Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty lắp máy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.67 KB, 14 trang )

i
TểM TT LUN VN
M U
1- Tớnh cp thit ca ti lun vn:
Hi nhp kinh t quc t l xu th tt yu, l sõn chi ln ca cỏc
quc gia, Vit Nam trong tin trỡnh hi nhp ngy cng rng m t : Asean
(1995) APEC (1998); WTO (2006), Vit Nam l thnh viờn th 150 vo WTO,
hi nhp ó em li cho t nc mt v th mi nhng cng to ra thỏch thc
khụng nh i vi cỏc doanh nghip.
Trc nhng thỏch thc ln nghnh C khớ lp mỏy trong nc núi
chung v Tng Cụng ty Lp mỏy Vit Nam núi riờng cn cú nhng gii phỏp
nõng cao nng lc cnh tranh trong nc cng nh trờn trng quc t.
Trờn giỏc ú, ti: Nõng cao nng lc cnh tranh ca Tng Cụng ty
Lp mỏy Vit Nam trong iu kin hi nhp kinh t quc t c la
chn lm lun vn tt nghip, nhm a ra mt s vn v hi nhp kinh t
v s cnh tranh ca LILAMA trong tin trỡnh hi nhp.
2- Tng quan tỡnh hỡnh nghiờn cu
Hot ng ca cỏc doanh nghip c khớ lp mỏy sau thi k xoỏ b c
ch tp trung bao cp mi cú s chuyn mỡnh. LILAMA cn n lc nâng
cao uy tớn, thng hiu quc t v tham gia vo sõn chi ton cầu
hoá. Có nhiều bài viết đề cập tới năng lực cạnh tranh
nh-ng ch-a đề cập cụ thể tới doanh nghiệp Lắp máy
cũng nh- cha cú gii phỏp c th. Vì vậy, tác giả chọn đề
tài làm luận văn thạc sỹ Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Tổng Công ty lắp máy Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3- Mc ớch v nhim v khoa hc ca lun vn
Trờn c s lý lun ca vn nõng cao nng lc cnh tranh ca doanh
nghip v cung cp lun c ỏnh giỏ thc trng cng nh xut cỏc
phng hng v gii phỏp nhm nõng cao nng lc cnh tranh ca LILAMA.
ti thc hin




ii
Một là : Làm rõ nội lực, định hướng phát triển của LILAMA
Hai là : Đề ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của
LILAMA.
4- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nói chung, đề cập và trực tiếp đi đến vấn đề năng lực cạnh tranh
doanh nghiệp LILAMA nói riêng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
ph-ơng pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh đánh giá
6. Dự kiến những đóng góp của luận văn
Luận văn hệ thống hoá về các vấn đề lý luận cơ bản: Cạnh tranh và năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp; hội nhập kinh tế quốc tế; tổng kết kinh
nghiệm về năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp trong nước và ngoài
nước; đánh giá năng lực của LILAMA trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế; đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của LILAMA.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, về nội dung
luận văn kết cấu thành 3 chương.


iii
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CANH
TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp
1.1.1 Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh
Quan niệm về cạnh tranh : Có nhiều quan điểm cạnh tranh khác nhau, có
thể hiểu cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh tế trên thị
trường nhằm giành giật lợi ích tối đa cho mình.
Phân loại cạnh tranh :Trong nền kinh tế thị trường, đứng từ các góc độ
khác nhau để xem xét, các nhà nghiên cứu đã chia thành các loại hình cạnh
tranh đó là theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể kinh tế có cạnh tranh dọc,
cạnh tranh ngang. Theo tính chất của phương thức cạnh tranh có cạnh tranh
lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Theo hình thái cạnh tranh có cạnh
tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo.
Ngoài ra có thÓ phân lo¹i cạnh tranh giữa các khu vực, các quốc gia,
các cộng đồng...
1.1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Một là: Quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Có thể nói năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tác động
vào thị trường, chi phối thị trường nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của
doanh nghiệp.
Hai là: Những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Các tiêu chí đánh giá đó là năng lực tài chính doanh nghiệp; khả năng áp
dụng khoa học kỹ thuật và quản lý hiện đại trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp; khả năng nắm bắt và xử lý thông tin; khả năng tạo ra
phương thức phục vụ và thanh toán trong sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp; khả năng tập trung và duy trì chữ tín - công cụ của cạnh tranh; khả
năng chấp nhận sự mạo hiểm, rủi ro trong cạnh tranh. Ngoài ra, cần kể đến một


iv
số khả năng khác để thắng trong cạnh tranh, tất nhiên phải sử dụng theo đúng

pháp luật.
Ba là: Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng
lực cạnh tranh của sản phẩm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Các cấp độ cạnh tranh có mối liên hệ hữu cơ với nhau, trong đó năng lực
cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ là kết quả của năng lực cạnh tranh nền kinh tế
và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời năng lực cạnh tranh của
sản phẩm và dịch vụ trên thị trường phản ánh một cách tổng quát nhất khả
năng cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp.
1.1.3 Những nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh là các nhân tố bên trong
và nhân tố bên ngoài. Các nhân tố bên trong là bộ máy tổ chức quản lý của
doanh nghiệp; hoạt động Marketting; chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Các nhân tố bên ngoài là bối cảnh quốc tế; cơ sở hạ tầng; trình độ phát triển
kinh tế của đất nước; luật pháp và chính sách kinh tế của Nhà nước…
1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế và sự cần thiết phải nâng cao năng lực
cạnh tranh của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam .
1.2.1 Những vấn đề cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam đó diễn ra từ lâu và
ngày càng sâu rộng. Nhận thức của chúng ta về kinh tế thế giới ngày càng đầy
đủ và qua các kỳ đại hội của Đảng, từ Đại hội VI (năm 1986) đến Đại hội X.
1.2.2 Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt
Nam trƣớc bối cảnh hội nhập
Về cơ hội : Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn hơn về thị trường
để mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế; nâng cao khả năng tiếp cận
những công nghệ tiên tiến, tiếp nhận nguồn vốn quốc tế và phân công lao động
quốc tế; nâng cao được các mối quan hệ quốc tế, tạo thế và lực mới; góp phần
cải thiện mức sống của người dân.



v
Về thách thức: Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam và
nước ta là phải thực hiện hàng loạt những cam kết, những thỏa thuận đó ký từ
những hiệp định thương mại song phương, đa phương, đồng thời tuân thủ triệt
để quy chế WTO.
1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công
ty Lắp máy Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ nhất: Nâng cao năng lực cạnh tranh của LILAMA nhằm đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ hai: Nâng cao năng lực cạnh tranh của LILAMA nhằm đáp ứng yêu
cầu yêu cầu phát triển của Tổng Công ty trong điều kiện mới: Thường xuyên
đổi mới kỹ thuật, công nghệ và phương pháp sản xuất, đổi mới tổ chức quản lý
và phân phối sản phẩm, luôn vươn lên để đứng vững chiến thắng trong cạnh
tranh. Sự đứng yên hay thụt lùi, không thực hiện đổi mới là tự sát, là phá sản
đối với các doanh nghiệp
Thứ ba: Nâng cao năng lực cạnh tranh của LILAMA nhằm nâng cao uy
tín thương hiệu và vị thế của Công ty trên thị trường khu vực và thế giới.
1.3 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh
nghiệp lắp máy nƣớc ngoài và một số tổng công ty trong nƣớc
Tổng quan về các doanh nghiệp Nhật Bản chỉ sau hai mươi năm kết thúc
chiến tranh có những tập đoàn lớn nổi tiếng thế giới, kinh nghiệm của tập đoàn
điện khí, điện tử Siemens CH Liên Bang Đức một trong mười tập đoàn lớn
nhất thế giới, kinh nghiệm của Tổng Công ty cơ khí xây dựng Việt Nam đã cho
thấy một số kinh nghiệm bài học rút ra cho LILAMA.


vi
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY
VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


2.1 Khái quát về Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA)
Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (tên gọi tắt LILAMA) thành lập từ
năm 1960, ban đầu là Công ty Lắp máy Hà Nội, đến cuối năm 1995 trở thành
Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam trụ sở 124 Minh Khai, Hai Bà trưng, Hà Nội.
LILAMA được biết đến với tư cách là một doanh nghiệp xây lắp hàng
đầu của Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực xây lắp, chế tạo thiết bị cho
các công trình công nghiệp và dân dụng.
Với phương châm được thể hiện đó là tầm nhìn sẽ trở thành trở thành
một Tập đoàn công nghiệp và xây dựng hàng đầu của Việt Nam và khu vực
Đông Nam Á; về triết lý kinh doanh thể hiện con người là nhân tố quan trọng
nhất quyết định sự thành công, cạnh tranh bằng sự vượt trội về chất lượng công
trình, hiệu quả dự án và thương hiệu LILAMA; Những giá trị cốt lõi của văn
hóa LILAMA đó là tinh thần đồng đội; phát huy nội lực; lòng trung thành; tăng
trưởng; đổi mới.
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh Tổng công ty Lắp máy Việt
Nam trên một số mặt cụ thể
2.2.1 Tổng quan về năng lực cạnh tranh của LILAMA
LILAMA đã chế tạo phần lớn các thiết bị phải nhập ngoại, mở rộng
phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực chế tạo thiết bị, tăng tỷ lệ nội địa hoá từ
30% lên đến 50%, chính phủ giao trọng trách trở thành nhà Tổng thầu EPC
đầu tiên ở Việt Nam - Tạo dựng uy tín rộng lớn trong lĩnh vực chế tạo và lắp
đặt thiết bị công nghệ tại thị trường trong nước và đối với các nhà đầu tư nước
ngoài.
LILAMA có hơn 20.000 CBCNV trưởng thành vượt bậc, đội ngũ kỹ sư
trẻ có trình độ khoa học công nghệ cao, có khả năng quản lý công trình.
2.2.2 Năng lực cạnh tranh của LILAMA trên một số mặt cụ thể
 Về chiến lược kinh doanh



vii
Giai đoạn (2001 - 2006) LILAMA chủ trương là “Cạnh tranh bằng sự
vượt trội về chất lượng công trình, hiệu quả dự án”
Tình hình thực hiện kế hoạch của LILAMA (2001-2006)
Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

1.487

1.924

2.338

4.815

6.121.6

10.410,2


869

1.789

2.130

3.115

4.385

7.376,3

LN trước thuế

12.69

19.48

22.94

35.05

48.45

79.30

Nộp NSNN

24.278


21.886

41,7

40,87

78,7

138.8

XNK (1000$)

11.761

8.763

95.700

136.809

129.767

386.739

Đầu tư XDCB

160

246,8


412,7

273

666

3.207,6

Lao động BQ

15.218

15.226

15.798

15.584

18.827

21.517

Thu nhập BQ (1000 đ)

1.230

1.296

1.363


1.493

1.658

2.100

Giá trị SXKD
(tỷ đồng)
Tổng doanh thu

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch các năm (2001 - 2006)
 Về thị phần
Thị phần các doanh
nghiệp xây lắp

2001

2002

2003

2004

2005

2006

LILAMA

31%


38%

41%

44%

50%

53%

LICOGI

12%

15%

16%

17%

16%

16%

COMA

10%

12%


13%

12%

12%

12%

DN khỏc

47%

35%

30%

27%

22%

19%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh vả tỷ trọng xây lắp doanh nghiệp
 Về lợi nhuận

Việt Nam (2001 - 2006)
Đơn vị : tỷ đồng Việt nam

Lợi nhuận trƣớc thuế


2001

2002

2003

2004

2005

2006

- Kế hoạch

11.42

16.67

23.96

31.02

42.70

56.66

- Thực tế

12.69


19.48

22.94

35.05

48.45

79.30

111.1%

116.8%

95.7%

113.0%

% hoàn thành kế hoạch

113.5% 134.94%


viii
Nguồn: Báo cáo tài chính của LILAMA các năm ( 2001 – 2006)
 Về nộp ngân sách
Đơn vị: tỷ đồng Việt Nam
Chỉ tiêu


2001

2002

2003

2004

2005

2006

869

1.789

2.130

3.115

4.385

7.376,3

LN trước thuế

12.69

19.48


22.94

35.05

48.45

79.30

Nộp NSNN

24.278

21.886

41,7

40,87

78,7

138.8

Tổng doanh thu

Nguồn: Báo cáo tài chính của LILAMA các năm ( 2001 – 2006)
 Về xuất nhập khẩu
Chỉ tiêu

Đơn vị


2001

2002

2003

2004

2005

Kim ngạch XNK 1000$

11.716

8.763

95.714

136.809

129.767 142.576

Nhập khẩu

1000$

11.570

8.228


95.126

133.664

126.419 138.386

Xuất khẩu

1000$

191

535

588

3.136

3.348

2006

4.190

Nguồn: Hoạt động xuất nhập khẩu của LILAMA từ năm ( 2001 – 2006)
 Về năng lực cạnh tranh sản phẩm của LILAMA
Sản phẩm công nghiệp của LILAMA chủ yếu thuộc lĩnh vực cơ khí là
chế tạo thiết bị cho các nhà máy Nhiệt điện, thủy điện, xi măng, hóa dầu... kết
cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn và thiết bị thuộc các dự án sản xuất của các
ngành công nghiệp, đóng được các loại tàu thủy trọng tải 3000 tấn và chuẩn bị

đóng tàu đến 10.000 tấn, tôn mạ màu, các loại bơm, quạt, cút... phục vụ nội địa
và xuất khẩu.
 Về uy tín xã hội của LILAMA
LILAMA luôn luôn quan tâm thực thi triết lý kinh doanh “khẳng định
trách nhiệm cao đối với Đảng, Chính phủ, cộng đồng và xã hội ” với việc cam
kết “cố gắng thực thi những nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó, đồng
thời giải quyết tốt những vấn đề đối với cộng đồng và xã hội quan tâm”.


ix
2.3 Đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng
công ty Lắp máy Việt Nam
2.3.1 Thành tựu
Thứ nhất: Chiến lược kinh doanh đúng đắn: Với phương châm “Khách
hàng là trọng tâm”, LILAMA lựa chọn chiến lược "cạnh tranh bằng chất
lượng”. LILAMA thực thi triết lý “Con người là nhân tố quan trọng nhất quyết
định sự thành công” và đặc biệt quan tâm đến việc chăm lo, đào tạo và phát
triển đội ngũ lao động.
Thứ hai: Chú trọng đầu tư hiện đại hoá hệ thống trang thiết bị
Thứ ba: Quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Thứ tư: Giải quyết tốt mối quan hệ giữa những người lao động
2.3.2 Hạn chế và những nguyên nhân của những hạn chế
Một là: Mô hình tổ chức: LILAMA là Tổng Công ty thuộc sở hữu nhà
nước chỉ bao gồm các doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu trong một
lĩnh vực kinh doanh chính do Nhà nước quy định khi tổ chức thành lập và
được liên kết bằng các quyết định hành chính.
Hai là: Về tiềm lực: Công tác nghiên cứu, chế tạo thiết bị cơ khí bộc lộ
những khiếm khuyết và yếu kém về lực lượng cán bộ và cơ sở vật chất dẫn đến
chưa làm chủ được toàn bộ quá trình thiết kế, chỉ đủ sức đảm nhận phần thiết
kế triển khai chế tạo trên cơ sở thiết kế tổng thể, thiết kế cụm, nhóm

Ba là: Về đầu tư: Do các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam trong suốt quá
trình dài đầu tư trùng lặp, khép kín, dàn trải theo chiều rộng, thiếu tập trung
chuyên môn hóa. LILAMA cũng không nằm ngoài tình trạng đó.
Bốn là: Về tính liên kết- hợp tác: Do các đơn vị tư vấn thiết kế, chế tạo
thiết bị của LILAMA chưa có sự gắn kết chặt chẽ với nhau với các đơn vị khác
trong các cuộc đấu thầu nên dẫn đến hiện tượng triệt tiêu năng lực chung của
nhau, cạnh tranh lẫn nhau, trong nhiều trường hợp bắt buộc phải hạ giá để
thắng thầu, để tìm kiếm công ăn việc làm cho mình.


x
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.1 Dự báo về sự kiện Việt Nam gia nhập WTO và tác động của nó
đến năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam
Việc gia nhập WTO là một trong những nỗ lực nhằm tiếp cận thị trường
thương mại toàn cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thương mại
quốc tế, tạo tiền đề hội nhập và phát triển nền kinh tế.
Tham gia WTO là mở cửa thị trường, LILAMA sẽ chịu sức ép của hàng
hóa nước ngoài nhưng cơ hội tiếp nhận công nghệ thông tin và thị trường, vốn
để phát triển. LILAMA buộc phải tuân theo những luật chơi mà ở đó người
thắng cuộc là những doanh nghiệp mạnh và hoạt động hiệu quả. Vì vậy,
LILAMA cần phải tự đổi mới mình, giảm thiểu các chi phí và hợp lý hóa các
khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh
3.2 Phƣơng hƣớng nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty
Lắp máy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất: Chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, nâng cao uy tín của
thương hiệu LILAMA cụ thể là chuyển đổi mô hình và phát triển thành Tập

đoàn Công nghiệp nặng xây dựng theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con trong
lĩnh vực lắp máy và chế tạo thiết bị, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đa
dạng hóa sản xuất kinh doanh, phát triển thương hiệu LILAMA sánh ngang các
tập đoàn lớn của các nước trong khu vực và quốc tế.
Thứ hai: Chương trình đầu tư phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh
của LILAMA –LHI là tham gia dự án đầu tư quan trọng trong lĩnh vực chế tạo
cơ khí; thực hiện vai trò Tổng thầu EPC; tham gia thị trường chứng khoán
trong và ngoài nước; mở rộng thị trường hoạt động ra các nước trong khu vực
và thế giới trong lĩnh vực chế tạo cung cấp thiết bị cơ khí.


xi
Thứ ba: Đẩy mạnh hợp tác tư vấn, liên doanh, liên kết. LILAMA và
Hyundai thống nhất các biện pháp đẩy mạnh hợp tác tư vấn, thiết kế và quản lý
thực hiện các dự án phát triển nguồn điện, thoả thuận với Mitsubishi thành lập
một Công ty sơ chế thép chất lượng cao, LILAMA và Mitsubishi công nghiệp
nặng tiến hành thành lập 1 Công ty liên doanh đóng tàu vận tải biển sức chở tới
100.000 tấn. LILAMA và One Energy (Công ty thành viên của Mitsubishi
thương mại) thúc đẩy thực hiện thoả thuận hợp đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt
điện Vũng Áng 2 công suất 1.200 MW, hợp tác toàn diện giữa LILAMA và
Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) thống nhất triển khai hợp tác đầu
tư toàn diện trong các lĩnh vực năng lượng, dầu khí, xi măng, cơ khí; liên
doanh với các Công ty hàng đầu thế giới để cung cấp và chế tạo các thiết bị với
yêu cầu kỹ thuật cao. Trong lĩnh vực tư vấn, Tổng Công ty đó liên doanh với
Công ty CTCI của Đài Loan thành lập Công ty CIMAS.
3.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế
Nhóm giải pháp vĩ mô:
Một là: Xây dựng môi trường pháp lý rõ ràng, nhất quán, ổn định nhằm

tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, loại bỏ độc quyền
và chống lại các hành vi gian lận thương mại; cải thiện chính sách đầu tư, tính
minh bạch của hệ thống thuế quan và các hàng rào phi thuế quan; tiếp tục cải
cách hệ thống ngân hàng.
Hai là: Tăng cường năng lực cho hệ thống doanh nghiệp đẩy nhanh việc
thực hiện chương trình chi tiết về cải cách doanh nghiệp nhà nước, tạo lập môi
trường thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân, hỗ trợ các
doanh nghiệp trong việc chuyển hướng kinh doanh đảm bảo tính hiệu quả kinh
doanh, đơn giản hoá thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng khung
pháp lý cho thị trường khoa học và công nghệ.


xii
Ba là: Hỗ trợ về cơ chế chính sách cho hoạt động sản xuất kinh doanh đó
là hỗ trợ về vay vốn lưu động; về công tác nghiên cứu khoa học; công tác đầu
tư; công tác phát hành trái phiếu Tập đoàn và tham gia Thị trường chứng
khoán. Ngoài ra, hỗ trợ thêm vốn điều lệ cho Công ty Mẹ – Tập đoàn; tạo điều
kiện cho Trung tâm chế tạo thiết bị công nghiệp LILAMA sớm được hình
thành và phát triển với quy mô và đẳng cấp quốc tế, hỗ trợ toàn bộ vốn ngân
sách để mua sắm các trang thiết bị cho dự án đầu tư nhà máy Thép – ĐúcPhôi, dự án nhà máy đóng tàu, các trung tâm thí nghiệm và hệ thống thử
nghiệm các thiết bị động lực lớn.
Bốn là: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường và
đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho ngành công nghiệp, cần tạo ra những kênh
thông tin phù hợp, dưới nhiều hình thức. Đây là nhân tố quan trọng để
LILAMA có điều kiện thâm nhập sâu vào thị trường các nước trong khu vực
và trên thế giới.
Năm là: Xây dựng chiến lược đào tạo, có chính sách tăng cường và mở
rộng công tác đào tạo, dạy nghề đối với các loại hình lao động đáp ứng yêu cầu
phát triển của LILAMA. Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật cho các
đối tượng lao động; tăng cường cơ sở vật chất cho các trường Đại học, trung

cấp công nghiệp, xây dựng và các Trung tâm đào tạo nghề khác của ngành để
có đủ nhân lực đáp ứng sự phát triển của LIL AMA
Nhóm giải pháp vi mô
Một là: Xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp thị trường trên lợi thế và
khả năng của LILAMA, tăng cường công tác nghiên cứu khai thác thị trường.
Chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh có tính cạnh tranh cao, thực hiện
chiến lược phát triển ngành công nghiệp Việt Nam, nâng cao năng lực chế tạo
thiết bị toàn bộ với công nghệ tiên tiến. Sản xuất được thiết bị có độ phức tạp
hàm lượng khoa học kỹ thuật cao để thay thế sản phẩm nhập khẩu và từng
bước xuất khẩu.


xiii
Hai là: Đầu tư thích hợp dài hạn trên cơ sở ưu tiên đầu tư và tập trung
các nguồn lực để thực hiện đầu tư dứt điểm, nhanh chóng tạo ra sản phẩm mới
đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Khai thác triệt
để hệ thống trang thiết bị, nhà xưởng, quỹ đất sẵn có của các thành viên sáng
lập Tập đoàn để đưa ra giải pháp đầu tư chiều sâu phù hợp, mang tính khả thi,
kết hợp với đầu tư mới và phối hợp để đảm bảo tính chuyên môn hóa sâu - hợp
tác hóa rộng giữa các Công ty con nhằm tạo thành sức mạnh tổng hợp trong
tập đoàn.
Ba là: Đầu tư đổi mới công nghệ có chiến lược tổng thể về khoa học
công nghệ, đầu tư mới, đầu tư chiều sâu thiết bị với công nghệ tiên tiến để
nhanh chóng nâng cao năng lực chế tạo thiết bị, nâng cao sức cạnh tranh của
sản phẩm, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, thay thế các thiết bị nhập
khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra thị trường khu vực và thế giới. có chế
động đãi ngộ với các chuyên gia kinh tế giỏi, hiện đại hoá các hoạt động quản
lý trong Tổng Công ty thích hợp
Bốn là: Hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ của Tổng Công ty Lắp máy Việt
Nam cả ở thị trường trong nước và đẩy mạnh phát triển các văn phòng, đại lý

tại các thị trường nước ngoài.
Năm là: Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động đề ra và thực hiện chính
sách thu hút nhân tài một cách hiệu quả. Ngoài việc trả lương và đãi ngộ xứng
đáng cần xây dựng môi trường làm việc văn minh hiện đại, môi trường thuận
lợi cho việc học tập, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.


xiv

KẾT LUẬN
Trong các yếu tố phát triển của doanh nghiệp nói chung và LILAMA nói
riêng thì năng lực cạnh tranh luôn được xác định là yếu tố chủ lực và cơ bản.
Để đáp ứng vai trò tổng thầu các công trình lớn tầm cỡ quốc gia, đòi hỏi Tổng
Công ty Lắp máy Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh .
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của LILAMA trên thị trường trong
nước và nước ngoài, nhà nước cần chú trọng đến việc thực hiện các giải pháp
chính sách vĩ mô. Đối với Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam cần quan tâm đến
các biện pháp để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, cạnh tranh bằng
thương hiệu, phát triển hệ thống phân phối và tăng cường hiểu biết về thông tin
về thị trường trong nước và các nước trong khu vực.



×