Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TIỂU LUẬN vận MỆNH của CHỦ NGHĨA xã hội TRƯỚC vấn đề CHIẾN TRANH và hóa BÌNH, ý NGHĨA đến CÔNG CUỘC xây DỰNG và bảo vệ tổ QUỐC VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.16 KB, 10 trang )

1

VẬN MỆNH CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRƯỚC VẤN ĐỀ CHIẾN
TRANH VÀ HÒA BÌNH - Ý NGHĨA VỚI VIỆC ĐỔI MỚI TƯ DUY
LÝ LUẬN
BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY
Gần 170 năm trước, chủ nghĩa Mác ra đời, chủ nghĩa xã hội từ không
tưởng trở thành khoa học. Mác và Ăngghen vận dụng chủ nghĩa duy vật biệnk
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử , trên cơ sở phân tích sâu sắc mâu thuẫn cơ
bản của xã hội loài người, đặc biệt là của xã hội tư bản chủ nghĩa đã vạch ra quy
luật phát triển của xã hội loài người, chỉ ra xã hội phong kiến thay thế xã hội nô
lệ, chế độ tư bản thay thế chế độ phong lkiến, chủ nghĩa xã hội (CNXH) sau khi
trải qua một quá trình phát triển dài tất yếu sẽ thay thế chủ nghĩa (CNTB), đây là
xu thế chung không thể đảo ngược của sự phát triển lịch sử xã hội. Như vậy
những ngươpì Mác xít chân chính đã chỉ ra cho thế giới thấy rõ, tương lại tươi
sáng câ nhân loại không phải là CNTB mà là CNXH. Bước vào thế kỷ XX, sau
thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, lịch sử loài người đã mở ra
một trang hoàn toàn mới, mục tiêu CNXH không chỉ là lý tưởng mà đã trở thành
hiện thực. Từ đây CNXH đã phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, một
loạt các nước xã hội chủ nghĩa làn lượt ra đời và trở thành hệ thống và cũng từ
đây mở ra một thời đại mới- thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi
toàn thế giới. Tuy nhiên CNXH hiện nay đang phải đối mặt với những thách thức
mới, với sự tác động nhiều mặt trước những nhân tố thời đại mới. Trong đó chiến
tranh và hòa bình là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh của CNXH, sự tồn
vong của các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Chiến tranh, hòa bình và CNXH tuy không phải là những phạm trù thống
nhất nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động ảnh hưởng lẫn nhau theo


2


những chiều hướng nhất định. Nhân loại tiến bộ không thể có hòa bình và đi tới
CNXH khi trên thế giới vẫn còn chiến tranh, ở mỗi quốc gia dân tộc nào đó vẫn
còn xung đột và áp bức. Hòa bình chỉ có đượpc khi nhân loại biết đoàn kết chặt
chẽ, đấu tranh xóa bỏ mọi nguồn gốc của áp bức bóc lột, đẩy lùi chiến tranh xây
dựng thành công CNXH trên toàn thế giới. Hòa bình vừa là một trong những mục
tiêu cao cả của thời đại, là khát vọng cháy bỏng của nhân loại tiến bộ, vừa là
thuộc tính gắn liền với CNXH và được đảm bảo vững chắc dưới chủ nghĩa xã
hội. Từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng và sụp đổ vào những
năm 80, đầu 90 của thế kỷ XX, đế quốc Mỹ cùng các thế lực hiếu chiến phản
động phương Tây càng điên cuồng tấn công chống phá chủ nghĩa xã hội. Chúng
dùng sức mạnh về quân sự để răn đe và sẵn sàng tiến hành các cuộc chiến tranh
xâm lược, các cuộc can thiệp vũ trang, tạo cớ tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để
trừng phạt các quốc gia có lợi ích đối lập với chúng. Đế quốc Mỹ đã, đang và sẽ
gây chiến tranh xâm lược hoặc can thiệp trắng trợn vào độc lập, chủ quyền và
con đường phát triển của từng dân tộc. Nền hòa bình và an ninh thế giới đang bị
đe doạ nghiêm trọng bởi chính sách cường quyền, bạo ngược của đế quốc Mỹ. Vì
vậy, nhận thức đúng vấn đề chiến tranh và hòa bình hiện nay, đấu tranh chống
chủ nghĩa đế quốc, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình không chỉ là
nhiệm vụ của các lực lượng tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, mà
còn là vấn đề thực tiễn cấp bách đặt ra cho các Đảng cộng sản, các nước xã hội
chủ nghĩa trong tình hình hiện nay.
Trong khoảng hơn 5 nghìn năm của lịch sử xã hội có giai cấp, nhân loại đã
phải chứng kiến và chịu đựng hàng vạn cuộc chiến tranh lớn, nhỏ ở các dạng thức
khác nhau. Tuy nhiên, thế kỷ XX mới là thế kỷ của những cuộc chiến tranh điển
hình, đó là những cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, tần suất cao nhất và để lại
hậu quả bi thảm nhất cho xã hội loài người. Trong thế kỷ đó, nhân loại đã bị cuốn
vào hai cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu và hàng trăm cuộc chiến tranh, xung
đột vũ trang. Thủ phạm của những cuộc chiến tranh đó không ai khác chính là



3
chủ nghĩa đế quốc. Với bản chất hiếu chiến, xâm lược, phản động, chủ nghĩa đế
quốc đã khởi nguồn của tất cả các cuộc chiến tranh thế giới, chiến tranh khu vực
và chiến tranh cục bộ. Chủ nghĩa đế quốc đã phá hoại nền hòa bình của nhân loại
trong thế kỷ XX, và các cuộc chiến tranh do chúng gây đã đưa những hậu quả
khủng khiếp cho loài người, đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm triệu con người.
Còn chủ nghĩa đế quốc nhân loại sẽ không có hòa bình, bởi chiến tranh luôn là
"bạn đường của chủ nghĩa đế quốc". Vào những năm cuối của thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX, khi CNTB chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, mâu thuẫn trong xã hội đã trở
nên gay gắt, các nước đế quốc do nhu cầu mở rộng thị trường đã không ngừng
tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược giành giật thuộc địa, tiến hành áp bức,
nô dịch các dân tộc khác. Trong quá trình đó, do ưu thế của mỗi nước đế quốc
khác nhau nên thị phần thuộc địa giành được cũng khác nhau, những nước đế
quốc "sinh sau đẻ muộn" như Đức, Hung…mâu thuẫn gay gắt với những nước
phát triển sớm do ưu thế đã nắm giữ phần lớn thị trường thế giới. Khi mâu thuẫn
này lên đến cực độ, phương pháp hòa bình không giải quyết được thì vũ lực là
giải pháp khả thi để đạt tới mục đích chính trị, và chiến tranh thế giới đã nổ ra.
Trong lịch sử nhân loại có hai cuộc chiến tranh thế giới thì đều năm trong thế kỷ
XX, đều gắn liền với chủ nghĩa đế quốc. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kéo
dài từ năm 1914 - 1918 là cuộc chiến tranh giữa đế quốc với đế quốc, nó đã buộc
33 nước với 1,5 tỷ người cuốn vào làm cho 12.600.000 dân thường thiệt mạng 1.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kéo dài từ 1939 - 1945 là cuộc chiến có quy mô
lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Trong cuộc chiến này đã có hơn 80 quốc gia và
khu vực tham chiến, hơn 2 tỷ người bị cuốn vào chiến tranh, tổng số tử vong cả
binh lính và dân thường là 51.200.000 người2.
Sau khi thế chiến 2 kết thúc, với thắng lợi của Liên Xô và quân đồng minh,
chủ nghĩa Phát xít bị tiêu diệt, hàng loạt nước ở lục địa Châu Âu, Châu á, Châu
Phi, Châu Mỹ La Tinh được giải phóng tuyên bố độc lập, nhiều nước xã hội chủ
, 2. Tài liệu chuyên đề, lý luận về chiến tranh, trung tâm thông tin KHCNMT, BQP, 5/2001


1
2


4
nghĩa ra đời đã cùng với Liên Xô tạo thành hệ thống xã hội chủ nghĩa đối trọng
với hệ thống tư bản chủ nghĩa. Một trật tự thế giới đã được hình thành - trật tự thế
giới 2 cức, một bên là chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ, bên kia là hệ
thống xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô. Với bản chất hiếu chiến, phản động,
chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ đã đẩy nhân loại vào giai đoạn nguy hiểm mới
- giai đoạn chạy đua vũ trang và chiến tranh hạt nhân. Cho đến tận bây giờ, nhân
loại vẫn còn chưa hết bàng hoàng và phẫn nộ bởi hành động dã man, vô nhân đạo
của đế quốc Mỹ khi chúng đã thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố
đông dân cư của Nhật Bản, khi nước này đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân
đồng minh, giết hại hàng trăm ngàn người dân vô tội và còn để lại di chứng khổ
đau cho con người đến tận thế kỷ XXI. Cũng trong giai đoạn này, đế quốc Mỹ đã
gây chiến tranh xâm lược nhiều nước trên thế giới như cuộc chiến tranh Triều
Tiên (1950 - 1953); chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975) và nhiều cuộc can thiệp
vũ trang, lật đổ khác tại các nước Châu Phi, Mỹ La tinh. Chỉ tính từ năm 1929 1985, chủ nghĩa đế quốc đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra 323 cuộc chiến tranh
và khủng hoảng quốc tế, tính trung bình có 6 cuộc trên một năm. Những con số
này chỉ phản ánh một góc độ nào đó của bộ mặt chủ nghĩa đế quốc và bức tranh
chính trị thế giới, song nó cũng cho chúng ta thấy rằng: chủ nghĩa đế quốc luôn
đem lại cho nhân loại chiến tranh, xung đột, đổ máu và những điều bất hạnh.
Chiến tranh đi cùng với chủ nghĩa đế quốc luôn phá vỡ nền hòa bình mỏng manh
của loài người.
Trong giai đoạn hiện nay, sau khi Liên Xô và hệ thốnỗch chủ nghĩa khủng
hoảng, đổ vỡ, thế giới hai cực bị phá vỡ trở thành trật tự thế giới đơn cực, chủ
nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ tự do mặc sức hoành hành, điên cuồng
chống phá đến cùng các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Chúng liên tiếp đưa ra
những học thuyết quân sự mới, chúng vừa tiến hành “chiến lược diễn biến hòa

bình”, vừa tăng cường chay đua vũ trang, kết hợp sức mạnh về kinh tế và sức
mạnh về quân sự để răn đe và gây chiến tranh khi cần thiết. Núp dưới những


5
chiêu bài quen thuộc như tôn giáo, nhân quyền, đế quốc Mỹ đã ngang niên trắng
trợn can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia có chủ quyền, đặt nhân
quyền lên trên chủ quyền, lôi kéo các nước đồng minh dùng sức mạnh quân sự để
trừng phạt các nước bất đồng với Mỹ. Qua cuộc tấn công Irắc (1991), tiếp sau đó
là Nam Tư, chiến tranh Côxôvô (1999) và gần đây là mượn cớ chống khủng bố,
đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Apagnixtan, Irắc…những hành động
của Mỹ và các nước phương Tây càng chứng minh bản chất hiếu chiến, xâm lược
và ý đồ làm bá chủ thế giới, đặt thế giới trong vòng kiểm soát, dùng chiến tranh,
trừng phát để bắt thế giới phải tuân theo cây gậy điều khiển của chủ nghĩa đế
quốc đứng đầu là Mỹ. Nhân loại tiến bộ yêu chuộng hòa bình càng chứng kiến
những thảm cảnh do chủ nghĩa đế quốc gây ra càng căm thù và không thể chấp
nhận một thế giới tư bản với sự dư thừa văn minh vật chất nhưng nghèo nàn, ảm
đạm về tinh thần và được duy trì bởi một bộ máy chiến tranh khổng lồ, tàn bạo.
Cuộc chiến tranh Irắc do Mỹ phát động thể hiện sự ngông cuồng bất chấp đạo lý,
lẽ phải, bất chấp hiến chương liên hợp quốc, sẵn sàng chà đạp lên tất cả để dùng
sức mạnh quân sự để gây nên những cái chết của hàng triệu người dân vô tội Irắc,
quyết tâm đổi máu lấy dầu mỏ của Mỹ đã làm cho cả thế giới lên án. Từ đó đến
nay, nhân dân Irắc luôn phải sống trong tình trạng chiến tranh, bạo lực khủng bố
và đẫm máu. Qua những gì diễn ra hơn một thập kỷ vừa qua, chúng ta càng cảm
nhận rõ sự mất mát lớn lao khi hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn nữa, CNXH
không còn là chỗ dựa cho hòa bình và an ninh của nhân loại, chúng ta không còn
một thành trì vững chắc đối trọng với chủ nghĩa đế quốc, buộc chủ nghĩa đế quốc
phải dè chừng khi thực hiện những hành vi ảnh hưởng tới hòa bình thế giới.
Trong sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc, chúng ta càng thấy hòa bình mong
manh và hiếm hoi đến nhường nào. Chủ nghĩa đế quốc từ khi ra đời đến nay và

về sau đến khi chúng chưa bị tiêu diệt sẽ còn là kẻ thù của hòa bình, kẻ thù của
CNXH và của toàn nhân loại. Vì vậy, đấu tranh bảo vệ hòa bình phải gắn liền với
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và xây dựng CNXH. Chỉ có CNXH mới


6
có khả năng đem đến một nền hòa bình đích thực cho loài người. Lênin đã từng
chỉ rõ “không thể xóa bỏ được chiến tranh nếu không xóa bỏ các giai cấp và
không thiết lập chủ nghĩa xã hội”1.
Trong thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc
do chủ nghĩa đế quốc gây ra và chủ nghĩa đế quốc đã trở thành con quái vật ghê
tởm nhất, kẻ thù “không đội trời chung” của nền hòa bình nhân loại. Song, cũng
chính trong thế kỷ này, nhân loại cũng từng chứng kiến vài trò của CNXH với tư
cách vừa là một chế độ xã hội, một lực lượng tiến bộ, một hiện thực sinh động
trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ hòa bình, đưa nhân loại
thoát khỏi nhiều thảm họa chiến tranh do chủ nghĩa đế quốc gây ra. Sự trỗi dậy
của CNXH thế kỷ XX đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại thúc đẩy
sựu phát triển của lịch sử thế giới và tiến bộ văn minh nhân loại làm thay đổi cực
kỳ to lớn bộ mặt thế giới. Chúng ta hoàn toàn có thể nói rằng không có CNXH thì
không thể có được thế giới ngày nay. CNXH đã khiến loài người thoát khỏi
“vòng xoáy quáy ác của chiến tranh”, làm cân bằng thế lực chiến tranh duy trì
nền hòa bình thế giới. Sau khi bước vào thế kỷ XX, mâu thuẫn giữa các cường
quốc đế quốc gay gắt chua từng thấy, chúng đã kiệt sức trong việc điều tiết mối
quan hệ lẫn nhau, bên nào cũng ra sức muốn dùng chiến tranh tàn khốc để áp đảo
và trấn áp đối phương nhằm bá quyền và thống trị thế giới. Trong khoảng hai, ba
chục năm ngắn ngủi đã khiến loài người phải gánh chịu tai ương của hai cuộc
chiến tranh thế giới. Sự ra đời và vươn lên của các nước xã hội chủ nghĩa đã
khiễn cho loài người dần dần thoát khỏi cái “vòng xoáy tai quáy của chiến tranh”
này.
Với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, một nước Nga Xô

Viết xã hội chủ nghĩa đã ra đời, mở ra một thời đại mới- thời đại quá độ từ CNTB
lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Ngay khi ra đời, nước Nga Xô Viết non trẻ
đã phải chống lại sự bao vây của 14 nước đế quốc hòng bóp chế CNXH khi đang
. V. I. Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ M. 1979, tr. 390

1


7
còn ở giai đoạn sơ sinh. Song, dưới sự lãnh đạo của Lênin và Đảng Bônsêvích
Nga, nước Nga xã hội chủ nghĩa không những đứng vững mà còn phát triển
nhanh chóng. Chính sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười với sự ra đời của
Nhà nước xã hội chủ nghĩa này đã góp phần làm cho chiến tranh thế giới thứ nhất
sớm kết thúc, nhân loại bớt khổ đau bởi máu, lửa của chiến tranh. Trong thế
chiến thứ hai, tuy lúc đầu mang hình thức tính chất của cuộc chiến tranh đế quốc
nhưng sau đó tính chất chiến tranh đã hoàn toàn thay đổi. Khi phát xít Đức tấn
công Liên Xô- từ lúc đó thực chất cuộc chiến này là cuộc chiến giữa một bên là
chủ nghĩa đế quốc cùng các thế lực cường quyền, độc tài phản động với bên kia
là CNXH đại diện là Liên Xô cùng các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế
giới. Kẻ thù rắp tâm tiêu diệt CNXH, đẩy nhân loại vào vòng lửa chiến tranh,
cướp đi nền hòa bình ngắn ngủi quý giá của nhân loại mà Liên Xô cùng các lực
lượng tiến bộ yêu hòa bình đang gây dựng, giữ gìn. Trong cuộc chiến tranh này,
để đập tan được chủ nghĩa phát xít, giữ vững thành quả cách mạng, cứu nhân loại
khỏi thảm họa diệt chủng của chiến tranh đế quốc, nhân dân Liên Xô đã phải hy
sinh hơn 20 triệu người con ưu tú của mình. Chính Liên Xô với tư cách là một
chế xã hội chủ nghĩa đã cứu nhân loại khỏi thảm họa phát xít, đem đến cho các
dân tộc đang bị áp bức thuộc địa một chân trời hòa bình tươi sáng. Sau thắng lợi
lớn lao này, hàng loạt nước thuộc địa đứng lên giành độc lập, CNXH phát triển
thành một hệ thống, thành chỗ dựa cho hòa bình, thành niềm tin và niềm kiêu
hãnh cho lương tri nhân loại. Vào những năm 1950 vệ tinh nhân tạo của Liên Xô

được đưa lên vũ trụ, những năm 1950- 1960 Trung Quốc thử nghiệm hai tên lửa,
một vệ tinh thành công làm cho thế giới có được lực lượng cân bằng chiến tranh.
Những năm đầu 70 của thế kỷ XX, CNXH đã mang đến hòa bình và một cuộc
sống tươi đẹp cho gần 2 tỷ người với hơn 1/6 diện tích hành tinh. Có thể nói, đây
là thời kỳ hoàng kim của CNXH, hòa bình trở thành giá trị tự nhiên, một thuộc
tính gắn liền với chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt, tốt đẹp nhất trong lịch sử nhân
loại. Bước vào cuối thập kỷ 70 đến nay, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ


8
quan chi phối, CNXH lâm vào khủng hoảng rồi dẫn tới sụp đổ. Đây là một tổn
thất lớn cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một sự thất bại tạm thời,
một khúc quanh trong con đường phát triển của CNXH, sự thất bại này không
phải sự không tưởng của lý luận CNXH khoa học Mác xít tạo ra như sự xuyên tạc
của các học giả tư sản và những phần tử cơ hội, xét lại thường rêu rao. Sự sụp đổ
đó chỉ là sự sụp đổ của những mô hình xã hội chủ nghĩa cụ thể, là kết quả tất yếu
do những sai lầm chủ quan, sự giáo điều, máy móc trong áp dụng lý luận CNXH
khoa học trong quá trình xây dựng, cải tổ, đổi mới của các nước xã hội chủ nghĩa.
Qua thực tế tình hình thế giới từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và
Liên Xô sụp đổ, mà nhất là những gì diễn ra trong thời gian gần đây càng chứng
minh rõ một điều: chỉ có CNXH mới có khả năng mang lại và giữ gìn một nền
hòa bình cho nhân loại, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, và cũng chỉ sống trong
CNXH thì nhân dân lao động mới hưởng một nền hòa bình đích thực, không còn
tâm trạng nơm nớp, lo sợ nguy cơ chiến tranh luôn treo lơ lửng trên đầu.
Chúng ta đều biết rằng, từ sau khi CNXH ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ,
tình hình thế giới càng thêm phức tạp và có nhiều biến động khó lường, song nội
dung, tính chất của thời đại vẫn không thay đổi. Đảng ta nhận định: “loài người
vẫn đang trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Các mâu thuẫn cơ bản trên
thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu
hiện có nhiều nét mới. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra

dưới nhiều hình thức”. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ
bão đã làm cho lực lượng sản xuất tăng nhanh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế thế giới, tạo ra xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội,
ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ đời sống xã hội của mỗi nước cũng như trên toàn
thế giới. CNTB do nắm bắt, vận dụng được thành quả cách mạng khoa học - công
nghệ, đã điều chỉnh thích nghi nhưng vẫn không thể điều hòa được mâu thuẫn,
đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản giữa lao động và bóc lột. Các vấn đề toàn cầu đặt ra
đòi hỏi phải có sự phối hợp chủng của các quốc gia tập trung giải quyết.


9
Những đặc điểm trên đây có ảnh hưởng nhiều tới vấn đề chiến tranh và hòa
bình, vừa tạo ra những thời cơ, vừa tạo ra những nguy cơ, thách thức mới cho các
quốc gia dân tộc. Hiện nay, xu hướng chung của thế giới là hòa bình, ổn định và
hợp tác phát triển ngày càng mạnh mẽ, ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu với
mọi quốc gia trên thế giới. Xu hướng hợp tác, liên kết khu vực, liên kết quốc tế
về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực khác cũng ngày càng tăng lên, nhưng
đồng thời sự cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Các dân tộc đấu tranh chống lại
sự can thiệp của nước ngoài để bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Trước tình hình đó, Đảng ta vẫn nhận định: “nguy cơ chiến tranh thế giới hủy
diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc,
sắc tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn
xảy ra”. Như vậy, trong tình hình hiện nay, vấn đề chiến tranh và hòa bình vẫn
luôn đan xen nhau. Thật là mơ hồ nếu ai đó cho rằng thế giới hiện nay chỉ có hòa
bình và hợp tác, không còn đấu tranh giai cấp, áp bức, bóc lột. Song, cũng sẽ là
cực đoan nếu chúng ta chỉ thấy đấu tranh trong mọi mối quan hệ quốc tế, mà
không nhận thấy xu hướng toàn cầu hóa, hợp tác và phát triển. Trước tình hình
phức tạp mới của quan hệ quốc tế, muốn có hòa bình, ngăn chặn chiến tranh thì
các nước xã hội chủ nghĩa, các Đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng cách
mạng, lực lượng tiến bộ trên thế giới phải kiên trì đấu tranh vì hòa bình, độc lập

dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Phải nắm chắc và thực hiện tốt nguyên tắc
cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị- xã hội khác nhau. Đây là
nguyên tắc phù hợp nhất trong quan hệ quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, nguyên tắc
này đòi hỏi phải từ bỏ chiến tranh, không được dùng chiến tranh, vũ lực để giải
quyết bất đồng, tranh chấp giữa các nước mà phải dùng con đường thương lượng,
bình đẳng trên cơ sở luật pháp quốc tế, dựa trên sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, tôn
trọng độc lập chủ quyền và lợi ích của mỗi nước, thừa nhận quyền tự quyết dân
tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Nguyên tắc này cũng
không đồng nhất với tư tưởng “hòa bình chủ nghĩa”, “chung sống hòa bình, thủ


10
tiêu đấu tranh”, hoặc giống như quan điểm “thế giới là ngôi nhà chung” của
Goop Ba chốp nêu ra. Hòa bình của những người Mác xít không giống như kiểu
“hòa bình giai cấp, hòa bình giữa hệ tư tưởng vô sản với hệ tư tưởng tư sản” như
quan niệm của các học giả tư sản. Bởi vì, bản chất của CNXH là hòa bình, song
nền hòa bình đó phải dựa trên độc lập dân tộc và CNXH; không có độc lập dân
tộc và CNXH thì hòa bình đó chỉ là sự giả tạo, lừa bịp, mị dân, một kiểu hòa bình
giả hiệu của giai cấp tư sản. Mặt khác, những người cộng sản nói tới hòa bình ở
đây là hòa bình trong trạng thái đấu tranh, bảo vệ hòa bình, giữ gìn hòa bình để
tạo môi trường, ưu thế đấu tranh chống giai cấp tư sản, chống các thế lực thù địch
với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Chúng ta đếu hiểu rằng, còn chủ nghĩa đế
quốc, còn các thế lực phản động thì nhân loại chưa thể có hòa bình thực sự và
chiến tranh vẫn tiềm tàng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, chúng ta càng yêu
hòa bình bao nhiêu, càng phải tranh thủ thời gian quý bán này để phát triển kinh
tế, củng cố tiềm lực mọi mặt cho đất đất nước, giữ vững sự ổn định chính trị - xã
hội, sẵn sàng đối phó với nguy cơ chiến tranh mà các triết thế lực thù địch với
CNXH có nguy cơ chiến tranh mà các thế lực thù địch với CNXH có thể gây ra,
xây dựng thành công CNXH bảo vệ hòa bình thế giới.
Đối với Việt Nam, vấn đề chiến tranh và hòa bình có ảnh hưởng trực tiếp

sâu sắc tới quá trình cách mạng, tới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa



×