Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nâng cao chất lượng nguồn lực lao động trong quá trình thực hiện Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thái Bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.64 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==========================

TRẦN THỊ CHIỀU

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ Ở THÁI BÌNH HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vậy biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số

: 5.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
T.S. Dương Văn Thịnh

HÀ NỘI - 2006


MỤC LỤC
trang
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................

5

Chương 1: CHẤT LƯỢNG NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG YÊU


CẦU CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐỐI VỚI CHẤT
LƯỢNG NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG ...........................................................................

11

1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................

11

1.2. Vai trò của chất lượng nguồn lực lao động đối với sự phát triển
kinh tế xã hội ...........................................................................................

18

1.3. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam và những yêu cầu của
nó đối với việc nâng cao chất lượng nguồn lực lao động

22

...............................

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP
HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở THÁI BÌNH HIỆN NAY ................................................

37

2.1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thái Bình ...............................................

37


2.2. Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn lực lao động ởThái Bình ....

53

2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực lao động đáp ứng
yêu

cầu

công

nghiệp

hoá,

hiện

đại hoá



Thái Bình

68

.....................................................................................................................

86


.........................................

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

.........................................................

88


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng
tôi. Công trình này được thực hiện dưới sự hướng
dẫn của T.S. Dương Văn Thịnh.
Các số liệu được sử dụng trong luận văn là
trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tác giả

Trần Thị Chiều


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) đã khẳng định: thời
kỳ mới trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở nước ta là thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cũng tại đại hội này Đảng ta đã chỉ
rõ: để đưa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến thắng lợi, cần phải
phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực và với tư cách là yếu

tố cơ bản, là nguồn lực nội sinh cho sự phát triển nhanh và bền vững. “ Nâng
cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam
là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá”[20, 21].
Với tính cách là nguồn lực quyết định sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, con người vừa là chủ thể vừa là phương tiện (công cụ) của quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Là chủ thể, con người đóng vai trò quyết định
trong khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên, vốn, khoa học và kỹ thuật…để
thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; con người là yếu
tố không thể thiếu, quyết định sự thành bại của công nghiệp hoá, hiện đại hoá;
đồng thời chính con người là đối tượng được thụ hưởng những thành quả của
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và điểm mấu chốt con người, sự phát
triển con người, hạnh phúc của con người là mục tiêu tối cao của công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, con người được coi là vị trí trung tâm trong toàn bộ
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; công nghiệp hoá, hiện đại hoá do con
người và vì con người. Ngày nay, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế đang
diễn ra với tốc độ nhanh chóng, khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp; tiềm năng trí tuệ và kỹ năng lao động cao thì vai trò của con
người trong sự phát triển đặc biệt quan trọng.
Nước ta có lực lượng lao động dồi dào, trẻ, cần cù thông minh, sáng tạo
và ham học hỏi. Hơn 38 triệu lao động (chiếm 50% dân số). Trong số đó có
70 vạn người có trình độ đại học, trên 8.000 tiến sĩ và phó tiến sĩ, trên 3 triệu
cán bộ trung cấp và công nhân kỹ thuật. Đây là một độ ngũ đáng quý, không ít


quốc gia mong muốn có được [7, 545 - 546]. Song đáng tiếc là chúng ta đã và
đang làm lãng phí nguần tài nguyên ấy. Điều đó đã dẫn tới một thực tế là lực
lượng lao động ở nước ta hiện nay bộc lộ không ít những hạn chế chưa thể
đáp ứng được yêu cầu làm việc trong điều kiện áp dụng công nghệ mới,
cường độ lao động cao.

Trong khung cảnh chung đó, Thái Bình là một tỉnh đông dân (1,83 triệu
người), lao động dồi dào (1073 ngàn người chiến khoảng 58,6% dân số của
tỉnh). Đó là nguồn nội lực hết sức quý báu và to lớn. Nhưng thời đại ngày nay,
quy mô lực lượng lao động lớn trong điều kiện chất lượng, năng suất lao động
thấp, lao động phổ thông, chưa qua đào tạo lại là nhân tố hạn chế sự phát
triển. Do đó, nghiên cứu để phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn lực
lao động xã hội nói riêng vẫn là đề tài luôn được sự chú ý, quan tâm của xã
hội và sự đòi hỏi cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Nhận thức rõ vai trò của nguồn lực lao động đối với sự phát trển kinh tế
xã hội, tại Đại hội Đảng bộ Thái Bình lần thứ 16 khẳng định: “Phát triển khoa
học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, coi trọng và phát huy nhân tố con người”.
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề chất lượng nguồn lực lao động ở Thái Bình nhằm
đánh giá đúng đắn thực trạng, tìm ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao
chất lượng nguồn lực lao động của tỉnh là một đòi hỏi bức xúc có ý nghĩa thiết
thực cả về lý luận và thực tiễn. Hơn nữa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá là một chủ trương lớn của Đảng, để biến chủ trương ấy thành hiện thực
phải có đội ngũ lao động chất lượng cao, với ý tưởng đó, tôi chọn đề tài:
“Nâng cao chất lượng nguồn lực lao động trong quá trình thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thái Bình hiện nay” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Nâng cao chất lượng nguồn lực lao động là một trong những vấn đề có
tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia nói chung và ở Việt
Nam nói riêng.
Ở nước ta, liên quan đến chủ đề luận văn đã có nhiều công trình khoa
học, nhiều nhà nghiên cứu có bài viết xung quanh vấn đề này tiêu biểu như:


Chương trình khoa học – công nghệ cấp Nhà nước: “Con người Việt
Nam. Mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” mã số KX – 07

của tập thể tác giả do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm với sự tham gia của gần
300 nhà khoa học có uy tín thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Công trình
này đã nghiên cứu con người Việt Nam truyền thống và hiện đại, thực trạng
và vấn đề đào tạo lại đội ngũ nhân lực,… Đặc biệt là công trình này đã đưa ra
được cái nhìn tổng thể mang tầm chiến lược về vấn đề con người trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó là cuốn sách “ Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn” của tập thể tác
giả do Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn (đồng chủ
biên) (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã đề cập đến nhiều
vấn đề con người, những bất cập, đòi hỏi về nguồn lực con người trước yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; những vấn đề quan tâm, bồi
dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn lực con người dưới các khía cạnh khác
nhau.
Có nhiều ấn phẩm dưới dạng bài báo như: Nguyễn Trọng Chuẩn
(1994), Nguồn nhân lực trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạp chí
Triết học số 3 - Tác giả đã phân tích vị trí nguồn lực trong quan hệ với nguồn
lực khác khẳng định nguồn lực quan trọng nhất, yếu tố quyết định chỉ có thể
là con người. Phạm Văn Đức (1999), Một số giải pháp nhằm khai thác có
hiệu quả nguồn lực con người, Tạp chí Triết học số 6 - Tác giả cho rằng: có
rất nhiều giải pháp để khai thác hiệu quả nguồn lực con người trong đó tạo ra
việc làm là một giải pháp quan trọng và được sử dụng như một công cụ quản
lý hữu hiệu. Phạm Thị Ngọc Trầm (1993), Trí tuệ - nguồn lực vô tận của sự
phát triển xã hội, Tạp chí Triết học số 1 - Tác giả đã nhấn mạnh; trí tuệ là
nguồn lực vô tận và có sức mạnh to lớn đối với sự phát triển xã hội. Nguyễn
Duy Quý (1998), Phát triển con người tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, Tạp chí Cộng sản số 19 - Tác giả đã
nhấn mạnh phát triển con người về thực chất là sự phát triển và hoàn thiện
nhân cách con người theo yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Phạm Tất Dong (1994), Suy nghĩ về xây dựng đội ngũ tri thức nước ta, Tạp



chí Cộng sản số 4 - tác giả đã cho rằng: phải quan tâm đến việc xây dựng đội
ngũ lao động trí tuệ. Hoàng Chí Bảo (1993), Ảnh hưởng của văn hoá đối với
việc phát huy nguồn lực con người, Tạp chí triết học số 1 - Tác giả đã khẳng
định có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy nguồn lực con người
trong đó văn hoá là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp nhất. Nguyễn Văn Hiệu
(1997), Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài để thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, Tạp chí Cộng sản số 1 - Tác giả đã nhấn mạnh vai trò,
nội dung, cách thức của giáo dục và đào tạo trong việc bồi dưỡng nhân tài
v.v…
Gần đây còn có một số luận án nghiên cứu về nguồn lực con người ở
những khía cạnh khác nhau ví dụ như: “Nguồn lực con người trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (luận án tiến sĩ triết học của Đoàn
Văn Khái). Công trình này đã phân tích vai trò của nguồn lực con người trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, lý giải khai thác hợp lý, có
hiệu quả nguồn lực con người là yếu tố tiên quyết đến sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá; “Yếu tố con người trong lực lượng sản và việc phát huy yếu
tố đó ở nước ta hiện nay” (luận án phó tiến sĩ khoa học triết học của Hồ Anh
Dũng); “Nhân tố con người và những biện pháp nhằm phát huy nhân tố con
người trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay” (luận án tiến sĩ triết học
của Trần Thị Thuỷ); “Nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ” (luận án tiến sĩ triết học của Hoàng Thái Triển); …
Ngoài ra cũng có một số đề tài luận văn thạc sĩ viết về vấn đề phát triển
nguồn lực lao động ở một số tỉnh Thanh Hoá, đồng bằng sông Cửu Long… Ở
Thái Bình, Uỷ ban nhân dân tỉnh có: “Chương trình mục tiêu, giải quyết việc
làm từ năm 2000 - 2005”. Đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng khoa học công nghệ ở Thái Bình”. Đề án:“Về đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2002 - 2010”.
Nhưng dưới góc độ triết học đến nay ở Thái Bình chưa có công trình nào viết
về vấn đề này.



Như vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng nguồn lực lao
động trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thái Bình
hiện nay ” dưới góc độ triết học là cần thiết có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ
* Mục đích:
Luận văn nghiên cứu chất lượng nguồn lực lao động, yêu cầu của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với việc nâng cao chất lượng nguồn lực lao động,
thực trạng chất lượng nguồn lực lao động ở Thái Bình hiện nay, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh.
*Nhiệm vụ:
- Làm rõ khái niệm nguồn lực lao động, chất lượng nguồn lực lao động.
- Làm rõ yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với chất lượng
nguồn lực lao động.
- Làm rõ thực trạng nâng cao chất lượng nguồn lực lao động ở Thái
Bình hiện nay.
4.Giới hạn
Luận văn nghiên cứu những yếu tố quyết định đến chất lượng nguồn
lực lao động. Đây là một đề tài rộng, trong từng vấn đề cụ thể, luận văn cũng
không thể đề cập tất cả mọi khía cạnh mà chỉ tập trung vào khía cạnh tác giả
cho là quan trọng nhất.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của đề tài là: quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về con người, về công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Trong luận văn còn kế thừa những thành tựu nghiên cứu
của nhiều nhà khoa học khác về vấn đề này.
- Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp
như kết hợp lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, và một số phương pháp

xã hội học khác như thống kê, so sánh, đối chiếu.
6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn


- Góp phần đánh giá thực trạng chất lượng nguồn lực lao động ở Thái
Bình.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn
lực lao động ở Thái Bình đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
tỉnh.
7. Ý nghĩa của luận văn
- Làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy
những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn.
- Làm tài liệu tham khảo cho cán bộ địa phương, lãnh đạo tỉnh trong
việc xây dựng chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực lao động.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 02 chương 6 tiết.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo điều tra dân số và nhà ở Thái Bình (2000), Dân số và nhà ở
Thái Bình năm 1999.
2. Ban chỉ đạo điều tra lao động – việc làm tỉnh Thái Bình, Báo cáo lao
động việc làm 2001 – 2004.
3. Bàn về chiến lược con người (1990), Nxb, sự thật, Hà Nội.
4. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình tại Đại
hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2005 – 2010.
5. Hoàng Chí Bảo, (1993), Ảnh hưởng của văn hoá đối với việc phát huy
nguồn lực con người, Tạp chí Triết học số1.
6. Chi cục Di dân phát triển vùng Kinh tế mới Thái Bình (2004), Báo cáo

phương hướng nhiệm vụ di dân giai đoạn 2005 – 2010, số 94 ngày
22/12.
7. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn - đồng chủ
biên, (2002), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, lý luận và thực
tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
8. Nguyễn Trọng Chuẩn (1994), Nguồn nhân lực trong chiến lược kinh tế –
xã hội của nước ta đến năm 2000, Tạp trí Triết học số 4
9. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Nguồn nhân lực trong công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nước, Tạp chí Triết học số 3.
10. Cục Thống kế Thái Bình (2004), Niên giám thống kê Thái Bình năm
2003.
11. Cục Thống kê Thái Bình năm 2004, Một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu
của Thái Bình năm 2004, số 71/TKTH ngày 02/12.
12. Nguyễn Như Diệm (chủ biên) (1995), Con người và nguồn lực con
người trong phát triển, Nxb, Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Phạm Tất Dong (1994), Suy nghĩ về xây dựng đội ngũ tri thức nước ta,


Tạp chí Cộng sản số 4.
14. Hồ Anh Dũng (1994), Yếu tố con người trong lực lượng sản xuất và việc
phát huy yếu tố đó ở nước ta hiện nay, luận án phó tiến sĩ khoa học triết
học, Hà Nội.
15. Phạm Văn Đức (1999), Một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả
nguồn lực con người, Tạp chí triết học số 6.
16. Phạm Văn Đức (1993), Mấy suy nghĩ về vai trò nguồn lực con người
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Tạp chí triết học số 1
17. Lê Văn Dương (2002), Vấn đề đổi mới lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn, Tạp chí Triết học số 1.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện hội nghị lần thứ VII Ban
Chấp hành Trung ương khoá VII, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ II Ban Chấp
hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Phạm Minh Hạc (1996), (chủ biên), Vấn đề con người trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế
kỷ XXI, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Nguyễn Văn Hiệu (1997), Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài để
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Tạp chí Cộng sản số
1.
26. Trần Đình Hoan, Lê Minh Kha (1991), Sử dụng nguồn lao động và giải
quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb, Sự thật, Hà Nội.
27. Đoàn Văn Khái (2000), Nguồn lực lao động trong quá trình công nghiệp


hoá, hiện đại hoá đất nước, luận án tiến sĩ triết học, Viện triết học, Hà
Nội.
28. Nguyễn Văn Huyên (1990), Mờy suy nghĩ về hướng tiếp cận con người
trong Chủ nghĩa xã hội, Tạp chí Triết học số 3.
29. Tương lai – Mấy suy nghĩ về chiến lược con người (1989), Tạp chí
Thông tin Khoa học xã hội số 6.
30. V.I. Lênin (1977),Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ Macxcơva.
31. Các Mác – Ph. Ăngghen (1993), Tuyển tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà nội

32. Các Mác – Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc
gia,Hà Nội.
33. Các Mác – Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia
Hà Nội.
34. Các Mác – Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
35. Lưu Đình Mạc (1995), Phát triển Giáo dục Đại học là điều kiện đảm
bảo công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Tạp chí Đại học và Giáo dục Chuyên
nghiệp số 4.
36. Hồ Chí Minh ( 1995), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Đỗ Mười (04/12/1993), Phát huy thành tựu to lớn của công cuộc đổi
mới, tiếp tục sự nghiệp cách mạng nước ta vững chắc tiến lên, Nhân dân.

38. Đỗ Mười (1993), Chăm sóc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người và
mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội văn minh, Tạp chí Thông tin lý
luận số 3.
39. Nguyễn Thế Nghĩa (1998), Góp thêm vào vấn đề công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học số 4.
40. Nguyễn Thế Nghĩa (1997), Triết học với sự nghiệp Công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học số 4.
41. Nhiều tác giả (1990), Bàn về chiến lược con người, Nxb sự thật, Hà Nội.


42. Nguyễn Văn Nhớn (1996), Ảnh hưởng của chính sách xã hội đối với
việc nâng cao vai trò của nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới theo
định hướng XHCN ở nước ta, luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội.
43. Nguyễn An Ninh (1998), Những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về tiềm năng con người và phát huy tiềm năng trí tuệ của con người, Tạp
chí Nghiên cứu lý luận số 8.
44. Đỗ Nguyên Phương (1998), Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao chất

lượng dân số, Tạp chí Cộng sản số 19.
45. Nguyễn Duy Quý (1998), Phát triển con người, tạo nguồn nhân lực cho
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, Tạp chí Cộng sản
số 19.
46. Hồ Sỹ Quý (2000), Phát triển con người: Những điều cấn làm rõ, Tạp
chí Cộng sản số 10.
47. Phương Kỳ Sơn (1997), Con người – yếu tố quyết định nhất của lực
lượng sản xuất, Tạp chí triết học số 3.
48. Sở lao động – Thương binh và xã hội Thái Bình (2004), Báo cáo tình
hình và kết quả thực hiện chương trình việc làm, số 785/LĐTBXH, ngày
10/9.
49. Hoàng Xuân Sính (1997), Suy ngẫm về tương lai đất nước, Tạp chí Cộng
sản số 5.
50. Vũ Văn Tảo (2000), Yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Tạp chí Đại học và Giáo dục
chuyên nghiệp số1.
51. Lê Bá Tầng (2001), Tăng cường nguồn lực loa động qua đào tạo để
nâng cao năng suất lao động nông nghiệp ở nước ta, Tạp chí Lý luận
chính trị số 11.
52. Lê Hữu Tầng (1990), Để thực hiện tư tưởng cao đẹp. Tất cả đều xuất
phát từ con người và vì con người, Tạp chí Triết học số 1.
53. Đặng Hữu Toàn (1997), Phát triển vì con người trong quan niệm của
Mác và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm mục tiêu phát
triển con người ở nước ta, Tạp chí Triết học số 1.


54. Nguyễn Cảnh Toàn (09/11/1996), Đào tạo và sử dụng nhân tài, Nhân
dân.
55. Tổng cục Thống kê (2004), Điều tra biến động dân số và nguồn lao động
1/4/2003 những kết quả chủ yếu, Nxb Thống kê, Hà Nội.

56. Nguyễn Thanh (2000), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, Hà Nội.
57. Trần Thị Thuỷ (2000), Nhân tố con người và những biện pháp nhằm
phát huy nhân tố con người trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện
nay, luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội.
58. Trần Văn Tùng – Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực – kinh
nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
59. Tỉnh uỷ Thái Bình (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thái
Bình lần thứ XVI, Thái Bình.
60. Tỉnh uỷ Thái Bình (2001), Nghị quyết số 02/ NQTU phát triển kinh tế
biển, Thái Bình.
61. Tỉnh uỷ Thái Bình (2002), Nghị quyết số 01/NQTU phát triển làng nghề,
Thái Bình.
62. Tỉnh uỷ Thái Bình (2002), Đề án về đẩy nhanh Công nghiệp hoá, hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn Thái Bình.
63. Tỉnh uỷ Thái Bình (2004), Nghị quyết số 13/NQTU Phát triển đào tạo,
dạy nghề giai đoạn 2004 – 2010, Thái Bình
64. Phạm Thị Ngọc Trầm (1993), Trí tuệ nguồn lực vô tận và có sức mạnh to
lớn đối với sự phát triển xã hội, Tạp chí Triết học số 1.
65. Phạm Thị Ngọc Trầm (1998), Xã hội hoá tri thức khoa học và công nghệ
– Một nhu cầu cấp thiết của sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
Tạp chí Triết học số 3.
66. Phạm Thị Ngọc Trầm (2002), Một số thành tựu mới trong khoa học
nghiên cứu con người và những vấn đề cấp bách đặt ra, Tạp chí Cộng
sản số 10.
67. Phạm Thế Tri (2003), Phát triển nguồn lực lao động ở vùng đồng bằng
Sông Cửu Long phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, luận án tiến sĩ
kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
68. Hoàng Thái Triển (2004), Nhân tố con người trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, luận án tiến sĩ triết học,Trường Đại học



69.
70.
71.
72.
73.
74.

KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lưu Minh Trị – Phạm Thanh Khôi (1997), Phát huy nguồn lực chất xám
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bùi Sỹ Trùy - chủ biên (2000), Điều tra dân số, việc làm và nhà ở Thái
Bình.
UBND tỉnh Thái Bình (2001), Chương trình mục tiêu giải quyết việc làm
2001 – 2005, Thái Bình.
Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996),
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Viện thông tin khoa học xã hội (1995), Con người và nguồn lực con
người trong phát triển, Hà Nội.
Nguyễn Thiện Vương (2001), Triết học Mác - Lênin về con người và
việc xây dựng con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.



×