Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Kế hoạch cải tiến phương pháp dạy học môn Công nghệ 6 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.59 KB, 7 trang )

PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thạnh Lợi, ngày

tháng 8 năm 2016

KẾ HOẠCH
VỀ VIỆC CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ
KHỐI 6 – 7 – 9 Ở TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI

I. MỤC TIÊU:
Nhằm nâng cao và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Giáo viên và học
sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới.
Nâng cao chất lượng dạy và học ,phát huy tính thực tiễn vào đời sống và sản xuất.
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết Công nghệ là một môn học gắn với thực tiễn sản xuất và đời
sống,tỷ lệ thực hành khá cao nên cần có điều kiện cơ sở vật chất.Nhưng trên thực tế hiện
nay ,cơ sở vật chất ,phương tiện dạy học còn rất thiếu và nghèo nàn ,phần lớn các giờ học
giáo viên phải dạy chay hoặc cắt bỏ những nội dung cần tới phương tiện dạy học kỷ
thuật.Do không có ý thức hoặc không có thói quen sử dụng các phương tiện dạy học kỹ
thuật hỗ trợ nên nhiều trường tuy có thiết bị kỹ thuật nhưng không phát huy hết tác dụng
trong quá trình dạy học.
Công nghệ, đa phần đối với học sinh chỉ là một môn học phụ,học đối phó thiếu hào
hứng nên hiệu quả học tập chưa cao .Và còn rất nhiều lý do khác nhau nữa để học sinh
xem nhẹ môn học này.
Tồn tại trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng dạy học môn Công
nghệ ở trường THCS .Đây đã và đang là một vấn đề nan giải đối với nhiều giáo viên dạy


học Công Nghệ khi đối mặt với những khó khăn này.
Từ những vấn đề trên đòi hỏi cần phải đẩy mạnh công tác bồi dưỡng giáo viên ,đổi
mới phương pháp dạy học ….để góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà
trường ,đáp ứng những yêu cầu của xã hội và đất nước trong công cuộc công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.

1


III.THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ HIỆN NAY
Trong kế hoạch dạy học công nghệ ở trường THCS môn công nghệ chiếm tỷ lệ thời
gian không nhỏ ,tuy nhiên do nhận thức của các cấp về vị trí môn học chưa đúng mức, do
hạn chế của điều kiện thực hiện cũng như quy định về đánh giá nên môn học chưa được
coi trọng và quan tâm thích đáng .
Chương trình công nghệ cũng còn một số nhược điểm như nội dung chương trình còn
mang nặng tính kỷ thuật chuyên ngành ,chưa thể hiện rõ quan điểm giáo dục kỷ thuật cho
học sinh ,nhiều nội dung còn trùng lặp với các môn khoa hoc khác như :lý,hóa ,sinh
vật….
Đội ngủ giáo viên Công nghệ THCS còn thiếu và phần lớn giáo viên kiêm nghiệm
không được đào tạo về chuyên môn .Giáo viên hiện nay có thói quen sử dụng các phương
pháp dạy học cổ truyền thầy giảng ,trò nghe,ghi,tái hiện là chính nên các bài dạy công
nghệ thường nặng lý thuyết mà ít thực hành.Mặc khác phần lớn giáo viên công nghệ chưa
được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nên rất khó nâng cao chất lượng dạy học.
Công nghệ là một môn học gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống,tỷ lệ thực hành khá
cao nên cần có điều kiện cơ sở vật chất.Nhưng trên thực tế hiện nay ,cơ sở vật chất
,phương tiện dạy học còn rất thiếu và nghèo nàn ,phần lớn các giờ học giáo viên phải dạy
chay hoặc cắt bỏ những nội dung cần tới phương tiện dạy học kỷ thuật.Do không có ý
thức hoặc không có thói quen sử dụng các phương tiện dạy học kỹ thuật hỗ trợ nên nhiều
trường tuy có thiết bị kỹ thuật nhưng không phát huy hết tác dụng trong quá trình dạy
học.

Công nghệ, đa phần đối với học sinh chỉ là một môn học phụ, ọc đối phó thiếu hào
hứng nên hiệu quả học tập chưa cao.Mặt khác học sinh đang quen với phương pháp học
thụ động ,chưa tích cực chủ động trong việc tìm hiểu bài ,phát biểu xây dựng bài.
IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1.Tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập .
Áp dụng các PPDH tích cực và khai thác các khía cạnh tích cực của các phương pháp
dạy học truyền thống nhằm phát huy tính tích cực ,chủ động và sáng tạo của học sinh
trong quá trình học tập nâng cao chất lượng dạy và học…

2


HS chỉ có thể phát huy được tính tích cực ,chủ động và sáng tạo khi HS có được mục
đích học tập đúng đắn, rỏ ràng để luôn phấn đấu nhằm đạt tới mục đích của mình.
GV cần liên hệ các nội dung học tập tại lớp với những hoạt động hàng ngày để học
sinh cảm thấy cần thiết và có hứng thú tham gia tích cực vào quá trình tìm tòi,lĩnh hội
kiến thức và vận dụng vào thực tế.
Môn công nghệ là một môn học có nhiều ứng dụng trong thực tế sản xuất ,trong cuộc
sống hàng ngày như chế biến các món ăn,giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp….GV có nhiều
cơ hội để gây hứng thú cho học sinh trong quá trình tìm hiểu, khám phá những điều mới
mẻ xung quanh,tạo ra nhu cầu và hứng thú học tập cho học sinh .
Trong SGK môn đã dịnh hướng được việc vận dụng các PPDH nêu vấn đề, học
nhóm,thực hành….
Ví dụ: Trong bài “Các loại vải thường dùng trong may mặc” của lớp 6.HS được chia
thành nhóm ,thử nghiệm các mẩu vải để tự rút ra sự khác nhau về tính chất của chúng và
phân biệt được các loại vải.
Với cách cấu trúc và phương pháp giảng dạy như vậy sẽ huy động được sự tham gia
tích cực và tạo nên hứng thú cho học sinh trong quá trình tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức.
Trong bài: “Gieo trồng cây nông nghiệp” lớp 7.GV có thể cho HS trả lời một câu hỏi
nhiều lựa chọn: ‘Hạt giống trước khi đem gieo phải kiểm tra một số tiêu chí nhất định

nào dưới đây:
+ Tỷ lệ nảy mầm cao
+ không có sâu bệnh .
+ Độ ẩm thấp.
+ Không lẫn hạt giống khác và hạt cỏ dại.
+ Sức nảy mầm mạnh
+ Kích thước hạt to.”
Như vậy HS phải suy nghĩ,chọn các tiêu chí đúng để trả lời.
2.Tăng cường thực hành ,học thông qua hành.
Một nhà giáo dục Ấn Độ có viết : “tôi nghe –tôi quên; tôi nhìn- tôi nhớ; tôi làm- tôi
hiểu”.Thực hành sẽ củng cố cho lý thuyết,mặt khác trải qua kinh nghiệm thực tế ,người
học sẽ thay đổi cách tư duy và hành động của mình.Từ đó giúp học sinh hoàn thiện được

3


quá trình học của mình .Điều này trở thành hiện thực khi học sinh được làm trong thực tế
những điều họ đã được nghe ,được nhìn,được đọc và đang tư duy.
Trong môn công nghệ có hai loại thực hành :Một loại thực hành giúp học sinh chủ
động tìm hiểu ,phát hiện kiến thức để lĩnh hội củng cố kiến thức đã được học.
Ví dụ;Thử nghiệm để để phân biệt một số loại vải ở lớp 6;Thực hành để xác định
thành phần cơ giới của đất ở lớp 7…
Loại thứ hai là rèn luyện kỹ năng về một công việc nào đó.
Ví dụ: Thực hành trộn giấm ở lớp 6
Loại thực hành này phải tiến hành theo những quy trình hợp lý nhất định. Chúng đòi
hỏi học sinh phải chủ động ,khẩn trương và nghiêm túc trong học tập thí mới hoàn thành
và đạt kết quả cao.
V.VẬN DỤNG MỘT SỐ PPDH TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ THEO CÁCH
ĐỔI MỚI
1. PPDH Thực hành

1.1Bản chất của phương pháp dạy học thực hành :Vận dụng lý thuyết vào thực tế
,học bằng cách làm,làm để học.Mặt khác qua thực hành từng bước ,từ làm theo làm sai
đến làm đúng lặp đi lặp lại nhiều lần một hành động nào đó cho đến khi thuần thục sẽ
hành thành kỹ năng mong muốn.
1.2 Mục đích của dạy thực hành: Giúp học sinh hình thành được những kỹ năng cần
thiết từ những thao tác hoặc hoạt động được lặp đi lặp lại nhiều lần.
1.3 Quy trình dạy thực hành:
a) Chuẩn bị: Có chuẩn bị của học sinh và chuẩn bị của giáo viên.
b) Thực hiện bài dạy thực hành:
- Hướng dẫn ban đầu:
+ Nêu rõ mục tiêu của bài học.
+ Kiểm tra và củng cố lại những kiến thức và các điều kiện mà học sinh phải chuẩn bị
cho bài thực hành.
+ Trình bày các quy trình công nghệ tiến hành công việc.
- Thao tác làm mẫu:GV làm mẫu và giải thích rỏ ràng từng bước trong đó.
- Hướng dẫn thường xuyên cho HS thực hành.

4


- Đánh giá kết quả học tập của học sinh và tổng kết bài học.
2.PPDH Trực quan:
2.1 Bản chất của phương pháp dạy học trực quan:Cách thức hoặc hệ thống các cách
sử dụng của phương tiện trực quan để HS trực tiếp cảm giác,tri giác chúng trên cơ sở
phát hiện khai thác và lĩnh hội kiến thức.
2.2 Mục đích của phương pháp dạy học trực quan:
a) Để minh họa nội dung
b) Để tìm hiểu bộ phận .
2.3 Quy trình thực hiện PPDH trực quan: GV hướng dẫn học sinh quan sát ,sử dụng
và khai thác kiến thức thông qua các các câu hỏi gợi mở nêu vấn đề.HS quan sát ,nhận

xét rút ra kết luận về hiện tượng và sự vật. Từ đó GV tổng hơp và chốt kiến thức,kỹ năng
cần thiết.
3. Học tập theo nhóm: Trong hoạt động nhóm GV là người tổ chức, hướng dẫn ,động
viên,khích lệ HS tham gia vào hoạt động trao đổi,thảo luận và thực hiện công việc.
4.Dạy học với sự hổ trợ của công nghệ thông tin: CNTT có khả năng tương tác giữa
người dạy và người học với nội dung dạy học .HS có thể tự học dưới sự chỉ dẫn của GV
mà nâng cao được tính tích cực ,chủ động ,sáng tạo của HS trong quá trình học tập .
5 Áp dụng một số kỷ thuật dạy học nhằm nâng cao tính tích cực của học sinh trong
học tập :
- GV cần nêu rõ mục tiêu của bài học cho HS trước khi giảng bài mới nhằm giúp cho
HS hứng thú ,nhu cầu hướng tới nội dung của bài học….
- Mở đầu bài giảng mới một cách hấp dẫn:Trong vài phút ngắn ngủi đó nếu mở bài
tốt sẽ thực sự gây được hứng thú cho HS kích thích HS tính tò mò,ham hiểu biết về
những kiến thức và kỹ năng mới…
- Nêu vấn đề hoặc là câu hỏi với những nội dung và thời diểm thích hợp:
+ Câu hỏi ghi nhớ,tái hiện…
+ Câu hỏi để kích thích tư duy.
- Vận dụng linh hoạt các phương tiện và phương pháp dạy học để kích thích hứng thú
và huy động nhiều giác quan trong học tập .
- Sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học để đổi mới phương pháp dạy học.

5


VI. ĐỔI MỚI KIỂM TRA ,ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH.
1. Đánh giá kết quả bài học lý thuyết.: Kết quả học tập của học sinh được đánh giá
sau khi kết thúc các bài học lý thuyết. Có nhiều cách đánh giá học sinh : nêu câu hỏi vấn
đáp, kiểm tra viết,các bài tập trắc nghiệm ….
2. Đánh giá kết quả bài học thực hành:
- Mức độ kỹ năng học sinh đạt được đánh giá qua chất lượng sản phẩm hoặc công

việc được hoàn thành theo các chỉ số và chuẩn xác định.
- Quy trình được học sinh thực hiện : Được kiểm tra đúng khi học sinh đã thực hiện
đầy đủ quy trình thực hành đã được học.
Việc dạy cho hoc sinh phương pháp tiến hành một công việc còn quan trọng hơn
nhiều so với việc các em làm ra một sản phẩm nào đó.
- Thái độ học tập và lao động trong quá trình thực hành.
VII. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
Từ ngày 01/ 09/2016 đến ngày 30/05/ 2017
VIII. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Nếu thực hiện đúng kế hoạch đề ra thì kết quả có thể đạt được là:
Đa số học sinh có hứng thú học môn công nghệ, nắm vững kiến thức cơ bản của môn
học, những kỹ năng xử lí tình huống và có thể vận dụng những kiến thức cơ bản đã học
được trong phân môn công nghệ vào cuộc sống gia đình hằng ngày.
IX. KIẾN NGHỊ:
Thông qua quá trình giảng dạy bộ môn công nghệ, tôi cũng có đề xuất là nhà trường
tăng cường trang bị thêm dụng cụ thực hành đặc biệt là thực hành nấu ăn, những mô hình
vật nuôi.
Qua kế hoạch này chắc chắn còn nhiều thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để kế hoạch được hoàn thiện hơn. Xin chân
thành cám ơn.
DUYỆT CỦA BGH

NGƯỜI VIẾT

Bùi Thanh Hồng

6


7




×