Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TIỂU LUẬN CHUYÊN NGÀNH c mác, PH ĂNG GHEN đấu TRANH CHÔNG CHỦ NGHĨA cơ hội xét lại TRONG PHONG TRÀO CỘNG sản và CÔNG NHÂN QUỐC tế GIAI đoạn 1848 1876

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.65 KB, 26 trang )

MỞ ĐẦU
Sự ra đời, phát triển phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế đã trải
qua một quá trình lịch sử lâu dài. Trong cuộc đấu tranh cách mạng chống chế độ áp
bức và bóc lột, giải phóng giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp
bức trên toàn thế giới nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, phong
trào cộng sản và cơng nhân quốc tế có những thuận lợi, phát triển, song cũng gặp vơ
vàn khó khăn, thử thách, thậm chí thối trào. Một trong những những nguy cơ luôn
tiềm ẩn và đã hiện hữu trong phong trào cơng nhân đó là chủ nghĩa cơ hội.
Chủ nghĩa cơ hội trở thành mối nguy hại trong phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế, khi các phần tử thối hóa, biến chất cấu kết với nhau, chúng lập luận,
dùng mọi cách để hướng mục tiêu cao cả của phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế đi theo một quỹ đạo khác, nhằm mưu toan thực hiện những âm mưu đen tối của chủ
nghĩa tư bản và các thế lực phản động. Chủ nghĩa cơ hội đã thủ tiêu động lực đấu
tranh của giai cấp công nhân, làm cho giai cấp công nhân và những người cộng sản xa
rời mục tiêu lý tưởng chiến đấu của mình, hoặc là đấu tranh không triệt để, hoặc là
đưa phong trào cộng sản và công nhân theo con đường phiêu lưu mạo hiểm.
Giai đoạn 1848- 1876, sau khi bước lên vũ đài chính trị với tư cách là lực lượng
chính trị độc lập, giai cấp cơng nhân đã có những bước phát triển cả về chính trị và tổ
chức. Sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng Cộng và Hội Liên hiệp cơng nhân quốc tế
(Quốc tế I) đã góp phần đưa chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân, gắn lý luận với
thực tiễn phong trào. Nhưng đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự ra đời, phát triển của
chủ nghĩa cơ hội; Không ai khác những người chiến sỹ tiên phong của phong trào
cộng sản là C.Mác và Ph.Ăngghen bằng hoạt động lý luận và tham gia hoạt động
phong trào đã đập tan những luận điệu của bè lũ chủ nghĩa nghĩa cơ hội trong phong
trào công nhân, đưa phong trào tiếp tục phát triển đáp ứng với đòi hỏi của lịch sử.
Điều này chứng tỏ đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội và các quan điểm sai trái trở
thành vấn đề có tính quy luật của phong trào cộng sản công nhân quốc tế. Nghiên cứu
vấn đề này có thể rút ra bài học kinh nghiệm, phục vụ thiết thực cho cuộc đấu tranh tư
tưởng lý luận ở nước ta hiện nay. Với ý nghĩa đó, tơi chọn vấn đề : “C.Mác,
Ph.Ăngghen đấu tranh chống chủ nghĩa nghĩa cơ hội trong phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế giai đoạn 1848 – 1876” để nghiên cứu.



1


1. Khái quát hoàn lịch sử giai đoạn 1848 - 1876
Sau cách mạng 1848-1849 ở châu Âu, chủ nghĩa tư bản có phát triển mới. Đây
là thời kỳ Pháp hồn thành cuộc cách mạng công nghiệp. Đức, Mỹ đang tiến hành
cách mạng công nghiệp. Ở Anh, nền công nghiệp đã phát triển lên trình độ cao. Kinh
tế tư bản chủ nghĩa phát triển đã củng cố chế độ chính trị phản động của giai cấp tư
sản ở châu Âu và làm cho mâu thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản phát triển sâu sắc,
giai cấp vô sản bị bần cùng, tiểu tư sản bị phân hóa nhanh chóng. Nơng dân phá sản
trở thành “đội quân hậu bị” của công nghiệp. Trong những năm từ 1850 đến 1870,
phong trào dân tộc, dân chủ tư sản ở châu Âu đã cơ bản đánh đổ chế độ phong kiến.
Để duy trì sự thống trị của mình, giai cấp tư sản tăng cường đàn áp, bóc lột giai cấp
vơ sản và quần chúng lao động, sử dụng nhiều thủ đoạn chia rẽ sự đoàn kết quốc tế và
sự thống nhất của phong trào công nhân.
Phong trào công nhân ở châu Âu vẫn phát triển lớn mạnh. Nhờ những bài học
rút ra từ kinh nghiệm cách mạng 1848-1849, giai cấp công nhân đã giác ngộ và
trưởng thành về mọi mặt báo hiệu một sự phát triển mới của phong trào cách mạng. Ở
Pháp, bộ phận tích cực nhất của giai cấp vơ sản bắt đầu chuyển sang con đường hoạt
động chính trị độc lập. Ở Đức, những công nhân tiên tiến cương quyết đặt vấn đề xây
dựng một tổ chức độc lập nhằm giáo dục chính trị cho giai cấp cơng nhân. Năm 1863,
“Liên đồn cơng nhân tồn Đức” được thành lập do Látxan làm chủ tịch. Hoạt động
của Látxan với vai trò một nhà tổ chức có ý nghĩa tích cực nhất. Song về lý luận,
Látxan đã phạm sai lầm cơ hội chủ nghĩa. Ơng từ bỏ cuộc đấu tranh địi quyền lợi của
công nhân, phủ nhận khả năng liên minh với nông dân, chỉ tán thành đấu tranh bằng
con đường hịa bình và đấu tranh nghị trường. Những người ủng hộ C. Mác, Ph.
Ăngghen và những người cùng quan điểm đã đấu tranh không khoan nhượng với chủ
nghĩa cơ hội trong phong trào công nhân Đức tiêu biểu như Bêben, Vinhem
Liếpnếch…

Phong trào công nhân Anh cũng diễn ra sôi nổi. Năm 1860, Hội công nhân
Luân Đôn thành lập; năm 1863, Tổng công đoàn mỏ của Anh ra đời. Nhưng ở Anh

2


chưa có một trung tâm tồn quốc của các cơng đoàn nên phong trào vẫn bị chia rẽ và
hoạt động không thống nhất. Hơn nữa, lúc này xuất hiện tầng lớp “công nhân quý tộc”
do giai cấp tư sản mua chuộc những phần tử lớp trên trong giai cấp công nhân. Sự
xuất hiện “công nhân quý tộc” đã gây hậu quả tai hại cho phong trào công nhân, đồng
thời lũng đoạn các tổ chức cơng đồn, làm cho các tổ chức cơng đồn thỏa mãn với
cuộc đấu tranh kinh tế hẹp hòi đòi quyền lợi hàng ngày.
Ở Đức, phong trào công nhân cũng đã trỗi dậy. Những người công nhân tiên
tiến Đức kiên quyết đặt vấn đề xây dựng một tổ chức độc lập, nhằm thực hiện việc
giáo dục chính trị cho giai cấp vô sản.
Sự tồn tại các tổ chức bè phái trong phong trào lúc này đã cản trở việc khắc
phục tình trạng phân tán lực lượng của giai cấp vơ sản trên vũ đài chính trị quốc tế,
cản trở việc tiến tới thành lập các chính đảng cách mạng ở từng nước. Sự nghiệp phát
triển của phong trào cơng nhân đã địi hỏi phải khắc phục một cách kiên quyết nạn bè
phái, nhằm thống nhất giai cấp công nhân trên cơ sở chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa cộng
sản khoa học, địi hỏi phải đưa cơng nhân đi vào con đường đấu tranh tự giác dưới sự
lãnh đạo của chính đảng cách mạng thực sự của mình.
Trước sự trưởng thành về chính trị của giai cấp vơ sản, tổ chức “Đồng minh
những người cộng sản” thành lập 1847 khơng cịn đủ sức lãnh đạo phong trào đấu
tranh chính trị của giai cấp vô sản và đã giải tán năm 1852. Vì vậy, địi hỏi cấp thiết
của phong trào cơng nhân lúc này là phải có một tổ chức quốc tế làm trung tâm đoàn
kết và giác ngộ giai cấp công nhân trên cơ sở chủ nghĩa Mác để hướng dẫn phong trào
công nhân tiếp tục tiến lên. C. Mác và Ph. Ăngghen đã nắm được thời cơ và tình hình
của phong trào cơng nhân quốc tế, ra sức vận động thành lập tổ chức quốc tế của giai
cấp vô sản. Sau những lần gặp gỡ những nhà cách mạng công nhân tiên tiến ủng hộ C.

Mác-Ph. Ăngghen, hai ông đã tích cực chuẩn bị các điều kiện để tổ chức quốc tế của
giai cấp vô sản ra đời.
Ngày 28-9-1864, Hội liên hiệp công nhân quốc tế - Quốc tế I đã được thành lập
tại một gian phòng nhỏ ở hội trường Xanhmáctanh thuộc Luân Đôn.

3


Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng cơng nghiệp ở nước Pháp
đã cơ bản hồn thành. Kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho sản xuất
và vận tải đường sắt ở Pháp tăng, ngân hàng phát triển mạnh, kèm theo đó là sự phát
triển mạnh mẽ của thương nghiệp, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tất cả
những điều kiện đó đã mang lại cho giai cấp tư sản Pháp một nguồn lợi to lớn. Song,
bên cạnh sự thu được nguồn lợi to lớn của giai cấp tư sản thì ngược lại, giai cấp vơ
sản Pháp lại càng bị bóc lột tàn tệ, nặng nề. Thời gian của ngày làm việc kéo dài, giá
cả hàng hóa tăng vọt, tiền lương trên thực tế giảm sút… dẫn tới cuộc sống của người
công nhân rất khổ cực. Tình hình trên làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với
quan hệ sản xuất ngày càng tăng, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
cũng phát triển gay gắt. Đặc biệt, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1852 đã
gieo thêm cho giai cấp công nhân nhiều tai họa mới, do đó lại làm cho mâu thuẫn giữa
giai cấp vô sản và giai cấp tư sản càng thêm gay gắt.
Thời kỳ này, giai cấp công nhân Pháp đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
Qua quá trình đấu tranh chống giai cấp tư sản, họ đã dần ý thức được sự cần thiết phải
thay đổi về căn bản chế độ chính trị đang tồn tại – nền Đế chế II và cũng đã có những
khuynh hướng muốn thành lập các tổ chức bí mật. Khi tình thế cách mạng thuận lợi,
giai cấp vô sản đã đứng lên lật đổ chế độ quân chủ phong kiến và đánh đuổi bọn tư sản
để lập nên Công xã Pari – nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới; Sau 72 ngày tồn tại,
do nhiều nguyên nhân Công xã đã bị tan rã. Đến năm 1876, Quốc tế I tuyên bố giải tán
vì đã hồn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình.
2. C.Mác, Ph.Ăngghen đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong phong trào

cộng sản công nhân quốc tế giai đoạn 1848 - 1876
2.1. Quan niệm, bản chất của chủ nghĩa cơ hội trong phong trào công sản
công nhân quốc tế
Chủ nghĩa cơ hội được hình thành và tồn tại kể từ khi chủ nghĩa xã hội từ
không tưởng đã trở thành khoa học. Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội đã trở thành
một quy luật vận động và phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, là
vấn đề có tính quy luật của chủ nghĩa xã hội khoa học. Q trình đó khơng phải bắt

4


đầu từ khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời mà ngay từ khi còn “trong trứng nước”,
ngay từ khi mà các thế lực thù địch đã xem chủ nghĩa cộng sản là một thế lực, là một
“bóng ma đang ám ảnh châu Âu”. Trong thực tế, sự phát triển thăng trầm của phong
trào cộng sản công nhân quốc tế ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử không khi nào là
không phải đấu tranh với các trào lưu tư tưởng, quan điểm sai trái, nhất là những biểu
hiện của chủ nghĩa cơ hội. Bởi một khi chủ nghĩa cơ hội trỗi dậy thì hoặc là kìm hãm
hoặc là làm cho các mục tiêu đấu tranh của phong trào công sản và công nhân đi
chệch theo một quy đạo khác.
Quan niệm về chủ nghĩa cơ hội: Chủ nghĩa cơ hội xét theo phương diện khái
niệm của chủ nghĩa xã hội khoa học là những trào lưu khuynh hướng tư tưởng, lý luận
chính trị mang tính chất thỏa hiệp vơ ngun tắc, là sự hy sinh những lợi ích căn bản
của giai cấp cơng nhân vì những lợi ích cục bộ bảo thủ mà thực chất là phục vụ lợi ích
của giai cấp tư sản. Các quan điểm, tư tưởng lý luận chính trị đó khơng theo một định
hướng, một đường lối rõ rệt, khơng có chính kiến, khi thì ngả theo bên này, khi thì
ngả bên kia nhằm mưu lợi trước mắt. Mục đích của người theo chủ nghĩa cơ hội ln
tìm mọi cách “làm cho chính trị và tư tưởng của phong trào cơng nhân thích nghi với
lợi ích và nhu cầu của các tầng lớp phi vô sản (tư sản và tiểu tư sản). Chủ nghĩa cơ hội
thường gắn với chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa giáo điều”1
Thực tế, chủ nghĩa cơ hội có hai khuynh hướng chủ yếu: Chủ nghĩa cơ hội hữu

khuynh và chủ nghĩa cơ hội tả khuynh.
Chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh xuất hiện như một thứ chủ nghĩa xét lại hữu
khuynh, chính là: “Chủ nghĩa cơ hội kết hợp lý thuyết cải lương với phương châm
sách lược thỏa hiệp”. Nó biểu hiện ở chỗ phủ nhận các phương pháp đấu tranh cách
mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản và xét cho đến cùng trên thực tế là từ bỏ cuộc đấu
tranh cho chủ nghĩa xã hội. Đây là một khuynh hướng mà toàn bộ những quan điểm
lý luận và phương châm sách lược dựa trên cơ sở sùng bái phong trào tự phát của
công nhân, trên cơ sở cải lương về sự “biến đổi” dần dần chủ nghĩa tư bản thành chủ
nghĩa xã hội, trên cơ sở từ bỏ cách mạng xã hội chủ nghĩa và phủ nhận việc giai cấp
1

Chủ nghĩa cộng sản khoa học, Từ điển, Nxb Sự Thật, H. 1986

5


cơng nhân giành chính quyền. Chủ nghĩa cơ hội tả khuynh là sự pha trộn giữa cực
đoan và phiêu lưu, giáo điều, manh động, chủ quan, sùng bái bạo lực, khơng đếm xỉa
tới tình thế khách quan. CNCH "hữu" hay "tả" khuynh đều đẩy phong trào công nhân
đi đến hi sinh vơ ích và thất bại.
Về nguồn gốc, chủ nghĩa cơ hội - với tư cách là một trào lưu tư tưởng ra đời sau
chủ nghĩa Mác không lâu, khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, đặc biệt phát triển nhanh
chóng trong những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi chủ nghĩa tư bản từ
giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Sự ra đời và phát
triển của chủ nghĩa cơ hội không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà là sản vật của
chủ nghĩa tư bản và chính sách của giai cấp tư sản, là kết quả của một thời đại lịch sử
nhất định. Thứ nhất: Về kinh tế - xã hội C.Mác, Ph.Ăngghen và sau này là V.I.Lênin
cho rằng: Nguồn gốc kinh tế - xã hội xuất hiện chủ nghĩa cơ hội là do sự tồn tại của
tầng lớp trung gian trong xã hội tư bản. Ở các nước tư bản, cơ sở xã hội xuất hiện các
tầng lớp trung gian và bị chi phối bởi hai lý do sau đây Một là: Những thủ đoạn, chính

sách thống trị của giai cấp tư sản đối với xã hội. Hai là: Sự phồn vinh tạm thời của
chủ nghĩa tư bản; Thứ hai: Về giai cấp; Thứ ba: Về chính trị - tư tưởng.
Qua đây ta có thể thấy rằng, có nhiều nguồn gốc có thể dẫn đến CNCH và trải
qua thời gian cùng với sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, CNCH đã được ni
dưỡng, lúc đầu nó là một tâm trạng, sau là một xu hướng và cuối cùng đã trở thành
một tập đoàn bao gồm bọn công nhân quan liêu và những người bạn đường tiểu tư
sản.
Bản chất của chủ nghĩa cơ hội trong tiến trình hiện thực hóa các mục tiêu trong
phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế đó là luồng tư tưởng rình rập, canh chừng,
khơng chịu hành động tích cực, canh chừng thời cơ để chiếm lợi thế hoặc lợi ích. Lúc
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân giành được thắng lợi, chiếm ưu thế thì
những ra sức hồ hởi tán dương, lúc phong trào phong trào đấu tranh gặp khó khăn thì
tỏ ra dao động, muốn cải biến theo tư tưởng và con đường tư sản. Chủ nghĩa cơ hội
khác chủ nghĩa xã hội khoa học ở lập trường giai cấp và hệ tư tưởng chỉ đạo; Những
người theo chủ nghĩa cơ hội đứng trên lập trường của giai cấp tiểu tư sản hoặc là trên

6


lập trường của giai cấp tư sản để giải quyết vấn đề. Cịn những người cộng sản chân
chính ln đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản, luôn có tinh thần cách
mạng triệt để, lập trường kiên định, theo đuổi đến cùng những mục tiêu của những
người cộng sản. Chủ nghĩa cơ hội "hữu" hay "tả" khuynh đều đẩy phong trào cơng
nhân đi đến hi sinh vơ ích và thất bại.
2.2. Ảnh hưởng của chủ nghĩa cơ hội trong phong trào cộng sản công nhân
quốc tế giai đoạn 1848 - 1876
Bước sang những năm 50, 60 đặc biệt là những năm 70 của thế kỷ XIX, chủ
nghĩa cơ hội ở các nước tư bản Châu Âu phát triển khá mạnh mẽ và có ảnh hưởng
nhất định đến phong trào công nhân quốc tế, đặc biệt là ở Anh và Đức.Ở nước Anh,
Phong trào công nhân Anh ở vào trạng thái hoàn toàn khác so với giai đoạn phong

trào Hiến chương của những năm 40 của thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ phồn thịnh của
chủ nghĩa tư bản Anh, do đó một số cơng nhân lành nghề được trả lương cao biến
thành tầng lớp trên của giai cấp công nhân, được gọi là “công nhân quý tộc”. Như vậy
ở giai đoạn cuối của thế kỷ XIX, phong trào công nhân Anh vẫn chịu ảnh hưởng nặng
nề của chủ nghĩa cơ hội, chưa thiết lập được chính đảng cách mạng của mình, các tổ
chức cơng nhân ra đời cịn bó hẹp phạm vi đấu tranh và mục đích đấu tranh của giai
cấp cơng nhân.
Q trình đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội cũng diễn ra ở Đức. Tại Đức, chủ
nghĩa cơ hội có ảnh hưởng khá rộng trong phong trào cơng nhân, đặc biệt là chủ nghĩa
Lát xan có ảnh hưởng khá sâu sắc trong “Liên minh công nhân toàn Đức”. Phái Lát
xan nêu lên cái gọi là “luật sắt về tiền lương” để phủ nhận đấu tranh bãi công và đâú
tranh kinh tế, phủ nhận tổ chức Công đoàn. Mọi hoạt động của họ đều thu hẹp trong
phạm vi giành quyền phổ thông đầu phiếu, lập hội sản xuất với sự giúp đỡ của Nhà
nước phản động Phổ . Họ phủ nhận khả năng liên minh công nông, coi các giai cấp
khác ngồi cơng nhân đều là phản động, nhưng lại chủ trương liên minh với tư sản và
thực tế họ đã cấu kết với Bitxmac, phản bội cuộc đấu tranh của quần chúng.
Tại Pháp, phong trào xã hội chủ nghĩa đã phát triển vào phần tư cuối thế kỷ
XIX, ảnh hưởng của nó tăng lên rất nhiều, đa số các đại biểu dự Đại hội công nhân

7


lần thứ ba họp vào tháng 10/1879 ở Mác Xây để thành lập Đảng công nhân Pháp đều
ủng hộ những người được gọi là xã hội chủ nghĩa tập thể đứng đầu là Gi.Ghenđơ. Họ
chủ trương xã hội hóa tư liệu sản xuất, cơng nhân phải đấu tranh chính trị. Điều đó
chứng tỏ rằng những học thuyết xã hội chủ nghĩa tiểu tư sản của Pruđông và những
học thuyết tiểu tư sản khác đang mất dần uy tín. Tuy vậy những ảnh hưởng của các
phần tử cơ hội vẫn còn rất sâu rộng trong phong trào công nhân, gây nên sự phân liệt
trong phong trào công nhân Pháp.
Ở Áo, cuộc đấu tranh giữa những phần tử cải lương và cấp tiến rất nhanh chóng

dẫn đến sự phân liệt thực sự của Đảng Dân chủ - xã hội. Những cố gắng nhằm khắc
phục tình trạng đó tại một vài đại hội của Đảng Dân chủ - xã hội Áo tiến hành vào
nửa sau những năm 70 của thế kỷ XIX đã không mang lại kết quả. Trong khu vực
phát triển nhất về cơng nghiệp nước Áo thời đó (tức vùng đất Séc) vào đầu năm 1878,
Đảng Dân chủ - xã hội Séc - Slavơ đã ra đời và tự coi mình là một bộ phận của phong
trào dân chủ - xã hội Áo. Tình hình cơng nhân trở nên phức tạp do cánh cấp tiến bắt
đầu ngả theo CHCN vơ chính phủ.
Như vậy có thể nói, cuối thế kỷ XIX ở hầu hết các nước có nền sản xuất tư bản
hiện đại, các đảng công nhân xã hội chủ nghĩa độc lập đã ra đời từ phong trào công
nhân và ngày càng được củng cố. Các tổ chức này đã tập hợp được một bộ phận cơng
nhân tiên tiến, có ý thức giai cấp của giai cấp vơ sản. Q trình hình thành những
đảng này diễn ra khơng đều và ảnh hưởng của nó đối với quần chúng cũng khơng
giống nhau. Tuy nhiên nó lại phản ánh những qui luật chung và chịu những ảnh
hưởng của chủ nghĩa cơ hội trong phong trào công nhân. Những thắng lợi trong cuộc
đấu tranh nghị trường của giai cấp cơng nhân đã góp phần tăng cường vai trị của giai
cấp cơng nhân trong đời sống xã hội. Song nõ cũng chứa đựng một nguy cơ nhất định,
đó là nguy cơ mắc phải “chủ nghĩa mê muội nghị trường” mà các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác đã nhiều lần nhắc nhở. Số phiếu thu được trong các cuộc bầu cử và
giấy uỷ nhiệm giành được đã là say sưa đầu óc một số lãnh tụ và làm nảy sinh tư
tưởng cho rằng hoạt động của các đảng, cơng đồn trong các Nghị viện có thể thay
thế cho việc giai cấp vô sản cải tạo toàn bộ hệ thống các quan hệ xã hội bằng cách

8


mạng. Tính chất “hồ bình” của thời kỳ này, hiện tượng mấy chục năm khơng có
những sự kiện cách mạng cỡ Cơng xã Pari, đã góp phần nhất định vào việc truyền bá
những quan điểm cơ hội vào phong trào công nhân quốc tế, gây nên sự giảm sút tinh
thần cách mạng của giai cấp công nhân và sự phân liệt trong đa số các Đảng dân chủ xã hội đương thời.
3. C.Mác, Ph.Ăngghen đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong phong trào

cộng sản và công nhân quốc tế giai đoạn 1848 - 1876
3.1. Sơ lược tiểu sử C.Mác và Ph.Ăngghen
C. Mác (1818-1883) sinh ngày 5-5-1818 ở thành phố Tơrevơ thuộc tỉnh Ranh
(Rênani) nước Phổ, trong một gia đình trí thức, bố là trạng sư. Năm 23 tuổi, C. Mác
đã bảo vệ luận án tiến sĩ triết học “Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của
Đêmơcơrít và triết học tự nhiên của Epiquya” và được cấp bằng tiến sĩ triết học.
Trong thời kỳ này, C. Mác vẫn còn là người mang tư tưởng dân chủ cách mạng và
theo chủ nghĩa duy tâm khách quan của phái Hêghen trẻ. Song, do có phẩm chất trí
tuệ tuyệt vời, có lịng yêu thương con người sâu sắc, kết hợp với lòng ham mê hoạt
động lý luận và thực tiễn, dần dần C. Mác đã chuyển biến lập trường từ dân chủ cách
mạng sang lập trường cộng sản và từ chủ nghĩa duy tâm khách quan sang chủ nghĩa
duy vật biện chứng.
Cả cuộc đời C. Mác đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng giai cấp cơng nhân,
nhân dân lao động và nhân loại tiến bộ. C. Mác đã để lại cho nhân loại một di sản tư
tưởng đồ sộ và vô giá. Công lao vĩ đại nhất của C. Mác là đã phát kiến ra chủ nghĩa
duy vật lịch sử, học thuyết giá trị thặng dư và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản,
cùng với Ph. Ăngghen xây dựng và phát triển học thuyết khoa học, cách mạng: Chủ
nghĩa cộng sản khoa học, mang chính tên của Người - tức chủ nghĩa Mác.
Ph. Ăngghen (1820-1895) sinh ngày 28-11-1820 ở Bácmen, miền Rênani nước
Phổ, nơi có nền cơng nghiệp phát triển. Bố ông là một chủ xưởng, muốn ông sớm trở
thành một nhà kinh doanh nên Ph. Ăngghen chưa học hết phổ thông trung học đã thôi
học để giúp việc trong một hiệu bn ở Bơrêmơ. Song, với trí thơng minh và lịng
ham mê nghiên cứu khoa học, chính trị, bằng con đường tự học và hoạt động thực

9


tiễn, Ph. Ăngghen đã dứt khốt đoạn tuyệt với tơn giáo ngay khi ông mới 18, 19 tuổi,
chuyển sang lập trường dân chủ cách mạng rồi sang lập trường cộng sản.
Ph. Ăngghen đã gắn bó cuộc đời hoạt động của mình với C. Mác gần 40 năm,

đã cùng C. Mác để lại cho nhân loại một di sản tư tưởng đồ sộ là chủ nghĩa cộng sản
khoa học và nhiều cơng trình khoa học trên các lĩnh vực khác. Ph. Ăngghen và C.
Mác là tấm gương tiêu biểu về một tình bạn sâu sắc hơn bất cứ tình bạn nào trong lịch
sử. Mặc dù thông thạo 5 ngoại ngữ khác nhau, trở thành bộ bách khoa toàn thư và nhà
quân sự thiên tài, “lĩnh vực nào cũng tư duy và lĩnh hội nhanh như quỷ, ngay cả lúc
chuếnh choáng hơi men”, song, Ph. Ăngghen ln tự đặt mình “là cây đàn viôlông
thứ 2 bên cạnh C. Mác”.
3.2. C.Mác, Ph.Ăngghen đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong phong trào
công nhân giai đoạn này
Thời kỳ C.Mác và Ph.Ăngghen, trong hoạt động của mình, các ơng đã đấu tranh
với những tư tưởng phản động, cơ hội của Vai tơlinh, chống chủ nghĩa Pruđông, Lát
xan, Bucunin để giác ngộ và nâng cao khả năng tổ chức của giai cấp công nhân. Cuộc
đấu tranh này diễn ra gay gắt liên tục gắn liền với từng bước phát triển của phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế.
* Đấu tranh chống tư tưởng cơ hội, phản động của Vai tơ linh:
Vaitơlinh (Wilhelm Cristian Weitling; 1808 - 1871), Ơng xuất thân từ gia đình
thợ may người Đức, tham gia cách mạng, sau trở thành người lãnh đạo và nhà lý luận
của liên đồn những người chính nghĩa. Tác phẩm chủ yếu của ông như “Nhân loại
hiện như thế nào và nó sẽ phải như thế nào” (1838), “Cuốn phúc âm của một tội đồ tự
do” (1844) và tác phẩm “Những bảo đảm của hài hoà và tự do” (1842) được C.Mác
coi là “áng văn đầu tiên vô song và rực rỡ của công nhân Đức”. Do bản năng giai cấp
và kinh nghiệm sống của một người vơ sản, Vaitơlinh cảm thấy được rằng chỉ có qua
một cuộc cách mạng nhân dân sâu sắc, người ta mới đi tới được chủ nghĩa cộng sản.
Điều hạn chế ở Vaitơlinh là ở chỗ, không thấy giai cấp công nhân công nghiệp là
người cải tạo xã hội, không nêu bật được vị trí của họ trong quần chúng bị áp bức, trái
lại coi tầng lớp vô sản lưu manh là thành phần cách mạng nhất. Do thiếu quan điểm

10



lịch sử, Vaitơlinh phủ nhận tính tất yếu của một cuộc cách mạng dân chủ tư sản đối
với nước Đức lúc bấy giờ và phản đối giai cấp công nhân liên minh với những phần
tử dân chủ tư sản; cũng như một số nhà xã hội chủ nghĩa trước đây, Vaitơlinh đặt hi
vọng vào việc thành lập những khu di dân cộng sản chủ nghĩa. Năm 1849, lưu vong
sang Mĩ.
Tư tưởng cơ bản của Vaitơlinh chủ yếu được thể hiện ở các vấn đề như sau:
Thứ nhất, Vaitơlinh phê phán mạnh mẽ những bất công, những sự nghèo khổ
phá sản của tầng lớp tiểu tư sản do hệ quả tất yếu của tích lũy tư bản và cạnh tranh tự
do của nền kinh tế hàng hóa. Thứ hai, từ những tiền đề tư tưởng lý luận có tính chất
xuất phát ấy, ơng chủ trương xóa bỏa Chủ nghĩa tư bản, xây dựng một chế độ mới
cơng bằng, bình đẳng, tiến bộ hơn. Thứ ba, Ơng khơng thừa nhận con đường cách
mạng của giai cấp cơng nhân, Ơng cho rằng cuộc cách mạng ấy chỉ là hệ quả của một
sự bùng phát ngẫu nhiên chứ không phải là kết quả tất yếu của các mâu thuẫn kinh tế
- xã hội và chính trị xã hội.
Ơng chủ trương xây dựng xã hội mới bằng việc thiết lập các khu di dân cộng sản chủ
nghĩa. Thứ tư, Ơng khơng thừa nhận vai trị và sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng
nhân. Ơng cho rằng lực lượng nắm giữ vai trò cách mạng và lãnh đạo để thủ tiêu chủ
nghĩa tư bản xây dựng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản là tầng lớp vô sản xuất
thân từ thợ thủ công, tiểu tư sản bị phá sản, nghèo khổ, khơng có việc làm. Thứ năm,
Vaitơlinh không thừa nhận cách mạng tư sản là một tất yếu để thủ tiêu chế độ phong
kiến, Vaitơlinh phủ nhận và phản đối việc giai cấp công nhân và nhân dân lao động đi
theo và liên minh với giai cấp tư sản để tạo ra động lực cho cuộc cách mạng ấy.
C.Mác và Ănghen đã chỉ ra những tư tưởng cơ hội phản động của Vai tơ linh
là: Vai tơ linh là một trong số những đại biểu xuất sắc cho trào lưu chủ nghĩa cộng sản
không tưởng, về cơ bản lý luận của Vai tơ linh chưa thoát khỏi những hạn chế của tư
tưởng xã hội tiểu tư sản. Tư tưởng sai lầm của Vai tơ linh là ở chỗ: Đã phê phán mạnh
mẽ những bất công, những sự nghèo khổ phá sản của các tầng lớp tiểu tư sản là hệ
quả tất yếu của tích lũy tư bản và cạnh tranh tự do của nền kinh tế hàng hóa tư bản
chủ nghĩa. Từ tiền đề ấy, Vai tơ linh chủ chương xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng


11


một chế độ xã hội mới cơng bằng, bình đẳng, tiến bộ hơn chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên
ông đã không thể chỉ ra con đường cải biến cách mạng đối với chủ nghĩa tư bản. Tuy
nhiên ông không nhận ra được lực lượng xã hội tiên phong đi đầu trong quá trình cải
biến cách mạng ấy. Vì thế cơ bản những lý luận cộng sản của ơng mang tính không
tưởng.
Thứ hai, Vai tơ linh không thừ nhận con đường cách mạng của giai cấp công
nhân như một con đường tất yếu của sự vận động, chuyển biến cách mạng có thể thủ
tiêu chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vai tơ linh cho rằng cuộc cách
mạng ấy, chỉ là hệ quả của một sự bùng nổ ngẫu nhiên chứ không phải là kết quả tất
yếu của những mâu thuẫn kinh tế - xã hội – chính trị. Ơng chủ trương xây dựng xã hội
mới bằng việc thiết lập các khu di dân cộng sản chủ nghĩa.
Thứ ba là Vai tơ linh không thừa nhận vai trị sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng
nhân. Ơng cho rằng lực lượng xã hội nắm vai trò lãnh đạo đi dầu trong quá trình cải
biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa cộng sản là tầng
lớp vô sản xuất thân từ thợ thủ công, tiểu tư sản bị phá sản, nghèo khổ…tầng lớp vô
sản lưu manh.
Thứ tư: Vai tơ linh không thừa nhận cách mạng tư sản như một tất yếu để thủ
tiêu chế độ phong kiến, ông phủ nhận và phản đối việc giai cấp công nhân và nhân
dân lao động đi theo và liên minh với giai cấp tư sản để tạo ra động lực cho cuộc cách
mạng ấy.
Mác và Ănghen đã nhận định rằng hệ thống quan điểm của Vai tơ linh là phản
ánh lợi ích và lập trường của giai cấp tiểu tư sản, sự tồn tại của những tư tưởng xã hội
chủ nghĩa có tính chất không tưởng của ông trong phong trào công nhân thực sự là
một trở ngại cho phong trào công nhân trên các phương diện: Tư tưởng – chính trị,
tuyên truyền giáo dục công nhân và làm phân tác lực lượng, chia rẽ phong trào cơng
nhân, làm cho phong trào có thể sẽ bị thụt lùi.
* Đấu tranh với chủ nghĩa cơ hội Pru đông:

Pruđông (Pie jozep Prudon) sinh ra ở Besanỗon, nc Phỏp vo ngy 15 thỏng
2 nm 1809 v mất năm 1865. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nơng dân,

12


nhưng được giáo dục và học hành khá chu tất. Sau này Ơng trở thành là một chính trị
gia người Pháp, người sáng lập của triết học Mutualist, là một nhà kinh tế học, nhà xã
hội học. Ông là người đầu tiên tun bố mình là một kẻ vơ chính phủ, là một trong
những nhà lý luận có ảnh hưởng những năm 1840. Ông trở thành một thành viên của
Quốc hội Pháp sau cuộc cách mạng năm 1848 từ đó ơng tự gọi mình là một liên. Ơng
tham gia tích cực vào hoạt động xã hội chính trị và trở thành nhà chính luận trong
phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, đại diện cho lợi ích của giai cấp tiểu tư
sản. Pruđông là người theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa tiểu tư sản, đồng thời
cũng là người khởi xướng tư tưởng vơ chính phủ chủ nghĩa. Những tác phẩm của
Pruđông được nhiều người đương thời biết đến là “Sở hữu là gì?” (1840), “Hệ thống
những mâu thuẫn kinh tế hay triết học của sự khốn cùng” (1846), vv.
Nội dung cơ bản về tư tưởng của Pruđông:
Pruđông đả kích chế độ sở hữu lớn tư bản chủ nghĩa, mặc dù ông chưa hiểu
được nguồn gốc lịch sử của chế độ này; lên án lòng hám lợi của bọn tư bản, nạn cho
vay nặng lãi, tệ bóc lột, song cũng phản đối u sách địi xã hội hố sở hữu, cải tạo xã
hội bằng cách mạng và đưa ra tư tưởng cải cách dần dần từ bên trên để đối lập lại.
Pruđông coi điều tai hại chủ yếu không phải là quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất,
mà là sự trao đổi “không ngang giá”, “không công bằng” những sản phẩm lao động, là
lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức cho vay. Pruđông muốn tạo ra một xã hội của
những người sản xuất nhỏ, mong muốn chế độ sở hữu nhỏ tồn tại mãi, phê phán chế
độ sở hữu lớn tư bản chủ nghĩa, song lại có ảo tưởng về một chế độ tư bản chủ nghĩa
không có những hậu quả nặng nề đối với nền sản xuất nhỏ như: cạnh tranh, độc
quyền, phá sản. Pruđông không hiểu được vai trị của giai cấp vơ sản trong xã hội hiện
đại, mà chỉ nhìn thấy sự khốn cùng trong sự khốn cùng.Pru đông. Pruđông là người

theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa tiểu tư sản, đồng thời cũng là người khởi xướng
tư tưởng vơ chính phủ chủ nghĩa.
Mác và Ănghen chỉ ra tư tưởng phản động của Pru đơng ở những điểm là: Pru
đơng cho rằng: mọi thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội là do tính hám lợi, cho vay nặng lãi
của con người. Mà tính hám lợi, cho vay nặng lãi là do chế độ tư hữu lớn sinh ra. Vì

13


thế, cái cần lên án, bác bỏ và thủ tiêu khơng phải là chế độ tư hữu mà là thói hám lợi,
sự cho vay nặng lãi. Theo ông, những cạnh tranh khốc liệu, những sự độc quyền đang
xuất hiện, cũng như tình trạng phá sản đang diễn ra trong lịng xã hội đó, có nguyên
nhân chung là do một chế độ tư bản khơng có tư hữu nhỏ sinh ra. Từ điểm xuất phát
ấy pru đông chủ trương thủ tiêu chế độ tư hữu lớn, thừa nhận và phát triển chế độ tư
hữu nhỏ. Điều đó sẽ tạo ra cơ sở kinh tế cho chủ nghĩa xã hội. Do nó có thể thủ tiêu
sự cho vay nặng lãi, thủ tiêu tính hám lợi của con người. như vậy, lý tưởng xã hội chủ
nghĩa của ông là nhằm tạo dựng nên một xã hội khơng có tình trạng cho vay nặng lãi,
khơng có tính hám lợi, khơng có cạnh tranh, độc quyền…được xây dựng trên cơ sở
của chế độ tư hữu nhỏ. Chính vì vậy Mác – Ănghen đã chỉ ra pru đông là kẻ đứng trên
lập trường của chế độ tư hữu để phê phán chế độ tư hữu. Pru đơng cịn nói: ngun
nhân của sự bất bình dẳng, khơng cơng bằng trong xã hội là do có quan hệ trao đổi
khơng ngang giá trong trao đổi hàng hóa. Chỉ cần thủ tiêu tình trạng trao đổi khơng
ngang giá là có thể thủ tiêu bất bình đẳng trong xã hội. Về con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội, theo quan điểm của pru đông là chỉ cần thực hiện những thay đổi cải cách
mạnh mẽ trong kinh tế, duy trì sở hữu nhỏ, thực hiện trao đổi ngang giá, không cần
thiết phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và khơng cần xã hội hóa tư liệu sản
xuất. Mác và Ănghen cịn chỉ ra tư tính chất khơng tưởng của pru đông trong việc pru
đông chủ trương đưa ra việc thiết lập xã hội mới trong đó chỉ có gồm những người sở
hữu nhỏ “bình đẳng với nhau”, cả trong sản xuất, trao đổi và không cho vay nặng lãi,
trao đổi ngang giá”…

Bản chất trong những tư tưởng của Pru đon được Mác và Ănghen vạch ra là:
Đó là một sự phản ánh tâm lý, lập trường của tầng lớp vơ sản đầu tiên có tính chất lưu
manh, chưa thực sự trở thành giai cấp công nhân. Một mặt nó là sự khát vọng có tính
chất xã hội chủ nghĩa, mặt khác nó là sự thơi thúc tiếc nuối chế độ tư hữu nhỏ bị phá
sản mà họ là những nạn nhân của tích lũy nguyên thủy tư bản. Hai ông nhấn mạnh
nếu để cho chủ nghĩa pru đông phát triển trong cơng nhân nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực
đối với phong trào công nhân. Sự tồn tại của nó là trở ngại lớn đối với tuyên truyền
giác ngộ chủ nghĩa xã hội trong phong trào công nhân. Cuộc đấu tranh chống chủ

14


nghĩa Pru đông không chỉ diễn ra trên lĩnh vực lý luận và còn cả trong thực tiễn và
được Mác và Ănghen tiến hành liên tục trong quốc tế I nhằm chỉ ra những tác động
xấu của nó đối với phong trào công nhân.
* Đấu tranh chống tư tưởng cơ hội của Lát xan
Ph.Latxan (Ferdinand Lassalle) sinh năm 1825, mất năm 1864. Ơng xuất thân
trong một gia đình thương nhân giàu có, người gốc Do Thái. Sau này ơng trở thành
nhà hoạt động chính trị người Đức, lãnh tụ theo chủ nghĩa cơ hội trong phong trào
công nhân Đức. Biết C.Mác và Ph.Enghen chủ yếu qua thư tín trong những năm 1848
- 1862. Là một trong những người sáng lập Tổng hội công nhân Đức (1863). Sau khi
được bầu làm chủ tịch Tổng hội, Laxan hi vọng bằng con đường tuyên truyền hợp
pháp cho quyền phổ thông đầu phiếu, lập các “Hội sản xuất”, dưới sự bảo trợ của Nhà
nước Quân chủ Chuyên chế Phổ có thể xây dựng được “Nhà nước nhân dân tự do”.
Phái Laxan ủng hộ chính sách thống nhất nước Đức “từ trên xuống”, tức là bằng con
đường chiến tranh thơn tính của Nhà nước Phổ quân chủ chuyên chế. Chính sách cơ
hội của phái Laxan là một trở ngại lớn cho hoạt động của Quốc tế I và cho việc thành
lập một đảng công nhân chân chính ở Đức. Trong nhiều bài viết, C.Mac và Ph.Enghen
đã kịch liệt phê phán chủ nghĩa Laxan, nhất là trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh
Gôta”.

Mác và Ănghen đã chỉ ra tư tưởng phản động đồng thời lên án những tư tưởng
đó như sau: Trước hết Lat xan cho rằng cơng nhân có thể và cần phải tiến hành cuộc
đấu tranh giải phóng mình, nhưng khơng phải bằn con đường cách mạng. Mà bằng
phổ thông đầu phiếu, đấu tranh nghị trường để giành chính quyền. Trong điều kiện
hiện tại lúc đó, nhà nước sẽ thành lập các hội sản xuất công nhân và sẽ giúp cho các
hội sản xuất đó. Điều đó sẽ từng bước tạo ra cơ sở kinh tế của chế độ xã hội mới, xã
hội xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó Lát xan cịn có những quan niệm về giai cấp công
nhân và nhiệm vụ lịch sử của nó: Ơng cho rằng ngoại trừ cơng nhân, các giai cấp và
tầng lớp lao động khác đều là phản động. Ơng cịn cho rằng: Tổng hội cơng nhân tồn
đức và các tổ chức cơng hội của cơng nhân nói chung khơng tham gia vào việc thành
lập các hội sản xuất, hội nghề nghiệp của cơng nhân. Đó hoàn toàn là việc của nhà

15


nước hiện tại. Còn cho rằng: mục tiêu cao nhất của giai cấp cơng nhân chỉ là tình hữu
nghị giữa các dân tộc (phủ nhận tính quốc tế của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp
công nhân). Về xã hội xã hội chủ nghĩa thì Lát xan cho rằng: cơ sở kinh tế chủ yếu là
các hội sản xuất của công nhân với sự giúp đỡ của nhà nước. tiền lương của công
nhân không thể cao, do sản xuất hạn chế mà tình trạng sinh đẻ lại cao, nên chấp nhận
“quy luật sắt của tiền công” như là một nguyên tắc của phân phối lao động.
Bản chất chính trị và ảnh hưởng của Lát xan được Mác và Ănghen chỉ ra là:
Trong dự thảo của cương lĩnh Gô – ta, Mác và Ănghen đã dành sự chú ý đặc biệt đối
với cương lĩnh bởi nội dung toàn bộ cương lĩnh ấy đã thể hiện tính chất cải lương, tiểu
tư sản trên lập trường Bô-Na-Pác đối với những vấn đề nguyên tắc của chủ nghĩa xã
hội khoa học. Ngay lập tức Mác đã viết một bài quan trọng với tên goi là “những
điểm cần lưu ý đối với những sai lầm và tác hại của cương lĩnh của đảng công nhân
Đức”, như một phê phán mạnh mẽ, chỉ ra những sai lầm căn bản và tác hại không
những với đảng cơng nhân đức mà cịn với phong trào cơng nhân đức. Có thể nêu tóm
tắt dưới đây, những luận điểm cơ bản của Mác về những sai lầm cơ bản của cương

lĩnh Gô-ta , văn kiện thể hiện tập trung và đầy đủ nhất những sai lầm của chủ nghĩa
Lat xan: Bản chất của chủ nghĩa Lat xan là chủ nghĩa cơ hội – cải lương và mang tính
chất biệt phái. Tác động tiêu cực của chủ nghĩa Lat xan được diễn ra trên hai phương
diện, về lý luận: nó là một buớc thụt lùi về tư tưởng của giai cấp cơng nhân Đức, khi
mà trước đó, đảng cơng nhân xã hội – dân chủ dức đã được thành lập. Về thực tiễn,
các tư tưởng của phái Lát xan vốn có tác động xấu đến phong trào, lại càng nguy hại
hơn khi nó được thể hiện trong cương lĩnh thơng qua tại đại hội sáp nhập tổng hội
công nhân với đảng xã hội – dân chủ Đức. lại càng nguy hại hơn khi nó được thể hiện
trong cương lĩnh thơng qua tại đại hội sáp nhập tổng hội công nhân với đảng xã hội dân chủ Đức.
Khơng chỉ có Mác và Ănghen cả C.Liêp-Nêch và một số lãnh tụ của đảng công
nhân xã hội - dân chủ Đức cũng nhận rõ bản chất , tác hại của các tư tưởng xã hội chủ
nghĩa của Lat xan đối với phong trào công nhân Đức và Châu Âu. Các ông đã chỉ rõ

16


rằng tồn bộ nội dung của cương lĩnh Gơ - Ta là sự phản bội lợi ích chính trị căn bản
của giai cấp công nhân Đức và Châu Âu, đi ngược lại với tinh thần cách mạng và
khoa học của cương lĩnh Ai - Xơ - Nắc.
* Phê phán tư tưởng cơ hội, phản động của M.A.Bacunin.
Trong một số tác phẩm của mình, hai ơng đã phê phán vạch rõ bản chất cơ hội,
tiểu tư sản dưới hình thức cơ hội có tính chất tả khuynh của M.A.Bacunin. Chủ nghĩa
cac hội của Bacunin là sự thể hiện một cách rõ ràng nhất tâm trạng bất bình tiểu tư
sản đối với tác hại mà chủ nghĩa tư bản gây ra cho những người tư hữu nhỏ.
Mác và Ănghen đã chỉ ra những điểm sai lầm trong quan điểm của Bacunin là:
Bacunin cho rằng nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng xã hội là do chính quền nhà
nước, đối tượng cần đấu tanh, lật đổ, do đó là nhà nước nói chung. Con đường đấu
tranh đó là thực hiện một xã hội khơng có áp bức, khơng có bất bình đẳng là con
đường tự phát của quần chúng lao động, kết hợp và được dẫn dắt bởi một tổ chức có
tính chất âm mưu phản động. lực lượng tiên phong của con đường đấu tranh ấy là

tầng lớp vô sản lưu manhh, trí thức lưu vịn, giang hồ…cơ sở để xây dựng chủ nghĩa
là xóa bỏ các quyền thừa kế là nguyên tắc để có thể chuyển tư liệu sản xuất từ sở hữu
cá nhân sang sở hữu xã hội. Xây dựng các cộng đồng tự trị mang tính chất độc lập
hoàn toàn và việt phái đối với nhau và hoàn tồn khơng có liên hệ với nhau và khơng
chịu tác động của nhà nước.
Bản chất trong tư tưởng của Bacunin được Mác và Ănghen nhận định là chủ
nghĩa xã hội vơ chính phủ và trên lập trường của giai cấp tiểu tư sản, phản ánh tâm
trạng tuyệt vọng, sự phản kháng, bất bình của giai cấp tiểu tư sản bị phá sản, các trí
thức lưu vong và giai cấp tiểu nơng…Đó thực chất là sự tiếp nối Pru đơng nhưng
được nâng lên tính chất căm phẫn mang tính tự phát hơn, đến mức quy mọi tội lỗi cho
chính quyền nhà nước, mà không thấy sơ sở kinh tế và nguyên nhân sâu xa của chế độ
tư hữu.
Chủ nghĩa Bacunin đã gây ra sự mơ hồ, tính tự phát vơ chính phủ và có ảnh
hưởng nghiêm trọng theo chiều hướng xấu vì nó đánh chúng điểm yếu: sự phản kháng
bất bình gay gắt của một bộ phận đông đảo quàn chúng lao động phi vô sản.

17


* Đấu tranh chống phái cơ hội chủ nghĩa Anh
Vấn đề quan trọng trong đấu tranh chống phái cơ hội chủ nghĩa Anh là thái độ
đối với phong trào giải phóng dân tộc Ailen. Giải phóng dân tộc Ailen được coi là
điều kiện đầu tiên để giải phóng giai cấp công nhân Anh, nâng cao tinh thần quốc tế
vô sản của công nhân, tẩy rửa ảnh hưởng của chủ nghĩa sô vanh.
Bọn thủ lĩnh cơ hội chủ nghĩa Anh đi theo chính sách phản động, biện hộ cho
việc nơ địch. C.Mác đã đấu tranh chống lại bọn cơ hội chủ nghĩa Anh: đề nghị Ban
Chấp hành Quốc tế I lãnh đạo cuộc đấu tranh địi thơng qua nghị quyết lên án chính
sách xâm lược
* Mác – Ănghen cịn tập trung phê phán tư tưởng Đuy-rinh ảnh hưởng đến
phong trào công nhân.

Bản chất và tác hại của nó cũng được các ông chỉ ra đó là: về bản chất: chủ
nghĩa cơ hội của Đuy rinh là phản ánh lợi ích và đứng trên lập trường của tầng lớp trí
thức tiểu tư sản. chủ nghĩa cơ hội xã hội chủ nghĩa của Đuy rinh có ảnh hưởng xấu với
mức độ khá trầm trọng trong phong trào công nhân Đức. Điều này không chỉ do tính
chất tiểu tư sản, phản động của chính hệ thống lý luận của ơng mà cịn do thời điểm
xuất hiện và tồn tại của chủ nghĩa ấy, khi mà, trong phong trào công nhân Đức đang
dấu tranh để khắc phục những hậu quả và sự ảnh hưởng của của chủ nghĩa Lat xan.
Sau khi Công xã Pari thất bại, giai cấp tư sản các nước ra mặt khủng bố các
phân bộ Quốc tế. Bọn phản động rất căm tức thái độ của Mác; Chúng dùng mọi thủ
đoạn để đàn áp công nhân và cấm các phân bộ của Quốc tế hoạt động. Do sự đàn áp
của giai cấp tư sản phản động các nước nên Quốc tế I khơng triệu tập Đại hội.• Quốc
tế I tổ chức Hội nghị ở Luân Đôn từ ngày 17 đến ngày 23-9-1871 để thảo luận về hoạt
động của Quốc tế và đề ra nhiệm vụ trước mắt của phong trào công nhân quốc tế. Hội
nghị đã thông qua Nghị quyết quan trọng về thành lập chính đảng của giai cấp vơ sản
ở các nước. Phái Bacunin tun bố chống chun chính vơ sản, chống đấu tranh chính
trị của giai cấp cơng nhân. Bọn vơ chính phủ địi triệu tập đại hội Quốc tế, gây nhiều
bất lợi cho hoạt động của Quốc tế. Hội nghị cuối cùng của Quốc tế I họp ở
Philađenphia ngày 15-7-1876 tuyên bố giải tán Quốc tế. Quốc tế I đã hoàn thành

18


nhiệm vụ lịch sử truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa Mác tới công nhân các nước, tạo
cơ sở để thành lập chính đảng độc lập của cơng nhân ở châu Âu, châu Mỹ.
4. Ý nghĩa cuộc đấu tranh của C.Mác, Ph.Ăngghen chống chủ nghĩa cơ hội
trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và đối với cách mạng Việt Nam
Nghiên cứu cuộc đấu tranh của C.Mác, Ph.Ăngghen chống chủ nghĩa cơ hội
trong phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế có thể rút ra một số bài học kinh
nghiệm sau đây:
* Ý nghĩa lịch sử

C.Mác. Ph.Ăngghen đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong phong trào công
nhân chứng tỏ rằng ngay từ khi ra đời, phong trào luôn phải đối mặt với những nguy
cơ từ sự chống phá của chủ nghĩa cơ hội; Đây là qui luật vận động và phát triển của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội gắn liến với sự vận động và phát triển
của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế qua mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau. Các
tổ chức quốc tế, các chính đảng của giai cấp cơng nhân, từ khi ra đời cho đến nay luôn
đấu tranh với mọi khuynh hướng, sắc màu khác nhau của chủ nghĩa cơ hội, càng đấu
tranh họ càng thấy rõ rằng chỉ có chủ nghĩa Mác mới có thể giải đáp được những vấn
đề thiết yếu đặt ra cho giai cấp vô sản trong tiến trình đấu tranh giải phóng giai cấp,
giải phóng nhân dân lao động và giai phóng tồn nhân loại, mở ra những triển vọng
hiện thực có căn cứ khoa học cho cuộc đấu tranh đó.
Trong bối cảnh lịch sử thời kỳ đó, thơng qua cuộc đấu tranh của C.Mác và
Ph.Ăngghen đối với chủ nghĩa cơ hội đã góp phần ngăn ngừa, đào thải những phần tử
cơ hội, phản động trong phong trào công nhân, đồng thời đào tạo được nhiều cán bộ
trở thành người tổ chức và lãnh đạo những chính đảng vơ sản đầu tiên của phong trào
cơng nhân quốc tế; góp phần cheo lái con thuyền cách mạng của giai cấp công nhân
thế giới đi đến hướng đích tiến bộ, văn minh. Cuộc đấu tranh chống lại những tư
tưởng cơ hội trong phong trào công nhân giai đoạn này đã tạo điều kiện thuận lợi
chuẩn bị cơ sở cho việc thành lập chính đảng cơng nhân trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa xã hội khoa học; Đặt nền tảng cho phong trào cộng sản quốc tế. Nó làm tiền đề

19


cho phong trào công nhân phát triển trên phạm vi toàn thế giới trong cuộc đấu tranh
lâu dài, nhằm giải phóng lồi người khỏi áp bức, bóc lột.
* Ý nghĩa hiện nay
Những hoạt động đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế của C.Mác và Ph.Ăngghen hiện nay vẫn giàu ý nghĩa thực tiễn.

Nó địi hịi, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong phong trào công nhân phải tiến
hành đồng thời với việc vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác kết hợp với tình
hình cụ thể của mỗi nước. Chính V.I.Lênin ngay từ khi bắt đầu hoạt động đã chú ý
nghiên cứu rất nhiều vấn đề phát triển của chủ nghĩa tư bản nói chung và phong trào
cơng nhân nói riêng.
Người đã nghiên cứu vấn đề này trong sự tác động biện chứng khi đề cấp đến
những qui định chung của quá trình lịch sử lẫn những vấn đề chính sách thực tiễn của
giai cấp vơ sản cách mạng. Những lời giải đáp này là kim chỉ nam có hiệu quả cho
hoạt động cách mạng. Nhưng nếu tách khỏi thực tiễn sống động thì chủ nghĩa Mác sẽ
mất đi sự sáng tạo và khơng cịn sức sống. Vì vậy V.I.Lênin đã căn dặn chúng ta rằng:
Những thứ do chủ nghĩa Mác cung cấp là những nguyên lý chỉ đạo chung, còn việc
ứng dụng những nguyên lý này là phải xuất phát từ tình hình cụ thể, ở Anh khác với ở
Pháp, ở Pháp khác với ở Đức và ở Đức lại không giống ở Nga. Đối với từng nguyên
lý của toàn bộ hệ thống tinh thần của chủ nghĩa Mác yêu cầu mọi người chỉ khảo sát
chung trên quan điểm lịch sử, trên cơ sở liên hệ với nguyên lý khác, liên hệ với kinh
nghiệm lịch sử cụ thể, không ngừng tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn mới, những
tư tưởng mới để phát triển tiến lên.
Trong tình hình hiện nay đòi hỏi Đảng cộng sản ở mỗi nước phải thường xuyên
quan tâm tu dưỡng tính Đảng, củng cố lập trường thế giới quan mác xít, kiên quyết
ấu tranh chống các biểu hiện cơ hội ở một số cán bộ đảng viên. Giá trị thực tiễn trong
việc chống lại các khuynh hướng cơ hội trong phong trào cộng sản và cơng nhân quốc
tế hiện nay là rất lớn. Nó là cơ sở để chúng ta tiếp tục nghiên cứu những vấn đề thực
tiễn đang được tranh luận trong phong trào công nhân hiện nay.

20


Rõ ràng chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn có giá trị thực tiễn hết sức lớn lao, chủ nghĩa
cộng sản vẫn là cái đích đi đến của nhân loại. Các Đảng cộng sản này lấy chủ nghĩa
Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong đó có

Đảng cộng sản Việt Nam, tức là đã bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin trước sự tấn công
của chủ nghĩa cơ hội, xét lại.
* Ý nghĩa đối với cách mạng Việt Nam
Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, những biểu hiện của cơ hội có khác với
một số nước khác. Sự nghiệp cách mạng Việt Nam do Đảng và giai cấp công nhân
lãnh đạo, ngay từ đầu đã xác định nhiệm vụ giải phóng quốc gia, dân tộc khỏi sự nơ
dịch của chủ nghĩa đế quốc là mục tiêu chủ yếu. Nhiệm vụ trọng đại đó tự nó đã có
sức tập hợp các tầng lớp trong xã hội vô cùng lớn lao. Cả dân tộc Việt Nam đều
hướng theo ngọn cờ của Đảng cộng sản Việt Nam giải phóng dân tộc. Trong q trình
đó chủ nghĩa cơ hội quốc tế cũng khó có thể phát huy ảnh hưởng đến phong trào cơng
nhân - nơng dân nước ta. Cho nên có thể khẳng định, phong trào cách mạng Việt Nam
chưa có thời kỳ nào xuất hiện chủ nghĩa cơ hội với tư cách là một lực lượng, một
phong trào có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của cách mạng.
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 700 tổ chức NGO nước ngồi, trong đó trên
550 tổ chức có hoạt động thường xuyên. Các thế lực thù địch đó lợi dụng hoạt động
của một số tổ chức NGO vào các mục đích chính trị, can thiệp vào cơng việc nội bộ,
xâm hại an ninh và chủ quyền nước ta. Đặc biệt, chúng rất chú trọng lợi dụng việc
hợp tác, đầu tư, tài trợ các chương trình, dự án vào các vùng dân tộc, miền núi để tìm
hiểu, nghiên cứu lịch sử phát triển, phong tục tập quán… phục vụ ý đồ móc nối, tuyển
lựa, cài cắm người, thu thập tin tức đồng thời tuyên truyền, tác động giá trị dân chủ,
nhân quyền phương Tây… Thông qua việc tiếp xúc, giao lưu trực tiếp với các tầng
lớp xã hội, qua các diễn đàn hội nghị, hội thảo để truyền bá các tư tưởng sai trái, đả
kích Đảng cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Những âm mưu, thủ đoạn hoạt động nêu trên của các đối tượng cơ hội chính trị
chống Đảng đã và đang đe dọa nghiêm trọng vai trò lãnh đạo của Đảng và an ninh
quốc gia, đòi hỏi phải kiên quyết đấu tranh ngăn chặn.

21



Bên cạnh tư tưởng cơ hội với những quan điểm chính trị sai trái như trên, ta
cịn thấy một sắc thái nữa về cơ hội chính trị. Đó là một số người khơng có quan điểm
về chính trị rõ ràng, phai nhạt lý tưởng cách mạng, ngả nghiêng, do dự, mơ hồ, không
vững vàng trên những vấn đề quan điểm, đường lối của Đảng. Họ không hẳn chống
lại nhưng thiếu niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, hoài nghi vai trị lãnh đạo của Đảng.
Nếu khơng được giáo dục nâng cao trình độ nhận thức về lý luận và chính trị thì họ dễ
có nguy cơ đi lầm đường đường, bị các thế lực phản động lung lạc, mua chuộc.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, trong thời kỳ lịch sử đặc biệt - thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, giữa lúc tình hình quốc tế phức tạp, có cả những
yếu tố bất trắc, khó lường họ đã ngả nghiêng dao động trong nhận thức về chủ nghĩa
xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX (2001), Đại hội đại biểu toàn
quốc của Đảng lần thứ X năm (2006) và cả Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần
thứ XI năm (2011) đã nhận định có nguy cơ “chệch hướng” con đường mà Đảng và
Bác Hồ đã lựa chọn. Do đó các cương lĩnh, nghị quyết của các đại hội tiếp đó đều đề
cập đến vấn đề giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó khẳng định rằng con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội khơng phải hồn toàn bằng phẳng.
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội của C.Mác và Ph.Ăngghen trong giai
đoạn từ 1848 – 1876 vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn hết sức sâu sắc. Trong điều kiện
hiện nay, đấu tranh giai cấp không kém phần phức tạp, nó bao hàm nhiều mặt, nhiều
nội dung, có cái mang tính phổ qt, có cái mang tính đặc thù. Đó là cuộc đấu tranh
giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; đó là đấu tranh tiến hành
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật quyết
định thắng lợi vững chắc của thời kỳ quá độ ở một nước xuất phát từ một nền kinh tế
thấp đi lên chủ nghĩa xã hội; đó là cuộc đấu tranh chống chiến lược “Diễn biến hịa
bình” nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập dân tộc, bảo
vệ khối đoàn kết tồn dân trên cơ sở liên minh cơng - nơng - trí thức…
Hội nghị 6 (lần 2) của Ban chấp hành Trung ương Đảng khố VIII đã phân tích
tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị và tình trạng tham nhũng, quan liêu của một
bộ phận cán bộ, đảng viên và quyết định mở cuộc vận động xây dựng Đảng và thu hút


22


được một số kết quả, song chưa đạt được yêu cầu đặt ra (như Đại hội IX đã nhận
định). Đại hội X của Đảng đã có hẳn một nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác phịng chống tham nhũng, lãng phí. Trong đó mục tiêu đưa ra
là: “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt
để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân
dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ cơng chức kỷ
cương liêm chính”; Thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng, tháng 7/2006,
Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã ban hành Nghị quyết
số 04-NQ/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống
tham nhũng, lãng phí” (Nghị quyết Trung ương 3). Đây là lần đầu tiên Ban chấp hành
Trung ương Đảng ra nghị quyết chuyên đề về phòng, chống tham nhũng, thể hiện
quyết tâm chính trị và vai trị trách nhiệm của Đảng trong cuộc đấu tranh này.
Thực tế ai cũng nhất trí với nhận định trong các nghị quyết của Đảng về tư
tưởng cơ hội là đúng với thực trạng tình hình tư tưởng nước ta hiện nay, nhưng đi sâu
vào phê bình và tự phê bình thì hầu như chưa đảng viên nào, tổ chức nào tự phê bình
về tình trạng suy thối tư tưởng chính trị, về các biểu hiện cơ hội chủ nghĩa của bản
thân hoặc trong đảng bộ mình một cách triệt để. Việc khắc phục sự suy thối về đạo
đức, lối sống tuy có quyết tâm phê phán nhưng chưa chú ý phân tích sâu và nghiêm
khắc phê phán lối sống cơ hội thực dụng. Dù khéo léo che giấu, khéo léo ngụy trang,
nhưng tư tưởng cơ hội vẫn lộ ra ở thái độ và hành động cụ thể trong công tác và cuộc
sống hàng ngày. Nếu chúng ta quản lý đảng viên, quản lý cán bộ một cách chặt chẽ,
nghiêm túc thì chắc chắn có thể phát hiện, giáo dục, đấu tranh có kết quả. Các tổ chức
đảng cần thường xuyên tìm hiểu, nắm chắc diễn biến tư tưởng, nhận thức của đảng
viên thông qua sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp uỷ từ đó giúp nhau quán triệt đương lối,
quan điểm của Đảng, uốn nắn những nhận thức sai lệch. Những người lãnh đạo quản
lý cơ quan và tổ chức cần quan tâm công tác tổ chức cán bộ, sâu sát cán bộ, đặc biệt
cần hiểu rõ tư tưởng chính trị cán bộ thể hiện trong cơng tác và sinh hoạt hàng ngày.

Trong tình hình hiện nay cần nghiêm túc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4
(Khóa XI) của Đảng về “Một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng”.

23


Bằng việc tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng một cách chủ động,
kịp thời và có tính thuyết phục cao, Đảng ta đã củng cố khối đoàn kết chính trị trên cơ
sở thống nhất quan điểm của Đảng. Làm được điều đó, trước hết cần thực hiện
nghiêm túc Quy định số 54-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khố VIII) về chế độ học tập
chính trị trong Đảng. Phải làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực
sự trở thành nền tảng tư tưởng và giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của
nhân dân ta.
Đảng, Nhà nước ta đã thành lập nhóm "Chuyên gia nghiên cứu đấu tranh chống
thông tin quan điểm sai trái, thù địch", đã có hàng nghìn bài viết, chun đề nghiên
cứu của các nhà lý luận, khoa học, cơ quan an ninh... để đấu tranh cả về lý luận, học
thuật vàthực tiễn phản bác lại các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực
thù địch nói chung. Mặt khác, cần kiên quyết đập tan các luận điệu thù địch xảo trá
mưu toan xoá bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc chủ nghĩa
xã hội và vai trò lãnh đạo của Đảng, cổ vũ “dân chủ - nhân quyền” tư sản. Không lúc
nào chúng ta được phép buông lỏng cuộc đấu tranh vạch trần bản chất sai trái, nguy
hại của chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chủ nghĩa giáo điều cũ và mới, của mọi biểu hiện mơ
hồ, dao động về chính trị cũng như lối sống cơ hội.
Từ nhiều năm nay, Đảng ta đã không ngừng hồn chỉnh, bổ sung, cụ thể hố
đường lối, quan điểm, chính sách đổi mới trên các lĩnh vực, đưa công cuộc đổi mới
theo định hướng xã hội chủ nghĩa đi lên từng bước vững chắc. Tuy nhiên, nhiều vấn
đề mới mẻ đang đặt ra cả về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục làm sáng tỏ. Đòi hỏi, các
cơ quan, ban ngành, địa phương cần nổ lực thực hiện thắng lợi nghị quyết số 37NQ/TW ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị về cơng tác lý luận và định hướng nghiên
cứu đến năm 2030.
KẾT LUẬN

Đấu tranh, phê phán chủ nghĩa cơ hội là hình thái phê phán mang tính thần cách
mạng, là một trong những nội dung cơ bản hợp thành của cuộc đấu tranh tư tưởng lý
luận của các nhà tư tưởng lý luận mác xít nhằm chỉ ra chính xác những tác hại về mặt

24


chính trị tư tưởng, qua đó là những tác hại về chính trị và tổ chức của các trào lưu xã
hội chủ nghĩa mang tính cơ hội đối với phong trào công nhân và phong trào cộng sản
quốc tế nhằm bảo vệ sự thống nhất về tư tưởng lý luận góp phần thúc đẩy sự ngiệp
cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và xã hội trong cuộc đấu tranh
thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Sinh thời trong hoạt động lý luận và thực tiễn của mình C.Mác, Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin ln coi đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội là yếu tố sống còn của phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế, là yếu tố quan trọng nhằm củng cố tư tưởng,
chính trị và tổ chức của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Ngay trong mở
đầu “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” – văn kiện đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã
hội khoa học, C. Mác và Ph.Ăngghen đã xác định rõ mục đích “đã đến lúc những
người cộng sản phải cơng khai trình bày trước tồn thế giới những quan điểm, mục
đích, ý đồ của mình; và phải có một Tun ngơn của đảng của mình để đập lại câu
chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản”
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế của C.Mác và Ph.Ăngghen giai đoạn 1848 – 1876 vẫn còn nguyên giá trị lý
luận và thực tiễn to lớn đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, với các
Đảng cộng sản và cách mạng Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2005), Nhận diện các quan điểm sai
trái, thù địch, lưu hành nội bộ.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011), Nxb CTQG, H.2011
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb CTQG, H.2001

25


×