Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.52 KB, 15 trang )

i

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cho vay là hoạt động cơ bản mang lại thu nhập chủ yếu cho hầu hết các
Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam hiện nay. Trong các đối tượng được vay
vốn, các khách hàng doanh nghiệp lớn là đối tượng được các NHTM đặc biệt chú
trọng do nhu cầu vốn và khối lượng từng món vay lớn, năng lực sử dụng vốn khá
tốt. Việc nâng cao chất lượng cho vay đối với đối tượng này mang lại cho các
NHTM hiệu quả cao hơn và rủi ro thấp hơn.
Nhận thức rõ ý nghĩa của việc cho vay đối với các khách hàng doanh nghiệp
lớn, thời gian qua, Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (NHCT)
đã triển khai nhiều biện pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với các doanh
nghiệp này. NHCT đã từng bước hình thành chính sách và các biện pháp, quy trình,
sử dụng các hình thức cho vay…phù hợp đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh
nghiệp này. Nguồn vốn của NHCT trở thành là đòn bẩy quan trọng trong quá trình
phát triển của nhiều doanh nghiệp lớn trong nhiều ngành kinh tế trọng điểm như:
dầu khí, điện lực, than và khoáng sản, xi măng…đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho
hoạt động kinh doanh của các khách hàng doanh nghiệp lớn. Dư nợ của khách hàng
doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ, vì vậy hoạt động cho vay
đối với khách hàng doanh nghiệp lớn ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến chất
lượng cho vay của toàn hệ thống NHCT..
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng cho vay đối với
khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHCT vẫn còn một số hạn chế, đó là: dư nợ của
khách hàng doanh nghiệp lớn vẫn chỉ tập trung vào một số Tập đoàn, Tổng công ty
Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHCT còn ở mức cao,
chiếm trên 70% nợ xấu của cả ngân hàng…, do đó rủi ro tín dụng đối với khách
hàng doanh nghiệp lớn là rất cao, trong khi hiệu quả từ hoạt động cho vay khách
hàng doanh nghiệp lớn còn thấp. Do vậy cần khắc phục tình trạng này để góp phần



ii

đưa hoạt động cho vay tăng trưởng một cách bền vững. Điều này hoàn toàn không
đơn giản, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.
Xuất phát từ thực tiễn trên và qua thời gian công tác tại Phòng Khách hàng
doanh nghiệp lớn - Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, trên cơ
sở kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng
cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chất lượng cho vay đối
với khách hàng doanh nghiệp lớn của ngân hàng thương mại.
Cơ sở thực tiễn: Phân tích và đánh giá chất lượng cho vay đối với khách hàng
doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, đánh
giá những kết quả đạt được, những hạn chế và tìm ra các nguyên nhân của những hạn
chế đó.
Trên cơ sở nghiên cứu trường hợp điển hình, cụ thể là hoạt động cho vay đối
với Khách hàng doanh nghiệp lớn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương
Việt Nam, tác giả hi vọng tổng hợp lý thuyết về đề tài nghiên cứu và đề xuất một số
giải pháp, kiến nghị có giá trị không chỉ đối với NHCT trong hoạt động cho vay mà
còn đối với các đối tượng nghiên cứu khác, các ngân hàng thương mại khác.
Luận văn ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về chất lượng cho vay đối với khách hàng
doanh nghiệp lớn của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
lớn tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng
doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.



iii

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG
CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.

Hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn của Ngân hàng
thương mại
Trên thực tế, không có khái niệm, định nghĩa chính xác về doanh nghiệp lớn

mà chỉ có khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy thông thường người ta
thường sử dụng phương pháp loại trừ để xác định doanh nghiệp lớn.
Tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, theo văn bản số
3570/CV-NHCT9 ngày 19/07/2007: “Khách hàng doanh nghiệp lớn là doanh
nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp
nhà nước, hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã có vốn đăng
ký trên 20 tỷ đồng hoặc trên 1,4 triệu USD”.
Hoạt động của các KHDNL cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngân
hàng. Hiện nay mặc dù nền kinh tế hiện đại, các dịch vụ của NHTM rất phát triển
nhưng hoạt động cơ bản nhất của NHTM vẫn là hoạt động truyền thống - hoạt động
cấp tín dụng (bao gồm cho vay, bảo lãnh, chiết khấu…), trong đó chủ yếu là hoạt
động cho vay. Đây được coi là hoạt động quan trọng nhất đối với các NHTM. Bởi
phần lớn lợi nhuận của các NHTM có được chủ yếu là thu từ hoạt động này.
Hoạt động cho vay của NHTM được hiểu là hoạt động trong đó ngân hàng
“giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích
xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả
cả gốc và lãi”. Hai bên thỏa thuận về số tiền vay, mục đích sử dụng tiền vay, thời
hạn vay, lãi suất và các điều kiện bảo đảm. Khách hàng có trách nhiệm hoàn trả vốn
gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng.

1.2.

Chất lượng cho vay đối với Khách hàng doanh nghiệp lớn của Ngân

hàng thương mại
Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại được gọi là có chất lượng khi


iv

Ngân hàng thu được lợi đủ cả gốc, lãi và đủ bù đắp rủi ro cho ngân hàng, để sử
dụng vốn một cách tốt nhất. Tuy nhiên, Ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu
của mình về chất lượng cho vay nếu không thoả mãn nhu cầu của khách hàng và xã
hội.
Việc nâng cao chất lượng cho vay đối với KHDNL là rất cần thiết đối với
các ngân hàng thương mại cũng như đối với khách hàng.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với Khách hàng doanh
nghiệp lớn bao gồm 3 nhóm chỉ tiêu chính:


Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ đối với KHDNL



Lợi nhuận từ hoạt động cho vay



Nhóm chỉ tiêu về nợ không đủ tiêu chuẩn: Nhóm chỉ tiêu này được coi là


quan trọng nhất khi xem xét chất lượng cho vay của một ngân hàng, tỷ lệ này cao
chứng tỏ chất lượng cho vay đối với KHDNL thấp, rủi ro cao, khả năng thu hồi các
khoản nợ đúng hạn kém, do vậy ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong bảo đảm khả
năng thanh toán, giảm thu nhập, có thể dẫn đến phá sản.
Mỗi chỉ tiêu đều có tầm quan trọng riêng, vì vậy, khi đánh giá chất lượng cho
vay không thể căn cứ vào một chỉ tiêu cụ thể nào mà phải dựa trên một hệ thống các
chỉ tiêu tổng hợp mới có thể đánh giá được chính xác.
1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với khách hàng

doanh nghiệp lớn của Ngân hàng thương mại
Các nhân tố chủ quan: là các nhân tố thuộc về ngân hàng bao gồm: Chính
sách cho vay; Chất lượng công tác thẩm định, đạo đức nghề nghiệp; Công tác kiểm
tra, giám sát; Thông tin tín dụng; Hoạt động marketing ngân hàng, công nghệ ngân
hàng. Các nhân tố khách quan, bao gồm: Nhân tố thuộc về khách hàng doanh
nghiệp lớn, Nhân tố thuộc về môi trường.
Mỗi nhân tố lại có phạm vi và mức độ tác động khác nhau đến chất lượng cho
vay của ngân hàng. Để nâng cao chất lượng cho vay đối với KHDNL của NHTM
phải có sự phối hợp tổng thể, chặt chẽ từ tất cả các phía.


v

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương VN
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ

năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là Ngân hàng thương
mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, có hệ thống
mạng lưới trải rộng toàn quốc với 1 Sở Giao dịch, 150 chi nhánh và 793 phòng giao
dịch, điểm giao dịch.
Trong thời gian qua, NHCT đã tập trung vào cải thiện chất lượng hoạt động
các nghiệp vụ, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng với phương
châm “phát triển, an toàn, hiệu quả, hiện đại”. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của
NHCT luôn đạt và vượt so với kế hoạch (bình quân tăng 10-20%), quy mô huy
động vốn và hoạt động tín dụng không ngừng mở rộng; Chất lượng tín dụng của
NHCT được nâng cao rõ rệt và đổi mới theo hướng đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn,
để có hiệu quả hơn; các dịch vụ cung cấp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách
hàng, đã góp phần khẳng định vị thế của NHCT trên thị trường tài chính tiền tệ
trong nước và nước ngoài.
2.2.

Thực trạng chất lượng cho vay đối với Khách hàng doanh nghiệp lớn tại

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Nguồn vốn cho vay của NHCT trong các năm qua luôn đóng vai trò quan
trọng hỗ trợ nhiều ngành kinh tế, góp phần định hình cơ cấu phát triển của nhiều
vùng, địa bàn trên cả nước. NHCT là ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho các dự án
lớn của các KHDNL, là các dự án tầm quốc gia thuộc các ngành sản xuất quan
trọng như Dầu khí, Điện lực, Bưu chính viễn thông, Công nghiệp thép, Xăng dầu,
Xi măng, Hoá chất, Dệt may, tiêu biểu như các dự án Nhà máy đạm Cà Mau, Xi
măng Hệ Dưỡng, Xi măng Công Thanh, Cảng biển Cái Mép, Hòn La, Nhà máy lọc
dầu Dung Quất, các doanh nghiệp thu mua, chế biến hàng xuất khẩu…


vi


2.2.1. Thực trạng chất lượng cho vay đối với Khách hàng doanh nghiệp lớn tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại NH TMCP
Công thương Việt Nam được đánh giá thông qua các chỉ tiêu chính:
2.2.1.1. Quy mô dư nợ, doanh số cho vay, thu nợ đối với KHDNL
Hoạt động cho vay đối với KHDNL tại NHCT đã có sự phát triển nhanh
trong những năm vừa qua, với tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm trên 20% và có
xu hướng ngày càng tăng.
Tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHCT

Đơn vị: tỷ đồng, %
TT Chỉ tiêu
1
2
3

Năm 2007

Tốc độ
Năm 2008 tăng (%)

Năm 2009

Tốc độ
tăng (%)

Doanh số cho vay
64.894
101.927
57,1

133.603
31,1
Doanh số thu nợ
56.821
86.627
52,5
105.441
21,7
Dư nợ cuối kỳ
39.106
54.406
39,1
82.567
51,7
Qua bảng số liệu trên ta thấy, quy mô cho vay đối với các KHDNL tăng lên
đáng kể qua các năm. Trong sự tăng trưởng chung dư nợ của NHCT, dư nợ cho vay
DNL đã có tốc độ nhanh hơn và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của
NHCT (năm 2009 là 50,6%) nhưng doanh số cho vay, doanh số thu nợ đã tăng
trưởng chậm lại và có xu hướng giảm về tỷ trọng.
Sự biến động không đồng đều giữa dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ
qua các năm chứng tỏ hoạt động cho vay đối với KHDNL phát triển nhanh nhưng
chưa ổn định, bền vững.
Về cơ cấu dư nợ: Hoạt động cho vay đối với KHDNL đã có sự tăng trưởng
với tốc độ khá nhanh, tuy nhiên chủ yếu là dư nợ trung dài hạn và vẫn tập trung vào
khu vực doanh nghiệp nhà nước, các Công ty cổ phần do nhà nước chi phối, dư nợ
KHDNL vẫn chiếm tỷ trọng tương đối thấp ở những ngành mục tiêu của NHCT, tỷ
trọng dư nợ không có bảo đảm đã giảm song vẫn ở mức khá cao (trên 50%)...Cùng
với sự phát triển đất nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng phát triển



vii

mạnh và có vai trò to lớn trong nền kinh tế, vì vậy, NHCT VN cần nâng cao chất
lượng, hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp lớn ngoài quốc doanh này.
2.2.1.2. Nhóm chỉ tiêu nợ không đủ tiêu chuẩn của Khách hàng doanh nghiệp lớn
*

Tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn
Nợ không đủ tiêu chuẩn đối với KHDNL đã giảm mạnh cả về tỷ trọng và số

tuyệt đối, đây là sự cố gắng rất lớn của NHCT. Điều này cho thấy mặc dù quy mô
cho vay đối với KHDNL tăng lên, nhưng tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn tăng cho
thấy chất lượng cho vay KHDNL còn thấp, chưa ổn định.
Mặc dù tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn của KHDNL tại NHCT chỉ là 2,6%
nhưng hoạt động cho vay đối với KHDNL rất rủi ro. Trong tổng nợ không đủ tiêu
chuẩn của NHCT VN, thì phần lớn là nợ không đủ tiêu chuẩn của KHDNL (trên
70%), trong đó chủ yếu nợ không đủ tiêu chuẩn của các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực đóng tàu, đặc biệt là các đơn vị thành viên của Tập đoàn Công
nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
Quy mô hoạt động cho vay đối với các KHDNL tăng trưởng khá nhanh
nhưng nợ không đủ tiêu chuẩn của các khách hàng này cũng chiếm tỷ trọng rất lớn
trong tổng nợ không đủ tiêu chuẩn của NHCT (từ 66%-80%). Điều này cho thấy
hoạt động cho vay đối với KHDNL tại NHCT còn chưa hiệu quả, chất lượng cho
vay chưa cao.
*

Tỷ lệ nợ xấu của KHDNL
Đơn vị: tỷ đồng,%
Chỉ tiêu
Nợ xấu KHDNL (tỷ đồng)

Tỷ lệ nợ xấu KHDNL (%)
Tỷ lệ nợ xấu toàn HT (%)
Tỷ lệ Nợ xấu KHDNL/ Nợ xấu toàn HT

Năm 2007
797
2,0
1,08
72,1

Năm 2008
1.721
3,2
1,81
78,7

Năm 2009
813
1,0
0,61
81,2

Tỷ lệ nợ xấu của các khách hàng doanh nghiệp lớn tính trên tổng dư nợ của
nhóm khách hàng này cao hơn so với mức trung bình của toàn hệ thống NHCT. Nợ
xấu của các KHDNL cũng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nợ xấu của toàn hệ
thống và đang có xu hướng tăng ( năm 2007 là 72,1%, năm 2009 tăng lên 81,2%).


viii


Mặc dù tình hình nợ xấu của các KHDNL tại NHCT VN khá nghiêm trọng,
nhưng lại chỉ tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước hoặc Công ty cổ phần có
vốn Nhà nước chi phối, công ty TNHH nhà nước một thành viên.
*

Tỷ lệ nợ ngoại bảng của KHDNL
Chỉ tiêu nợ ngoại bảng cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất

lượng cho vay của ngân hàng, trong những năm qua, mặc dù NHCT đã tích cực thu
hồi nợ ngoại bảng đối với KHDNL tuy nhiên, kết quả đạt được chưa cao. Nợ ngoại
bảng của các KHDNL tại NHCT vẫn tăng qua các năm với tỷ lệ tăng bình quân
26%-29%/năm cho thấy công tác thu hồi nợ xử lý rủi ro của NHCT hiệu quả còn
chưa cao. Trên thực tế, nợ xấu nội bảng đã giảm nhưng nợ ngoại bảng lại tăng,
chứng tỏ chất lượng cho vay đối với KHDNL tại NHCT vẫn còn thấp, có nguy cơ
suy giảm.
Nợ ngoại bảng của các KHDNL cũng tập trung chủ yếu vào các doanh
nghiệp lớn trong lĩnh vực xây dựng, giao thông (45,2%), vận tải thủy (25,3%) và
các thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
2.2.1.3. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với Khách hàng doanh nghiệp lớn
Lợi nhuận là mục đích lớn nhất của ngân hàng, trong những năm gần đây,
hoạt động cho vay đã đem lại một nguồn thu lớn cho NHCT. Trong khi dư nợ
KHDNL tại NHCT tăng trưởng hàng năm nhưng thu nhập và lợi nhuận từ hoạt
động cho vay đối với các KHDNL đã tăng lên khá mạnh trong năm 2008 nhưng lại
giảm trong năm 2009.
Xét về số tương đối, dư nợ của KHDNL thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng dư nợ của toàn hệ thống NHCT, tuy nhiên, thu nhập từ lãi cho vay
KHDNL và lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHDNL chỉ chiếm 34% lợi nhuận từ
hoạt động cho vay của toàn hệ thống NHCT. Theo đó, chất lượng cho vay đối với
KHDNL của NHCT cũng chưa thực sự tốt.
Tỷ lệ lãi thu được từ hoạt động cho vay còn thấp, đòi hỏi hoạt động cho vay

đối với KHDNL phải được cải thiện hơn nữa để nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.


ix

2.3.

Đánh giá chất lượng cho vay đối với Khách hàng doanh nghiệp lớn tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

2.3.1. Kết quả đạt được
NHCT VN đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các KHDNL, đặc biệt là với
các doanh nghiệp nhà nước, và các công ty cổ phần, công ty TNHH, tạo điều kiện
giúp các doanh nghiệp này kinh doanh hiệu quả, ổn định.
Chất lượng cho vay đối với KHDNL tại NHCT tương đối tốt, nợ không đủ
tiêu chuẩn giảm dần, đạt mức thấp so với trung bình ngành, nguồn vốn NHCT đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn của các KHDNL.
Hoạt động cho vay đối với các KHDNL tiếp tục được mở rộng, phát triển.
Dư nợ cho vay tăng trưởng mạnh, doanh số cho vay cũng tăng, điều này phản ánh
những nỗ lực của NHCT VN trong việc phát triển hoạt động cho vay đối với
KHDNL, đa dang hóa cơ cấu khách hàng, giảm rủi ro trong danh mục tín dụng của
ngân hàng.
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với KHDNL tăng trưởng hàng năm,
chứng tỏ định hướng phát triển đối với khu vực KHDNL là hoàn toàn đúng đắn.
2.3.2. Hạn chế
Mặc dù đã có sự tăng trưởng mạnh về dư nợ, tuy nhiên tỷ trọng doanh số cho
vay và lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với các KHDNL so với toàn hệ thống
vẫn còn thấp, chưa tương xứng với quy mô dư nợ và quy mô hoạt động của
KHDNL.
Cơ cấu dư nợ của KHDNL chưa thật sự hiệu quả, bền vững. Vẫn tồn tại sự

chênh lệch rất lớn giữa KHDNL thuộc sở hữu Nhà nước và KHDNL ngoài quốc
doanh. Hoạt động cho vay đối với KHDNL vẫn chỉ tập trung vào cho vay trung dài
hạn. Dư nợ của KHDNL vẫn chiếm tỷ trọng tương đối thấp ở những ngành mục tiêu
của NHCT. Ngoài ra, tỷ trọng dư nợ cho vay không có bảo đảm đối với KHDNL đã
giảm nhưng vẫn ở mức cao (trên 50%), có thể gây rủi ro cho ngân hàng.
Nợ không đủ tiêu chuẩn tuy đã giảm nhưng chưa thực sự đồng đều giữa các
chi nhánh, khu vực, nợ ngoại bảng đang có xu hướng gia tăng. Hầu hết các khoản


x

nợ không đủ tiêu chuẩn đều tập trung vào các KHDNL nhà nước và là nợ không đủ
tiêu chuẩn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu. Tỷ lệ nợ xấu
của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn của NHCT chiếm tỷ trọng rất cao trong
tổng nợ xấu của toàn hệ thống NHCT, do đó thực tế, chất lượng cho vay đối với
KHDNL tại NHCT vẫn còn chưa cao và cần có các biện pháp tích cực để cải thiện
tình trạng này.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân chủ quan bao gồm: Các quy trình cho vay, chính sách cho
vay còn nhiều điểm chưa thực sự phù hợp, thủ tục còn rườm rà, phức tạp, rất khó
đáp ứng ngay kể cả đối với KHDNL, thủ tục còn rườm rà, phức tạp, tốn thời gian và
chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng. Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng
không đồng đều, còn rất hạn chế. NHCT chưa xây dựng được hệ thống phân tích
ngành hàng và dự báo xu hướng phát triển ngành hàng trong tương lai, do đó, nguy
cơ xảy ra rủi ro khi đầu tư quá nhiều vào một ngành hàng là rất lớn. Công tác kiểm
soát trong và sau khi cho vay còn lỏng lẻo, mang tính hình thức, thông tin tín dụng
không đầy đủ, không được cập nhật, dẫn đến chất lượng thẩm định không cao. Hệ
thống thông tin phục vụ công tác thẩm định còn kém hiệu quả. Chính sách khách
hàng đã lạc hậu và không phù hợp nên chưa thực sự thu hút được khách hàng. Công
tác marketing chưa được chú trọng đúng mức, công nghệ ngân hàng chưa phát triển.

Nguyên nhân khách quan:
Các doanh nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi, nhiều doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh không thực sự hiệu quả. Sự nhạy bén nắm bắt cơ hội, thông tin của
các KHDNL Việt Nam còn thấp. Vấn đề rủi ro đạo đức cũng là một trong những
nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, làm giảm chất lượng cho vay của ngân hàng.
Việc chấp hành chế độ báo cáo thống kê phần lớn chưa theo đúng quy định, tính
minh bạch, chính xác của báo cáo tài chính của nhiều KHDNL không cao.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân từ phía môi trường: chính trị, kinh tế, xã
hội….cũng ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với KHDNL của NHCT.


xi

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO
VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM
3.1.

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với Khách hàng doanh
nghiệp lớn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

3.1.1. Hoàn thiện quy trình, chính sách cho vay đối với Khách hàng doanh

nghiệp lớn
Với một quy trình tín dụng ngày càng hoàn thiện và việc triển khai thực hiện
nghiêm túc quy trình tín dụng, kết hợp với kiểm tra kiểm soát việc thực hiện sẽ giúp
NHCT đáp ứng nhanh, kịp thời yêu cầu của khách hàng, đồng thời nâng cao chất
lượng cho vay cũng như công tác giám sát. Đồng thời, cần xây dựng quy trình phê
duyệt nhanh đối với các khách hàng chiến lược. Xây dựng hệ thống chấm điểm xếp

hạng chi nhánh ngân hàng trong hệ thống NHCT, phục vụ cho việc phân cấp ủy
quyền quyết định cho vay chính xác và có cơ sở.
NHCT cần tiếp tục hoàn thiện các quy trình về nghiệp vụ cho vay, bảo đảm
tính đồng bộ, nhất quán và linh hoạt để thích ứng với sự biến động của môi trường
kinh tế, tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển hoạt động cho vay một cách lành
mạnh, góp phần hạn chế rủi ro. Rà soát, chỉnh sửa các nội dung trong Sổ tay tín
dụng cho phù hợp với thực tiễn và hướng tới thông lệ quốc tế, để Sổ tay tín dụng
thực sự là cẩm nang cho cán bộ tín dụng. Hoàn thiện quy định cho vay đối với
khách hàng lớn chiến lược, đặc biệt là các KHDNL đã ký thỏa thuận hợp tác toàn
diện với NHCT.
Để chọn cho mình những khách hàng tốt, NHCT cần khẩn trương hoàn thiện
hệ thống chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng, xây dựng chi tiết một chính
sách khách hàng, đưa hệ thống chấm điểm tín dụng trở thành công cụ đắc lực trong
quản lý tín dụng, đưa ra các ứng xử tín dụng phù hợp với thực trạng khách hàng,
sớm thực hiện việc xếp hạng khách hàng hướng dần theo chuẩn mực quốc tế, đáp
ứng các quy định về xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước.


xii

Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức bộ máy quản lý tín dụng theo thông lệ
quốc tế, theo đó thiết lập bộ phận quản lý nợ để thực hiện giải ngân, thu nợ và quản
lý dữ liệu trên hệ thống phần mềm.
3.1.2. Nâng cao chất lượng cán bộ phụ trách Khách hàng doanh nghiệp lớn
Ban hành quy định về tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng. Yêu cầu đối với cán
bộ tín dụng phải đạt được là nắm vững các quy trình, cơ chế, thủ tục, kỹ thuật
nghiệp vụ tín dụng; biết thu thập, xử lý kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ việc
đánh giá khách hàng, đánh giá phương án, dự án vay vốn; nắm vững chủ trương,
chính sách phát triển kinh tế xã hội có liên quan đến phương án, dự án và doanh
nghiệp; hiểu sâu các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác tín dụng; Bên cạnh

đó, cán bộ tín dụng cần có đức tính trung thực, có bản lĩnh với phong cách làm việc
khẩn trương, khoa học.
Thực hiện định kỳ luân chuyển cán bộ phụ trách các KHDNL nhằm hạn chế
các trường hợp tiêu cực có thể phát sinh. Hợp tác với các chuyên gia tín dụng
(chuyên gia trong và ngoài ngành ngân hàng) đối với các khoản vay lớn, các dự án
lớn, phức tạp của các KHDNL hoạt động đa dạng nhằm nâng cao chất lượng thẩm
định cho vay.
3.1.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện tuân thủ cơ chế, quy trình cho vay ở
tất cả các khâu, đảm bảo các thủ tục pháp lý nhằm nâng cao chất lượng cho vay, bảo
đảm thực hiện đúng nguyên tắc chế độ quy định, nâng cao ý thức chấp hành cơ chế.
Xử lý nghiêm khắc các cá nhân vi phạm.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của công
tác này là thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy trình nghiệp vụ, chế
độ, thể lệ quy định về công tác tín dụng, về quản lý kinh doanh và quản trị điều
hành tại các đơn vị trong toàn hệ thống. Ban lãnh đạo các Chi nhánh cần quan tâm
đến công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hơn nữa, đồng thời phải tạo điều kiện thuận
lợi, môi trường lành mạnh, ổn định để cán bộ kiểm tra, kiểm soát yên tâm công tác,
dám đấu tranh với những sai trái, vi phạm.


xiii

3.1.4. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng
NHCT cần xây dựng hệ thống truyền tin nhanh, đơn giản, nối mạng trong
toàn hệ thống và với Trung tâm thông tin tín dụng, các hệ thống thông tin khác của
NHNN, Bộ công thương…để nguồn thông tin được đa dạng, chính xác và cập nhật
hơn. Các thông tin phải được phân loại theo ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng…để
tạo nên một ngân hàng dữ liệu khoa học giúp cho cán bộ tìm kiếm thông tin nhanh
chóng, dễ dàng, thuận tiện. Cần nhanh chóng hoàn thiện và khai thác có hiệu quả

thông tin về DNL.
3.1.5. Phát triển hoạt động marketing đối với Khách hàng doanh nghiệp lớn
Các doanh nghiệp lớn hoạt động trong rất nhiều ngành, lĩnh vực kinh doanh
khác nhau. Vì vậy, để hoạt động cho vay KHDNL có chất lượng tốt, trước hết, các
Chi nhánh NHCT cần phân đoạn thị trường khách hàng, nắm được đặc điểm, nhu
cầu của từng phân đoạn thị trường, từng nhóm doanh nghiệp thì mới có thể xây
dựng được chính sách cho vay phù hợp với từng đối tượng.
NHCT cần tiếp tục tiếp cận và mở rộng cho vay với các khách hàng có tình
hình hoạt động kinh doanh ổn định, có năng lực tài chính, dự án đầu tư thuộc các
lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh để xây dựng cơ cấu cho vay có khả năng sinh lời.
NHCT cần chủ động làm việc với các Tập đoàn kinh tế/Tổng công ty, đặc biệt các
đối tác chiến lược đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với NHCT; tiếp tục tăng
trưởng dư nợ, doanh số cho vay đối với những lĩnh vực được Nhà nước khuyến
khích như: cho vay thu mua chế biến lương thực, thu mua nông sản…
Nâng cao chất lượng phục vụ: Cán bộ phòng khách hàng cần tư vấn cho
khách hàng về việc lập thủ tục, các hình thức bảo đảm tiền vay, các hình thức cho
vay phù hợp, cách đầu tư có lợi, để tạo cho khách hàng cảm giác thân thiện, tin cậy
đối với NHCT, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cho vay.
NHCT nên thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng đối với KHDNL,
để các doanh nghiệp biết đến ngân hàng đồng thời ngân hàng hiểu rõ hơn nhu cầu
của doanh nghiệp, tìm được các khách hàng tốt. đưa ra những giải pháp thiết thực
để khắc phục những khó khăn của các KHDNL, đồng thời có những chính sách hợp


xiv

lý hơn đối với từng nhóm doanh nghiệp.
Sản phẩm phong phú, đa dạng, linh hoạt sẽ là một yếu tố khuyến khích các
doanh nghiệp lớn lựa chọn ngân hàng vì họ có thể được hưởng nhiều tiện ích hơn
trong giao dịch, thanh toán với đối tác. Mặt khác, các dịch vụ bổ sung, hỗ trợ cũng

góp phần hoàn thiện hoạt động cho vay của ngân hàng.
3.1.6. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
NHCT cần chú trọng nâng cao hiệu quả thông tin tín dụng, tin học hóa quy
trình thẩm định, đưa việc phân tích báo cáo tài chính, xếp hạng doanh nghiệp thông
qua phần mềm. Đầu tư phát triển hệ thống InternetBanking, PhoneBanking,
HomeBanking với chất lượng cao. Đây là các dịch vụ ngân hàng có hàm lượng
công nghệ cao, nhiều tính năng tiện ích, rất thuận tiện cho các khách hàng doanh
nghiệp lớn với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng dịch vụ. Điều này sẽ
tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng, từ đó
nâng cao chất lượng cho vay.
3.2.

Một số kiến nghị
Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với KHDNL phải được thực

hiện đồng bộ, thống nhất thì mới có thể phát huy được hiệu quả tốt. Tuy nhiên, để
làm được điều này, không chỉ phụ thuộc vào bản thân NHCT mà cần có sự hỗ trợ,
phối hợp của tất cả các cơ quan, tổ chức có liên quan như: Chính phủ, NHNN, các
cơ quan quản lý, các doanh nghiệp lớn….Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị
đối với các cơ quan, tổ chức này để góp phần nâng cao chất lượng cho vay đối với
KHDNL của NHCT.


xv

KẾT LUẬN
Hoạt động cho vay của các NHTM tại Việt Nam nói chung và NHCT nói
riêng có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại của các ngân hàng, là hoạt động chủ
yếu đem lại hơn 80% thu nhập cho các NHTM trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
Trong đó, đối tượng KHDNL với các ưu thế của mình đang được các NHTM quan

tâm hàng đầu và thường tìm mọi biện pháp để thu hút, lôi kéo khách lẫn nhau.
Thời gian qua, NHCT đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng
cho vay đối với khách hàng KHDNL như hoàn thiện cơ chế, chính sách, bộ máy,
tăng cường nhân lực và các hoạt động marketing, tuy nhiên chất lượng cho vay đối
với KHDNL tại NHCT còn nhiều hạn chế. Do đó, nghiên cứu, áp dụng các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với KHDNL là một cấn đề quan trọng
và cấp thiết đối với NHCT.
Luận văn đã hệ thống hoá những lý luận chung về KHDNL, hoạt động cho
vay và vai trò của hoạt động cho vay đối với KHDNL của NHTM trong nền kinh tế.
Bằng những dẫn chứng cụ thể, luận văn đã đánh giá được thực trạng chất
lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn của NHCT trong thời gian qua,
từ đó đánh giá nguyên nhân hạn chế trong mở rộng tín dụng của NHCT Việt Nam
đối với doanh nghiệp lớn. Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp khả thi về việc nâng
cao chất lượng cho vay đối với KHDNL tại NHCT. Tuy nhiên, để các giải pháp đã
được nêu trong luận văn phát huy hiệu quả cần phải thiết lập các điều kiện về cơ
chế, chính sách từ phía cơ quan chức năng, NHNN.
Với kiến thức còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những điểm tồn tại,
cần bổ sung. Tác giả mong muốn nhận được nhiều sự đóng góp hơn nữa của các
nhà nghiên cứu, nhà khoa học, quản lý để luận văn ngày càng được hoàn thiện hơn.



×