Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học sự PHÊ PHÁN TRIẾT học đức của c mác và PH ĂNG GHEN TRONG tác PHẨM hệ tư TƯỞNG đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.57 KB, 17 trang )

1

SỰ PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC ĐỨC CỦA C. MÁC VÀ PH. ĂNG-GHEN
TRONG TÁC PHẨM “HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC”
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Trên con đường xây dựng những cơ sở lý luận của thế giới quan vô
sản và phân biệt ranh giới giữa C.Mác, Ph. Ăng ghen với các nhà triết
học trước C. Mác cũng như các địch thủ tư tưởng của hai ông. Tác phẩm
Hệ tư tưởng Đức được C.Mác và Ph.Ăng ghen soạn thảo vào những năm
1845-1846 nhằm chứng minh một cách khoa học những cơ sở hệ tư
tưởng của giai cấp vô sản, nêu bật lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học
về giải phóng giai cấp vô sản, thế giới quan triết học của chủ nghĩa Mác
như sự đối lập với các hệ tư tưởng tư sản và tiểu tư sản ở Đức lúc bấy
giờ. Phê phán việc kế thừa những yếu tố không phù hợp của triết học Hêghen và Phoi-ơ-bắc để phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản và tiểu tư sản
ở Đức như “thánh Brunô, thánh Ma-xơ”.
Vào những năm đầu của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa ở châu Âu phát triển rất mạnh mẽ, và đã bộc lộ những mâu thuẫn sâu
sắc, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản ngày càng bộc lộ gay
gắt và quyết liệt. Mặt khác phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát
triển mạnh mẽ như: Cách mạng tư sản ở các nước Châu Âu đã nổ ra ngay từ
những năm của thế kỷ XVII, XVIII (cách mạng tư sản Anh; cách mạng tư
sản Pháp). Trong quá trình vận động của mình, cách mạng tư sản đã bộc lộ rất
nhiều điểm yếu. Trong khi đó, nước Đức những năm 40 của thế kỷ XIX, mới
đang ở đêm trước của cách mạng tư sản. Trung tâm của cách mạng chuyển về
Đức. Song trong nội bộ nước Đức, giai cấp tư sản lại yếu hèn cả về kinh tế lẫn
chính trị. Thực tế đó đặt ra giai cấp nào sẽ lãnh đạo cách mạng ở Đức. Mặt
khác, giai cấp vô sản đã bước lên vũ đài lịch sử của mình; trong tất cả các giai
cấp hiện tại đang đối mặt với giai cấp địa chủ phong kiến chỉ có giai cấp vô


2



sản là giai cấp cách mạng nhất. Đương nhiên để hoàn thành sứ mệnh lịch sử
của mình, giai cấp vô sản không những cần phải phát triển nhanh cả về số
lượng và chất lượng, mà còn phải có hệ tư tưởng cách mạng và khoa học.
Trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử đó, C.Mác và Ph. Ăngghen nhận
thấy hệ tư tưởng cũ không còn đáp ứng được yêu cầu của cách mạng, nó
đã trở nên lỗi thời, phong trào cách mạng lúc này đòi hỏi phải có một hệ
tư tưởng mới -hệ tư tưởng cách mạng trang bị cho giai cấp công nhân để
thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp. Tình hình phát triển lý luận ở
nước Đức lúc này trước một hiện thực phong trào công nhân đang chịu
ảnh hưởng tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp; triết học
của Hê-ghen, Phoi-ơ-bắc. Nhu cầu của phong trào cách mạng lúc này là:
đấu tranh nhằm gạt bỏ ảnh hưởng của các loại tư tưởng phản động, đồng
thời phải xây dựng một lý luận khoa học về xã hội.
Khi phê phán chủ nghĩa xã hội không tưởng, phải tiến hành lược bỏ
những tư tưởng sai lầm của các nhà triết học cũ, phải có một thế giới quan
duy vật biện chứng... Điều đó, đã thôi thúc C. Mác và Ph. Ăngghen tiến
hành một cuộc cách mạng về thế giới quan, giải phóng cho nhân dân thoát
khỏi ách nô lệ của tinh thần. Mặt khác, năm 1844 Phoi-ơ-bắc tự tuyên bố
là nhà cộng sản, vì thế các thế lực thù địch dấy lên phong trào chống chủ
nghĩa cộng sản, từ đó hai ông đã quyết định cùng nhau viết chung tác
phẩm: “Hệ tư tưởng Đức”. Đây là tác phẩm bút chiến, nhằm đấu tranh,
bảo vệ và phát triển lý luận, tư tưởng chủ nghĩa cộng sản. Thông qua việc,
các ông phê phán những học thuyết triết học ở Đức đương thời và các trào
lưu tư tưởng “chủ nghĩa xã hội chân chính”, đồng thời kế thừa những giá
trị tư tưởng của nhân loại, để trình bày thế giới quan mới của mình. Tác
phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, được viết vào tháng 11 năm 1845 và cơ bản
được hoàn thành vào tháng 4 năm 1846, nhưng đến năm 1932 tác phẩm
mới được xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Đức. Tác phẩm được in trong



3

bộ C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1995. tr. 15-793.
2. Kết cấu của tác phẩm
Tác phẩm: “Hệ tư tưởng Đức” được trình bày trong hai tập. Tập một
gồm Lời tựa và ba chương, tập hai gồm năm chương, nhưng hiện nay bản
thảo của chương II và chương III không tìm thấy,
Tập I: “Phê phán triết học Đức hiện đại qua các đại biểu của nó là Phoiơ-bắc, B.Bauơ, Stiếcnơ”
Lời tựa
Chương I: Phoi-ơ-bắc sự đối lập giữa quan điểm duy vật và quan điểm
duy tâm
Chương II: Thánh Bru-nô (biệt danh của Bau-ơ)
Chương III: Thánh Ma-xơ (biệt danh của Stiếc-nơ)
Tập II: “Phê phán chủ nghĩa xã hội Đức thông qua các nhà tiên tri khác
nhau của nó”
Chương I: Triết học của “chủ nghĩa xã hội chân chính”
Chương II và Chương III đến nay không tìm thấy
Chương IV: Thuật biên soạn lịch sử của “chủ nghĩa xã hội chân
chính”
Chương V: Lời tiên tri của “ chủ nghĩa xã hội chân chính”
Trong tác phẩm này, hai ông đã trình bày một cách tổng quát quan
điểm duy vật về lịch sử cũng như học thuyết về chủ nghĩa cộng sản, đồng thời
phê phán các quan điểm của Bau-ơ, Stiếc-nơ đã lợi dụng những hạn chế của
triết học của Hê-ghen và Phoi-ơ-bắc, quan điểm của các đại biểu của “chủ
nghĩa xã hội chân chính” như Dem-mích, Mát-tei, Grun và Cun man đã đem


4


kết hợp một cách khiên cưỡng giữa triết học Đức (chủ yếu là triết học Hêghen và triết học Phoi-ơ-bắc) với những học thuyết xã hội chủ nghĩa không
tưởng (chủ yếu là chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp), để truyền bá tư tưởng
của giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Trên cơ sở phê phán triết học Hê-ghen và
triết học Phoi-ơ-bắc, C. Mác và Ph. Ăngghen đã làm rõ được quan điểm triết
học của mình khác với quan điểm triết học của Hê-ghen và Phoi-ơ-bắc.
Như vậy, C. Mác và Ph. Ăng-ghen muốn chỉ ra rằng, triết học C. Mác và
Ph. Ăng-ghen cũng có tiền đề lý luận từ triết học của Hê-ghen và triết học của
Phoi-ơ-bắc, trong đó chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc đó là khâu trung gian
giữa triết học của Hêghen và triết học Mác.
3. Nội dung C.Mác và Ph.Ăng-ghen phê phán triết học Đức
C.Mác và Ph.Ăng-ghen trong giai đoạn này đã xây dựng, khởi thảo
những nguyên lý về chủ nghĩa duy vật lịch sử nhằm chống lại những quan
niệm sai trái của chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc, và chủ nghĩa duy tâm của
Hê-ghen. Ở xã hội Đức lúc này các nhà triết học như Bau-ơ, Stiếc-nơ đang lợi
dụng những tư tưởng triết học duy vật của Phoi-ơ-bắc và triết học của Hêghen để tuyên truyền vào giai cấp vô sản ở Đức, làm sai lệch những giá trị
đích thực của triết học cổ điển Đức “Những nguyên lý thay thế lẫn nhau,
những anh hùng tư tưởng đẩy nhau ngã với một tốc độ nhanh chưa từng thấy,
và chỉ trong ba năm từ 1842 đến 1845 ở Đức, người ta đã dọn sạch được
nhiều hơn trong ba thế kỷ trước kia”(1). Trước tình hình xã hội Đức lúc bấy
giờ những tư tưởng của chủ nghĩa duy tâm của Hê-ghen đang đầu độc giai cấp
công nhân và nhân dân lao động và cả dân tộc Đức, các luồng tư tưởng tranh
giành nhau ảnh hưởng của hệ tư tưởng của phái mình, lôi kéo lực lượng tham
gia “Những người làm nghề triết học từ trước đến nay vẫn sống bằng việc
khai thác tinh thần tuyệt đối, bây giờ lại lao vào những hỗn hợp mới đó”(2).
(1)
(2)

C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 3, tr 23
C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 3, tr 24



5

Với một xã hội mà giai cấp tư sản yếu hèn, giai cấp công nhân đang
hình thành và phát triển nhưng chưa có một hệ tư tưởng cách mạng dẫn
đường, họ chưa xác định được phương hướng tiến hành cuộc cách mạng, họ
thụ động không dám đứng lên làm cách mạng như ở Anh, Pháp, Hà Lan…
Trong khi đó họ biết xã hội Đức với một chế độ lạc hậu, kém phát triển, đời
sống nhân dân Đức nghèo khổ, cùng lúc đó ở các nước xung quanh thì đã tiến
hành cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng chủ nghĩa tư bản
“Trong sự hỗn độn khắp nơi đó, những cường quốc hùng mạnh đã xuất hiện
để rồi lại chìm nghỉm đi liền ngay đó, những anh hùng đã xuất hiện trong
khoảnh khắc để rồi lại bị những đối thủ táo bạo hơn và mạnh hơn quẳng vào
bóng tối”(3).
3.1. C.Mác và Ph.Ăng-ghen phê phán triết học Phoi-ơ-bắc
Khi nghiên cứu về vấn đề con người, Phoi-ơ-bắc đã dựa vào khái niệm
“con người cộng đồng” để tuyên bố mình là người cộng sản, con người theo
ông là sản phẩm của tự nhiên, là cái gương của vũ trụ, thông qua đó giới tự
nhiên ý thức và nhận thức chính bản thân mình. Bản chất con người là tổng
thể các khát vọng, khả năng, nhu cầu, ham muốn. Ông khẳng định sự thống
nhất hữu cơ giữa con người và giới tự nhiên, là điều kiện sống, môi trường,
hoàn cảnh tác động đến tư duy và ý thức con người. Đến khi xem xét con
người trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể thì quan điểm của Phoi-ơ-bắc trở thành
duy tâm về lịch sử “Khi Phoi-ơ-bắc là nhà duy vật thì ông không bao giờ đề
cập đến lịch sử; còn khi ông xem xét đến lịch sử thì ông không phải là nhà
duy vật. Ở Phoi-ơ-bắc, lịch sử và chủ nghĩa duy vật hoàn toàn tách rời nhau,
điều này đã được nói rõ”(4).
C.Mác và Ph.Ăng ghen đã chỉ ra hạn chế cơ bản của Phoi- ơ -bắc trong
vấn đề con người là ông chỉ nói đến “ con người trừu tượng” mà không nói

(3)
(4)

C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 3, tr 23
C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 3, tr 264


6

đến con người lịch sử. Tuy nhiên cả C.Mác và Ph.Ăng ghen cũng chỉ rõ quan
điểm về con người của Phoi-ơ-bắc có nhiều điểm hợp lý nhất định so với các
nhà triết học đương thời, đó là ông xem con người và xã hội loài người là sản
phẩm của tự nhiên, đề cao tính cá thể con người. Điều này thể hiện nguyện
vọng của giai cấp tư sản Đức tiến bộ thời đó muốn đấu tranh đòi giải phóng
nhân cách cá nhân con người khỏi mọi hệ thống giáo lý, giáo luật của xã hội
hà khắc của nước Đức phong kiến quí tộc. Tuy nhiên, hạn chế của Phoi-ơ-bắc
ở chỗ, ông không nhận thấy bản chất xã hội của con người, cũng như vai trò
của hoạt động thực tiễn con người trong nhận thức và cải tạo thế giới. Con
người trong quan niệm của ông là con người phi lịch sử, phi giai cấp, con
người trừu tượng. Trên cơ sở phân tích quan niệm con người của Phoi-ơ-bắc
khi đưa vào xem xét xã hội ở Đức thì ông cho đó là “người cộng sản” danh từ
này để chỉ thế giới hiện nay “Toàn bộ suy diễn của Phoi-ơ-bắc về vấn đề
quan hệ giữa người với người chỉ nhằm chứng minh rằng người ta cần lẫn
nhau và bao giờ cũng vẫn như vậy. Ông muốn xác lập ý thức về sự việc đó,
vậy là như các nhà lý luận khác, ông chỉ muốn gây ra một ý thức đúng đắn về
môt sự việc hiện có, trong khi điều quan trọng đối với một người cộng sản
thật sự là lật đổ cái hiện có ấy”(5)
Khác với quan điểm con người của Phoi-ơ-bắc, anh em nhà Bau-ơ đã
đem quan niệm con người của Phoi-ơ-bắc thay vào đó bằng con người cộng
sản và chống lại quan điểm của Mác-xít về con người. Trước tình hình đó C.

Mác và Ph. Ăng-ghen đã chống lại các quan điểm về con người của anh em
nhà Bau-ơ để bảo vệ quan điểm của mình “Nhưng điều đáng chú ý là thánh
Bru-nô và thánh Ma-xơ lập tức đem quan điểm của Phoi-ơ-bắc về người cộng
sản thay cho người cộng sản thực sự và họ đã làm một phần như vậy để có
thể đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản coi là tinh thần của tinh thần, là một
phạm trù triết học, là một đối thủ ngang hàng với mình, còn thánh Brunô thì
(5)

C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 3, tr 60


7

làm thế lại còn vì những lợi ích thực dụng nữa”(6) Thật ra, đối với nhà duy vật
thực tiễn thì tất cả vấn đề là ở chỗ cách mạng hoá thế giới, thay đổi thực tiễn
trạng thái sự vật, nhìn sự vật hiện tượng một cách cụ thể. Đó là những quan
điểm không bao giờ vượt xa hơn những điều trực giác rời rạc và ảnh hưởng
đến thế giới quan khi nhìn nhận xem xét thế giới hiện thực. Quan niệm của
Phoi-ơ-bắc về thế giới cảm giác chỉ được giới hạn ở chỗ chỉ ngắm nhìn thế
giới đó ở cảm giác đơn thuần với một kiểu con người với tính cách là con
người chứ không phải con người của lịch sử, hiện thực. Trong trường hợp khi
nhìn nhận thế giới bằng cảm giác thì Phoi-ơ-bắc vấp phải những sự vật mâu
thuẫn với ý thức và tình cảm của ông, làm tan vỡ sự hài hoà của cái tổng thể
thế giới và nhất là giữa tự nhiên với con người. Để khắc phục cái hạn chế đó
thì Phoi-ơ-bắc đã sử dụng tính hai mặt trong triết học, đó là phân biệt cái nhìn
thấy được và cái nhìn của triết học, có nghĩa là thấy được bản chất của sự vật
hiện tượng. C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã phê phán tính hai mặt trong cách nhìn
về con người của Phoi-ơ-bắc “Ông không thấy rằng thế giới cảm giác được
bao quanh ông không phải là một sự vật đã tồn tại trực tiếp từ ngàn xưa và
luôn luôn giống bản thân nó, mà lại là sản phẩm của công nghiệp và của

trạng thái xã hội, và hơn nữa với cái nghĩa là đó là một sản phẩm lịch sử,
một kết quả hoạt động của cả một loạt thế hệ sau đứng lên vai thế hệ trước,
tiếp tục phát triển công nghiệp và phương thức giao tiếp của mình và cải biến
chế độ xã hội của mình tuỳ theo sự biến đổi những nhu cầu của mình”(7).
Thế giới cảm giác được Phoi-ơ-bắc được đề cập trong triết học của ông
chỉ là thế giới có sẵn, tồn tại hàng ngàn năm qua, mà còn là thế giới như kết
quả công nghiệp và của trạng thái xã hội. Chủ nghĩa duy vật tự nhiên ấy chưa
lột tả được hoạt động thực tiễn, hoạt động có tính cải tạo con người. Sự ngắm
nhìn thế giới như cái có sẵn ấy cũng trái với quan điểm phát triển, tức là quan
điểm biện chứng về thế giới. Hơn nữa, trong quan niệm của Phoi-ơ-bắc xem
(6)
(7)

C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 3, tr 60
C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 3, tr 62


8

xét những sự vật đúng y như chúng đang tồn tại trong thực tế và đang diễn ra
trong thực tế thì bất cứ vấn đề triết học sâu sắc nào cũng chỉ đơn giản biến
thành một sự kiện kinh nghiệm.
Mặc khác, cách tiếp cận ngắm nhìn tự nhiên trong dạng thuần khiết của
nó, chứ không phải trong quá trình vận động, biến đổi, trong quá trình giới tự
nhiên thể hiện mình như cơ sở tự nhiên của sự tồn tại và hoạt động của con
người, đã khiến cho Phoi-ơ-bắc chưa vượt qua khỏi tự nhiên khi xem xét con
người trong lịch sử “Phoi-ơ-bắc đặt biện nói đến trực quan của khoa học tự
nhiên, ông nhắc tới những điều bí mật mà chỉ có con mắt của nhà vật lý học
và nhà hoá học mới nhìn thấy được; nhưng nếu không có công nghiệp và
thương nghiệp thì khoa học tự nhiên sẽ ra sao?”(8). Phoi-ơ-bắc cố gắng khắc

phục chủ nghĩa giáo điều qua hình ảnh con người hiện thực, cụ thể, bằng
xương, bằng thịt, biết tư duy, xúc cảm nhưng ông không xem xét con người
trong mối quan hệ xã hội nhất định của họ, trong những điều kiện sinh hoạt
hiện có của họ, trong những điều kiện làm cho họ trở thành những con người
đúng nghĩa.
Ở chủ nghĩa duy vật Phoi-ơ-bắc, như ta thấy, ý thức con người được
xem xét chủ yếu như sự phản ánh giới tự nhiên. Nội dung xã hội của phản ánh
hầu như không được đề cập, hoặc đề cập khá mờ nhạt. Thiếu quan điểm thực
tiễn chính là do thiếu cách hiểu nhất quán về tồn tại xã hội. “Hơn nữa cái giới
tự nhiên có trước lịch sử loài người ấy lại không phải là giới tự nhiên trong
đó Phoi-ơ-bắc đang sống; ngày nay giới tự nhiên ấy không còn tồn tại ở đâu
cả, có lẽ chỉ trừ ở mấy hòn đảo san hô mới hình thành ở Ô-xtơ-rây-li-a, như
vậy nó cũng không tồn tại cả đối với Phoi-ơ-bắc”(9).
Phoi-ơ-bắc đã chứng minh rằng thế giới là vật chất, giới tự nhiên không
do ai sáng tạo ra, nó tồn tại độc lập với ý thức của con người. Do đó, cơ sở
(8)
(9)

C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 3, tr 63
C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 3, tr 64


9

tồn tại của giới tự nhiên nằm ngay trong lòng tự nhiên. Chống lại hệ thống
duy tâm của triết học Hê-ghen, đó là, Hê-ghen coi giới tự nhiên là sự tồn tại
khác của tinh thần, Phoi-ơ-bắc chỉ ra rằng triết học mới này phải có tính chất
nhân bản, phải kết hợp với khoa học tự nhiên. Triết học nhân bản của Phoi-ơbắc xoá bỏ sự tách rời giữa tinh thần và thể xác do triết học duy tâm và triết
học nhị nguyên tạo ra.
Mặt tích cực trong triết học nhân bản Phoi-ơ-bắc còn thể hiện ở chỗ

ông đấu tranh chống các quan niệm tôn giáo, đặc biệt là thượng đế và ông
khẳng định: chính con người sáng tạo ra thượng đế, bản chất tự nhiên của con
người là muốn hướng tới cái chân, cái thiện, hướng đến cái đẹp của con người
nhưng trong thực tế những cái đó con người chưa đạt được mà chỉ là ước mơ.
Mặt hạn chế của triết học Phoi-ơ-bắc là đứng trên lập trường của chủ
nghĩa tự nhiên để xem xét mọi hiện tượng thuộc về con người và xã hội. Con
người trong quan niệm của Phoi-ơ-bắc là con người trừu tượng , phi xã hội,
mang những thuộc tính bẩm sinh. Công lao của Phoi-ơ-bắc còn ở chỗ là đấu
tranh chống chủ nghĩa duy vật tầm thường, ông đã phê phán kịch liệt những
người theo chủ nghĩa hoài nghi và thuyết không thể biết. Trong khi phát triển
lý luận nhận thức duy vật , Phoi-ơ-bắc đã dựa vào thực tiễn, hiểu được thực
tiễn là tổng hợp những yêu cầu của con người về tinh thần và thực tiễn là cơ
sở của nhận thức cảm tính và lý tính. C. Mác và Ph. Ăng-ghen phê phán Phoiơ-bắc nhưng các ông cũng đã thấy công lao to lớn của Phoi-ơ-bắc là đấu
tranh chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Phoi-ơ-bắc đã chỉ ra mối liên hệ
giữa chủ nghĩa duy tâm với tôn giáo, chỉ ra sự cần thiết phải đấu tranh loại bỏ
tôn giáo hữu thần, coi đó là sự tha hoá bản chất của con người. Đây là những
cống hiến to lớn đối với triết học nhân loại, góp phần làm cơ sở cho C. Mác và
Ph. Ăng-ghen sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử.


10

3.2. C.Mác và Ph.Ăng-ghen phê phán triết học của Hê-ghen
Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cũng đã
phê phán một cách sâu sắc những quan điểm duy tâm chủ nghĩa của phái “Hêghen trẻ” trong phần mở đầu tác phẩm Hệ tư tưởng Đức C. Mác và Ph.Ăng
ghen đã vạch ra thực chất của cái gọi là sự cải biến cách mạng của phái Hêghen trẻ đối với hệ thống Hê-ghen. Các đại diện của phái Hê-ghen trẻ, tự
xưng là “những nhà triết học cách mạng Đức hiện đại” với những lời lẽ khoa
trương về khát vọng giải thoát chủ nghĩa giáo điều, trên thực tế chỉ là “trò bịp
bợm triết học”. Hầu như đại diện của phái Hê-ghen trẻ cũng điều tự nhận

mình đã vượt qua Hê-ghen, tuy nhiên C. Mác và Ph. Ăng-ghen nhận thấy,
người ta chỉ nhào nặn lại các phạm trù của Hê-ghen, gọi chúng bằng cái tên
có vẻ trần tục hơn “cuộc luận chiến của họ chống lại Hê-ghen và chống lại
nhau chỉ đóng khung ở chỗ mỗi người trong bọn họ tách riêng một mặt nào
đó của hệ thống Hê-ghen và đem mặt đó chống lại toàn bộ hệ thống cũng như
chống lại những mặt do người khác tách riêng ra”(10)
Phái Hê-ghen trẻ không đủ dũng khí làm cách mạng trong lĩnh vực
thực tiễn nên họ chỉ nói bóng gió về tính tất yếu của sự phát triển. Sự khác
nhau cơ bản giữa phái Hê-ghen trẻ và Hê-ghen là duy lý hoá niềm tin, thần bí
hoá nhà nước, xác định lịch sử tôn giáo như sự vận động của ý thức; còn phái
Hê-ghen trẻ thì phê phán tôn giáo.
Tính chất của những nhà triết học duy tâm với phương pháp tư biện,
phương pháp suy diễn theo lập trường duy tâm nhưng thực chất là lập lại toàn
bộ phép biện chứng duy tâm khách quan của Hê-ghen mà chúng ta nói đó là
phép biện chứng lộn ngược, đối với phái Hê-ghen trẻ cũng lặp lại của Hêghen mà thôi và chỉ gọi cái tên khác đi nhưng bản chất vấn đề thì không thay

(10)

C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 3, tr 26


11

đổi “chúng ta thấy kiểu lập luận bắt chước một cách trung thành phương
pháp tư biện, theo đó con sinh ra cha, cái có sau ảnh hưởng cái có trước”(11).
Để thay đổi xã hội Đức phái Hê-ghen trẻ đã tuyên truyền tư tưởng của
phái mình nhằm gây ảnh hưởng đến quần chúng nhằm làm cuộc cách mạng
thay đổi nước Đức nhưng thực tế những tư tưởng họ đưa ra chỉ là sự sao chép
tư tưởng triết học của Hê-ghen, họ đã lặp lại tính hai mặt trong triết học của
Hê-ghen, muốn làm cách mạng nhưng sợ đấu tranh, sợ mất lợi ích đang có

“Những con buôn tư tưởng kiêu kỳ và khoác lác ấy tưởng rằng họ đứng rất
cao vượt lên trên mọi thành kiến dân tộc, nhưng trong thực tế họ còn mang
tính dân tộc hẹp hòi nặng hơn cả những tên phi-li-xtanh trong các quán bia
đang mơ tưởng đến sự thống nhất nước Đức”(12)
Phái Hê-ghen trẻ phê phán triết học Hê-ghen bằng cách thay thế những
quan niệm tôn giáo hoặc tuyên bố mọi cái đều có tinh thần học và như vậy thì
dẫn đến cho mọi người tin tưởng, nhất trí rằng tôn giáo là cái phổ biến thống
trị thế giới hiện có và cho đó là sự phợp pháp của xã hội Đức lúc bấy giờ
“phái Hê-ghen trẻ chỉ cần tiến hành đấu tranh chống lại những ảo tưởng đó
của ý thức mà thôi. Vì theo họ tưởng tượng, những quan hệ của con người,
tất cả mọi hành động và cử chỉ của con người, mọi xiềng xích và giới hạn đối
với con người đều là sản phẩm của ý thức của họ”(13). Trước những diễn biến
xã hội Đức C. Mác và Ph. Ăng-ghen cần vạch rõ thủ đoạn lừa bịp, mị dân của
phái Hê-ghen trẻ, giúp cho nhân dân Đức và những tầng lớp tiến bộ thấy rõ bộ
mặt thật của họ “Muốn đánh giá đúng toàn bộ cái trò bịp bợm triết học đó, nó
thậm chí làm thức tỉnh trong lòng người thị dân Đức trung thực một tình cảm
dân tộc dễ chịu, muốn nêu rõ tính nhỏ nhen, tính thiển cận địa phương của
toàn bộ phong trào của Phái Hê-ghen trẻ đó, và đặc biệt muốn vạch rõ sự
trái ngược vừa bi đát vừa buồn cười giữa những chiến công hiện thực của vị
C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 3, tr 192
C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 3, tr 59
(13) C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 3, tr 27
(11)

(12)


12

anh hùng đó, với những ảo tưởng của họ về chính những chiến công ấy thì

cần phải xem xét tất cả sự ầm ĩ đó theo một quan điểm ở bên ngoài nước
Đức”(14).
Trong triết học Hê-ghen nền tảng thế giới quan của ông là tinh thần
tuyệt đối, ông coi đó như là đấng tối cao sáng tạo ra thế giới tự nhiên và con
người. Mọi sự vật hiện tượng xung quanh ta, từ những sự vật tự nhiên cho đến
những sản phẩm hoạt động của con người, chỉ là hiện thực của tinh thần tuyệt
đối được hiểu như là thực thể sinh ra mọi cái trên thế gian. Con người là sản
phẩm, và cũng là giai đoạn phát triển cao nhất của tinh thần tuyệt đối. Hoạt
động nhận thức và cải tạo thế giới của con người chính là công cụ để tinh thần
tuyệt đối nhận thức chính bản thân mình. Hê-ghen cho rằng khái niệm là dạng
nhận thức cao nhất của con người, khái niệm là bản chất đích thực của sự vật
và ông đã đề cao vai trò tư duy lôgíc khái niệm; khái niệm là hình thức thể
hiện cao nhất của cái tuyệt đối của Hê-ghen.
Phái Hê-ghen trẻ đã phê phán triết học của Hê-ghen, nhất là lôgíc học
của ông, bằng cách họ thay thế mọi cái bằng những quan niệm tôn giáo hoặc
họ tuyên bố mang tính thần học, họ cho rằng những quan niệm, ý niệm, khái
niệm nói chung là những sản phẩm của ý thức họ gán cho là có một sự tồn tại
độc lập, đều là xiềng xích đối với con người. Kết quả duy nhất mà sự phê
phán triết học mà phái Hê-ghen trẻ phê phán là thuyết minh về mặt lịch sử tôn
giáo và rất phiến diện, tất cả vấn đề họ phê phán chỉ là sự tô điểm cho tham
vọng để tuyên truyền tư tưởng của họ mà thội.
Triết học Hê-ghen coi sự phát triển như một quá trình vận động liên tục
theo quy luật phủ định của phủ định, Hê-ghen coi một trong những nguyên
tắc xây dựng hệ thống triết học của mình nhằm thể hiện quá trình phát triển
của tinh thần tuyệt đối là tam đoạn thức, trong đó giữa các yếu tố điều có mối
liên hệ hữu cơ, chuyễn hoá lẫn nhau. Còn phái Hê-ghen trẻ thì cho rằng sự
(14)

C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 3, tr 24-25



13

phát triển là sự thay thế lẫn nhau một cách đơn thuần. C. Mác và Ph. Ăngghen đã phê phán tư tưởng này và chỉ ra sự phát triển xuất phát từ sự phân
công lao động và sự phát triển của lực lượng sản xuất “Những giai đoạn phát
triển khác nhau của sự phân công lao động cũng đồng thời là những hình
thức khác nhau của sở hữu, nghĩa là mỗi giai đoạn của phân công lao động
cũng quy định những quan hệ giữa cá nhân với nhau, tuỳ theo quan hệ của họ
với tư liệu lao động, công cụ lao động và sản phẩm lao động”(15)
Con người là chủ thể, đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động của
mình. Tư duy và trí tuệ con người hình thành và phát triển trong chừng mực
con người nhận thức và cải tạo thế giới, biến tự nhiên từ cái đối lập với mình
thành cái của mình và bằng cách đó làm chủ tự nhiên. đây là quá trình liên
tục. Vì vậy chân lý là sự thống nhất giữa tinh thần và vật chất, hoạt động của
con người càng phát triển bao nhiêu, thì sự thống nhất giữa tinh thần và vật
chất càng gắn bó hữu cơ bấy nhiêu. C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã khẳng định
“Chúng ta đã thấy sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, và về sau-sự đối
lập giữa những quốc gia đại biểu cho lợi ích của nông thôn; và ngay bên
trong các thành thị, chúng ta thấy có sự đối lập giữa công nghiệp và thương
nghiệp hàng hải. Những quan hệ giai cấp giữa công dân và nô lệ đã phát
triển hoàn toàn”(16)
Quan niệm của Hê-ghen về bản chất của triết học và lịch sử triết học
ông cho rằng tinh thần tuyệt đối là thực thể và bản chất của toàn bộ thế giới,
trong đó con người và xã hội là giai đoạn phát triển cao nhất, còn triết học là
hình thức hình thức thể hiện cao nhất của hình thức tinh thần tuyệt đối. Theo
C. Mác và Ph. Ăng-ghen thì tinh thần tuyệt đối của Hê-ghen là ý thức xã hội,
nhưng đã bị ông thần thánh hoá, coi là bản chất của thế giới hiện thực. Ở đây
Hê-ghen đã hiểu sự phát triển của tư tưởng nhân loại là một tiến trình thống
nhất mang tính kế thừa mà triết học là sự thể hiện toàn bộ tiến trình đó. Cho
(15)

(16)

C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 3, tr 31
C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 3, tr 32


14

nên, mỗi học thuyết triết học thể hiện một giai đoạn phát triển nhất định của
lịch sử tư tưởng nhân loại. Từ quan điểm của Hê-ghen về triết học và lịch sử
triết học phái Hê-ghen trẻ đã lợi dụng để xuyên tạc quan điểm này nhằm đề
cao vai trò thống trị xã hội của triết học, thấy được sự tư biện của phái Hêghen trẻ, C. Mác và Ph. Ăng-ghen viết: “Chính Hê-ghen, trong phần cuối của
cuốn Triết học lịch sử đã thú nhận rằng ông xem sự vận động đi lên chỉ riêng
của khái niệm mà thôi, và trong lịch sử, ông đã trình bày thần luận chân
chính. Thế là bây giờ, người ta lại có thể quay trở về với những người sản
xuất ra khái niệm, với những nhà lý luận, nhà tư tưởng, nhà triết học, để đi
đến kết luận rằng những nhà triết học, nhà tư tưởng với tư cách như vậy, xưa
nay vẫn thống trị lịch sử”(17). Sự thống nhất giữa triết học và lịch sử là sự
thống nhất giữa tính lôgíc và tính lịch sử. Chính sự phát triển tư duy được thể
hiện trong lịch sử triết học, được thể hiện trong cả bản thân triết học. Sự khái
quát của Hê-ghen về vấn đề trên sau này dược C. Mác và Ph. Ăng-ghen tiếp
thu và phát triển lên tầm cao mới.
Tóm lại, trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã
giải quyết nhiều vấn đề đặt ra trong thực tiễn và đã khẳng định sự đúng đắn
của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. đứng trên lập trường giai
cấp công nhân. C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã giúp cho giai cấp công nhân nhận
thức về con đường, biện pháp đấu tranh giải phóng cho giai cấp mình.
4. Ý nghĩa của tác phẩm trong cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý
luận hiện nay
Nghiên cứu tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” không những cho chúng ta thấy sự

ra đời của triết học Mác thực sự là cuộc cách mạng trong lĩnh vực triết học, mà
con cung cấp cho mỗi người cơ sở lý luận để hình thành thế giới quan duy vật
mác-xít và phương pháp luận khoa học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Và
có cơ sở khoa học để khẳng định rằng, ngày nay chủ nghĩa Mác- Lênin là nền tảng
(17)

C. Mác và Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 3, tr70


15

tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của giai cấp công nhân và của Đảng cộng
sản. Hệ tư tưởng Đức là một trong những tác phẩm mà C. Mác và Ph. Ăng-ghen
đã trình bày một cách có hệ thống. Các ông đánh giá có phê phán phương pháp
biện chứng của Hê-ghen mà đặc biệt là chủ nghĩa duy vật trong triết học của Phoiơ-bắc. C. Mác và Ph. Ăng-ghen chứng minh rằng: cả phép biện chứng duy tâm
của Hê-ghen cũng như chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoi-ơ-bắc đều có hạt
nhân hợp lý, quan trọng là chúng ta biết khai thác yếu tố hợp lý đó một cách khoa
học.
C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã giải đáp được các vấn đề mà trước đó nhân loại
chưa giải đáp được hoặc giải đáp chưa triệt để. Đồng thời các ông tiếp tục nghiên
cứu, bổ sung, hoàn thiện, phát triển đến đỉnh cao, hoàn bị cả về lý luận và thực
tiễn của đời sống xã hội. Hệ thống lý luận đó thống nhất thế giới quan và phương
pháp luận, cách mạng và khoa học, lý luận và thực tiễn, nhận thức thế giới và cải
tạo thế giới. Mặt khác, với phát kiến ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, một thành quả vĩ
đại, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã trở thành nhà tư tưởng vĩ đại, các ông đã đưa triết
học của mình trở thành thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, là chìa
khoá để khám phá, lịch sử xã hội, với quan điểm nhất nguyên duy vật các ông
khẳng định sản xuất vật chất là nền tảng của đời sống xã hội; xã hội loài người trải
qua các hình thái kinh tế-xã hội từ thấp đến cao là một quá trình lịch sử tự nhiên;
xã hội bóc lột tồn tại dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất; trong xã hội có

giai cấp, đấu tranh giai cấp là nguồn gốc động lực trực tiếp thúc đẩy các xã hội có
giai cấp phát triển...đó là những kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học
nghiêm túc, sự cần cù sáng tạo và thiên tài của C. Mác và Ph. Ăng-ghen.
Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức Ph. Ăng-ghen đã góp phần cống hiến vô
giá vào việc đưa chủ nghĩa Mác thâm nhập vào phong trào công nhân quốc tế.
Tác phẩm đã góp phần quyết định vào việc trang bị cho giai cấp công nhân ý
thức rằng: thế giới quan khoa học và đảng cách mạng của giai cấp là một thể
thống nhất không thể tách rời. Tác phẩm là cơ sở lý luận cho cuộc đấu tranh


16

của giai cấp công nhân chống lại triết học tư sản. Từ đây giai cấp vô sản có một
học thuyết cách mạng và khoa học, trở thành hệ tư tưởng vô sản, đưa cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân từ tự phát lên tự giác. Tác phẩm cho chúng ta thấy
đặc trưng nổi bật thể hiện sự sáng tạo, đó cũng là đặc trưng của triết học Mác.
C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã công phu trình bày tác phẩm trên cơ sở đấu tranh
có phê phán các nhà triết học trước đó và là kết quả lao động sáng tạo không
mệt mỏi của các ông.
Học thuyết triết học của C. Mác và Ph. Ăng-ghen là một học thuyết chân
chính và khoa học nó gắn với thực tiễn sinh động của phong trào công nhân. Qua
tác phẩm này chúng ta cũng thấy rằng triết học Mác là học thuyết phản ánh thế
giới vật chất luôn luôn vận động phát triển. Triết học Mác luôn là hệ thống mở và
được bổ sung hoàn thiện, coi triết học của các ông chỉ là kim chỉ nam cho nhận
thức và hành động, cần phải vận dụng một cách sáng tạo trong những điều kiện
hoàn cảnh cụ thể.
Có thể nói tác phẩm Hệ tư tưởng Đức đây được coi là tác phẩm thể hiện xuất
sắc nhất tính đảng, với tinh thần bút chiến của C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Lần đầu
tiên trong lịch sử, các ông đã công khai tính Đảng của triết học, một hệ thống triết
học mang tính triệt để khi nó đứng hẳn trên lập trường chủ nghĩa duy vật. C. Mác

và Ph. Ăng-ghen biến triết học của mình thành vũ khí tinh thần của giai cấp vô
sản. Sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học trong triết học Mác là sự thống
nhất hữu cơ với nhau. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận của chủ nghĩa Mác
với phong trào công nhân đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong trào từ
trình độ tự phát lên tự giác, một điều kiện tiên quyết để giai cấp công nhân thực
hiện được sứ mệnh lịch sử vĩ đại của mình.
Những kết quả lý luận đã đạt được trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức là cơ sở
khoa học để C.Mác và Ph.Ăng ghen làm sáng tỏ mọi vấn đề cho chính bản thân
mình trên lập trường chủ nghĩa duy vật, đã thanh toán “ xong món nợ tinh thần ”


17

với hệ tư tưởng Đức và các ông vững tin rằng, học thuyết cách mạng của mình
đang hình thành đã có cơ sở khoa học và thực tiễn, sẽ đi vào phong trào vô sản
như là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh giai cấp.
Giá trị to lớn của các tư tưởng, các nguyên lý, các kết luận của C.Mác và
PhĂng ghen trình bày trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức đã ảnh hưởng sâu rộng
trong đời sống xã hội hiện thực lúc bấy giờ, thức tỉnh một bộ phận đông đảo nhân
dân trong các tầng lớp, giai cấp ở các nước tư bản lúc bấy giờ thoát khỏi sự ảnh
hưởng của hệ tư tưởng tư sản, tiểu tư sản; xác lập và cũng cố vững chắc hệ tư
tưởng vô sản trong cuộc đấu tranh với kẻ thù trên lĩnh vực ý thức hệ, từ đó xây
dựng thế giới quan khoa học trong xem xét và giải quyết những đòi hỏi của hiện
thực lý luận và thực tiễn đang đặt ra. Đồng thời đây là những cơ sở lý luận để
C.Mác và Ph.Ăng ghen tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn những quan điểm tư
tưởng lý luận của mình trong các tác phẩm tiếp theo như Sự khốn cùng của triết
học do C.Mác viết năm 1847 và Tuyên ngôn của Đảng cộng sản do C.Mác và Ph.
Ăng ghen viết chung, xuất bản năm 1848.
Nghiên cứu tác phẩm Hệ tư tưởng Đức của C.Mác và Ph.Ăng ghen và làm rõ
nội dung sự phê phán triết học Đức của các ông, đã giúp cho bản thân có một thái

độ khách quan trong việc đấu tranh chống lại các tư tưởng, quan điểm sai trái hiện
nay của các thế lực thù địch đòi đồng nhất, thay đổi, và đi đến phủ nhận hệ tưởng
của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung, triết học Mác – Lênin nói riêng. Đồng thời
là cơ sở khoa học để bản thân giữ vững và tăng cường lập trường giai cấp công
nhân, cũng cố niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong quá trình định
hướng phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.



×