Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Vai trò của quy luật giá trị trong phát triển của kinh tế thị trường việt nam, tiểu luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.4 KB, 25 trang )

Lời mở đầu
Một xã hội có những chính sách về phát triển kinh tế ngày
một toàn diện và hiệu quả hơn sao cho đời sống tinh thần vật
chất tinh thần của con người trong xã hội đó ngày một ổn định,
phong phú, nhưng để có được một xã hội như vậy kh«ng tự
nhiên mà có. Thực tế, việc phát triển kinh tế là một việc vô cùng
khó khăn, đó là cuộc chạy đua sôi động giữa các nước trên thế
giới nhằm đạt được một vị trí cao hơn trên trường quốc tế. Muốn
thực hiên điều đó thì nhát quyết trong chính sách phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải được dựa trên một nền tảng cơ
sở lý thuyết vững chắc về các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy
luật giá trị.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và
trao đổi hàng hóa.Do đó mà ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng
hóa thì ở đó có sự xuát hiện của quy luật giá trị. Mọi hoạt động
của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa đều
chịu sự tác động của quy luật này. Quy luật giá trị là nguyên
nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế chu kì, phân hóa giàu
nghèo, những cuộc cạnh tranh không lành mạnh…Chính vì thế
chúng ta cần nghiên cứu về quy luật giá trị, tìm hiểu vai trò và
tác động của nó tới nền kinh tế, đặc biệt là thời kì phát triển kinh
tế thị trường của nước ta hiện nay.
Nội dung chính của bài tiểu luận :
I/Vai trò của quy luật giá trị trong phát triển của kinh tế thị
trường Việt Nam.
II/Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong điều kiện
tự do cạnh tranh và điểu kiện độc quyền.
Page 1


I/ Vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị


trường Việt Nam.
Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, những
điều kiện chung để kinh tế hàng hóa xuất hiện vẫn còn tồn tại.
Do đó sự tồn tại kinh tế hàng hóa ở nước ta là một tất yếu khách
quan. Những điều kiện chung để kinh tế hàng hóa xuất hiện và
tồn tại là :
Một là, phân công lao động xã hội là cơ sở tất yếu của nền
sản xuất hàng hóa vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cả chiều
rộng lẫn chiều sâu.
Hai là, sự tồn tại và phát triển của nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế khác nhau tạo nên sự tách biệt kinh tế
giữa các chủ thể kinh tế độc lập, cũng là điều kiện tất yếu cho sự
tồn tại và phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ở nước
ta.
Như vậy, phát triển kinh tế thị trường với nước ta là một
tất yếu lịch sử, là nhiệm vụ cấp bách của quá trình hội nhập và
phân công lao động quốc tế hiện nay.
Sản xuất hàng hóa ở nước ta chịu tác động của quy luật giá
trị thể hiện một số mặt sau đây:
Thứ nhất:Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Điều tiết sản xuất tức là điều hòa ,phân bổ các yếu tố sản
xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Sự điều tiết
Page 2


này được hình thành một cách tự phát, thông qua sự biến động
của giá cả trên thị trường. Có thể hiểu vai trò điều tiết này thông
qua những biến động của quy luật cung cầu xảy ra trên thị
trường.
Khi cung nhỏ hơn cầu, sản phẩm không đủ nhu cầu thỏa

mãn xã hội giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy với giá trị
cao, người sản xuất mở rộng quy mô sản xuất. Những người
trước đây sản xuất hàng hóa khác nay chuyển sang sản xuất
hàng hóa này. Như vậy tư liệu sản xuất và sức lao động được
chuyển vào ngành này nhiều hơn các ngành khác.
Khi cung lớn hơn cầu, sản phẩm làm ra quá nhiều so với
nhu cần xã hội, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa bán không chạy
có thể lỗ.Tình hình đó buộc người sản xuất ở ngành này thu hẹp
quy mô sản xuất hay chuyển sang ngành khác, làm cho tư liệu
sản xuất và sức lao động giảm bớt đi ở ngành này và phát triển ở
ngành khác mà họ thấy có lợi hơn.
Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá
cả trên thị trường. Sự biến động của giá cả trên thị trường cũng
có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả
cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt.
Như vậy, sự biến động của giá cả trên thị trường không
những chỉ rõ sự biết động về kinh tế,mà còn có tác động điều tiết
nền kinh tế hàng hóa.
Thứ hai : Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất,
tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát
triển.
Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa
là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình. Do điều kiện sản xuất khác nên hao phí
Page 3


lao động cá biệt của mỗi người khác nhau. Nhưng trên thị
trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo giá trị xã
hội. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao

phí lao động xã hội của hàng hóa ở thế có lợi, sẽ thu được lãi
cao. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn lao
động xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. Để giành lợi thế
trong cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ
thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho nhỏ hơn hoặc
bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì trong nền kinh tế
hàng hóa, người nào có hao phí cá biệt ít hơn hoặc bằng hao phí
lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa thì người đó có
lợi hơn, còn người nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao
phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ bị thiệt hơn. Vì không thu
được toàn bộ lao động đã hao phí.
Muốn vậy, họ phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, cải tiến tổ
chức quản lí, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao
động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn
ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. Quy luật giá trị mang tính
quy luật thúc đẩy.
Thứ ba : Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa
người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo.
Trong quá trình cạnh tranh chạy theo lợi ích cá nhân,
những người sản xuất hàng hóa có điều kiện sản xuất khác nhau,
tính năng động khác nhau, kĩ năng nắm bắt nhu cầu thị trường
khác nhau, kĩ năng đổi mới kĩ thuật, công nghệ, hợp lí hóa sản
xuất khác nhau. Do đó giá trị cá biệt hàng hóa khác nhau, phù
hợp với nhu cầu xã hội và thị trường khác nhau. Do vậy giá trị
lao động cá biệt của mỗi người sản xuất có thể không thống nhất
với lao động xã hội cần thiết.Những người có điều kiện sản xuất
Page 4


thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kĩ thuật tốt nên có

hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần
thiết, nhờ đó phát tài làm giàu, mua sắm thêm tư liệu sản xuất,
mở rộng thêm quy mô sản xuất, mở rộng doanh nghiệp của
mình. Bên cạnh đó những người không có điều kiện thuận lợi,
làm ăn kém cỏi hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh có hao phí lao
động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết nên họ bị
lỗ vốn, thu hẹp sản xuất, thậm chí trở thành người nghèo, kéo
theo sự thất nghiệp tăng, tiền thuê nhân công giảm sút. Dẫn tới
việc phân hóa giàu nghèo càng sâu sắc giữa chủ và công nhân.
Như vậy quy luật giá trị có ý nghĩa bình tuyến, đánh giá người
sản xuất. Nó mang lại phần thưởng cho những người làm tốt,
làm giỏi và hình phạt cho những người kém cỏi. Về phương diện
này thì quy luật giá trị đảm bảo sự bình đẳng đối với người sản
xuất.
Tuy nhiên, ngay trong quá trình thực hiện bình tuyến tự
nhiên đối với người sản xuất, quy luật giá trị đã phân hóa người
sản xuất thành kẻ giàu người nghèo. Người giàu trở thành ông
chủ, người nghèo dần trở thành người làm thuê. Lịch sự phát
triển sản xuất hàng hóa giản đơn trong xã hội phong kiến dần
dần sinh ra quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quan hệ giữa kẻ
giàu, người nghèo, quan hệ giữa chủ- thợ quan hệ giữa tư sảnvô sản là quan hệ đối kháng về lợi ích kinh tế, nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, nhà nước XHCN cần phải có sự điều
tiết để hạn chế sự phân hóa giàu nghèo.
“ Mỗi người sản xuất riêng biệt, cho lợi ích riêng của
mình, không phụ thuộc vào các nhà sản xuất khác. Họ sản xuất
cho thị trường, nhưng dĩ nhiên không một người nào biết được
dung lượng của thị trường. Mối quan hệ như vậy giữa những
Page 5



người sản xuất riêng rẽ sản xuất cho thị trường chung, thì gọi là
cạnh tranh. Dĩ nhiên trong những điều kiện ấy, sự thăng bằng
giữa những người sản xuất tiêu dùng( cung- cầu ) chỉ có được
sau nhiền lần biến động. Người sản xuất khéo léo hơn, tháo vát
hơn và sức lực hơn sẽ ngày càng lớn mạnh nhờ biến động, còn
người yếu hơn và vụng về thì sẽ bị đè bẹp. Một vài người trở
nên giàu có, còn quần chúng trở nên nghèo đói, đó là kết quả
không tránh được cạnh tranh. Kết cục người sản xuất bị phá sản,
mất hết tính độc lập về kinh tế và trở thành công nhân làm thuê
trong công xưởng đã mở rộng của đối thủ ”.
V.Lênin trong cuốn “Bàn về cái gọi là thị trường”.
Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng
hóa có ý nghĩa lí luận và thực tiễn hết sức to lớn: một mặt quy
luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém,
kích thích các nhân tố tích cự phát triển; mặt khác, phân hóa xã
hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bát bình đẳng trong xã
hội.
Tóm lại : Quy luật giá trị, cùng với sự tác động của cung,
cầu quyết định giá cả có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế thị
trường. Nó điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sự
tiến bộ kĩ thuật. Như vậy nó đã góp phần giúp nền kinh tế phất
triển mạnh. Đồng thời, quy luật giá trị tạo ra một môi trường
cạnh tranh khốc liệt. Nếu không có cạnh tranh thì không có nền
kinh tế thị trường nên nó dần hoàn thiện cơ chế thị trường đang
được xây dựng ở nước ta. Tuy nhiên quy luật giá trị có tác dụng
phân hóa những người sản xuất nhỏ, phân hóa giàu nghèo, dẫn
đến bất công bằng trong xã hội. Từ đó thành nên mâu thuẫn giữa
hiệu quả và công bằng trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta.
Page 6



II/ Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong điều
kiện tự do cạnh tranh và điều kiện độc quyền
1.Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong điều
kiện tự do cạnh tranh.
Tự do cạnh tranh là tự do di chuyển tư bản từ ngành này
sang ngành khác, tức là tự phát phân phối tư bản (C và v )vào
các ngành sản xuất khác nhau nên hình thành tỉ suất lợi nhuận
khác nhau. Trong cạnh tranh có sự ganh đua đấu tranh về kinh tế
giữa những người sản xuất với nhau, giữa những người sản xuất
với những người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ nhằm giành được
những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có
sự khác nhau về điều kiện sản xuất nên chi phí lao động cá biệt
của sản xuất hàng hóa có sự khác nhau để giành được các điều
kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải cạnh
tranh nhau nhưng các điều kiện thuận lợi tỏng sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm luôn biến động nên cạnh tranh diễn ra liên tục. Do
đó trong tự do cạnh tranh quy luật giá trị được biểu hiện thành
quy luật giá cả sản xuất.
Cạnh tranh là động lực, là sự ganh đua, sự đấu tranh về
kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất- kinh doanh với nhau
nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất- kinh
doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích
nhất cho mình. Cơ sở của cạnh tranh là chế độ sở hữu khác nhau
về tư liệu sản xuất và thời gian lao động xã hội cần thiết. Do sự
độc lập về tư liệu sản xuất nên các ngành luôn tìm cho mình
điều kiện tốt nhất để đạt hiệu quả cao.
Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh, các xí nghiệp sản xuất
chủ yếu cnahj tranh về giá trị nhằm chiếm thị phần của thị

trường. Nhưng cạnh tranh về giá trị có giới hạn, nó phụ thuộc
Page 7


vào lao động xã hội cần thiết để làm ra hàng hóa đó. Do vậy, các
doanh nghiệp vừa phải theo dõi cung cầu thị trường, vừa phải
làm sao cho chi phí sản xuất cá biệt của mình nhỏ hơn lao động
xã hội cần thiết để có thể thu được lợi nhuận cao và cạnh tranh
với các doanh nghiệp khác.
“ Quy luật cạnh tranh nó thể hiện ở chỗ: cung và cầu
thường xuyên muốn ăn khớp với nhau, nhưng chính vì thế mà từ
trước tới nay chưa ăn khớp với nhau.Cung luôn bám sát với cầu,
nhưng từ trước tới nay không thỏa mãn được cầu một cách chính
xác; cung thì lớn hơn hoặc nhỏ hơn chứ không bao giờ phù hợp
với cầu, vì trong trạng thái không tự giác đó của loài người,
không ai biết được rốt cuộc cung và cầu là bao nhiêu. Nếu cầu
lớn hơn cùng thì giá cả tăng, điều đó dường như kích thích cung,
nhưng khi cung vừa tăng lên ở thị trường thì lập tức giá hạ
xuống, nếu cung vượt quá cầu thì giá hạ xuống ghê gớm khiến
cho cầu tăng. Điều đó luôn luôn xảy ra, chưa bao giờ có trạng
thái lành mạnh mà luôn luôn có lên xuống”.
Ăng-ghen trong cuốn “ Phác thảo phê phán kinh tế chính
trị học”.
Giá cả thị trường là nguyên nhân chính dẫn đến cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp. Nhưng mặt khác, giá cả thị trường được
hình thành qua cạnh tranh. Và sự cạnh tranh sinh ra một thứ xã
hội giả tạo. Hiện tượng này phát sinh là do quy luật giá trị thị
trường. Ban đầu, giá cả thị trường hàng hóa này cao, cho lợi
nhuận cao đã thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp khác
tham gia dẫn đến sự cung ứng hàng hóa đó tăng lên trong khi

nhu cầu tăng chậm dẫn đến việc muốn bán được hàng hóa phải
giảm giá. Giá cả thị trường lại được điều chỉnh lại do sự cạnh
tranh của các doanh nghiệp.
Page 8


“Với nền sản xuất hàng hóa, tức là sản xuất ra không
phải để tự mình tiêu thụ nữa mà là để trao đổi, mua bán trên thị
trường, thì những ngành sản xuất nhất định phải chuyển từ tay
người này sang tay ngươi khác. Trong lúc trao đổi người sản
xuất giao cho kẻ khác sản phẩm của mình, và không còn biết sản
phẩm đấy sẽ ra sao. Từ khi có tiền và cùng với tiền thì có
thương nhân đứng ra làm kẻ trung gian giữa những người sản
xuất. Quá trình trao đổi lại càng trở nên rối ren hơn, hàng hóa
không những chuyển từ tay người này sang tay người khác mà
còn chuyển từ thị trường này sang thị trường khác, sang nơi có
giá bán cao hơn nhằm thu lợi nhuận”
Ăng-ghen trong cuốn “ Nguồn gốc của chế độ tư hữu và Nhà
nước”.
Trong xã hội gồm những người sản xuất hàng hóa trao đổi
lẫn cho nhau, mà lại muốn quy định giá theo thời gian lao động
và ngăn cấm sự cạnh tranh, không được thực hiện việc quy định
giá theo thời gian lao động và ngăn cấm sự cạnh tranh, không
được thực hiện việc quy định giá trị như thể theo hình thức duy
nhất mà có sự quy định ấp có thể tiến hành, tức là bằng cách ảnh
hưởng đến giá cả.
Khi thực hiện quy luật giá trị của sản xuất hàng hóa
trong một xã hội gồm những người sản xuất, trao đổi hàng hóa
lẫn cho nhau, sự cạnh tranh lập ra bằng cách đó, và trong những
điều kiện nào đó, một trật tự duy nhất và một tổ chức duy nhất

có thể có của nền sản xuất xã hội. Chỉ có do sự tăng hay giảm
giá hàng hóa mà những người sản xuất hàng hóa riêng lẻ biết
được rõ ràng là xã hội cần đến vật phẩm nào và với số lượng là
bao nhiêu.
Page 9


2. Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong điều
kiện độc quyền
Độc quyền là biểu hiện mới, mang những quan hệ mới
nhưng nó không vượt qua khỏi quy luật giá trị cảu chủ nghĩa tư
bản, mà chỉ là sự tiếp tục mở rộng, phát triển những xu hướng
sâu sắc nhất cảu chủ nghĩa tư bản và của nền sản xuất hàng hoá
nói chung, làm cho các quy luật của nền sản xuất hàng hoá và
của chủ nghĩa tư bản có những biểu hiện mới.
Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền
đã áp đặt giá cả độc quyền; giá cả độc quyền thấp khi mua, giá
cả độc quyền cao khi bán. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là
trong gia đoạn đến quốc chủ nghĩa quy luật giá trị không còn
hoạt động. Về thực chất, giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và
phủ định cơ sở của nó là giá trị. Các tổ chức độc quyền thi hành
chính sách giá cả độc quyền chẳng qua là chiếm đoạt một phần
giá trị của những người khác. Nếu xem xét trong toàn bộ hệ
thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tổng số giá cả vẫn bằng tổng
số giá trị. Như vậy, nếu như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự
do cạnh tranh quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản
xuất, thì trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá
trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền.
Độc quyền là một hình thái thị trường của nền kinh tế.
Độc quyền là quyền thu lợi nhuận siêu ngạch nhờ có quyền lực

kinh tế nào đó. Do có được quyền lực về kinh tế đó mà các nhà
độc quyền giữ vị trí thống trị trong sản xuất và lưu thông hàng
hoá, nên có thể không chỉ sủ dụng các phương pháp sản xuất giá
trị thặng dư, cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả
sản xuất vẫn là những phạm trù kinh tế trong tự do cạnh tranh,
mà nó sử dụng phương pháp cưỡng bức siêu kinh tế để thu lợi
Page 10


nhuận cao, lợi nhuận độc quyền. Lợi nhuận là một hình thức
biểu hiện của giá trị thặng dư hình thành trong giai đoạn độc
quyền, không phải chủ yếu do cải tiến kĩ thuật, mà chủ yếu do
địa vị thống trị của độc quyền thu được. Nguồn gốc và cơ cấu
lợi nhuận độc quyền là giá trị thặng dư của công nhân làm việc
trong các tổ chức độc quyền, một phần giá trị thặng dư của công
nhân làm việc ở các xí nghiệp ngoài độc quyền, một phần giá trị
mới do những người sản xuất nhỏ trong nước tạo ra. Với việc
hình thành lợi nhuận độc quyền, các tổ chức độc quyền không
hạn chế theo giá cả sản xuất mà bán theo giá cả độc quyền. Giá
cả độc quyền bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc
quyền. Thông thường các tổ chức độc quyền bán hàng hoá với
giá cao hơn giá trị hàng hoá. Do nắm được vai trò độc quyền
trong một ngành sản xuất nhất định nên tập đoàn có thể tự ý
quyết định giá bán trên thị trường, nhờ đó mà thu được lợi
nhuận độc quyền. Lợi nhuận độc quyền bằng lợi nhuận bình
quân cộng với một số lưọi nhuận khác do địa vị thống trị của các
tập đoàn độc quyền.
Trong độc quyền, thời gian lao động cần thiết không còn là
yếu tố cơ bản của cạnh tranh, mà các tổ chức độc quyền dùng
thế lực của mình để cạnh tranh tiêu diệt các xí nghiệp vừa và

nhỏ. Thông qua việc định giá cả hàng hoá thấp hơn giá trị của nó
làm cho các xí nghiệp đó làm ăn thua lỗ, không hiệu quả, dẫn
đến phá sản. Từ đó, các tổ chức độc quyền chiếm lĩnh thị trường
và nâng giá hàng hóa lên để thu lợi nhuận độc quyền mà không
phải tăng năng suất. Với thị phần lớn trong các thị trường, các tổ
chức độc quyền có thể làm thay đổi lượng hàng hoá trên thị
trưòng để làm cho lợi nhuận là tối đa.
Page 11


Theo Mác trong cuốn “Tư bản”, cần phân biệt những điểm
sau:
“Địa tô có phải là do một giá cả độc quyền mà ra không?
Độc lập với địa tô còn có giá cả độc quyền của sản phẩm hay
bản thân ruộng đất, sản phẩm được bán theo giá cả độc quyền vì
có địa tô. Khi chúng ta nói đến giá cả độc quyền, phải hiểu đó là
giá cả chỉ có do nguyện vọng mua và khả năng thanh toán của
khách hàng quyết định, không kể gì đến giá cả do sản xuất
chung và giá trị của sản phẩm quy định”. Một vườn nho sản xuất
ra thứ rượu nho có phẩm chất đặc biệt nhưng nói chung thứ rượu
này được sản xuất với khối lượng tương đối ít, cho nên nó sẽ
đem lại một giá cả độc quyền. Nhờ có giá cả độc quyền ấy mà
số trồi ra so với giá trị của sản phẩm và do sự giàu có và thị hiếu
của những kẻ giàu ham rượu quyết định, nên người trồng nho đã
thực hiện được một lợi nhuận siêu ngạch rất lớn. Lợi nhuận siêu
ngạch này là do giá cả độc quyền mà có sẽ chuyển thành địa tô
và dưới hình thái địa tô. Trong ngành sản xuất khác nhau, sự
bình quân hoá của giá trị thặng dư để hình thành lựo nhuận bình
quân vấp phải độc quyền nhân tạo và độc quyền tự nhiên, đặc
biệt là vấp phải độc quyền sở hữư ruộng đất khiến cho khả năng

tạo nên một giá cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất và cao hơn
giá trị cả hàng hoá do độc quyền chi phối thì những giới hạn do
giá trị hàng hoá quy định không vì thế mà bị thủ tiêu. Giá cả độc
quyền của những loại hàng hoá nào đó chỉ đem lại một phần lợi
nhuận cho các nhà sản xuất hàng hoá khác chuyển sang các hàng
hóa có giá độc quyền. Sự phân phối giá trị thặng dư giữa các
ngành sản xuất khác nhau sẽ gián tiếp bị rồi loạn một cách có
tính chất cục bộ nhưng giới hạn của bản thân giá trị thặng dư
không vì thế mà biến đổi. Nếu thứ hàng hoá có giá độc quyền đó
Page 12


lại là hàng hoá tiêu dùng thiết yếu của công nhân thì nó sẽ dẫn
đến kết quả là nâng cao tiền công và giảm bớt giá trị thặng dư
với điều kiện là công nhân tiếp tục được trả công theo sức lao
động của mình. Nó có thể hạ thấp tiền lương xuống dưới giá trị
sức lao động nhưng chỉ có thể hạ thấp chừng nào tiền công vượt
quá giới hạn của mức sống tồi thiểu.
Cơ chế thị trường tự do cạnh tranh là cơ chế độc quyền tư
nhân đều có những mặt tích cực và tiêu cực. Khi trình độ xã hội
hoá của lực lượng sản xuất đã vượt khỏi giơi hạn điều tiết của cơ
chế thị trường và độc quyền tư nhân thì tất yếu đòi hỏi phải
được bổ sung bằng sự điều tiết của Nhà nước.Cơ chế điều tiết
kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sử dụng hợp
cả ba cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà
nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong
cơ chế.

Page 13



MỤC LỤC ĐÁP ÁN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Câu 1: Phân tích vai trò nền sản xuất xã hội và các yếu tố
cơ bản của quá trình lao động sản xuất. Ý nghĩa thực tiễn
của việc nghiên cứu các yếu tố sản xuất cơ bản với nền sản
xuất ở nước ta hiện nay...................... ...........................
Trang 1
Câu 2: Phân tích đối tượng và chức năng của kinh tế chính
trị Mác Lênin?.......................................... ............................
Trang2.
Câu 3: Trình bầy phương pháp nghiên cứu của kinh tế
chính trị Mác Lênin. Lấyví dụ
minhhoạ?......................................................................
Trang3
Câu 4: Phân tích điều kiện lịch sử xuất hiện tư tưởng kinh
tế cơ bản của chủ nghĩa trọngthương và ý nghĩa của việc
nghiên cứu vấn đề này?Trang3
Câu 5: Phân tích điều kiện lịch sử xuất hiện, tư tưởng kinh
tế tư bản của chủ nghĩa trọng nông và ý nghĩa của việc
nghiên cứu vấn đề này? ................................
Câu 6: Trình bầy quan niệm về giá trị, tiền tệ, lợi nhuận,
tiền lương, địa tô của Adam Smit (1723-1790) và nhận xét
các quan niệm trên ..... Trang5
Câu 7: Trình bầy quan niệm về giá trị, tiền tệ, lợi nhuận,
tiền lương, địa tô của D. Ri-cac-đô (1772-1823) và nhận
xét các quan niệm trên ..... Trang6
Câu 8: Phân tích điều kiện lịch sử xuất hiện và tư tưởng cơ
bản của học thuyết Keynes (1883-1946). ý nghĩa thực tiễn
của việc nghiên cứu vấn đề này?. Trang6

Câu 9:Phân tích điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá và
ưu thế của sản xuất hàng
hoásovối kinh tế tự nhiên ................................... Trang7
Câu 10: Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá và quan hệ
của hai thuộc tính đó với tính
chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá .... Trang8
Câu 11: Phân tích mặt chất, lượng của giá trị hàng hoá và
các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
giá trị hàng hoá ...................................................
Trang9
Câu 12: Phân tích nguồn gốc, bản chất, chức năng tiền tệ.
Trang10
Câu 13: Phân tích nội dung, yêu cầu, tác dụng của quy
luật giá trị trong nền sản xuất hàng
hoá. Sự biểu hiện hàng hoá của quy luật này trong các
Page 14


giai đoạn phát triển của chủ nghĩa
Tư bản như thế nào? ......................................... Trang11
Câu 14: Trình bầy thị trường và cơ chế thị trường. Phân
tích các chức năng cơ bản củathị
trường? ..............................................................
Trang12
Câu 15: Phân tích quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường?
............................................................................
Trang13
Câu 16: Trình bầy khái niệm, nội dung và mối quan hệ
giữa giá cả sản xuất, giá cả thị
trường, giá cả độc quyền với giá trị hàng hoá ?Trang13

Câu 17: Trình bầy khái niệm tái sản xuất, tái sản xuất giản
đơn, tái sản xuất mở rộng, tái
sản xuất xã hội và nội dung của nó ? ............... Trang14
Câu 18: Trình bầy khái niệm tăng trưởng, phát triển kinh
tế và các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả sản xuất xã hội. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và công bằng xã hội
............................................................................
Trang15
Câu 19: Trình bầy công thức chung của Tư bản và mâu
thuẫn của nó. Phân biệt tiền với tư
cách là tiền và tiền với tư cách là Tư bản ? .... Trang16
Câu 20: Phân tích hàng hoá sức lao động và mối quan hệ
giữa tiền lương với giá trị sức lao
động ...................................................................
Trang17
Câu 21: Trình bầy quá trình sản xuất giá trị thặng dư và
phân tích hai phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn
đề này? Trang18
Câu 22: Phân tích nội dung, vai trò quy luật giá trị thặng
dư và sự biểu hiện của nó trong
giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh và CNTB độc quyền ?.
Trang19
Câu 23: Thế nào là Tư bản bất biến và Tư bản khả biến. Tư
bản cố định và Tư bản lưu
động. Phân tích căn cứ và ý nghĩa phân chia hai cặp phạm
trù
đó? .....................................................................
Trang19

Page 15


Câu 24: So sánh giá trị thặng dư với lợi nhuận, tỷ suất giá
trị thặng dư với tỷ suất lợi nhuận.
Tốc độ chu chuyển của tư bản có quan hệ như thế nào với
khối lượng giátrị thặng dư
............................................................................
Trang20
Câu 25: Phân tích thực chất của tích luỹ tư bản và các
nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích
luỹ ? So sánh quá trình tích tụ và tập trung tư bản?
Trang21
Câu 26: Thế nào là tuần hoàn và chu chuyển tư bản ? Phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến
tốc độ chu chuyển tư bản ? ý nghĩa của việc nghiên cứu
vấn đề trên? Trang22
Câu 27: Thế nào là lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận. Phân tích
sự hình thành tỷ suất lợi nhuận
bình quân và ý nghĩa của nó? .......................... Trang22
Câu 28: Phân tích nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp,
lợi tức Ngân hàng và lợi nhuận
Ngân hàng .........................................................
Trang23
Câu 29: Trình bày những nội dung cơ bản về sự hình thành
công ty cổ phần và thị trường
chứng khoán ? ...................................................
Trang24
Câu 30: Phân tích bản chất địa tô và các hình thức địa tô ?
Trang25

Câu 31: Phân tích nguyên nhân hình thành, các hình thức
của độc quyền, bản chất kinh tế
của chủ nghĩa tư bản độc quyền ? .................... Trang26
Câu 32: Phân tích nguyên nhân hình thành CNTB độc
quyền Nhà nước và vai trò kinh tế
của Nhà nước trong CNTB hiện đại ............... Trang27
Câu 33: Phân tích tính tất yếu của việc phát triển nền kinh
tế nhiều thành phần và xu
hướng vận ộng của chúng trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở
Việt Nam. Trang27
Câu 34: Trình bầy các thành phần kinh tế và mối quan hệ
giữa các thành phần kinh tế ở
nước t28a hiện nay. Vì sao kinh tế quốc doanh giữ vai trò
chủ
đạo?....................................................................
Trang28
Page 16


Câu 35: Trình bầy mục tiêu, quan điểm cơ bản của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
............................................................................
Trang29
Câu 36: Trình bầy tính tất yếu và tác dụng của công
nghiệp hoá, hiện đại
hoá. ....................................................................
Trang30
Câu 37: Phân tích nội dung cơ bản của công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nền kinh tế ở nước ta
............................................................................

Trang31
Câu 38: Phân tích đặc điểm sản xuất hàng hoá ở nước ta
hiện nay.Trang32
Câu 39: Phân tích các điều kiện và định hướng XHCN của
sự phát triển kinh tế hàng hoá ở
nước ta hiện nay ................................................ Trang33
Câu 40: Phân tích bản chất, vai trò của lợi ích kinh tế - Ý
nghĩa thực tiễn. Trang.34
Câu 41: Phân tích vị trí, nội dung của quan hệ phân phối
trong quá trình sản xuất xã hội.
trình bầy sơ đồ phân phối tổng sản phẩm của Mác.Trang35
Câu 42: Phân tích các nguyên tắc phân phối cơ bản ở nước
ta hiện nay. Trang35
Câu 43: Trình bầy các hình thức thu nhập trong thời kỳ
quá độ ở nước ta hiện nay
............................................................................
Trang36
Câu 44: Thế nào là cơ chế thị trường ? Vì sao trong cơ chế
thị trường cần có sự quản lý Nhà
nước ? Phân tích các công cụ chủ yếu đẻ thực hiện quản lý
kinh tế vĩ mô ở nước ta ?
............................................................................
Trang37
Câu 45: Phân tích cơ sở khách quan và phương hướng đổi
mới nền kinh tế nước ta
............................................................................
Trang37
Câu 46: Phân tích bản chất, chức năng hệ thống tài chính,
tín dụng ở nước ta hiện nay.
............................................................................

Trang38
Câu 47: Trình bầy bản chất, chức năng và xu hướng đổi mới
Page 17


hoạt động của hệ thống Ngân
hàng ở nước ta ...................................................
Trang38
Câu 48: Phân tích tính tất yếu và vai trò của việc mở rộng
quan hệ kinh tế đối ngoại ở nước
ta. .......................................................................
Trang39
Câu 49: Trình bầy các nguyên tắc cơ bản và các hình thức
của quan hệ kinh tế đối ngoại ở
nước ta ...............................................................
Trang40
Câu 50: Phân tích khả năng và những giải pháp chủ yếu
mở rộng kinh tế đối ngoại của nước
ta. .......................................................................
Trang41
- Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải thuê ruộng đất và
thuê công nhân để tiến hành sản
xuất. Do đó tư bản phải trích ra một phần giá trị thặng dư do
công nhân tạo ra để trả cho địa chủ
dưới hình thức địa tô.
- Địa tô TBCN là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã trừ đi
phần lợi nhuận bình quân của nhà
tư bản kinh doanh ruộng đất. Địa tô = m - P
b- Các hình thức địa tô
- Địa tô chênh lệch là phần phụ thêm ngoài lợi nhuận bình quân

thu nhập trên ruộng đất có điều
kiện sản xuất thuận lợi hơn (độ mẫu mỡ và vị trí địa lý). Nó là số
chênh lệch giữa giá cả sản xuất
chung quyết định bởi điều kiện sản xuất cá biệt trên ruộng đất
loại tốt và trung bình.
Mác chia địa tô chênh lệch thành hai loại là địa tô chênh lệch I
và địa tô chênh lệch II.
+ Địa tô chênh lệch I gắn liền với độ mầu mỡ tự nhiên và vị trí
thuận lợi
+ Địa tô chênh lệch II gắn liền với thâm canh, là kết quả của tư
bản đầu tư thêm trên cùng một
đơn vị diện tích.
- Địa tô tuyệt đối. Người chủ ruộng đất (dù đất xấu tốt, xa gần)
khi đã cho thuê đều nhận được
địa tô. Số địa tô nhất thiết phải nhận được ấy gọi là địa tô tuyệt
đối.
Cơ sở của địa tô tuyệt đối là do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong
nông nghiệp thấp hơn trong công
Page 18


nghiệp. Còn nguyên nhân tồn tại địa tô tuyệt đối là do chế độ
độc quyền ruộng đất đã ngăn cản
nông nghiệp tham gia cạnh tranh giữa các ngành để thành lợi
nhuận bình quân.
- Địa tô độc quyền: Địa tô độc quyền có thể tồn tại trong nông
nghiệp, công nghiệp khai thác và
các khu đất trong thành phố.
+ Trong nông nghiệp, địa tô độc quyền có ở các khu đất có tính
chất đặc biệt cho phép sản xuất

các cây trồng quý, hiếm (do đó bán được giá cả cao)
+ Trong công nghiệp khai thác, địa tô độc quyền có ở các vùng
khai thác các kim loại hay
khoáng chất quý hiếm, hoặc những khoáng sản mà khả năng
khai thác còn thấp so với nhu cầu.
+ Trong các thành phố địa tô độc quyền thu được ỏ các khu đất
có vị trí thuận lợi cho phép xây
dựng các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ nhà cho
thuê có khả năng thu lợi nhuận
nhiều.
Lý luận địa tô TBCN của Mác không chỉ vạch rõ quan hệ sản xuất
TBCN trong nông nghiệp mà
còn là cơ sở lý luận để Nhà nước xây dựng các chính sách thuế
với nông nghiệp và các ngành
khác có liên quan một cách hợp lý, kích thích phát triển nông
nghiệp và các ngành khác trong nền
kinh tế (Nhà nước ta hiện nay không đánh thuế vào địa tô chênh
lệch II để khuyến khích nông dân
yên tâm đầu tư thâm canh tăng năng suất).
Câu 31: Phân tích nguyên nhân hình thành, các hình thức
của độc quyền, bản chất kinh tế
của chủ nghĩa tư bản độc quyền ?
a- Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa Tư bản độc quyền
CNTB phát triển qua hai giai đoạn là CNTB tự do cạnh tranh và
CNTB độc quyền hay chủ nghĩa
đế quốc.
CNTB độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là
do các nguyên nhân chủ yếu:
- Sự tác động của cạnh tranh, muốn thắng nhà tư bản phải tích
tụ, tập trung sản xuất.

- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật (phương pháp luyện kim
mới, động cơ đốt trong, phương
tiện vận tải mới...). Để áp dụng những thành tựu đó vào sản xuất
cần có nguồn vốn lớn. Điều này
Page 19


yêu cầu phải tích tụ tư bản và tập trung sản xuất.
- Do cuộc khủng hoảng kinh tế của thế giới tư bản, đặc biệt là
cuộc khủng hoảng kinh tế năm
1873 càng đẩy mạnh tích tụ tư bản và tập trung sản xuất.
Tích tụ và tập trung sản xuất đến mức độ nào đó tất yếu dẫn
đến độc quyền, vì số ít các xí nghiệp
lớn dễ thoả hiệp với nhau hơn là nhiều xí nghiệp nhỏ. Mặt khác,
cạnh tranh giữa các xí nghiệp lớn
sẽ gay gắt hơn, đẻ ra khuynh hướng thoả hiệp để nắm độc
quyền.
- Độc quyền là sự liên minh giữa các xí nghiệp lớn nắm trong tay
phần lớn những cơ sở sản xuất
lớn hoặc tiêu thụ một hoặc một số lớn loại hàng hoá có khả năng
hạn chế cạnh tranh, định giá cả
độc quyền và thu được lợi nhuận độc quyền cao.
b- Các hình thức của độc quyền
- Các - ten là loại liên minh độc quyền về giá cả, thị trường, các
thành viên trong độc quyền này
vẫn độc lập cả trong sản xuất lẫn trong lưu thông.
- Xanh - đi - en là loại tổ chức độc quyền mà các thành viên độc
lập về mặt sản xuất, ban quản trị
đảm nhiệm việc lưu thông.
- Tờ - rớt là tổ chức độc quyền mà việc điều hành sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm do một Ban quản
trị đảm nhiệm. Các nhà Tư bản trở thành cổ đông và hưởng lợi
nhuận theo tỷ lệ cổ phần đã góp.
- Công-xooc-xi-om là tổ chức độc quyền của nhiều ngành công
nghiệp, nhiều hãng buôn, Ngân
hàng, công ty bảo hiểm... trên cơ sở phụ thuộc về tài chính vào
một tập đoàn nhà tư bản nào đó.
- Công-gờ-lô-mê-rat là tổ chức độc quyền khổng lồ đặt dưới sự
kiểm soát về tài chính và quản lý
chung của một nhóm tư bản độc quyền lớn nhất. Quy mô và
phạm vi của nó vượt ra khỏi biên giới
quốc gia.
c- Bản chất kinh tế của CNTB độc quyền
Độc quyền ra đời từ tự do cạnh tranh, nó loại bỏ sự thống trị của
tự do cạnh tranh nhưng không
thủ tiêu được cạnh tranh mà cạnh tranh càng trở nên gay gắt.
Cạnh tranh dẫn đến độc quyền, độc
quyền cũng để cạnh tranh tốt hơn. Bản chất kinh tế của CNTB
độc quyền vẫn dựa trên cơ sở
chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất. Độc quyền chiếm
Page 20


giữ vị trí thống trị trong nền kinh
tế, thể hiện ở sự độc chiếm các nguồn nguyên liệu, phương tiện
vận tải, thị trường vốn, nhân công,
quy luật kinh tế cơ bản vẫn là quy luật giá trị thặng dư, song
biểu hiện ra bên ngoài là quy luật lợi
nhuận độc quyền cao.
Câu 32: Phân tích nguyên nhân hình thành CNTB độc

quyền Nhà nước và vai trò kinh tế
của Nhà nước trong CNTB hiện đại
a- Nguyên nhân hình thành CNTB độc quyền Nhà nước
Cơ sở nền tảng của sự chuyển từ CNTB độc quyền sang CNTB
độc quyền Nhà nước là mâu
thuẫn sâu sắc giữa tính chất xã hội hoá của sản xuất và sự
chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản
xuất. Sự xã hội hoá cao đó của lực lượng sản xuất đòi hỏi có sự
điều tiết xã hội đối với quá trình
sản xuất từ một trung tâm (đó là Nhà nước), nếu không nền kinh
tế sẽ bị khủng hoảng dữ dội.
Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật hiện
đại như hoá dầu, hàng không,
nguyên tử, tên lửa, vũ trụ... để ứng dụng những thành tựu đó
vào sản xuất và đời sống thì không
một công ty độc quyền khổng lồ nào đủ vốn để làm, chỉ có Nhà
nước mới có đủ khả năng giải
quyết.
- Do cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân thế giới vì độc lập
dân tộc, tiến bộ xã hội, đặc biệt
công cuộc xây dựng chủ nghĩa Xã hội ở các nước Xã hội chủ
nghĩa buộc CNTB phải đối phó. Do
đó, tư bản độc quyền phải nắm lấy bộ máy nhà nước để đối phó
với các cuộc đấu tranh trên.
Vậy Chủ nghĩa Tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức
mạnh của Tư bản độc quyền với
sức mạnh của nhà nước vào một bộ máy duy nhất, nhằm sử
dụng bộ máy nhà nước như một trung
tâm của toàn bộ đời sống kinh tế, điều tiết có mục đích các quá
trình kinh tế, bảo đảm lợi nhuận

độc quyền cao cho các tổ chức độc quyền và bảo vệ, phát triển
quan hệ sản xuất Tư bản chủ
nghĩa.
b- Vai trò kinh tế của nhà nước trong CNTB hiện đại
Cơ chế điều tiết nền kinh tế trong CNTB tự do cạnh tranh và
CNTB độc quyền là cơ chế thị
Page 21


trường.
Trong CNTB độc quyền nhà nước, cơ chế điều tiết nền kinh tế là
kết hợp giữa cơ chế thị trường
và sự tác động tập trung của Nhà nước, tạo ra một hệ thống
thống nhất của sự điều tiết độc quyền
nhà nước.
Nhà nước giữa vai trò điều tiết vĩ mô bằng các công cụ có hiệu
quả như hệ thống tài chính nhà
nước, điều tiết hệ thống tiền tệ, tín dụng, các chính sách cơ cấu
và chương trình hoá kinh tế.
- Nhà nước điều tiết các quá trình sản xuất, định hướng mục tiêu
phát triển kinh tế từng thời kỳ.
Tính tự phát của thị trường bị giới hạn bởi sự tác động của các cơ
quan Nhà nước, làm cho nền
kinh tế có tính chất tổ chức hơn, cân đối hơn nên đã chống được
các cuộc khủng hoảng kinh tế dữ
dội, làm kinh tế phát triển nhanh hơn trước.
Câu 33: Phân tích tính tất yếu của việc phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần và xu hướng
vận động của chúng trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt
Nam

a- Tính tất yếu của việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở
Việt Nam
Thời kỳ quá độ còn tồn tại những thành phần kinh tế do lịch sử
để lại và còn có lợi cho sự phát
triển kinh tế của CNXH (kinh tế Tư bản tư nhân, kinh tế cá thể)
- Do chính sách cải tạo XHCN nền kinh tế cũ, nảy sinh những
thành phần kinh tế mới (kinh tế tư
bản nhà nước, các loại hình hợp tác xã)
- Do yêu cầu xây dựng xã hội mới và nền kinh tế mới, các thành
phần kinh tế mới ra đời (kinh tế
quốc doanh, kinh tế tập thể)
- Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần khắc phục được tình
trạng ộc quyền, tạo ra động lực
cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế để thúc đẩy nền kinh tế
hàng hoá phát triển.
- Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng cơ bản
của nền kinh tế quá độ vừa là tất
yếu, cần thiết, vừa là phương tiện để đạt được mục đích của nền
sản xuất xã hội. Nó vừa tạo cơ sở
làm chủ về kinh tế vừa bảo đảm kết hợp hài hoà hệ thống lợi ích
kinh tế. Đó chính là động lực của
sự phát triển.
b- Xu hướng vận động của nền kinh tế nhiều thành phần:
Page 22


- Xã hội hoá nền sản xuất là xu hướng vận động cơ bản của nền
kinh tế nhiều thành phần theo
định hướng XHCN với vai trò chủ đạo là kinh tế quốc doanh.

- Xã hội hoá sản xuất hiểu theo nghĩa đơn giản là sự phân công
lao động đi đôi với chuyên môn
hoá, mở rộng thêm nhiều ngành nghề sản xuất mới, hợp thành
một quá trình sản xuất xã hội.
- Xã hội hoá sản xuất hiểu theo nghĩa chung nhất là sự liên kết
nhiều quá trình kinh tế riêng biệt
thành quá trình kinh tế xã hội.
- Xã hội hoá XHCN nền sản xuất phải xem xét trên 3 mặt sau:
+ Kinh tế - xã hội (mà nội dung là quan hệ sở hữu về TLSX)
+ Kinh tế - kỹ thuật hay công nghệ (mà nội dung thể hiện ở trình
độ lực lượng sản xuất và cơ sở
vật chất của nó)
+ Kinh tế tổ chức (mà nội dung thể hiện ở tổ chức và quản lý
nền sản xuất xã hội)
- Đối với nước ta trong thời kỳ quá độ, thực hiện xã hội hoá sản
xuất theo định hướng Xã hội chủ
nghĩa. Xã hội hoá sản xuất là quá trình có tính quy luật để xây
dựng nền kinh tế sản xuất lớn hiện
đại. Đó cũng là xu hướng vận động cơ bản của nền kinh tế nước
ta trong thời kỳ quá độ.
Câu 34: Trình bầy các thành phần kinh tế và mối quan hệ
giữa các thành phần kinh tế ở
nước ta hiện nay. Vì sqao kinh tế quốc doanh giữ vai trò
chủ đạo ?
a- Các thành phần kinh tế và vai trò chủ đạo của kinh tế quốc
doanh
- Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ còn đang tồn tại nhiều
thành phần kinh tế và mỗi
thành phần có đặc điểm riêng của nó.
- Thành phần kinh tế quốc doanh (KTQD) bao gồm các xí nghiệp

quốc doanh, các nông trường
quốc doanh, thương nghiệp quốc doanh.
Thành phần kinh tế quốc doanh dựa trên sở hữu toàn dân về tư
liệu sản xuất (TLSX). Kinh tế
quốc doanh có số lượng vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật mạnh
hơn hẳn các thành phần kinh tế khác:
số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý
kinh tế và công nhân kỹ thuật lành
nghề đông đảo, kinh tế quốc doanh có khả năng liên doanh, liên
kết với các đơn vị kinh tế trong
Page 23


nước và mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, kinh tế quốc
doanh nắm các ngành, các khâu và
các sản phẩm then chốt của nền kinh tế quốc dân. Với những
đặc điểm đó, kinh tế quốc doanh giữ
vai trò chủ đạo nền kinh tế và định hướng phát triển các thành
phần kinh tế.
- Thành phần kinh tế tập thể (KTTT) bao gồm các hợp tác xã sản
xuất nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ. Kinh tế tập thể dựa trên sở hữu
tập thể về tư liệu sản xuất (trừ

Page 24



×