Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.44 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU .................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY

ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI (NHTM)Error! Bookmark no
1.1 Khái quát chung về ngân hàng thƣơng mại ....... Error! Bookmark not defined.

1.1.1 Khái niệm NHTM .................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Các chức năng của NHTM ..................... Error! Bookmark not defined.
1.1.3 Các hoạt động của NHTM ..................... Error! Bookmark not defined.
1.2 Hoạt động huy động tiền gửi tại NHTM ............. Error! Bookmark not defined.

1.2.1 Khái niệm huy động tiền gửi của NHTMError! Bookmark not defined.
1.2.2 Sự cần thiết của huy động tiền gửi tại NHTMError! Bookmark not defined.

1.2.3 Mục tiêu của hoạt động huy động tiền gửi của NHTMError! Bookmark not defin
1.2.4 Các hình thức huy động tiền gửi của NHTMError! Bookmark not defined.
1.3 Hiệu quả huy động tiền gửi của NHTM .............. Error! Bookmark not defined.

1.3.1 Khái niệm hiệu quả huy động tiền gửi của NHTMError! Bookmark not defined.

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động tiền gửi của NHTMError! Bookmark no

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động tiền gửi của NHTMError! Bookma
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI
TẠI NHN0&PTNT VIỆT NAM ...................... Error! Bookmark not defined.

2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Việt NamError! Bookmark not defined

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt NamError! Bookmark n



2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Việt NamError! Bookmark not

2.2 Thực trạng hiệu quả huy động tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt NamError! Bookmark not d

2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn tiền gửi tại NHNo&PTNT
Việt Nam ............................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.2 Cơ cấu nguồn tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt NamError! Bookmark not defined

2.2.3 Chi phí huy động tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt NamError! Bookmark not defin
2.2.4 Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng của nguồn tiền
gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam ........... Error! Bookmark not defined.
2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt
Nam ...................................................................... Error! Bookmark not defined.


2.3.1 Những kết quả đạt được ......................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Những hạn chế ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.3 Nguyên nhân chủ yếu ............................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG
TIỀN GỬI TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM.. Error! Bookmark not defined.
3.1 Định hƣớng phát triển của NHNo&PTNT Việt NamError! Bookmark not defined.
3.2 Định hƣớng phát triển hoạt động huy động tiền gửi tại NHNo&PTNT
Việt Nam ................................................................ Error! Bookmark not defined.

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt NamError! Bookmark not de

3.3.1 Làm tốt công tác quản lý nguồn tiền gửi của ngân hàngError! Bookmark not defi
3.3.2 Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàngError! Bookmark not defined.

3.3.3 Đa dạng các hình thức huy động tiền gửiError! Bookmark not defined.
3.3.4 Nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ tiền gửi nhằm tăng tiện ích
cho khách hàng gửi tiền ........................ Error! Bookmark not defined.
3.3.5 Chính sách lãi suất linh hoạt .................. Error! Bookmark not defined.
3.3.6 Thực hiện tốt chính sách khách hàng ..... Error! Bookmark not defined.
3.3.7 Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáoError! Bookmark not defined.
3.3.8 Nâng cao trình độ cán bộ và công tác quản lýError! Bookmark not defined.
3.3.9 Đổi mới công nghệ ngân hàng ............... Error! Bookmark not defined.
3.4 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại
NHNo&PTNT Việt Nam .................................... Error! Bookmark not defined.

3.4.1 Kiến nghị đối với Chính phủ.................. Error! Bookmark not defined.
3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, trong những
năm qua ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam) nói riêng đã không
ngừng đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới, tăng cường
công tác huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh cho vay
đối với các thành phần kinh tế, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng…. Chính
vì vậy đã góp phần quan trọng vào công cuộc đầu tư thúc đẩy nền kinh tế
tăng trưởng với tốc độ cao, kiềm chế lạm phát và ổn định đời sống nhân
dân. Song bên cạnh những thành công và kết quả đạt được thì hệ thống
ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng đang gặp phải
rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn đặc biệt là huy động tiền
gửi do tình trạng khan hiếm vốn, nguồn vốn huy động có thời gian dài cho

tín dụng và đầu tư còn thiếu, công tác huy động tiền gửi còn nhiều bất cập.
Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi đối với các NHTM là
một vấn đề đang được các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Nhận thức được
vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi
tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu về thực trạng hiệu
quả huy động tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam, trên cơ sở đánh giá
thực trạng đó để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy
động tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam trong thời gian tới.
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY
ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Khái quát chung về Ngân hàng thƣơng mại
Ngân hàng thương mại là các tổ chức tài chính cung cấp một danh
mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch
vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ
một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Theo Luật các tổ chức tín


dụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngân hàng thương
mại được định nghĩa như sau: Ngân hàng thương mại là Tổ chức tín dụng
thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác
có liên quan. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch
vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số
tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Sự đa dạng và phong phú các nghiệp vụ kinh doanh đã làm cho
NHTM trở thành một tổ chức kinh doanh không thể thiếu trong tiến trình
phát triển kinh tế. Song, có thể tóm lược các hoạt động của NHTM gồm
những hoạt động sau: Hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và
hoạt động khác.
Hoạt động huy động vốn: Đây là hoạt động cơ bản của NHTM.

Trong đó hoạt động huy động tiền gửi là hoạt động chủ yếu. Tuy nhiên, khi
cần, ngân hàng thường vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả
năng huy động bị hạn chế. Ngân hàng có thể vay Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM. Ngân
hàng có thể vay các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng
hoặc có thể vay trên thị trường vốn.
Hoạt động sử dụng vốn: Hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của NHTM
là hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, các khoản cho vay có tính thanh khoản
thấp, rủi ro vỡ nợ cao nhất. Hơn nữa, các khoản thu nhập từ cho vay đều
chịu thuế. Chính vì vậy, ngân hàng đã tham gia vào đầu tư chứng khoán.
Việc tham gia vào mua bán chứng khoán giúp ngân hàng có thêm thu nhập,
nâng cao tính thanh khoản, tăng cường mức độ đa dạng hóa, hạn chế rủi ro
và ít nhất một phần thu nhập của ngân hàng sẽ không phải chịu thuế.
Các hoạt động khác: Các hoạt động khác của NHTM bao gồm:
chuyển tiền, thu chi hộ tiền hàng, nghiệp vụ ủy thác, mua bán hộ và kinh
doanh đối ngoại.
1.2 Hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng thƣơng mại


Huy động tiền gửi của NHTM là hoạt động mở các tài khoản tiền gửi
để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng. Khách hàng gửi tiền của ngân
hàng có thể là doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong xã hội.
Hoạt động huy động tiền gửi tại NHTM là hoạt động cơ bản, có vai trò
quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Vì Huy động tiền gửi
là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của ngân hàng, giúp ngân hàng đảm bảo khả năng thanh
toán và nâng cao uy tín với khách hàng.
Hoạt động huy động tiền gửi tại NHTM nhằm mục tiêu tìm kiếm
nguồn tiền gửi để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư; đa dạng các nguồn
tiền gửi nhằm tìm kiếm cơ cấu nguồn tiền gửi có chi phí thấp nhất và phù

hợp với nhu cầu sử dụng; duy trì được tính ổn định của nguồn tiền gửi; tìm
kiếm các công cụ nợ mới nhằm phát triển thị trường nợ của ngân hàng.
NHTM có nhiều hình thức huy động tiền gửi, đó là: mở tài khoản tiền
gửi thanh toán; mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ
chức xã hội; mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm của dân cư; và mở tài khoản
tiền gửi của các ngân hàng khác.


1.3 Hiệu quả huy động tiền gửi của NHTM
Huy động tiền gửi của NHTM đạt hiệu quả khi nguồn tiền gửi đáp
ứng được nhu cầu sử dụng vốn, điển hình là hoạt động cho vay và đầu tư
của ngân hàng, cơ cấu nguồn tiền gửi hợp lý, tiết kiệm được tối đa chi phí
huy động, duy trì nguồn tiền gửi tăng trưởng ổn định, đảm bảo khả năng
thanh khoản và lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Hiệu quả huy động tiền gửi của NHTM được đánh giá qua các chỉ tiêu
sau: quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn tiền gửi, cơ cấu nguồn tiền
gửi, chi phí huy động tiền gửi và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt
động tín dụng của nguồn tiền gửi.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động tiền gửi tại
NHTM, song có thể chia thành 2 nhóm nhân tố: chủ quan và khách quan.
Các nhân tố chính từ bản thân nội tại ngân hàng ảnh hưởng đến hiệu
quả huy động tiền gửi của NHTM, đó là: chính sách lãi suất của ngân hàng;
tiềm lực tài chính và uy tín của ngân hàng; chiến lược kinh doanh của ngân
hàng; sự đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi; hoạt động Marketing của ngân
hàng và trình độ công nghệ ngân hàng.
Bên cạnh những yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới hiệu quả huy động
tiền gửi của NHTM còn có những nhân tố khách quan như: khách hàng,
môi trường kinh tế trong và ngoài nước, môi trường pháp lý và môi trường
cạnh tranh.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI

TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM
2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, có tên viết
tắt là Agribank, được thành lập ngày 26/3/1988 với tên gọi lúc đó là Ngân
hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, đến nay đã có bề dầy hoạt động hơn
hai mươi năm. Khi thành lập, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam


đối mặt với muôn vàn khó khăn tưởng chừng không vượt qua nổi. Đối mặt
với thách thức, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp đã chuyển hướng thành
một ngân hàng thương mại tự chủ. Đến nay, trải qua hơn 20 năm hoạt
động, NHNo&PTNT Việt Nam đã thực sự lớn mạnh, trở thành một NHTM
giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trong vai trò cung cấp tín dụng cho công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phù hợp với chính sách,
mục tiêu của Đảng và Nhà nước.
Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 20092009 có thể thấy như sau: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của
ngân hàng luôn ở mức cao. Năm 2006 nguồn vốn huy động là 233.902 tỷ
đồng thì đến năm 2009 nguồn vốn huy động tăng trưởng thành 434.331 tỷ
đồng, tăng 15,81% so với năm 2008 và tăng gấp 1,86 lần so với năm 2006.
Đến 31/12/2009, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, tăng
24,42% so với đầu năm. NHNo&PTNT Việt Nam tiếp tục khẳng định nông
nghiệp và nông thôn là thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng cho vay
khu vực kinh tế tư nhân. Đến cuối năm 2009, Agribank đã đầu tư cho gần
10 triệu hộ với số vốn gần 198.303 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56% tổng dư
nợ. Tỷ trọng cho vay Doanh nghiệp Nhà nước giảm từ 7,94% năm 2008
xuống còn 7,32% năm 2009. Trong khi đó, cho vay Doanh nghiệp tư nhân
và Hợp tác xã tăng từ 34,76% năm 2008 lên 36,68% năm 2009.
Ngoài hoạt động huy động và sử dụng vốn, ngân hàng còn thực hiện
các hoạt động khác như dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toán
quốc tế, hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ; hoạt động thanh toán biên

mậu. Từ hệ thống thanh toán thủ công lạc hậu, trình độ thấp, đến nay
Agribank đã xây dựng được một hệ thống thanh toán nhanh, chính xác cho
khách hàng. Hiện nay, Agribank có hơn 3.000 điểm giao dịch trên toàn hệ
thống, là NHTM đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam phát hành được trên 5
triệu thẻ và đứng đầu về số lượng máy ATM (1.700 máy). Đến nay,


Agribank đã có 175 chi nhánh thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế trên
toàn quốc. Chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế được nâng cao rõ rệt,
các giao dịch được xử lý nhanh chóng, mọi giao dịch được tập trung quản
lý và kiểm soát tại trụ sở chính, đảm bảo dịch vụ được thực hiện với chất
lượng cao và an toàn nhất, được khách hàng và đối tác trong và ngoài nước
đánh giá cao. Năm 2009, hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ đã tăng
trưởng mạnh, an toàn và đa dạng về hình thức kinh doanh. NHNo&PTNT
Việt Nam đã chủ động và tích cực đẩy mạnh công tác thanh toán phục vụ
xuất nhập khẩu biên giới bằng đồng bản tệ. Với hệ thống thanh toán biên
giới qua mạng SWIFT và được hỗ trợ bởi mạng lưới trên 100 điểm thu đổi
ngoại tệ, trong năm 2009, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu biên giới đạt
25.528 tỷ đồng, tăng 29,23% so với năm 2008.
NHNo&PTNT Việt Nam luôn giữ vững và phát huy vị thế là một
NHTM Nhà nước có vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền
tệ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế nhất là kinh tế
nông nghiệp, nông thôn.
2.2 Thực trạng hiệu quả huy động tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam
Nguồn tiền gửi là nguồn vốn chủ yếu trong nguồn vốn huy động của
ngân hàng, chiếm tỷ trọng trên 85% nguồn vốn huy động.
Nguồn tiền gửi đều tăng trưởng khá cao qua các năm. Tốc độ tăng
trưởng bình quân của nguồn tiền gửi giai đoạn 2006-2009 là 20,71%.
Trong đó, điển hình là năm 2007 có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tốc độ
tăng trưởng lên tới 28,29%. Đến năm 2008 là năm có nhiều khó khăn, thử

thách đối với hoạt động ngân hàng nhưng Agribank vẫn luôn đảm bảo được
khả năng thanh khoản và vẫn duy trì được đà tăng của nguồn tiền gửi mặc
dù tốc độ tăng chậm lại so với năm trước. Sang đến năm 2009, tình trạng
này vẫn còn tiếp diễn. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của năm 2008, 2009 lần
lượt là 16,97% và 16,88% (thấp hơn tốc độ tăng trưởng trung bình là
20,71%).


NHNo&PTNT Việt Nam có nguồn tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng
lớn hơn nguồn tiền gửi trung và dài hạn. Nguồn tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ
trọng trên 64% nguồn tiền gửi. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn tiền gửi ngắn hạn
có xu hướng giảm và tỷ trọng nguồn tiền gửi trung và dài hạn có xu hướng
tăng so với năm 2006. Cụ thể, năm 2006 tỷ trọng của nguồn tiền gửi ngắn
hạn là 67,06%, đến năm 2007, 2008 và 2009 tỷ trọng của nguồn tiền gửi
ngắn hạn lần lượt là 64,72%, 65,95% và 66,32%. Tỷ trọng nguồn tiền gửi
trung và dài hạn có xu hướng tăng : Năm 2006 là 32,94%; năm 2007, năm
2008 và 2009 lần lượt là 35,28%, 34,05% và 33,68%.
NHNo&PTNT Việt Nam đã kiên trì với chủ trương khơi tăng nguồn
vốn từ dân cư, góp phần tạo cân đối giữa nguồn vốn và nhu cầu cho vay
nông nghiệp nông thôn. Cơ cấu nguồn tiền gửi theo đối tượng khách hàng
tại ngân hàng đã có sự thay đổi. Qua các năm 2006 đến 2009, tiền gửi tiết
kiệm của dân cư dần dần tăng tỷ trọng trong nguồn tiền gửi và chiếm tỷ
trọng lớn hơn tiền gửi của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Cụ thể, năm
2006-2009, tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm dân cư giao động trong khoảng
từ 50,61% đến 54,09% còn tỷ trọng của tiền gửi của doanh nghiệp và tổ
chức xã hội giao động trong khoảng từ 45,91% đến 49,39%. Tốc độ tăng
trưởng trung bình của tiền gửi của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội là
18,33% thấp hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của tiền gửi tiết kiệm của
dân cư là 23,03%.
Nguồn tiền gửi VNĐ luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm ít nhất khoảng

85% nguồn tiền gửi. Huy động tiền gửi ngoại tệ còn thấp, chưa tương xứng
với tiềm năng. Tỷ trọng huy động tiền gửi bằng ngoại tệ bình quân giai
đoạn 2006-2009 là 12,38%.
Lãi suất huy động tiền gửi bình quân của NHNo&PTNT Việt Nam
tăng qua các năm do nguồn tiền gửi huy động tăng và chi phí trả lãi tiền gửi


tăng qua các năm. Tuy nhiên, chi phí trả lãi tiền gửi ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng cao hơn nhiều so với chi phí trả lãi tiền gửi trung và dài hạn. Điều
này cho thấy NHNo&PTNT Việt Nam đã biết tận dụng nguồn vốn rẻ là
nguồn tiền gửi ngắn hạn để giảm chi phí huy động tiền gửi nhằm gia tăng
lợi nhuận Trước đây, lãi suất huy động tiền gửi giữa các NHTM có sự
chênh lệch nhau đáng kể, tới 0,2%-0,5%/năm, thậm chí 0,6%-0,8%/năm
cho mỗi kỳ hạn gửi Đồng Việt Nam. Lãi suất huy động tại Agribank cũng
như các NHTM Nhà nước khác thường thấp hơn lãi suất huy động tiền gửi
của các NHTM cổ phần. Hiện tại, tình hình cạnh tranh lãi suất huy động
tiền gửi đã thay đổi. Lãi suất tiền gửi NHNo&PTNT Việt Nam cũng như
các NHTM khác đều ngang nhau, cả NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần
đều cạnh tranh và đua nhau đưa lãi suất tiền gửi Đồng Việt Nam lên kịch
trần là 11,2%/năm. Chênh lệch thu chi giai đoạn 2006-2009 đếu lớn hơn
không, hay nói cách khác là ngân hàng kinh doanh đều có lãi.
Nguồn tiền gửi huy động được sau khi tính toán các chỉ tiêu dự trữ
bắt buộc, dự trữ thanh toán dưới dạng ngân quỹ thì NHNo&PTNT Việt
Nam sử dụng để cho vay. Ngân hàng sử dụng khoảng 72%- 83% tiền gửi
ngắn hạn để cho vay ngắn hạn. Nguồn tiền gửi trung và dài hạn tại ngân
hàng không đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng trung và dài hạn. Như vậy, ngân
hàng phải sử dụng một phần tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.
Đây cũng là xu hướng tất yếu của các ngân hàng nhằm dùng nguồn vốn rẻ
là nguồn tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, tuy nhiên ngân
hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất (khi lãi suất trên thị trường tăng) và rủi

ro thanh khoản.
2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động tiền gửi tại NHNo&PTNT
Việt Nam
Nguồn tiền gửi tăng trưởng khá cao giai đoạn 2006-2009 đã giúp


Agribank hoàn thành tốt vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế, đặc biệt ưu
tiên đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Cơ cấu nguồn tiền gửi
chuyển biến theo hướng ổn định hơn. Agribank biết tận dụng nguồn vốn rẻ
là nguồn tiền gửi ngắn hạn để giảm chi phí huy động tiền gửi nhằm gia tăng
lợi nhuận Hoạt động huy động tiền gửi để rồi cho vay đều thu được lãi.
Agribank vẫn luôn thu hút được khách hàng gửi tiền mặc dù lãi suất huy
động ngang bằng với các NHTM Nhà nước và thấp hơn so với các NHTM
cổ phần trong suốt giai đoạn 2006-2009. Khả năng đáp ứng vốn cho nhu
cầu tín dụng của nguồn tiền gửi của Agribank luôn được đảm bảo.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hiệu quả huy động tiền gửi tại
NHNo&PTNT Việt Nam vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục như :
tốc độ tăng trưởng của nguồn tiền gửi có tăng qua các năm song tốc độ tăng
trưởng giảm; ngân hàng phải dự trữ tiền mặt nhiều hơn để đảm bảo thanh
khoản, giảm doanh số cho vay; ngân hàng phải sử dụng một phần nguồn
tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn; huy động tiền gửi ngoại tệ
còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.
Tóm lại, trong giai đoạn 2006-2009, hiệu quả huy động tiền gửi tại
NHNo&PTNT Việt Nam đã đạt được những kết quả tương đối tốt nhưng
vẫn còn những hạn chế nhất định. Điều này do cả nguyên nhân chủ quan và
nguyên nhân khách quan. Việc phân tích các nguyên nhân này có vai trò
quan trọng để NHNo&PTNT Việt Nam tìm ra các biện pháp khắc phục,
nhằm nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi.
Nguyên nhân chủ quan: Những hạn chế của hiệu quả huy động tiền
gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam phải kể đến những nguyên nhân từ phía

ngân hàng như: các sản phẩm tiền gửi còn đơn điệu, nghèo nàn; lãi suất
huy động ngoại tệ còn quá thấp; cán bộ làm công tác huy động tiền gửi từ
dân cư còn thụ động; trình độ cán bộ chưa toàn diện; công tác marketing


chưa được quan tâm và dịch vụ ngân hàng chưa thực sự phong phú; công
nghệ ngân hàng chưa thực sự hoàn thiện.
Nguyên nhân khách quan: Ngoài những nguyên nhân chủ quan trên,
những hạn chế của hiệu quả huy động tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam
còn do những nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng (tâm lý người
dân không muốn gửi kỳ hạn dài, chưa hiểu hết các sản phẩm khuyến mãi
của ngân hàng, có nhiều kênh đầu tư hấp dẫn khác), môi trường kinh tế
(suy thoái của nền kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,
lạm phát tăng cao...), môi trường pháp lý (sự thay đổi chính sách tiền tệ) và
môi trường cạnh tranh (ngày càng nhiều các NHTM tham gia vào thị
trường vốn nên NHNo&PTNT Việt Nam bị chia sẻ thị phần).
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG
TIỀN GỬI TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM
3.1 Định hƣớng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam
Giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp
tài chính, tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn; phát triển thương hiệu
và xây dựng văn hóa doanh nghiệp NHNo&PTNT Việt Nam; lành mạnh
hóa tài chính, thông qua việc cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả
kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đáp ứng
các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về an toàn hoạt động; Đảm bảo tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu 8%; xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập
và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để phát triển bền vững; nâng cấp cơ sở
hạ tầng công nghệ ngân hàng; nâng cao năng suất lao động, ưu tiên phát
triển nguồn nhân lực; nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ
năng quản trị ngân hàng hiện đại; cải cách cơ cấu tổ chức và điều hành

nhằm đưa NHNo&PTNT Việt Nam thành một tập đoàn tài chính- ngân
hàng hiện đại theo chuẩn mực quốc tế.
3.2 Định hƣớng phát triển hoạt động huy động tiền gửi tại
NHNo&PTNT Việt Nam


NHNo&PTNT Việt Nam lấy nhiệm vụ trọng tâm là huy động vốn và
ổn định thanh khoản. Có tăng trưởng nguồn vốn ổn định thì mới được tăng
trưởng tín dụng. Đẩy mạnh công tác huy động tiền gửi, đặc biệt là nguồn
tiền gửi ổn định từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Triển khai tốt kết nối với
Kho bạc Nhà nước, Hải quan, ...để tranh thủ nguồn tiền gửi của các tổ chức
này. Tập trung các biện pháp tăng trưởng nguồn tiền gửi tại khu vực đô thị
nhất là 2 địa bàn thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Làm tốt các hình thức
tiếp cận và thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng tiện ích
sản phẩm cho khách hàng, khuyến khích chi nhánh và cán bộ ngân hàng
huy động vốn. Đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi, áp dụng lãi
suất huy động linh hoạt đảm bảo khả năng cạnh tranh trên địa bàn. Thường
xuyên theo dõi, bám sát sự biến động của nguồn tiền gửi, có đối sách phù
hợp với diễn biến thị trường để chủ động cân đối vốn, đảm bảo an toàn
thanh khoản và hiệu quả kinh doanh.
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại NHNo&PTNT
Việt Nam
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại
NHNo&PTNT Việt Nam: làm tốt công tác quản lý nguồn tiền gửi của ngân
hàng; nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; đa dạng các hình thức huy
động tiền gửi; nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ tiền gửi nhằm tăng
tiện ích cho khách hàng gửi tiền; chính sách lãi suất linh hoạt; thực hiện tốt
chính sách khách hàng; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo; nâng
cao trình độ cán bộ và công tác quản lý; đổi mới công nghệ ngân hàng.
3.4 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại

NHNo&PTNT Việt Nam
3.4.1 Kiến nghị đối với Chính phủ
Chính phủ cần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô: tập trung hoàn hành
các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội; phòng ngừa lạm phát cao, đáp ứng
vốn cho nền kinh tế; đảm bảo cân đối thu chi ngân sách Nhà nước. Đồng


thời Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý: các cơ quan ban hành
văn bản quy phạm về lĩnh vực ngân hàng tiếp tục nghiên cứu, tạo điều kiện
phát triển cho các hoạt động của các tổ chức tín dụng; các văn bản luật và
dưới luật cần được ban hành một cách có hệ thống, chính xác đảm bảo mọi
hoạt động tài chính, tiền tệ, tín dụng đều được điều chỉnh bởi pháp luật, tạo
nên một môi trường ổn định về pháp lý.
3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước phải điều hành các công cụ chính sách tiền tệ
chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo
khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng, kiểm soát tốc độ tăng
phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng và áp dụng lãi suất, tỷ giá ở mức
phù hợp với diễn biến tình hình, đáp ứng yêu cầu kích thích tăng trưởng
kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và ngăn ngừa lạm phát cao trở lại.
KẾT LUẬN
Huy động tiền gửi là nghiệp vụ cơ bản, thường xuyên và trọng tâm
của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào chứ không riêng của Ngân hàng
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam.
 Trong bối cảnh tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
toàn cầu, những bất ổn vĩ mô trong nội tại nền kinh tế vẫn còn tồn tại đó là
áp lực bội chi ngân sách, áp lực lạm phát cao, thị trường quốc tế tăng
trưởng chậm thì hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng càng trở nên
khó khăn hơn. Trước tình hình này, bài toán nâng cao hiệu quả huy động
tiền gửi tại ngân hàng thương mại nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam

nói riêng càng trở nên cấp bách và cần thiết. Luận văn thạc sỹ “Nâng cao
hiệu quả huy động tiền gửi tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam” đưa ra những nội dung cơ bản như sau:
 Thứ nhất: Đã hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu
quả huy động tiền gửi tại NHTM.


 Thứ hai: Đánh giá một cách khái quát kết quả hoạt động kinh doanh
và thực trạng hiệu quả huy động tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam. Từ
đó rút ra được những thành tích và hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn
chế.
 Thứ ba: Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ở
chương 2, luận văn đã nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy
động tiền gửi tại NHNo&PTNT Việt Nam. Đồng thời đưa ra một số kiến
nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước để các giải pháp mang tính
hiệu quả cao hơn.



×