Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Xây dựng thương hiệu việt và những vấn đề đặt ra trong hội nhập kinh tế thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.28 KB, 26 trang )

Tiểu Luận
Xây dựng thương hiệu việt và những vấn đề đặt ra trong hội nhập
kinh tế thế giới. Anh Brexit (rời EU ). Có tác động và cơ hội gì đối
với các thương hiệu Việt Nam
Kể từ tháng 1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức
thương mại thế giới (WTO). Đây được xem là một bước ngoặt quan trọng của Việt
Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc gia nhập WTO không chỉ dừng
lại ở việc quan tâm tới thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng đến đâu, mà Việt
Nam còn phải xem xét những cam kết về mở cửa thị trường trong nước và một loạt
lĩnh vực khác.
Sự có mặt ngày càng nhiều các thương hiệu nước ngoài, mạnh về tài
chính, giàu về kinh nghiệm, trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh… đang tạo ra
một sức ép cạnh tranh ghê gớm đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hành trang
mà các doanh nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ mang theo để tham gia cuộc chơi
này rất quan trọng. Một trong những hành trang đó là THƯƠNG HIỆU, vì cuộc
chiến trên thị trường hiện nay không phải chỉ là cuộc đua tranh về tốc độ, về khối
lượng sản phẩm, về giá cả hay chất lượng sản phẩm, mà đó còn là cuộc chiến
giữa các thương hiệu uy tín. Thương hiệu trở thành biểu tượng cho sức sống lâu
dài, khả năng thành công và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.

I. Thương hiệu và vai trò của thương hiệu trong sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
Có thể nói, thương hiệu là tất cả sự cảm nhận của người tiêu dùng hay
khách hàng mục tiêu về sản phẩm hay doanh nghiệp. Đối với khách hàng, thương
hiệu đại diện cho một sự cuốn hút, tổng thể giá trị hay những thuộc tính giúp cho
người tiêu dùng nhận thức và phân biệt đối với sản phẩm khác. Như vậy, một
thương hiệu sẽ lớn hơn một sản phẩm rất nhiều. Sản phẩm chỉ có thể trở thành
thương hiệu khi nó là biểu tượng của các yếu tố hữu hình, vô hình và tâm lý của
sản phẩm và doanh nghiệp. Nói cách khác, thương hiệu chỉ tồn tại khi và chỉ khi
được người tiêu dùng xác nhận.
1. Các yếu tố tạo nên thương hiệu



Thương hiệu bao gồm:
 Nhãn hiệu hàng hoá (thương hiệu sản phẩm).
 Tên thương mại của các tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản xuất

(thương hiệu doanh nghiệp).
 Các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá.
1


Theo giáo sư David A. Aaker, giá trị thương hiệu gồm có bốn yếu tố cấu thành:
sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, việc khách hàng nhận ra
thương hiệu một cách mau chóng, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cung cấp
trong nhận thức của khách hàng, những liên tưởng của khách hàng khi nghe hoặc
nhìn thấy thương hiệu. Nói cách khác, thương hiệu chính là hình thức bên ngoài,
tạo ra ấn tượng và thể hiện cái bên trong cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Vì vậy,
giá trị của một thương hiệu chính là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể
đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Chẳng hạn, Tập đoàn thuốc lá Philip Moris
năm 1988 đã mua lại công ty Kraft với giá 12,6 tỷ USD, gấp sáu lần giá trị các tài
sản có thực của công ty này.
2. Vai trò của thương hiệu

Thứ nhất, xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp lợi
thế rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp mà
còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu
thụ hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh.
Thứ hai, với một thương hiệu mạnh, người tiêu dùng sẽ có niềm tin với sản
phẩm của doanh nghiệp, sẽ yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, trung thành
với sản phẩm và vì vậy tính ổn định về lượng khách hàng hiện tại là rất cao. Hơn
nữa, thương hiệu mạnh cũng có sức hút rất lớn với thị trường mới, tạo thuận lợi

cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng,
thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh.
Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương hiệu giúp các
doanh nghiệp này giải được bài toán hóc búa về thâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng
thị trường.
Thứ ba, với một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng
vững chắc trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường về giá, phân phối sản
phẩm, thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài... Một trong những khó khăn hiện nay
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là vốn thì thương hiệu chính là một cứu cánh của
họ trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ rất ít nhà
đầu tư dám liều lĩnh và mạo hiểm với đồng vốn của mình khi quyết định đầu tư
vào một doanh nghiệp chưa có thương hiệu. Vì rõ ràng là việc đầu tư vào một
doanh nghiệp chưa có tên tuổi, chỗ đứng trên thị trường sẽ có xác suất rủi ro rất
cao.

2


Ngoài ra, nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp khi đã thực hiện đăng ký
sẽ được đặt dưới sự bảo hộ của pháp luật chống lại những tranh chấp thương mại
do các đối thủ cạnh tranh làm hàng “nhái”, hàng giả.
Thứ tư, trước nhu cầu đời sống và mức thu nhập ngày càng cao, nhận thức
về thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đã cao hơn nhiều so với trước đây.
Thương hiệu chính là yếu tố chủ yếu quyết định khi họ lựa chọn mua sắm, bởi
thương hiệu tạo cho họ sự an tâm về thông tin xuất xứ, tin tưởng vào chất lượng
sản phẩm, tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin, giảm rủi ro. Vì vậy, nếu muốn
chiếm lĩnh thị trường và phát triển sản xuất- kinh doanh, doanh nghiệp cần đầu tư
bài bản cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Thứ năm, một thương hiệu mạnh có thể làm tăng lợi nhuận và lãi cổ phần.
Xem xét bất kỳ một nhãn hiệu nào trong số những thương hiệu hàng đầu thế giới

như - Coca-Cola, BMW, American Express, Adidas, chúng ta có thể thấy họ đều
rất coi trọng thương hiệu. Tất cả những công ty lớn này đều coi thương hiệu của
họ có ý nghĩa nhiều hơn là một công cụ bán hàng. Họ coi đó là một công cụ quản
lý có thể tạo ra giá trị trong kinh doanh.
Thứ sáu, thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài
sản quốc gia, khi thâm nhập thị trường quốc tế thương hiệu hàng hóa thường gắn
với hình ảnh quốc gia thông qua nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đặc tính của sản phẩm.
Một quốc gia càng có nhiều thương hiệu nổi tiếng thì khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế càng cao, vị thế quốc gia đó càng được củng cố trên trường quốc tế tạo
điều kiện cho việc phát triển văn hoá-xã hội, hợp tác giao lưu quốc tế và hội nhập
kinh tế thế giới. Chẳng hạn, khi nói đến Sony, Toyota, Toshiba,… không ai không
biết đây là những sản phẩm nổi tiếng của Nhật, mặc dù ngày nay nó được sản xuất
thông qua rất nhiều quốc gia dưới hình thức phân công lao động quốc tế hoặc dưới
hình thức liên doanh, liên kết thông qua đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ.

II – Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu trong cộng đồng
doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua
1. Thành công bước đầu

Tại Việt Nam, thương hiệu doanh nghiệp là một vấn đề mới. Thuật ngữ
thương hiệu doanh nghiệp mới chỉ xuất hiện trong hơn chục năm trở lại đây,
đặc biệt từ sau khi nước ta đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn
nữa, doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn rất trẻ, khoảng vài chục năm, rất
khó có thể so sánh với các doanh nghiệp, tập đoàn trên thế giới vốn có lịch sử
hàng trăm năm. Bên cạnh đó, 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa
3


và nhỏ. Mặt khác, Việt Nam mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, một số
yếu tố như tự do cạnh tranh chưa thật rõ ràng, nên chưa tạo ra được động lực

thực sự thúc đẩy doanh nghiệp tìm hiểu về thương hiệu cũng như xây dựng,
phát triển cho mình một thương hiệu. Vì vậy, đến nay nhiều doanh nghiệp Việt
Nam vẫn chưa có được một nhận thức đúng đắn và đầy đủ về thương hiệu hoặc
có nhận thức lệch lạc, thiếu khoa học về thương hiệu. Việc xây dựng thương
hiệu cũng chỉ mới bắt đầu được quan tâm trong thời gian gần đây khi Việt Nam
thực hiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam buộc
phải bước vào cuộc cạnh tranh mang tính toàn cầu.
Trong thời gian qua nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, rất dễ
nhận thấy rằng nhận thức về thương hiệu trong giới doanh nghiệp Việt Nam đã
có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Đó là do
Thứ nhất, Nền kinh tế nước ta đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu
vực và thế giới, nếu doanh nghiệp không khẳng định được thương hiệu của mình
sẽ không có chỗ đứng trong thị trường (đa phần người tiêu dùng kể cả người tiêu
dùng Việt Nam lựa chọn sản phẩm theo thương hiệu, từ đó giúp doanh nghiệp
mở rộng được tầm nhìn, suy nghĩ, trong đó có cả vấn đề thương hiệu).
Thứ hai, Sự quan tâm của Chính phủ và các tổ chức đối với vấn đề thương
hiệu. Kể từ năm 2003, Chính phủ đã bắt đầu tiến hành chương trình thương hiệu
quốc gia. Bên cạnh đó là các chương trình tôn vinh các thương hiệu mạnh Việt
Nam và các chương trình xúc tiến việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Các
chương trình này đã góp phần giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vai trò, giá
trị của thương hiệu, cũng như được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, kiến
thức về khái niệm cũng như thực tiễn xây dựng thương hiệu
Thứ ba, Các doanh nghiệp đã chủ động, sáng tạo tự mình tìm những cách
thức khác nhau để tạo lập thương hiệu; tăng cường đầu tư cho việc xây dựng
thương hiệu; tích cực học hỏi những kinh nghiệm xây dựng thương hiệu trên thế
giới. Họ cũng không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để đáp
ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của người tiêu dùng, coi đó là
bước quan trọng đầu tiên để tạo dựng vị thế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng
tiến hành nhiều hoạt động để quảng bá rộng rãi thương hiệu đến người tiêu dùng
trên các phương tiện thông tin đại chúng, hay thông qua các hoạt động vì lợi ích

chung của cộng đồng.
Như vậy, dù muốn hay không, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh
nghiệp Việt Nam buộc phải biết họ cần phải tận dụng tối đa các cơ hội, vượt qua
những thách thức do hội nhập mang lại, nhất là sự cạnh tranh mang tính toàn cầu.
4


Hơn lúc nào hết các doanh nghiệp cũng cần hiểu rằng đã từ lâu trên thế giới
thương hiệu được coi như một cách thức hữu hiệu để bảo đảm lợi thế cạnh tranh.
Quan trọng hơn, thương hiệu còn giúp tạo ra một rào cản ngăn chặn sự thâm
nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới, là vũ khí hữu hiệu của doanh
nghiệp Việt Nam để vừa nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa bảo vệ mình trước
sự xâm nhập của các thương hiệu nước ngoài, mạnh hơn rất nhiều.
Trong thời gian qua, kể từ khi bước vào giai đoạn đổi mới, đặc biệt là từ khi
thực hiện chính sách hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhiều thương
hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam ra đời và phát triển tốt. Chúng ta có thể
nhìn vào các ví dụ của Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel, Cà phê Trung
Nguyên, giày dép Biti’s, Công ty sữa Việt Nam Vinamilk, 14 Công ty nước giải
khát Tribeco, May Viettien, May Nhà Bè, Công ty giấy Bãi Bằng, Công ty bánh
kẹo Kinh Đô và nhiều doanh nghiệp khác. Chuyên trang THƯƠNG HIỆU VIỆT
NAM của Thời báo Kinh tế Việt Nam online đã đưa ra hệ thống tiêu chí và thang
điểm chương trình thương hiệu mạnh của Việt Nam tổng cộng 100 điểm với sự
phân bổ như sau:
 Năng lực lãnh đạo được 10 điểm;
 Chất lượng được 15 điểm;
 Năng lực đổi mới doanh nghiệp được 10 điểm
 Nguồn nhân lực được 12,5 điểm
 Bảo vệ thương hiệu được 12,5 điểm
 Tính ổn định được 10 điểm
 Kết quả kinh doanh được 30 điểm.


Hai trong số những thương hiệu mạnh của nước ta thời gian qua là Viettel và
Vinamilk đã có quá trình xây dựng thương hiệu thành công, đáng để các doanh
nghiệp nghiên cứu và tham vấn.
2 .Những hạn chế, khiếm khuyết.

5


Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhận thức đúng mức về vấn
đề thương hiệu. Theo một điều tra gần đây của Dự án hỗ trợ doanh nghiệp về
năng lực xây dựng và quảng bá thương hiệu, với mẫu 500 doanh nghiệp trên toàn
quốc thì có đến 20% doanh nghiệp không hề đầu tư cho việc xây dựng thương
hiệu, trên 70% doanh nghiệp có đầu tư thương hiệu nhưng chỉ ở mức đầu tư dưới
5%. Theo một khảo sát mới đây của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công - Thương),
có tới 95% trong số hơn 100 doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng cần thiết phải
xây dựng và phát triển thương hiệu. Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng,
thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh, là tài
sản vô hình có giá trị lớn nhất của doanh nghiệp… Tuy nhiên, mới chỉ có 20%
doanh nghiệp hiểu được rằng xây dựng thương hiệu cần bắt đầu từ đâu, số còn lại
đều rất lúng túng khi đưa ra một kế hoạch phát triển thương hiệu. Thậm chí, có
doanh nghiệp cho rằng xây dựng thương hiệu chỉ đơn thuần là đăng ký một cái
tên và làm logo.
Việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay còn
mang tính tự phát, một số có tính tổ chức nhưng còn mang tính manh mún, rời rạc.
Thương hiệu của hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ dừng ở mức độ để phân biệt
chứ chưa được thương mại hoá. Nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại cho việc đầu
tư xây dựng, đăng ký bảo hộ thương hiệu. Hơn 70% trong số các doanh nghiệp
nhỏ và vừa của chúng ta chưa đăng ký bảo hộ Logo, nhãn hiệu hàng hoá của mình
tại Cục Sở hữu trí tuệ. Trong số này, không kể những doanh nghiệp chưa biết đến

Luật Sở hữu trí tuệ thì hầu hết các doanh nghiệp còn lại là không quan tâm tới việc
bảo hộ thương hiệu của mình, một số thì e ngại đối với các thủ tục đăng ký. Đối
với những doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng
hoá thì cũng chỉ lưu giữ văn bằng này như một biện pháp phòng thủ từ xa đối với
các vi phạm mà không có những hành động tiếp theo nhằm phát triển thương hiệu
của mình. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn quên không xin gia hạn khi Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hết hiệu lực và hậu quả là họ đã tự từ bỏ
quyền sở hữu nhãn hiệu của mình mà không hay biết. Điều này có thể được giải
thích bởi lý do hầu hết ông chủ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay
vẫn chung thuỷ với tư duy kinh doanh là chỉ cần phát triển doanh nghiệp theo
hướng tạo ra nhiều lợi nhuận. Đây là điểm yếu của của các doanh nghiệp hiện nay,
nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết do hạn chế về tiềm lực tài
chính vì trên 90% các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt
động chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay. Vì vậy, họ rất ngại tốn kém chi phí khi phải
bỏ ra số tiền không phải là nhỏ và còn gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký bảo
hộ thương hiệu, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài. Hơn nữa, các doanh nghiệp
6


Việt Nam còn yếu về nhận thức luật pháp, phong cách kinh doanh mang đậm nét
của một quốc gia nông nghiệp.
Hậu quả là, trên thị trường nội địa, các công ty, tập đoàn của nước ngoài
một mặt tăng cường quảng bá thương hiệu của mình, tạo ra sức ép cạnh tranh rất
lớn đối với các doanh nghiệp trong nước, mặt khác họ đã bắt đầu “khai thác” các
thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam bằng cách bỏ tiền ra mua lại thương hiệu và
đổi mới, phát triển sản phẩm thành một trong những thương hiệu lớn của mình.
Điển hình là việc Unilever mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S và khai thác
chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” với sản phẩm nước mắm Knorr Phú Quốc. Từ một
thương hiệu P/S khá nổi tiếng trên thị trường Việt Nam nhưng không còn đủ sức
cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài, Unilever đã biến P/S thành một

thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về chủng loại,
phong phú về mẫu mã.
Tình trạng ăn cắp hoặc nhái thương hiệu cũng diễn ra khá thường xuyên
giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng
phổ biến như nước ngọt, bánh kẹo, xà phòng... Doanh nghiệp bị mất thương hiệu
sẽ bị mất đi thị phần của mình, còn người tiêu dùng cũng hoang mang giữa các
loại sản phẩm thật và sản phẩm nhái.
Trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mạnh các
mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, giày dép, quần áo, thủ công mỹ nghệ,
thủy hải sản... với chất lượng ngày càng được nâng cao không hề thua kém các sản
phẩm của các nước xuất khẩu lớn khác. Thế nhưng có một thực tế là 90% hàng
Việt Nam do không thiết lập được thương hiệu độc quyền nên vẫn còn phải vào thị
trường thế giới thông qua trung gian dưới dạng thô hoặc gia công cho các thương
hiệu nổi tiếng của nước ngoài. Do đó, doanh nghiệp bị gánh chịu nhiều thua thiệt
lớn và người tiêu dùng nước ngoài vẫn còn chưa có nhiều khái niệm về hàng hóa
mang thương hiệu Việt Nam.
Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam cũng đang phải đối
mặt với vấn đề bị các công ty nước ngoài ăn cắp hoặc nhái nhãn hiệu trên thị
trường quốc tế. Trong những năm qua, các vụ tranh chấp thương hiệu đã liên tiếp
xảy ra giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các công ty của nước ngoài. Hàng loạt
các thương hiệu lớn của Việt Nam đã lao đao vì bị mất cắp thương hiệu: Trung
Nguyên ở thị trường Mỹ, Nhật; Petro Việt Nam, Vifon, Saigon Export, Việt
Tiến.... ở thị trường Mỹ; Vinataba ở thị trường 12 nước Châu Á; Sa Giang ở thị
trường Pháp, Biti’s ở Trung Quốc ... Cuộc chiến thương hiệu luôn đi kèm với

7


những rắc rối về kiện tụng, mất mát nhiều thời gian và tiền bạc, dù được hay thua
cũng đều gây ra những tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp.

Có thể nói đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu
nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, song ý thức đầu tư cho thương
hiệu vẫn còn rất dè dặt. Đó cũng là lý do tại sao hiện nay nền kinh tế Việt Nam
chưa có nhiều thương hiệu lớn như FPT, Việt tiến, Trung Nguyên, Vinamilk…
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này

Thứ nhất, phải nhận thấy rằng có một khoảng cách khá xa từ nhận thức đến
thực tế. Tại Việt Nam, khái niệm thương hiệu bắt đầu xuất hiện và mới được
quan tâm từ cuối những năm 1990, khi chúng ta bắt đầu hội nhập sâu rộng vào
nền kinh tế khu vực và thế giới. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu vẫn còn
là một khái niệm mới và xa xỉ đối với rất nhiều doanh nghiệp. Do đó, trong
những năm qua, tuy nhận thức về thương hiệu của các doanh nghiệp có thay đổi
nhưng mới chỉ là ở giai đoạn ban đầu. Nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất
và lợi ích của thương hiệu đối với quá trình phát triển doanh nghiệp nên vẫn còn
nhiều lúng túng, dẫn đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu chưa đem lại
kết quả cao. Rất nhiều doanh nghiệp không biết xây dựng thương hiệu cần bắt
đầu từ đâu và thực chất của nội hàm thương hiệu là gì.
Thứ hai, có nhiều doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến việc tìm kiếm lợi
nhuận trước mắt, tăng khối tài sản hữu hình mà chưa quan tâm nhiều đến việc
phát triển lâu dài của doanh nghiệp thông qua thương hiệu. Rất ít doanh nghiệp
cho rằng thương hiệu là vũ khí trong cạnh tranh. Tại hội thảo chuyên đề thương
hiệu do công ty Thương mại đầu tư và phát triển công nghệ quốc tế (IDT) tổ
chức, một kết quả khảo sát khá bất ngờ và khó tin được công bố: Nhiều doanh
nghiệp vừa và nhỏ
không quan tâm tới việc phát triển thương hiệu, đa phần doanh nghiệp vừa và
nhỏ thiếu chiến lược phát triển thương hiệu; hoặc nếu có chiến lược phát triển
thương hiệu thì thiếu tính đúng đắn, hiệu quả, chuyên nghiệp và không được
định vị một cách rõ ràng. Đây chính là lực cản lớn cho các doanh nghiệp trên
con đường xây dựng, phát triển thương hiệu.
Thứ ba, Việt Nam đang thiếu một chiến lược khác biệt hóa thương hiệu, và

các doanh nghiệp Việt Nam đang thực sự đứng trước thử thách từ làn sóng các
sản phẩm nước ngoài với thương hiệu mạnh đang đổ vào Việt Nam. Và “nếu các
8


nhà sản xuất Việt Nam không hiểu người tiêu dùng Việt Nam như công ty nước
ngoài thì các bạn sẽ thua trên sân nhà”. Đối với nhiều doanh nghiệp, mặc dù biết
thương hiệu có vai trò rất quan trọng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng
đủ khả năng tài chính và nhân lực để xây dựng, phát triển thương hiệu. Vướng
mắc chủ yếu là vốn sản xuất kinh doanh, hạn mức chi phí quảng cáo, thông tin
về
thị trường tiêu thụ, đối thủ cạnh tranh, phát triển và bảo hộ thương hiệu trong đó
có vấn đề chống hàng gian, hàng giả.
Thứ tư, đó là các yếu tố mang tính khách quan. Việt Nam đến nay vẫn còn
thiếu một hệ thống thông tin cập nhật và đội ngũ các chuyên gia tư vấn giỏi, am
hiểu về vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu để các doanh nghiệp tham
vấn. Tại Việt Nam, vẫn thiếu một hệ thống văn bản pháp lý hay một tài liệu
chính thức đề cập đến thuật ngữ thương hiệu hay quy trình xây dựng và phát triển
thương hiệu, do vậy mỗi doanh nghiệp phải tự mình học hỏi tìm ra cách thức để
xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Đồng thời, Việt Nam vẫn chưa có quy
định chính thức để định giá thương hiệu, do vậy, giá trị thương hiệu ít khi được
định lượng một cách đầy đủ (như đã từng xảy ra trong trường hợp nhượng quyền
kinh doanh của cà phê Trung Nguyên hay trường hợp định giá thương hiệu P/S
khi được Unilever mua lại năm 1996). Điều này đã hạn chế các doanh nghiệp
trong việc nhận ra giá trị thực sự của thương hiệu.
Thứ năm, các doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan của Việt Nam vẫn
thiếu sự phối hợp với nhau, chưa tạo được một hệ thống đồng bộ cho việc xây
dựng và phát triển thương hiệu. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn mang nặng tư
tưởng cục bộ, nên chỉ biết đến giành giật khách hàng, thị trường mà quên đi việc
phối hợp, hỗ trợ nhau tạo thành một hệ thống vững mạnh, cùng nhau phát triển

thương hiệu. Một số cơ quan hữu quan vẫn còn suy nghĩ hỗ trợ tài chính là quan
trọng nhất, mà không biết rằng chính sách thông thoáng, đồng bộ, gọn nhẹ, hiệu
quả mới là cái doanh nghiệp thật sự cần, vì tính lâu dài của chúng.

III. Một số giải pháp thúc đẩy xây dựng và phát triển thương
hiệu doanh nghiệp Việt Nam
Giải pháp cho doanh nghiệp

9


Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, khái niệm
thương hiệu đang trở nên phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội. Mục tiêu đặt
ra cho các doanh nghiệp Việt Nam thời gian tới là phải tiếp tục xây dựng và
phát triển thương hiệu, dần dần trở thành những tên tuổi mạnh không chỉ ở
trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, mục tiêu quan trọng hơn
là phải làm thế nào để việc xây dựng và phát triển thương hiệu trở thành ý thức
thường trực trong giới doanh nghiệp.
Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu
Trước hết, để nâng cao kiến thức về thương hiệu, bên cạnh việc tự mình
học hỏi bằng nhiều cách khác nhau như tham dự các khóa học bồi dưỡng, nâng
cao trong và ngoài nước, thực hiện các chuyến đi thực tế, thu thập kiến thức
qua sách báo, truyền hình, các doanh nghiệp nên hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau
trao đổi kinh nghiệm, kiến thức.
Thứ hai, để đảm bảo tính khả thi, chiến lược thương hiệu phải (i) được xây
dựng dựa trên cơ sở tiềm lực của doanh nghiệp; (ii) gắn liền với chiến lược đổi
mới, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm; (iii) gắn với chiến lược đầu
tư và các kế hoạch tài chính, marketing của doanh nghiệp. Tuy mỗi doanh
nghiệp có một chiến lược cụ thể khác nhau, nhưng điều quan trọng trong xây
dựng chiến lược thương hiệu là phải xuất phát từ mục tiêu trước mắt và lâu dài

của chính doanh nghiệp, đây là nguyên tắc cơ bản và nhất quán. Chiến lược
thương hiệu, một mặt, phải đảm bảo tính khác biệt, nhưng mặt khác phải đảm
bảo sự phù hợp của thương hiệu. Nói cách khác, doanh nghiệp phải định vị
thương hiệu một cách đúng đắn, phải xác định được mình là gì trong tâm trí
khách hàng.
Trong chiến lược thương hiệu, doanh nghiệp cũng cần xác định rõ thị
trường và đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Điều này rất quan trọng,
quyết định đến thành công của chiến lược thương hiệu. Để định vị chính xác đối
tượng khách hàng và thị trường mục tiêu của mình, doanh nghiệp cần triển khai
các hoạt động nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng.
Thứ ba, đặt tên thương hiệu là một phần quan trọng phải được vạch rõ trong
chiến lược thương hiệu. Nguyên tắc chung khi đặt tên thương hiệu là khả năng
phân biệt, không trùng lặp, gây nhầm lẫn với các tên thương hiệu khác, ấn tượng,
ngắn gọn, đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ, có tính văn hóa và gắn liền với đặc tính hoặc
10


chất lượng hàng hóa. Tên thương hiệu càng ấn tượng sẽ càng dễ nhớ, gây được
cảm tình đối với người tiêu dùng. Khi tên thương hiệu bị trùng lặp sẽ dễ dẫn đến
tranh chấp, và gây nhầm lẫn cho khách hàng. Đây là điều mà không doanh
nghiệp nào muốn, vì vậy cần phải rà soát và chọn lọc kỹ càng trước khi đặt tên
thương hiệu. Tên thương hiệu không nên đặt quá dài và khó phát âm vì như thế
sẽ khó đọc và khó nhớ, làm suy giảm đáng kể hiệu quả của việc quảng bá ra công
chúng.
Thứ tư, bên cạnh tên thương hiệu, tạo biểu trưng của thương hiệu (logo)
cũng là dấu hiệu rất quan trọng để nhận dạng và phân biệt thương hiệu. Logo cần
được thiết kế đơn giản, gắn liền với ý tưởng của doanh nghiệp trong kinh doanh
và phải phần nào thể hiện được ý tưởng đó. Tuy nhiên, cũng không nên nhồi nhét
quá nhiều ý tưởng và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp vào logo, như vậy dễ
dẫn đến rối rắm, khó hiểu.


Vụ Brexit – nước Anh rời khỏi liên minh Châu âu (EU) đã thực sự trở thành
một tin nóng trong suốt vài tuần qua. Đây thực sự là một tin không vui đối
với thế giới và trong đó có Việt Nam. Vậy những ảnh hưởng từ sự việc Brexit
này là gì?
Brexit là gì?

 Brexit là thuật ngữ tiếng Anh ghép từ 2 chữ Britain (nghĩa là Liên Hiệp

Vương Quốc Anh) và exit (nghĩa là thoát khỏi). Ý nghĩa cụm từ Brexit
nghĩa là ủng hộ cho Liên Hiệp Vương Quốc Anh rời khỏi khối Liên Minh
Châu Âu (EU – Europe Union).
11


 EU là chữ viết tắt tiếng Anh của chữ European Union, tiếng Việt thường

dùng là Liên Minh Châu Âu. EU là tổ chức tập hợp các thành viên quốc
châu Âu với số lượng 28 nước.

Nguồn gốc của Brexit
 Brexit manh nha từ năm 1973, khi Liên Hiệp Vương Quốc Anh (gọi tắt là

Anh) bắt đầu gia nhập vào cộng đồng kinh tế châu Âu EEC (tiền thân của
EU ngày nay).

 Dân Anh là một sắc dân bảo thủ và thích đứng ngoài cuộc của châu Âu,

như cái cách mà khi Anh làm bá chủ thế giới trước thế chiến thứ 2 (WW2).
Thậm chí sau khi gia nhập EU, nhiều nghị sĩ còn chống lại việc tham gia

vào đồng tiền chung châu Âu là Euro.

12


 Các nước lục địa thuộc EU còn tham gia một hiệp ước tự do đi lại có tên là

Shengen. Nhưng Anh cũng không tham gia vì muốn bảo vệ quyền lợi cho
mình và những chống đối trong nước.
 Có thể thấy, lực lượng chính trị Anh chống lại EU luôn tiềm ẩn và chỉ chờ
cơ hội rời bỏ EU. Trong những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế, thành
viên EU vỡ nợ, khủng hoảng di cư đã đẩy EU vào tình cảnh khó khăn. Đây
là đống rơm khô cho sự bùng nổ ly khai của Anh khỏi EU.
Brexit sẽ diễn ra khi nào và kết quả ra sao?
 Brexit không phải là một sự kiện. Nó là một thuật ngữ để phe ủng hộ Anh

rời EU dùng để ám chỉ việc ủng hộ này. Ngày 23/06/2016, cuộc trưng cầu
cho việc rời hay ở lại EU được thực hiện.
 Kết quả vào sáng 25/06/2016 theo giờ Việt Nam cho thấy:


Ủng hộ rời EU đạt 51,71% số phiếu



Ủng hộ ở lại EU đạt 48,29% số phiếu

13



 Nước Anh trên nguyên tắc đã chính thức rời EU. Việc rời đi này cần quốc

hội và nữ hoàng Anh phê chuẩn mới có hiệu lực. Sau đó, Anh sẽ phải đàm
phán lại toàn bộ hiệp ước đã từng tham gia cùng EU hoặc đã thỏa thuận
trước đó với tư cách nước ngoài EU. Cuộc bỏ phiếu tuy chỉ diễn ra tại Anh
nhưng đã làm lung lay toàn bộ khối EU với 28 nước thành viên còn lại. Vì
Anh là một nền kinh tế lớn và London là một trung tâm tài chính của Châu
Âu.

Tại sao Brexit đe dọa kinh tế EU và thế giới
 Anh là một cường quốc về tài chính. Nước Anh có London là trung tâm

giao dịch tài chính lớn có quan tâm của toàn cầu.
 Anh là cửa ngõ tài chính lớn kết nối với thị trường gần 500 triệu dân của
EU và thế giới. Khi việc kết nối với EU bị gián đoạn. Anh sẽ rơi vào trạng

14












thái cô lập tạm thời vì sẽ mất ít nhất 2 năm để đàm phán lại quy tắc thương

mại với EU.
Anh là một nước đóng góp lớn ngân sách cho EU. Việc rời EU sẽ khiến EU
đang trong tình cảnh khó khăn sẽ càng thêm khó. Vì nước gặp khó khăn do
khủng hoảng kinh tế trong EU chiếm số lượng lớn, nổi bật nhất là Hy Lạp.
Các nước mới gia nhập kinh tế nhỏ yếu như Ba Lan, Hungary đang cố gắng
duy trì nền kinh tế của mình.
Anh có một hậu phương lớn là các nước thuộc khối Liên Hiệp Anh, là các
nước thuộc địa cũ. Một số trong đó có nền kinh tế lớn như Canada và Úc.
Các nước này cung cấp nguyên liệu và thị trường cho các nước EU xuất
nhập khẩu nguyên liệu và hàng hóa.
Trên thế giới, không một đất nước nào có thể phủ nhận nước Anh là một
nước giàu mạnh, nó có tầm ảnh hưởng đến kinh tế và chinh trị của thế giới.
Tiềm lực tài chính, quân đội, kĩ thuật quân sự, khoa học, máy móc hiện đại,
giáo dục, y tế, chính sách xã hội,… tất cả đều tốt và đều là những thứ đáng
mơ ước của nhiều quốc gia khác
Khi Brexit xảy ra “Đảo quốc sương mù” có thể tiết kiệm một khoản khá
đóng góp vào ngân sách EU sau khi đã rút khỏi liên minh. Tuy nhiên IMF
lại cảnh báo con số này chỉ như “muối bỏ bể” trong dài hạn, khi so với tổn
thất nảy sinh do bất ổn và chi phí thương mại tăng gấp nếp.
Khi tách khỏi Brussels, London sẽ đánh mất vị thế là tụ điểm tài chính của
châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
cũng theo đó mà tìm đường đến các nước khác ở “Lục địa già” như Pháp,
Đức hay Italy đồng tiền bảng Anh mất giá dẫn đến làm tăng giá trị đồng
tiền Euro và có ảnh hưởng đến giá trị vàng. Từ đó gây ra thiệt hại đối với

15


chínhnước


Anh,

các

nước

châu

Âu



cả

Việt

Nam

Việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu thực sự gây nên những khó khăn cho
chính nước này
 Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp đến người dân Anh ,Kịch bản người

Anh dứt áo ra đi khỏi EU (Brexit) là đám mây đen lởn vởn nhiều tuần
nay trên thị trường tài chính và chứng khoán toàn cầu trong đó có ảnh
hưởng tới kinh tế Việt Nam ít nhiều trong ngắn hạn và cả trong tương
lai dài hạn
 Về ngắn hạn: giá vàng của Việt Nam lên xuống không ổn định và thị
trường chứng khoán Việt Nam bị mất 1 tỷ USD chỉ trong 1 đêm.
 Khẳng định của người đứng đầu Bộ kế hoạch và đầu tư – ông Nguyễn Chí
Dũng cho rằng: “Brexit không có tác động lớn đối với kinh tế Việt Nam và

Brexit chỉ làm ảnh hưởng đến tỷ giá đồng tiền Việt Nam liên quan đến thuế
suất hàng hóa đi các nước của Việt Nam”. Nhưng ông cũng cho biết rằng
đó chỉ là nhận định trong ngắn hạn thì Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng lớn
 và ngay từ sự việc Brexit còn trong dài hạn thì phải xem xét kĩ lưỡng, và
liên tục theo dõi tình hình.

16


Tác động của Brexit đến Việt Nam khiến nhiều người lo lắng
 Khi nói về những tác động thì mới đây Capital Economics đã viện dẫn kết

quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội quốc gia (NIESR) ở
London cho thấy châu Á là khu vực chịu ít ảnh hưởng nhất bởi xuất khẩu từ
châu Á sang Anh chỉ đóng góp 0,7% GDP toàn khu vực, vì vậy, ngay cả
khi kim ngạch nhập khẩu tại Anh giảm tới 25% sau khi rút khỏi EU, thì
GDP châu Á cũng sẽ chỉ mất dưới 0,2% mà thôi. Nói với chúng tôi, TS. Lê
Đăng Doanh, Nguyên viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương cho
rằng: Việt Nam không nằm ngoài các nước bị ảnh hưởng bởi Brexit do có
quan hệ thương mại với Anh. Đồng bảng Anh biến động mạnh sẽ ảnh
hưởng tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

 Ông Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính

trị thế giới cũng cho rằng nếu Anh rời EU sẽ có những tác động xấu đến
Việt Nam cả về thương mại và đầu tư.
 Thực tế, khi xét về quan hệ thương mại, Tổng cục Hải quan Việt Nam cho
biết, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh liên tục
tăng trong những năm qua.
 Dù không phải con số quá lớn, nhưng trong quan hệ thương mại Việt - Anh

nhiều năm trở lại đây, chúng ta luôn duy trì mức xuất siêu vào nước này.
17


Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Anh đạt tăng trưởng kép (CAGR)
gần 17% trong giai đoạn 2008-15, đạt mức kỷ lục 4,65 tỷ USD trong năm
2015, tương đương 15% giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực EU.
 Tính riêng 5 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã duy trì thặng dư thương mại
với Anh ở mức 3,9 tỷ USD trong năm 2015 và 1,7 tỷ USD

Tác động của Brexit đến Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Anh
 Tuy nhiên theo đánh giá từ báo Người lao động thì sự kiện này đang đặt ra
không ít lo ngại tới nền kinh tế Việt Nam bởi cán cân thương mại hai chiều
liên tục duy trì ở trạng thái xuất siêu, đặc biệt mức tăng trưởng xuất khẩu
của Việt Nam vào Anh trong những năm gần đây luôn duy trì ở hai con số.
Tuy nhiên theo bài viết của tờ báo này thì hiện tại, sự kiện nước Anh rời
khỏi EU chưa có tác động ngay tức khắc đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt
trong quan hệ thương mại.
 Trước hết, bài viết từ báo Người Lao động đã phân tích những tác động tới
các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam. Theo thống kê thì tăng
trưởng xuất khẩu giai đoạn 2008 - 2015 lên tới gần 17%/năm, trong năm
2015 đạt mức kỷ lục lên tới 4,65 tỉ USD, tương đương 15% giá trị xuất
khẩu của Việt Nam vào khu vực EU.

18


Tác động của Brexit đến Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam Anh
 CafeF cũng đã đưa ra số liệu thống kê với 10 mặt hàng xuất khẩu nhiều
nhất vào thị trường Anh giai đoạn 2011 - 2016. Phần lớn trong số đó là các

mặt hàng chủ lực, có thế mạnh của Việt Nam như dệt may; nông sản; thủy
sản; da giày; máy móc, thiết bị và phụ tùng; gỗ và các sản phẩm gỗ; điện
thoại và linh kiện các loại... Có thể thấy những sản phẩm này đều là các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nên nếu Anh rời EU, trước mắt sẽ
chịu tác động không nhỏ đến việc xuất khẩu vào thị trường này.
 Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế thế giới - Viện Kinh tế chính trị, ông Bùi
Ngọc Sơn cũng đã đưa ra phân tích việc Brexit có thể khiến đồng bảng Anh
xuống giá, dẫn đến những bất ổn trên thị trường tài chính - tiền tệ thế giới.
 Cụ thể, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ kém cạnh tranh hơn khi đồng
bảng Anh mất giá thì. Như vậy những doanh nghiệp có lượng đơn hàng lớn
xuất khẩu vào thị trường này, hoặc đang tập trung đơn hàng ở thị trường
này có thể sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng các chuyên gia cũng nhận định Anh
không phải là đối tác quá lớn về phương diện xuất khẩu/thương mại nên tác
động ở quy mô lớn là khó xảy ra.

19


Tác động của Brexit đến Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng lớn nhất
vào Anh

 Mỗi năm, Anh nhập khẩu trên 1.000 tỉ USD, tương đương 700 tỉ bảng.

Trong khi đó Việt Nam mới xuất khẩu vào thị trường Anh khoảng 5 tỉ, mới
chiếm được khoảng 0,5%. Dư địa phát triển còn rất nhiều song đây có thể
là rào cản cho hàng xuất khẩu Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường
này.
 Cùng với việc xuất khẩu hàng hóa thì các chuyên gia còn lo ngại việc đàm
phán và ký kết Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam với EU bị tác
động khi Anh rời EU bởi hiện nay Nghị viện châu Âu chưa phê chuẩn, nên

20

















có thể những đàm phán và cam kết trước đây với Anh có thể bị tác động và
có thể phải đàm phán lại. Điều khiến MBKE e ngại, đó là triển vọng Hiệp
định thương mại FTA giữa EU và Việt Nam. Do hiệp định này chưa được
phê chuẩn bởi Nghị viện Châu Âu, đàm phán có thể phải bắt đầu lại một
cách riêng rẽ giữa Việt Nam với Anh và Việt Nam với EU.
Ông Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính
trị thế giới cũng bày tỏ lo ngại về vấn đề này. Hiện Việt Nam đang hoàn tất
hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, Anh rút ra khỏi EU thì chắc
chắn sẽ không theo những quy định về thương mại tự do như trong hiệp
định nữa. Nếu muốn, chúng ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian đàm phán
riêng với quốc gia này, ông Lược nhấn mạnh.
Vấn đề ảnh hưởng lớn thứ hai là có lẽ là tỷ giá, ít nhất là biến động trong

ngắn hạn.
Ông Bùi Ngọc Sơn - Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế thế giới - Viện kinh
tế chính trị cho biết: Nếu Anh rời khỏi EU, Brexit có thể khiến đồng bảng
Anh xuống giá, dẫn đến những bất ổn trên thị trường tài chính - tiền tệ thế
giới.
Vị chuyên gia này bày tỏ lo ngại, đồng bảng Anh mất giá thì hàng hóa xuất
khẩu vào Việt Nam sẽ kém cạnh tranh hơn. “Lo ngại lớn nhất đó là các
doanh nghiệp đang có lượng xuất khẩu lớn vào Anh hoặc đang nhắm chủ
yếu vào thị trường này. Họ sẽ bị ảnh hưởng. Những doanh nghiệp này cần
phải có những tính toán về vấn đề tỷ giá”, ông Sơn nói.
Đồng thời, theo ông Sơn, đồng bảng Anh mất giá đi, kinh tế Anh có chao
đảo thì các công ty Anh đầu tư vào Việt Nam sẽ có những thay đổi. “Về
mặt lý thuyết là như vậy, còn ảnh hưởng ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào thực
tế dòng vốn FDI từ Anh đổ vào Việt Nam nhiều hay ít. Theo tôi được biết
con số này không nhiều lắm, nên tác động sẽ không phải là lớn”, ông Sơn
nói.
Ông Sơn nhấn mạnh thêm: Nhìn chung, Anh không phải là đối tác quá lớn
đối với Việt Nam trong lĩnh vực thương mại, đầu tư nên tác động từ việc
Anh đi hay ở EU đối với Việt Nam cũng sẽ không phải quá lớn.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán dầu khí đánh giá rằng Brexit tác động
đáng kể tới thị trường thế giới. Dòng tiền sẽ chuyển dịch khỏi các thị
trường rủi ro và TTCK Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ, do đó nhiều
khả năng nhà đầu tư nước ngoài sẽ bán ròng trên TTCK Việt Nam trong
thời gian tới nếu Brexit trên xảy ra.
Với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (FTA) được ký vào cuối
năm ngoái và giờ đang chờ được hai bên phê chuẩn, nếu Hiệp định được
phê chuẩn bởi các nước EU và có hiệu lực trước khi Brexit diễn ra, thì sau
khi Anh rời EU, Việt Nam sẽ phải đàm phán và ký một hiệp định khác với
Anh nếu muốn tăng cường thương mại với nước này. Trong trường hợp đó,
nhiều khả hai bên có thể đồng ý “cắt dán” các điều khoản từ hiệp định Việt

21


Nam – EU sang hiệp định Việt Nam – Anh, và quá trình đàm phán, ký kết
sẽ diễn ra nhanh chóng.
 Trong trường hợp Anh hoặc Việt Nam muốn đàm phán, chỉnh sửa lại các
điều khoản thì một hiệp định như vậy nhiều khả năng sẽ bị đình trệ do Anh
sẽ rất bận rộn với nhiều cuộc đàm phán khác nhau với EU và WTO, việc
đàm phán với Việt Nam có thể không được ưu tiên.

Tác động của Brexit đến Việt Nam, tỷ trọng vốn FDI từ Anh vào Việt Nam năm
2015
 Ông Nguyễn Văn Thải - Đại sứ quán Việt Nam tại Anh khuyến cáo, khi
muốn vào một thị trường khó tính như thị trường Anh thì doanh nghiệp
Việt Nam cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng, đồng thời cần có một chiến
lược dài hạn và một sự đầu tư hợp lý.
 Tác động của Brexit đến Việt Nam ở thị trường chứng khoán:thị
trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm khá mạnh.Cụ thể,
kết thúc phiên giao dịch ngày 24/6, chỉ số VnIndex giảm 11,5 điểm tương
đương với mức giảm 1,85%, về mức 620,77 điểm. Chỉ số VN30Index cũng
giảm 13,81 điểm, về mức 612,69 điểm. Trong phiên giao dịch này, các cổ
phiếu lớn trong nhóm các công ty đại gia hàng đầu Việt Nam hầu hết giảm
điểm. Trong rổ VN30Index, có 28 mã giảm điểm và 2 mã tăng điểm.

22


Thị trường chứng khoán VN đã có phiên giao dịch giảm sâu (ảnh chụp tại sàn của
Công ty cổ phần chứng khoán Maybank Kim Eng chiều 24-6)
 Các mã chứng khoán như VIC của Tập đoàn Vingroup giảm 1.000 đồng/cổ

phiếu, về mức 52.000 đồng/cổ phiếu. Mã HPG của Tập đoàn Hòa Phát,
HAG của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai hay HSG của Tập đoàn Hoa Sen
cũng có mức giảm mạnh, lần lượt là 1.300 đồng, 300 đồng và 1.800
đồng/cổ phiếu.
 Trong khi đó, giá cổ phiếu của Công ty cổ phần Thế Giới di động lại có 1
phiên tăng mạnh 7.000 đồng/cổ phiếu, cán mức 122.000 đồng/cổ
phiếu. Tính đến hết ngày 31/12/2015, ông Nguyễn Đức Tài nắm giữ
3.683.717 cổ phiếu của MWG. Ngoài số cổ phiếu trên, ông Tài còn đại diện
cho Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Thế giới Bán lẻ 19.318.163 cổ phiếu,
tương đương tỷ lệ 13,18% cổ phần công ty.

Tác động của Brexit đến Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Anh

23


 Như vậy, ông Tài nắm tổng cộng 23.001.880 cổ phiếu MWG. Với việc tăng
















giá này, ông Tài đã làm giàu thêm túi tiền trên sàn chứng khoán hơn 160 tỷ
đồng.HNX-Index giảm 1,9 điểm (tương đương 2,23%). Sàn UPCoM cũng
có phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ ngày đi vào hoạt động, với điểm giảm
(tương đương 2,23%).
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định việc Anh rời EU chưa có nhiều tác
động về ngắn hạn đối với VN, tuy nhiên về dài hạn thì VN nên xem xét
việc xây dựng lại các hiệp định giao thương đối với Anh.
Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, việc Anh bỏ phiếu rời EU chắc chắn
sẽ có ảnh hưởng tới thị trường thế giới, lớn nhất là thị trường chứng khoán
(TTCK), giá vàng và tỉ giá. Và lâu dài, các yếu tố này sẽ tác động tới
thương mại, đầu tư, du lịch… của các nước đối với Anh, trong đó có VN.
Tác động của Brexit đến tài chính thương mại của VN : biến động trong
ngắn hạn. Quan điểm của MBKE là USD/VND bị chi phối bởi cán cân
thương mại nhiều hơn (Việt Nam thặng dư 1,6 tỷ USD trong 5 tháng đầu
năm) cũng như tâm lý/niềm tin của dân chúng và giới đầu tư, bị dẫn dắt bởi
các yếu tố nội tại như chính sách điều hành tỷ giá mới với sự minh bạch
theo tăng trưởng kinh tế, thu hút FDI, cải thiện môi trường, ...
Bên cạnh đó, với việc Ngân hàng Nhà nước dường như sẽ có những chính
sách hỗ trợ tăng trưởng (nhằm đạt mục tiêu 6,7% GDP cả năm) và tình
trạng thâm hụt ngân sách lớn hơn dự báo áp lực lên VND trong
những tháng tới có thể sẽ tăng lên. Ít nhất từ đầu năm đến nay, VND đã
tăng giá 0,9% so với USD.
Tương tự như vậy, thị trường chứng khoán có thể sẽ bị tác động bởi các yếu
tố trong nước nhiều hơn. Cụ thể như tăng trưởng GDP (GDP Q2/16 sẽ được
công bố trong tuần tới), họp Quốc hội khóa XIV từ ngày 20 tháng 7, tăng
trưởng tín dụng, các định hướng về chính sách của Chính phủ (và Quốc
hội) mới cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác,
VN-Index vẫn có cơ hội để tăng điểm trong nửa năm cuối 2016.

Trước đó đã có một số quan điểm khác nhau về sự tác động của Brexit tới
Việt Nam. Công ty chứng khoán BIDV nhận định hoạt động thương mại và
đầu tư song phương sẽ không bị ảnh hưởng quá lớn, tuy nhiên Brexit sẽ tác
động gián tiếp ảnh hưởng đến diễn biến tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô
ngắn hạn, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán khi
dòng vốn đầu tư nước ngoài gián đoạn và đảo chiều.
Giao thương giữa Việt Nam và Anh liên tục tăng trong khoảng 5 năm trở
lại đây với mức tăng trung bình khoảng 29%, trong đó Việt Nam là nước
xuất siêu. Xét trong cả khối EU thì mức tăng về kim ngạch hàng hóa xuất
nhập khẩu vào Anh của Việt Nam vẫn thấp hơn so với mức trung bình 34%
vào EU. Tuy nhiên, tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Anh vẫn
chiếm tỷ trọng thấp khoảng 2%, do đó mức độ ảnh hưởng có thể nói là
không lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Anh trong vài năm gần đây có
24


dấu hiệu chững lại kéo theo việc giảm nhu cầu đối với các hàng hóa của
Việt Nam, làm giảm xuất khẩu và thặng dư thương mại giữa hai nước
 Tuy nhiên, Anh lại là nước nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu trong các
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nông thủy sản, đồ gia dụng,
dệt may, đồ gỗ.v.v… theo đó, đồng bảng Anh mất giá sau sự kiên Brexit sẽ
khiến cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam kém cạnh tranh hơn, và có
thể giảm đáng kể về mặt giá trị

.
 Bên cạnh lĩnh vực xuất nhập khẩu, thì FDI của Anh vào Việt Nam liên tục

tăng trong khoảng 5 năm gần đây. Theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch
đầu tư Việt Nam thì lũy kế FDI của Anh vào Việt Nam năm 2010 chỉ có
hơn 2 tỷ USD, thì đến năm 2015 đã lên đến 4,7 tỷ USD. Đặc biệt tăng

mạnh trong năm 2015 với số vốn tăng thêm lên tới hơn 1 tỷ USD. Mặc dù
vậy, Anh cũng không năm trong Top 10 quốc gia đầu tư FDI nhiều nhất
vào Việt Nam, điều đó có thể thấy, dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
trong ngắn hạn cũng sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 Xét về yếu tố khách Du lịch, có thể thấy lượng khách Du lịch Anh vào Việt
Nam duy trì ổn định khoảng 200.000 lượt khách/năm và chiếm tỷ trọng lớn
nếu tính trên tổng lượng khách từ EU vào Việt Nam. Tuy nhiên, khi nền
kinh tế Anh có dấu hiệu suy giảm và đặc biệt là tỷ giá đồng Bảng Anh và
Việt Nam đồng giảm mạnh trong thời gian gần đây thì chắc chắn lượng
khách du lịch từ Anh cũng sẽ bị ảnh hưởng.
 Như vậy, đánh giá trên một số lĩnh vực giao thương giữa Việt Nam và Anh
có thể thấy, trong ngắn hạn Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi sự kiện Brexit.
 Việc Anh rời EU sẽ ảnh hưởng tới VN, dù không quá lớn nhưng cũng sẽ
không chỉ là ngắn hạn mà cả về lâu dài. Bởi khi Anh ra đi, đồng bảng giảm
25


×