Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Chiến lược thu hút khách du lịch của việt nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.56 KB, 20 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

CHIẾN LƢỢC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU

Sinh viên thực hiện:
Lớp
Khóa:
Giáo viên hƣớng dẫn:

Tào Hồng Diễm
Anh 12
K45
ThS. Trần Hải Ly

Hà Nội, tháng 5 năm 2010


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................... i
DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ........................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƢỢC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH
TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU ................................ 4


I.
Khái quát chung về chiến lƣợc thu hút khách du lịch trong bối cảnh suy
thoái kinh tế toàn cầu ............................................................................................ 4
1. Chiến lược thu hút khách du lịch ............................................................ 4
2. Bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu ......................................................... 5
2.1. Nguyên nhân .................................................................................. 5
2.2. Diễn biến........................................................................................ 6
2.3. Tác động ........................................................................................ 6
3. Dịch vụ du lịch và ngành du lịch............................................................. 9
3.1. Khái niệm về dịch vụ du lịch .......................................................... 9
3.2. Phân loại dịch vụ du lịch ................................................................ 9
3.3. Đặc thù của ngành du lịch và dịch vụ du lịch ............................... 11
3.4. Vai trò của chiến lược thu hút khách du lịch thông qua marketing
dịch vụ du lịch ...................................................................................... 12
II. Quy trình xây dựng chiến lƣợc thu hút khách du lịch .............................. 14
1. Nghiên cứu môi trường kinh doanh ...................................................... 14
2. Nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục
tiêu, định vị dịch vụ du lịch. .......................................................................... 15
2.1. Nghiên cứu nhu cầu thị trường dịch vụ du lịch ............................. 16
2.2. Phân đoạn thị trường .................................................................... 16
2.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu ...................................................... 17
2.4. Định vị dịch vụ du lịch ................................................................ 18
3. Xây dựng chiến lược marketing - mix thu hút khách du lịch ................. 18
3.1. Sản phẩm dịch vụ du lịch (Product) ........................................... 19
3.2. Định giá dịch vụ du lịch (Price) ................................................. 20
3.3. Phân phối dịch vụ du lịch (Place) ................................................ 21
3.4. Xúc tiến dịch vụ du lịch (Promotion) .......................................... 22
3.5. Con người (People) .................................................................... 22

i



3.6. Quy trình phục vụ (Process) ....................................................... 23
3.7. Cơ sở vật chất (Physical Evidence) ............................................. 24
3.8. Quan hệ đối tác (Partnership) ...................................................... 24
4.
Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả thu được và điều chỉnh
chiến lược cho phù hợp ................................................................................. 25
CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH
CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU 26
I.
Giới thiệu chung về ngành du lịch Việt Nam ............................................. 26
1. Tổng quan về ngành du lịch Việt Nam .................................................. 26
2. Thực trạng hoạt động của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua . 28
2.1. Về khách du lịch .......................................................................... 28
2.2. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch .............................. 35
2.3. Doanh thu cuả ngành du lịch ........................................................ 36
2.4. Số vốn đầu tư của ngành du lịch ................................................... 37
II. Phân tích chiến lƣợc thu hút khách du lịch của Việt Nam trong bối cảnh
suy thoái kinh tế toàn cầu.................................................................................... 39
1. Phân tích môi trường kinh doanh .......................................................... 39
2. Thực trạng nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định
vị dịch vụ du lịch. ......................................................................................... 41
2.1. Thực trạng nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu ... 41
2.2. Hoạt động định vị du lịch ............................................................. 42
3. Phân tích các thành phần Marketing - mix của chiến lược thu hút khách
du lịch ........................................................................................................... 42
3.1. Sản phẩm dịch vụ du lịch ............................................................. 42
3.2. Định giá dịch vụ du lịch ............................................................... 46
3.3. Phân phối dịch vụ du lịch ............................................................. 48

3.4. Xúc tiến dịch vụ du lịch ............................................................... 50
3.4. Con người .................................................................................... 52
3.6. Quy trình phục vụ ........................................................................ 56
3.7. Cơ sở vật chất .............................................................................. 56
3.8. Quan hệ với đối tác ...................................................................... 59
III. Đánh giá chiến lƣợc thu hút khách du lịch của Việt Nam trong bối cảnh
suy thoái kinh tế toàn cầu.................................................................................... 60
1. Những thành tựu đã đạt được ................................................................ 61
1.1. Về hoạt động nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu 61
1.2. Về hoạt động Marketing – mix dịch vụ du lịch ............................. 61
ii


Một số tồn tại........................................................................................ 64
2.1. Về kinh phí cho xúc tiến du lịch ................................................... 64
2.2. Về hoạt động xúc tiến du lịch ....................................................... 64
2.3. Các sản phẩm du lịch còn đơn điệu và kém về chất lượng ............ 65
2.4. Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch chưa tương xứng với tiềm năng . 65
2.5. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
của ngành ............................................................................................. 66
2.6. Về cơ chế quản lý hoạt động du lịch và môi trường pháp lý ........ 67
CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC
THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY
THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU .......................................................................... 69
I.
Định hƣớng phát triển ngành du lịch Việt Nam ........................................ 69
1. Dự báo thị trường du lịch trong những năm tới ..................................... 69
1.1. Thị trường quốc tế ........................................................................ 69
1.2. Thị trường Việt Nam .................................................................... 70
2. Định hướng và mục tiêu phát triển ngành du lịch đến năm 2010, tầm nhìn

2020 ............................................................................................................. 71
2.1. Định hướng tổng quát................................................................... 71
2.2. Mục tiêu phát triển du lịch Việt nam ............................................ 72
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lƣợc thu hút khách du lịch của
Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu .......................................... 73
1. Nhóm giải pháp vĩ mô .......................................................................... 74
1.1. Đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh quốc gia ........................... 74
1.2. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nhằm nâng cao
chất lượng toàn diện của hạ tầng du lịch ............................................... 75
1.3. Nhà nước cần có hệ thống chính sách nhất quán nhằm hỗ trợ cho
ngành du lịch ........................................................................................ 76
1.4. Nâng cao vai trò của Tổng cục Du lịch trong liên kết nội bộ ngành
và liên kết với các bộ, ngành liên quan ................................................. 77
2. Nhóm giải pháp vi mô .......................................................................... 78
2.1. Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu môi trường kinh doanh ............. 78
2.2. Tăng cường nghiên cứu thị trường và sản phẩm ........................... 79
2.3. Giải pháp Marketing – mix........................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 90
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 93
2.

iii


DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Tiếng Anh

Kí hiệu

Tiếng Việt


Asia-Pacific Economic

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á –

Cooperation

Thái Bình Dương

Association of Southeast Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nations

Nam Á

ASEM

The Asia-Europe Meeting

Diễn đàn hợp tác Á–Âu

ATF

ASEAN Tourism Forum

Diễn đàn Du lịch ASEAN

BBC


British Broadcasting Corperation

Thông tấn xã Anh

CNN

Cable News Network

Mạng Tin tức Truyền hình cáp

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

Information and Communication

Chỉ số phát triển công nghệ

Technology Development Index

thông tin và truyền thông


International Labour Operation

Tổ chức lao động quốc tế

APEC

ASEAN

IDI
ILO

Hội chợ du lịch Đức

ITB

ITDR

Institude of Tourist development

Viện Nghiên cứu Phát triển

and reseach

Du lị ch

International Telecommunication
ITU

Union

Japan Association of Travel

JATA

MICE

Agents

Liên minh Viễn thông quốc tế
Hiệp hội lữ hành Nhật Bản

Meeting, Incentive, Convention,

Loại hình du lịch kết hợp với

Event

hội họp, khen thưởng, hội

iv


nghị, hội thảo và triển lãm

NHK

PATA

SARS


Nippon Hōsō Kyōkai

Hiệp hội Phát hình Nhật Bản

Pacific ASEAN Tourism

Hiệp hội du lịch Châu Á -

Asociation

Thái Bình Dương

Severe Acute Respiratory

Hội chứng hô hấp cấp tính

Syndrome

nặng

United Nations Educational,

Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa của Liên Hiệp

UNESCO Scientific and Cultural

Quốc

Organization

United Nations World Tourism
UNWTO

Organization

Tổ chức Du lịch Thế giới

Value added tax

Thuế giá trị gia tăng

Vietnam Chamber of

Phòng thương mại và công

Commercial & Industry

nghiệp Việt Nam

Viet Nam Post and

Tổng công ty Bưu chính Viễn

Communication

thông Việt Nam

WTM

World Travel Market


Hội chợ du lịch Anh

WTO

World Trade Operation

Tổ chức thương mại thế giới

World Travel and Tourism

Hội đồng Du lịch và Lữ hành

Council

Thế giới

VAT
VCCI

VNPT

WTTC

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ lệ thất nghiệp năm 2009 ở một số nước ..................................... 7
Bảng 1.2: Các chiến lược định giá ................................................................ 20

Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch hàng năm (nội địa, quốc tế) ..................... 29
Bảng 2.2: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2008 – 2009 ......... 31
Bảng 2.3: Số lượng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế (7/2009) ................... 35
Bảng 2.4: Khách sạn xếp hạng (tính đến tháng 6/2009) ................................ 36
Bảng 2.6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời kỳ 2000 - 2009 ................ 39
Bảng 2.7: Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam ............................................... 52
Bảng 2.8: Số lượng hướng dẫn viên quốc tế được cấp thẻ ............................ 54
Bảng 2.9: Dự báo sự phát triển của cơ sở lưu trú du lịch đến năm 2015 ....... 58

vi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Biểu đồ 2.1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2009 ........ 30
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam ............................................................................................... 35
Biểu đồ 2.3 : Thu nhập ngành du lịch giai đoạn 1990 - 2009 ........................ 37
Hình 2.1: Poster chương trình “Ấn tượng Việt Nam” ................................... 47
Sơ đồ 2.1: Kênh đặt chỗ của tập đoàn khách sạn Accor ................................ 49
Hình 2.2: Poster “Việt Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn” ............................................. 50
Biểu đồ 2.4: Thành phần lao động trực tiếp ngành du lịch ............................ 53
Biểu đồ 2.5: Chất lượng đào tạo của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam ........ 54
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ........................... 57

vii


LỜI MỞ ĐẦU
1.


Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một thành tố quan trọng trong bức tranh

kinh tế chung của cả nước. Sự phát triển của du lịch không chỉ góp phần cải
thiện tình hình kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, góp phần giải quyết việc
làm cho nhiều lao động mà còn thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo thuận
lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua. Trong bối cảnh
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành du lịch càng được Đảng
và Nhà nước chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, mở
rộng quy mô hoạt động theo chủ trương đã nêu ra từ đại hội đại biểu Đảng
toàn quốc lần thứ IX là “phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn” [13].
Tuy đạt được những thành tựu đáng khích lệ về tốc độ tăng trưởng du
lịch trong một thời gian ngắn (chủ yếu từ năm 1990 trở lại đây) nhưng hội
nhập quốc tế bên cạnh việc mở ra những cơ hội phát triển mới cũng đặt ra
không ít khó khăn, thách thức với ngành du lịch Việt Nam. Bối cảnh suy thoái
kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay đã ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế
nước ta nói chung và ngành du lịch nói riêng. Ngành công nghiệp không khói
đóng góp vào GDP hơn 70 nghìn tỷ đồng và tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao
động này có dấu hiệu chững lại. Để vực lại tốc độ tăng trưởng nhanh và tiếp
tục phát triển bền vững, cạnh tranh được với những ngành du lịch phát triển
trong khu vực và trên thế giới, vấn đề đặt ra đối với ngành du lịch Việt Nam
là phải xác lập được cho mình chiến lược thu hút khách du lịch một cách hiệu
quả. Chỉ bằng cách đó, ngành du lịch Việt Nam mới có thể phát triển trong
dài hạn và bắt kịp tốc độ phát triển của các quốc gia có ngành du lịch tiến bộ
hơn trong khu vực, từng bước đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của cả nước.
-1-



Ngành du lịch Việt Nam tuy đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ
nhưng phát triển vẫn chưa tương xứng với tài nguyên sẵn có. Tại sao khách
du lịch chưa thấy Việt Nam thực sự là một điểm đến hấp dẫn? Do cơ sở hạ
tầng, nhân lực ngành còn hạn chế hay do sản phẩm du lịch chưa phong phú,
độc đáo…? Và đâu là hướng đi đúng đắn cho ngành trước tình hình kinh tế
hiện nay. Những câu hỏi cấp thiết này chính là nguyên nhân để em chọn đề tài
“Chiến lược thu hút khách du lịch của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái
kinh tế toàn cầu” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về chiến lược thu hút khách du lịch.
-

Phân tích và đánh giá thực trạng các chiến lược thu hút khách du

lịch của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.
-

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược thu hút khách

du lịch của Việt Nam giúp ngành du lịch phát triển bền vững trong bối cảnh
suy thoái kinh tế toàn cầu.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là chiến lược thu


hút khách du lịch của Việt Nam trong đó tập trung vào các thành phần của
chiến lược Marketing-mix dịch vụ du lịch của ngành du lịch.
-

Thời gian: Nghiên cứu sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam

trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử.
-

Khóa luận sử dụng phương pháp quan sát thực tế, phân tích thống

kê, tổng hợp so sánh để đưa ra các đánh giá, nhận định.

-2-


5.

Kết cấu khóa luận
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa


luận được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về chiến lược thu hút khách du lịch trong bối
cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu
Chương 2: Phân tích chiến lược thu hút khách du lịch của Việt Nam
trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược thu hút
khách du lịch của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu
Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế, khóa luận chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những góp ý, phê bình của
thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn và cũng là để có thêm
luận cứ, cơ sở để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn nữa về vấn đề
này trong thời gian tới.
Để có thể hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các
thầy cô Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình
của cô giáo - ThS Trần Hải Ly trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!

-3-


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƢỢC THU HÚT KHÁCH DU
LỊCH TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU
I.

Khái quát chung về chiến lƣợc thu hút khách du lịch trong bối

cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu
1. Chiến lƣợc thu hút khách du lịch
Chiến lược trong kinh doanh đã trở thành một yếu tố chủ chốt đóng góp
vào sự thành công của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế. Khái niệm chiến

lược được định nghĩa như sau.
Theo tập đoàn tư vấn Boston: “Chiến lược kinh doanh là những xác
định sự phân bổ nguồn lực sẵn có với mục đích làm thay đổi thế cân bằng
cạnh tranh & chuyển lợi thế về phía mình” [9].
Còn theo Michael Porter - giáo sư chiến lược hàng đầu của Havard
thì: “Chiến lược kinh doanh để đương đầu với cạnh tranh là sự kết hợp giữa
những mục tiêu cần đạt tới và những phương tiện mà doanh nghiệp cần tìm
để đạt tới mục tiêu” [9].
Có thể chia chiến lược theo các cấp độ:
-

Tầm nhìn chiến lược (Vision)

-

Sứ mệnh chiến lược (Mission)

-

Mục tiêu chiến lược (Objective/Goal)
Chia chiến lược theo thời gian:

-

Chiến lược ngắn hạn (2-3 năm thường là chiến lược chức năng)

-

Chiến lược trung hạn (5-10 năm, là các chiến lược khá quan trọng bao
gồm nhiều hoạt động, dự án)


-

Chiến lược dài hạn (từ 10 năm trở đi, chiến lược trở thành một định
hướng, dự báo cho doanh nghiệp trong tương lai)
Chiến lược chia theo chức năng

-

Chiến lược bộ phận (chiến lược cho bộ phận của ngành)

-

Chiến lược tổng thể (chiến lược cho toàn ngành)
-4-


Tới thập kỷ 60 của thế kỷ 20, thuật ngữ chiến lược được sử dụng rộng
rãi trong kinh doanh nói chung và Marketing nói riêng. Chiến lược thu hút
khách du lịch cũng nằm trong số đó.
Như vậy, chiến lược thu hút khách du lịch là một chiến lược tổng thể
cho toàn ngành và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành.
Trong khuôn khổ bài khóa luận này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu chiến
lược thu hút du khách thông qua các chiến lược marketing – mix du lịch áp
dụng cho ngành.
2. Bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu
2.1.

Nguyên nhân
Có thể nói, bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay bắt nguồn từ


nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu do các nguyên nhân cơ bản:
Một là, sự hình thành và đổ vỡ của bong bóng nhà đất, của các khoản
cho vay thế chấp nhà đất hay còn gọi là tín dụng dưới chuẩn.
Quá trình sụp đổ (từ 2007) diễn ra nhanh hơn quá trình hưng thịnh
(2000 – 2006). Cho đến tháng 8/2008, chỉ số giá nhà ở Mỹ đã xuống gần mức
âm 20% và vẫn còn xuống thấp. Trong khi đó, các ngân hàng lại cho vay mua
nhà hết sức dễ dãi cùng sự đánh giá tín nhiệm thiếu trách nhiệm của nhiều tổ
chức đánh giá khiến người vay không trả được lãi và môt phần gốc đến hạn,
dẫn đến đổ vỡ.
Hai là, sự đổ vỡ của hệ thống tín dụng.
Tại đỉnh điểm, tổng dư nợ thế chấp nhà đất ở Mỹ vào khoảng 11 nghìn
tỷ USD còn tổng mức dư nợ tín dụng là gần 3,5 lần GDP tức khoảng 48 nghìn
tỷ USD. Nợ thế chấp chỉ chiếm khoảng 23% tổng dư nợ nhưng đã tăng gấp
đôi từ năm 2001 đến năm 2007.
Ba là, khuyết tật của hệ thống ngân hàng – tài chính.
Có thể thấy đây là nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng tín dụng và
khủng hoảng cho vay thế chấp. Sự quản lý lỏng lẻo, không theo kịp các hoạt
-5-


động của tất cả các tổ chức tài chính – ngân hàng đã tạo điều kiện cho các tổ
chức này lạm dụng các sản phẩm phái sinh mới một cách thái quá dẫn đến
những hậu quả khôn lường.
2.2.

Diễn biến
Bong bóng nhà đất ở Mỹ giai đoạn 2005 – 2006 với những khoản vay

dưới chuẩn có nguy cơ rủi ro cao và các khoản thế chấp có lãi suất điều chỉnh

dẫn đến sự thất bại trong kinh doanh nhà đất năm 2007. Đã có 25 tổ chức cho
vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản, gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu
để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006.
Tất cả góp phần đẩy Mỹ và thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu năm 2008. Sau khi các ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính thế
giới báo cáo thua lỗ đến 435 tỷ USD vào tháng 7 thì Mỹ phải chi hàng trăm tỷ
USD để tiếp quản hai tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac, chính phủ tiếp
quản ngân hàng Washington Mutual – ngân hàng tiết kiệm lớn nhất nước Mỹ,
FED cung cấp 30 tỷ USD để trợ giúp các khoản lỗ của Bear Steams và cho
AIG, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ, vay 85 tỷ USD để tránh phá sản.
Sauk hi Lehnam Borthers tuyên bố phá sản vào 15/9 thì cả 3 loại chỉ số Down
Jones, NASDAD và S&P 500 sụt giảm mạnh nhất kể từ sau sự kiện
11/9/2001… Mỹ đã phải chi lần lượt 700 và 800 tỷ USD cho các gói hỗ trợ
kinh tế và thừa nhận đã suy thoái kinh tế từ cuối năm 2007.
Ở Anh, sau khi ngân hàng Braford & Bingley sụp đổ đã cho 88 tỷ USD
để cứu hệ thống ngân hàng nước này. Nhật và 15 nước châu Âu thừa nhận đã
lâm vào suy thoái. Trung Quốc chi gần 600 tỷ USD kích thích kinh tế còn
IMF cũng phải bơm tiền hỗ trợ hàng loạt nền kinh tế.
2.3.

Tác động

2.3.1. Đối với thế giới
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu này là cuộc khủng hoảng sâu rộng
nhất kể từ sau Đại suy thoái 1929 – 1933 và để lại những hậu quả nặng nề đối
-6-


với nền kinh tế thế giới. Bắt đầu từ Mỹ, cuộc khủng hoảng đã lan nhanh sang
châu Âu, châu Á và nhiều nơi khác trên thế giới. Theo số liệu công bố ngày

28/1/2009 của IMF tại hội nghị thường niên lần thứ 39 của WEF, năm 2008
các định chế tài chính toàn cầu đã thiệt hại tới 2,2 nghìn tỷ USD do cuộc
khủng hoảng tài chính gây ra. Hầu hết các nước phát triển đều có mức tăng
trưởng âm trong năm 2009, các nước OECD được cảnh báo về 3 hiểm họa là
suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng và nguy cơ giảm phát. Trong khi đó, tỷ
lệ lạm phát tăng cao và nguy cơ khủng hoảng tài chính lại đang rình rập các
nước đang phát triển.
Tại các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, hậu
quả nặng nề là tín dụng bị thu hẹp, lãi suất liên ngân hàng tăng, nguy cơ suy
thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, mức tiêu dùng giảm, sản xuất sa sút. Tổ
chức lao động quốc tế (ILO) dự báo trong hoàn cảnh kinh tế thế giới phục hồi
tốt nhất sẽ vẫn có thêm 18 triệu người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu
là 6,1%.
Bảng 1.1: Tỷ lệ thất nghiệp năm 2009 ở một số nƣớc
Đơn vị: %
Quốc gia

2006

2007

2008

2009

Mỹ

4,6

4,6


5,6

6,9

EU

8,7

7,4

7,6

8,3

Nhật Bản

4,1

3,8

4,1

4,5

Anh

5,4

5,4


5,4

6,0

Nguồn: Tổ chức lao động quốc tế
Chỉ số chứng khoán Mỹ sụt giảm đã gây tác động dây chuyền, kéo theo
chỉ số chứng khoán của các nước châu Á và châu Âu sụt giảm. Niềm tin vào
thị trường tài chính lung lay và “bong bóng” bất động sản toàn cầu có nguy cơ
bị xì hơi. Khi thị trường tín dụng đóng băng, màu đỏ tràn ngập trên mọi thị
trường chứng khoán.
-7-


Mức tăng trưởng về trao đổi thương mại quốc tế năm 2008 chỉ đạt
4,5%, thấp hơn nhiều so với 8,5% năm 2006 và 5,5% năm 2007. Trong khi
đó, giá hàng hóa thế giới lại biến động cực mạnh, tăng và giảm rất nhanh.
2.3.2. Đối với Việt Nam
Gia nhập WTO, hội nhập vào kinh tế thế giới đồng nghĩa với việc
khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu tác động tới Việt Nam là
không thể tránh khỏi.
Lạm phát đã chậm lại do sự sụt giảm về giá trên rất nhiều mặt trong
tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Nó đòi hỏi những chính sách thích
hợp để vừa kích cầu đầu tư và tiêu dùng để kiềm chế giảm phát cũng như đề
phòng nguy cơ lạm phát trở lại.
Khủng hoảng tài chính tác động đến lĩnh vực xuất – nhập khẩu khiến
thâm hụt thương mại gia tăng. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đồng loạt
giảm giá mạnh, đặc biệt là ở các mặt hàng dầu thô, nông - thủy sản… Lượng
đơn đặt hàng từ đối tác nước ngoài của nhiều ngành hàng bị hủy bỏ hoặc sụt
giảm trong hai tháng cuối năm 2008. Tiêu biểu là dệt may giảm 20 -30% về

số lượng đơn hàng và giá, thủy sản giảm 30% đơn hàng và giá…Trong khi
đó, nước ta vẫn nhập siêu đến 17,5 tỷ USD trong cả năm 2008.
Khủng hoảng tài chính cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người
dân, lo ngại đồng USD mất giá và rút USD khỏi hệ thống ngân hàng hoặc bán
USD lấy tiền Việt gửi vào khiến cơ cấu tài sản của các ngân hàng rơi vào thế
bất lợi.
Ngoài ra, khủng hoảng lan rộng cũng ảnh hưởng đáng kể đến đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Vốn FDI giảm, thậm chí vốn đã cam kết
thực hiện trễ hơn do tới khoảng 80% vốn của các nhà đầu tư vào Việt Nam là
nguồn vốn đi vay.

-8-


3.

Dịch vụ du lịch và ngành du lịch
Trước khi tìm hiểu về chiến lược thu hút khách du lịch, chúng ta cần

nắm được những hiểu biết cơ bản nhất về dịch vụ du lịch cũng như ngành du
lịch - một ngành kinh tế dịch vụ có nhiều đặc thù.
3.1.

Khái niệm về dịch vụ du lịch
Về khái niệm dịch vụ du lịch, nhiều học giả đã đưa ra các khái niệm

khác nhau đi từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.
Theo Giáo trình Kinh tế du lịch, dịch vụ du lịch là “kết quả mang lại
nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách
du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của

khách du lịch, mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch” [20,25].
Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì định nghĩa: “Du lịch là hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định”. Còn dịch vụ du lịch là “việc cung cấp các
dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông
tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch” [17]. Đây được coi là định nghĩa khá đầy đủ và toàn diện về khái
niệm dịch vụ du lịch.
3.2.

Phân loại dịch vụ du lịch



Xét theo hình thái vật chất
Dịch vụ du lịch được phân thành 2 loại: dịch vụ du lịch hàng hóa (thức

ăn, quà lưu niệm, vận chuyển…) và dịch vụ du lịch phi hàng hóa (hướng dẫn,
thăm quan, tổ chức trò chơi, tư vấn tiêu dùng…). Trong dịch vụ phi hàng hóa,
dịch vụ du lịch được hiểu theo nghĩa thuần túy, không có hình thái vật chất.
Dịch vụ du lịch thuần túy thường chiếm từ 2/3 đến 3/4 sản phẩmdịch vụ du
lịch.

-9-




Xét theo cơ cấu tiêu dùng

Dịch vụ du lịch chia làm 2 loại: Dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung.

-

Dịch vụ du lịch cơ bản: Bao gồm các dịch vụ ăn uống, lưu trú và vận

chuyển. Đó là những nhu cầu cơ bản, không thể thiếu được với khách hàng
trong thời gian du lịch
-

Dịch vụ du lịch bổ sung: Bao gồm các dịch vụ thăm quan, giải trí, mua

sắm hàng hóa. Đó là những nhu cầu phải có nhưng không thật cần thiết lắm so
với loại hình du lịch trên.
Quan hệ tỷ lệ giữa 2 loại này rất quan trọng để phân tích chi tiêu của
khách, chuẩn bị phục vụ của ngành du lịch, đặc biệt là để phân biệt hiệu quả
tỷ trọng giữa dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung. Tỷ trọng này càng nhỏ thì
hiệu quả tổng hợp của kinh doanh du lịch ngày càng cao. Tức là tỷ lệ nhu yếu
phẩm ngày càng nhỏ, khách du lịch ngày càng giàu, du lịch càng phát triển và
kinh doanh càng nhiều lãi.


Xét theo tính chất tham gia vào dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch chia ra làm dịch vụ trực tiếp và dịch vụ gián tiếp:

-

Dịch vụ trực tiếp: Là dịch vụ du lịch do đơn vị kinh doanh du lịch trực

tiếp làm, ví dụ như dịch vụ tại các nhà hàng, khu nghỉ biển, bể tắm hơi…

-

Dịch vụ gián tiếp: Là dịch vụ du lịch không do đơn vị kinh doanh du

lịch trực tiếp làm mà chỉ thực hiện chức năng môi giới. Đơn vị thực hiện dịch
vụ gián tiếp thường là các đại lý du lịch. Tuy không trực tiếp phục vụ khách
hàng nhưng đại lý du lịch đóng vai trò rất quan trọng như: nghiên cứu thị
trường du lịch, chức hình thành các sản phẩm du lịch, tuyên truyền, quảng cáo
các loại hình du lịch đã hình thành, xác định hiệu quả của tuyên truyền, quảng
cáo… Trong các công ty du lịch, trung tâm điều hành hướng dẫn du lịch thực
hiện nhiệm vụ dịch vụ gián tiếp này.

-10-




Xét theo nội dung
Dịch vụ du lịch phải thỏa mãn bốn yêu cầu của khách là đi lại, nghỉ

ngơi - vui chơi, ăn uống và làm việc. Tương ứng bốn yêu cầu này là bốn loại
dịch vụ phục vụ khách hàng. Đây là cách phân loại quan trọng nhất, xuất phát
từ bản chất của hoạt động du lịch. Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp sử
dụng sản phẩm của những ngành khác, nhằm đáp ứng nhu cầu tổng hợp của
khách du lịch.
3.3.

Đặc thù của ngành du lịch và dịch vụ du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ. Ngành du lịch được định nghĩa


theo nghĩa rộng là khu vực kinh tế bao gồm tất cả các ngành phục vụ khách
du lịch. Do đó, ngành kinh doanh này được định nghĩa gắn liền với thị trường
riêng biệt của nó và bao gồm tất cả các hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch và
những nguồn thu từ khách du lịch.
Là một ngành kinh tế dịch vụ, ngành du lịch cũng có những đặc điểm
chung như những ngành dịch vụ khác:


Tính vô hình
Về cơ bản, sản phẩm du lịch không phải là sản phẩm cụ thể, không tồn

tại dưới dạng vật thể. Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm vô hình, không thể
nhận biết bằng thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Do đó, việc đánh giá chất
lượng sản phẩm du lịch không hề đơn giản vì thường mang tính chủ quan và
phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộc vào khách du
lịch. Chất lượng của sản phẩm du lịch được xác định dựa vào chênh lệch giữa
mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch.


Tính không đồng nhất
Sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động bao gồm

nguồn cung cấp, dịch vụ (cung), người mua dịch vụ (du khách), và cả yếu tố
thời gian ở thời điểm mua bán dịch vụ du lịch. Dịch vụ du lịch có tính phi tiêu

-11-


chuẩn hóa cao nên muốn có dịch vụ tốt cần phải có sự thực hiện tốt của cả hai
phía người cung cấp và khách hàng cũng như các nguồn cung khác.



Tính không thể tách rời
Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời, do vậy cung

cầu dịch vụ không thể tách rời nhau. Thêm vào đó, phần lớn quá trình tạo ra
và tiêu dùng các sản phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian. Do
đó, vấn đề đặt ra là phải tạo ra được sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng.
Ngoài những đặc điểm chung của ngành dịch vụ, ngành du lịch còn có
những nét đặc thù:
Sản phẩm du lịch được tạo ra thường gắn với yếu tố tài nguyên du lịch
- bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa. Sản phẩm du lịch
là dạng sản phẩm không dịch chuyển được. Khách du lịch muốn thỏa mãn
nhu cầu của mình phải thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch tại địa điểm
du lịch. Chính vì vậy, muốn tiêu thụ sản phẩm du lịch, bài toán đặt ra cho cá
nhân kinh doanh du lịch là phải tìm cách thu hút khách du lịch tới địa bàn du
lịch của mình.
Hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính thời vụ: Việc tiêu
dùng sản phẩm du lịch tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày
(đối với nhóm sản phẩm ở bộ phận nhà hàng), trong tuần (với gói du lịch cuối
tuần), và trong năm (với sản phẩm của một số loại hình du lịch như du lịch
biển, du lịch leo núi…). Tính mùa vụ trong sản phẩm du lịch gây ra không ít
khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới kết
quả kinh doanh của các nhà kinh doanh du lịch.
3.4.

Vai trò của chiến lược thu hút khách du lịch thông qua marketing

dịch vụ du lịch
Để thu hút khách du lịch thành công, các doanh nghiệp kinh doanh dịch

vụ du lịch không chỉ cần có vốn, công nghệ mà còn cần hiểu rõ thị trường,
nhu cầu và mong muốn của khách du lịch. Và chiến lược thu hút thông qua
-12-



×