Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tiểu luận triết học C mác và ph ăng ghen trình bày những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử từ 1844 đến 1848

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.43 KB, 33 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TRIẾT HỌC


BÀI TIỂU LUẬN MÔN:

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

HÀ HNỘI,
tháng
6/2011
À NỘI
– 2011


Đề tài: C.Mác và Ph.Ăng-ghen trình bày những nguyên
lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử từ 1844 đến 1848.

Sinh viên thực hiện: TRẦN DIỆU THƯƠNG
Lớp: TRIẾT HỌC K29



NỘI – 2011

2


MỤC LỤC

3




LỜI MỞ ĐẦU
Các Mác (1818 – 1883) và Phri-đơ-rich Ăng-ghen (1820 – 1895) là
hai nhà triết học có cơng sáng lập triết học Mác – Lê-nin, triết học Mác cũng
như toàn bộ chủ nghĩa Mác – Lê-nin ra đời như một tất yếu của lịch sử, nó là hệ
tư tưởng khoa học và cách mạng nhất của lồi người, khơng chỉ có ý nghĩa
trong lý luận mà cịn có ý nghĩa trong đời sống và thực tiễn, nhất là trong thực
tiễn cách mạng của giai cấp công nhân và nhiệm vụ giải phóng các dân tộc bị
áp bức trên tồn thế giới. Và không một ai trong số những người có tinh thần
khoa học trung thực lại khơng thừa nhận ý nghĩa lịch sử của triết học Mác đối
với lịch sử triết học và lịch sử phát triển của nhân loại.
Tôi vô cùng tự hào khi được là một trong những người sinh ra trong thời
đại mới và được tiếp thu những tri thức tinh hoa nhất của nhân loại, đặc biệt là
hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Nhiệm vụ của một sinh viên chuyên
ngành triết Mác như tơi đó là phải học tập và rèn luyện thật tốt nhằm nâng cao
trình độ năng lực tư duy lý luận trên cơ sở nắm vững những nguyên lý của của
triết học Mác – Lê-nin, để trở thành hạt nhân vững chắc góp phần xây dựng và
bảo vệ chủ nghĩa xã hội trong tương lai. Để làm được điều đó, tơi thấy cần thiết
phải nghiên cứu một cách sâu sắc lịch sử triết học và đặc biệt là quá trình hình
thành và phát triển của triết học Mác – Lê-nin nói riêng và tồn bộ chủ nghĩa
Mác – Lê-nin nói chung, nắm vững những tư tưởng và sự chuyển đổi mang tính
cách mạng trong triết học do Mác, Ăng-ghen và Lê-nin thực hiện.
Quá trình hình thành và phát triển của triết học Mác được chia làm nhiều
giai đoạn cụ thể khác nhau, tuy nhiên phạm vi bài tiểu luận này có hạn nên tơi
sẽ trình bày những vấn đề cơ bản nhất, những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa
duy vật lịch sử mà Các Mác và Phri-đơ-rich Ăng-ghen đã trình bày trong giai
đoạn đề xuất những nguyên lý triết học từ năm 1844 đến năm 1848.

4



Phần 1
SƠ LƯỢC VỀ C.MÁC, PH.ĂNG-GHEN VÀ BƯỚC CHUYỂN
BIẾN TỪ CNDT SANG CNDV, TỪ LẬP TRƯỜNG DÂN CHỦ
CÁCH MẠNG SANG LẬP TRƯỜNG CNCS
I. Sơ lược về Các Mác:

Các Mác (5/5/1818 – 14/3/1883) sinh trưởng trong một
gia đình trí thức tại thành phố Tơ-re-vơ, tỉnh Ranh, nước Đức. Bố của ông là
luật sư Hen-ri Mác, là người có tư tưởng cấp tiến, đã đánh giá cao phái khai
sáng Pháp thế kỷ XVIII và chế độ dân chủ tư sản đã được xác lập ở Pháp,
nhưng hồn tồn khơng có khuynh hướng cách mạng tư sản. Hen-ri Mác là
người có ảnh hưởng lớn đến việc học tập và phấn đấu của Mác. Những ảnh
hưởng tốt của giáo dục gia đình, nhà trường và quan hệ xã hội khác đã làm hình
thành và phát triển ở Mác tinh thần nhân đạo và xu hướng yêu tự do. Phẩm chất
đạo đức – tinh thần cao đẹp đó khơng ngừng được bồi dưỡng và trở thành định
hướng đưa Mác tới chủ nghĩa dân chủ cách mạng và quan điểm vô thần.
Năm 1835, C.Mác vào học luật tại trường đại học Bon và qua một năm
chuyển sang học ở trường đại học Béc-lin. Tại đây, ông say mê nghiên cứu lịch
sử và triết học. Với những tư chất và sự say mê của bản thân, năm 1841 C.Mác
bảo vệ thành công luận án tiến sĩ triết học với đề tài “Sự khác nhau giữa triết
học tự nhiên của Đê-mô-crit và triết học tự nhiên của Ê-pi-quya”. Mặc dù trong
tác phẩm này Mác vẫn đứng trên lập trường duy tâm của Hê-ghen, song ông đã
coi nhiệm vụ của triết học là phải phục vụ cuộc đấu tranh cho sự nghiệp giải
5


phóng con người, phá bỏ hiện thực lỗi thời theo tinh thần cách mạng của phép
biện chứng. C.Mác viết trong luận án của mình: “Giống như Promete – sau khi

đã đánh cắp lửa từ trên trời xuống, đã bắt đầu xây dựng nhà cửa và cư trú trên
trái đất, triết học cũng vậy, sau khi bao quát được toàn bộ thế giới, nó nổi dậy
chống lại thế giới các hiện tượng”. Như vậy lúc này trong tư tưởng của C.Mác
có sự mâu thuẫn về thế giới quan giữa chủ nghĩa duy tâm triết học với tinh thần
dân chủ cách mạng và vơ thần.
C.Mác đã đính hơn với Jenni vào năm 1836, nhưng do hoàn cảnh xuất
thân, xét về mặt giai cấp giữa hai người có sự khác nhau nên hơn nhân chưa thể
diễn ra. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ C.Mác muốn có địa vị tương
xứng với Jenni, ơng có ý đinh trở thành giáo sư đại học, nhưng do hoàn cảnh xã
hội nước Đức lúc đó rất hỗn loạn với nền lý luận phản động, nhận thức được ý
chí cách mạng của ơng khơng tương thích với cơng việc giảng dạy ở đại học
Bon nên C.Mác đã từ chối và trực tiếp tham gia đấu tranh chính trị.
Vào năm 1842, C.Mác trở thành biên tập viên của tờ báo “Sông Ranh” –
một tờ báo mang tinh thần dân chủ cách mạng. Trong thời gian hoạt động ở báo
này, Mác vẫn đứng trên lập trường chủ nghĩa duy tâm triết học, sau đó Mác đã
chuyển từ lập trường duy tâm sang lập trường duy vật, từ lập trường dân chủ
cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa và sáng lập một thế giới quan
mới.
Từ năm 1844 trở đi, C.Mác tiếp tục tham gia hoạt động lý luận và các
phong trào đấu tranh của giai cấp cơng nhân, cùng với Ph.Ăng-ghen ơng khơng
ngừng hồn thiện học thuyết khoa học và cách mạng của mình.
14/3/1883, C.Mác mất tại Luân Đôn – Vương quốc Anh.

6


II. Sơ lược về Phri-đơ-rich Ăng-ghen:

Phri-đơ-rich Ăng-ghen (28/11/1820 – 5/8/1895) sinh
trưởng trong một gia đình chủ xưởng dệt tại thành phố Béc-men của nước Đức.

Khi còn là học sinh trung học, Ph.Ăng-ghen đã căm ghét sự chuyên chế và độc
đoán của bọn quan lại, ơng đã kiên trì tự học, ni ý chí là khoa học và hoạt
độn cải biến xã hội bằng cách mạng. Ph.Ăng-ghen say mê nghiên cứu khoa học,
đặc biệt là các tác phẩm của Hê-ghen. Năm 1838, ông đến làm thư ký cho hiệu
buôn ở Béc-rơ-men, tiếp tục tự học và trau dồi kiến thức cho mình và chính ở
đây ơng đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng, đứng trên lập trường dân
chủ cách mạng. Tuy nhiên lúc này ơng vẫn chưa thốt khỏi những quan điểm
duy tâm, tôn giáo, chưa phân biệt được giai cấp công nhân là giai cấp đặc biệt
trong quần chúng nhân dân bị áp bức, bóc lột.
Năm 1841, trong khi thực thi nghĩa vụ quân sự ở Béc-lin, Ph.Ăng-ghen
tiếp tục trau dồi kiến thức, làm quen với những người thuộc phái Hê-ghen trẻ và
trở thành môn đệ của phái này. Cuối năm 1841, Ăng-ghen đọc tác phẩm “Bản
chất đạo thiên chúa” của Phoi-bách và nó đã có tác động mạnh mẽ tới thế giới
quan của ông. Ph.Ăng-ghen muốn vượt qua lập trường của phái Hê-ghen trẻ để
đi đến một thế giới quan mới thực sự cách mạng, gắn liền với cuộc đấu tranh
chính trị thực tiễn của nhân dân.
Trong quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn đấu tranh cách mạng, ơng và
C.Mác đã gặp nhau, từ đó bắt đầu một tình bạn vĩ đại, họ cùng nhau xậy dựng
nên lý luận khoa học cách mạng, cùng dấn thân vào sự nghiệp đấu tranh giải
phóng con người, giải phóng xã hội.
7


5/8/1895, Ph.Ăng-ghen mất tại Luân Đôn – Vương quốc Anh.
III. Sơ lược về sự chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm (CNDT) sang chủ
nghĩa duy vật (CNDV), từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường
chủ nghĩa cộng sản (CNCS) của C.Mác và Ph.Ăng-ghen:
Trong thời gian học tập và nghiên cứu khoa học không ngừng, C.Mác và
Ph.Ăng-ghen đều bồi dưỡng và vun đắp cho tinh thần dân chủ cách mạng và vơ
thần của mình. Đặc biệt là sao khi đọc tác phẩm “Bản chất đạo thiên chúa” của

Phơ-bách thì cả hai ông đều tiếp nhậ tư tưởng duy vật, vô thần, nhân văn trong
triết học Phơ-bách (C.Mác ca ngợi Phơ-bách là người đã thay thế triết học duy
tâm thần bí, tư biện say rượu bằng triết học tỉnh táo duy vật). Sau thời gian hoạt
động thực tiễn chính trị - xã hội, C.Mác và Ph.Ăng-ghen càng củng cố thêm tư
tưởng duy vật của mình và hình thành tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản.
Thời gian sau đó, C.Mác đã nhận ra rằng CNDT và dân chủ cách mạng sẽ
không giúp cho giai cấp vô sản mà cần phải xây dựng thế giới quan mới để giúp
giai cấp cơng nhân giải phóng chính mình. C.Mác đã sang Pháp và cùng với
người bạn của mình lập báo “Niên giám Pháp – Đức” – là cơ quan ngôn luận
thể hiện tư tưởng của ông. Trong thời gian này, C.Mác cũng nghiên cứu về đời
sống kinh tế - chính trị ở Pháp; đấu tranh giai cấp và đặc biệt là cách mạng tư
sản Pháp; các học thuyết về lịch sử, chính trị - xã hội; chủ nghĩa xã hội không
tưởng Pháp; chủ nghĩa duy vật Pháp thời khai sáng với hai nhà triết học mà
C.Mác rất thích là Rút-xơ và Mông-xtet-xki-ơ). Năm 1844, C.Mác cho ra đời
tác phẩm “Lời nói đầu – Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, tác phẩm này đã cho thấy sự nhân thức của Mác về vai trò của lý luận và
thực tiễn, hay ơng nói đến tính giai cấp – giai cấp công nhân là vật chất của triết
học mác xít, triết học mác xít là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân, lý luận
phải được thâm nhập vào quần chúng mới có thể làm thay đổi lịch sử. Đây

8


chính là tác phẩm đánh dấu bước chuyển biến hồn toàn của C.Mác từ CNDT
sang CNDV, từ lập trường dân chủ cách mạng sang CNCS.
Cịn Ph.Ăng-ghen, ơng đi từ Đức sang Anh và bắt đầu nghiên cứu đời sống
chính trị Anh; các học thuyết kinh tế - chính trị học Anh; tham gia vào các
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Anh (phong trào Hiến Chương);
đồng thời viết nhiều tác phẩm gửi đến “Niên giám Pháp – Đức” thơng qua đó
phê phán đời sống chính trị Anh, phân tích chính trị Anh, phê phán tư tưởng

phản động của Tô-mát Các-lây. Năm 1844, Ph.Ăng-ghen cho ra đời tác phẩm
“Lược thảo phê phán khoa kinh tế - chính trị học” – tác phẩm này ơng chủ
trương phê phán chính trị - kinh tế học của Adam-smith và Ri-các-đơ, trong đó
ơng đứng trên quan điểm của chủ nghĩa xã hội coi những hiện tượng cơ bản của
chế độ kinh tế là hậu quả tất nhiên của sự thống trị của chế độ tư hữu… Đây
chính là tác phẩm đánh dấu bước chuyển biến hoàn toàn của Ph.Ăng-ghen từ
CNDT sang CNDV, từ lập trường dân chủ cách mạng sang CNCS.

9


Phần 2
CÁC MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN TRÌNH BÀY NHỮNG
NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CNDV – LỊCH SỬ TRONG GIAI
ĐOẠN TỪ 1844 ĐẾN 1848
I. Giới thiệu về những nguyên lý cơ bản của CNDV – lịch sử và các tác
phẩm trong giai đoạn 1844 – 1848:
Giai đoạn từ 1844 đến 1848 là thời gian hoàn thành những nguyên lý cơ
bản của triết học mác xít, trong giai đoạn này C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã tiếp
tục đề xuất những tư tưởng duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của mình qua
rất nhiều tác phẩm. Những nguyên lý triết học đã được hình thành ở tác phẩm
trước bao giờ cũng được bổ sung, hồn thiện vào tác phẩm sau đó. Trong nội
dung bài tiểu luận này tơi xin được trình bày những ngun lý cơ bản của
CNDV – lịch sử được thể hiện trong từng tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Những nguyên lý cơ bản của CNDV – lịch sử được trình bày trong giai
đoạn này, tôi sẽ khái quát như sau:
─ Giai cấp và đấu tranh giai cấp.
─ Vai trò của thực tiễn.
─ Con người và hoạt động, bản chất của con người.
─ Vai trò của quần chúng nhân dân.

─ Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.
─ Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
─ Vấn đề tôn giáo.
─ Con người là xuất phát điểm của lịch sử - xã hội.
─ Sản xuất vật chất là nền tảng của tồn tại xã hội, của tiến bộ xã hội.
10


─ Hình thái kinh tế - xã hội và mối quan hệ giữa: lực lượng sản xuất (LLSX) và
quan hệ sản xuất (QHSX), cơ sở hạ tầng (CSHT) và kiến trúc thượng tầng
(KTTT), tồn tại xã hội (TTXH) và ý thức xã hội (YTXH).
─ Nguyên nhân của mâu thuẫn giai cấp.
─ Lịch sử của xã hội có giai cấp là xã hội đấu tranh giai cấp.
Những nguyên lý cơ bản trên được C.Mác và Ph.Ăng-ghen trình bày trong
giai đoạn 1844 – 1848 trong các tác phẩm sau:
─ “Bản thảo kinh tế - triết học 1844” – C.Mác – 1844.
─ “Tình cảnh giai cấp công nhân ở Anh” – Ph.Ăng-ghen – 1845.
─ “Gia đình thần thánh” – C.Mác và Ph.Ăng-ghen – 1845.
─ “Luận cương về Phơ – bách” – C.Mác – tháng 4/1845.
─ “Hệ tư tưởng Đức” – C.Mác và Ph.Ăng-ghen – 1845-1846.
─ “Sự khốn cùng của triết học” – C.Mác – 1847.
─ “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” – C.Mác và Ph.Ăng-ghen – 1848.
II. Các tác phẩm và những nguyên lý cơ bản của CNDV – lịch sử (1844 –
1848):
1) Tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844” – C.Mác – 1844:
Trong tác phẩm này, C.Mác đã trình bày những nguyên lý xuất phát của
CNDV – biện chứng và CNDV – lịch sử, áp dụng chúng vào việc nghiên cứu
kinh tế - chính trị học, qua đó luận chứng cho thế giới quan cộng sản chủ nghĩa.
Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm là thừa nhận vai trò quyết định của sản xuất vật
chất và cắt nghĩa vấn đề tha hóa của bản chất con người thơng qua lao động bị

tha hóa và tìm con đường để khắc phục nó. Mặc dù tác phẩm chưa được hồn
thành nhưng nó có ý nghĩa lớn lao đối với việc hình thành quan điểm triết học
của C.Mác, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Từ năm 1844, C.Mác có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu những vấn đề
mà ông muốn làm khi cịn ở báo “Sơng Ranh” , một lần ông đọc được “Bản
11


thảo góp phần phê phán kinh tế - chính trị học” của Ph.Ăng-ghen và tác phẩm
này đã tạo ra sự kích thích để C.Mác bắt tay nghiên cứu kinh tế - chính trị học.
Sau một thời gian, kết quả của quá trình nghiên cứu miệt mài của C.Mác là sự
ra đời của tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”.
Trong tác phẩm này, trên cơ sở phê phán có tính kế thừa quan điểm của
A.Smith và D.Ricardo, ơng đã vạch trần tính hạn chế của kinh tế - chính trị tư
sản trong luận điểm về tính vĩnh viễn của chế độ tư hữu, khi họ khẳng định
rằng tư hữu là thuộc tính của con người; nhưng lại cho rằng, sự tồn tại của
những người vô sản (người không có tài sản) là hợp lý, là tự nhiên. Đây thực sự
là một luận điểm thể hiện rõ tính chất mâu thuẫn. Đứng trên lập trường duy vật,
C.Mác tuyên bố: cần phải xóa bỏ chế độ tư hữu, để trả lại bản chất “người” đích
thực cho con người; để làm được điều đó thì cần phải làm cách mạng và người
làm cách mạng chính là giai cấp cơng nhân và đông đảo nhân dân lao động.
Điều này đã cho thấy quan điểm của C.Mác về đấu tranh giai cấp và sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân, giai câp vô sản.
Tư tưởng chủ đạo trong tác phẩm này là tư tưởng về vai trò quyết định của
lao động, của sản xuất vật chất đối với con người. Trước hết, C.Mác đánh giá
cao tư tưởng của A.Smith và D.Ricardo coi lao động tạo ra giá trị - điều này
khác với những quan điểm trước đó cho rằng giá trị hàng hóa được tạo ra trong
lưu thơng, trong ý nghĩa sử dụng. Sau đó, C.Mác phê phán quan điểm tư sản coi
lao động chỉ là thuần túy sáng tạo ra hàng hóa. Ơng chứng minh rằng, lao động
cịn sáng tạo ra chính bản thân con người, tiếp tục phát triển con người và toàn

bộ lịch sử nhân loại. Hoạt động sản xuất vật chất chính là cơ sở, nền tảng cho
sự phát triển của con người, của tồn tại xã hội. Đây chính là quan điểm thể hiện
tư tưởng của C.Mác về vai trò của thực tiễn và vai trò của sản xuất vật chất với
tồn tại xã hội, nó tạo tiền đề cho việc xây dựng học thuyết về hình thái kinh tế xã hội của ông.

12


Bên cạnh đó, C.Mác cịn phê phán triết học cổ điển Đức (mà tập trung vào
triết học Hê-ghen) ở chỗ, Hê-ghen duy tâm nên quan niệm về mọi thứ đều trừu
tượng, thần bí và khó hiểu. Khi nói về hoạt động của con người, Hê-ghen chỉ đề
cao và tuyệt đối hóa hoạt động của ý thức, tình thần mà điều này theo C.Mác
đánh giá là thần bí hóa con người. Hê-ghen cũng không hiểu được mặt tiêu cực
của lao động trong điều kiện chế độ tư hữu, trong nền sản xuất xã hội mang tính
đối kháng. Qua đó, C.Mác phân tích và vạch rõ chính chế độ tư hữu làm cho
con người bị tha hóa, biểu hiện trên hai phương diện: Thứ nhất, sự tha hóa của
những cơng nhân trong sản phẩm lao động họ làm ra, nhưng lại không thuộc về
họ - “Người công nhân càng tạo ra nhiều hàng hóa, anh ta lại trở thành một
hàng hóa càng rẻ mạt. Thế giới vật phẩm càng tăng thêm giá trị thì thế giới con
người càng mất giá trị”. Thứ hai, sự tha hóa của người cơng nhân biểu hiện
trong hành vi sản xuất và trong bản thân hoạt động sản xuất. Người công nhân
lẽ ra phải được “phát huy một cách tự do nghị lực thể chất và tinh thần” của
mình thì họ lại cảm thấy mình đang “làm kiệt quệ thân thể mình và phá hoại
tinh thần của mình”. Những sản phẩm do người cơng nhân làm ra thuộc về
những người nắm giữ tư liệu sản xuất là địa chủ và tư bản. C.Mác cho rằng, đó
là những kẻ có đặc quyền và ăn khơng ngồi rồi. Ơng cịn gọi đó là “những
người sở hữu”. Cịn người cơng nhân, do khơng có sở hữu về tư liệu sản xuất
và tư liệu sinh hoạt xã hội nên phải làm th để nhận một khoản tiền cơng ít ỏi,
khơng tương xứng với lao động mà họ đã làm cho những người sở hữu. Lao
động của người công nhân chịu sự chi phối của sự tích tụ, tích lũy tư bản. Vì

vậy, lao động của họ khơng thuộc về mình, mà thuộc về những người sở hữu.
Trong quan điểm của C.Mác về tư hữu và xóa bỏ chế độ tư hữu, có thể thấy
khơng chỉ “những cơng nhân khơng có sở hữu” mới bị tha hóa, mà ngay cả
“những người sở hữu” cũng bị tha hóa. Tuy nhiên, khác với sự tha hóa ở người
cơng nhân, sự tha hóa của những người sở hữu biểu hiện ra ở “trạng thái tha
hóa”. Thuật ngữ “tha hóa” đã được Hê-ghen và Phoi-bách dùng, với Hê-ghen –
13


“tha hóa” là “ý niệm tuyệt đối” bị tha hóa thành giới tự nhiên xã hội, tự nhiên
xã hội lại biến đổi và khắc phục để trở thành “ý niệm tuyệt đơi”. Với Phơ-bách
– “tha hóa” là sự tha hóa về tình cảm đạo đức, bởi con người trong triết học của
ông là cong người sinh học. Đến C.Mác, ông đã chỉ ra tính duy vật và biện
chứng trong quan điểm về “tha hóa” và “tự tha hóa” của mình. Nghiên cứu tác
phẩm này, ta có thể nhận thấy quan điểm của ông về việc người lao động làm
thuê bị hạ thấp ngang với máy móc, họ cảm thấy mình chỉ cịn là “con vật”.
Người sở hữu thì khơng lao động, cịn người lao động thì khơng được quyền sở
hữu, và xã hội vận động trong hai cực đối lập ấy. Vì vậy, chỉ có xóa bỏ chế độ
tư hữu mới giải quyết được sự đối lập trong xã hội, đồng thời mới thực hiện
được giải phóng con người. Nhưng xóa bỏ tư hữu ở đây khơng phải là xóa bỏ
sở hữu mang tính cá nhân, mà là xóa bỏ tư hữu về tư bản, vì tư hữu tư bản là cơ
sở để bóc lột sức lao động của người khác. Những tư tưởng, quan điểm trên của
C.Mác chính là cơ sở để ơng hình thành học thuyết về giá trị thặng dư của kinh
tế - chính trị học mác xít.
Tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844” của C.Mác là cái mốc quan
trọng trong việc hình thành các quan điểm triết học của ông và khởi thảo các
nguyên lý xuất phát trong triết học Mác. Mặc dù tác phẩm này C.Mác vẫn chưa
gọi mình là người cộng sản và ông cũng chưa gọi học thuyết của ông là chủ
nghĩa cộng sản nhưng nó đã thể hiện được lập trường, tư tưởng cách mạng chân
chính của C.Mác, đồng thời luận chứng cho thế giới quan của chủ nghĩa cộng

sản – chủ nghĩa nhân đạo hiện thực, tự nhiên hồn bị nhất.
2) Tác phẩm “Tình cảnh giai cấp cơng nhân ở Anh” – Ph.Ăng-ghen –
1845:
Năm 1845, Ph.Ăng-ghen xuất bản cuốn “Tình cảnh giai cấp cơng nhân ở
Anh”, trong đó ông nghiên cứu sự phát sinh, hình thành và phát triển của giai
cấp vơ sản, tình cảnh của họ trong xã hội tư bản, vai trò của họ trong việc thủ

14


tiêu chủ nghĩa tư bản, từ đó ơng kêu gọi phải đoàn kết họ thành một giai cấp
thống nhất.
Tác phẩm này của Ph.Ăng-ghen là kết quả của quá trình nghiên cứu đời
sống kinh tế - chính trị Anh và việc ông tham gia hoạt động trong các phong
trào đấu tranh của công nhân Anh; do vậy tác phẩm là sự đúc kết, trải nghiệm
từ chính những điều kiện thực tế phong phú và chân thực nhất. Đứng trên quan
điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Ph.Ăng-ghen đã rút ra kết luận:
Bản thân hoàn cảnh kinh tế của giai cấp công nhân tất nhiên buộc họ phải đấu
tranh với xã hội tư bản. Chính vì thế giai cấp vô sản không những là giai cấp
đau khổ nhất mà cịn là giai cấp đấu tranh và giai cấp vơ sản đấu tranh để tự
cứu lấy mình. Đồng thời, Ph.Ăng-ghen cịn phân tích tính ưu việt về tri thức và
đạo đức của giai cấp công nhân so vơi giai cấp tư sản. Ơng nhấn mạnh rằng,
giai cấp vơ sản đã bảo tồn trong bản thân mình những lực lượng dân tộc và khả
năng phát triển hơn nữa của lực lượng ấy.
Tác phẩm này có ý nghĩa là vũ khí đắc lực trong cuộc đấu tranh tư tưởng
và lý luận chống những trào lưu tư tưởng, lý luận tiểu tư sản, tư sản phản động;
đề xuất những quan điểm tư tưởng có tính chất khoa học và cách mạng. Qua tác
phẩm, Ph.Ăng-ghen bác bỏ những quan điểm lý luận tôn sùng chế độ tư hữu
nói chung, chế độ sở hữu tư sản nói riêng; vạch trần chế độ bóc lột, áp bức, chế
độ cạnh tranh vơ chính phủ dẫn đến khủng hoảng và thất nghiệp, nạn bần cùng

đói khổ, địa vị kinh tế - xã hội thấp kém của giai cấp công nhân trong xã hội tư
bản. Qua việc tiếp xúc, đi sâu vào phong trào của giai cấp công nhân, Ph.Ăngghen đã nhận thấy sức mạnh tiềm ẩn của giai cấp cơng nhân – họ là giai cấp có
khả năng và tất yếu sẽ là lực lượng đấu tranh tiêu diệt chế độ tư hữu tư sản, xây
dựng chế dộ chơng hữu cộng sản chủ nghĩa và xóa bỏ mọi áp bức, bất công
trong xã hội. Do vậy cần phải gắn kết tồn thể giai cấp cơng nhân thành một
khối vững chắc để có thể thực thi vai trị lịch sử của mình.

15


Với tất cả những ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm, V.I.Lê-nin đã đánh giá tác
phẩm là sự tố cáo đáng sợ nhất đối với chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản, ấn
tượng mà nó gây ra là rất lớn.
Như vậy, mặc dù C.Mác và Ph.Ăng-ghen hoạt động độc lập với nhau
nhưng đều có chung những quan điểm giống nhau về triết học, về đời sống xã
hội và về những nhiệm vụ của giai cấp vô sản. Từ mùa xuân 1845, Ph.Ăngghen đến Brucxen, hai con người cùng chí hướng có cơ hội được trình bày với
nhau những nguyên lý của một thế giới quan mới, và không có gì ngạc nhiên
khi cả hai đều phát hiện ra những nguyên lý tương tự nhau. Sau này, họ cùng
nhau viết một số tác phẩm chung thể hiện những tư tưởng, quan điểm khoa học
của mình, và là những lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động tồn thế giới.
3) Tác phẩm “Gia đình thần thánh” – C.Mác, Ph.Ăng-ghen – 1845:
Tác phẩm “Gia đình thần thánh” hay “Phê phán sự phê phán có tính phê
phán” do C.Mác và Ph.Ăng-ghen cùng viết nhằm phê phán tính phê phán của
anh em Bruno – Bauer và những người của phái Hê-ghen trẻ - phái này là bộ
phận trí thức vơ chính phủ, tự đề cao mình (hữu khuynh) và kết tội C.Mác ,
Ph.Ăng-ghen đã không phê phán giai cấp công nhân. Thông qua tác phẩm,
C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã trình bày sâu hơn về những nguyên lý triết học duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử của mình.
Tác phẩm này gồm có 9 chương, được in thành cuốn sách khổ nhỏ dày hơn

20 trang, do vậy mà theo quy định thời bấy giờ của một số bang ở nước Đức thì
cuốn sách đã khơng bị cơ quan kiểm tra sách báo kiểm duyệt trước. Trong tác
phẩm, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã kịch liệt phê phán quan điểm của phái Hêghen trẻ khi họ đã phủ nhận vai trò của quần chúng nhân dân, họ coi động lực
của tiến bộ xã hội là ở hoạt động tinh thần của những nhà phê phán xuất sắc,
theo họ quần chúng nhân dân chỉ là những kẻ ngu muội. Trên cơ sở đó, C.Mác
đã chỉ ra rằng phái này đã khơng nhìn thấy vai trò sáng tạo lịch sử của quần
16


chúng nhân dân, đồng thời ông cũng nhận thấy rằng mọi nhiệm vụ của lịch sử
đều do quần chúng nhân dân giải quyết. Thực vậy, nếu chúng ta tìm hiểu về
lịch sử phát triển của xã hội loài người, đều sẽ nhận thấy vai trò hết sức quan
trọng này của quần chúng, ví như trong cuộc cách mạng tư sản – giai cấp tư sản
làm cách mạng để đánh đổ chế độ quân chủ đã lỗi thời để xây dựng chế độ dân
chủ thì đều là từ những cuộc khởi nghĩa của quần chúng nhân dân và đưa đến
sự thắng lợi cuối cùng. Qua đó, ta hiểu rằng, C.Mác đã nhìn thấy được hoạt
động chính trị - xã hội của con người, của quần chúng nhân dân, đồng thời họ
cũng là lực lượng sản xuất của xã hội. Bên cạnh đó, C.Mác cũng khẳng định
những người cơng nhân khơng phải những kẻ ngu muội, họ hiểu rằng khơng thể
thốt khỏi ách áp bức, bóc lột bằng tư duy thuần túy; bởi những thứ họ bóc lột
và bóc lột họ đều là sản phẩm rất thực tế, rất cụ thể nên chúng cũng phải bị xóa
bỏ bằng phương thức thực tế và cụ thể. Do vậy, khơng đấu tranh thì khơng tự
giải phóng khỏi những quan hệ vật chất hiện thức đang nô dịch con người.
C.Mác và Ph.Ăng-ghen cho rằng, vai trò của quần chúng nhân dân trước
đây chưa thể hiện rõ, bởi vì các cuộc cách mạng trước đó chưa giải quyết được
quyền lợi của họ. Còn các cuộc cách mạng sau này đã phản ánh và giải quyết
được quyền lợi của quần chúng nhân dân, cho nên vai trò của quần chúng nhân
được phát huy rõ rệt. Hai ông đã chỉ ra: chế độ tư hữu và giai cấp công nhân là
hai mặt đối lập, tất yếu dẫn đến đấu tranh xóa bỏ tư hữu, xây dựng chế độ cơng
hữu, để làm được điều đó cần thơng qua cách mạng. Quần chúng nhân dân ln

đóng vai trị trung tâm của lịch sử, đặc biệt trong thời đại này là sự phát triển
mạnh mẽ của giai cấp công nhân, họ ra đời từ trong lòng sản xuất tư bản chủ
nghĩa nên họ chính là lực lượng tiên phong tiến hành đấu tranh cách mạng
nhằm xóa bỏ tư hữu, xóa bỏ người bóc lột người. Như vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhìn thấy sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân là điều tất yếu bới nó
do các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội khách quan mang lại, như: giai cấp
cơng nhân có lợi ích thống nhất với lợi ích của các giai cấp lao động khác, nên
17


có thể tập hợp được các giai cấp lao động khác để thực hiện sứ mệnh lịch sử
của mình; giai cấp công nhân cũng như quần chúng nhân dân lao động không
chỉ sáng tạo ra của cải vật chất mà còn sáng tạo ra của cải tinh thần, còn
những kẻ bóc lột khơng sáng tạo ra gì hết; …v…v…
C.Mác và Ph.Ăng-ghen cũng phê phán quan điểm cho rằng nhà nước
là công cụ của sự phê phán, nhà nước quyết định xã hội cơng dân của
phái Hê-ghen trẻ. Qua đó, các ông trình bày tư tưởng của mình: xã hội
công dân là cơ sở quyết định nhà nước, hay cơ sở hạ tầng quyết định kiến
trúc thượng tầng. Bên cạnh đó cịn có những quan điểm về mối quan hệ
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, quan niệm về quan hệ sản xuất;
những tư tưởng này bổ sung vào việc xây dựng nên học thuyết về hình
thái kinh tế - xã hội của triết học mác xít.
Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh” C.Mác và Ph.Ăng-ghen chưa
trình bày những ngun lý của mình một cách chín muồi nhưng những
quan niệm đó đều có ý nghĩa cách mạng lớn lao. Đồng thời hai ông mới
chỉ phê phán chủ nghĩa duy tâm (phái Hê-ghen trẻ) mà chưa phê phán
chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII và chủ nghĩa duy vật Phơ-bách.
Tuy nhiên tác phẩm đã chứng minh lý luận và tư tưởng chỉ phát huy được
vai trò của nó khi nó được hiện thức hóa thơng qua hoạt động thực tiễn
của con người, “tư tưởng tự nó khơng làm thay đổi được gì hết, mà để
biến đổi lịch sử đều phải thông qua hoạt động của con người”. C.Mác và

Ph.Ăng-ghen muốn chỉ ra vai trò của lý luận là kim chỉ nam cho hoạt
động thực tiễn, do vậy mà để giai cấp công nhân thực hiện được sư mệnh
lịch sử phải có lý luận soi đường là chủ nghĩa Mác.
Đây là một tác phẩm vẫn còn hạn chế, nhưng nó đã đánh dấu bước
đoạn tuyệt hồn tồn với chủ nghĩa duy tâm và duy tâm chủ quan của
phải Hê-ghen trẻ và mang đến bước ngoặt mang tính cách mạng trong

18


lịch sử triết học; nó góp phần làm cơ sở, nền tảng đầu tiên thể hiện thế
giới quan mới của C.Mác và Ph.Ăng-ghen.

19


4) Tác phẩm “Luận cương về Phơ-bách” – C.Mác – 1845:
Gần như song song đồng thời với việc xuất bản “Gia đình thần thánh”,
C.Mác viết tác phẩm “Luận cương về Phơ-bách”. Đây là tác phẩm được
Ph.Ăng-ghen đánh giá là văn kiện đầu tiên chứa đựng mầm mống thiên tài của
một thế giới quan mới. Đây là tác phẩm mà C.Mác đã chỉ rõ những hạn chế của
chủ nghĩa duy vật trước đó về vấn đề con người, thực tiễn, chân lý, phép siêu
hình, qua đó đề xuất ngun tắc thực tiễn trong triết học, C.Mác viết: “Các nhà
triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải
tạo thế giới”.
Nội dung của tác phẩm này gồm có 11 luận cương, trong đó tư tưởng cớ
bản là tư tưởng về thực tiễn. Những nguyên lý cơ bản về vấn đề thực tiễn, con
người, thế giới trong tác phẩm đã thể hiện sự khác biệt về chất giữa triết học
mác xít so với triết học duy vật Phơ-bách.
Về vấn đề thực tiễn, C.Mác đã nêu ra vấn đề này trong tư tưởng của một số

nhà triết học:
─ D.Diderot: thực tiễn là thực nghiệm khoa học của con người.
─ Hê-ghen: thực tiễn là hoạt động tinh thần, là yếu tố của cái tinh thần, ý thức.
─ Phơ-bách: thực tiễn là hoạt động con buôn bẩn thỉu, khơng phải hoạt động
thực tiễn xã hội, cùng lắm thì thực tiễn giúp cho con người quan sát sự vật
mà thơi ( bởi vì con người trong triết học Phơ-bách là con người sinh học,
phi xã hội, nên thực tiễn cũng là cái tinh thần).
Từ những quan điểm vẫn còn hạn chế trên đây, C.Mác đã đưa ra quan điểm
của mình hết sức khoa học và biện chứng duy vật: Thực tiễn là hoạt động vật
chất cảm tính của con người, nó có tính mục đích (thơng qua thực tiễn con
người biến đổi thế giới khách quan theo mục đích). Hoạt động thực tiễn là hoạt
động vật chất nên không được đồng nhất với hoạt động tinh thần; nó là hoạt
động chỉ có ở con người và là hoạt động có mục đích. Theo quan điểm này của
20


C.Mác, tức là con người sử dụng công cụ, phương tiện tác động vào tự nhiên để
biến đổi nó theo mục đích của mình và thực tiễn là hoạt động riêng có ở con
người.
Vấn đề con người và bản chất con người, C.Mác phê phán triết học duy vật
Phơ-bách vẫn còn hạn chế khi Phơ-bách chỉ thấy cái sinh học – tự nhiên ở con
người, nhấn mạnh yếu tố tộc lồi mà khơng thấy được cái xã hội của của con
người. C.Mác đưa ra tư tưởng của mình: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất
con người là tổng hịa các mối quan hệ xã hội”. Con người trong triết học Mác
là con người thực tiễn (tức là nhấn mạng cái xã hội), điều này đã tạo nên bản
chất của con người, đó là bản chất xã hội. Bởi con người vừa là sản phẩm, vừa
là chủ thể của hoàn cảnh tự nhiên; con người không chỉ biến đổi tự nhiên mà
con biến đổi chính mình; con người có cả mặt sinh học và mặt xã hội. Con
người thường phát triển trong các mối quan hệ xã hội, nếu tách khỏi xã hội con
người sẽ không là con người nữa. Bản chất con người là biến nên khi quan hệ

xã hội thay đổi thì con người cũng thay đổi.
Khi nói về vấn đề tơn giáo, C.Mác đã viết: “Phơ-bách hịa tan bản chất tôn
giáo và bản chất con người. Nhưng bản chất con người không phải là một cái
trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt” … “Do đó, ở Phơ-bách bản chất con
người chỉ có thể được hiểu là “lồi”, là tính phổ biến nội tại, câm, gắn bó một
cách thuần túy tự nhiên đơng đảo cá nhân lại với nhau”… “Vì thế, Phơ-bách
khơng thấy bản thân “tình cảm tôn giáo” cũng là một sản phẩm xã hội mà cá
nhân trừu tượng ơng phân tích, trên thực tế, là thuộc một hình thứ xã hội nhất
định…”.
Phơ-bách có cơng lao khi đã phê phán mạnh mẽ, quyết liệt tôn giáo, ông
cho rằng: tôn giáo và chủ nghãi duy tâm song hành, bảo vệ nhau; tơn giáo
khơng phải tình cảm bẩm sinh của con người. Thế nhưng ông vẫn bộc lộ nhiều
hạn chế như C.Mác đã chỉ ra: Phơ-bách đã khơng triệt để khi phê phán tơn giáo,
vì Phơ-bách đã cho rằng bản chất tình cảm là tình yêu, mà tình u là tơn giáo
21


đặc biệt – tơn giáo tình u. Phơ-bách phê phán tơn giáo nhưng lại làm tơn giáo
hồn thiện hơn khi thay tơn giáo thần thánh bằng tơn giáo tình u, đồng thời
lấy tôn giáo để phân định lịch sử. Qua đó C.Mác cho thấy quan điểm của mình
về tơn giáo đó là sản phẩm của một xã hội nhất định, cơ sở sâu xa của tôn giáo
là những mâu thuẫn trong đời sống hiện thực và phải bằng thực tiễn để xóa bỏ
mâu thuẫn đó, thay vì chỉ phê phán bằng lý luận thuần túy.
Mặc dù đây mới chỉ là phác thảo về một số tư tưởng giúp xây dựng triết
học Mác, nhưng nó được coi là văn kiện đánh dấu thời đại của một thiên tài với
thế giới quan mới khoa học và biện chứng duy vật. Tư tưởng của tác phẩm cũng
được thể hiện đầy đủ trong các tác phẩm sau này của C.Mác và Ph.Ăng-ghen,
đặc biệt là trong “Hệ tư tưởng Đức”.
5) Tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” – C.Mác, Ph.Ăng-ghen – 1845-1846:
Sau khi bị trục xuất khỏi Pa-ri, C.Mác đến Brucxen – nước Bỉ, sau đó

Ph.Ăng-ghen cũng tới thăm và tại đây hai người đã quyết định trình bày có hệ
thống và phát triển hơn nữa học thuyết triết học mới của mình, đấu tranh chống
các trào lưu tư tưởng tư sản và tiểu thư sản thù địch với giai cấp công nhân. Tác
phẩm “Hệ tư tưởng Đức” ra đời với mục đích phê phán giai cấp tư sản Đức,
đồng thời hoàn thiện những nguyên lý cơ bản trong học thuyết của C.Mác và
Ph.Ăng-ghen. Tuy nhiên do bị kiểm duyệt gắt gao mà đến những năm 1932 –
1934 tác phẩm mới được xuất bản.
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” lần đầu tiên C.Mác và Ph.Ăng-ghen
khẳng định học thuyết của mình là Chủ nghĩa xã hội khoa học; khẳng định sự
đối lập hệ tư tưởng vô sản với với hệ tư tưởng tư sản và tiểu tư sản. Đây là
bước tiến dài trong quá trình xây dựng thế giới quan mới của C.Mác và
Ph.Ăng-ghen. Sở dĩ có được thành cơng như vậy là bởi cả hai ông đều tích cực
tham gia vào hoạt động trong các phong trào của công nhân và các cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản.

22


Nội dung cơ bản của tác phẩm được các ông đề cập trước hết là vấn đề con
người, bởi vì con người theo các ơng quan niệm chính là tiền đề của lịch sử,
đồng thời đó là điểm xuất phát của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trên cơ sở phê
phán các quan điểm trước Mác về động lực phát triển của lịch sử đó là:
─ Phái Hê-ghen trẻ: con người phê phán (sự phê phán có tính phê phán)  con
người trừu tượng.
─ Phơ-bách: con người sinh học, con người mang tính tộc lồi.
C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã khẳng định: “Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch
sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống”. Song,
đó là những con người hiện thực mà sản xuất vật chất là hành vi lịch sử đầu tiên
của họ. Phương thức sản xuất vật chất không chỉ đơn thuần là tái sản xuất sự
tồn tại thể xác của cá nhân,mà hơn thế “nó là một phương thức hoạt động nhất

định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt động sống của họ,
một phương thức sinh sống nhất định của họ”. Theo C.Mác và Ph.Ăng-ghen thì
con người thực tiễn là con người hoạt động để sản xuất vật chất, sản xuất giá trị
tinh thần và sản xuất chính con người. Do vậy, để nghiên cứu lịch sử - xã hội
cần xuất phát từ chính con người chứ khơng phải từ lực lượng thần bí nào hết.
Khi coi kết cấu vật lý và thể chất của con người là cái quyết định mối quan hệ
nhất định giữa con người với tự nhiên bên ngồi, hai ơng đã xem xét hai mặt
hoạt động của con người, đó là hoạt động sản xuất và hoạt động giao tiếp. Hai
mặt này tác động lẫn nhau, nhưng cái đóng vai trị quyết định trong sự tác động
qua lại đó là hoạt động sản xuất vật chất. Sản xuất vật chất là nền tảng của tồn
tại xã hội, toàn bộ lịch sử xã hội loài người bắt đầu từ sản xuất vật chất. Sản
xuất vật chất là cái phân biệt con người với động vật và cũng là hoạt động đầu
tiên của con người, vì con người phải duy trì sự tồn tại của chính mình. Thơng
qua hoạt động sản xuất vật chất mà con người biến đổi tự nhiên, con người liên
hệ và quan hệ với nhau, từ đó làm nảy sinh các quan hệ xã hội khác. Nhờ có

23


hoạt động sản xuất vật chất mà con người biến đổi và hồn thiện chính mình, từ
đó phát triển tư duy nhận thức.
Lần đầu tiên, C.Mác và Ph.Ăng-ghen luận giải một cách sâu sắc về mối
quan hệ giữa lực lượng sản xuất (LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX). LLSX
quyết định QHSX và tùy theo mức độ phát triển của LLSX mà QHSX trước
đây khơng cịn phù hợp với chúng nữa và trở thành xiềng xích đối với chúng.
Mâu thuẫn này được giải quyết bằng một cuộc cách mạng xã hội, cuộc cách
mạng này tạo ra QHSX mới, phù hợp với các LLSX phát triển hơn. “Tất cả mọi
xung đột trong lịch sử đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa LLSX và hình thức
giao tiếp”. Đó là kết luận mà các ông rút ra từ việc luận giải về LLSX và
QHSX. Kết luận này đã đưa C.Mác và Ph.Ăng-ghen đến những nhận thức mới,

sâu sắc hơn về các quy luật của sự phát triển xã hội. Rốt cuộc thì sự phát triển
của các LLSX không chỉ là cái quyết định tất cả những mối quan hệ giữa người
với người, mà cịn quyết định bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này lên
hình thái kinh tế - xã hội khác, cao hơn. Nếu trước kia, các ông coi sản xuất vật
chất là cớ sở của toàn bộ đời sống xã hội thì giờ đây, trong “Hệ tư tưởng Đức”,
các ơng đã tìm thấy cơ cấu nội tại trong sự phát triển của chính cơ sở đó và nhờ
vậy, đã giải thích được mối quan hệ lệ thuộc giữa các mặt chủ yếu của đời sống
xã hội.
Với những nhận thức sâu sắc này, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã đi đến quan
niệm khoa học về tồn bộ q trình phát triển của lịch sử nhân loại. Các ông coi
những cuộc cách mạng xã hội giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX là
những điểm nút của lịch sử, là cái phân chia lịch sử nhân loại thành những giai
đoạn chủ yếu và làm nên bước chuyển của các hình thái kinh tế - xã hội. Những
quan niệm khoa học trên đây của các ông đã trở thành cơ sở nền tảng của học
thuyết về các hình thái kinh tế - xã hội mà sau này, trong hàng loạt tác phẩm lý
luận, các ơng đã trình bày chi tiết hơn và đầy đủ hơn. Từ việc xem xét sản xuất,
C.Mác và Ph.Ăng-ghen chuyển sang xem xét các quan hệ xã hội, chế độ xã hội,
24


kết cấu giai cấp của xã hội, quan hệ giữa các cá nhân, giai cấp và xã hội. Trên
cơ sở của những quan niệm mới về các vấn đề này, các ơng đã tiến hành phân
tích lĩnh vực thượng tầng kiến trúc, luận giải mối quan hệ giữa nhà nước và xã
hội công dân, giữa nhà nước, luật pháp và chế độ sở hữu.
Như vậy, có thể nói, bằng việc áp dụng một cách triệt để chủ nghĩa duy vật
vào việc nghiên cứu mọi mặt, mọi hiện tượng của đời sống xã hội, trong tác
phẩm này, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã trình bày một cách tồn diện, chi tiết
quan niệm duy vật của các ơng về lịch sử. Qua đó các ông đã đi đến kết luận về
tính tất yếu lịch sử của cuộc cách mạng vô sản, đồng thời khẳng định chủ nghĩa
cộng sản không phải là một kế hoạch được vạch ra một cách tư biện về xã hội

lý tưởng trong tương lai, mà là kết quả có tính quy luật của quá trình lịch sử
khách quan. Với những tư tưởng, quan điểm trên đây, có thể thấy rằng, đây là
tác phẩm đầu tiên mà C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã đưa ra và trình bày một cách
tương đối hồn chỉnh, chi tiết với những luận cứ khoa học sâu sắc, những tư
tưởng cơ bản về một thế giới quan mới và quan niệm duy vật về lịch sử với tư
cách một thành tố làm nên bước ngoặt cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng
triết học nhân loại.
6) Tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học” – C.Mác – 1847:
Tác phẩm này của C.Mác ra đời nhằm chống lại những quan điểm của chủ
nghĩa vơ chính phủ được nhà triết học, kinh tế học Pháp P.J.Prudhon đưa ra
trong cuốn “Hệ thống những mâu thuẫn kinh tế hay là triết học của sự khốn
cùng” (1846). Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học” C.Mác đã chỉ ra
tính khơng tưởng về kinh tế, tính siêu hình về phương pháp của Prudhon, qua
đó phát triển những nguyên lý của ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác.
Theo C.Mác, Prudhon không hiểu được vai trò, tầm quan trọng cùng tiềm
năng cách mạng lật đổ xã hội cũ của giai cấp vô sản trong xã hội hiện tại, mà
chỉ thấy sự khốn cùng trong sự khốn cùng của họ. C.Mác đã phân tích một cách
khoa học mâu thuẫn đối kháng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,
25


×