Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Kế hoạch cải tiến phương pháp dạy học môn Tiếng Anh 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.55 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI
TỔ: TIẾNG ANH - SỬ - ĐỊA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
NĂM HỌC: 2016-2017

- Họ và tên: Phan Thị Đỗ Quyên
- Ngày tháng nă sinh: 1978
- Ngày vào ngành: 2000
- Trình độ chuyên môn: ĐHSP Tiếng Anh
- Nhiệm vụ được giao: giảng dạy môn Anh Văn K 6-K8
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 của Phòng GD&ĐT Tháp Mười về việc đổi
mới phương pháp dạy học cũng như các yêu cầu của quá trình dạy học, bản thân tôi xây dựng
kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học như sau:

I. MỤC TIÊU:
- Nâng cao chất lượng dạy học môn Anh Văn cũng như kiểm tra cuối mỗi học kì.
- Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.
- Tăng cường hứng thú học Anh Văn cho học sinh thông qua các trò chơi.
II. THỰC TRẠNG:
- Trước hết là do thói quen đọc - chép, thuyết giảng, lệ thuộc sách giáo khoa của một bộ
phận giáo viên. Học sinh ghi bài một cách máy móc, thụ động.
- Nhiều học sinh cảm thấy chán nản môn Tiếng Anh nên không tham gia nhiệt tình vào
các hoạt động trong giờ học. Điều đó, làm cho các em không nắm bắt đựơc bài học.
- Học sinh ít được hoạt động theo cặp, theo nhóm.
- Những thực trạng nêu ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của việc dạy và học Môn
Tiếng Anh. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh là một nhu cầu không
thể thiếu và phải đựơc thực hiện xuyên suốt.


III. NỘI DUNG ĐỔI MỚI:
1. Đổi mới không gian lớp học:
- Luôn cho học sinh ngồi theo cặp trong giờ Anh Văn để các em có hợp tác tốt.
- Sắp xếp bàn sao cho thuận lợi cho hoạt động nhóm, thường xuyên thay đổi cách sắp xếp để
không gây sự nhàm chán.
2. Tăng cường hoạt động theo cặp và hoạt động nhóm:

1


- Tuỳ theo đặc điểm của từng bài tập, giáo viên sẽ cho học sinh hoạt động theo cặp, và theo
nhóm nhằm tạo nhiều sự tương tác giữa các học sinh.
+ Đối với bài tập dễ cho hoc sinh hoạt động cá nhân trước, sau đó cho học sinh chia sẽ bài
làm của các em vói nhau.
+ Đối với bài tập khó, cho các em hoạt động theo các nhóm nhỏ từ 4-6 học sinh.
- Thường xuyên thay đổi các thành viên trong nhóm để tạo sự hứng thú cho học sinh.
3. Tổ chức nhiều trò chơi:
- Tuỳ theo nội dung bài dạy mà giáo viên áp dụng các loại trò chơi khác nhau.
- Những trò chơi gắn gọn, đa dạng, dễ chơi, tốn ít thời gian và phải cung cấp nhiều thông tin.
- Những trò chơi được áp dụng là: Lucky Numbers, Hangman, Shark Attack, Find Someone
Who, Noughts and Crosses, Kim’s game, Bingo, Slap the board…
4. Đưa ứng dụng CNTT vào dạy học:
- Thường xuyên sử dụng giáo án điện tử để tạo sự hứng thú cho học sinh.
- Các bài giáo án điện tử phải đơn giản, tránh màu sắc sặc sỡ làm sao lãng sự chú ý của học
sinh.
- Rèn luyện cho học sinh tự ghi chép trong giờ dạy giáo án điện tử.
- Kết hợp sử dụng màn hình máy chiếu với bản trong lớp.
Thạnh Lợi, ngày 20 tháng 09 năm 2016
DUYỆT CỦA TTCM


Người viết

Phan Thị Đỗ Quyên

2



×