Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.56 KB, 10 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tiểu luận cuối khoá lớp trung cấp lý luận chính trị Học viện thanh thiếu
niên Việt Nam tại huyện Đoàn Nga Sơn này đã đựơc sự hỗ trợ của Tiến sỹ Lê
Hữu Tuấn giảng viện học viện thanh thiếu niên Việt Nam - người đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ trong thời gian thực hiện tiểu luận và được hỗ trợ của ban
tổ chức huyện uỷ Nga Sơn, Chi bộ trường trung cấp nghề Nga Sơn, sự giúp đỡ
của các thầy, cô giáo giảng dạy các bộ môn đã tạo điều kiện tốt về kiến thức lý
luận chính trị hành chính để em làm tiểu luận tốt nghiệp. Đồng thời xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới ban thường vụ huyện đoàn Nga Sơn đã liên kết mở khóa học.
Mặc dù đã cố gắng xong cuốn tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong các thầy cô giáo cùng bạn đọc đánh giá góp ý để bản thân rút kinh nghiệm
và cuốn tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.
Xin cam đoan tiểu luận này là của riêng tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Nga Sơn, Ngày 15 tháng 12 năm 2011
Người viết

Nguyễn Văn Mạnh

1


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

Lời cảm ơn

1


Phần 1: Mở đầu

4

1. Lý do chọn đề tài

4

2. Mục đích nghiên cứu

5

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

6

4. Phạm vi nghiên cứu

6

5. Phương pháp nghiên cứu

6

6. Kết cấu tiểu luận

7

Phần 2: Nội dung: Chương 1 Cơ sở và lý luận thực tiễn


8

1.1 Những quan điểm MacAnghen và Lênin

8

1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh và đảng ta

9

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CÔNG TÁC GIÁO DỤC

10

CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CỦA CHI BỘ TRƯỜNG
TRUNG CẤP NGHỀ NGA SƠN
2.1. Đặc điểm tình hình của đảng bộ huyện Nga Sơn và chi bộ

10

rường trung cấp nghề Nga Sơn.
2.1.1 Đặc điểm tình hình đảng bộ hụyện Nga Sơn

10

2.1.2 . Đặc điểm tình hình trường trung cấp nghề Nga Sơn và

12

chchi bộ nhà trường

2.1.2.1 Về nhà trường

12

2.1.2.2 Về các tổ chức đoàn thể

17

2.1.2.3. Đặc điểm tình hình Chi bộ

17

2.2. Nhận thức về vai trò và chất lượng của đảng viên

19

2.2.1. Nhận thức về vai trò của đội ngũ đảng viên

19

2


2.2.2. Tính tất yếu phải không ngừng nâng cao chất lượng đội

21

ngngũ đảng viên
2.3. Đánh giá về đội ngũ đảng viên và công tác đảng viên ở


23

chchi bộ trường trung cấp nghề Nga Sơn.
2.3.1. Đánh giá về công tác Đảng viên của chi bộ

24

2.3.2. Đánh giá về chất lượng đảng viên của chi bộ

26

2.3.3. Những khuyết điểm, tồn tại

27

2.3.4. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm chủ yếu

29

2.3.4.1. Nguyên nhân

29

2.3.4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu

31

CHƯƠNG III

32


NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Phương hướng chung về công tác giáo dục chính trị tư

32

ởng của Chi bộ trường trung cấp nghề Nga Sơn.
3.2 Một số giải pháp cụ thể:

33

Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

37

1. Kết luận

37

2. Một số đề xuất kiến nghị

38

3


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do họn đề tài
1.1 Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, từ
khi ra đời đến nay đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến

thắng lợi khác. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và
Bác Hồ luôn quan tâm, coi trọng công tác xây dựng Đảng, trong đó có việc xây
dựng đội ngũ đảng viên được xác định là then chốt, là một trong những yếu tố
cơ bản quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khẳng định “Đảng mạnh là do chi bộ mạnh, chi bộ mạnh là do
đảng viên đều hăng hái và gương mẫu”. Với ý nghĩa đó đảng viên được coi là
“tế bào” của tổ chức đảng, có vai trò quan trọng trong việc triển khai, tuyên
truyền, giáo dục, vận động và cổ vũ, thuyết phục đảng viên và các tổ chức quần
chúng nhân dân thực hiện thắng lợi các Nghị quyết, chủ trương chính sách của
Đảng, Nhà nước, đồng thời đảng viên còn là người phản ánh tâm tư nguyện
vọng của quần chúng nhân dân để phản ánh và đề xuất với Đảng.
Bước vào thời kỳ đổi mới với những yêu cầu và nhiệm vụ mới, cần thiết
phải có đội ngũ đảng viên tương ứng. Trong thời kỳ mới, Đảng ta đã nhiều lần
khẳng định phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Trong
xây dựng Đảng thì công tác đảng viên là quan trọng nhất, là khâu then chốt của
then chốt. Quan điểm cơ bản về xây dựng đội ngũ đảng viên trong thời kỳ này
thể hiện từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và các đại hội, hội nghị sau đó
của Đảng ta trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua.
1.2 Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài và gian khổ của dân tộc ta
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và sau hơn 20 năm tiến hành
công cuộc đổi mới đất nước, đại bộ phận đảng viên đã thể hiện được phẩm chất
chính trị vững vàng có bước tiến bộ, trưởng thành về nhận thức và năng lực hoạt
động thực tiễn, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách

4


của Đảng đề ra. Tuy nhiên còn một bộ phận đảng viên giảm sút ý chí chiến đấu,
phai nhạt lý tưởng, dao động mất lòng tin, thiếu tu dưỡng rèn luyện, sa đọa về
đạo đức lối sống, thoái hóa biến chất. Về kiến thức, năng lực một số đảng viên

còn hạn chế, bất cập với đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước; nhất là trong
giai đoạn công nghịêp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
1.3 Trong bối cảnh hiện nay, trước những biến động hết sức phức tạp của tình
hình thế giới và những ảnh hưởng tiêu cực mặt trái của nền kinh tế thị trường,
trước thực trạng đội ngũ đảng viên hiện nay và yêu cầu của đảng thì vấn đề đổi
mới, chỉnh đốn Đảng về mọi mặt đang trở lên cấp bách. Trong đó có nhiệm vụ
đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng viên. Các cơ sở Đảng
giảm sút chất lượng Để đáp ứng với tình hình mới Đảng ta chủ trương tổ chức
triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương VI lần 2 – khoá VIII về
“Một số giải pháp cấp bách trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng của tổ
chưc cơ Đảng hiện nay” và Nghị quyết Trung ương 6 khoá X “Về nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội
ngũ cán bộ, đảng viên”.
Trên tinh thần quán triệt sâu sắc các nguyên lý xây dựng một chính đảng
kiểu mới, đồng thời qua tổng kết kinh nghiệm và nhận thức được những vấn đề
có tính chất quy luật nhằm xây dựng đội ngũ đảng viên của Đảng đáp ứng nhu
cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Cùng với kiến thức lý luận tiếp thu được
trong quá trình học tập lớp trung cấp chính trị và nghiên cứu thực tế ở chi bộ
trường trung cấp nghề Nga Sơn, thuộc Đảng bộ huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh
Hoá, bản thân tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác nâng cao chất
luợng đội ngũ đảng viên ở chi bộ cơ sở. Được sự đồng ý của nhà trường, của
khoa xây dựng Đảng nên tôi chọn đề tài “Công tác giáo dục chính trị tư tưởng
của tổ chưc cơ sở Đảng” làm tiểu luận tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

5


2.1 Mục đích:
Đề xuất nâng cao chất lượng cơ sở Đảng nhằm góp phần xây dựng Đảng

cộng sản Việt Nam quang vinh.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
2.2.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận cùa đề tài.
2.2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.3. Đề xuất những biện pháp xây dựng và góp phần nâng cao chất lượng cơ
sở Đảng.
2.2.4. Thăm dò tính khả thi của đề tài.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
3.1. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng của tổ chức cơ Đảng.
3.2. Đảng viên cơ sở Đảng
4. Giới hạn đề tài
4.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ Đảng viên ở trường trung cấp
nghề Nga Sơn.
4.2. Chi bộ trường trung cấp nghề Nga Sơn.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Có phương pháp nghiên cứu như tổng hợp, phân tích hệ thống khái quát
hoá tài liệu được sử dụng để khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề
được nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác giáo dục chính trị tư tưởng của tổ
chức cơ sơ Đảng.
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Khảo sát thực trạng cơ sở Đảng và Đảng viên:
- Phương pháp quan sát.
- Phương phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

6


- Phương pháp trao đổi.

- Phương pháp lấy ý kuiến chuyên gia nhằm xác định tính cần thiết và
khả thi của các giải pháp.
5.3 Các phương pháp hỗ trợ:
- Phương pháp dự báo: Sử dụng các phương pháp dự báo để thiết lập các
luận cứ thực tiễn cho qua strình xây dựng chiến lược.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tổng kết kinh nghiệm xây dựng cơ
sở Đảng trong giai đoạn hiện nay.
- Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng thu thập những thông tin cần
thiết trong quá trình hoạch định giải pháp thực hiện và thăm dò tính khả thi.
- Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp so sánh.
6. Kết cấu tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, Kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo;
Tiểu luận gồm có 3 chương.
Chương I: Cơ sở lý luận về biện pháp công tác giáo dục chính trị tư tưởng
của tổ chức cơ sở Đảng.
Chương II: Thực trạng ở cơ sở Đảng hiện nay.
Chương III: Một số biện pháp công tác giáo dục chính trị tư tưởng của tổ
chức cơ sở Đảng.

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BIỆN PHÁP CÔNG TÁC
GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG.
Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
Đảng ta về vị trí vai trò của đảng viên và công tác đảng viên.
1.1. Những quan điểm của Mác-ăng ghen và Lênin

Trong cuộc đấu tranh để xây dựng đội ngũ tiên phong chính trị của giai
cấp công nhân - Đảng cộng sản, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin
đã đặc biệt quan tâm đến tư cách người cộng sản, coi đó là những chuẩn mực để
phân biệt giữa những người đảng viên cộng sản với công nhân và quần chúng
cách mạng. Có thể nêu khái quát những tư tưởng của Mac – ăng nghen và Lênin
về yêu cầu có tính nguyên tắc đối với tư cách của người cộng sản, đó là Tư cách
đảng viên là những đặc trưng cơ bản của người đảng viên cần có. Đó là những
yếu tố chủ yếu là cơ sở để phân tích rõ ranh giới giữa đảng viên và quần chúng
tích cực ngoài Đảng.
Kế thừa và phát triển tư tưởng của Mác-ăng ghen, Lênin cho rằng vai trò
tiền phong của Đảng được thể hiện trước hết trên lĩnh vực lý luận và đã chỉ rõ
“Đảng nào đựơc một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm
tròn vai trò chiến sĩ tiên phong…”. Chính vì lẽ đó mà quan điểm của các ông
về yêu cầu có tính nguyên tắc đối với tư cách người đảng viên Đảng Cộng sản
như sau:
Một là: Thừa nhận cương lĩnh của Đảng và suốt đời phấn đấu với mục
tiêu lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Hai là: Gắn bó chặt chẽ với Đảng bằng tự nguyện tham gia vào tổ chức
của Đảng và chịu sự quản lý của tổ chức đó.

8


Ba là: Gương mẫu trong mọi hành động cách mạng, là người đi đầu và có
khả năng lôi cuốn quần chúng đấu tranh cho lợi ích của giai cấp công nhân, của
nhân dân lao động và dân tộc.
Bốn là: Gương mẫu trong học tập và rèn luyện nâng cao kiến thức và
năng lực đáp ứng ngày càng cao cảu cách mạng, đặc biệt trong điều kiện Đảng
cầm quyền.
Mặt khác nếu không có một lý tưởng cách mạng thì làm sao trau dồi đựơc

đạo đức cách mạng. Bởi V.I.Lênin nói “Đạo đức cộng sản là tất cả những gì
góp phần phá huỷ xã hội cũ và đoàn kết tất cả những người xung quanh giai
cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới, xã hội cộng sản”.
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta:
Đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ lý tưởng vĩ đại là mong
muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, xã hội ấy chỉ có thể là xã hội xã hội chủ
nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Người nói “ Chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân
loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc, sự bình
đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên trái đất”, chính vì thế Người chỉ rõ điều chủ
chốt của đạo đức cách mạng là “Tuyệt đối trung thành với cách mạng, với
nhân dân, quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng” theo
người đó là “Tiêu chuẩn của một người cách mạng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động Việt Nam đã suốt đời chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng đất nước.
Nhân dân ta coi đạo đức của Người là tấm gương sáng tuyệt vời để học tập và
noi theo. Trong di chúc của mình, Người nhấn mạnh “Đảng ta là một Đảng
cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách
mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”.
Chính từ những bài học đạo đức cách mạng đó, mỗi đảng viên phải luôn
trau dồi đạo đức, tác phong để trở thành một đảng viên tốt, bởi đảng viên tốt là

9


nhân tố để hình thành tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh. Đảng là sự liên kết
giữa những con người cùng chung lý tưởng. Đội ngũ đảng viên tốt thì Đảng sẽ
mạnh, ngược lại Đảng mạnh sẽ tạo điều kiện để đảng viên phấn đấu tốt. Cho nên
việc quan tâm đến chất lượng đội ngũ đảng viên cũng chính là quan tâm đến sức
chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng.
Điều 1 điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ “Đảng viên Đảng Cộng

sản Việt Nam là chiến sỹ cách mạng trong đội ngũ tiên phong của giai cấp công
nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của tổ
quốc, của giai cấp công nhân và lợi ích của nhân dân lao động lên trên lợi ích
cá nhân, chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, các nghị
quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có lao động, không bóc lột, hoàn
thành nhiệm vụ được giao, có đạo đức và lối sống lành mạnh, gắn bó mật thiết
với nhân dân, phục tùng tổ chức kỷ luật Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong
Đảng, đảng viên là cầu nối duy trì mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng. Đảng
viên tốt thì quần chúng sẽ tin tưởng gắn bó với Đảng. Có như vậy Đảng mới
phát huy được sức mạnh tổng hợp của quần chúng”. Bác Hồ nói “Dễ trăm lần
không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Thực tiễn chứng minh mọi đường lối, chính sách của Đảng nếu được triển
khai đầy đủ, kịp thời ở các cấp cơ sở, sẽ có hiệu quả to lớn, có ý nghĩa thiết thực
đến đời sống của nhân dân. Như vây đảng viên phải là người có ý thức và tính
kỷ luật cao, chăm lo xây dựng và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.
CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CỦA
CHI BỘ TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ NGA SƠN
2.1. Đặc điểm tình hình của đảng bộ huyện Nga Sơn và chi bộ rường trung cấp
nghề Nga Sơn.
2.1.1 Đặc điểm tình hình đảng bộ hụyện Nga Sơn.

10



×