Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ KHOA HỌC TÔN GIÁO- VỀ CÁC HỘI ĐOÀN CÔNG GIÁO ở TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.3 KB, 108 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội đoàn Công giáo là một trong những hình thức tổ chức tập hợp
quần chúng rộng rãi, đa dạng với các tên gọi khác nhau thu hút tín đồ ở mọi
lứa tuổi, mọi trình độ tham gia. Giáo dân ai cũng có thể gia nhập vào một
hay nhiều hội đoàn thích hợp với mình tùy theo tâm, sinh lý lứa tuổi, giới
tính, nghề nghiệp... Việc gia nhập các hội đoàn Công giáo vừa đáp ứng
được nhu cầu sống đạo của mỗi tín đồ, vừa thể hiện được sự liên kết, gắn
bó cao trong sinh hoạt tôn giáo, phù hợp với phong tục tập quán và nó cũng
đáp ứng được với đặc điểm của lễ nghi Công giáo là phải được biểu hiện ra
ngoài bằng các hình thức phụng tự khác nhau.
Các hội đoàn Công giáo ra đời trên cơ sở những nhu cầu ấy. Nhưng
hội đoàn là một vấn đề phức tạp trong công tác quản lý của Nhà nước ta đối
với đạo Công giáo; vì ngoài những hội đoàn phục vụ lễ nghi Công giáo,
Giáo hội Công giáo còn thành lập nhiều loại hội đoàn với các mục đích
khác nhau.
Trong lịch sử, ngay từ những ngày đầu truyền giáo của các Thừa sai
ở Việt Nam, các hình thức hội đoàn Công giáo sơ khởi đã được thành lập.
Sau Công đồng Vatican II, Giáo hội Công giáo đã nâng cao vị trí, vai trò
của người giáo dân trong Giáo hội, thúc đẩy họ trong các hoạt động truyền
giáo, đặc biệt là truyền giáo tập thể. Việc liên kết giáo dân thành các hội
đoàn để hoạt động tông đồ vừa để củng cố đức tin trong cộng đồng người
có đạo, vừa để rao giảng Phúc Âm của Chúa Kitô ra dân ngoại, giúp cho
thế lực của giáo hội bành trướng, để mở rộng nước Chúa ra toàn thế giới.
Với ý nghĩa đó, hàng giáo sĩ Giáo hội Công giáo ở Việt Nam dù khuynh
hướng và ý đồ có khác nhau nhưng đều có mục đích là phải phát triển các
hội đoàn để củng cố Đức tin, củng cố giáo quyền và phát triển đạo.



2

Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hội đoàn
Công giáo đã bị kẻ thù lợi dụng nghiêm trọng, nó được coi như một công
cụ để chống phá Cách mạng. Hiện nay một số hội đoàn Nhà nước ta không
cho phép thành lập vì các hội đoàn này không phải để phục vụ lễ nghi
Công giáo, hoặc hoạt động thuần túy tôn giáo, mà liên quan đến vấn đề
chính trị - xã hội, đặc biệt là việc khôi phục lại những hội đoàn chính trị
phản động trước kia. Việc Giáo hội Công giáo quyết định thành lập các hội
đoàn nói trên là trái với "Luật quy định quyền lập Hội" - ban hành theo
Luật số 102/SL/L-004 ngày 20/5/1957 của Chính phủ; trái với điều 8 Nghị
định của Chính phủ "Về các hoạt động tôn giáo" số 26/1991/NĐ/CP đã ban
hành. Tuy không có tư cách pháp nhân nhưng các hội đoàn Công giáo liên
quan đến chính trị xã hội vẫn hoạt động một cách công khai. Đoàn ngũ hóa
giáo dân là mục tiêu của Giáo hội Công giáo và việc thành lập các hội đoàn
Công giáo đã đáp ứng được mục tiêu đó. Thực chất đây là vấn đề tranh
chấp quần chúng với các đoàn thể xã hội của Giáo hội Công giáo nhằm gắn
chặt giáo dân với giáo quyền bằng luật buộc. Và như vậy, hội đoàn Công
giáo dần đã trở thành một trong những yếu tố cấu thành nên cơ cấu hoàn
chỉnh của giáo hội cơ sở.
Vì vậy, việc nghiên cứu các hội đoàn Công giáo mang tính cấp
thiết, để giúp chúng ta phân định được nhu cầu chính đáng trong việc sống
đạo của giáo dân, chỉ ra được mặt tích cực của một số hội đoàn Công giáo,
giúp cho đồng bào có đạo yên tâm sinh hoạt tôn giáo và tham gia tích cực
vào việc xây dựng cuộc sống cộng đồng, tuân thủ pháp luật, gắn bó với dân
tộc; đồng thời chỉ ra được thực chất của các hội đoàn hoạt động biểu hiện
tỉnh chất chính trị xã hội, liên quan đến chính trị xã hội mà mục đích của nó
là ngăn cản tín đồ Công giáo tham gia vào các tổ chức quần chúng xã hội,
gây khó khăn cho công tác vận động quần chúng của Đảng, công tác quản

lý của Nhà nước đối với Giáo hội Công giáo, đặc biệt là giáo hội cơ sở.


3

Việc phân định ấy có một ý nghĩa thực tiễn to lớn là giúp cho cấp
ủy, chính quyền các cấp; đặc biệt là cấp ủy và chính quyền cơ sở ở xã,
phường, có một cách nhìn đúng đắn, để có những chủ trương, giải pháp phù
hợp đối với vấn đề hội đoàn Công giáo hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có những công trình nghiên cứu trên các bình diện khác nhau về
hội đoàn Công giáo của nhiều đoàn thể và tác giả như: Kết quả khảo sát,
đánh giá hội đoàn Công giáo của Ban Dân vận Tỉnh ủy Thái Bình phục vụ
cho việc tổng kết Nghị quyết 24/NQ/BCT của Bộ Chính trị khóa VI "Về
công tác tôn giáo trong tình hình mới", 1996; Công tác vận động thanh niên
của Trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Hà Nội 1996,
Dự thảo báo cáo bước đầu tìm hiểu vấn đề hội đoàn Công giáo của Ban
Tôn giáo Chính phủ 1996; thực trạng hội đoàn Thiên Chúa giáo và những
vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước" in trong tập Kỷ yếu Hội
thảo khoa học "Tác động của tôn giáo đối với tình hình an ninh trật tự" của
Tổng cục An ninh - Viện Nghiên cứu chiến lược và khoa học Công an - Hà
Nội 1999; Công trình của hai tác giả Quang Toàn và Nguyễn Hoài Những
hoạt động của bọn phản động đội lốt Thiên Chúa giáo trong thời kỳ kháng
chiến (1945 - 1954), Nxb Khoa học - 1965 và Lịch sử Công an nhân dân
Thái Bình (1945 - 1954) - Sở Văn hóa thông tin Thái Bình - Thái Bình
2000.
Nhưng theo tác giả luận văn này, chưa có một công trình khoa học
nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề hội đoàn Công giáo và ảnh
hưởng của nó đối với đời sống đồng bào Công giáo trên địa bàn tỉnh Thái
Bình từ ngày thành lập giáo phận (1936) đến nay.

Việc nghiên cứu về các hội đoàn Công giáo ở tỉnh Thái Bình là cần
thiết để nhận diện các tổ chức quần chúng của giáo dân nhằm phát huy mặt
tích cực, khắc phục những mặt tiêu cực của các tổ chức này, để vừa giúp


4

cho đồng bào Công giáo sống "tốt đạo, đẹp đời", "kính Chúa yêu nước",
cũng vừa để ngăn chặn những hành vi lợi dụng tôn giáo làm phương hại
đến tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội, góp phần chống lại âm mưu
"diễn biến hòa bình" của các thế lực phản động để bảo vệ độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích: Phân loại và làm rõ bản chất của các loại hội đoàn Công
giáo trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Từ đó đề xuất chủ trương, giải pháp và
những kiến nghị nhằm để quản lý tốt hơn các hội đoàn Công giáo trong
tỉnh.
Nhiệm vụ:
- Làm rõ sự ra đời, phát triển và vai trò của các hội đoàn Công giáo
ở tỉnh Thái Bình đặc biệt trong giai đoạn 1945 - 1954. Đồng thời, làm rõ ý
nghĩa tôn giáo và xã hội của tổ chức này.
- Chỉ ra được các hình thức tổ chức và phương thức hoạt động của
hội đoàn Công giáo.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị đối với vấn đề hội đoàn Công giáo
ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu, khảo sát và điều tra nghiên cứu các
hội đoàn Công giáo ở tỉnh Thái Bình.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà

nước ta về vấn đề tôn giáo; có kế thừa, chọn lọc một số công trình nghiên
cứu của nhiều tác giả có liên quan đến nội dung của luận văn.
Tác giả của luận văn vận dụng phương pháp lôgic lịch sử, phân tích
và tổng hợp, điều tra, khảo sát, thống kê và phỏng vấn thực tế tại cơ sở.


5

Ngoài ra, còn sử dụng một số kết quả của các tài liệu nghiên cứu từ phương
pháp điều tra xã hội học.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Góp phần làm rõ thêm cách nhìn nhận đánh giá về hội đoàn Công
giáo ở Thái Bình.
- Đề xuất những kiến nghị, giải pháp về vấn đề hội đoàn Công giáo.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy, chính quyền địa phương
trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo liên quan đến hội đoàn Công giáo.
- Làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu về vấn đề hội đoàn
Công giáo (đặc biệt là trong phạm vi tỉnh Thái Bình).
- Làm tài liệu tham khảo cho các lớp tập huấn cán bộ cơ sở làm
công tác tôn giáo trong địa bàn tỉnh Thái Bình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và
phần phụ lục, luận văn gồm 2 chương 6 tiết.


6

Chương 1
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA CÁC HỘI ĐOÀN CÔNG GIÁO Ở TỈNH THÁI BÌNH

1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HỘI ĐOÀN CÔNG GIÁO

1.1.1. Khái niệm về hội đoàn Công giáo
Việc duy danh định nghĩa về hội đoàn Công giáo tất nhiên là cần thiết
và như là điều kiện tiên quyết giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những tổ chức mang
tính quần chúng của giáo dân trong cơ cấu tổ chức của Giáo hội Công giáo.
Song, ngay trong các văn bản của Giáo hội Công giáo, khái niệm
này cũng không đồng nhất về cách gọi. hội đoàn Công giáo có một quá
trình biến đổi về cách gọi theo thời gian mà Giáo hội Công giáo sử dụng.
Trong cuốn Điển ngữ Đức tin Công giáo của Linh mục Hồng Phúc
1996 ghi là: Danh từ hội đoàn có thể hiểu về hai tổ chức trong giáo hội:
1) Hội đoàn đạo đức: Hội đoàn quy tụ các thành phần, như thanh niên thiếu
nữ, các người lập gia đình, cha mẹ, để giúp nhau sống đạo đức hay bác ái.
Họ là giáo dân, không có lời khấn hứa. 2) Tu hội hay dòng tu. Tập thể các
tu sĩ nam nữ có lời khấn thường. Hoặc cộng đoàn tu sĩ sống chung, chỉ có
lời cam đoan hay lời hứa, thường gọi là tu hội đời [22, tr. 325].
Trong Bộ giáo luật (GL 1986), ở điều 298 sau khi phân biệt sự khác
nhau giữa các Hội dòng tận hiến, các Tu đoàn tông đồ của những tu sĩ, giáo
sĩ (sống tập thể trong các tu viện, có quy chế độc lập hay tương đối độc lập)
ra thì các tổ chức của giáo sĩ hay giáo dân hoặc gồm cả giáo sĩ, giáo dân
chung nhau hoạt động được gọi là Hiệp hội" [33, tr. 95].
Trong Công đồng Vatican II, ở Chương IV: Các phương thức hoạt
động tông đồ - Phần nhập đề ghi là: "Giáo dân có thể thực hiện việc tông


7

đồ từng người hoặc liên kết thành cộng đoàn hay gọi là hội đoàn" [34, tr.

549].
Như vậy, khái niệm về hội đoàn mà Linh mục Hồng Phúc nêu lên
trong Tự điển Đức tin Công giáo (1996) chỉ đề cập đến các Hiệp hội của
giáo dân chuyên chăm lo về phần tu đức, bác ái chứ không đề cập đến loại
Hiệp hội tông đồ giáo dân, và phân định rất rõ các hội đoàn của giáo dân và
tu sĩ; giáo dân không tham gia vào các tu hội hay dòng tu đó là lẽ cố nhiên,
nhưng lại chỉ rõ: tu sĩ, giáo sĩ không tham gia vào các hội đoàn của giáo
dân. Điều này khác với điều đã nêu trong giáo luật là giáo sĩ có thể tham
gia vào các Hiệp hội của giáo dân; dù họ chỉ là thành viên trong các Hiệp
hội này. Qua ba văn bản trên, ta thấy có hai cách gọi thống nhất về khái
niệm hội đoàn; một cách gọi khái niệm này là hiệp hội, và cũng có những
cách phân chia khác nhau. Song dù với cách gọi và phân chia như thế nào
đi nữa thì khái niệm hội đoàn Công giáo cũng dùng để chỉ các tổ chức của
giáo dân (có thể có tu sĩ, giáo sĩ tham gia) được thành lập để phục vụ cho
những nhu cầu trần thế của Giáo hội Công giáo.
Các sinh hoạt tôn giáo có một đặc điểm là mang tính cộng đồng
cao. Đặc điểm này được thể hiện rõ nét hơn, sâu đậm hơn và liên tục hơn
trong các nghi lễ phụng vụ của đạo Công giáo. Kinh Tân ước ghi rõ, việc
"Cầu nguyện chung" đem lại những ân sủng to lớn mà người giáo dân có
được "Nếu có hai người trong anh em hợp ý với nhau mà xin bất cứ sự gì,
thì cha ta ở trên trời sẽ ban cho họ", "Vì ở đâu có hai hoặc ba người hội họp
nhân danh Ta, thì ta ở giữa họ [12, tr. 62].
Nhờ cầu nguyện, thông qua cầu nguyện, và đặc biệt nhờ vào việc
cầu nguyện tập thể, người giáo dân tin là sẽ được trực tiếp thông công với
Thiên Chúa của họ, họ phó thác đời sống của mình trong lời cầu xin để
Thiên Chúa thương xót và ban ơn cho họ; cũng nhờ cầu nguyện, đức tin,


8


đức cậy, đức mến được biểu lộ, được tỏ rõ, được củng cố. Bởi vì cầu
nguyện là một hình thức phụng tự trong nghi lễ Công giáo "cho người tín
hữu sống trung thành với điều họ đã lĩnh nhận nhờ đức tin" [34, tr. 72].
Chúng ta có thể coi đây là một hình thức tông đồ đối nội - là hoạt động
trong các cộng đồng giáo dân nhằm củng cố đức tin, tránh khô nhạt đạo "rời
bỏ Chúa Kitô",
Một đặc điểm nổi bật nữa của lễ nghi Công giáo là các hình thức
phụng tự phải được biểu hiện ra ngoài: "Phụng vụ cũng bày tỏ cho những
kẻ bên ngoài thấy giáo hội như một dấu chỉ nêu cao trước mặt các nước
ngõ hầu con cái Thiên Chúa đang tản mác được quy tụ nên một" [34, tr.
66].
Ngoài việc đề cao các lễ nghi phụng tự ra, Giáo hội Công giáo còn chỉ
rõ: "Phụng vụ không phải là hoạt động duy nhất của giáo hội" [34, tr. 70],
bởi vì việc cầu nguyện dù của cá nhân hay tập thể cũng chỉ là biểu hiện của
người đã chịu phép rửa tội, là việc củng cố đức tin của người có đạo; còn
một sứ mệnh lớn lao nữa mà mỗi một tín đồ Công giáo phải thực hiện đó là
việc truyền đạo (truyền bá Phúc Âm). Theo họ thì con người cần được mời
gọi để tin và hoán cải trước khi có thể đến tham gia phụng vụ: "Làm sao kêu
đấng họ không tin? Làm sao tin đấng họ không được nghe? Làm sao nghe
được nếu không có người rao giảng? Làm sao rao giảng nếu không được
sai đi?" [34, tr. 70-71]. Do vậy khi đã chịu phép rửa tội để trở thành một tín
đồ Công giáo "Mọi người giáo dân, dù thuộc thành phần nào đi nữa, dù
không có cơ hội hay khả năng để cộng tác trong các hội đoàn đều được kêu
gọi và hơn nữa phải làm việc tông đồ cá nhân" [34, tr. 550], giáo hội cũng
chỉ rõ việc tông đồ cá nhân có môi trường hoạt động đặc biệt trong những
miền người Công giáo ít ỏi và tản mác thì hiệu quả sẽ rất thấp.
Như vậy, mỗi một tín đồ Công giáo đều phải thực hiện hai nhiệm vụ:


9


1- Tham dự các lễ nghi phụng tự.
2- Tham gia vào hoạt động truyền giáo.
Việc tham dự các lễ nghi mang tính tập thể sẽ nảy sinh ra một nhu
cầu, đó là sự liên kết thành những nhóm, những hội mang tính quần chúng
trong phụng vụ cũng như trong hoạt động truyền giáo, và với một ý thức
cộng đồng sâu đậm của người Việt Nam: "một cây làm chẳng nên non" thì
việc hình thành các hội, nhóm sẽ là điều tất yếu xảy ra trong sinh hoạt tôn
giáo của người giáo dân.
Hội đoàn Công giáo ở Việt Nam ra đời trên cơ sở đó, để vừa đáp
ứng được đặc điểm lễ nghi Công giáo, vừa thỏa mãn được nhu cầu truyền
giáo và cũng vừa phù hợp với tâm thức cố kết cộng đồng của người Việt
trong các sinh hoạt tôn giáo của giáo dân.
Từ Hội được sử dụng ngay từ thời Alexandre de Rhodes, khi vị
thừa sai này lập ra "Hội thầy giảng" đầu thế kỷ XVII (1929?) để tập hợp
những người bản xứ giúp các giáo sĩ phương Tây trong việc "truyền bá
Phúc Âm", và làm các việc thay cho các vị thừa sai trong những "hoàn
cảnh đặc biệt". Alexandre de Rhodes viết: "Khi tôi ngồi tòa thì các thầy
giảng làm phận sự dạy người tân tòng" [23, tr. 78]. Để trở thành thầy giảng
và gia nhập "Hội thầy giảng" thì phải tuyên khấn các điều sau đây: "Suốt
đời thờ phụng giáo hội, không lập gia đình và vâng lời các cha dòng đến
giảng Phúc Âm" [23, tr. 78]. Hội thầy giảng được thành lập ra để hoạt động
tông đồ tập thể, và hiệu quả của việc tông đồ tập thể này được Alexandre
de Rhodes đánh giá rất cao: "Các thầy giảng đã giúp tôi cách rất lạ lùng để
vun trồng vườn nho tốt đẹp ấy và phát triển đạo thánh của chúng ta. Sau
Thiên Chúa họ đã làm hết mọi việc trong sự tiến triển giáo hội ở đây. Tôi
thấy chỉ mình tôi là Linh mục biết giảng được, vì cha theo tôi không nói
được tiếng bản xứ, cho nên tôi đã lo liệu tìm kiếm những người giáo hữu



10

chưa kết bạn, sốt sắng và đạo đức, để giúp tôi khuyên giục người ta trở lại"
[21, tr. 10].
Như vậy, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện hình thức tập
hợp các thầy giảng thành một tổ chức dưới sự chỉ đạo của giáo quyền và
tuyên hứa những điều buộc theo giáo quyền để truyền đạo tập thể - tức là
hoạt động tông đồ tập thể bằng hình thức hội đoàn của các tu sĩ người bản
xứ.
Kế tiếp việc làm của Alexandre de Rhodes, các thừa sai dòng Tên
cũng thành lập ra một hội đoàn khác: đó là "Đạo binh nhi đồng" - Đây là
loại hình hội đoàn của giáo dân lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam được
thành lập dưới sự hướng dẫn của giáo quyền. Đến đầu thế kỷ XX xuất hiện
thêm một số hội đoàn như "Nghĩa binh thánh thể" (1915), "Hướng đạo
Công giáo" (1916), "Hội bác ái Vinh Sơn Phaolô" (1933) [25, tr. 344]. Riêng
ở địa phận Bùi Chu, vào năm 1923 đã xuất hiện các hội đoàn Công giáo
thuộc phong trào Công giáo tiến hành. Như vậy từ thế kỷ XVII đến đầu thế
kỷ XX các hội đoàn Công giáo ở Việt Nam đã hình thành và phát triển.
Đến giai đoạn 1914 - 1939, thời kỳ đương nhiệm của Giáo hoàng
Pio XI, một phong trào hội đoàn mới được tổ chức chặt chẽ với tên gọi là
Công giáo tiến hành. Phong trào này được phát động với quy mô toàn cầu.
Lý giải việc phát động phong trào Công giáo tiến hành, Giáo hoàng Pio XI
nêu rõ: "Hoàn cảnh vạch rõ cho chúng ta con đường phải tiến bước cũng
như những thời kỳ đầu trong lịch sử giáo hội, ngày nay chúng ta phải đối
phó với một thế giới hầu như đã chìm đắm trong làn sóng vô đạo. Có
những lớp người đã từ bỏ Chúa Kitô" [21, tr. 72].
Công giáo tiến hành: "Theo nghĩa đen, tiếng actiô catholien dịch là
hành động Công giáo thì đúng, vì chỉ tất cả các hoạt động theo nguyên tắc
Công giáo của người Công giáo, như đọc kinh, xem lễ, thăm viếng kẻ liệt,



11

giúp đỡ người nghèo v.v..., còn theo nghĩa hẹp thì Công giáo tiến hành còn
phải nhằm mục đích truyền giáo, là làm cho nước Chúa lan rộng trên thế
gian và thấm nhập vào mọi tâm hồn" [21, tr. 28].
Giáo hoàng Pio XI định nghĩa về Công giáo tiến hành như sau:
"Công giáo tiến hành là sự tham dự của giáo dân vào việc tông đồ của hàng
giáo phẩm" [21, tr. 62].
Thời kỳ Giáo hoàng Pio XII định nghĩa Công giáo tiến hành vẫn
được giữ nguyên, nhưng được làm rõ thêm với phần bổ sung sau đây: "Tất
cả các giáo hữu đã chịu phép rửa tội phải làm tông đồ, còn các chiến sĩ
Công giáo tiến hành lại là những tông đồ đặc biệt vì họ cộng tác chặt chẽ
với Đức Giám mục và Linh mục trong việc tông đồ" [21, tr. 23]. Như vậy,
hội đoàn Công giáo không đồng nhất với Công giáo tiến hành, chỉ những
hội đoàn Công giáo mang tính chất truyền giáo mới tham gia Công giáo
tiến hành; hay nói rõ hơn, những hội đoàn Công giáo được thành lập với
mục đích phát triển đạo ra "dân ngoại", bất kể quy mô tổ chức như thế nào:
với quy mô quốc tế, quốc gia, giáo phận hay giáo xứ dưới sự chỉ đạo của
hàng giáo phẩm thì được gọi là Công giáo tiến hành. Hội đoàn Công giáo
dù là những tổ chức của giáo dân, nhiều khi được thành lập một cách tự
phát do nhu cầu sống đạo - cũng có thể hoạt động theo mùa vụ; hoặc được
thành lập một cách tự giác do lệnh của giáo quyền với việc tổ chức chặt chẽ
và phương thức hoạt động cụ thể, tất cả cũng đều phải được giáo quyền
công nhận; và những hội đoàn do hàng giáo phẩm có thẩm quyền cấp nào
thành lập thì việc giải tán nó là do cấp có thẩm quyền đó quyết định.
"Các hội đoàn Công giáo phải đảm bảo được bốn đặc tính sau đây:
1) Mục đích rao giảng Phúc Âm và thánh hóa mọi người.
2) Phải cộng tác với hàng giáo phẩm nhưng vẫn chịu trách nhiệm riêng.
3) Hoạt động của các hội đoàn phải có tính cộng đoàn.



12

4) Hoạt động của giáo dân phải tùy thuộc vào hướng dẫn của hàng
giáo phẩm" [34, tr. 533].
Mục đích của giáo hội khi thành lập các hội đoàn Công giáo có thể
nói gọn trong một câu: Đó là sự truyền giáo. Khi quyết định phát động
phong trào Công giáo tiến hành, Giáo hoàng Pio XI đã nói rõ mục đích
này: "Giữa các hội đoàn và Công giáo tiến hành sẽ có sự điều hòa thân mật,
sự phối trí chặt chẽ thông cảm lẫn nhau... Công giáo tiến hành được tổ chức
khôn khéo như thế sẽ biến thành đạo binh hòa bình, sẽ giao phong những
"trận thánh chiến" bảo vệ và tiến triển nước Chúa Kitô" [21, tr. 70].
Công đồng Vantican II trong "Sắc lệnh truyền giáo" cũng đề cao, nhấn
mạnh và đi sâu vào tính chất cốt yếu của giáo hội là truyền giáo do ý thức của
Chúa Kitô là muốn cho mọi người được rỗi. Sắc lệnh nghiên cứu việc
truyền giáo phải đem đến kết quả là thành lập các giáo đoàn mới, vạch ra
những nét chính của hoạt động truyền giáo và sự công tác của toàn thể giáo
hội. Và Công đồng cũng chỉ ra mục tiêu rất cụ thể sau: "Với bổn phận phải
bành trướng khắp thế giới, giáo hội đi sâu vào lịch sử nhân loại. Tuy nhiên
giáo hội đồng thời cũng vượt thời gian và biên giới các dân tộc" [34, tr.
160].
Với bổn phận như thế, giáo hội La Mã thông qua việc bành trướng
này để thâu lượm tất cả: "Người ở Roma biết dân Ấn Độ là chi thể mình...
Giáo hội cổ võ và thu dụng tất cả những gì tốt lành nơi tài sản, nguồn lực
và phong hóa của các dân tộc, và khi thu dụng, giáo hội tinh luyện, kiện
toàn và thăng hóa chúng. Thực vậy, giáo hội nhớ rằng mình phải kết hợp
với vị vua là đấng đã lãnh nhận các dân nước làm gia nghiệp của mình, và
các dân nước mang đến thành đô Người của lễ và tặng vật" [34, tr. 166].
Ngày nay giáo hội đã nhìn nhận, đánh giá cao vai trò tông đồ của

giáo dân: "Việc tông đồ này càng trở nên khẩn trương hơn vì sự biệt lập
trên nhiều phương diện của cuộc sống con người như thường thấy, càng gia


13

tăng, đôi khi gây nên một sự tách biệt với trật tự luân lý và tôn giáo, cũng
như tạo ra một sự nguy hiểm trầm trọng cho đời sống Kitô giáo. Hơn nữa
trong những miền thiếu linh mục, hay các ngài không được tự do thi hành
chức vụ thì giáo hội khó có thể hiện diện và hoạt động hữu hiệu nếu không
nhờ giáo dân cộng tác" [34, tr. 258].
Chính vì những lý do ấy, vai trò của người giáo dân được đề cao:
"họ được tham dự theo cách thế riêng vào chức vụ tư tế, sứ ngôn và vương
giả của đức Kitô" [33, tr. 204], và vì thế, họ có một bổn phận là hoạt động
để mọi người trên khắp hoàn cầu nhận biết và đón nhận Phúc Âm cứu độ,
họ có điều kiện "canh tân" trật tự trần thế hơn so với hàng giáo phẩm, vì
lực lượng của họ hùng hậu và sống giữa thế gian.
Tất cả những điều trên đây được các nhà thần học Kitô và những
người lãnh đạo giáo hội nêu lên để nói lên tầm quan trọng của việc tông đồ
giáo dân trong thế giới hiện đại, đó là căn nguyên, là cội nguồn thúc đẩy sự
ra đời của hàng loạt những hội đoàn Công giáo.
Và như vậy, chúng ta có thể hiểu hội đoàn Công giáo là hình thức
liên kết giáo dân trong một tổ chức được hình thành một cách tự phát hay
tự giác theo một quy chế nhất định, phải được sự công nhận của giáo
quyền, mọi hoạt động của nó phải tuân thủ những điều buộc mà giáo quyền
quy định, phải có mối liên hệ với hàng giáo phẩm để thực hiện mục đích
tông đồ tập thể của giáo dân.
1.1.2. Phân loại hội đoàn Công giáo
Phân loại theo giáo luật: Bộ giáo luật Công giáo (GL 1986), sau khi
thừa nhận quyền lập các Hiệp hội của giáo dân, đã phân chia các loại Hiệp

hội này ra làm hai loại căn cứ vào các nguyên tắc tổ chức của nó.
1) Hiệp hội công: là hiệp hội do nhà chức trách có thẩm quyền của
giáo hội thành lập ra, giáo dân có thể tự nguyện tham gia vào tổ chức Hiệp


14

hội để trở thành hội viên của Hiệp hội. Các Hiệp hội công thường có một
quy mô lớn, vì giáo luật (GL - 1986) ở điều 312 ghi rõ: Nhà chức trách có
thẩm quyền của giáo hội là:
- Tòa thánh với các Hiệp hội quốc tế.
- Hội đồng Giám mục với các Hiệp hội quốc gia
- Giám mục giáo phận với các Hiệp hội trong giáo phận" [7, tr. 99].
Các Giám quản không có thẩm quyền của nhà chức trách để ra
quyết định thành lập các Hiệp hội giáo dân, bởi vì Giám quản không phải là
Giám mục bản quyền cai quản địa phận mà chỉ là người được giao phó cai
quản phần đất với tư cách là đại diện của Tòa thánh mà thôi.
2) Hiệp hội tư: là Hiệp hội do giáo dân thành lập ra qua một hiệp
đồng tư riêng giữa họ với nhau, họ điều khiển và quản trị các Hiệp hội của
mình theo các quy định của nội quy được giáo quyền phê chuẩn. Sau khi
được sự phê chuẩn của giáo quyền thì Hiệp hội tư có đủ tư cách pháp nhân
được định rõ trong Giáo luật ở điều 332: "Một Hiệp hội tư có thể thủ đắc tư
cách pháp nhân do một nghị định minh quyết của giáo quyền..." [33. tr. 103].
Các Hiệp hội tư có thể tự giải tán hoặc có thể bị giải tán theo quyết
định của giáo quyền một khi không còn lợi ích, hoặc giữ lại những phương
thế đã lỗi thời. Tuy nhiên giáo hội cũng khuyên giáo dân nên ghi tên vào
những Hiệp hội nào đã được nhà chức trách có thẩm quyền trong giáo hội
thành lập, ban khen hoặc giới thiệu.
Cách phân chia của Giáo luật là căn cứ hình thức tổ chức của các
Hiệp hội, Công đồng Vatican II lại căn cứ vào mục đích hoạt động của các

hội đoàn để phân định: "Có nhiều hội đoàn tông đồ khác nhau. Có những
hội đoàn nhằm mục đích tông đồ phổ quát của giáo hội. Có những hội đoàn
nhằm mục đích loan báo Phúc Âm và thánh hóa bằng phương thức chuyên


15

biệt. Có những hội đoàn nhằm mục đích Kitô hóa trật tự trần thế. Có những
hội đoàn nhằm làm chứng cho Chúa Kitô đặc biệt bằng việc từ thiện bác
ái... Các hội đoàn chỉ có giá trị tông đồ nhờ ở chỗ phù hợp với các mục tiêu
của giáo hội, ở từng hội viên hay cả hội đoàn có tinh thần Phúc Âm và làm
chứng cho Chúa Kitô" [34, tr. 533].
Các hội đoàn Công giáo được thành lập là để thực hiện mục đích
tông đồ giáo dân. Hoạt động tông đồ tập thể của giáo dân có thể phân ra
làm hai loại sau:
1) Hoạt động tông đồ đối nội: là những hoạt động nhằm thực hiện
việc củng cố đức tin trong nội bộ những cộng đoàn giáo dân, để ngăn trở
việc khô nhạt đạo, bỏ đạo, tức là từ bỏ Chúa Kitô. Ngoài ra, để phục vụ cho
việc phụng tự tập thể hay chiêm niệm, việc thành lập các hội đoàn phục vụ
lễ nghi, cầu nguyện để đào sâu mầu nhiệm cứu độ của Chúa Giêsu Kitô, để
tăng lòng sùng kính, để sốt sắng hơn trong việc sống đạo; những hội đoàn
như: Dòng Ba Đaminh, Hội gia đình phạt tạ, Tràng hạt Mân Côi, Hội áo
Đức Mẹ, còn Ca đoàn, Hội trống, Hội trắc, Hội kèn, Phường bát âm... được
tổ chức là để phục vụ lễ nghi Công giáo, hiệp lễ cùng với hàng giáo sĩ trong
các thánh lễ ở nhà thờ, và còn có những hội đoàn làm các công việc từ
thiện bác ái trong các cộng đồng giáo dân và đối với cả "dân ngoại" nữa.
2) Tông đồ đối ngoại: Những hội đoàn này được thành lập để hoạt
động truyền giáo ra dân ngoại, thực hiện sứ mệnh bành trướng của giáo
hội, giúp cho giáo hội chu toàn sứ mệnh đối với trần gian theo mệnh lệnh
của Chúa Giêsu Kitô.

Ở Việt Nam các hội đoàn Công giáo ra đời từ rất sớm (thế kỷ
XVII) nhưng chưa trở thành một phong trào. Đầu thế kỷ XX, khi Giáo
hoàng Pio XI phát động phong trào Công giáo tiến hành, thì các hội đoàn
Công giáo ở Việt Nam phát triển rất nhanh và: "Cũng thấy chớm nở ngành
chuyên biệt, có lẽ Thanh lao công (Thanh niên lao động Công giáo) được


16

công khai xuất hiện trước hết, trên đất Bảy mẫu thành Nam (Nam Định)?
Ngày lễ Chúa Giêsu năm 1936 (23/11) hơn 5 ngàn thanh niên lao động
Công giáo đã lớn tiếng hoan hô Chúa Giêsu hiển trị và thề hứa trung thành
làm tông đồ cho nước Chúa" [21, tr. 26].
Năm 1945, các "Liên đoàn Công giáo" được thành lập, và các tổ
chức này đã công khai chống lại Việt Minh, chống lại Chính phủ kháng
chiến. Đây là hội đoàn Công giáo liên quan đến chính trị phản động.
Ngày 5-11-1957, Bộ Truyền giáo Vatican trao cho Giám mục Phạm
Ngọc Chi phụ trách tổ chức Công giáo tiến hành tại Việt Nam, trụ sở của tổ
chức này đặt tại Sài Gòn ngày 11-8-1957 [21, tr. 27].
Như vậy chỉ có những hội đoàn này mang tính chất truyền giáo mới
tham gia Công giáo tiến hành, còn những hội đoàn khác nhằm mục đích
huấn luyện đường tu đức hoặc thực hiện bác ái, phục vụ lễ nghi Công giáo
thì không thuộc phong trào này. Điều này giúp ta phân định rõ: hội đoàn
Công giáo không phải là Công giáo tiến hành, mà Công giáo tiến hành chỉ
là những Hội đoàn đặc biệt của hội đoàn Công giáo mà thôi.
Giáo hội Công giáo phân loại các hội đoàn khi thì căn cứ vào hình
thức tổ chức, khi thì căn cứ vào mục đích hoạt động, nhưng nhìn chung
cách phân chia nào cũng chỉ mang tính tương đối. Vì thật ra, các hội đoàn
Công giáo được thành lập là để củng cố đức tin và phát triển đạo, tức là để
thực hiện tông đồ giáo dân: tông đồ đối nội cũng như đối ngoại.

Trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở Việt Nam, quá trình truyền giáo
luôn gắn liền với chính trị, giáo hội luôn cấu kết với thế lực thực dân xâm
lược, cho nên việc hình thành và phát triển của các hội đoàn Công giáo rất
phức tạp.
Buổi đầu, các hội đoàn Công giáo ở Việt Nam được thành lập
không phải vì mục đích chính trị mà nó chỉ mang tính chất tôn giáo thuần


17

túy như Hội thầy giảng của Alexandre de Rhodes hay Hội "Đạo binh nhi
đồng" của các thừa sai dòng Tên lập ra hồi đầu thế kỷ XVII. Nhưng đến
đầu thế kỷ XX, đặc biệt dưới thời Giáo hoàng Pio XI (1914 - 1939) và
PioXII (1939 - 1958) thì các hội đoàn Công giáo ở Việt Nam đã phát triển
tăng nhanh về số lượng. Nhưng vì mục đích chính trị, một số người lãnh
đạo trong giáo hội Công giáo lúc bấy giờ đã hướng hoạt động của một số
hội đoàn chống phá cách mạng, phản bội dân tộc.
Năm 1954, Hiệp định Gieneve được ký kết, sau cuộc di cư ồ ạt của
giáo sĩ và giáo dân miền Bắc vào Nam, thì ở miền Bắc, các hội đoàn gắn
với chính trị phản động tan rã, các hội đoàn khác gần như tê liệt không hoạt
động trừ số ít các hội đoàn phục vụ lễ nghi và cầu nguyện. Nhưng ở miền
Nam, các hội đoàn Công giáo vẫn tồn tại và phát triển với mục đích rõ ràng
là nhằm biến Công giáo thành quốc đạo. Nhưng dù ở miền Bắc hay miền
Nam, thì Giáo hội Công giáo vẫn là một thể thống nhất trên cơ sở đặc tính
"duy nhất" của giáo hội La Mã, các hội đoàn vì thế vẫn tồn tại âm thầm
hoặc công khai với mục đích không thay đổi của nó là nhằm củng cố đức tin
và phát triển đạo; tuy mức độ biểu hiện ở hai miền Nam Bắc có khác nhau.
Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta kết thúc thắng
lợi, đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối, nhân dân ta được
hưởng một cuộc sống hòa bình, các giáo đoàn miền Nam và miền Bắc được

nối lại mối quan hệ bị chia cắt lâu nay do hoàn cảnh chiến tranh (1954 1975).
Năm 1980, Đại hội Giám mục Việt Nam lần đầu tiên họp tại Thủ đô
Hà Nội ra Thư chung khẳng định đường hướng phục vụ: "Sống Phúc Âm
trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào" [17]. Công giáo và dân
tộc bắt đầu có điểm tương đồng trên cơ sở xây dựng một nước Việt Nam
hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh.


18

Với chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và
Nhà nước ta, đồng bào Công giáo đã yên tâm, tin tưởng trong việc sống
đạo, sống đời, đồng bào hiểu rõ hơn ai hết: Nước có vinh đạo mới sáng, các
nếp sinh hoạt tôn giáo truyền thống xưa được khôi phục và phát triển trong đó có vấn đề hội đoàn.
Chính việc khôi phục và phát triển các hội đoàn Công giáo đã phát
sinh những vấn đề phức tạp; các hội đoàn phục vụ lễ nghi, cầu nguyện phát
triển bình thường, nhưng việc khôi phục lại các hội đoàn có tiền sử chống
phá cách mạng với các danh xưng khác nhau hoạt động một cách công khai,
bất hợp pháp không có tư cách pháp nhân trái với quy định việc thành lập
Hội của Nhà nước ta, gây ra nhiều khó khăn trong công tác vận động quần
chúng của Đảng và công tác quản lý các hoạt động tôn giáo của Nhà nước.
Việc phân loại các hội đoàn Công giáo để phân định các hội đoàn
Công giáo có biểu hiện phi tôn giáo gắn với chính trị phản động và những
hội đoàn phục vụ lễ nghi Công giáo, hoạt động từ thiện, bác ái, cầu nguyện
là một việc làm cần thiết để giúp cho đồng bào Công giáo có quyền sống
đạo, thực hiện được đức công bình bác ái của Chúa Kitô, đồng thời cũng để
ngăn chặn việc lợi dụng tôn giáo làm mất ổn định chính trị xã hội, làm
phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ta.
Dựa trên những nguyên tắc đó chúng tôi phân chia các loại hội đoàn
Công giáo như sau:

1) Các loại hội đoàn thuần túy tôn giáo.
1) Các loại hội đoàn liên quan đến chính trị - xã hội.
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỘI
ĐOÀN CÔNG GIÁO Ở TỈNH THÁI BÌNH

1.2.1. Vài nét về lịch sử Giáo phận Thái Bình


19

Đạo Công giáo được các giáo sĩ dòng Đa Minh (Domonico) Tây
Ban Nha truyền vào Thái Bình từ đầu thế kỷ XVII (1633) [32, tr. 10].
Trước năm 1936, Địa hạt Thái Bình thuộc Địa phận Trung (gồm Thái Bình
và Bùi Chu), đến 9/3/1936, Giáo hoàng Pio XI ra sắc chỉ Praecipnas Inter
Apostocas tách địa hạt Thái Bình ra khỏi Địa phận Bùi Chu để thành lập ra
Địa phận Thái Bình. Sắc chỉ nêu rõ: "Nay quyết định chia Giáo phận Bùi
Chu, lấy một phần lãnh thổ gồm tỉnh Thái Bình và Hưng Yên để thành lập
giáo phận mới, mang tên thị xã đầu tỉnh Thái Bình, gọi là Giáo phận Thái
Bình. Giáo phận mới này, chiếu theo văn thư đây, ta ủy thác cho dòng
thuyết giáo mà các vị thừa sai đã dày công mở đạo ở Bùi Chu lâu đời bền
bỉ, tạo nên sự hưng thịnh ngày nay..." [25, tr. 175].
Theo tài liệu của Giáo hội Công giáo, vào năm 1936 Địa phận Thái
Bình rộng 2.220,7 km2 (gồm tỉnh Thái Bình và Hưng Yên) 1.700.000 dân,
130.000 giáo dân (8%), 73 linh mục dòng, triều; 250 thầy giảng, 300 nữ tu,
380 nhà thờ lớn nhỏ được chia thành 9 hạt gồm 49 xứ [29]. Giáo phận Thái
Bình được đặt dưới sự coi sóc của Đại diện Tông tòa Joan Casado Obispo
(người Tây Ban Nha, có tên Việt là Thuận). Linh mục Thuận được tấn
phong giám mục ngày 2/8/1936 tại nhà thờ chính tòa Thái Bình. Khi nhận
nhiệm sở, Giám mục Thuận bắt đầu tiến hành xây dựng cơ sở vật chất của
giáo phận gồm: Tòa Giám mục (đặt tại thị xã Thái Bình), Tiểu chủng viện

Mỹ Đức, khu nhà dòng Đa Minh (dòng Nam), lập Đa Minh ấn quán...
Trong dịp đi chầu Giáo Hoàng, Giám mục Thuận về thăm lại cố hương và
mắc bệnh chết ngày 22/1/1941 tại Tây Ban Nha. Sau khi Giám mục Thuận
chết, linh mục Santos Ubierna (cũng là người Tây Ban Nha có tên Việt là
Ninh) trở thành người kế vị. Linh mục Ninh được tấn phong Giám mục
ngày 21/9/1942 tại Thái Bình. Năm 1954, Giám mục Ninh đưa hầu hết số
linh mục, nam nữ tu sĩ cùng nửa số giáo dân Địa phận Thái Bình di cư vào
Nam. Vì cuộc di cư này, nhiều cơ sở của giáo hội không thể hoạt động,


20

không được coi sóc vì thiếu nhân sự. Từ 1954 Giáo phận Thái Bình chia
làm hai khu vực:
1) Khu vực Giáo phận Thái Bình (giáo đoàn miền Bắc của giáo
phận, còn được gọi là "giáo phận Mẹ") được đặt dưới sự quản lý của Linh
mục Tổng tá Đinh Đức Trụ với chức danh Giám quản Tông tòa từ 1954
đến 1960. Tháng 6 năm 1960 Linh mục Trụ được tấn phong lên hàng giám
mục và trở thành vị giám mục người Việt đầu tiên cai quản Địa phận Thái
Bình.
2) Khu vực miền Nam của Giáo phận Thái Bình di cư (giáo đoàn
miền Nam) do Giám mục Ninh cai quản. Trụ sở của giáo đoàn miền Nam
Giáo phận Thái Bình "đặt tại đường Nguyễn Văn Lạc, Thị Nghè" [21, tr.
436]. Ngày 15/4/1955 Giám mục Ninh chết, từ đó giáo đoàn miền Nam của
địa phận có các linh mục sau đây được đặt làm đại diện: Vũ Bội Quỳnh, Cao
Xuân Tuế, Trần Ngọc Trác, Phạm Chí Thiện, Trần Lê Vinh, Nguyễn Thanh
Bình và "Mọi liên kết giữa các linh mục, tu sĩ, chủng sinh, giáo dân gốc Thái
Bình (tản mạn khắp miền Nam) đều do Ban Đại diện điều hành" [32, tr.
234]. Giai đoạn từ 1954 đến 1975, hai khu vực Bắc và Nam của Địa phận
Thái Bình bị chia cắt do hoàn cảnh chiến tranh nhưng giáo đoàn phía Nam

"vẫn luôn hướng về đất mẹ Thái Bình" bằng những mối liên hệ theo cách
riêng "Thời kỳ này, qua các lá thư, bưu thiếp hai miền Nam Bắc vẫn cố
gắng liên lạc, để cảm thông và nâng đỡ nhau trong kinh nguyện và hy sinh"
[32, tr. 14].
Từ ngày thành lập, Địa phận Thái Bình được đặt dưới sự coi sóc
của các Giám mục và Hồng y sau:
1) Giám mục Thuận (1936 - 1941).


21

2) Giám mục Ninh (1942 - 1954, không tính thời gian di cư theo
giáo đoàn miền Nam).
3) Giám mục Đinh Đức Trụ (1954 - 1960, linh mục Giám quản,
1960 - 1982 Giám mục Chính tòa).
4) Giám mục Đinh Bỉnh (1982 - 1989).
5) Hồng y Trịnh Văn Căn Giám quản tông tòa (1989 - 1990)
6) Giám mục Nguyễn Văn Sang (từ 1990 đến nay).
- Con số thống kê hiện nay của Giáo phận:
Diện tích: 2.220,7 km2
Dân số chung: 2.800.000 người
Dân số Công giáo: 120.000 người [38, tr. 241].
Đơn vị hành chính đạo có: 68 giáo xứ
Giáo sĩ: 1 Giám mục, 31 linh mục.
Riêng trên địa bàn tỉnh Thái Bình có: gần 10.000 giáo dân (95.853)
chiếm 5,6% dân số toàn tỉnh.
Cơ sở thờ tự: 318 nhà thờ (48 xứ, 269 họ lẻ), 13 nhà phước, 207
nhà phòng, 2 nhà thương [29].
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của các hội đoàn Công
giáo ở tỉnh Thái Bình

Bối cảnh chung về đời sống đạo của người Công giáo Thái Bình
trước năm 1945
Đời sống của người Công giáo Thái Bình được đặt trong một bối
cảnh chung bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử của đất nước; đặc biệt, nó có
sự biến động lớn kể từ khi các phong trào đấu tranh yêu nước giành độc lập


22

dân tộc của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dương.
Theo tác giả Đỗ Quang Hưng thì: "Vì nhiều lý do khác nhau trong
quá khứ, đạo Thiên Chúa được xem như một thế lực không dành nhiều tình
cảm lắm cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhất là sự nghiệp giải phóng
dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhằm xây dựng một xã hội
theo những tiêu chuẩn xa lạ với giáo lý mà giáo hội vẫn đinh ninh" [43, tr.
228].
Và, không ai có thể phủ nhận một sự thật lịch sử là việc truyền giáo
luôn đi liền với phong trào thực dân chứ không phải do một sự tình cờ đau
đớn mà Giáo hội Công giáo gặp phải trong quá trình truyền giáo ở Việt
Nam. Có thể nêu lên mối tương quan mật thiết giữa công cuộc truyền giáo
của giáo hội và chủ nghĩa thực dân trong bức thư của Lêvecque - quyền
Khâm sứ tại Trung Kỳ gửi toàn quyền Beau, Huế, ngày 31 tháng 8 năm
1906, để minh định điều này: "Hội thừa sai hải ngoại mặc dầu đã xuất hiện
ở Đông Dương từ lâu, nhưng chỉ mới hoạt động có hiệu quả từ khi cuộc
chinh phục của Pháp khởi sự. Ảnh hưởng chính trị mà các thừa sai coi như
đã thừa hưởng từ khi cuộc chiếm đóng của chúng ta bắt đầu, đã góp cho họ
phát triển và bắt rễ được trong xứ sở này. Vì chính do việc phát triển của
cải vật chất xung quanh họ, nhờ tất cả sự bảo vệ đặc biệt họ được hưởng,
họ đã tăng cường thêm ảnh hưởng" [37, tr. 429].

Vậy là, nhờ vào thanh gươm của nước Pháp, việc truyền giáo trở
nên hiệu quả hơn, nhưng không phải chỉ có giáo hội mới có lợi trong mối
quan hệ này, mà đạo quân viễn chinh xâm lược Pháp cũng phải dựa vào các
thừa sai Công giáo để biện minh cho mục đích xâm lược: "Ta cần thấy rõ
bản chất thật sự của sự cấu kết giữa Hội truyền giáo hải ngoại và chính
quyền thực dân Pháp, sự cấu kết đó dựa trên căn bản hỗ tương quyền lợi và


23

phân quân trách nhiệm: Thực dân Pháp phải nấp đằng sau những chiếc áo
chùng thâm mới có được chính nghĩa "nhiệm vụ khai hóa" (missio
civilisatrice); Các tu sĩ Thiên Chúa giáo phải được che chở bằng súng đạn
của bộ máy xâm lược mới bình định được các cuộc chống ngoại xâm bản
xứ để rao truyền đức tin của Chúa Kitô" [18, tr. 124].
Mối quan hệ tương hỗ giữa giáo hội và chính quyền thực dân dựa
trên một mục đích chung về chủ trương, về quan điểm. Điều này được bề
trên Hội thừa sai Paris khẳng định: "Chính Giám mục Puginier đã chủ
trương trong 30 năm phải thực hiện cho xong công cuộc Công giáo hóa
toàn bộ Bắc Kỳ để biến miền này thành một tỉnh quận của Pháp gồm toàn
người Việt theo đạo Thiên Chúa" [18, tr. 124].
Chúng ta cũng biết, không phải lúc nào nhà cầm quyền thực dân
cũng đồng ý với chủ trương của Hội thừa sai Paris (MEP) trong việc truyền
giáo quá "hăng hái" của họ. Cũng có những vị toàn quyền không ủng hộ
chủ trương này của MEP, nhưng lập tức giáo hội gây áp lực với mẫu quốc
và kết quả là chính phủ Pháp phải triệu hồi những cá nhân này để khỏi gây
khó dễ cho giáo hội. Toàn quyền Lassan là một trường hợp cụ thể.
Và sau khi đã có hậu thuẫn vững chắc về chính trị, các thừa sai đã
bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế để dùng nguồn kinh tài ấy phục vụ
cho việc mở rộng nước Chúa: "Cần lưu ý rằng hết thảy các thừa sai đều chỉ

có dính líu chung chung vào nông nghiệp và nghiệp vụ cho vay theo kiểu
người bản xứ" [37, tr. 729]. Việt Nam là một nước nông nghiệp, khi công
nghiệp chưa mở mang thì cư dân tuyệt đại đa số là nông dân, các thừa sai
đã chọn đúng đối tượng để có thể lôi kéo những người nông dân nghèo khó
vào trong vòng tay của họ. Họ thực hiện các phương thức truyền giáo thật
hiệu quả bằng nghiệp vụ cho vay lấy lãi. Giai cấp tư sản Pháp nổi tiếng ở
cách làm giàu bằng nghiệp vụ cho vay lãi cắt cổ, truyền thống này được các
thừa sai áp dụng trên cơ sở kết hợp với lối cho vay lãi kiểu người bản xứ;


24

và việc cho vay lãi của giáo hội đã gây hậu quả tai hại đối với người nông
dân, vì họ không có khả năng hoàn trả "Những năm mất mùa, nhà chung cho
nông dân vay tiền, nhưng họ phải đưa ruộng đất bảo đảm. Vì lấy lãi cắt cổ
nên đến kỳ hạn người nông dân không trả được nợ, thế là ruộng đất đều rơi
vào tay nhà chung" [19, tr. 147]. "Bên cạnh lãnh địa của người chủ đồn
điền, xuất hiện lãnh địa của nhà chung. Rồi đây không còn rẻo đất nào cho
người An Nam cư trú, trồng trọt và sinh sống nữa, nếu họ không chịu kiếp
nông nô" [19, tr. 149]. Đúng lúc đó, bàn tay của giáo hội đưa ra, thật đúng
là: Có rất nhiều con đường dẫn đến thành Roma! (Viele wege fahren nach
Rom).
Phương cách hoạt động tông đồ có hiệu quả nhất bằng "Việc phân
phát lúa vào những lúc có nạn đói hoặc bệnh thời khí là một trong những
phương cách truyền thống của họ" [37, tr. 729]. Phương pháp tông đồ này
được Marcou - Giám mục miền Biển Đàng ngoài trong thư gửi bề trên Phát
diệm, ngày 14 tháng 9 năm 1902 được nhắc lại: "Hiện tại, phương pháp
hoạt động tông đồ tốt nhất có lẽ là tăng gấp bội hoạt động từ thiện và giúp
đỡ về vật chất càng nhiều càng tốt" [37, tr. 735].
Các thừa sai và hàng giáo sĩ bản xứ tiến hành hoạt động truyền giáo

cũng rất "vô tư". Họ cứ tha hồ cho người dân "Đông Pháp" tự chọn nên
theo tôn giáo nào, vì người dân "Đông Pháp" là những người dân "tự do":
"Chúng tôi trước đây là những tín đồ Phật giáo... người ta nói chúng tôi
được tự do làm người Phật giáo hoặc Công giáo. Hơn nữa, vị cha xứ người
địa phương bảo chúng tôi rằng nếu chúng tôi đón nhận đạo Công giáo,
chúng tôi sẽ được miễn các sưu thuế mà người Phật giáo phải đóng. Đó là
lý do chúng tôi rửa tội theo đạo Công giáo" [37, tr. 743].
Sưu cao thuế nặng là một trong những chính sách vơ vét thuộc địa
của chính quyền thực dân, nhất là giai đoạn chuẩn bị cho chiến tranh 1914 -


25

1918 và bù lấp cho ngân khố của nước Pháp sau cuộc Đại chiến thế giới lần
thứ nhất này, tính khốc liệt của việc vơ vét đó đẩy người nông dân vào tình
trạng bi thảm. Họ không có lối thoát. Và chỉ có đặt việc truyền bá Phúc Âm
rao giảng nước Chúa bằng các ngón đòn kinh tế như trên mà giáo hội áp
dụng trong hoàn cảnh ấy, chúng ta mới hiểu hết tác dụng của nó đối với
"tân tòng" là như thế nào. Họ không có cách lựa chọn nào khác để bảo tồn
sự sống. "Theo đạo lấy gạo mà ăn" là câu nói hiểu theo đúng nghĩa đen của
cụm từ này đối với người nông dân thuộc địa.
Ở đây cũng không cần phải đề cập đến sự cưỡng bức bằng vũ lực
(phương pháp tông đồ này biểu hiện ở giai đoạn sau - giai đoạn 1946 1954), mà chỉ cần đề cập đến phương cách truyền đạo dựa trên các yếu tố
kinh tế cũng đủ thấy được hiệu năng của các hoạt động truyền giáo mà các
thừa sai áp dụng. Việc tông đồ giáo dân và việc thành lập các hội đoàn
Công giáo trên Địa hạt Thái Bình thuộc Địa phận Bùi Chu trong giai đoạn
ấy không nằm ngoài các ảnh hưởng của bối cảnh trên.
Song Giáo hội Công giáo không chỉ dừng lại ở đó, khi hoạt động
tông đồ đạt kết quả là thành lập được các giáo đoàn mới, thì hàng giáo sĩ
Công giáo lập ra một trật tự riêng. Đọc "Thập giá và lưỡi gươm" của Linh

mục Trần Tam Tỉnh, ta thấy rõ hơn về cách tổ chức này: "Người Công giáo
thường được tập trung lại thành làng xóm riêng, tách khỏi người lương,
sống chen chúc quanh tháp nhà thờ, xây theo kiểu Tây, chọc lên trời, cao
vượt khỏi lũy tre. Được đóng khung và đoàn hóa bởi hàng ngũ giáo sĩ, họ
trở thành một lực lượng quần chúng, một lực lượng đáng ghê sợ khi cha xứ
kêu gọi họ đứng lên bảo vệ đức tin, bảo vệ nhà thờ. Hệ thống ốc đảo đó
tách biệt và cô lập phần lớn các giáo dân khỏi liên hệ với đồng bào, thúc
đẩy họ từ khước, tẩy chay bất cứ điều gì không được giáo hội chánh thức
phê chuẩn" [27, tr. 54].


×