Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Mở rộng hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.77 KB, 15 trang )

i

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sản phẩm Bao thanh toán Factoring cho phép người bán bán hàng trả
chậm cho người mua nhưng lại được thanh toán ngay sau khi giao hàng bởi
các tổ chức Bao thanh toán (Ngân hàng thương mại hoặc các công ty tài
chính). Đối với ngân hàng thương mại, Bao thanh toán giúp họ tăng doanh
thu, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ và thu hút được khách hàng, nâng cao vị
thế cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, đặc biệt là sau khi các ngân hàng
nước ngoài được phép thành lập các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài
tại Việt Nam.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB) có trụ sở
chính tại Hà Nội, là một trong năm ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu
Việt Nam. Tuy hoạt động bao thanh toán đã được hình thành và ngày càng
mở rộng nhưng cho tới thời điểm này, hoạt động bao thanh toán ở NHTM
CP Quốc Tế VIB cũng như ở nhiều NHTM Việt Nam có tỷ trọng doanh số
thấp hơn so với hầu hết các nước trên thế giới. Vậy làm thế nào để mở rộng
hoạt động bao thanh toán ở VIB là gợi ý cho tôi lựa chọn đề tài luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ là: “Mở rộng hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tổng hợp lý thuyết về hoạt động Bao thanh toán ; Đánh giá thực trạng
về hoạt động Bao thanh toán tại VIB ; Đưa ra một số giải pháp nhằm mở
rộng hoạt động Bao thanh toán của VIB.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động Bao thanh toán Factoring của hệ thống NHTM
Việt Nam từ năm 2006 và của VIB từ năm 2007.



ii
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, luận văn sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu khoa học trong phân tích như: phương pháp thống
kê, phương pháp so sánh đối chứng, phương pháp mô hình hoá.
5. Ý nghĩa nghiên cứu của luận văn:
Tổng hợp lý thuyết về hoạt động Bao thanh ; Đánh giá thực trạng về
hoạt động Bao thanh toán tại VIB ; Đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng
hoạt động Bao thanh toán của VIB.
6. Kết cấu luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận được chia thành 3 chương chính:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động Bao thanh toán của Ngân
hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động Bao thanh toán tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Quốc Tế Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động Bao thanh toán tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam.


iii
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN
(FACTORING)

Hình thức Factoring ra đời tại Anh vào thế kỷ thứ 17. Tuy nhiên mãi

đến những năm 60 của thế kỷ 19, ở Châu Âu hình thức này mới được phát
triển rầm rộ và đến năm 1963, khi cơ quan kiểm soát tiền tệ công bố
Factoring là một hoạt động ngân hàng hợp pháp thì ngân hàng mới bắt đầu
đi vào lĩnh vực này. Bắt đầu từ năm 1974 thì nghiệp vụ này mới được công
nhận bởi hầu hết các nước trên thế giới.
1.1.2. Khái niệm Bao thanh toán
Theo Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế (Factors Chain InternationalFCI), Bao thanh toán là một dịch vụ tài chính trọn gói, kết hợp việc tài trợ
vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi công nợ và thu hồi nợ.
Đó là sự thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán và người bán hàng, trong đó
đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là
không truy đòi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của
người mua. Nếu người mua phá sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do
tín dụng thì đơn vị bao thanh toán sẽ thay người mua trả tiền cho người bán.
Khi người mua và người bán ở hai nước khác nhau thì dịch vụ này sẽ được
gọi là bao thanh toán quốc tế.
1.1.3. Phân loại bao thanh toán
Có nhiều cách phân loại bao thanh toán : Theo phạm vi hoạt động địa


iv
lý cú Factoring ni a v Factoring quc t ; Theo phm vi trỏch nhim i
vi ri ro cú Factoring cú truy ũi v Factoring min truy ũi ; Theo phm
vi ỏp dng nghip v Factoring i vi s lng cỏc húa n ca mt ngi
bỏn hng cú Factoring ton b v Factoring mt phn ; Theo phm vi giao
dch ca T chc Bao thanh toỏn vi ngi mua cú Factoring cụng khai v
Factoring kớn.
1.1.4. Quy trỡnh Bao thanh toỏn
1.1.5. Li ớch v hn ch ca Bao thanh toỏn
1.1.5.1. Li ớch ca Bao thanh toỏn
a) i vi ngi bỏn: Ngi bỏn sn sng bỏn chu cho ngi mua m

khụng s nh hng n dũng lu chuyn tin t; Tng doanh s bỏn hng ;
Gim tn tr hng tn kho ; Ci thin hiu qu hot ng ni b ; Tn dng
th mnh ca chit khu thng mi ; Nõng hn tớn nhim ; Tỡm kim nhiu
c hi mi.
b) i vi ngi mua: Hot ng bao thanh toỏn giỳp ngi mua mua
chu hng d dng; Khụng cn phi m L/C; Tng sc mua hng m vn
khụng vt quỏ hn mc tớn dng cho phộp; Cú th nhanh chúng t hng m
khụng b trỡ hoón, khụng tn phớ m L /C, hay phớ thng lng;
c) i vi n v bao thanh toỏn: Factoring góp phần đa
dạng hoá loại hình dịch vụ v tăng lợi nhuận qua
việc thu phí dịch vụ và lãi suất
d) i vi nn kinh t: Factoring to ra mt mụi trng kinh doanh n
nh hn cho nn kinh t;
1.1.5.2. Hn ch ca Bao thanh toỏn
i vi cỏc Factor: Ri ro ln nht i vi cỏc Factor l vic ngi


v
mua hàng trì hoãn việc thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán (đặc biệt là
trong trường hợp thực hiện Factoring miễn truy đòi); Việc trả tiền trên hoá
đơn dễ dẫn đến việc hoá đơn bị làm giả; Giữa người bán và người mua có
thể có sự thông đồng để lừa Factor.
Đối với các doanh nghiệp: Factoring được xem là một hình thức tài
trợ có chi phí cao; Một số doanh nghiệp nhỏ lo ngại sử dụng dịch vụ
Factoring sẽ có thể dẫn đến tình trạng mất dần liên lạc với bạn hàng của họ.
1.2. MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN

1.2.1. Quan niệm về mở rộng hoạt động hoạt động bao thanh toán
Đối với hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại thì
sự mở rộng hoạt động này hàm ý:

- Sự phổ biến trong cung cấp dịch vụ bao thanh toán của tất cả các
ngân hàng thương mại chứ không phải là chỉ do một số ngân hàng cung
cấp.
- Quy mô của dịch vụ này ngày càng tăng trong tổng dịch vụ mà các
ngân hàng thương mại cung cấp cho nền kinh tế.
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ảnh mở rộng hoạt động bao thanh toán
Thứ nhất, tỷ trọng doanh số của hoạt động BTT trong tổng doanh thu.
Thứ hai, tỷ trọng nguồn vốn sử dụng cho hoạt động bao thanh toán.
Thứ ba là số lượng các khách hàng tham gia vào hoạt động bao thanh toán.
Thứ tư là thu nhập từ hoạt động bao thanh toán.
Thứ năm là sự rủi ro không trả được nợ của đơn vị được bao thanh toán.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng hoạt động bao thanh
toán
Nhân tố khách quan: Sự phát triển của nền kinh tế; Chính sách vĩ mô
của Chính phủ; Niềm tin của dân chúng đối với việc cung cấp dịch vụ thanh


vi
toán của hệ thống các ngân hàng thương mại.
Nhân tố chủ quan: Con người là nhân tố chủ quan quan trọng nhất
trong việc cung cấp dịch vụ này; Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ. Đây
cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn tới việc mở rộng hoạt động bao thanh toán
của các ngân hàng thương mại hiện nay.
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN

Từ lâu, Bao thanh toán đã là một khái niệm quen thuộc trong giới tài
chính thế giới. Trên thế giới hiện có hơn 1.809 đơn vị bao thanh toán đang
hoạt động. Trong số đó có 247 tổ chức bao thanh toán từ 66 quốc gia là
thành viên của FCI. Theo số liệu thống kê của FCI, doanh thu bao thanh toán
thế giới năm 2008 là 1.325.111 triệu Euro, tăng 0.78% so với năm 2007.

Ở những nước phát triển, dịch vụ bao thanh toán rất được ưa chuộng,
các thị trường bao thanh toán lớn nhất thế giới thường tập trung ở đây.
Qua thực tế phát triển dịch vụ bao thanh toán trên thế giới chúng ta
nhận thấy là hoạt động bao thanh toán ngày càng được mở rộng và phát trển
là một tất yếu khách quan trong sự phát triển kinh tế toàn cầu hiện nay.


vii
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ VIB

2.1.1. Giới thiệu chung về VIB
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam được thành lập theo Quyết định
số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt
Nam. Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc Tế bao gồm các cá nhân và doanh
nhân hoạt động thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế: Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam.
Từ khi bắt đầu hoạt động ngày 18/09/1996 với số vốn điều lệ ban đầu
là 50 tỷ đồng, đến thời điểm 31/12/2008, vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc tế
là 2.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 40.000 tỷ đồng. Ngân hàng Quốc tế
đang phát triển thành một trong những tổ chức tài chính trong nước dẫn đầu
thị trường Việt Nam.
2.1.2. Thực trạng hoạt động của VIB
Thành lập ngày 18/09/1996, sau gần 13 năm hình thành và phát triển,
VIB luôn tăng trưởng ổn định và bền vững. Đặc biệt trong khoảng thời gian
từ 2003 trở lại đây, VIB luôn đạt được kế hoạch tăng trưởng vượt bậc, với

mức hoàn thành kế hoạch trên 200% ở tất cả các chỉ tiêu.
2.1.2.1. Huy động vốn
Tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đạt
23.958 tỷ đồng, tăng 24,61% so với thời điểm cuối năm 2007, tăng 135,48%
so với cùng kỳ năm 2006.


viii
2.1.2.2. Sử dụng vốn
Tính đến 31/12/2008, tổng dư nợ tín dụng đạt 19.578 tỷ đồng, tăng
17,86% so với năm 2007, vượt 116,14% so với năm 2006.
Tổng dư nợ chiếm 82,54% tổng nguồn vốn huy động từ tổ chức
kinh tế và dân cư. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,84% so với mức
3,5% của toàn hệ thống ngân hàng. Các chính sách tín dụng luôn được
điều chỉnh kịp thời, phù hợp với diễn biến của thị trường và sự thay đổi
chính sách của Nhà nước.
2.1.2.3. Phát triển dịch vụ
Các sản phẩm mới dành cho khách hàng doanh nghiệp đang được phát
triển là Dịch vụ ngân hàng trực tuyến VIB4U; Tiền gửi thanh toán Overnight
100; Quản lý dòng tiền của các công ty chứng khoán ; Sản phẩm tài trợ xuất
khẩu bằng VNĐ với lãi suất siêu ưu đãi ; Chiết khấu hối phiếu ; Bao thanh
toán ; Cung cấp dịch vụ hải quan điện tử phục vụ việc nộp phí và lệ phí xuất
nhập khẩu qua POS cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.; Phát triển sản phẩm
gói và các sản phẩm hàm lượng công nghệ cao như e-banking, e-savings.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI VIB

2.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động Bao thanh toán tại VIB
Ngày 6/9/2004, Việt Nam đã có quyết định số 1096/2004/ QĐ-NHNN
do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ban hành “Quy chế hoạt
động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng”, có hiệu lực từ ngày

01/10/2004. Ngày 16/10/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
tiếp tục ban hành Quyết định số 30/2008 QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung
một số điều của Quyết định số 1096/2004/ QĐ-NHNN.
Căn cứ Quy chế hoạt động Bao thanh toán này của NHNN, ngày
12/04/2006, Tổng giám đốc VIB ban hành quyết định số 978/2006/QĐ-VIB
quy định về nghiệp vụ bao thanh toán tại VIB.


ix
2.2.2. Thực trạng hoạt động Bao thanh toán tại VIB
VIB cung cấp 2 phương thức bao thanh toán là bao thanh toán từng
lần và bao thanh toán hạn mức. Phương thức bao thanh toán từng lần và hạn
mức đang được hầu hết các Ngân hàng áp dụng. Trong đó, phương thức Bao
thanh toán từng lần được sử dụng chủ yếu do số lượng khách hàng có nhu
cầu về bao thanh toán chưa nhiều, và nếu có nhu cầu cũng chỉ ở mức một tới
2 lần một năm.
VIB áp dụng hình thức bao thanh toán có quyền truy đòi: VIB có
quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua không có
khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.
Phương thức thanh toán gồm số tiền VIB ứng trước cho bên bán, phí
và lãi suất thu từ bên bán hàng. Cụ thể : Mức ứng trước: lên đến 85% giá trị
các khoản phải thu; Phí = 0.4% x giá trị các khoản phải thu; Lãi suất cho vay
ngắn hạn của VIB tại thời điểm bao thanh toán
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.3.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất, về số lượng khách hàng: Năm 2007, VIB đưa Bao thanh
toán bổ sung vào danh mục sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp.
Số lượng khách hàng qua 2 năm đã gia tăng nhanh chóng. Năm 2008 số
lượng khách hàng đạt 30, tăng 187,5% so với năm 2007. Số lần giải ngân

năm 2007 đạt 231 lần thì sang năm 2008, con số này tăng lên 325, vượt
140,69 % so với năm 2007.
Thứ hai, về doanh số bao thanh toán : Doanh số bao thanh toán của
VIB tăng nhanh qua 2 năm. Năm 2007, doanh số đã giải ngân đạt 82,843 tỷ.
Năm 2008, doanh số tăng 193,87%, đạt mức 160,609 tỷ đồng, đưa VIB lên
vị trí thứ 2 trong số các NHTM Việt Nam về doanh số bao thanh toán.


x
Thứ ba, về lãi và phí : Lãi và phí thu được từ dịch vụ bao thanh toán
cũng góp phần đáng kể làm tăng số dư về thu dịch vụ của Ngân hàng này.
Tổng lãi và phí thu được năm 2007 là 787 triệu đồng. Năm 2008 đạt 2,795 tỷ
đồng, vượt 355,14% so với năm 2007. Đây thực sự là con số ấn tượng trong
bối cảnh dịch vụ bao thanh toán còn khá mới mẻ tại Việt Nam.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành công đạt được, hoạt động bao thanh toán của
VIB cũng còn một số hạn chế. Đó là quy mô hoạt động bao thanh toán còn
rất nhỏ bé. Tỷ trọng doanh số bao thanh toán của VIB so với doanh số bao
thanh toán của Việt Nam còn thấp: 8,37% năm 2007,7,88% năm 2008. Tỷ
trọng thu từ dịch vụ bao thanh toán trên tổng thu dịch vụ năm 2007 là
0,857%, năm 2008 là 1,85% thực sự là rất thấp, chưa tương xứng với tiềm
năng của Ngân hàng.
2.3.2.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan
Tại VIB, nghiệp vụ bao thanh toán chỉ được thực hiện ở Hội Sở của
Ngân hàng. Phần lớn các chi nhánh và Phòng giao dịch chưa quen thuộc và
cũng chưa quan tâm nhiều đến việc triển khai cũng như đẩy mạnh tiếp thị
dịch vụ này đến khách hàng. Bản thân Ngân hàng cũng chưa xây dựng chiến
lược riêng, phòng ban riêng cho phát triển dịch vụ bao thanh toán đầy tiềm

năng này. Ngoài ra còn hạn chế về nguồn nhân lực, về lượng khách hàng,,
khả năng về thẩm định khách hàng của cán bộ chưa cao.
* Nguyên nhân khách quan
a) Khung Pháp lý
b) Khái niệm bao thanh toán còn khá mới


xi
c) Chi phí cao gây e ngại cho doanh nghiệp
d) Sản phẩm bao thanh toán chưa có sức hấp dẫn đối với khách hàng
e) Trình độ hiểu biết về pháp luật, điều ước và tập quán quốc tế
g) Quan hệ với thị trường nước ngoài còn hạn chế


xii
Chương 3
GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG BAO THANH TOÁN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI
VIB TRONG THỜI GIAN TỚI

Phát triển dịch vụ bao thanh toán nằm trong định hướng chiến lược
của VIB trong thời gian tới. Ngân hàng chủ trương đẩy mạnh phát triển sản
phẩm này thông qua việc đào tạo chuyên sâu về sản phẩm cho cán bộ nhân
viên, Marketing phát triển sản phẩm, hoàn thiện quy trình bao thanh toán,
triển khai bao thanh toán đến tất cả các điểm giao dịch của VIB trên toàn
quốc, tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý và ngân hàng nước
ngoài để tiến tới phát triển dịch vụ bao thanh toán quốc tế.
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN

TẠI VIB

3.2.1. Thành lập phòng / bộ phận bao thanh toán
Tại hội sở của Ngân hàng, nhất thiết nên thành lập phòng bao thanh
toán độc lập với các nghiệp vụ khác. Tại các chi nhánh lớn có nhiều khách
hàng tiềm năng, Ngân hàng sẽ thành lập bộ phận phụ trách dịch vụ bao
thanh toán. Bộ phận này không chịu chung sự kiểm soát với bộ phận cho vay
và có những tiêu chuẩn thẩm định riêng.
3.2.2. Tăng cường hoạt động Marketing về Factoring
Kinh nghiệm của các nước thành công trong thực hiện bao thanh toán
-Factoring trên thế giới đã cho thấy marketing đóng vai trò hết sức quan
trọng. Hoạt động quảng cáo, giới thiệu về sản phẩm này phần lớn chỉ được
thực hiện qua website với nội dung còn khá khiêm tốn. Chính vì vậy, trong
thời gian tới hoạt động này cần được đẩy mạnh hơn nữa để có thể hấp dẫn và


xiii
thu hút khách hàng. Hoạt động marketing ở đây bao gồm nhiều bộ phận: phổ
biến, quảng bá dịch vụ tới đông đảo khách hàng, xây dựng danh mục các
loại hình dịch vụ có thể sẽ cung cấp... Do vậy Ngân hàng cần có những hoạt
động quy mô, có tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận
và hiểu sâu sát hơn.
3.2.3. Xây dựng một mô hình tổ chức phù hợp
* Về mô hình tổ chức:
Nên tách bạch hoạt động cho vay với bao thanh toán
* Về cơ cấu tổ chức:
Hoạt động bao thanh toán là khá phức tạp. Vì vậy, để thực hiện tốt
cần có sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận.
3.2.4. Hoàn thiện qui trình bao thanh toán
Trong việc xây dựng qui trình cần chú ý đến vấn đề bảo hiểm khoản

phải thu. Khi tiến hành bao thanh toán, khoản phải thu chính là nguồn đảm
bảo và thu nợ. Chính vì thế, đối với những mặt hàng có qui định mua bảo
hiểm, nhất thiết phải yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm.
3.2.5. Xây dựng sản phẩm phù hợp với thị trường
Hiện nay, sản phẩm bao thanh toán của VIB còn khá đơn điệu và kém
hấp dẫn với hình thức duy nhất là bao thanh toán trong nước có truy đòi. Vì
thế, cần nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới để đa dạng hóa sản
phẩm bao thanh toán.
Bên canh việc mua lại các khoản phải thu dưới hình thức có truy đòi,
Ngân hàng có thể thực hiện bao thanh toán miễn truy đòi kết hợp với việc
cung cấp thêm chức năng bảo hiểm rủi ro đối với bên mua có uy tín cao trên
thị trường, là các công ty lớn có tình hình tài chính minh bạch.
Ngoài những giải pháp căn bản như đã nêu, tác giả cũng đưa ra một số
giải pháp cần thiết cho mở rộng hoạt động bao thanh toán tại VIB. Đó là các


xiv
giải pháp : Cải thiện hạ tầng công nghệ ; Nâng cao năng lực của đội ngũ
quản lý và cán bộ của VIB; Nâng cao khả năng kết nối với các ngân hàng
đại lý.
3.3. KIẾN NGHỊ VỚI MỘT SỐ CƠ QUAN CHỨC NĂNG NHẰM MỞ
RỘNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM CŨNG NHƯ
TẠI VIB

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Hoàn thiện khung
pháp lý; Cần kiện toàn Trung tâm thông tin tín dụng CIC; Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam cần tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại ngày càng
được hoạt động theo cơ chế thị trường, tăng cường tính độc lập, tự chủ trong
kinh doanh; Đầu mối liên hệ giúp cho công tác đào tạo nghiệp vụ Factoring
của các Ngân hàng thương mại; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có

chính sách sử dụng linh hoạt công cụ tỷ giá nhằm khuyến khích xuất khẩu.
3.3.2. Kiến nghị với Bộ công thương : Ổn định và hoàn thiện chính sách
thương mại nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu; Thành lập cơ quan chuyên
trách về quản lý thông tin tài chính doanh nghiệp.


xv
KẾT LUẬN

Lợi ích mà hoạt động bao thanh toán mang lại là rất lớn đối với các
NHTM, các doanh nghiệp, và cho cả nền kinh tế. Các NHTM có thêm dịch
vụ mới từ đó có thêm doanh thu và tăng hiệu quả sử dụng vốn; các doanh
nghiệp cung ứng hàng hóa có thể bán được hàng và thu hồi vốn nhanh; các
doanh nghiệp mua hàng có thể mua chịu được hàng hóa mà không cần phải
có ngay tiền mặt trong bối cảnh khó khăn về vốn. Chính thông qua hoạt
động này mà hàng hóa và tiền vốn trong nền kinh tế được lưu chuyển nhanh
trong nền kinh tế hơn. Việc triển khai thực hiện và phát triển bao thanh toán
tại Việt Nam là điều cần thiết, góp phần đưa nước ta bắt kịp với tốc độ phát
triển chung của nền kinh tế và tài chính quốc tế.
Luận văn với đề tài “Mở rộng hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam” đã đạt được mục đích nghiên cứu
đặt ra. Luận văn đã tổng hợp được một cách tổng quan lý thuyết về hoạt
động bao thanh toán; đánh giá được thực tế hoạt động cung ứng dịch vụ bao
thanh toán tại VIB từ năm 2007 cũng như chỉ ra những hạn chế còn tồn tại
trong việc cung cấp dịch vụ này tại VIB. Luận văn dựa trên những phân tích
về lý thuyết và thực tiễn đã đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động
này tại VIB. Trong đó, giải pháp về xây dựng sản phẩm phù hợp với thị
trường, thành lập phòng ban bao thanh toán và tăng cường hoạt động
Marketing về Factoring là những giải pháp chủ yếu để mở rộng hoạt động
bao thanh toán tại VIB trong thời gian tới. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đề

xuất một số kiến nghị làm tăng tính thực tiễn cho việc thực hiện các giải
pháp đưa ra.



×