hiểu sai sự chỉ đạo của cấp trên.
- Do sự thông đồng của nhân viên trong đơn vị hoặc với người bên ngoài
đơn vị.
- Các thủ tục kiểm soát không phù hợp với điều kiện kinh tế thay đổi.
1.4. Đặc điểm chung của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị hành
chính sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế


iii
Trong những năm gần đây công tác quản


lý tài

chính của các đơn vị HCSN
thuộc Bộ Y tế đã có nhiều cố gắng, hệ thống kiểm soát
nội bộ trong các đơn vị cũng dần đ-ợc thiết lập và đi
vào hoạt động có hiệu quả, thủ tr-ởng các đơn vị đã
quan tâm và có thái độ ủng hộ

tích cực đối với hệ

thống KSNB đặc biệt là quan tõm đến công tác tài chính
kế toán, ban hành những quy định nội bộ về quản lý tài
chính, quy chế chi tiêu nội bộ nhằm đẩy mạnh tiết kiệm
chống lãng phí trong đơn vị, chủ động khai thác các
nguồn thu, có chính sách nhân sự đúng đắn. Trong cỏc n
v mt s th tc kim soỏt ó c thit lp nh kim soỏt tuõn th phỏp lut,
kim soỏt mc tiờu, k hoch ó xõy dng, kim soỏt cỏc chu trỡnh nghip v ti
chớnh. Tuy nhiờn h thống kiểm toán nội bộ của Bộ Y tế ch-a
đ-ợc thành lập do đó tại các đơn vị cũng ch-a có tổ
chức kiểm toán nội bộ.


iv

CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRUNG TÂM
TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ TRUNG ƢƠNG
2.1. Khái quát sự hình thành phát triển và vai trò của Trung tâm Truyền
thông giáo dục sức khoẻ Trung ƣơng
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế

được thành lập theo Quyết định số 1914/1999/QĐ-BYT ngày 28/6/1999 của Bộ
trưởng Bộ Y tế .
Ngày 18/4/2006 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 621/QĐ-TTg
ngày 18/4/2006 về việc đổi tên Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ Bộ Y
tế thành Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ Trung ương (TTGDSKTW). Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Truyền thông giáo dục sức
khoẻ Trung ương được thực hiện theo Quyết định số 1914/1999/QĐ-BYT ngày
28/6/1999 của Bộ Y tế.
Hiện nay trên cả nước tại 64 tỉnh, thành đều đã thành lập TT-GDSK tại
tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương theo Thông tư liên tịch số 02/1998/TTLTBYT-BTCCBCP ngày 27/6/1998 của Bộ Y tế, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ.
Ngày 09/9/2005 theo Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ
Y tế các phòng Truyền thông giáo dục sức khoẻ thuộc Trung tâm y tế dự phòng
quận/huyện được thành lập.
Vai trò của Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ Trung ương trong
ngành Y tế: Ngày 26/01/1983 Bộ trưởng Bộ Y tế có chỉ thị 05/BYT-CT nêu rõ “


v
Công tác y tế nào cũng cần tuyên truyền giáo dục, coi đó là một phương pháp
quan trọng bảo đảm kết quả”. Bản chỉ thị giao nhiệm vụ cho các cơ quan đơn vị
y tế: “Mỗi cơ sở y tế từ trung ương đến xã, phường, mỗi cán bộ y tế dù làm công
tác gì đều phải tham gia tuyên truyền giáo dục y tế.”
Từ vai trò của công tác TT-GDSK trong ngành Y tế thì vai trò của Trung
tâm TT-GDSKTW được thể hiện là cơ quan trung ương, đầu ngành của hệ TTGDSK, là đầu mối mọi công tác TT-GDSK của Bộ Y tế và chỉ đạo về chuyên
môn, nghiệp vụ hệ thống TT-GDSK trong toàn quốc.
2.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trung tâm Truyền thông giáo dục sức
khoẻ Trung ƣơng hiện nay
Về môi trường kiểm soát: Chi uỷ và Lãnh đạo Trung tâm TT-GDSKTW
luôn quan tâm đúng mức đến công tác tài chính ngân sách, coi công tác tài chính
là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hoàn
thành các nhiệm vụ của đơn vị, đặc biệt là trong điều kiện nguồn kinh phí ngân

sách Nhà nước cấp ngày càng hạn hẹp.
Về cơ cấu tổ chức : Đứng đầu là Giám đốc, giúp việc Giám đốc trên các
lĩnh vực công tác là các Phó giám đốc và 08 phòng ban chức năng sau: Phòng Kế
hoạch tổng hợp; Phòng Nghiệp vụ; Phòng Kỹ thuật nghe nhìn; Phòng Chỉ đạo
tuyến; Phòng Tổ chức hành chính quản trị; Phòng Tài chính kế toán; Tạp chí
Dược học; Tổ WEBSITTE với tổng biên chế là 84 người.


vi
Về chính sách nhân sự: Đơn vị đã xây dựng một chính sách nhân sự tương
đối tốt từ khâu tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, điều động, sắp xếp, khen thưởng,
kỷ luật, đào tạo, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đủ tiêu chuẩn, có năng lực
chuyên môn, năng lực lãnh đạo và phẩm chất chính trị, đồng thời mang tính kế
thừa và liên tục; Thực hiện tốt Pháp lệnh về cán bộ và công chức.
Công tác kế hoạch được quan tâm chú trọng. Hàng năm căn cứ vào nhiệm
vụ chính trị, nhiệm vụ năm kế hoạch, kế hoạch hoạt động năm của các phòng,
Phòng Kế hoạch tổng hợp xây dựng kế hoạt hoạt động hàng năm của đơn vị.
Công tác kế hoạch ngân sách hàng năm: Đơn vị đã thực hiện theo đúng
quy trình lập dự toán theo quy định.
Môi trường kiểm soát bên ngoài: Các cơ chế quản lý tài chính ngân sách
đã được thay đổi đặc biệt là khi có Nghị định 10/2002/NĐ- CP ngày 16/01/2002
của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và sau đó
là Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ Quy định quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập được ban hành là một trong những
bước đổi mới trong tiến trình cải cách nền kinh tế của đất nước. Ngoài ra công
tác thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế cũng như các cơ quan chức năng của nhà
nước đều được tăng cường và thường xuyên hơn.
Về hệ thống kế toán: Hệ thống kế toán của đơn vị bao gồm hệ thống
chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống

bảng tổng hợp cân đối kế toán áp dụng theo mẫu quy định tại Quyết định số
19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế
toán hành chính sự nghiệp. Trong đó quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng
vai trò quan trọng trong công tác KSNB của đơn vị.
Hình thức kế toán : đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, trình


vii
tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính. Ngoài ra đối với nguồn
tài trợ, viện trợ còn có báo cáo quyết toán và báo cáo hoạt động đối với từng
chương trình cho nhà tài trợ.
Bộ máy kế toán: Trung tâm áp dụng mô hình kế toán tập trung.
Hiện nay
phòng Tài chính Kế toán của Trung tâm gồm 6 cán bộ: Kế toán trưởng, kế toán
tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán kho bạc ngân hàng, kế toán dự án, TSCĐ
và kho, thủ quĩ. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ cũng như trình độ năng lực của
từng cán bộ Kế toán trưởng đã có văn bản phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và
quyền hạn từng cán bộ, qui định quá trình luân chuyển, lưu giữ chứng từ kế toán.
Về trình độ cán bộ: Các cán bộ kế toán đã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức,
tuy nhiên vẫn còn cán bộ tài chính kế toán không theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ,
thực hiện công việc chủ yếu theo kinh nghiệm thuần tuý, chưa cập nhật kịp thời
chính sách, chế độ cũng như những kiến thức mới về quản lý; dẫn tới chất lượng
của hoạt động tài chính kế toán còn hạn chế. Tác nghiệp về kế toán mới dừng lại
ở việc thực hiện chức năng thông tin, chưa nhận thức rõ và thực hiện được chức
năng kiểm tra, kiểm soát của kế toán; chưa thực hiện tốt việc tham mưu cho lãnh
đạo về quản lý, sử dụng các nguồn lực của đơn vị chặt chẽ, có hiệu qủa. Do vậy,
nhân tố về trình độ cán bộ hạn chế nhiều đến hiệu lực và hiệu qủa của hoạt động
kiểm soát.
Về thủ tục kiểm soát: Để duy trì công tác KSNB toàn diện hoạt động
trong đơn vị, cũng như từng phòng ban. Các thủ tục kiểm soát tại Trung tâm

được thiết lập trên cơ sở 3 nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc phân công phân
nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn.
Nguyên tắc phân công phân nhiệm: Trung tâm đã có những văn bản phân
công, phân nhiệm của đơn vị tương đối rõ ràng như: việc phân công nhiệm vụ
trong Ban Giám đốc, qui định chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong


viii
Trung tâm, trong các phòng ban đều có qui định bằng văn bản phân công nhiệm
vụ cho từng cá nhân cụ thể.
Việc phân công phân nhiệm trong đơn vị đều được thể hiện bằng văn bản
cụ thể, giúp cho từng cấp, cá nhân thấy rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.
Khi thực hiện nhiệm vụ vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của từng cá
nhân vừa phát huy được nguyên tắc tập trung dân chủ và cũng là cơ sở để kiểm
soát nội bộ.
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Đây là một nguyên tắc được Trung tâm tuân
thủ khi phân công công việc, giúp cho việc kiểm soát được thực hiện tốt hơn. Tại
Trung tâm qui định phòng Tài chính Kế toán không được trực tiếp mua sắm tài
sản vật tư mà căn cứ vào yêu cầu của phòng trực tiếp sử dụng, phòng Tổ chức
Hành chính Quản trị trực tiếp mua sắm có sự giám sát của phòng Tài chính Kế
toán về giá cả và phòng chuyên môn về chất lượng. Kế toán không được kiêm
nhiệm thủ kho, thủ quỹ. Người thân trong gia đình của lãnh đạo Trung tâm và
cán bộ phòng Tài chính Kế toán không được bố trí làm ở phòng Tài chính Kế
toán. Việc phân công các phần hành kế toán cho các kế toán viên bảo đảm sự
kiểm soát lẫn nhau giữa các phần hành kế toán.
Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn: Trách nhiệm và quyền hạn được phân
công cụ thể cho từng cấp quản lý, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ
một thủ trưởng.
Việc uỷ quyền được thực hiện trong Ban Giám đốc khi Giám đốc đi vắng,
và tiếp tục mở rộng xuống các cấp thấp hơn tạo nên một hệ thống phân chia

trách nhiệm và quyền hạn mà không làm mất đi tính tập trung trong quản lý tại
đơn vị.
Một số thủ tục kiểm soát chủ yếu tại Trung tâm
Kiểm soát việc thực hiện trong lĩnh vực chuyên môn


ix
Đối với hoạt động Tổ chức hoạt động truyền thông; Chỉ đạo tuyến; Đào
tạo; Hợp tác quốc tế. Căn cứ vào yêu cầu của Bộ Y tế và chỉ đạo của Lãnh đạo
đơn vị các phòng ban chức năng xây dựng kế hoạch, dự toán chi tiết và triển khai
kế hoạch dưới sự phê chuẩn của lãnh đạo đơn vị. Phòng Tài chính Kế toán có
trách nhiệm thẩm tra dự toán trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt trước khi hoạt động
được triển khai và thẩm tra quyết toán theo các qui định của Nhà nước.
Như vậy đối với mỗi hoạt động đều được kiểm soát ở 3 cấp: Cấp người
trực tiếp thực hiện, cấp phòng kiểm tra, giám sát điều hành trực tiếp và cấp lãnh
đạo đơn vị phê chuẩn hoạt động trong đó Phòng Tài chính Kế toán có trách
nhiệm thẩm tra, tham mưu cho lãnh đạo đơn vị phê duyệt dự toán, quyết toán
hoạt động.
Kiểm soát trong lĩnh vực tài chính kế toán
Những năm vừa qua, phòng Tài chính Kế toán thực hiện kiểm soát thường
xuyên các hoạt động tài chính kế toán, kiểm soát trước, trong và sau quá trình
ngân sách gồm kiểm tra dự toán, cấp phát kinh phí và xét duyệt quyết toán.
* Kiểm soát công tác dự toán ngân sách nhà nước: Trước khi lập dự toán
ngân sách hàng năm cho đơn vị, phòng đã tiến hành kiểm tra căn cứ xây dựng dự
toán của các phòng ban trong đơn vị. Ngoài ra phòng Tài chính Kế toán còn rà
soát một số khoản chi lớn sẽ phát sinh như chi mua sắm trang thiết bị, chi sửa
chữa, chi đi tham quan học tập nước ngoài, sự trùng lắp một số nội dung chi giữa
các phòng ban và các khoản thu phát sinh trong năm để đảm bảo dự toán được
lập đúng đủ các khoản thu, chi.
* Thực hiện kiểm soát trong quá trình thực hiện dự toán

+ Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi; tình
hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà
nước; kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản công ở đơn vị; kiểm


x
tra tình hình chấp hành kỷ luật thu nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán
và các chế độ, chính sách tài chính của Nhà nước.
+ Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối, cấp phát kinh phí dự án, viện
trợ cho các Trung tâm TT-GDSK tuyến tỉnh.
* Công tác quyết toán:
Cuối quý, năm theo quy định, phòng Tài chính Kế toán phải thực hiện
kiểm tra lại số liệu quyết toán trước khi trình lãnh đạo về tính khớp đúng và
chính xác đồng thời xét duyệt quyết toán cho các Trung tâm TT-GDSK tuyến
tỉnh gửi về (phần kinh phí chương trình dự án viện trợ). Phòng cũng thực hiện
lập báo cáo tài chính của đơn vị bao gồm quyết toán kinh phí NSNN cấp, quyết
toán kinh phí chương trình dự án, cộng tác gửi Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế.
*Về mua sắm tài sản, vật tư: Phòng Tổ chức Hành chính Quản trị trực tiếp
thực hiện mua bán vật tư, tài sản theo yêu cầu đã được lãnh đạo đơn vị phê duyệt
của các phòng chức năng dưới sự giám sát và giá cả của phòng Tài chính kế toán
và chất lượng của phòng chuyên môn.
*Đối với nguồn kinh phí dự án viện trợ.
Đây là các hoạt động trên phạm vi rộng, triển khai tại nhiều địa phương,
Trung tâm có văn bản hướng dẫn và đề nghị các Trung tâm TT-GDSK tỉnh/thành
phố thực hiện dự án xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí chi tiết gửi về Trung
tâm. Phòng Tài chính kế toán của Trung tâm phối hợp với phòng chức năng tổng
hợp thẩm tra kế hoạch, dự toán hoạt động của các Trung tâm tuyến tỉnh và thống
nhất với Nhà tài trợ. Sau khi Trung tâm nhận được kinh phí triển khai dự án
phòng Tài chính Kế toán làm xác nhận viện trợ tại Bộ Y tế và Bộ Tài chính. Đối
với các hoạt động triển khai tại tuyến tỉnh, phòng Tài chính Kế toán là đầu mối

thực hiện chuyển kinh phí và xác nhận viện trợ cho các Trung tâm tuyến tỉnh
thực hiện dự án, thu nhận chứng từ, hướng dẫn, tổng hợp thanh quyết toán các
hoạt động dự án với các Trung tâm tuyến tỉnh và Nhà tài trợ.


xi
*Đối với nguồn kinh phí chương trình cộng tác.
Phòng Tài chính Kế toán phối hợp với các phòng liên quan xây dựng nội
dung hoạt động cũng như dự toán chi tiết trình lãnh đạo đơn vị ký kết hợp đồng
với các đối tác. Sau khi nhận được kinh phí triển khai hợp đồng Phòng Tài chính
Kế toán có trách nhiệm giải ngân, hướng dẫn thanh toán, thẩm tra chứng từ thực
hiện hợp đồng và quyết toán với đối tác.
Về kiểm toán nội bộ: Hiện nay do yêu cầu công việc, chi phí cũng như
văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế và kiểm toán nội bộ của Bộ Y tế chưa được
thành lập, do đó tại đơn vị cũng chưa có tổ chức kiểm toán nội bộ.
2.3. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Trung tâm Truyền thông giáo
dục sức khoẻ Trung ƣơng
Trong những năm gần đây, Trung tâm TT-GDSKTW đã có nhiều cố gắng
trong công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực, nhất là việc quản lý và sử dụng
nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước, một số thành phần cơ bản của hệ thống
KSNB như môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát của kế toán, thủ tục kiểm
soát...cơ bản được hoàn thành và hoạt động có hiệu quả đảm bảo việc chấp hành
chủ trương chính sách, chế độ của Nhà nước, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật.
Hoạt động KSNB tại Trung tâm đã phát hiện ra nhiều vấn đề còn tồn tại
cần khắc phục. Đặc biệt trong khâu sử dụng tài sản, điện, nước, điện thoại, việc
chấp hành kỷ luật lao động, hiệu quả công việc về thời gian, tiến độ cũng như
chất lượng. Đồng thời KSNB góp phần chấn chỉnh từng bước những tồn tại trong
việc chấp hành chế độ kế toán thu, chi tài chính như: hạch toán sai tính chất tài
khoản, đôn đốc công nợ; tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ kế toán; việc chấp
hành chế độ báo cáo kế toán; đình chỉ những khoản chi tiêu không đúng chế độ,

góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính của Trung tâm.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển không ngừng về qui mô của Trung tâm
cũng như quy mô hệ thống truyền thông cả nước và việc tăng không ngừng các


xii
dự án tài trợ viện trợ của nước ngoài thì một hệ thống KSNB dù hoạt động hiệu
quả đến đâu cũng không thể tránh khỏi những hạn chế xuất phát từ nguyên nhân
chủ quan hoặc khách quan.
Về môi trường kiểm soát
Lãnh đạo đơn vị chưa được trang bị và nhận thức đầy đủ những kiến thức
cơ bản về quản lý tài chính kế toán nói chung và hệ thống KSNB về tài chính kế
toán nói riêng. Do vậy hầu hết lãnh đạo đơn vị hiểu chưa đầy đủ và sâu sắc về
hệ thống KSNB, chưa coi trọng đúng mức công tác kiểm soát, thực hiện quản lý
theo kinh nghiệm thuần tuý. Công việc kiểm soát được thực hiện theo nền nếp từ
nhiều năm và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Thực tế cách thức quản lý này phần
nhiều đã bị lạc hậu do phát triển của quy mô đơn vị và sự thay đổi của môi
trường qủan lý, hệ thống luật pháp. Do vậy nó không còn phù hợp, hiệu lực, hiệu
quả quản lý không cao.
Trung tâm đã qui định khá rõ chức năng, nhiệm vụ các phòng ban nhưng
vẫn còn một số chồng chéo trong xử lý công việc, sự phối hợp hoạt động giữa
các phòng vì mục tiêu chung có phần không nhịp nhàng, có những quyết định
quản lý đưa ra mang tính cục bộ. Việc bố trí cán bộ còn nhiều điểm bất hợp lý,
không đúng với chuyên môn được đào tạo, chất lượng cán bộ còn có tình trạng
bất cập giữa bằng cấp và năng lực thực tiễn, những cán bộ làm việc lâu năm tuy
có kinh nghiệm nhưng kiến thức chuyên môn, tin học, ngoại ngữ kém, đây là
một hạn chế lớn của đội ngũ cán bộ và công tác bố trí cán bộ.
Công tác kế hoạch, lập dự toán ngân sách năm chưa được coi trọng, còn
mang tính hình thức và thiếu căn cứ khoa học. Dự toán ngân sách năm chưa thực
sự là công cụ để giám sát việc chi tiêu tại đơn vị. Việc lập dự toán ngân sách

năm vẫn mang tính chất hình thức, dự tính tổng nhu cầu kinh phí sử dụng không
phải là căn cứ để chấp hành dự toán. Dự toán ngân sách năm lúc này chỉ có


xiii
nghĩa xác định nhu cầu chi mà không phải là mức khống chế tối đa của từng nội
dung chi trong dự toán.
Về hệ thống kế toán
Bộ phận kế toán đơn vị chủ yếu mới thực hiện được một phần chức năng
thông tin kế toán, tập hợp chứng từ kế toán để ghi sổ và lập báo cáo tài chính
theo chế độ quy định, chưa tổ chức được hệ thống thông tin nội bộ định kỳ kịp
thời phục vụ cho công tác điều hành của lãnh đạo đơn vị. Đặc biệt chưa thực
hiện đầy đủ chức năng quan trọng nhất của kế toán là kiểm tra, kiểm soát toàn bộ
việc sử dụng các nguồn lực tài chính của đơn vị, chưa kết hợp được chức năng
thông tin và chức năng kiểm soát của kế toán trong các phương pháp kế toán.
Một số chứng từ gốc khi đưa vào lưu trữ vẫn còn chưa hợp pháp, hợp lệ, thiếu sự
kiểm soát chặt chẽ.Việc phân loại, sắp xếp chứng từ, lưu trữ, bảo quản chứng từ
kế toán chưa hợp lý gây khó khăn cho việc tra cứu và chưa bảo đảm chắc chắn
việc ngăn ngừa những hành động có thể làm mất mát, hư hỏng chứng từ kế toán.
Về thủ tục kiểm soát
Các thủ tục kiểm soát đối với từng qui trình nghiệp vụ được thiết lập khá
chặt chẽ song do những điều kiện khách quan và chủ quan mà các thủ tục này
chưa được thực hiện đầy đủ. Bộ phận tài chính kế toán chưa được trao đầy đủ
thực quyền do vậy khó có thể tổ chức công tác kế toán, kiểm tra, kiểm soát hoạt
động tài chính chặt chẽ, theo đúng các nguyên tắc nhà nước quy định. Việc thực
hiện quy trình luân chuyển phê duyệt chứng từ kế toán không hợp lý, thủ trưởng
đơn vị ký duyệt chứng từ chi sau đó mới chuyển cho kế toán thực hiện thu chi,
việc thực hiện này có nhiều hạn chế, việc chấp hành quy chế quản lý luân chuyển
nội bộ, quy chế kiểm tra, xét duyệt chứng từ kế toán còn một số tồn tại. Trường
hợp này kế toán chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ tập hợp chứng từ để ghi sổ kế toán.

Về kiểm toán nội bộ


xiv
Đây là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức của hệ thống KSNB. Tuy
nhiên vì lý do khách quan đơn vị chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ, do vậy
chưa thực hiện được hình thức kiểm toán tính hiệu quả, tính kinh tế của các hoạt
động tài chính cũng như hiệu lực và hiệu quả của đơn vị hoặc một chức năng
nào đó.

CHƢƠNG III
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG
GIÁO DỤC SỨC KHOẺ TRUNG ƢƠNG
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trung tâm
Truyền thông giáo dục sức khoẻ trung ƣơng
Qua phân tích đánh giá hệ thống KSNB tại Trung tâm TT-GDSKTW cho
thấy còn có những bất cập, hạn chế như đã nêu ở mục 2.3 trên. Do vậy đòi hỏi
phải hoàn thiện hệ thống KSNB để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, giúp


xv
cho Trung tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị mà Bộ Y tế giao, góp phần
tăng cường vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trung tâm
Truyền thông giáo dục sức khoẻ Trung ƣơng
Thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm mục đích thực hiện tốt những
chức năng nhiệm vụ của Trung tâm.
Thứ hai: Hoàn thiện hệ thống KSNB đảm bảo mọi hoạt động của Trung
tâm có hiệu quả.

Thứ ba: Hoàn thiện hệ thống KSNB phải được tiến hành đồng bộ trong tất
cả các hoạt động tại Trung tâm.
Thứ tư: Hoàn thiện hệ thống KSNB phải phù hợp với yếu tố con người
3.3. Những giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trung tâm
Truyền thông giáo dục sức khoẻ Trung ƣơng
- Hoàn thiện môi trường kiểm soát:
+ Nâng cao nhận thức về KSNB cho đội ngũ cán bộ quản lý đặc biệt là cán
bộ lãnh đạo đơn vị.
+ Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, bố trí sắp xếp cán bộ hợp lý đúng sở
trường và chuyên môn đào tạo, tạo động lực cho cán bộ phát huy hết khả năng và
tinh thần trách nhiệm trong công tác bằng các cơ chế khen thưởng, quy hoạch đào tạo.


xvi
+ Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch: Kế hoạch được lập sát thực tế,
chi tiết và có căn cứ khoa học, có tính khả thi cao.
- Hoàn thiện hệ thống kế toán:
+ Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài chính kế toán, sắp
xếp, tuyển chọn cán bộ làm công tác kế toán đúng theo chuyên môn được đào
tạo: Cử cán bộ tham dự các lớp đào tạo tập trung, tại chức…nhằm nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kiến thức quản lý cho các cán bộ làm công
tác tài chính kế toán.
+ Triển khai xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính,
xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, theo hướng dẫn của Nghị định 43/NĐ-CP ngày
25/04/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm tra tài chính nội bộ nhất
là công tác mua sắm, sửa chữa tài sản của cơ quan.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tài chính kế toán.
- Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát:

+ Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát của bộ phận tài chính kế toán : Tăng
cường chức năng kiểm soát của kế toán. Bộ phận tài chính kế toán thực hiện cả
ba hình thức kiểm soát trước, trong và sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chức
năng kiểm soát của kế toán được lồng ghép, gắn chặt với chức năng thông tin
trên cả chu trình kế toán và trong cả bốn nội dung của hệ thống kế toán: chứng từ
kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán, báo cáo quyết toán. Chức năng kiểm tra
của kế toán được thể hiện ở việc kiểm tra chứng từ kế toán, kiểm tra công tác
hạch toán tài khoản kế toán, kiểm tra báo cáo tài chính và các thông tin kinh tế tài chính.
+ Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát, quản lý tài sản của Trung tâm : Nội
dung này cần quy định việc quản lý, sử dụng tài sản cố định, công cụ, dụng cụ


xvii
đang sử dụng vì đây là nguồn lực có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm
thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
+ Thể chế hoá bằng văn bản quy định các thủ tục KSNB: Đơn vị xây dựng
và ban hành các thủ tục KSNB trong hoạt động quản lý nói chung, và trên từng
mặt, từng khâu của quá trình quản lý phải được thể chế hoá bằng văn bản.
+ Đề cao vai trò của các tổ chức, cá nhân trong đơn vị tham gia vào hoạt
động kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Một tổ chức muốn hoạt động tốt thì tất cả các
thành viên trong tổ chức đó phải hoạt động theo một định hướng và mục tiêu
nhất định, phải tuân thủ tổ chức kỷ luật. Do vậy muốn quản lý tốt không chỉ có
chính sách quản lý tốt, cơ chế quản lý chặt chẽ mà còn đòi hỏi ý thức và tinh
thần tự giác của các thành viên trong đơn vị. Bởi vậy các tổ chức, cá nhân trong
đơn vị có vai trò quan trọng quyết định đến hiệu qủa của hoạt động quản lý.
Trong tương lai, cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, qui mô,
nguồn lực của Trung tâm cũng không ngừng phát triển. Do vậy để hoạt động của
hệ thống KSNB được hoàn thiện, đáp ứng được tình hình mới, Trung tâm cần đề
nghị với Bộ Y tế cũng như chuẩn bị các điều kiện thành lập bộ phận Kiểm toán nội bộ.
3.4. Kiến nghị với Bộ Y tế

- Bộ cần hình thành bộ phận kiểm toán nội bộ, trước hết là tại Bộ và các
đơn vị trực thuộc có quy mô lớn để thống nhất về mặt tổ chức nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống.
- Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế cần thường xuyên tổ chức các buổi học
tập, các hội nghị trao đổi kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; thường
xuyên cập nhật và hướng dẫn thực hiện các văn bản chế độ, chính sách tài chính,
các kiến thức mới; tăng cường học hỏi , trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn
về công tác kiểm soát và quản lý tài chính.



×