Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

công nghiệp hóa và chống công nghiệp hóa trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở giai đoạn lênin (1895 1925)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.89 KB, 22 trang )

Tiểu luận

MỞ ĐẦU
Đấu tranh chống CNCH là quy luật vận động và phát triển của
PTCS&CNQT, là nhiệm vụ thường xuyên của các ĐCS để bảo vệ sự trong
sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và củng cố tình đoàn kết quốc tế của GCCN
trên toàn thế giới.
Trong các thời kỳ phát triển khác nhau của PTCS&CNQT đã xuất hiện
nhiều khuynh hướng cơ hội và xét lại. Hình thức biểu hiện của nó có thể khác
nhau nhưng về bản chất thì chỉ là một, đó là sự phản bội chủ nghĩa Mác-Lênin
và lợi ích của GCCN, sự đầu hàng trước hệ tư tưởng tư sản và thế lực tư sản.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay, các nhà tư tưởng tư
sản luôn tìm những sai lầm và yếu kém của các ĐCS đồng thời tìm cách xóa
bỏ học thuyết Mác-Lênin bằng lý luận cơ hội, xét lại. Thế kỷ XXI đã mở ra
cho Việt Nam những thời cơ vận hội vàng nhưng cũng không ít thách thức
lớn lao. Thực tế những năm gần đây, CNCH đã gây nên tình trạng bè phái
trong PTCS&CNQT, trong các ĐCS trên thế giới và gây nên không ít trở ngại
cho cách mạng Việt Nam. Những âm mưu đảo chính, những tư tưởng về một
đất nước “Đề ga” đối lập cho người Tây Nguyên hay xứ Mường, xứ Thái tự
trị trên Tây Bắc… vẫn luôn hiện diện trong luồng tư tưởng chống phá cách
mạng Việt Nam. Không chỉ có vậy, trong xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ,
những phần tử cơ hội cải lương đã núp dưới danh nghĩa “ tự do ”, “ dân chủ ”,
“ nhân quyền ” để tuyên truyền những tư tưởng phi mác xít.
CNCH ngày càng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đa
dạng hơn và ngày càng được ngụy trang một cách khéo léo, tinh vi hơn bởi
vậy nó là kẻ thù nguy hiểm đối với PTCS. Vì vậy cuộc đấu tranh chống
CNCH là một yêu cầu bức thiết, là nhiệm vụ xuyên suốt của các ĐCS. CNCH
biểu hiện một cách đặc biệt rõ nét và cuộc đấu tranh chống lại nó diễn ra
quyết liệt ở giai đoạn Lênin (1895-1925).

Nguyễn Thị Kiều Trang



1

XDĐ & CQNN K26


Tiểu luận

Nghiên cứu vấn đề này là cơ sơ quan trọng để chúng ta có nhận thức
đúng về CNCH và có biện pháp đấu tranh chống CNCH ở Việt Nam góp
phần trong sự nghiệp đấu tranh chung của PTCS&CNQT đi đến thắng lợi. Để
có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn, chúng ta cần tìm hiểu rõ CNCH và
chống CNCH trong PTCS&CNQT giai đoạn Lênin (1895-1925) được biểu
hiện như thể nào ? Nguồn gốc, bản chất, biểu hiện của CNCH ra sao ? Từ đó
đề ra những biện pháp ngăn chặn CNCH ở Việt Nam. Chính bởi những lý do
cấp thiết trên nên tôi đã quyết định chọn đề tài “ CNCH và chống CNCH
trong PTCS&CNQT ở giai đoạn Lênin (1895-1925) ”.

Nguyễn Thị Kiều Trang

2

XDĐ & CQNN K26


Tiểu luận

NỘI DUNG
I. CHỦ NGHĨA CƠ HỘI
1. Khái niệm chủ nghĩa cơ hội

Theo từ điển bách khoa Việt Nam I (1995), khái niệm CNCH được đưa
ra như sau : là hệ thống quan điểm chính trị không theo một định hướng, một
đường lối rõ rệt, không có chính kiến hẳn hoi, ngả nghiêng khi thì ngả theo
bên này, khi thì ngả bên kia nhằm mưu lợi trước mắt. Trong phong trào cách
mạng vô sản, CNCH là chính trị thỏa hiệp cải lương, hiệp tác giai cấp trái với
lợi ích cơ bản của GCCN, của nhân dân lao động. Thực tế CNCH tồn tại dưới
hai khuynh hướng chủ yếu :
CNCH hữu khuynh có tính chất cải lương thiên về thỏa hiệp, muốn “cải
biến” một cách hòa bình CNTB thành CNXH, từ bỏ đấu tranh giành thắng lợi
thực sự về tay GCCN. Hai đại biểu của CNCH hữu khuynh là Bêrônstainơ và
Cauxky, tư tưởng này tồn tại trong các Đảng công nhân thời kỳ Quốc tế II cho
đến tận ngày nay. Từ nửa sau thế kỷ XX, CNCH hữu khuynh xuất hiện như
một thứ chủ nghĩa xét lại hữu khuynh.
CNCH tả khuynh là sự pha trộn giữa cực đoan và phiêu lưu giáo điều,
manh động chủ quan, sùng bái bạo lực, không đếm xỉa đến tình thế khách
quan. CNCH hữu khuynh và tả khuynh đều là kẻ thù nguy hiểm, đều đẩy
PTCN đi đến hy sinh vô ích và thất bại.
Tóm lại chúng ta có thể hiểu, CNCH là một khuynh hướng trong PTCN
đặt quyền lợi của GCVS phụ thuộc vào quyền lợi của GCTS, từ chối đấu
tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng XHCN và chuyên chính vô sản.
2. Nguồn gốc của CNCH
2.1.Nguồn gốc chính trị (giai cấp)
CNCH là một hiện tượng nảy sinh trong quá trình đấu tranh giai cấp
giữa hai tư tưởng tư sản và vô sản, giữa CNTB và CNXH. Chừng nào còn tồn
Nguyễn Thị Kiều Trang

3

XDĐ & CQNN K26



Tiểu luận

tại cuộc đấu tranh đó thì vẫn còn cơ sở cho khuynh hướng này hay khuynh
hướng khác của CNCH, chủ nghĩa xét lại. Theo Lênin, trong quá trình đấu
tranh cách mạng của mình GCVS và những người cộng sản còn phải tiếp tục
chứng kiến sự tiếp diễn của những trào lưu cơ hội và xét lại, còn phải chịu
đựng những hậu quả tai hại do chúng gây ra.
Lênin chỉ ra rằng, CNCH có nguồn gốc giai cấp chính từ tầng lớp tiểu
tư sản. Sự bổ sung vào hàng ngũ GCVS những người xuất thân từ các tầng
lớp không vô sản đã làm cho CNCH xuất hiện. Những người “ bạn đường ”
này của GCVS bao gồm cả những phần tử trí thức tư sản hoặc tiểu tư sản,
thay vì thái độ đối lập chính trị kiên quyết thì thái độ của họ là trung gian
rộng rãi, thỏa hiệp. Tất cả các cuộc xung đột tất yếu trong lịch sử đều được họ
lí giải là sự hiểu lầm và tất cả những cuộc tranh luận đều được kết thúc bằng
sự nhất trí về cơ bản.
Xét về địa vị kinh tế, giai cấp tiểu tư sản là lực lượng của nền sản xuất
nhỏ, nền sản xuất có xu hướng tự phát theo khuynh hướng TBCN. Còn khi
gặp nguy cơ phá sản thì họ lại rơi vào hàng ngũ GCVS và trở thành “ người
bạn đường” của GCVS. Hơn nữa, những người bạn này có khi trở thành
những nhà “ trí thức tiểu tư sản ” đem tâm lí tiểu tư sản thâm nhập vào GCCN
và vào các ĐCS. Đây là nguồn gốc giai cấp xuất hiện CNCH.
2.2 Nguồn gốc xã hội
Theo Lênin, nguồn gốc xã hội xuất hiện CNCH là do sự tồn tại của
tầng lớp trung gian trong xã hội tư bản. Cơ sở xã hội xuất hiện các tầng lớp
trung gian do hai nhân tố sau:
Thứ nhất, do những thủ đoạn của GCTS đối với các tầng lớp trong xã
hội. Những hành động đàn áp của GCTS với GCVS và nhân dân lao động đã
làm cho một bộ phận dân cư trong xã hội có tâm lí an phận, đầu hàng CNTB.
Bên cạnh đó, thủ đoạn mị dân, mua chuộc của GCTS đã tạo ra nhiều “ công

nhân quý tộc ”, những “ lớp công nhân quan liêu ” hoặc như Ăngghen nói “
Nguyễn Thị Kiều Trang

4

XDĐ & CQNN K26


Tiểu luận

lớp công nhân tư sản hóa ” và biến bọn này thành kẻ tay sai nằm trong hàng
ngũ công nhân để chi phối quần chúng công nhân bằng CNCH và chủ nghĩa
cải lương. Có thể nói, các tầng lớp trung gian này được CNTB sử dụng để bảo
vệ quyền lợi của GCTS và CNTB. Lênin đã gọi đó là “ những sĩ quan công
nhân của GCTS ”.
Thứ hai, cơ sở xã hội để xuất hiện tầng lớp trung gian là do sự phát
triển mạnh mẽ tạm thời của CNTB. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sản xuất
công nghiệp phát triển mạnh đã tạo nên các cường quốc công nghiệp như:
Anh, Pháp, Mỹ, Đức…Kêt quả này của CNTB dẫn đến niềm tin đề cao vị thế
của CNTB trong giai cấp tiểu tư sản, xuất hiện các khuynh hướng cơ hội, xét
lại ở những kẻ không kiên định lập trường GCVS.
3..Bản chất và đặc trưng của CNCH
3.1 Bản chất của CNCH
Lênin chỉ rõ bản chất của CNCH như sau: CNCH là sự hy sinh lợi ích
căn bản của quần chúng cho lợi ích tạm thời của một số người hết sức ít ỏi,
nói cách khác là sự liên minh giữa một bộ phận công nhân với GCTS. CNCH
là kẻ thù tư tưởng và là trào lưu tư tưởng chính trị đối lập với Chủ nghĩa Mác
– Lênin, là sự tồn tại những tàn dư của hệ tư tưởng tư sản và tiểu tư sản, của
chủ nghĩa tự do tư sản trong PTCS.
Trong tác phẩm “ Chủ nghĩa Mác và Chủ nghĩa xét lại ” ( 1908), Lênin

đã chỉ rõ: khi mà CNCH trước Mác bị đánh bại, nó không còn tiếp tục đấu
tranh trên mảnh đất riêng của nó nữa thì buộc họ phải lấy tư cách là Chủ
nghĩa Mác để tiếp tục đấu tranh trên mảnh đất chung của Chủ nghĩa Mác. Chủ
nghĩa Mác càng phát huy ảnh hưởng của mình trong PTCN thì CNCH càng ra
sức lợi dụng tên tuổi của học thuyết Mác để đấu tranh chống lí luận Mác.
Những kẻ vốn bài xích Mác đã núp sau Chủ nghĩa Mác để lừa dối GCCN và
nhân dân lao động. CNCH tìm cách sửa chữa Chủ nghĩa Mác bằng cách lấy ở
đó những điều mà GCTS có thể chấp nhận được và vứt bỏ những nguyên lý
Nguyễn Thị Kiều Trang

5

XDĐ & CQNN K26


Tiểu luận

cách mạng, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác. Theo Lênin, thực chất của
CNCH là “ ôm hôn chủ nghĩa Mác để bóp chết chủ nghĩa Mác”. Thật vậy,
ngày nay nhiều phần tử cơ hội tiếp tục khoác áo mác xít tự xưng là trung
thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng thật ra họ đã phản bội học thuyết này.
Thái độ của CNCH được đúc kết trong câu nói của E.Becxtanh: “ phong trào
là tất cả còn mục đích cuối cùng là con số không ”. Câu nói này đã thể hiện
bản chất của CNCH rõ hơn mọi sự lí giải nào khác.
Tựu chung lại, bản chất của CNCH đó là:


Phản bội lại sự nghiệp của GCCN, từ bỏ phương pháp đấu tranh

cách mạng và mục tiêu cách mạng.



Hy sinh lợi ích của GCCN, đem lợi ích GCCN phục vụ cho lợi

ích GCTS


Từ chính sách cải lương xã hội đi đến hợp tác với GCTS để

chống lại GCVS và ĐCS.
3.2. Đặc trưng của CNCH
Trong cuộc đấu trang không khoan nhượng với bọn cơ hội , xét lại,
Lênin đã chỉ ra những đặc trưng của chúng:
Đặc trưng lớn nhất, bao trùm nhất là: những phần tử cơ hội thường
hoang mang dao động về tư tưởng, nhất là trong những bước ngoặt của cách
mạng. Bọn chúng chưa bao giờ kiên định trên nguyên tắc đúng đắn của chủ
nghĩa Mác mà lại còn xuyên tạc, đòi xét lại hay phủ nhận những nguyên lý
phổ biến của chủ nghĩa Mác. Becxtanh, Cauxky vẫn luôn: “ khua chiêng,
gióng trống ầm ĩ ” để chống phá chủ nghĩa Mác. Những lãnh tụ đó không hề
dạy cho GCVS được lấy một phương sách đấu tranh nào mới cả, họ chỉ đi
thụt lùi, chỉ đưa ra những lý luận lạc hậu. Những kẻ cơ hội, xét lại luôn tham
vọng biến đảng của GCCN thành đảng cải lương. Họ cho rằng tất cả “ những

Nguyễn Thị Kiều Trang

6

XDĐ & CQNN K26



Tiểu luận

lời nghị luận về những bước nhảy vọt ” và “ sự đối lập căn bản ” giữa PTCN
và xã hội cũ đều là những câu nói trống rỗng.
CNCH thường thể hiện lập trường đứng giữa, giấu mặt. Họ là những
người trung dung và rất khó hiểu. Lênin thường gọi những người theo CNCH
là người “ ngồi giữa hai chiếc ghế ” hay như “ con rắn giữa hai dòng xoáy ”.
Lênin cho rằng khó có thể nhận biết những phần tử cơ hội trong một cái bẫy
của tổ chức nào đó. Vì những phần tử cơ hội đó dễ dàng thừa nhận mọi công
thức nhưng cũng dễ dàng vứt bỏ mọi công thức. Những người theo CNCH
thường rất say sưa với thắng nhưng lại sợ sệt trước thất bại. Lênin khẳng
định: mỗi bước biến đổi của lịch sử đều gây ra những hình thức dao động
khác nhau của tiểu tư sản, bao giờ nguồn gốc sâu xa của CNTB chưa bị xóa
bỏ thì những dao động ấy vẫn còn diễn ra và tồn tại.
CNCH biểu hiện thành hai khuynh hướng khác nhau: đó là CNCH hữu
khuynh và CNCH tả khuynh. CNCH hữu khuynh biểu hiện đó là sự run sợ
trước sức mạnh của kẻ thù không dám hành động, thiếu quyết đoán. Họ bảo
thủ muốn giữ yên mọi thứ, không muốn đổ vỡ. Hậu quả là làm cho cách mạng
dậm chân tại chỗ thậm chí thất bại. CNCH tả khuynh biểu hiện ở sự nôn nóng
muốn đốt cháy giai đoạn để đạt mục tiêu mà không tính đến hậu quả của nó.
Theo Lênin: họ dễ có một tinh thần cách mạng cực đoan, thiếu tổ chức và kỷ
luật cũng như thiếu sự kiên định cần thiết. Cả hai biểu hiện này đều rất nguy
hiểm cho PTCS&CNQT. Từ CNCH đến chủ nghĩa chống cộng không ranh
giới. Bởi vậy đấu tranh chống CNCH là quy luật phát triển của PTCS&CNQT
cũng như của các ĐCS.
4. Biểu hiện của CNCH
Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, CNCH lại được biểu hiện dưới
những hình thức khác nhau. CNCH được chia làm hai loại: CNCH tầm
thường và CNCH chính trị.


Nguyễn Thị Kiều Trang

7

XDĐ & CQNN K26


Tiểu luận

CNCH tầm thường không gắn với những sai lầm trong nhận thức lý
luận nhưng lại biểu hiện phong phú trong cuộc sống hàng ngày. Nó được biểu
hiện dưới các dạng như: chủ nghĩa thực dụng, thói xu nịnh, luồn cúi để mưu
lợi các nhân. Những người cộng sản khi mắc phải cơ hội tầm thường sẽ dẫn
đến cơ hội trong chính trị.
CNCH chính trị xuất hiện dưới hai dạng là chủ nghĩa xét lại và chủ
nghĩa giáo điều. Chủ nghĩa xét lại đòi xem xét lại những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin, không thừa nhận những quy luật cơ bản của cách mạng
XHCN. Chủ nghĩa xét lại hiện đại đã gây nên tình trạng phân tán thành các
đảng nhỏ hơn, có xu hướng thỏa hiệp với GCTS, xa rời lý luận Mác-Lênin.
Họ cũng cho rằng các nhà nước tư sản đang dần chuyển thành các nhà nước
của toàn dân. Chủ nghĩa giáo điều là sự rập khuôn máy móc, không có sự áp
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước.
Những người giáo điều thường trích dẫn máy móc đến từng đoạn từng mẩu
nhưng lại chủ quan cho rằng mình đã nắm được tinh thần của chủ nghĩa MácLênin mà không cần học ai.
Theo Lênin, không cần phải “ chỉ trích ” CNCH mà phải “ đánh chuông
báo động, thẳng tay lột mặt nạ của các tầng lớp ăn bám ấy ra để đánh đổ nó,
cách chức nó, phá vỡ sự thống nhất của nó với PTCN ”. Thực tiễn lịch sử cho
thấy, khi nào các ĐCS mất cảnh giác thì tạo nên sơ hở cho CNCH lọt vào gây
nên hiện tượng bè phái làm tan rã ĐCS. Bài học của ĐCS Liên Xô và Đông
Âu đã chứng tỏ một điều phải luôn nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng

và phát triển sáng tạo vào thực tiễn cách mạng mỗi nước.
II. CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ HỘI
1. Khái niệm chống CNCH
Chống CNCH là đưa ra những luận điểm, lý luận để chứng minh,
khẳng định tính chất phản động, phản các mạng của những kẻ cơ hội chủ
nghĩa. Từ đó khẳng định sự đúng đắn của những nguyên lý của chủ nghĩa
Nguyễn Thị Kiều Trang

8

XDĐ & CQNN K26


Tiểu luận

Mác-Lênin, sự tất yếu của của cách mạng XHCN và chuyên chính vô sản. Đại
biểu tiêu biểu trong cuộc đấu tranh này là V.I.Lênin. Bởi Người đã dành
nhiều thời gian và tâm huyết trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình
để đấu tranh chống CNCH.
2. Quá trình đấu tranh chống CNCH trong PTCS & CNQT
2.1. Đấu tranh chống CNCH trong Quốc Tế II
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, nhất là sau khi Ăngghen qua đời
(1895) bọn cơ hội lũng đoạn Quốc tế II, mưu toan lái PTCN đi theo lập
trường cải lương. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, bọn cơ hội
đã công khai ủng hộ GCTS, phản bội lại sự nghiệp của GCCN. Vì vậy Lênin
đã trực tiếp đấu tranh chống CNCH trong Quốc tế II nhằm bảo vệ những
nguyên lý mác xít. Lênin đã tham dự ba kỳ đại hội của Quốc tế II: năm 1907
tại Stutgat, năm 1910 tại Copenhaghen và năm 1912 tại Balơ. Người đã đấu
tranh với bọn cơ hội trong Quốc tế II trên hai vấn đề lớn : vấn đề dân tộc và
thuộc địa. Bọn cơ hội cho rằng : các nước lớn, các nước văn minh đi xâm

chiếm các nước nhỏ tức là đi khai hóa văn minh cho các nước nhỏ, đáng lẽ
các nước nhỏ phải biết cảm ơn mới phải.
Đối với các nước tư bản đế quốc, thuộc địa là nguồn cung cấp nguyên
liệu, nhân công và thị trường tiêu thụ cho chính quốc, là căn cứ quân sự làm
bàn đạp tấn công các nước khác. Với mục đích ấy, bọn đế quốc ra sức khai
thác bóc lột thuộc địa một cách triệt để và tàn bạo gây nhiều hậu quả cho nhân
dân thuộc địa. Biện pháp khai thác thuộc địa của chúng là cướp đất mở đồn
điền, nắm quyền về tài nguyên hầm mỏ và thu thuế.
Về vấn đề chiến tranh và hòa bình, bọn cơ hội cho rằng ai nổ súng
trước kẻ đó sẽ bị lên án mặc dù người đó nổ súng hết sức chính đáng là bảo vệ
Tổ quốc. Lênin đã phê phán gay gắt luận điểm của chúng và đưa ra hai khái
niệm : chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Thái độ của người
cộng sản là ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, lên án chiến tranh phi nghĩa.
Nguyễn Thị Kiều Trang

9

XDĐ & CQNN K26


Tiểu luận

Tại đại hội bất thường ở Balơ, Lênin đã thông qua bản Tuyên ngôn kêu
gọi công nhân quốc tế tiến hành đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, lên án
chính phủ Nga, Đức, Ý, Pháp… đang ráo riết chuẩn bị chiến tranh. Tuyên
ngôn kêu gọi các đảng dân chủ xã hội ở đó kiên quyết đấu tranh chống chủ
nghĩa đế quốc. Tuyên ngôn Balơ chỉ được thông qua tại đại hội và sau đó bọn
cơ hội đã giấu kín nó trong ngăn kéo văn phòng quốc tế II nên Lênin gọi đó là
bản “ tuyên ngôn trên giấy ”.
2.2. Đấu tranh chống CNCH hữu khuynh – E.Becxtanh.

Đến những năm cuối của thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa Mác đã trở thành
học thuyết cách mạng và khoa học nhất của GCCN quốc tế thì các trào lưu cơ
hội buộc phải đứng chung trên “ mảnh đất ” của chủ nghĩa Mác để chống lại
chủ nghĩa Mác, đòi xét lại dưới chiêu bài “ tự do phê bình ”. Becxtanh là
người đầu tiên nêu lên một cách có hệ thống những quan điểm xét lại hòng
xóa bỏ những nội dung cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác. Câu nói
xét lại nổi tiếng của hắn là : “ Phong trào là tất cả, mục đích cuối cùng là con
số không ”.
Becxtanh đã thể hiện quan điểm phản mác xít của mình trong cuốn sách
“ Những vấn đề của CNXH và những nhiệm vụ của đảng dân chủ xã hội”
(xuất bản năm 1899). Becxtanh nêu lên hai vấn đề chính:
Thứ nhất, Becxtanh khẳng định lý luận mác xít không chịu được thử
thách của thời gian. Ông chứng minh tính “ mâu thuẫn ” và tính “ vô căn cứ”
của quan niệm duy vật về quá trình phát triển của lịch sử nhằm bảo vệ sự tồn
tại vĩnh viễn của CNTB.
Thứ hai, Becxtanh phủ nhận vai trò của GCVS chống GCTS. Chính
những quan điểm cơ hội chủ nghĩa của Becxtanh và những hoạt động cơ hội
thưc tiễn của các nhà XHCN đã dẫn đến sự phản bội trực tiếp các quyền lợi
của GCCN, kìm hãm PTCN và làm Quốc tế II phá sản hoàn toàn. Đến khi

Nguyễn Thị Kiều Trang

10

XDĐ & CQNN K26


Tiểu luận

cuối đời, Becxtanh vẫn không từ bỏ mà vẫn kêu gọi ủng hộ chính sách của

GCTS.
Lênin có vai trò chính trong chống CNCH Becxtanh và những biểu
hiện của nó ở nước Nga lúc bấy giờ. Lênin đã vạch trần CNCH Becxtanh ở
những điểm sau. Thứ nhất, Lênin vạch trần mục đích xét lại chủ nghĩa Mác
của Becxtanh, chứng minh tính vô căn cứ khi Becxtanh cho rằng có thể tiến
lên CNXH bằng cải tạo xã hội tư bản. Thứ hai, Lênin đấu tranh vạch trần
quan điểm của Becxtanh phủ nhận vai trò của GCVS và cuộc đấu tranh giai
cấp trong lòng xã hội tư bản. Thứ ba, Lênin vạch trần lý luận cơ hội của
Becxtanh về chuyên chính vô sản – một hình thức chuyên chính của GCVS là
sự “ thụt lùi về chính trị ” và cần phải xóa bỏ.

2.3. Đấu tranh chống CNCH của phái giữa Cauxky.
Cauxky là một trong những thủ lĩnh của Đảng dân chủ - xã hội Đức và
của Quốc tế II. Thời gian đầu, Cauxky là người mác xít chân chính. Tuy nhiên
cho đến đại hội Stutgat (1907) của Quốc tế II, các đại biểu thảo luận về vấn
đề thuộc địa, lên án chính sách thuộc địa thì Cauxky đã chuyển sang tư tưởng
cơ hội với tư cách là phái giữa. Do đã từng là người mác xít am hiểu chủ
nghĩa Mác nên khi quay lại chống chủ nghĩa Mác, Cauxky đã dùng những thủ
đoạn rất tinh vi để xét lại.
Cauxky cho rằng, GCVS chỉ có thể giành địa vị tạm thời còn muốn
thắng lợi hoàn toàn thì GCVS phải biến mình thành đa số trong nhân dân.
Phái giữa đã có thái độ bàng quan trước sự can thiệp của nước ngoài và sự
trấn áp tàn bạo của Nga hoàng.
Với lý luận “ siêu đế quốc ”, Cauxky đã bào chữa cho bọn cơ hội chủ
nghĩa. Theo Cauxky, những đồng chí của mình không hề ngả về phía GCTS
mà chỉ không tin tưởng có thế thực hiện CNXH được ngay lập tức vì hy vọng

Nguyễn Thị Kiều Trang

11


XDĐ & CQNN K26


Tiểu luận

rằng có thể có một kỷ nguyên mới hòa bình lâu dài. Niềm tin của Cauxky vào
một kỷ nguyên hòa bình của CNTB thực chất là đã chạy theo GCTS và vứt bỏ
sách lược cách mạng. Có thể nói những nhà tư bản phải cảm ơn Cauxky nhiều
lắm vì nhờ có con người này mà hình ảnh của chủ nghĩa đế quốc đã không
xấu xa đến nỗi nào trước quần chúng. Ý nghĩa thật của lý luận Cauxky vốn là
một và chỉ là một mà thôi, đó là sự an ủi quần chúng theo một tinh thần cực
kỳ phản động bằng cách hy vọng vào nền hòa bình vĩnh cửu của chế độ tư
bản. Thứ lý luận mác xít đó không ngoài mục đích làm cho quần chúng quên
đi những mâu thuẫn đối kháng kịch liệt, hướng con người ta đến những giấc
mơ hư ảo của cái gọi là “ chủ nghĩa đế quốc cực đoan ” tương lai nào đó.
Nhưng sự thật vẫn luôn là sự thật, chủ nghĩa đế quốc vẫn luôn tồn tại những
mâu thuẫn đối kháng gay gắt.
Lênin đã phê phán và đấu tranh chống CNCH của phái giữa Cauxky
trên những luận điểm sau. Thứ nhất, Lênin phê phán biểu hiện giấu mặt của
phái giữa Cauxky. Bề ngoài, Cauxky ca ngợi dân chủ, đề cao cái gọi là “ dân
chủ thuần túy ” nhằm tỏ rõ tính ưu điểm của nền dân chủ tư sản, cho rằng nền
dân chủ đó sẽ tồn tại vĩnh viễn và ngày càng hoàn thiện hơn. Thứ hai, Lênin
vạch trần lý luận “ siêu đế quốc ” của Cauxky khi ông cho rằng chủ nghĩa đế
quốc có khả năng phát triển hòa bình và có thể xóa bỏ khủng hoảng và sản
xuất vô chính phủ vì các tập đoàn đế quốc có thể thỏa hiệp với nhau để ổn
định thế giới. Thứ ba, Lênin vạch trần lập trường xã hội sôvanh che đậy bằng
những lời nói xuông về chủ nghĩa quốc tế của Cauxky. Thứ tư, Lênin phê
phán con đường giành chính quyền và sự phủ nhận chuyên chính.
2.4. Đấu tranh chống các biểu hiện và khuynh hướng cơ hội ở Nga

- Lênin đấu tranh chống chủ nghĩa dân túy ở Nga. Chủ nghĩa dân túy ở
Nga là một trào lưu CNXH không tưởng tiểu tư sản chủ trương xây dựng
CNXH chỉ dựa vào nông dân và nông thôn. Họ phủ nhận sứ mệnh lịch sử của

Nguyễn Thị Kiều Trang

12

XDĐ & CQNN K26


Tiểu luận

GCVS. Chủ nghĩa dân túy không tin vào chủ nghĩa Mác và cản trở sự phát
triển của chủ nghĩa Mác.
- Lênin chống phái kinh tế ở Nga. Là một trào lưu XHCN trong PTCN
Nga, chỉ đấu tranh cho quyền lợi kinh tế thuần túy. Những tác phẩm của phái
này được Nga hoàng cho xuất bản từ đó làm cản trở sự phát triển của chủ
nghĩa Mác. Lênin đã viết tác phẩm “ Làm gì ?” để đấu tranh lại.
- Lênin chống phái mác xít hợp pháp ở Nga. Đây là một nhóm trí thức tư
sản tự do, núp dưới chiêu bài chủ nghĩa Mác đồng thời đưa ra những quan
điểm sai trái về chủ nghĩa Mác. Chúng tán dương ca ngợi CNTB và tìm mọi
cách để chủ nghĩa Mác thích nghi với CNTB.
Tóm lại kể cả phái dân túy, kinh tế hay mác xít hợp pháp, về lý luận họ
phủ nhận đấu tranh giai cấp, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của GCCN. Về chính
trị, họ coi thường đấu tranh chính trị, đề cao đấu tranh kinh tế, phủ nhận cách
mạng bạo lực, đề cao cách mạng nghị trường và hợp pháp. Về tổ chức, họ phủ
nhận nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao tính tự phát tự do vô chính phủ.
- Lênin đấu tranh chống phái Mensevich ở Nga. Năm 1904, Lênin viết
tác phẩm “ Một bước tiến, hai bước lùi ” nhằm đấu tranh chống chủ nghĩa

Mensevich, khẳng định những nguyên tắc sinh hoạt đảng do Đại hội II của
Đảng dân chủ - xã hội Nga vạch ra. Những bước lùi của bọn Mensevich từ “
đảng ” rút về “ nhóm ”, từ nguyên tắc tập trung và kỷ luật vô sản thành chế độ
tự trị vô chính phủ và vô trách nhiệm. Lênin chỉ rõ đây là một nguy cơ rất lớn
dẫn đến tình trạng rối loạn trong GCVS. Bởi vậy bằng mọi cách, Lênin đã phê
phán và đấu tranh quyết liệt vào phái Mensevich.
Có thể nói, Lênin và những người cộng sản chân chính đã đấu tranh
không khoan nhượng với bọn cơ hội chủ nghĩa. Tư tưởng của Lênin chống
CNCH được thể hiện trong bốn tác phẩm lớn : “ những người bạn dân là thế
nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao ?” (1984) ,

Nguyễn Thị Kiều Trang

13

XDĐ & CQNN K26


Tiểu luận

“sự phát triển của CNTB ở Nga ” (1899) , “ gửi nông dân nghèo ” (1903) và
tác phẩm “ làm gì ?”.
III. CNCH VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG CNCH Ở VIỆT NAM
1. CNCH ở Việt Nam.
Là một bộ phận của PTCS Quốc tế, ĐCS Việt Nam luôn coi trọng vấn
đề bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, bảo vệ tình đoàn kết quốc tế trước sự tấn
công của CNCH. Việt Nam luôn là trọng điểm chống phá của các thế lực thù
địch nhất là trong giai đoạn hiện nay khi CNXH trên thế giới đã suy sụp. Sau
khi CNXH sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô, đã có không ít người phân vân dao
động hơn nữa còn đòi xét lại con đường đi lên CNXH ở nước ta.

Ngày nay bằng mọi thủ đoạn, CNCH ráo riết thực hiện chiến lược
“diễn biến hòa bình ” và “ bạo loạn lật đổ ” để tấn công vào ĐCS Việt Nam.
Xét về lý luận và thực tiễn, do có những đặc điểm riêng nên phong trào cách
mạng nước ta không có CNCH dưới dạng một khuynh hướng chính trị mà chỉ
tồn tại bằng những phần tử cơ hội chống phá mà thôi. Như thế không có nghĩa
chúng ta lơ là mất cảnh giác trong cuộc đấu tranh này. Việc nhìn lại và tham
khảo những bài học từ sự sụp đổ của các ĐCS ở Liên Xô và Đông Âu trước
đây là rất cần thiết.
Văn kiện đại hội VI ghi rõ : phải chống CNCH dưới mọi hình thức.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ được thông qua tại đại
hội VII, trong phần về xây dựng Đảng đã nêu : thường xuyên phê bình và tự
phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, CNCH và mọi hành động chia
rẽ bè phái. Văn kiện đại hội VIII nhận định trong Đảng có nhiều người có
khuynh hướng cơ hội, đại hội khẳng định coi đấu tranh kiên quyết chống
những biểu hiện cơ hội như một việc cần thực hiện, một giải pháp quan trọng
để giữ gìn đoàn kết trong tổ chức Đảng. Nghị quyết trung ương 3( khóa VIII)
về chiến lược cán bộ, bên cạnh những ưu điểm đã nêu những khuyết điểm của
đội ngũ cán bộ trong đó đề cập các biểu hiện “ tham vọng cá nhân, kèn cựa,
Nguyễn Thị Kiều Trang

14

XDĐ & CQNN K26


Tiểu luận

cục bộ, địa vị, cơ hội ”. Trong báo cáo của Bộ chính trị tại hội nghị lần thứ 5
Ban chấp hành trung ương khóa IX có đề cập đến “ sự suy thoái về nhận thức,
tư tưởng chính trị trong một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên…, có

những biểu hiện mới phức tạp rất đáng quan tâm…. Chủ nghĩa cá nhân với tư
tưởng rõ nhất là CNCH, thực dụng phát triển nghiêm trọng làm xói mòn lòng
tin của nhân dân với Đảng ” và chỉ rõ cần phải chống tư tưởng cơ hội thực
dụng trong một số cán bộ Đảng viên hiện nay.
Mặc dù trong các đại hội Đảng và các nghị quyết đều chú trọng nhấn
mạnh công tác đấu tranh chống CNCH nhưng quan sát trong thực tiễn sinh
hoạt Đảng, chúng ta vẫn còn thấy những biểu hiện của CNCH rất đa dạng,
phức tạp và tinh vi. Trên thực tế, thứ cơ hội chính trị ở nước ta cũng không
hoàn toàn là cơ hội chính trị. Loại cơ hội này chỉ nhằm tìm kiếm địa vị chính
trị, đạt được một chức quyền nào đó vì mục đích hám danh, hám lợi. Do
không có thực tài, không có đạo đức trong sáng nên để đạt mục đích kẻ cơ hội
dùng các thủ đoạn xu nịnh cấp trên, mị dân, mua chuộc lấy lòng cấp dưới, các
đồng sự và dân chúng xung quanh.
Với những kẻ cơ hội loại này, chính trị chỉ là phương tiện tiến thân chứ
không phải mục đích phấn đấu vì dân, vì xã hội. Do đó trên lời nói, họ có thể
nói ra những điều nghiêm túc nhất về chính trị, thậm chí đao to búa lớn theo
kiểu đại ngôn song trên thực tế nhân cách và lối sống của họ khác xa với
những gì họ nói. Lời nói không đi đôi với việc làm là biểu hiện rõ nhất của
thói đạo đức giả, đó cũng là biểu hiện thường thấy của những kẻ cơ hội chính
trị. Họ không hẳn chống lại Đảng nhưng thiếu niềm tin vào CHXH, vào sự
lãnh đạo của Đảng. Theo kết quả điều tra tháng 11 năm 2001 của Ban Tư
tưởng – Văn hóa trung ương với 2900 phiếu ở 17 tỉnh thành và 7 khối ở trung
ương thì chỉ có 86% Đảng viên tin vào sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới,
72% tin vào thắng lợi của CNXH và con đường đi lên CNXH, 85% Đảng viên
tin vào đường lối của Đảng.

Nguyễn Thị Kiều Trang

15


XDĐ & CQNN K26


Tiểu luận

Dưới góc độ công tác xây dựng Đảng, có thể nhận diện cơ hội trong các
tổ chức Đảng thông qua các chỉ báo sau. Thứ nhất, CNCH về tư tưởng có các
chỉ báo : không rõ ràng về lập trường tư tưởng, thái độ thiếu nhất quán trong
giải quyết vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội; hành động được xây dựng trên cơ
sở của chủ nghĩa cải lương; có biểu hiện tư tưởng dao động, chờ thời. Thứ
hai, cơ hội về hành động có những chỉ báo sau : thấy sai không dám đấu
tranh, thấy đúng không dám bảo vệ, nịnh bợ cấp trên, mua chuộc quần chúng,
tìm kiếm ô dù, mua bán quan chức, nói và làm trái ngược nhau, gió chiều nào
che chiều ấy; tranh công đổ trách nhiệm cho người khác; trù dập người tốt, sử
dụng kẻ xấu; đánh giá cán bộ không đúng tiêu chuẩn đức tài; không chống
tham nhũng và vi phạm tập trung dân chủ. Thứ ba, cơ hội về tổ chức : xây
dựng và tổ chức không xuất phát từ nhu cầu khách quan, sắp xếp cán bộ
không đúng.
2. Biện pháp đấu tranh chống CNCH ở Việt Nam.
Đấu tranh chống CNCH ở nước ta là một cuộc đấu tranh lâu dài, gay
go, quyết liệt bởi vậy ĐCS Việt Nam không được chủ quan, lơ là, buông lỏng
cuộc đấu tranh này. Cần phải đấu tranh kiên quyết, kịp thời, triệt để, không
thỏa hiệp. Cần gắn cuộc đấu tranh này với cuộc đấu tranh chống chiến lược “
diễn biến hòa bình ” của chủ nghĩa đế quốc. Để hoàn thành được nhiệm vụ
này, Đảng phải thực hiện các biện pháp cụ thể sau :
Một là tăng cường sức chiến đấu và hiệu quả của công tác tư tưởng lý
luận. Nâng cao chất lượng công tác tổng kết thực tiễn để công tác lý luận
không ngừng lớn mạnh, đi trước một bước soi đường chỉ lối cho sự nghiệp
cách mạng. Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị, giáo dục chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật

của Nhà nước cho cán bộ Đảng viên và nhân dân đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo
chủ chốt. Đặc biệt tăng cường tổ chức học tập và thực hiện có hiệu quả cuộc
vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” do Đảng
ta phát động.
Nguyễn Thị Kiều Trang

16

XDĐ & CQNN K26


Tiểu luận

Hai là tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, bởi đây là nơi
nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, Đảng viên. Thông qua các đợt học
tập, sinh hoạt chi bộ để giáo dục nâng cao nhận thức cho Đảng viên về tầm
quan trọng của việc đấu tranh chống CNCH. Các cấp ủy đảng phải tăng
cường công tác quản lý cán bộ ở nơi làm việc và nơi cư trú. Trong mọi hoạt
động của tổ chức phải thực hiện triệt để nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê
bình và phê bình để khắc phục ảnh hưởng của CNCH.
Ba là đổi mới và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, bằng
những biện pháp thật hiệu quả, thiết thực, công tâm và khách quan. Cần xử lý
nghiêm theo pháp luật và khai trừ ra khỏi Đảng đối với những phần tử cơ hội
chính trị, cơ hội thực dụng để làm trong sạch đội ngũ Đảng, cho dù họ ở bất
cứ cương vị nào, như Lênin nhắc nhở : “ Điều rất cần thiết hiện nay là về mặt
tổ chức phải hoàn toàn tách hẳn những phần tử cơ hội chủ nghĩa ấy ra khỏi
các Đảng công nhân ” dù cho bản thân Đảng có “ phải tạm thời chịu đau đớn
kịch liệt đi nữa ”.
Bốn là kiên quyết đấu tranh với CNCH bằng nhiều hình thức. Thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua dư luận, hội nghị, hội

thảo… Các phương pháp đấu tranh phải được kết hợp chặt chẽ để tạo nên sức
mạnh tổng hợp nhằm đem lại kết quả cao nhất.

Nguyễn Thị Kiều Trang

17

XDĐ & CQNN K26


Tiểu luận

KẾT LUẬN
Chủ nghĩa cơ hội là cái ung nhọt khổng lồ, là những con “ vi rút ” đang
phá hoại sức sống của Đảng, làm băng hoại những giá trị văn hóa của dân tộc.
Để giúp cơ thể Đảng khỏe mạnh, chúng ta phải tẩy rửa chất mủ ấy càng nhanh
càng tốt cho dù việc mổ xẻ ấy sẽ làm nên đau đớn.
Mặc dù cuộc đấu tranh của V.I.Lênin và những người Mác xít chân
chính đã giành được thắng lợi nhất định, song cuộc đấu tranh đó chưa hề thủ
tiêu được CNCH trong PTCN quốc tế. Ngày nay, CNCH vẫn đang tiếp tục len
lỏi vào các ĐCS để chống phá, làm tan rã Đảng.
Trải qua cuộc đấu tranh chống các trào lưu cơ hội, xét lại, nhất định chủ
nghĩa Mác – Lênin sẽ tiếp tục được bảo vệ vững chắc, bổ sung và phát triển.
Là một bộ phận của phong trào cộng sản quốc tế, ĐCS Việt Nam rất coi trọng
vấn đề đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, bảo vệ các
nước XHCN, bảo vệ và củng cố sự đoàn kết thống nhất của PTCS quốc tế, coi
đó là một tiêu chuẩn của những người mácxít – lêninnit.
Trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu cuộc đấu tranh chống CNCH
của Lênin vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn đối với PTCS&CNQT
nói chung và sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói riêng.


Nguyễn Thị Kiều Trang

18

XDĐ & CQNN K26


Tiểu luận

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG TIỂU LUẬN :

CNCH : Chủ nghĩa cơ hội
CNCS : Chủ nghĩa cộng sản
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
PTCN : Phong trào công nhân
PTCS : Phong trào cộng sản
PTCS&CNQT : Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
GCVS : Giai cấp vô sản
GCTS : Giai cấp tư sản
TBCN : Tư bản chủ nghĩa
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
GCCN : Giai cấp công nhân
ĐCS : Đảng cộng sản

TÀI LIỆU THAM KHẢO :
Nguyễn Thị Kiều Trang

19


XDĐ & CQNN K26


Tiểu luận

1.Từ điển bách khoa Việt Nam I (1995)
2. Tác phẩm “ Làm gì? ” – V.I.Lênin ( NXB Tiến Bộ )
3. Tạp chí Xây dựng Đảng số ra tháng 4 năm 2006
4. Giới thiệu tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh
về Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước ( Ngô Đức Tính-NXB
CTQG 2001)
5. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX
6. Lược khảo lịch sử PTCS&CNQT – Nguyễn Xuân Phách ( NXB CTQG
-1998 )
7. Quá trình hình thành và phát triển của CNCH quốc tế - liên hệ với Việt
Nam ( Nguyễn Xuân Sơn – Học viện CTQG HCM - 2000)

Nguyễn Thị Kiều Trang

20

XDĐ & CQNN K26


Tiểu luận

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .................................................................................................1

NỘI DUNG .........................................................................................................3

I. Chủ nghĩa cơ hội..........................................................................................3
1. Khái niệm......................................................................................................3
2. Nguồn gốc......................................................................................................4
2.1. Nguồn gốc chính trị...........................................................................3
2.2 Nguồn gốc xã hội ...............................................................................3
3. Bản chất và đặc trưng...................................................................................5
3.1 Bản chất..............................................................................................5
3.2 Đặc trưng............................................................................................6
4. Biểu hiện của CNCH.....................................................................................7
II. Chống chủ nghĩa cơ hội.............................................................................8
1. Khái niệm......................................................................................................8
2. Đấu tranh chống CNCH trong PTCS & CNQT............................................9
2.1 Đấu tranh chống CNCH trong Quốc tế II...........................................9
2.2 Đấu tranh chống CNCH hữu khuynh Becxtanh...............................10
2.3 Đấu tranh chống CNCH phái giữa Cauxky......................................11
2.4 Đấu tranh chống các biểu hiện và khuynh hướng cơ hội Nga..........12
III. CNCH và đấu tranh chống CNCH ở Việt Nam...................................14
1. Chủ nghĩa cơ hội ở Việt Nam......................................................................14
2. Biện pháp đấu tranh chống CNCH ở Việt Nam..........................................16
KẾT LUẬN..........................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Thị Kiều Trang

21

XDĐ & CQNN K26



Tiểu luận

KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG
LỚP XÂY DỰNG ĐẢNG & CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

Nguyễn Thị Kiều Trang
CHỦ NGHĨA CƠ HỘI VÀ CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ HỘI
TRONG GIAI ĐOẠN LÊNIN (1895 – 1925)

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN : Học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về Đảng và Xây dựng Đảng Cộng
Sản Việt Nam

Hà Nội, 10 - 2008

Nguyễn Thị Kiều Trang

22

XDĐ & CQNN K26



×