MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................. 1
1.Tính cấp thiết của luận văn ........................... Error! Bookmark not defined.
2.Mục đích nghiên cứu của luận văn ............... Error! Bookmark not defined.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận vănError! Bookmark not defined.
4.Phương pháp nghiên cứu của luận văn ........ Error! Bookmark not defined.
5.Kết cấu của luận văn ...................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU THUỘC LĨNH VỰC Y TẾERROR! BOOKM
1.1.Tổng quan về các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực y tếError! Bookmark no
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp có thuError! Bookmark not defined.
1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu ...... Error! Bookmark not defined.
1.1.3 Vai trò của đơn vị sự nghiệp có thu trong sự nghiệp đổi mới, phát
triển nền kinh tế - xã hội của đất nước ........ Error! Bookmark not defined.
1.2. Quản lý tài chính trong các bệnh viện công lậpError! Bookmark not defined.
1.2.1.Khái niệm và sự cần thiết ................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Nguyên tắc quản lý tài chính trong các bệnh viện công lậpError! Bookmark no
1.2.3. Nội dung quản lý tài chính tại các bệnh viện công lậpError! Bookmark not def
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính trong các bệnh viện
công lập............................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1.Các nhân tố chủ quan .......................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2.Các nhân tố khách quan ...................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN
NHI TRUNG ƯƠNG ............ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1.Tổng quan về Bệnh viện Nhi Trung Ương Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Lịch sử thành lập................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động: ............................ Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Nhi Trung ươngError! Bookmark not defined.
2.1.4. Tình hình khám chữa bệnh ở Bệnh viện Nhi Trung ươngError! Bookmark not
2.2.Thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Nhi Trung ƯơngError! Bookmark not
2.2.1. Đặc điểm quản lý tài chính bệnh việnError! Bookmark not defined.
2.2.2.Thực trạng về quản lý thu ................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3.Thực trạng về quản lý chi ................... Error! Bookmark not defined.
2.3.Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Nhi Trung
ương .................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1.Những kết quả đạt được...................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân ..................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNGERROR! BOOKMARK NOT DEF
3.1.Định hướng phát triển của Bệnh viện Nhi Trung ươngError! Bookmark not define
3.1.1. Định hướng phát triển chung ngành y tếError! Bookmark not defined.
3.1.2.Định hướng phát triển của Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời
gian tới ......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Nhi
Trung ương ........................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.1.Tăng cường nguồn NSNN .................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2.Tăng cường huy động sự đóng góp của nhân dânError! Bookmark not defined.
3.2.3. Mở rộng phạm vi thực hiện hoặc tham gia thực hiện các Dự án đầu
tư trong và ngoài nước ................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.4.Phát huy nội lực của Bệnh viện .......... Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Xây dựng bệnh viện hướng về “khách hàng”Error! Bookmark not defined.
3.2.6.Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ hợp
lý .................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.7. Thực hiện khoán quản tại một số khoa trong Bệnh việnError! Bookmark not d
3.2.8. Tăng cường cơ sở vật chất, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin
vào công tác quản lý tài chính ..................... Error! Bookmark not defined.
3.2.9. Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách có tinh
thần trách nhiệm, có nghiệp vụ cao ............. Error! Bookmark not defined.
3.2.10.Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành kỷ
luật tài chính nội bộ các khoa phòng trong Bệnh việnError! Bookmark not defined.
3.2.11. Hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo tài chính và công khai báo
cáo tài chính ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.Một số kiến nghị .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1.Đối với Nhà nước và các cơ quan quản lýError! Bookmark not defined.
3.3.2.Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tếError! Bookmark not
KẾT LUẬN ......................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Quản lý tài chính là một trong những hoạt động quản lý quan trọng
của bất kỳ một tổ chức nào trong điều kiện kinh tế thị trường. Bởi vì, tài
chính biểu hiện tổng hợp và bao quát hoạt động của đơn vị. Đặc biệt đối
với các đơn vị sự nghiệp có thu, việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính liên
quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế - xã hội và chi tiêu đóng góp của nhân
dân. Do đó, nếu tài chính của các ĐVSN được quản lý, giám sát, kiểm tra
tốt, sẽ góp phần hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng
trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính công, đồng thời nâng cao
hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính của đất nước. Từ nhận thức này
tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Nhi Trung
ương” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn đóng góp những ý kiến cho
việc hoàn thiện quản lý tài chính của bệnh viện.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, tác giả đã trình bày nội dung luận văn
thành 3 chương, trong đó chương 1 làm rõ cơ sở lý luận về quản lý tài
chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực y tế, chương 2 phân
tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Nhi Trung ương và
chương 3 tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính
tại bệnh viện Nhi Trung ương. Sau đây là tóm tắt toàn bộ nội dung luận
văn:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong các đơn vị sự
nghiệp có thu thuộc lĩnh vực y tế
Trong chương này tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về các đơn vị sự
nghiệp có thu, vai trò của các đơn vị sự nghiệp có thu, đặc biệt tập trung
làm rõ nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính trong các
bệnh viện công lập, cụ thể những vấn đề lý luận trên như sau:
1.Tổng quan về các đơn vị sự nghiệp có thu
-Khái niệm về đơn vị sự nghiệp có thu: “Đơn vị sự nghiệp có thu là
những đơn vị do Nhà nước có quyết định thành lập và giao cho thực hiện
các nhiệm vụ thuộc về hoạt động sự nghiệp nhằm cung cấp các hàng hoá và
các dịch vụ công cộng đáp ứng cho nhu cầu xây dựng và phát triển mỗi
ngành, mỗi lĩnh vực hay toàn bộ nền kinh tế. Kinh phí cung cấp cho hoạt
động của đơn vị hành chính sự nghiệp có thu chủ yếu từ nguồn vốn Ngân
sách Nhà nước cấp. Ngoài ra đơn vị có thể khai thác thêm nguồn thu hợp
pháp để trang trải một phần chi phí hoặc toàn bộ chi phí thường xuyên của
đơn vị”. Sau đó đưa ra căn cứ để phân loại đơn vị sự nghiệp có thu là căn
cứ vào lĩnh vực hoạt động và căn cứ vào mức độ tự chủ nguồn kinh phí cho
hoạt động thường xuyên.
-Vai trò của các đơn vị sự nghiệp có thu: Với đặc điểm là đơn vị thụ
hưởng Ngân sách Nhà nước - một bộ phận của Tài chính Nhà nước - giữ
vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia, các đơn vị sự nghiệp có
thu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng kinh tế, xã hội
của Nhà nước.
2.Quản lý tài chính trong các bệnh viện công lập
-Khái niệm quản lý tài chính bệnh viện: Quản lý tài chính bệnh viện
theo nghĩa rộng là sự tác động liên tục có hướng đích, có tổ chức của các
nhà quản lý bệnh viện lên đối tượng và quá trình hoạt động tài chính của
bệnh viện nhằm xác định nguồn thu và các khoản chi, tiến hành thu chi
theo đúng pháp luật, đúng các nguyên tắc của Nhà nước về tài chính, đảm
bảo kinh phí cho mọi hoạt động của bệnh viện.
Quản lý tài chính trong bệnh viện ở Việt Nam được định nghĩa là việc
quản lý toàn bộ các nguồn vốn, tài sản, vật tư của bệnh viện để phục vụ
nhiệm vụ khám chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
-Nguyên tắc quản lý tài chính trong các bệnh viện công lập: Quản lý
tài chính trong các đơn vị sự nghiệp nói chung và các bệnh viện công lập
nói chung đều tuân theo các nguyên tắc sau, đó là: hiệu quả; thống nhất, tập
trung, dân chủ và công khai, minh bạch
-Nội dung quản lý tài chính ở các bệnh viện công lập:
Quy trình quản lý tài chính trong bệnh viện ở Việt Nam gồm 4 bước:
Lập dự toán thu chi.
Thực hiện dự toán.
Quyết toán.
Thanh tra, kiểm tra, đánh giá
+Lập dự toán thu chi: Lập dự toán thu chi các nguồn kinh phí của
bệnh viện là thông qua các nghiệp vụ tài chính để cụ thể hoá định hướng
phát triển, kế hoạch hoạt động ngắn hạn của bệnh viện, trên cơ sở tăng
nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo được hoạt động thường xuyên
của bệnh viện, đồng thời từng bước củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất của
bệnh viện, tập trung đầu tư đúng mục tiêu ưu tiên nhằm đạt hiệu quả cao,
hạn chế tối đa lãng phí và tiêu cực, từng bước tính công bằng trong sử dụng
các nguồn đầu tư cho bệnh viện.
+Thực hiện dự toán: Thực hiện dự toán là khâu quan trọng trong quá
trình quản lý tài chính bệnh viện. Đây là quá trình sử dụng tổng hoà các
biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu đã được
ghi trong kế hoạch thành hiện thực. Thực hiện dự toán đúng đắn là tiền đề
quan trọng để thực hiện các chỉ tiêu phát triển bệnh viện. Tổ chức thực hiện
dự toán là nhiệm vụ của tất cả các phòng, ban, các bộ phận trong đơn vị.
Do đó đây là một nội dung được đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý
tài chính của bệnh viện.
+Quyết toán: Công tác quyết toán là khâu cuối cùng của quá trình sử
dụng kinh phí. Đây là quá trình phản ánh đầy đủ các khoản chi và báo cáo
quyết toán ngân sách theo đúng chế độ báo cáo về biểu mẫu, thời gian, nội
dung và các khoản chi tiêu. Trên cơ sở các số liệu báo cáo quyết toán có
thể đánh giá hiệu quả phục vụ của chính bệnh viện, đánh giá tình hình thực
hiện kế hoạch đồng thời rút ra ưu, khuyết điểm của từng bộ phận trong quá
trình quản lý để làm cơ sở cho việc quản lý ở chu kỳ tiếp theo đặc biệt là
làm cơ sở cho việc lập kế hoạch của năm sau.
+Thanh tra, kiểm tra, đánh giá: Việc thực hiện kế hoạch không phải
bao giờ cũng đúng như dự kiến. Do vậy, đòi hỏi phải có sự thanh tra,kiểm
tra thường xuyên để phát hiện sai sót, uốn nắn và đưa công tác quản lý tài
chính đi vào nền nếp. Việc kiểm tra giúp đơn vị nắm được tình hình quản
lý tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư. Cùng với việc thanh tra, kiểm
tra, công tác đánh giá rất được coi trọng trong quá trình quản lý tài chính.
Đánh giá để xem việc gì đạt hiệu quả, những việc gì không đạt gây lãng phí
để có biện pháp động viên kịp thời cũng như rút kinh nghiệm quản lý.
-Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính trong các bệnh viện
công lập:
+Các nhân tố chủ quan:
*Nhân tố con người: Con người là nhân tố trung tâm trong hoạt động
của một tổ chức. Đặc biệt do đặc thù của bệnh viện là cung cấp các dịch vụ
phục vụ cho chăm sóc sức khoẻ con người thì yếu tố con người lại càng
quan trọng. Nó đòi hỏi con người phải vừa có Tâm vừa có Tài.
*Mô hình tổ chức và hiệu quả hoạt động của bệnh viện: việc xác định
mô hình tổ chức phù hợp, nâng cao chất lượng hoạt động sẽ tạo cơ sở cho
việc quản lý tài chính bệnh viện được tốt.
*Mối quan hệ giữa bệnh viện với khách hàng: Trong cơ chế, mối quan
hệ giữa bệnh viện và bệnh nhân là mối quan hệ giữa người cung cấp dịch
vụ và người trả giá cho các dịch vụ đó. Do vậy, quan hệ tốt với bệnh nhân
sẽ tạo được uy tín cho bệnh viện đồng thời cũng giúp cho việc đưa ra chính
sách, chiến lược, kế hoạch tác nghiệp và xu hướng phát triển hoạt động
bệnh viện trong tương lai.
Ngoài ra các yếu tố khác như quy mô bệnh viện, vị trí địa lý, hệ thống
thông tin… cũng có ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính bệnh viện.
+Các nhân tố khách quan:
*Kinh tế: mặc dù nền kinh tế tăng trưởng tương đối mạnh song do
xuất phát điểm thấp lại chưa thực sự vững chắc, các lĩnh vực xã hội còn
phải chi quá nhiều dẫn đến đầu tư cho ngành y tế còn chưa tương xứng mặc
dù trong tổng đầu tư cho y tế thì đầu tư phục vụ khám chữa bệnh cho các
bệnh viện vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Khả năng thu phí để tái đầu tư mở rộng
còn rất hạn chế. Việc xác định các đối tượng nghèo không có khả năng chi
trả chi phí khám chữa bệnh để thực hiện các chế độ ưu đãi còn rất khó
khăn.
*Chính trị: Việt Nam từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền, mở
rộng dân chủ, ổn định chính trị. Chính sách ngoại giao “ mở cửa” giúp Việt
Nam từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, thoát khỏi sự cô lập và
bao vây kinh tế, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng. Những tiến bộ
chính trị này tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viện hợp tác quốc tế, thu
hút nguồn viện trợ nước ngoài cũng như tiếp cận các tiến bộ của khoa học
kỹ thuật.
*Môi trường pháp lý: Nhà nước đã chú ý đến đầu tư phát triển văn hoá
xã hội nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, cố
gắng thực hiện công bằng xã hội. Với chính sách “xã hội hoá, đa dạng hoá”
đã tạo điều kiện tăng các nguồn lực để phát triển các mặt xã hội và kết quả
bước đầu đã có nét khởi sắc. Chính sách này cho phép các bệnh viện đa
dạng hoá việc khai thác các nguồn tài chính phục vụ cho công tác khám
chữa bệnh của mình: phát triển thành bệnh viện bán công; xây dựng khoa
khám và điều trị tự nguyện…
Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại bệnh viện Nhi Trung ương
Ở chương 2 trước hết tác giả trình bày tổng quát về lịch sử hình thành
và phát triển của Bệnh viện Nhi Trung ương, bộ máy tổ chức và tình hình
khám chữa bệnh của Bệnh viện. Sau đó tập trung vào 2 nội dung chính sau
đây:
1.Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Nhi Trung
ương
Trong phần này, tác giả đã làm rõ thực trạng về tổ chức công tác kế
toán, thực trạng về quản lý nguồn thu, thực trạng về quản lý các khoản chi
tại bệnh viện. Cụ thể như sau:
-Thực trạng về quản lý thu: Bệnh viện Nhi Trung ương là đơn vị dự
toán cấp 2, được cấp kinh phí hoạt động theo đơn vị sự nghiệp y tế, được
quản lý tài chính độc lập, có tài khoản riêng. Bệnh viện Nhi Trung ương
phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về tài chính kế toán.
Nguồn kinh phí hoạt động của Bệnh viện bao gồm:
+Ngân sách Nhà nước cấp;
+Nguồn thu tại chỗ như: thu viện phí, BHYT, các dịch vụ nghiên cứu
khoa học;
+Nguồn thu viện trợ, hợp tác quốc tế;
+Nguồn thu khác;
Bảng 2.4: Các khoản thu của bệnh viện từ 2004-2009
Đơn vị tính: triệu đồng
37.899
2005
53.176
Số thu các năm
2006
2007
2008
2009
89.489 123.964 182.397 263.340
8.635
12.055
16.798
26.166
41.392
60.325
924
1.667
1.965
4.137
5.864
8.365
4.126
5.501
6.026
7.531
11.010
15.563
559
1.449
3.562
Các chỉ tiêu
2004
1.Thu VP trực tiếp từ
BN
1.1.Thu khám ngoại
trú
1.2Thu PTYC
1.3. Thu ĐTTN
1.4. Tiêm, khí dung
1.5.Thu VP BN nội
11.584
trú
1.6Thanh toán VP trẻ
12.630
dưới 6 tuổi
13.953
14.500
19.986
26.452
35.269
20.000
50.200
65.585
96.230
140.256
2.Thanh toán BHYT
1.120
3.130
8.437
9.559
8.441
9.347
561
820
771
495
647
852
4. Nguồn NSNN
48.360
63.400
96.906
5.Nguồn viện trợ
352
435
3.663
3.Thu khác
Tổng cộng
120.049 137.112 137.112
1.547
934
1.623
88.292 120.961 199.266 255.614 329.531 412.274
Nguồn: Báo cáo Tài chính thường niên
NHP
-Thực trạng quản lý các khoản chi:
+Chi khám bệnh, chữa bệnh;
+Chi lương và các khoản chi khác cho con người;
+Chi mua sắm, sửa chữa;
+Chi đầu tư phát triển;
+Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định.
Bảng 2.7: Một số khoản chi của bệnh viện từ 2004-2009
Đơn vị tính: triệu
đồng
Năm
Khoản chi
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Nhân lực
26.523
35.258
47.683
60.835
70.541
82.439
Hành chính
2.039
3.247
5.965
8.596
10.362
13.262
Chuyên môn
24.492
38.596
55.654
72.539
90.264 103.915
Mua sắm TSCĐ
1.325
2.962
6.214
11.357
20.967
Tổng cộng
54.379
80.063 115.516
35.365
153.327 192.134 234.981
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thường niên của
NHP.
2. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Trên cơ sở phân tích trên, tác giả đưa ra những đánh giá về thực trạng
quản lý tài chính tại Bệnh viện Nhi Trung ương như sau:
-Những kết quả đạt được:
+Cơ chế quản lý tài chính mới đã góp phần đem lại những chuyển
biến cơ bản trong nhận thức của Ban lãnh đạo bệnh viện về tầm quan trọng
của tổ chức quản lý tài chính kế toán. Bệnh viện Nhi Trung ương đã chủ
động được nguồn kinh phí cho hoạt động của đơn vị thông qua các biện
pháp nhằm tăng nguồn thu, cụ thể: tăng nguồn thu từ viện phí, các khoản
dịch vụ, khu điều trị yêu cầu,… đây là nguồn thu mang tính ổn định, lâu
dài.
+Công tác quản lý thu chi viện phí đã được cải tiến, nhờ sự triển khai
mạnh mẽ việc ứng dụng mạng tin học trong bệnh viện, tất cả các nguồn thu
đều được quản lý chặt chẽ, các khoản chi hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả, số
liệu được cập nhật thường xuyên và kịp thời khắc phục tình trạng quá tải về
bệnh nhân.
+Việc quản lý hạch toán cấp phát thuốc, vật tư tiêu hao y tế đã chi tiết
được từng ngày và đến từng khoa phòng, và việc sử dụng cho từng bệnh
nhân đã được thống kê chính xác.
+Ứng dụng tin học vào công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán,
số liệu kế toán luôn được phản ánh cập nhật kịp thời, đầy đủ và chính xác.
Việc xây dựng, thực hiện phương án tự chủ tài chính và quy chế chi tiêu
nội bộ đã mang lại hiệu quả rất rõ rệt đối với việc thực hiện nhiệm vụ của
bệnh viện.
-Những hạn chế và nguyên nhân:
Hạn chế:
+ Yếu kém trong quản lý các nguồn thu: nguồn thu của bệnh viện vẫn
chủ yếu là do cấp từ nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn thu của đơn vị
còn rất hạn chế nên chưa thể tự bù đắp được chi phí. Quan điểm hoạt động
phát triển các nguồn thu của bệnh viện chưa tích cực, chưa coi đây là
nhiệm vụ hàng đầu nhằm thu hút nguồn tài chính, giảm bớt bao cấp từ ngân
sách nhà nước.
+ Yếu kém trong quản lý chi phí: quản lý một số yếu tố chi còn lỏng
lẻo, tính toán chi phí khấu hao chưa đầy đủ, chưa đúng quy định làm cho
chi phí của đơn vị không đầy đủ, sát thực.
Nguyên nhân:
+Nguyên nhân khách quan:
. Các chính sách kinh tế tài chính vĩ mô chưa ổn định, theo đó các thay
đổi trong kế toán cũng thường xuyên diễn ra nhằm phù hợp với quá trình
phát triển và theo yêu cầu quản lý từng thời gian nhất định. Song việc
hướng dẫn cụ thể các văn bản pháp lý về kế toán của các cơ quan chức
năng Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan tuy đã có nhưng chưa kịp
thời và thường xuyên.
. Theo Nghị định 43 đối với đơn vị tự chủ một phần chi phí hoạt động
lại chưa được tự chủ về biên chế lao động nên chưa phát huy được tính tự
chủ trong tổ chức hoạt động của mình.
. Kinh phí đơn vị được cấp từ nguồn Ngân sách Nhà nước nhiều khi
chưa đáp ứng đủ do tình trạng bệnh nhân thường xuyên quá tải so với dự
tính.
_+Nguyên
nhân chủ quan:
. Do nhận thức của bản thân những người làm công tác quản lý tài
chính trong bệnh viện còn hạn chế.
. Điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị còn thiếu thốn nên công tác lưu
trữ chứng từ kế toán chưa thực sự được quan tâm, việc bảo quản chứng từ
không được đảm bảo ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, kiểm soát kế toán.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại bệnh viện Nhi
Trung ương
Chương 3, tác giả nêu khái quát một số định hướng phát triển của
Bệnh viện Nhi Trung ương, gồm: dự báo những tác động của môi trường
đến sự phát triển của bệnh viện cũng như định hướng phát triển của bệnh
viện trong thời gian tới. Nội dung nổi bật nhất trong chương này là một số
giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại bệnh viện Nhi Trung ương,
cụ thể như sau:
1.Các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính của bệnh viện Nhi Trung
ương
-Tăng cường nguồn NSNN: Bệnh viện cần phát huy thế mạnh là bệnh
viện nhi đầu ngành trên cơ sở tiêu chí phát triển của Bệnh viện và chủ
trương đầu tư trọng điểm của Nhà nước. Tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ
ngành hữu quan tạo môi trường thuận lợi cho Bệnh viện khai thác tối đa
nguồn ngân sách, trên cơ sở thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ hàng năm
cũng như việc quản lý Dự án đầu tư để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
-Tăng cường huy động sự đóng góp của nhân dân: Đóng góp của
Nhân dân thể hiện dưới hình thức viện phí và BHYT. Đây hiện đang là
nguồn chủ yếu bổ xung kinh phí cho hoạt động chuyên môn của Bệnh viện.
Trong những năm qua, nguồn thu này có tốc độ tăng trưởng mạnh. Bệnh
viện cần duy trì tốc độ tăng trưởng này.
-Mở rộng phạm vi thực hiện hoặc th am gia thực hiện các Dự án đầu
tư trong và ngoài nước: Bệnh viện Nhi Trung ương là một bệnh viện lớn,
có uy tín với đội ngũ giáo sư, bác sỹ giỏi tâm huyết với nghề, có nhiều
đóng góp cho sự phát triển của ngành y tế là một yếu tố rất thuận lợi cho
việc tài trợ của các tổ chức quốc tế. Bệnh viện cần xây dựng kế hoạch dài
hạn và có bước đi đúng đắn cho sự phát triển của quan hệ hợp tác quốc tế
với nước ngoài trong nghiên cứu khoa học, XDCB, đào tạo nguồn nhân lực
cũng như cơ sở vật chất khác: thuốc men, TTB... nhằm không ngừng phát
triển nguồn đầu tư cho Bệnh viện.
-Phát huy nội lực của bệnh viện: Đây được coi là một trong những
điều kiện tiên quyết thực hiện hướng phát triển của Bệnh viện. Bệnh viện
Nhi Trung ương là một Bệnh viện đầu ngành về nhi khoa trong cả nước, cơ
sở vật chất khang trang, có nhiều TTB y tế hiện đại, đội ngũ chuyên gia,
bác sỹ có tay nghề. Vì vậy Bệnh viện cần có kế hoạch để sử dụng hiệu quả
nguồn nhân lực sẵn có của mình tránh gây lãng phí, chảy máu “chất xám”.
-Xây dựng bệnh viện hướng về khách hàng: Đó là xây dựng bệnh viện
theo hướng thoả mãn nhu cầu của khách hàng thay vì buộc khách hàng theo
mình. Khách hàng của bệnh viện chính là những người có nhu cầu khám,
chữa bệnh. Bệnh viện cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với bệnh nhân:
thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra, phỏng vấn để ngoài việc khảo sát
tình hình bệnh tật còn phải tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu khám chữa bệnh
của nhân dân. Thành lập hội đồng khách hàng làm nhiệm vụ tiếp nhận
những phản hồi từ phía khách hàng. Mở rộng các hình thức cung cấp dịch
vụ: KCB tại nhà, KCB theo yêu cầu…
-Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ hợp
lý: Định mức chi NSNN không những là căn cứ để lập kế hoạch mà còn là
cơ sở để tiến hành công tác kiểm tra kiểm sát công tác tài chính kế toán.
Mỗi ngân sách chi của Bệnh viện cần phải có tiêu chuẩn phù hợp nhằm
đảm bảo tính hiệu quả tránh lãng phí.
-Thực hiện khoán quản tại một số khoa trong bệnh viện: Bệnh viện
Nhi Trung ương có 33 khoa chức năng. Một số khoa của Bệnh viện có vị trí
địa lý thuận lợi, cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, có chức năng nhiệm vụ rõ ràng
có thể hoạt động tương đối độc lập với Bệnh viện. Vì vậy có thể dễ dàng
thực hiện khoán cho các viện, các khoa này đặc biệt là các khoa như khoa
chẩn đoán hình ảnh, khoa hoá sinh, khoa điều trị tự nguyện...
-Tăng cường cơ sở vật chất, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin
vào công tác quản lý tài chính: Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được
giao, việc tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị làm việc
đưa vào ứng dụng tin học vào trong quản lý tài chính nhằm nâng cao chất
lượng quản lý là việc làm hết sức có ý nghĩa.
-Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách có tinh thần
trách nhiệm, có nghiệp vụ cao: Có thể nói, một trong những nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tài
chính Bệnh viện nói riêng là đội ngũ cán bộ công tác Tài chính kế toán.
Việc xây dựng đội ngũ cán bộ Tài chính chuyên trách, có tinh thần trách
nhiệm, có nghiệp vụ Tài chính kế toán cần được xem như một khâu then
chốt trong việc hoàn thiện quản lý Tài chính.
-Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành kỷ luật
tài chính nội bộ các khoa phòng trong Bệnh viện
+Kỷ luật tài chính trong Bệnh viện Nhi Trung ương hiện nay vẫn còn
chưa nghiêm, bản thân đơn vị chưa muốn áp dụng các chế tài để tăng
cường kỷ luật tài chính nên còn những vấn đề tài chính tồn đọng chưa giải
quyết được
+Kỷ luật tài chính trong Bệnh viện Nhi Trung ương hiện nay vẫn còn
chưa nghiêm, bản thân đơn vị chưa muốn áp dụng các chế tài để tăng
cường kỷ luật tài chính nên còn những vấn đề tài chính tồn đọng chưa giải
quyết được
-Hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo tài chính
và công khai báo cáo tài chính
+Tổ chức lập và nộp báo cáo tài chính: Việc lập báo cáo tài chính của
đơn vị phải dựa vào các quy định về mẫu biểu, phương pháp lập để phân
công và hướng dẫn các bộ phận liên quan thực hiện. Việc nộp báo cáo tài
chính cần phải được nộp đúng kỳ hạn để các nhà quản lý cũng như cơ quan
chủ quản cấp trên sử dụng thông tin kịp thời, lấy căn cứ để đưa ra các kế
hoạch, chiến lược và quyết định cho năm tiếp theo.
+Công tác phân tích báo cáo tài chính: Công tác phân tích báo cáo tài
chính tại các đơn vị hiện nay chưa được chú trọng. Một phần do nhận thức
về tầm quan trọng của việc phân tích báo cáo tài chính nói riêng và phân
tích hoạt động tài chính trong đơn vị nói chung chưa được nâng cao, nhu
cầu sử dụng thông tin kế toán còn hạn chế ở mức thấp. Để thực hiện công
tác phân tích tài chính được hiệu quả nên được tổ chức hoạt động phân tích
theo trình tự sau: Lập kế hoạch phân tích, thực hiện kế hoạch phân tích, lập
báo cáo phân tích.
+Công tác công khai báo cáo tài chính: Việc tổ chức công khai báo
cáo tài chính cần được thực hiện nghiêm túc và có kế hoạch cụ thể. Ngoài
việc báo cáo tại hội nghị cán bộ chủ chốt, hội nghị cán bộ, viên chức hàng
năm, cần tiến hành tổ chức công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng như: bảng tin, trang web, mạng viện phí toàn viện,…
2.Một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc Bộ Y tế để hoàn thiện quản lý tài chính tại bệnh
viện, tạo điều kiện cho bệnh viện ngày càng phát triển tốt hơn nhằm
phục vụ bệnh nhân một cách tốt nhất.
Tóm lại, chính sách giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các
đơn vị sự nghiệp công lập là một chủ trương chiến lược đúng đắn của Đảng
và Nhà nước để đẩy mạnh nền y tế quốc dân, cung cấp dịch vụ với chất
lượng cao cho xã hội. Theo đó, thực hiện chính sách đối với các đơn vị sự
nghiệp có thu rất cần có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức công tác
quản lý tài chính nghiên cứu tìm ra các biện pháp hữu hiệu để hoàn thiện,
nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính trong các đơn vị. Thông qua
đó mà quản lý ngày càng tốt hơn các nguồn tài chính dành cho ngành y tế,
góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Việc
hoàn thiện quản lý tài chính tại bệnh viện Nhi Trung ương được xác định là
việc làm tất yếu, cần được thực hiện thường xuyên và liên tục.