MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1.
Những luận cứ phê phán quan điểm coi chủ nghĩa
xã hội chỉ là một học thuyết không tưởng.
2.
Sự đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô
và Đông Âu không phải là sự sụp đổ của một học
thuyết cách mạng, khoa học về chủ nghĩa xã hội.
3
Quá trình hiện thực hóa học thuyết Mác về Chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM CHO RẰNG:
“CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CHỈ LÀ MỘT HỌC THUYẾT
KHÔNG TƯỞNG, KHÔNG BAO GIỜ THỰC HIỆN ĐƯỢC”
MỞ ĐẦU
C.Mác, Ph.Ăngghen đã làm cho chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở
thành khoa học, khai sáng ra học thuyết cách mạng khoa học; V.I.Lênin đã
phát triển và hiện thực hoá nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học
trên một phần đất bao la của thế giới.
Tuy nhiên, sau sự kiện chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đổ vỡ, chủ
nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào thoái trào, không ít học giả trong và ngoài
nước đã tung hô về cái chết của chủ nghĩa Mác - Lênin, “sự cáo chung” của chủ
nghĩa cộng sản dựa trên học thuyết Mác. Họ cho rằng: sự sụp đổ chủ nghĩa xã
hội ở Liên xô và Đông Âu là do sự lạc hậu, lỗi thời của chủ nghĩa xã hội khoa
học; nào là, "Chủ nghĩa xã hội mà Mác nêu ra chỉ là một lý tưởng, một chủ nghĩa
xã hội "không tưởng", không bao giờ thực hiện được”1... Từ đó, họ cho rằng
hiện nay "Việt Nam đang bế tắc không chỉ về kinh tế, mà còn về tinh thần.
Không ai còn tin vào chủ nghĩa Mác nữa”2; rằng, con đường xã hội chủ nghĩa
mà nhân dân ta đang đi là "trái với quá trình lịch sử - tự nhiên” 3; rồi họ "khuyên”
chúng ta hãy đi theo con đường khác - con đường tư bản chủ nghĩa.
Đây là những luận điệu chống phá rất tinh vi, xảo quyệt và đặc biệt
nguy hiểm. Nó dễ làm cho người ta rơi vào chủ quan, lơ là, mất cảnh giác;
gây nên sự hoang mang, hoài nghi, dao động, suy giảm niềm tin trong một bộ
phận cán bộ và nhân dân; làm nhiễu loạn tư tưởng xã hội, dễ bề cho sự thâm
nhập của các loại tư tưởng phi vô sản len lỏi vào xã hội ta.
Vì vậy, đấu tranh, phê phán, vạch trần những luận điệu phản động, phản
khoa học nêu trên, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
NỘI DUNG
1 Ban Tuyên giáo Trung ương, Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr. 48.
2 Ban Tuyên giáo Trung ương, Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr. 48.
3 Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 12.
2
1. Những luận cứ phê phán quan điểm coi chủ nghĩa xã hội chỉ là
một học thuyết không tưởng.
Theo các học giả tư sản: Chủ nghĩa xã hội là một học thuyết “không
tưởng”, không bao giờ thực hiện được bởi nó được dựng nên từ một hệ thống
triết học tư biện chứ không phải từ hiện thực khách quan4: Lý luận của C.Mác về
lý luận chủ nghĩa xã hội vẫn chỉ là những tư biện triết học, không thể căn cứ vào
đó xây dựng thành một cương lĩnh chính trị cải tạo xã hội. Họ cho rằng chủ
nghĩa Mác hạn chế ngay ở cách thức cụ thể mà C.Mác đã sử dụng để luận giải về
sự ra đời của chủ nghĩa xã hội đó là: khởi đầu từ những hiện tượng có thực,
trong những hiện tượng có thực ấy, rút ra một số thuộc tính nào đó được coi là
quan trọng nhất rồi căn cứ vào đó đẩy đến tận cùng hậu quả của chúng. Cùng
với luận điểm này, có người cho rằng, khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, C.Mác
đã “triết học hóa tư bản”, “triết học hóa lao động”, “triết học hóa các mâu
thuẫn”… Tựu trung, theo họ, cơ sở lý luận học thuyết của C.Mác đều là sự trừu
tượng hóa, triết học hóa chứ không phải từ hiện thực khách quan.
Bên cạnh đó họ cho rằng: sẽ không thể có một xã hội hoàn hảo như chủ
nghĩa Mác - Lênin đặt ra5. Luận điểm này cho rằng: Chủ nghĩa Mác là một
giấc mơ về xã hội không tưởng; nó đặt niềm tin vào một xã hội hoàn hảo,
không có khổ cực, đau buồn, bạo lực và mâu thuẫn. Xã hội tương lai của
C.Mác, theo họ là một xã hội tốt đẹp nhưng không thể thực hiện được vì trong
thực tế cuộc sống có nhiều bất trắc, rủi ro không thể lường hết được: tính chất
lãng mạn, hùng tráng, hoà hợp và hoàn hảo của cái thế giới tương lai… rất
khó có thể được xem là một cương lĩnh khả thi cho bất cứ lực lượng chính trị
nào muốn phát khởi sự nghiệp của mình từ cuộc sống trần tục đầy bất trắc,
khó lường là cái thế giới mà chúng ta đang sống.
Đây hoàn toàn là những tư tưởng, quan điểm phản động, thiếu luận
chứng khoa học cần được vạch trần, làm rõ.
4
Xem Lữ Phương: Bàn về chủ nghĩa mácxít, (tr.5, 9,14,18…)
5 Xem Hà Sĩ Phu: />3
Chúng ta cần khẳng định: Học thuyết Mác về Chủ nghĩa xã hội ra đời là
một tất yếu, khách quan và là hiện thực trên thực tế không phải là “hệ thống
tư biện”. Điều này, được luận giải trên một số vấn đề sau:
Thứ nhất, Trong khoa học, để tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện
tượng thì không chỉ nghiên cứu một sự vật, hiện tượng cụ thể mà phải thông
qua nhiều sự vật, hiện tượng từ đó tìm ra các thuộc tính chung nhất của nó.
Do đó, bất kỳ nghiên cứu khoa học nào cũng cần đến thuộc tính trừu tượng
hóa, khái quát hóa. Nghiên cứu lịch sử phát triển nhân loại, phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa hay những yếu tố cấu thành của phương thức sản xuất
tư bản cũng không thể không trừu tượng hóa những đối tượng ấy. Vấn đề đặt
ra là, sự trừu tượng hóa ấy có phản ánh đúng bản chất, quy luật của hiện
thực khách quan không. Nếu phản ánh đúng bản chất, quy luật, chúng ta có
cơ sở khoa học để dự báo sự vận động phát triển của nó; ngược lại nếu phản
ánh sai sẽ có dự báo sai sự vận động, phát triển của sự vật. Do vậy, học
thuyết Mác không phải là “tư biện”.
V.I.Lênin đã nói về vấn đề này: “Mác trước sau bao giờ cũng vẫn luôn
luôn là nhà cách mạng, song trong tác phẩm khoa học, ông ít che dấu những
quan điểm đó của mình hơn bất kỳ ai khác. Nhưng về vấn đề sau cách mạng
xã hội, sẽ là cái gì thì ông chỉ nói những nét chung nhất”6. Điều đó cho thấy,
không nên chỉ căn cứ vào một vài phác họa để đoán định toàn bộ xã hội tương
lai, nhất là đó lại chỉ là những phác họa sơ thảo, ban đầu của các ông. Chủ
nghĩa xã hội, như V.I.Lênin nói không có gì khác hơn là: “… sự phản kháng
và đấu tranh chống sự bóc lột người lao động, một cuộc đấu tranh nhằm xóa
bỏ hoàn toàn sự bóc lột ấy”7. Với nghĩa như vậy, chủ nghĩa xã hội không phải
chỉ là ước mơ, nguyện vọng của riêng C.Mác, Ph.Ăngghen hay của những
người cộng sản mà đó là ước mơ, khát vọng của nhân loại trong mọi thời kỳ
lịch sử, kể từ khi xuất hiện áp bức, bất công, mất dân chủ.
6 C.Mác và Ph.Ăng ghen, Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 294.
7 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 1, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1974, tr. 346.
4
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội dựa trên học thuyết Mác ra đời xuất phát từ
“mảnh đất hiện thực” khách quan
Học thuyết Mác ra đời dựa trên những điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể
của châu Âu từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời và những tiền đề văn hóa, tư tưởng
của nhân loại đạt được trong suốt chiều dài lịch sử cho đến thời đại của các
ông. Với sự uyên bác về trí tuệ, sự gắn bó mật thiết với phong trào công nhân
ở khắp các nước châu Âu, với thiên tài trong kết hợp giữa lý luận và thực tiễn,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã tìm ra được quy luật vận động của xã hội loài
người, đặc biệt là quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản thông qua ba phát
hiện vĩ đại: Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, học thuyết về giá trị
thặng dư và sau này (V.I.Lênin đã bổ sung) là học thuyết về sứ mệnh lịch sử
thế giới của giai cấp công nhân. Đến thời đại của mình, V.I.Lênin đã bảo vệ,
bổ sung, phát triển học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội dựa trên việc nghiên
cứu mảnh đất hiện thực của chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang thời kỳ đế quốc,
bộc lộ tất cả các mặt thối nát của chúng và thực tiễn phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động chống chủ nghĩa thực dân ở các nước
thuộc địa trên khắp các châu lục, đặc biệt là thực tiễn của nước Nga lúc đó.
Tất cả những người nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin chân chính đều
biết rõ, các nhà kinh điển xây dựng lý luận chủ nghĩa xã hội - với tư cách là
giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa không phải từ
ý muốn chủ quan của mình mà từ chính bản thân quá trình phát triển khách
quan của lịch sử nhân loại. Nếu như, các nhà tư tưởng trước C.Mác thường lý
giải sự phát triển lịch sử ở những nguyên nhân tinh thần, coi lịch sử là biểu
hiện của quá trình: “lý tính cai quản thế giới” hoặc “sự tinh khôn của lý tính
lịch sử”8, thì C.Mác và Ph.Ăng ghen là những người đầu tiên đã phát hiện ra
một sự thật lịch sử: “Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của
họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” 9. Đây chính là xuất
8 Quan điểm của Anaxagoras (500-428 TCN) nhà triết học Hy Lạp cổ đại và G.W.Hegel (1770 - 1831) nhà
triết học người Đức, xem: A.G.Xpi-rkin, Triết học xã hội, tập 1, Nxb Tuyên huấn, Hà Nội, 1989, tr. 10 - 17.
9 C.Mác và Ph.Ăng ghen, Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 15.
5
phát điểm có tính nguyên tắc để nhận thức, giải thích toàn bộ lịch sử nhân loại
trên lập trường duy vật biện chứng.
Với điểm xuất phát đó, các ông đã từng bước tìm ra cấu trúc và quy luật
vận động, phát triển của xã hội loài người. Trong vô vàn những mối quan hệ
chằng chịt, rắc rối, các ông đã bóc tách tìm ra “trục”, “xương sống” - mà căn
cứ vào đó có thể giải thích sự vận động, phát triển; cao hơn có thể rút ra
những kết luận có tính tất yếu về sự ra đời, diệt vong, thay thế của những
hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Về cấu trúc xã hội, theo các ông ở một
giai đoạn nhất định bao giờ cũng được biểu hiện bằng một kiểu quan hệ sản
xuất đặc trưng phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và một
kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên cơ sở hạ tầng ấy. Các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin gọi đó là hình thái kinh tế - xã hội.
Về quy luật vận động, phát triển của xã hội, các ông cho rằng: “Tới một
giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã
hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có… Từ chỗ là các hình thức
phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành các xiềng
xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách
mạng xã hội…”10. Như vậy, quy luật phát triển của lịch sử là, từ sự phát triển
của lực lượng sản xuất, đến một giai đoạn nhất định sẽ mâu thuẫn với quan hệ
sản xuất hiện có, mâu thuẫn này phát triển đến đỉnh điểm sẽ diễn ra cuộc cách
mạng xã hội thay thế hình thái kinh tế - xã hội cũ bằng một hình thái kinh tế xã hội cao hơn.
Từ việc tìm ra quy luật phát triển chung của nhân loại, các ông đi sâu
nghiên cứu xã hội tư bản chủ nghĩa. Theo các ông, trong chủ nghĩa tư bản, các
nhân tố của lực lượng sản xuất đã phát triển to lớn, đồ sộ vượt quá mức dung
nạp của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến
cuộc cách mạng xã hội thay thế phương thức tư bản bằng một phương thức
cao hơn: “Các lực lượng sản xuất mới đã vượt quá hình thức tư sản của việc
10 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 14 - 15.
6
sử dụng chúng; và sự xung đột ấy giữa các lực lượng sản xuất và phương thức
sản xuất hoàn toàn không phải là sự xung đột sinh ra chỉ từ đầu óc người ta…
mà là có thật, khách quan, ở bên ngoài chúng ta, không phụ thuộc vào ý chí
hoặc hành động của chính ngay những người đã tạo ra nó” 11. Từ đó, các ông
đi đến kết luận: “Chủ nghĩa xã hội hiện đại chẳng qua chỉ là sự phản ánh của
sự xung đột có thật ấy vào trong tư duy, là sự phản ánh trên ý niệm của sự
xung đột ấy, trước hết trong đầu óc của giai cấp trực tiếp chịu đau khổ và sự
xung đột ấy, tức là giai cấp công nhân”. Như vậy, chủ nghĩa xã hội: “không
cần phải thực hiện một lý tưởng nào cả, mà chỉ cần giải phóng những nhân tố
của xã hội mới đã phát triển trong lòng xã hội tư sản cũ đang sụp đổ”12.
Như vậy, với học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác cho
chúng ta thấy, chủ nghĩa xã hội (giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa) ra đời là một tất yếu khách quan. Tất yếu này đã được Đảng
Bônsêvích Nga do V.I.Lênin đứng đầu lãnh đạo tổ chức Cách mạng Tháng Mười
thành công, lập nên nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thực tế.
Thứ ba, chủ nghĩa xã hội đã và đang là hiện thực của lịch sử nhân loại
Đầu thế kỷ XX, sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Bônsêvích, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã
tiến hành xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đây là bước
ngoặt to lớn đánh dấu chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực. Cách
mạng Tháng Mười Nga đã chứng minh trên thực tế những dự báo của C.Mác
và Ph.Ăngghen về tính tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản là có cơ sở khoa học. Nó cũng mở ra cho nhân loại một xu hướng mới về
xây dựng xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái, đối lập với chế độ áp bức, bóc
lột, bất công tư bản chủ nghĩa.
Từ một nước tư bản phát triển ở trình độ lạc hậu so với châu Âu đương
thời, Liên bang xã hội chủ nghĩa Xôviết đã mau chóng vươn lên trở thành một
siêu cường. Những thành tích vĩ đại mà Liên Xô đã đạt được trên mọi phương
11 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 372 - 373.
12 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 17, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 445 - 446.
7
diện của đời sống xã hội và trong sự nghiệp cứu nhân loại thoát khỏi thảm
họa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai là một thực tế hào hùng không
thể phủ nhận.
Cũng chính vì thế mà chỉ hơn 40 năm sau đó, chủ nghĩa xã hội hiện thực
từ một nước đã phát triển thành một hệ thống thế giới, có mặt tại ba châu lục
lớn là châu Âu, châu Á và châu Mỹ Latinh đã góp phần làm thay đổi cơ bản
số phận của nhiều quốc gia - dân tộc, của hàng tỉ người dân trên toàn thế giới.
Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân và nhân dân lao động tại nhiều
quốc gia đã thực sự được làm chủ đất nước, chế độ người bóc lột người từng
bước được xóa bỏ; chủ nghĩa xã hội hiện thực đã góp phần quan trọng đẩy lùi
nguy cơ chiến tranh hủy diệt, đập tan hệ thống chủ nghĩa thực dân, giành độc
lập dân tộc cho nhiều quốc gia, dân tộc; cổ vũ giai cấp công nhân và nhân dân
lao động tại các nước tư bản đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ… Chỉ
tính riêng tại Liên Xô, qua hơn 50 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân
Liên Xô đã giành được nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực: về kinh tế,
trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới (sau Mỹ), sản lượng công nghiệp
chiếm 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, sản lượng điện lực đạt 440 tỉ
kw (gấp hơn 300 lần so với năm 1913, bằng sản lượng điện của 4 nước lớn là
Anh, Pháp, Đức, Italia cộng lại), dầu mỏ đạt 353 triệu tấn, than 624 triệu tấn,
thép 121 triệu tấn (vượt sản lượng của Mỹ); về khoa học kỹ thuật, năm 1957,
là quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo, năm 1961, phóng tàu
vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh trái đất mở ra kỷ nguyên
chinh phục vũ trụ của loài người...; về xã hội, năm 1971 giai cấp công nhân
chiếm khoảng 55% tổng lao động xã hội, hơn 50% số người ở nông thôn có
trình độ từ trung học trở lên, là nước hàng đầu thế giới về trình độ học vấn
của nhân dân với ¾ dân số có trình độ từ trung học trở lên, trên 30 triệu người
làm việc trí óc…13. Đó hoàn toàn không phải là “giấc mơ” cũng chẳng phải là
“thiên đường” mà đó là hiện thực khách quan của lịch sử nhân loại.
13 Nguyễn Anh Thái (chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr. 258 - 259.
8
Cho đến nay, mặc dù hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện thực thế giới đã tan
rã, nhưng không ai có thể phủ nhận sự tồn tại khách quan và những ưu việt
của nó. Đặc biệt những thành công bước đầu nhưng hết sức quan trọng trong
công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc,
Việt Nam; tinh thần chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI ở các nước Mỹ La tinh…
đang chứng minh cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa vẫn có sức sống trường kỳ
cùng nhân loại.
2. Sự đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu
không phải là sự sụp đổ của một học thuyết cách mạng, khoa học về chủ
nghĩa xã hội.
Khi chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, Đông Âu sụp đổ các thế lực
thù địch đã vinh vào điều này để nêu lên luận điệu: chủ nghĩa xã hội đã không
còn sức sống, những quan điểm của chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa xã hội trong
thời đại hiện nay không còn phù hợp nữa.
Với quan điểm xem xét khách quan, toàn diện, cụ thể đến nay chúng ta
vẫn cần khẳng định rằng, sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu
không phải là sự khủng hoảng về lý luận hay do sai lầm của chủ nghĩa Mác Lênin, không phải do "lỗi" của chủ nghĩa xã hội khoa học, do sự lạc hậu, lỗi
thời của chủ nghĩa ấy; mà đó là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội
đã lạc hậu, do sự sai lầm, phản động của ban lãnh đạo trong quá trình cải tổ và
sự chống phá của các thế lực thù địch. Ở đây, cũng cần cho họ hiểu rõ thêm
thực chất cải tổ và quá trình đi đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô.
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội kể từ Cách mạng Tháng Mười
Nga năm 1917 đến những năm đầu thập kỷ 80 thế kỷ XX của nhân dân Xô
viết đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử về mọi mặt: chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, quân sự, khẳng định sức sống mạnh mẽ
và tính ưu việt của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa trong hiện
thực, trở thành nhân tố tích cực thúc đẩy tiến trình phát triển của lịch sử hiện
9
đại. Đó là điều không thể bác bỏ. Song, trong quá trình phát triển chủ nghĩa
xã hội, những khó khăn, mâu thuẫn nảy sinh và tích tụ lại, trở thành yếu tố tiêu
cực, cản trở sự phát triển, lấn át những thành tựu và dẫn đến trì trệ, khủng hoảng.
Cải tổ được thực hiện là tất yếu, nhưng cải tổ phải có nguyên tắc. Quá
trình cải tổ được đánh dấu bằng những sự kiện chính: Lễ kỷ niệm 70 năm
Cách mạng Tháng Mười (07/11/1987); Hội nghị toàn Liên bang lần thứ 19
của Đảng Cộng sản Liên xô; Báo cáo của M.Goócbachốp (26/11/1989); Hội
nghị Trung ương (12/1989 và 02/1990); Đại hội lần thứ XXVIII của Đảng
Cộng sản Liên xô (7/1990). Cải tổ được xác định với nội dung và tư tưởng
chủ yếu là: xây dựng chủ nghĩa xã hội nhân đạo và dân chủ; chuyển nền kinh
tế tập trung quan liêu sang kinh tế thị trường có điều khiển của nhà nước, thực
hiện mạnh mẽ tư nhân hoá; thực hiện đa nguyên chính trị, công khai hoá, dân
chủ hoá đời sống xã hội.
Cụ thể: Tháng 6 năm 1988, Hội nghị toàn liên bang lần thứ 19 của
Đảng Cộng sản Liên Xô xem xét việc thành lập “Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa trên cơ sở đa nguyên chính trị”. Trong 6 tháng đầu 1990, chỉ riêng
ở Mátxcơva đã có tới 22.000 đảng viên ra khỏi Đảng, trong đó một nửa là
công nhân14. Dự thảo Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Liên Xô trình Đại hội
lần thứ XXVIII đề xuất: “Đảng sẽ từ bỏ độc quyền chính trị, không đòi hỏi ưu
thế và vị trí đặc biệt của mình trong Hiến pháp Liên Xô. Chức năng của Đảng
là tập trung vào việc nghiên cứu lý luận, đề ra cương lĩnh hành động, công tác
tổ chức, giáo dục và chính sách cán bộ. Đó là ý nghĩa chính của vai trò tiên
phong của Đảng”15. Đến tháng 7 năm 1990, Đại hội lần thứ XXVIII khẳng
định: “Đảng Cộng sản Liên xô kiên quyết từ bỏ độc quyền chính trị và tư
tưởng... Diễn biến của những thay đổi đang đòi hỏi đẩy nhanh sự chuyển hoá
Đảng Cộng sản Liên xô thành một đảng chính trị thực sự” 16; “Đảng Cộng sản
Liên xô là một tổ chức chính trị - xã hội tự quản. Quan hệ giữa Đảng với các
14 Lược sử Liên bang Nga 1917 - 1991, Nxb Giáo dục, 2002, tr. 279.
15 Viện Nghiên cứu Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Tổng quan nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô, 1993, tr.
13.
16 Viện Nghiên cứu Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Tổng quan nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô, 1993, tr. 16.
10
tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp Liên Xô là
quan hệ đối thoại, thảo luận, hợp tác...”17.
“Tư duy chính trị mới”, “công khai hoá” và “đa nguyên chính trị” là biểu
hiện rõ nhất của sự chuyển hoá về tư tưởng và chính trị của ban lãnh đạo
Đảng Cộng sản Liên Xô từ chủ nghĩa xã hội khoa học sang chủ nghĩa xã hội
dân chủ; là sự vi phạm nghiêm trọng nhất vào vấn đề bản chất nhất, cốt lõi
nhất trong quá trình thực thi cải tổ. Trong quá trình cải tổ, Đảng Cộng sản
Liên Xô đã không tuân theo và ngày càng xa dần những nguyên lý của chủ
nghĩa Mác - Lênin, đó là phải thực hiện dân chủ trên lập trường của giai cấp
công nhân, quyền lực thuộc về nhân dân mà nòng cốt là liên minh công nông - trí thức do đảng cộng sản lãnh đạo. Bằng việc thực hiện “đa nguyên
chính trị”, “công khai hóa” như là sự “đột phá” thúc đẩy công cuộc cải tổ,
Đảng Cộng sản Liên Xô đã tạo ra những điều kiện cho sự phát triển những tư
tưởng phi xã hội chủ nghĩa trong xã hội, đối lập với chủ nghĩa Mác - Lênin.
Chính sách công khai, dân chủ đã được tận dụng, khai thác để phê phán quá
khứ lịch sử, phê phán chủ nghĩa xã hội, phủ nhận, thậm chí nhạo báng công
lao của các thế hệ cách mạng đi trước. Sự phê phán Stalin, phê phán “học
thuyết Stalin”, phê phán tệ sùng bái Stalin đã nhanh chóng phát triển thành sự
phê phán chủ nghĩa Mác - Lênin.
“Tư duy chính trị mới” thực chất là đường lối từ bỏ lợi ích của giai cấp
công nhân, hạ thấp những giá trị giải phóng của chủ nghĩa xã hội, đề cao “lợi
ích chung toàn nhân loại”, thực hiện “phi tư tưởng hoá” trong các quan hệ
quốc tế. Đảng Cộng sản Liên Xô đã xóa nhòa, tước bỏ nguyên tắc giai cấp
trong quan hệ quốc tế; từ bỏ nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản; xác lập
những ưu tiên mới phi tư tưởng hoá quan hệ giữa các quốc gia; cùng giải
quyết các vấn đề toàn cầu như an ninh, kinh tế, sinh thái, quyền con người;
cùng xây dựng ngôi nhà chung châu Âu và thị trường thống nhất châu Âu...
Các tuyên bố giải thể Hiệp ước Vácsava và Hội đồng Tương trợ kinh tế nằm
17 Viện Nghiên cứu Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Tổng quan nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô,
1993, tr. 14.
11
trong tiến trình của những ưu tiên theo “tư duy chính trị mới” đó 18. Trong quá
trình cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã không tính đến, đã mất cảnh giác
trước âm mưu, thủ đoạn và các đòn tiến công quyết liệt của các thế lực thù
địch. Chính những đơn thuốc “công khai hoá”, “dân chủ hoá”, “tư duy chính
trị mới”, “đa nguyên chính trị” đã tạo “thời cơ” và những điều kiện thuận lợi
cho các thế lực thù địch ráo riết, quyết liệt hơn trong âm mưu thủ tiêu chế độ
Xô viết.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, Đông Âu không
phải là ngẫu nhiên, cũng không phải là sai lầm của học thuyết Mác – Lênin về
chủ nghĩa xã hội; mà đó là sự thất bại tất yếu của những nguyên nhân chủ quan
trong điều kiện khách quan đang vận động, biến đổi. Có thể khái quát nguyên
nhân dẫn đến sự đổ vỡ đó là:
Nguyên nhân sâu xa là trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, bên
cạnh những thành tựu vĩ đại, đã có những khiếm khuyết, nhược điểm nghiêm
trọng về mô hình xây dựng và phát triển chậm được phát hiện và khắc phục,
gây ra tình trạng trì trệ kinh tế-xã hội, dẫn tới khủng hoảng.
Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp là, trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên
Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về chính trị, tư tưởng và tổ chức nhân
danh cái gọi là “tư duy chính trị mới”. Đó là đường lối xét lại, phản bội chủ
nghĩa Mác - Lê-nin ở một số nhân vật lãnh đạo cao nhất. Chủ nghĩa đế quốc
và các lực lượng phản động quốc tế vốn không lúc nào ngừng âm mưu, hành
động chống Cộng, chống chủ nghĩa xã hội. Lợi dụng những khó khăn và sai
lầm về đường lối của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, họ đẩy
mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” cực kỳ thâm độc, can thiệp toàn diện,
vừa tinh vi, vừa trắng trợn vào nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa. Cuối cùng
chủ nghĩa đế quốc đã không đánh mà thắng. Dĩ nhiên, chúng không thể làm
được điều này, nếu cải tổ có đường lối đúng đắn, nếu 20 triệu đảng viên Cộng
sản Liên Xô có tinh thần cảnh giác cách mạng và sức chiến đấu cao, không để
18 Lược sử Liên bang Nga 1917 - 1991, Nxb Giáo dục, 2002, tr. 290 - 295.
12
nội bộ “tự diễn biến” khiến cho bọn xét lại và phản bội thao túng cơ quan lãnh
đạo của Đảng; nếu có sự cố kết chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân
Liên Xô.
Khi bàn về mô hình của chủ nghĩa xã hội, các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lê-nin đã từng dự báo rằng: “Chúng ta không kỳ vọng rằng Mác
hay những người theo chủ nghĩa Mác đều hiểu biết mọi mặt cụ thể của con
đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Như thế sẽ là phi lý. Chúng ta chỉ biết
phương hướng của con đường đó và những lực lượng giai cấp nào dẫn đến
con đường đó; còn như về cụ thể và trên thực tế con đường đó ra sao, thì kinh
nghiệm của hàng triệu con người sẽ chỉ rõ, khi họ bắt tay vào hành động”.
Đánh giá mô hình đầu tiên của chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở Liên
Xô là vấn đề rất không đơn giản, đòi hỏi quan điểm lịch sử, biện chứng và
thật cụ thể. Một số người thông qua phê phán “mô hình” với ý đồ xóa toẹt
mọi thành tựu của chủ nghĩa xã hội và phủ nhận bản thân chủ nghĩa xã hội, cả
hiện thực, lẫn lý luận.
Mô hình đầu tiên của chủ nghĩa xã hội ra đời ở Liên Xô trong bối cảnh
đặc biệt. Từ sau Cách mạng Tháng Mười đến kết thúc Chiến tranh thế giới
thứ hai, Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất. Điều kiện xây dựng chế
độ mới cực kỳ khó khăn phức tạp: Nền kinh tế lạc hậu bị tàn phá nặng nề
trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, tiếp đến là nội chiến, rồi chiến tranh can
thiệp của 14 nước đế quốc, bị bao vây về kinh tế và về mọi mặt v.v.. Mặc dù
vào đầu những năm 20, V.I.Lê-nin sáng suốt đã đề ra Chính sách kinh tế mới,
nhưng sau khi Người qua đời, đường lối đúng đắn này không được quán triệt
thực hiện. Hơn nữa, chưa được bao lâu thì từ cuối những năm 20 đầu những
năm 30, triệu chứng cuộc chiến tranh thế giới mới ngày càng lộ rõ. Trong bối
cảnh ấy, phải nhanh chóng biến nước Nga lạc hậu thành cường quốc công
nghiệp, vừa để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ
tình trạng lạc hậu, vừa để chuẩn bị đối phó với nguy cơ chiến tranh đang đến
gần. Giải quyết vấn đề này và giải quyết cho được trong một thời gian ngắn
13
nhất trở thành mệnh lệnh sống còn đặt ra trước vận mệnh Tổ quốc Xô-viết và
chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trong những điều kiện nghiệt ngã như vậy, Nhà nước Xô-viết không
thể không áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao, một cơ chế cho phép
huy động tối đa các lực lượng xây dựng, sáng tạo. Như được biết, Liên Xô đã
hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa chỉ trong vòng chưa đầy 20 năm, quá
nửa thời gian trong đó là nội chiến, chống chiến tranh can thiệp và khôi phục
kinh tế sau chiến tranh. Chỉ có phát huy cao độ tinh thần anh dũng, hy sinh
của hàng trăm triệu quần chúng nhân dân, chủ nghĩa xã hội mới thực hiện
được kỳ tích như vậy. Không thể phủ nhận giá trị lịch sử to lớn, vai trò không
thể thay thế của mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên này.
Sai lầm chủ yếu dẫn đến sự trì trệ là chậm phát hiện và chậm sửa chữa
những khuyết tật của mô hình, duy trì quá lâu mô hình đó nhất là khi nền kinh
tế đã cạn khả năng phát triển theo chiều rộng, đòi hỏi phải chuyển sang thời
kỳ phát triển theo chiều sâu, khi mà cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật mới
đã đạt được những thành tựu vượt bậc, khi chủ nghĩa tư bản triệt để khai thác
những thành tựu ấy để tiếp tục tồn tại và phát triển.
Khuyết tật lớn của mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô là tuyệt đối
hóa cơ chế kế hoạch hóa tập trung, tuyệt đối hóa nguyên tắc tập thể, coi nhẹ
vai trò chủ động và sáng kiến cá nhân, chối từ một cách chủ quan duy ý chí
nền sản xuất hàng hóa, cơ chế thị trường, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan,
triệt tiêu động lực lợi ích trực tiếp, do đó triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo của
các đơn vị kinh tế và cá nhân người lao động. Hậu quả của việc duy trì quá
lâu cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp là nền kinh tế Liên Xô từng đạt không
ít đỉnh cao thế giới, đã lâm vào tình trạng trì trệ, tốc độ phát triển chậm dần,
sức sản xuất ngày càng tụt hậu, hiệu quả kinh tế ngày càng thua kém các nước
tư bản, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, nền kinh tế rơi vào khủng
hoảng trầm trọng. Trong khi gặp khó khăn về kinh tế, Nhà nước xã hội chủ
14
nghĩa hùng mạnh nhất này phải dành một tỷ lệ ngân sách quá lớn cho quốc
phòng trước sự thách thức chạy đua vũ trang của Mỹ.
Sai lầm, khuyết tật gắn với mô hình cũ biểu hiện không chỉ trên lĩnh
vực kinh tế, mà còn thể hiện ở hệ thống chính trị, ở phương thức lãnh đạo của
Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, ở quan hệ giữa Đảng và Nhà nước với
nhân dân. Một trong những khuyết điểm lớn của mô hình cũ là không phát
huy được tính ưu việt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của
nhân dân bị vi phạm nghiêm trọng. Chủ nghĩa quan liêu hoàn toàn trái ngược
với bản chất chủ nghĩa xã hội, nhưng với cơ chế cũ thì không có cách gì ngăn
chặn sự phát triển của nó.
Do chậm đổi mới cơ chế kinh tế, cơ chế quản lý, hệ thống chính trị và
mối quan hệ gắn bó với nhân dân, nên hậu quả là Liên Xô đang trên đà rút
ngắn khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với các nước tư bản phát
triển thì giữa những năm 70 tình hình diễn ra theo hướng ngược lại. Sự thua
kém rõ rệt của Liên Xô thể hiện trong lĩnh vực công nghệ và năng suất lao
động. Mà đây lại là yếu tố, như V.I. Lê-nin nói, xét đến cùng, quyết định
thắng lợi hoàn toàn của chế độ mới.
Chủ nghĩa giáo điều, sự xơ cứng trong tư duy lãnh đạo dẫn tới chậm
phát hiện sai lầm. Người ta cũng đã thi hành một vài cải cách, nhưng những
cải cách đó không cơ bản, không giải quyết trúng các vấn đề, lại phạm những
sai lầm mới về chính trị, kinh tế, trượt từ tả sang hữu.
Những sai lầm chủ quan nói trên là nguyên nhân sâu xa làm chế độ xã
hội chủ nghĩa suy yếu, cuối cùng rơi vào khủng hoảng. Đó không phải là
những sai lầm, khuyết tật do bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa và chủ
nghĩa Mác - Lê-nin sinh ra, trái lại do quan niệm giáo điều, chủ quan duy ý
chí đi ngược lại tinh thần duy vật biện chứng, “linh hồn sống” của chủ nghĩa
Mác - Lê-nin.
Như vậy, Bản chất của chủ nghĩa xã hội khoa học là cách mạng và
khoa học. Bản chất cách mạng và khoa học đó đòi hỏi việc nhận thức, vận
15
dụng và phát triển nó, các chủ thể, các đảng cộng sản vừa phải đứng vững
trên lập trường cách mạng, lập trường của giai cấp công nhân, vừa phải thực
hiện nó với một tinh thần và phương pháp khoa học nghiêm túc, đúng đắn.
Chủ nghĩa xã hội khoa học không phải là một học thuyết phi thực tế, "ảo
tưởng", "viển vông" như những ai đã và đang cố tình xuyên tạc, bóp méo.
Thực chất những luận điệu xuyên tạc đó là phủ định giá trị của chủ nghĩa xã
hội khoa học, tạo "khoảng trống" cho sự thẩm thấu, thâm nhập của tư tưởng
tư sản, tạo điều kiện chính trị - tư tưởng cho việc thủ tiêu hoàn toàn chủ
nghĩa xã hội hiện thực.
2.3. Quá trình hiện thực hóa học thuyết Mác về Chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam
Cách đây gần 170 năm, kể từ khi tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản ra đời cũng như trong rất nhiều tác phẩm của mình, C.Mác và Ph.Ănghen
đã luôn nhấn mạnh, học thuyết của các ông không phải là “khuôn vàng, thước
ngọc”, không phải là cái gì đã “xong xuôi hẳn”. C.Mác, Ph.Ăngghen và
V.I.Lênin đã nhiều lần khẳng định học thuyết của các ông còn nhiều điều các
ông chưa có điều kiện, thời gian, cơ hội nghiên cứu. Theo các ông, phát triển lý
luận là trách nhiệm của các thế hệ kế tiếp sau, của những người mácxít chân
chính, nếu họ không muốn trở nên lạc hậu với thời đại của họ. Trên thực tế,
ngay trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống quan điểm lý luận của
mình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng điều chỉnh một số
luận điểm mà ngay sau đó không xa đã trở nên lạc hậu với điều kiện thực tế.
Các ông chỉ rõ: muốn cho chủ nghĩa xã hội trở thành khoa học thì phải
đặt nó đứng vững trên mảnh đất hiện thực; từ khi nó trở thành khoa học thì
phải đối xử với nó như mọi khoa học, nghĩa là phải nghiên cứu nó trên mọi
chi tiết. Bên cạnh đó còn nhìn nhận chủ nghĩa xã hội như một cơ thể sống, nó
tất yếu phải thường xuyên biến đổi, phải đổi mới và phát triển. Một cách nhìn
động chứ không tĩnh, mở chứ không khép kín về chủ nghĩa xã hội do C.Mác
và Ph.Ăngghen nêu ra là phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Vậy nên, áp dụng
16
một cách rập khuôn, máy móc các nguyên lý đó là trái với tinh thần của
C.Mác. Các nguyên lý đó đòi hỏi phải được vận dụng một cách sáng tạo vào
điều kiện lịch sử cụ thể ở từng nơi từng lúc. Bởi vậy, chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Liên Xô và Đông Âu với những hạn chế của nó chỉ là một mô hình của chủ
nghĩa xã hội, hơn nữa, mô hình này lại phản ánh không đầy đủ, thiếu sáng tạo
những ý tưởng của học thuyết Mác - Lênin.
Trong Lời tựa viết cho bản Tuyên ngôn xuất bản năm 1872, C.Mác đã
viết: “Chính ngay tuyên ngôn cũng giải thích rõ ràng, bất kỳ ở đâu, và bất kỳ
lúc nào việc áp dụng những nguyên lý đó cũng phải tùy theo hoàn cảnh lịch
sử đương thời...”19. Còn V.I.Lênin thì viết: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên
chủ nghĩa xã hội, đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc
đều đi lên chủ nghĩa xã hội không phải hoàn toàn giống nhau. Mỗi dân tộc
sẽ đưa các đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế
độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ
này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa với các mặt khác
nhau của đời sống xã hội.
Điều này cho thấy, ngay trong quan điểm của các nhà kinh điển, chủ
nghĩa xã hội hiện thực phải gắn với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc.
Ở Việt Nam, do những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử nhất
định, ngay từ khi ra đời, trong Cương lĩnh đầu tiên (năm 1930), Đảng Cộng
sản Việt Nam đã xác định chủ trương: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và
thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản; đánh đổ đế quốc Pháp và bọn
phong kiến, giành độc lập cho dân tộc, xây dựng chính phủ công nông binh;
dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, giáo dục phổ thông; thu
ruộng đất đế quốc chia cho dân cày nghèo, thủ tiêu các thứ quốc trái, thu sản
nghiệp lớn của tư bản giao cho chính phủ công nông, thi hành luật ngày làm 8
giờ…”20. Sau thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tất cả các mục tiêu
trên đã được Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam bắt đầu thực
19 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 128.
20 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 2-3.
17
thi trên thực tế. Việc ban hành Hiến pháp năm 1946 trong đó quy định địa vị
pháp lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân; xóa bỏ các loại tô thuế phi
lý của chế độ thực dân, phong kiến; tiến hành cải cách, chia ruộng đất chia
cho nông dân… đó chính là sự hiện thực hóa các mục tiêu mà Đảng Cộng
sản Việt Nam đã đề ra, là những sự thật lịch sử mà không một thế lực nào có
thể phủ nhận được.
Những thập niên cuối của thế kỷ XX, khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên
Xô và các nước Đông Âu rơi vào khủng hoảng, từng bước sụp đổ; đã xuất
hiện không ít tư tưởng hoài nghi về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam. Đứng trước bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam, trên cơ sở vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin đã tự vạch ra cho mình mô hình và con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện Việt Nam, đồng thời
lãnh đạo nhân dân từng bước hiện thực hóa mô hình ấy. Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VII (năm 1991) của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó xác định: “Xã hội xã
hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: do nhân dân lao động
làm chủ; có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại và chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất
công, làm theo năng lực hưởng theo lao động; có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; các dân tộc trong nước
bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; có quan hệ hữu nghị và
hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”21.
20 năm thực hiện Cương lĩnh (1991 - 2011), nhiều đặc trưng về chủ
nghĩa xã hội đã được hiện thực hóa ở nước ta: thể chế chính trị do nhân dân
làm chủ được bảo đảm thực hiện, quyền dân chủ của nhân dân không ngừng
được tăng lên; quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh, đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; khối đại đoàn kết toàn
21 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 51, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.
134.
18
dân tộc được củng cố vững chắc, quan hệ quốc tế được mở rộng, vị thế Việt
Nam trên trường quốc tế được nâng cao… Điều đó cho thấy, chủ nghĩa xã hội
không phải là ảo tưởng mà là hiện thực, hiện thực đó đang ngày càng sinh
động ở nước ta; hiện thực đó không phải chỉ những người cộng sản Việt Nam,
nhân dân Việt Nam tự nhận, tự thấy mà được các nước, các tổ chức quốc tế
thừa nhận. Hiện thực đó đang là tấm gương cho nhiều quốc gia, dân tộc, nhất
là những quốc gia có cùng trình độ phát triển kinh tế - xã hội học tập 22. Bởi họ
nhận thấy, mô hình ấy phù hợp với trình độ phát triển của họ, phù hợp với lợi
ích của đại đa số nhân dân nước họ. Hiện thực ấy cũng là những đòn giáng trả
đanh thép giành cho những kẻ cơ hội chính trị bám theo đuôi phương Tây
đang hàng ngày, hàng giờ kêu gào đòi từ bỏ chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng xã hội hiện tại ở nước ta cũng chưa phải là
chủ nghĩa xã hội hoàn hảo - với đầy đủ những đặc trưng như các nhà kinh
điển xác định; nhận thức về chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam
chưa phải là đã xong xuôi, hoàn thiện. Trong xã hội, ở mặt này, mặt kia vẫn
tồn tại những hạn chế, yếu kém; có những yếu kém kéo dài chậm được khắc
phục, nhiều trong số đó có nguyên nhân chủ quan. Đảng Cộng sản Việt Nam
không lảng tránh, che giấu khuyết điểm mà chủ động tiến hành việc xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI là biểu thị sự quyết tâm
ấy. Trên phương diện lý luận, nhận thức chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta cũng không phải là cái gì nhất thành, bất biến. Qua
sự kiểm nghiệm của thực tiễn, nó không ngừng được thay đổi, bổ sung, những
cái không phù hợp, phi thực tế sẽ bị đào thải, loại bỏ; những cái cần thiết đã
được cập nhật cho phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(Bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục xác định những đặc trưng cơ bản của
mô hình “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội:
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ;
22 Trong thời gian qua, đã có nhiều đảng chính trị ở châu Phi, Mỹ Latinh đến học tập, trao đổi kinh nghiệm
với Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Mặt trận giải phóng Mô-dăm-bích đã cử nhiều đoàn cán bộ sang học tập
lý luận tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
19
có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ
sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ
hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”23.
Chúng ta đủ tự tin để khẳng định rằng, trong tương lai không xa, những
đặc trưng về chủ nghĩa xã hội như trên sẽ được hiện thực hóa ở Việt Nam.
Hiện tại, hàng ngày, hàng giờ, trên từng lĩnh vực cụ thể, những đặc trưng đó
đang được hiện thực hóa: thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2011 - 2020, xây dựng chỉnh đốn Đảng, sửa đổi Hiến pháp năm 1992…
là những bước đi trong lộ trình hiện thực hóa những đặc trưng của xã hội xã
hội chủ nghĩa mà Cương lĩnh đã xác định.
23 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2011, tr. 70.
20
KẾT LUẬN
Trong thời đại ngày nay, lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học vẫn tiếp tục
soi sáng cho nhân loại trên con đường đi đến chủ nghĩa xã hội. Chúng ta thấm
thía những tổn thất to lớn từ sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông
Âu, nhưng cũng nhận ra rằng, điều đó đã khách quan tạo cho những người
cộng sản có thêm dữ liệu để nhận thức đúng và hoàn thiện hơn lý luận về chủ
nghĩa xã hội, trở về đúng với C.Mác, Ph.Ănghen và V.I.Lênin, đúng với lý
luận chủ nghĩa xã hội khoa học hơn và vận dụng, phát triển đúng đắn, sáng
tạo và phù hợp hơn trong điều kiện lịch sử mới. Nó cho thấy rõ hơn những sai
lầm của các đảng cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa trong việc nắm bắt
bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa xã hội khoa học và vận dụng vào
thực tiễn; thấy rõ hơn tính chất nguy hiểm của các đòn tiến công của các thế
lực thù địch; thấy rõ hơn tính chất gay go, phức tạp của cuộc đấu tranh giai
cấp, đấu tranh dân tộc trong thế giới đương đại; hiểu rõ hơn những bước
thăng trầm, những khúc quanh co của lịch sử trên con đường đi tới chủ nghĩa
xã hội. Đó là cách kiến giải đúng đắn, khoa học và phù hợp.
Trong tình hình hiện nay, nhân loại ngày càng nhận rõ hơn những giá trị
thực sự của chủ nghĩa Mác - Lênin, cũng như lý luận chủ nghĩa xã hội khoa
học. Chính từ các quốc gia tư bản phương Tây, người ta lại thấy có những
tiếng nói về những giá trị của chủ nghĩa Mác, của học thuyết kinh tế Mác, về
phong trào “trở về với Mác”, tìm đọc Mác. Đặc biệt, ở những thời điểm diễn
ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 - 2009,
trong khủng khoảng nợ công và suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia tư bản
phát triển, phong trào “trở về với Mác”, tìm đọc Mác lại trở nên sôi nổi và
thực tế hơn. Các tác phẩm của V.I.Lênin vẫn xếp số 1 trên thế giới và được
dịch ra 134 ngôn ngữ ở 63 nước 24. Một học thuyết “ảo tưởng”, "không
tưởng", đã “lạc hậu, lỗi thời” thì không thể có được những thành tựu hiện
thực và sức lôi cuốn, tầm ảnh hưởng sâu rộng như thế.
24 Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 19-4-2012, tr. 8.
21
Trong bối cảnh lịch sử mới, những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội,
văn hoá, tư tưởng của đất nước và thế giới đương đại vừa đòi hỏi, vừa tạo
điều kiện cho sự phát triển mới của chủ nghĩa xã hội khoa học. Để chủ nghĩa
xã hội khoa học thực sự là học thuyết cách mạng, khoa học, chỉ dẫn cho
nhân loại đi đến tương lai - xã hội xã hội chủ nghĩa, dẫn đường cho sự
nghiệp đổi mới ở nước ta tiếp tục phát triển, vấn đề quan trọng đặt ra là từ
những thành công và thất bại của chủ nghĩa xã hội hiện thực, cần nghiêm túc
phân tích, rút ra những bài học kinh nghiệm, những vấn đề lý luận, tiếp tục
bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học, thực hiện thắng lợi
những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tuyên giáo Trung ương, Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai
trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, H, 2007.
2. C.Mác và Ph.Ăng ghen, Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1993.
3. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1993.
4. C.Mác và Ph.Ăng ghen, Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1991.
5. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 17, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1991.
6. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1995.
7. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1993.
8. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1993.
9. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1993.
10.V.I.Lênin, Toàn tập, tập 1, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1974.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 2, Nxb
Chính trị quốc gia, H, 2005.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 51, Nxb
Chính trị quốc gia, H, 2005.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2011.
14. Lược sử Liên bang Nga 1917 - 1991, Nxb Giáo dục, 2002.
16. Lữ Phương: Bàn về chủ nghĩa mácxít
17. Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, H, 1996.
18. Nguyễn Anh Thái (chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo
dục, H, 2006.
19. Viện Nghiên cứu Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Tổng quan
nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô, 1993.
.
23