Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Những quy định chủ yếu của pháp luật về thẻ tín dụng và xu hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.43 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN MINH THẮNG

NHỮNG QUY ĐỊNH CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẺ TÍN
DỤNG VÀ XU HƢỚNG HÒA THIỆN

CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.38.50

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2007


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ................................................................................................... 1
Lời cam đoan ................................................................................................... 2
Lời cảm ơn ....................................................................................................... 3
Mục lục ............................................................................................................ 4
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ............................................................. 7
Danh mục các hình vẽ, đồ thị .......................................................................... 8
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 9
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THẺ TÍN DỤNG ................ 12
1.1.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẺ TÍN DỤNG ........................................... 12

1.1.1. Thẻ tín dụng và lịch sử phát triển .............................................................. 12


1.1.1.1. Sự ra đời của Thẻ tín dụng trên thế giới ............................................. 12
1.1.1.2. Sự ra đời của Thẻ tín dụng tại Việt Nam ............................................ 14
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thẻ tín dụng tại Việt Nam .............................. 17
1.1.2.1. Khái niệm thẻ tín dụng ......................................................................... 17
1.1.2.2. Đặc điểm của thẻ tín dụng .................................................................... 19
1.2.

QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ THẺ TÍN DỤNGError!

Bookmark

not

defined.
1.2.1. Các chủ thể liên quan đến việc sử dụng Thẻ tín dụng ở Việt Nam ....Error!
Bookmark not defined.
1.2.2. Các quan hệ xã hội liên quan đến Thẻ tín dụng ở Việt Nam ..............Error!
Bookmark not defined.
1.2.2.1. Nhóm các quan hệ liên quan trực tiếp đến giao dịch thẻ tín dụng Error!
Bookmark not defined.
1.2.2.2. Nhóm các quan hệ liên quan gián tiếp đến hoạt động kinh doanh thẻ
.............................................................. Error! Bookmark not defined.


1.2.3. Sự cần thiết phải có pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến thẻ tín
dụng ...................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

PHÁP


LUẬT VỀ THẺ TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............Error!
Bookmark not defined.
2.1.

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG PHÁT
HÀNH, THANH TOÁN VÀ SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG ..............Error!
Bookmark not defined.

2.1.1. Quan hệ giữa Chủ thẻ tín dụng và TCPHT Error! Bookmark not defined.
2.1.1.1. Điều kiện với chủ thẻ tín dụng ........... Error! Bookmark not defined.
2.1.1.2. Điều kiện với TCPHT ......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1.3. Hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng .......... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Quan hệ giữa Chủ thẻ tín dụng và ĐVCNTError! Bookmark not defined.
2.1.3. Quan hệ giữa ĐVCNT và TCTTT ............. Error! Bookmark not defined.
2.1.3.1. Điều kiện đối với ĐVCNT: .................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3.2. Điều kiện đối với TCTTT: ................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3.3. Hợp đồng thanh toán thẻ giữa ĐVCNT và TCTTT:Error!

Bookmark

not defined.
2.1.4. Quan hệ giữa Tổ chức thanh toán trung gian với các TCPHT, TCTTT.Error!
Bookmark not defined.
2.1.5. Quan hệ giữa Tổ chức thẻ quốc tế với các TCPHT, TCTTT Việt Nam Error!
Bookmark not defined.
2.2.

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG ... Error! Bookmark not
defined.


2.2.1. Các quy định về cho vay và bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay.Error!
Bookmark not defined.
2.2.2. Các quy định về quản lý hoạt động thanh toán ......... Error! Bookmark not
defined.


2.2.3. Các quy định về quản lý ngoại hối ............ Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Các quy định về cạnh tranh ....................... Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Các quy định về phòng ngừa gian lận và tội phạm thẻ ... Error! Bookmark
not defined.
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẺ TÍN DỤNG
Ở VIỆT NAM
3.1.

Error! Bookmark not defined.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẺ TÍN DỤNG Error!
Bookmark not defined.

3.2.

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CHI PHỐI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ THẺ TÍN DỤNG

3.3.

Error! Bookmark not defined.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẺ TÍN

DỤNG

Error! Bookmark not defined.

3.3.1. Thống nhất hóa các quy định về phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ tín
dụng trong một văn bản

Error! Bookmark not defined.

3.3.2. Về vấn đề xây dựng và chia sẻ thông tin tín dụng

Error! Bookmark not

defined.
3.3.3. Về việc phát huy năng lực hoạt động của các hiệp hội ngành nghề Error!
Bookmark not defined.
3.3.4. Vấn đề phân định trách nhiệm gánh chịu rủi ro

Error! Bookmark not

defined.
3.3.5. Về vấn đề tội phạm thẻ

Error! Bookmark not defined.

3.3.6. Xây dựng các quy tắc và tiêu chuẩn an toàn cho các tổ chức kinh doanh
dịch vụ thẻ tín dụng

Error! Bookmark not defined.


3.3.7. Tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thẻ tín dụng
Error! Bookmark not defined.


KẾT LUẬN

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

85

PHỤ LỤC I. Khái quát tình hình kinh doanh Thẻ tín dụng quốc tế

88

PHỤ LỤC II. Tình hình sử dụng thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam

89

PHỤ LỤC III. Quy trình phát hành và sử dụng Thẻ tín dụng tại Việt Nam 91
PHỤ LỤC IV. Các loại Thẻ tín dụng tại Việt Nam

93


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

ACB


Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu

ATM

Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine)

BIDV

Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam

BLDS

Bộ luật Dân sự

ĐVCNT

Đơn vị chấp nhận thẻ

EDC

Máy thanh toán thẻ (máy cà thẻ) điện tử

EIB

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất nhập khẩu
Việt Nam

Mastercard

Tổ chức thẻ quốc tế Mastercard


NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

Quy chế 20

Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung
cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban
hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN
của NHNN ngày 15-05-2007

Quy chế 371

Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân
hàng ban hành kèm theo Quyết định số
371/1999/QĐ-NHNN của NHNN ngày 19-10-1999

TCPHT

Tổ chức phát hành thẻ

TCTTT

Tổ chức thanh toán thẻ

TCTQT

Tổ chức thẻ quốc tế


VIB

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam

Visacard

Tổ chức thẻ quốc tế Visacard


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

STT
Bảng 1.1

Tên
Bảng tổng kết và dự báo về doanh số, thị phần thẻ Visa,
MasterCard 1995-2010

Bảng 2.1

Số lƣợng tổ chức tham gia thị trƣờng thẻ tín dụng

Hình 2.1

Tình hình phát hành thẻ quốc tế đến tháng 6 năm 2006

Hình 2.2

Doanh số sử dụng thẻ quốc tế tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2006


Hình 2.3

Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế 6 tháng đầu năm 2006

Hình 3.1

Quy trình phát hành thẻ

Hình 3.2

Quy trình thanh toán thẻ trực tiếp tại ĐVCNT

Hình 3.3

Quy trình thanh toán thẻ qua mạng Internet

Hình 3.4

Quy trình giao dịch với việc rút tiền mặt


MỞ ĐẦU
I.

Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Dịch vụ thẻ tín dụng là một loại hình dịch vụ tƣơng đối đặc biệt, chủ yếu do các

Ngân hàng thƣơng mại cung cấp. Tính chất đặc biệt này thể hiện ở việc các tổ chức tín
dụng đã kết hợp hai nghiệp vụ cơ bản của mình là hoạt động thanh toán và hoạt động cấp
tín dụng vào một loại hình dịch vụ. Tƣơng ứng với sự kết hợp này, chế định pháp luật về

thẻ tín dụng cũng phải đƣợc chắt lọc từ những quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động
thanh toán và những quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, mặc dù các ngành luật có đối tƣợng
điều chỉnh và phƣơng pháp điều chỉnh riêng, nhƣng giữa chúng luôn tồn tại những mối
liên hệ tất yếu. Pháp luật về thẻ tín dụng - một bộ phận của ngành luật ngân hàng – cũng
không phải là một ngoại lệ, đặc biệt là trong mối liên hệ với pháp luật dân sự, pháp luật
thƣơng mại, pháp luật quản lý hành chính nhà nƣớc, tƣ pháp quốc tế, pháp luật hình sự...
Không chỉ liên quan đến các ngành luật của hệ thống pháp luật trong nƣớc, pháp luật
về thẻ tín dụng còn liên quan mật thiết đến các điều ƣớc quốc tế; liên quan đến những
thông lệ, tập quán trong giao dịch quốc tế về thẻ tín dụng và liên quan đến những quy tắc,
quy định của các tổ chức thẻ quốc tế. Phần lớn những quy phạm này đã đƣợc thừa nhận
trên phạm vi toàn cầu và trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, sự ảnh hƣởng của
chúng đối với Việt Nam là không thể tránh khỏi.
Nhƣ vậy, pháp luật về thẻ tín dụng đòi hỏi một sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố
kể trên, tạo thành một khung pháp lý hoàn chỉnh và đầy đủ.
Về mặt thực tế, thẻ tín dụng đã trở thành một phƣơng tiện thanh toán không dùng
tiền mặt hữu hiệu nhất của các nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam cũng không
tránh khỏi quy luật đó. Tuy nhiên, để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thị trƣờng
thẻ tín dụng thì cần phải xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, bảo đảm khả năng
thích ứng với sự biến động của hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.
Trong khi đó ở Việt Nam hầu nhƣ chƣa có một công trình luật học nào nghiên cứu
một cách đầy đủ, hệ thống về pháp luật liên quan đến thẻ tín dụng.


Vì vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các vấn đề về thẻ
tín dụng đang là một nhu cầu cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
II.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, việc nghiên cứu về thẻ tín dụng không còn là điều xa lạ. Các tổ chức


thẻ quốc tế nhƣ Visa, MasterCard, American Express, JCB, Diner Club…đã tổ chức
nhiều chƣơng trình nghiên cứu, nhiều diễn đàn, chƣơng trình đào tạo… về thẻ tín dụng.
Ở Việt Nam, thẻ tín dụng nói riêng và thẻ thanh toán nói chung vẫn còn khá mới mẻ
nhƣng pháp luật hiện hành cũng đã có quy định về lĩnh vực này, đó là: Quy chế phát
hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng đƣợc ban
hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN của NHNN ngày 15-05-2007.
Bên cạnh đó, các cuộc hội thảo về thẻ thanh toán (bao gồm cả thẻ tín dụng) cũng
thƣờng xuyên đƣợc tổ chức nhƣ: Hội thảo “Công nghệ thông tin với mở rộng thanh toán
không dùng tiền mặt tại Việt Nam” do Cục Công nghệ Tin học Ngân hàng (Ngân hàng Nhà
nƣớc Việt Nam) và Tập đoàn dữ liệu Quốc tế (IDJ) phối hợp tổ chức tại Hà Nội trong hai
ngày 15 và 16-6-2004, Hội thảo: “Quản lý rủi ro và giả mạo thẻ” do Hội thẻ Ngân hàng
Việt Nam phối hợp với Tổ chức thẻ quốc tế MasterCard tổ chức vào ngày 14-12-2005, Hội
thảo “Thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực Chính phủ: Giải pháp thẻ thương mại”
do Ngân hàng Nhà nƣớc tổ chức vào ngày 24-3-2006, Hội thảo “Các biện pháp phòng ngừa
gian lận thẻ” do Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam tổ chức vào ngày 07-4-2006…
Một số học giả cũng đã đi sâu nghiên cứu về thẻ thanh toán nhƣ:
- Tác giả Nguyễn Danh Lƣơng với Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Những giải pháp nhằm
phát triển thanh toán thẻ ở Việt Nam”.
- Tác giả Trần Hoàng Anh với Luận văn Thạc sĩ: “Khảo sát thị trường thẻ tín dụng
tại Tp.Hồ Chí Minh”.
- PGS.TS Lê Văn Tề, Thạc sĩ Trƣơng Thị Hồng với đề tài “Thẻ thanh toán quốc tế
và việc ứng dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam”.


- Tác giả Phạm Danh Chƣơng với Luận văn Thạc sĩ luật học: “Một số khía cạnh
pháp lý về thẻ thanh toán và thực tiễn điều chỉnh pháp luật về thẻ thanh toán ở Việt Nam
hiện nay”.
Một số khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp của các sinh viên Học viện Ngân
hàng cũng đề cập tới vấn đề này.

Ngoài ra, cũng có một số bài viết về thẻ thanh toán trên tạp chí, báo chuyên ngành
nhƣ Tạp chí Ngân hàng, Thời báo Ngân hàng, các Báo điện tử trên mạng Internet...
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã nêu phần lớn chỉ xem xét thẻ từ góc độ
kinh tế, cụ thể là quan hệ thanh toán, tín dụng… chƣa đi sâu nghiên cứu và đƣa ra các
giải pháp cụ thể về mặt pháp lý. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu này cũng chỉ tìm
hiểu chung về thẻ thanh toán mà chƣa đi sâu nghiên cứu thẻ tín dụng.
III. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu là làm rõ vai trò của thẻ tín dụng trong các giao dịch
thanh toán phi tiền mặt, những khía cạnh pháp lý nảy sinh giữa các chủ thể liên quan để
trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn cho sự phát
triển của thẻ tín dụng trong nền kinh tế ở nƣớc ta.
Để thực hiện mục đích trên, Luận văn đề ra các mục tiêu sau:
-

Khảo sát và phân tích quy trình giao dịch phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ
tín dụng;

-

Tập hợp, phân loại và phân tích bản chất pháp lý của các mối quan hệ pháp luật
về thẻ tín dụng;

-

Xem xét bản chất mối quan hệ giữa khách hàng, các chủ thể phát hành thẻ, các
chủ thể thanh toán thẻ và Nhà nƣớc từ các góc độ khác nhau nhƣ: từ góc độ
pháp luật thƣơng mại, pháp luật dân sự, pháp luật hành chính, pháp luật ngân
hàng và tƣ pháp quốc tế;

-


Phân tích những cơ sở pháp lý của mối quan hệ liên quan đến thẻ tín dụng ở
Việt Nam, chỉ ra đƣợc những khoảng trống và những bất cập trong các văn bản
pháp luật hiện hành về vấn đề này;


-

Luận văn sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện
những quy định cơ bản về thẻ tín dụng.

IV. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong khuôn khổ một bản Luận văn Thạc sĩ với một đề tài mới, với khả năng
nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế, công trình nghiên cứu này chƣa thể
bao quát hết đƣợc các vấn đề pháp lý về thẻ tín dụng mà chỉ dừng lại ở những tiếp cận
ban đầu và các giải pháp mang tính gợi mở.
Luận văn không nhằm cung cấp tất cả các vấn đề pháp lý liên quan tới thẻ tín dụng
mà chỉ nhằm giới thiệu về thẻ tín dụng và nghiên cứu một số vấn đề pháp lý cơ bản cần
đặt ra đối với thẻ tín dụng.
Luận văn cũng đƣa ra một cách tổng quát về sự phát triển của thẻ tín dụng và
thực trạng điều chỉnh pháp luật về thẻ tín dụng ở Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở đó Luận văn cũng đƣa ra một số gợi ý và đề xuất một vài vấn đề chủ yếu
để hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh về thẻ tín dụng và bảo đảm cho khung pháp luật
đó đƣợc khả thi trên thực tế.
V.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên đây, dựa trên nền tảng

phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Luận văn sử dụng một số

phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phân tích, chứng minh, so sánh đối chiếu; phƣơng
pháp khảo sát thực tiễn, đánh giá, khái quát hoá, hệ thống hóa vấn đề và một số phƣơng
pháp nghiên cứu khác.
VI. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung chính của Luận văn gồm 3 chƣơng
nhƣ sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề pháp lý cơ bản về thẻ tín dụng
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thẻ tín dụng ở
Việt Nam


Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về thẻ tín dụng ở Việt Nam


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THẺ TÍN DỤNG
1.1.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẺ TÍN DỤNG

1.1.1.

Thẻ tín dụng và lịch sử phát triển

1.1.1.1. Sự ra đời của Thẻ tín dụng trên thế giới
Sự ra đời của tiền tệ đã đánh dấu một bƣớc phát triển đột phá của sản xuất và lƣu
thông hàng hóa. Qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay tiền tệ đã đạt đến hình thái biểu
hiện cao với chức năng thanh toán không dùng tiền mặt, đó là Tiền điện tử. Thẻ tín dụng
chính là một dạng của loại tiền điện tử không dùng tiền mặt đó. Vào những năm giữa thế
kỷ 20, kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu tiêu dùng cá nhân không

ngừng tăng lên. Thêm vào đó, những thành quả của sự phát triển vƣợt bậc trong khoa học
kỹ thuật và công nghệ tin học đƣợc ứng dụng vào ngành tài chính – ngân hàng đã làm
thay đổi hình thức thanh toán tiêu dùng truyền thống của dân chúng, đồng thời đƣa dịch
vụ thanh toán điện tử trở thành mũi nhọn kinh doanh của các ngân hàng. Nằm trong dịch
vụ thanh toán điện tử này, kết hợp với việc kinh doanh tín dụng truyền thống, thẻ tín
dụng ra đời không những làm thay đổi thói quen kinh doanh của ngân hàng mà còn làm
thay đổi thói quen tiêu dùng của ngƣời dân tại nhiều quốc gia.
Năm 1914, một số nhà hàng, khách sạn, Hiệp hội... tại Hoa Kỳ đã sản xuất và cấp
cho các Khách hàng quen của mình những tấm thẻ ƣu đãi để sử dụng cho những dịch vụ
đặc biệt. Tấm thẻ ƣu đãi lúc này chỉ là một sự chứng nhận cho nhân thân của Chủ thẻ chứ
không thay thế cho việc thanh toán các dịch vụ mà Chủ thẻ đó sử dụng.
Năm 1946, một ngƣời tên là John Biggins sáng lập ra hệ thống mua bán chịu
Charge-it để ngƣời tiêu dùng thực hiện những giao dịch mua bán lẻ tại địa phƣơng. Các
Đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ bán chịu cho khách hàng và nộp biên lai bán hàng
cho ngân hàng của Biggins. Ngân hàng này sẽ trả tiền cho họ và thu lại tiền từ các khách
hàng sử dụng dịch vụ Charge-it.
Năm 1949, sau sự kiện bị từ chối thanh toán bằng séc khi không mang tiền mặt tại
một quán ăn ở New York, ông Frank McNamara đã có sáng kiến phát hành ra chiếc thẻ


Diner Club phát hành cho các hội viên để các hội viên sử dụng mua hàng hóa, dịch vụ mà
không cần thanh toán ngay bằng tiền mặt. Diner Club sẽ trả cho các chủ hiệu tiền hàng
hóa dịch vụ của tất cả các hội viên vào cuối tháng, sau khi trừ đi chi phí dịch vụ thẻ, đồng
thời phát hành bảng kê cho các hội viên và yêu cầu hội viên thanh toán lại ngay cho
Diner Club.
Năm 1951, Franklin National Bank- Long Insland- New York (nay là European
American Bank) là ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ tín dụng. Để có đƣợc thẻ, các khách
hàng phải có uy tín và năng lực tài chính. Thẻ này dùng cho các thƣơng vụ bán lẻ hàng
hóa dịch vụ. Khi nhận đƣợc thẻ để thanh toán, các Đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ
lƣu lại các thông tin về khách hàng trên thẻ vào hóa đơn bán hàng. Các Đơn vị này sẽ

đƣợc Franklin National Bank thanh toán lại trên cơ sở có chiết khấu một tỷ lệ nhất định
nhƣ là một khoản bù đắp chi phí.
Năm 1959, để tăng sức cạnh tranh, nhiều tổ chức phát hành thẻ đƣa ra loại hình
dịch vụ mới: tín dụng tuần hoàn. Với dịch vụ này, các Chủ thẻ có thể duy trì số dƣ có trên
tài khoản vay bằng một hạn mức tín dụng nếu họ hoàn thành trách nhiệm thanh toán hàng
tháng. Khi đó, số tiền thanh toán hàng tháng của chủ thể sẽ đƣợc cộng thêm một khoản
chi phí tính từ khoản vay của Chủ thẻ.
Đến những năm 60 của thế kỷ 20, thẻ tín dụng đã dần dần xuất hiện trong cuộc
sống của các nƣớc Châu Âu và trở thành một trong những phƣơng tiện thanh toán thông
dụng trên thế giới.
Ở giai đoạn đầu phát triển, Chủ thẻ tín dụng thƣờng là những ngƣời có năng lực tài
chính, có vị thế trong xã hội. Nhƣng các ngân hàng sớm nhận ra đông đảo dân chúng
trong xã hội mới là đối tƣợng sử dụng thẻ tiềm năng và một cuộc đua tranh giữa các ngân
hàng tạo ra sự bùng nổ việc sử dụng thẻ tín dụng.
Năm 1960, ngân hàng Bank of America cho ra đời sản phẩm thẻ đầu tiên của mình
là Bank Americard. Ban đầu, chỉ một nhóm nhỏ các Chủ thẻ và đại lý tham gia, sau đó
Bank of America phát triển mạng lƣới bằng cách mở rộng phạm vi hoạt động thông qua
việc cấp phép cho các tổ chức tài chính khác trong việc phát hành thẻ và ký kết hợp đồng
với các đại lý. Việc phát triển mạng lƣới đại lý và Chủ thẻ ngày càng mở rộng trên toàn


nƣớc Mỹ.
Thấy đƣợc thành công trong việc kinh doanh thẻ của Bank of America, nhiều tổ
chức phát hành thẻ khác bắt đầu liên kết để cạnh tranh với các tổ chức của Bank of
America. Năm 1966, 14 ngân hàng Mỹ liên kết thành tổ chức Interbank (Interbank Card
Association - ICA), một tổ chức mới có khả năng trao đổi thông tin về các giao dịch thẻ
tín dụng.
Mặc dù có những rắc rối phát sinh, các tổ chức phát hành thẻ vẫn liên tiếp ra đời.
Năm 1967, 4 ngân hàng ở California đổi tên từ California Bank Card Association thành
Western State Bank Card Association (WSBA). WSBA mở rộng mạng lƣới thành viên

với các tổ chức tài chính khác ở phía Tây nƣớc Mỹ. Sản phẩm thẻ của WSBA là
MasterCharge. WSBA cũng cấp phép cho tổ chức Interbank sử dụng tên và thƣơng hiệu
của MasterCharge. Vào cuối thập niên 60, nhiều tổ chức tài chính đã trở thành thành viên
của MasterCharge và đủ sức cạnh tranh với Bank Americard.
Năm 1968, Interbank mở rộng thành viên ra khỏi phạm vi nƣớc Mỹ, liên kết với các
tổ chức tài chính Châu Âu và hình thành thẻ EuroCard và năm này cũng là năm mà thành
viên đầu tiên của Nhật tham gia vào tổ chức Interbank.
Năm 1977, tổ chức thẻ Bank Americard đổi tên thành Visa USA và sau đó là Tổ
chức thẻ quốc tế Visa – Visa International.
Năm 1979, tổ chức Master Charge đổi tên thành MasterCard.
Đến thời điểm hiện nay, đã có rất nhiều các tổ chức thẻ quốc tế đƣợc thành lập bởi
các định chế tài chính khác nhau, làm cho thị trƣờng thẻ ngày càng đa dạng nhƣ:
American Express (Amex), Diners Club, JCB, EuroCard... Nhƣng phát triển mạnh nhất
và chiếm lĩnh thị trƣờng nhiều nhất vẫn là VisaCard và Mastercard với hơn 25 triệu Đơn
vị chấp nhận thẻ và hơn 1 triệu điểm rút tiền mặt thuộc 230 quốc gia và vùng lãnh thổ
trong đó có Việt Nam.
1.1.1.2. Sự ra đời của Thẻ tín dụng tại Việt Nam
Từ trƣớc những năm 90 của thế kỷ 20, mặc dù đã đƣợc phổ biến tại nhiều quốc gia,
thẻ tín dụng vẫn chƣa có chỗ đứng tại Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ sau đó ít lâu, nhờ vào


định hƣớng phát triển kinh tế thị trƣờng và chính sách mở cửa, thẻ tín dụng đã đƣợc các
nhà đầu tƣ và khách du lịch nƣớc ngoài mang theo khi nhập cảnh vào Việt Nam. Trong
khi việc thanh toán không dùng tiền mặt thông qua thẻ tín dụng đã trở thành thói quen
của ngƣời nƣớc ngoài, thì tại Việt Nam, họ vẫn phải dùng ngoại tệ mặt hoặc đến ngân
hàng tại Việt Nam đổi lấy tiền đồng Việt Nam để chi trả cho hàng hóa, dịch vụ mà họ sử
dụng. Với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, cộng với sự hội nhập sâu rộng của
kinh tế xã hội Việt Nam vào khu vực và thế giới, lƣợng khách nƣớc ngoài đến Việt Nam
ngày càng gia tăng dẫn đến áp lực phải chấp nhận phƣơng thức thanh toán phổ biến này
của ngƣời nƣớc ngoài.

Đánh dấu điểm khởi đầu cho sự gia nhập chính thức của thẻ tín dụng vào thị trƣờng
Việt Nam là sự kiện Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (VCB) ký kết hợp đồng đại lý
thanh toán thẻ với ngân hàng BFCE Singapore vào ngày 27-6-1990. Nội dung của Hợp
đồng này là thỏa thuận để các điểm giao dịch và đại lý của VCB có thể chấp nhận thanh
toán đƣợc thẻ Visa. Ngay sau đó, tháng 7-1990 Ngân hàng Sài Gòn Công Thƣơng liên
doanh với một công ty con của Tyndall Group của Anh thành lập Trung tâm thanh toán
Visa tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 24-7-1991, VCB ký hợp đồng đại lý thanh toán
thẻ tín dụng quốc tế Mastercard với công ty thẻ MBF Malaysia. Ngày 18-9-1991, VCB
tiếp tục ký hợp đồng đại lý thanh toán thẻ JCB card với công ty JCB International Co.Ltd
của Nhật Bản.
Đến năm 1994, một số ngân hàng khác cũng tham gia thị trƣờng thanh toán thẻ nhƣ
Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam với thẻ Visa, Eximbank với thẻ Visa và Mastercard
… Cho đến nay ở Việt Nam đã có 19 ngân hàng thƣơng mại tham gia thanh toán thẻ tín
dụng quốc tế với các thƣơng hiệu nhƣ Visacard, Mastercard, JCB, Amex, Diners Club,
Eurocard…
Đó mới chỉ là sự tham gia của các ngân hàng Việt Nam vào hoạt động thanh toán
bằng thẻ tín dụng.
Việc các ngân hàng Việt Nam phát hành thẻ tín dụng thì triển khai chậm hơn.
Hiện tại có 8 ngân hàng thƣơng mạiViệt Nam tham gia phát hành thẻ tín dụng quốc
tế cho các thƣơng hiệu nổi tiếng nhƣ: Visa, Mastercard, JCB, Amex, Diners Club…


Về lĩnh vực liên kết thẻ, hiện tại mới có 3 liên minh thẻ là liên minh giữa Ngân
hàng Ngoại thƣơng Việt nam với 17 ngân hàng thƣơng mại cổ phần, công ty cổ phần
chuyển Mạch tài chính Quốc gia – BankNet (có 14 ngân hàng thƣơng mại tham gia với
VDC), hệ thống VNBC (có 4 ngân hàng thƣơng mại tham gia).
Việc sử dụng thẻ ngân hàng nói chung và thẻ tín dụng nói riêng ở Việt Nam bắt đầu
đƣợc triển khai vào những năm 1990 với việc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành Quyết định
số 74/QĐ-NH về “Thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán” và Thống đốc
Ngân hàng Nhà nƣớc cho phép áp dụng thí điểm tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam.

Từ những năm 1993 đến 1995, một số ngân hàng trong nƣớc cũng bắt đầu thực hiện
vai trò làm ngân hàng đại lý thanh toán thẻ quốc tế cho các ngân hàng nƣớc ngoài là
thành viên các TCTQT. Khi đó các chủ thẻ thanh toán chủ yếu là ngƣời nƣớc ngoài sinh
sống, hoạt động kinh doanh hoặc du lịch tại Việt Nam.
Đến năm 1996, một số ngân hàng trong nƣớc đã xây dựng các Thể lệ tạm thời về
phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ trên cơ sở chấp thuận của Ngân hàng Nhà nƣớc.
Trƣớc nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển thanh toán thẻ và nhận định về sự cần thiết phải
có hành lang pháp lý ổn định cho các ngân hàng thƣơng mại thực hiện nghiệp vụ thẻ,
Ngân hàng Nhà nƣớc đã lần lƣợt ban hành các văn bản pháp lý để điều chỉnh hoạt động
của nghiệp vụ này nhƣ: Quyết định số 22/QĐ-NH1 ngày 21-02-1994 về Thể lệ thanh
toán không dùng tiền mặt, Thông tƣ số 08/TT-NH2 ngày 02-6-1994 hƣớng dẫn Thể lệ
thanh toán không dùng tiền mặt.
Đến năm 1999, NHNN ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ
ngân hàng kèm theo Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19-10-1999 (sau đây gọi
tắt là “Quy chế 371”), đặt ra một khung pháp lý để các ngân hàng phát triển nghiệp vụ thẻ
của mình.
Đặc biệt, gần đây nhất, ngày 15-05-2007, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết
định số 20/2007/QĐ-NHNN kèm theo Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung
ứng dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng (sau đây gọi tắt là “Quy chế 20”).
Về đối tƣợng, phạm vi điều chỉnh, Quy chế 20 có đối tƣợng, phạm vi điều chỉnh
đƣợc mở rộng hơn so với các quy định trƣớc đó. Nếu ở Quy chế 371, các loại thẻ ngân


hàng đƣợc áp dụng phải là thẻ do ngân hàng phát hành, thì đến Quy chế 20, thẻ ngân
hàng là thẻ do Tổ chức phát hành thẻ phát hành. Khái niệm Tổ chức phát hành thẻ thì
đƣợc hiểu rất rộng: Là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp
tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng đƣợc phép phát hành thẻ theo quy định
tại Điều 9, Quy chế 20 (khoản 12 Điều 2).
1.1.2.


Khái niệm và đặc điểm của thẻ tín dụng tại Việt Nam

1.1.2.1. Khái niệm thẻ tín dụng
Mặc dù ngƣời dân Việt Nam đang dần trở nên quen thuộc với cụm từ “thẻ tín
dụng”, kể từ khi tần suất xuất hiện cụm từ này trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng
ngày một nhiều hơn, thế nhƣng các nhà nghiên cứu vẫn chƣa đƣa ra đƣợc khái niệm
thống nhất về thẻ tín dụng. Theo cách hiểu thông thƣờng thì thẻ là một vật nhỏ gọn và
chứa đựng thông tin của chủ sở hữu chiếc thẻ đó nhằm sử dụng vào một hoặc nhiều mục
đích nhất định. Định nghĩa về từ “thẻ” trong Từ điển Tiếng Việt cũng cho thấy nhƣ vậy:
“Thẻ là giấy chứng nhận một tƣ cách nào đó, thƣờng có dạng nhỏ gọn” [9, tr. 930]. Với
khái niệm này, thẻ luôn gắn liền với chủ thể nhất định và đƣợc chủ thể đó sử dụng nhƣ là
một bằng chứng chứng tỏ tƣ cách chủ thể khi tham gia giao dịch mà không phải xuất
trình nhiều giấy tờ liên quan. Tính năng này đặc biệt hữu ích khi các chủ thể tham gia các
giao dịch liên quan đến ngân hàng, những giao dịch đòi hỏi nhiều trình tự, thủ tục xác
nhận nhân thân, xác nhận căn cƣớc để tránh rủi ro nhầm lẫn, thất thoát tiền. Do đó, cụm
từ “thẻ ngân hàng” hoặc “thẻ thanh toán” hoặc “thẻ tín dụng” đƣợc đề cập đến thƣờng
xuyên trong đời sống xã hội, không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam hiện nay.
Hoạt động tín dụng là chức năng đặc trƣng của các ngân hàng nên thẻ tín dụng
thƣờng do các ngân hàng phát hành. Chính vì vậy phần lớn thẻ tín dụng cũng là thẻ ngân
hàng. Bên cạnh đó, mục đích sử dụng của thẻ tín dụng là thanh toán hàng hóa dịch vụ nên
thẻ tín dụng cũng là một trong những loại thẻ thanh toán. Với những đặc tính chung đó,
thẻ tín dụng sẽ mang những tính chất, đặc điểm của cả thẻ ngân hàng và thẻ thanh toán.
Theo các quan điểm kinh tế học, thẻ thanh toán có thể đƣợc hiểu là “chìa khóa đa
năng để Chủ thẻ kết nối với các chủ thể khác tham gia hệ thống thanh toán thẻ phục vụ
quá trình lƣu chuyển hàng hóa, tiền tệ đƣợc thỏa thuận trƣớc nhằm thực hiện các dịch vụ


thỏa mãn nhu cầu của mình” [23, tr. 9]. Thẻ thanh toán “là công cụ thanh toán do TCPHT
cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong
phạm vi số dƣ của mình ở tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng đƣợc cấp theo hợp

đồng ký kết giữa TCPHT và Chủ thẻ” [25, tr. 6].
Xét từ góc độ luật học, khái niệm thẻ thanh toán đã xuất hiện trong văn bản pháp
luật Việt Nam từ năm 1994 mặc dù chƣa đƣợc định nghĩa chính thức. Tại Điều 24 của
Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt, đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 22/QĐNH1 ngày 21-02-1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, thẻ thanh toán mới chỉ đƣợc
giải thích là “do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng
hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh
toán hay các quầy trả tiền mặt tự động.” Cũng tại Điều 24 Thể lệ này, thẻ thanh toán
đƣợc phân loại gồm thẻ ghi nợ, thẻ ký quỹ thanh toán và thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng, mặc
dù chƣa đƣợc định nghĩa trong văn bản này, nhƣng cũng đã đƣợc mô tả nhƣ sau: “Thẻ tín
dụng áp dụng đối với khách hàng có đủ điều kiện được Ngân hàng đồng ý cho vay tiền.
Khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được Ngân
hàng chấp thuận bằng văn bản.”
Đến năm 1999, các khái niệm về thẻ đã đƣợc pháp quy hóa trong Quy chế phát
hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng (đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số
371/1999/QĐ-NHNN ngày 19-10-1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc). Quy chế
này đƣa ra khái niệm thẻ ngân hàng nhƣ sau: Thẻ ngân hàng “là công cụ thanh toán do
TCPHT cấp cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa TCPHT và Chủ thẻ”. Sau
đó, tại Điều 3 của Quy chế này, thẻ ngân hàng đƣợc phân loại thành thẻ thanh toán và thẻ
tín dụng. Thẻ thanh toán là thẻ ngân hàng “được Chủ thẻ sử dụng để thanh toán tiền hàng
hoá, dịch vụ, rút tiền mặt trong phạm vi số dư trên tài khoản tiền gửi của mình tại
TCPHT” và thẻ tín dụng “là loại thẻ cho phép Chủ thẻ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ,
rút tiền mặt trong hạn mức tín dụng được TCPHT chấp thuận theo hợp đồng”
Mới đây nhất, năm 2007, khái niệm về các loại thẻ đã đƣợc sửa đổi lại trong Quy
chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng,
đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15-5-2007 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nƣớc. Theo đó, không sử dụng khái niệm thẻ thanh toán mà sử dụng


khái niệm thẻ ngân hàng và thẻ ngân hàng đƣợc hiểu là “phương tiện do tổ chức phát
hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các

bên thỏa thuận”. Thẻ ngân hàng sẽ bao gồm thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trƣớc.
Khoản 5 Điều 2 Quy chế này có định nghĩa “Thẻ tín dụng (credit card): Là thẻ cho phép
Chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp theo thỏa
thuận với tổ chức phát hành thẻ”. Trong đó, khái niệm “giao dịch thẻ” đƣợc hiểu là “việc
sử dụng thẻ để gửi, nạp, rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, sử dụng các dịch
vụ khác do tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ cung ứng”.
Mặc dù thẻ tín dụng đã đƣợc định danh trong các văn bản quy phạm pháp luật, song
các nhà nghiên cứu luật học vẫn đƣa ra các quan điểm khác nhau về khái niệm “thẻ thanh
toán” “thẻ tín dụng”. Theo Thạc sỹ Phạm Danh Chƣơng, Thẻ thanh toán là “một công cụ
thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng, các tổ chức tài chính hoặc các công ty
phát hành được người sở hữu thẻ sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình, kể cả
rút tiền mặt, thực hiện các dịch vụ tự động do ngân hàng hoặc các tổ chức khác cung cấp
thông qua hệ thống thanh toán điện tử.” [24, tr. 11][24]. Cách tiếp cận của mỗi tác giả
nêu trên đều có những hạt nhân cơ bản thể hiện bản chất của thẻ tín dụng. Tuy nhiên theo
chúng tôi, thẻ tín dụng cần đƣợc định nghĩa sát với bản chất pháp lý của thẻ hơn nữa. Vì
lý do đó, chúng tôi đƣa ra định nghĩa sau về thẻ tín dụng. “Thẻ tín dụng là phƣơng tiện
thanh toán do ngân hàng hoặc tổ chức phi ngân hàng phát hành theo thỏa thuận với
Chủ thẻ để đáp ứng các nhu cầu tín dụng, thanh toán trong một hạn mức tiền nhất
định thông qua việc xác lập quan hệ thanh toán giữa Chủ thẻ với Đơn vị chấp nhận
thẻ, đồng thời cũng xác lập quan hệ vay nợ giữa Chủ thẻ với tổ chức đã phát hành
thẻ”.
1.1.2.2. Đặc điểm của thẻ tín dụng
Từ định nghĩa nhƣ đã nêu trên, Thẻ tín dụng mang những đặc trƣng pháp lý nhƣ
sau:
Thứ nhất, thẻ tín dụng luôn gắn liền với một chủ thể nhất định. Chủ thể này chính là
chủ sở hữu của thẻ tín dụng. Tên, hình ảnh của Chủ thẻ đƣợc in ngay trên thẻ và Chủ thẻ
cũng phải ký tên lên mặt sau của thẻ ngay khi nhận thẻ trƣớc sự chứng kiến của nhân
viên Tổ chức phát hành thẻ (TCPHT). Việc ký tên trên thẻ là rất cần thiết vì mỗi khi



thanh toán tại Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT), Chủ thẻ phải ký vào các hóa đơn bán
hàng để ĐVCNT đối chiếu chữ ký trên hóa đơn và chữ ký trên thẻ. Ngoài ra, ĐVCNT
còn đối chiếu ảnh của Chủ thẻ đƣợc in trên thẻ với ngƣời đang sử dụng thẻ. Nếu có yếu
tố không trùng khớp thì ĐVCNT có thể từ chối nhận thanh toán bằng thẻ vì không đủ yếu
tố xác định chính xác ngƣời cầm thẻ là Chủ thẻ. Chính vì vậy, có thể coi thẻ tín dụng là
giấy chứng nhận tƣ cách của Chủ thẻ đúng nhƣ định nghĩa về “thẻ” trong Từ điển Tiếng
Việt mà chúng tôi đã dẫn ở trên. Đây cũng chính là bằng chứng chứng tỏ khả năng tài
chính của Chủ thẻ, bằng chứng TÀI LIỆU THAM KHẢO
A/ Tài liệu tiếng Việt
I/

Văn bản pháp luật Việt Nam

[1] Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005.
[2] Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004).
[3] Luật Thƣơng mại năm 2005.
[4] Quyết định số 22/QĐ-NH1 ngày 21-02-1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc
ban hành Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt.
[5] Thông tƣ số 08/TT-NH2 ngày 02-6-1994 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
hƣớng dẫn thực hiện Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt.
[6] Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19-10-1999 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nƣớc ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng.
[7] Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15-05-2007 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nƣớc ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ
trợ hoạt động thẻ ngân hàng.
[8] Quy chế Cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo
Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31-12-2001 của Thống đốc NHNN (đã
đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03-02-2005
và Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31-5-2005 của Thống đốc NHNN Việt
Nam).

II/

Giáo trình, sách tham khảo

[9] Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.


[10] Bộ Tƣ pháp - Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, NXB Từ điển bách
khoa và NXB Tƣ pháp.
[11] Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Ngân hàng
Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[12] Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, NXB Công an
nhân dân.
[13] Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân
dân.
[14] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (1996), Luật Ngân hàng thương mại và các tổ chức
tín dụng một số nước, Tài liệu hội thảo.
[15] TS. Nguyễn Văn Tuyến (2005), Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Tƣ pháp.
III/ Luận văn và các bài viết trên báo, tạp chí
[16] Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (2006), Báo cáo tình hình hoạt động năm 2005 và 6
tháng đầu năm 2006.
[17] Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (2006), Góp phần phát triển bền vững thị trường thẻ,
Tạp chí Thị trƣờng Tài chính Tiền tệ, (1+2), tr. 10-11.
[18] Nguyễn Thu Hà (2006), Hội thẻ ngân hàng Việt Nam 10 năm hoạt động và trưởng
thành, Số chuyên đề Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tr.2.
[19] Nguyễn Hữu Đức (2005), Giải pháp củng cố lòng tin khách hàng ATM, Tạp chí Thị
trƣờng tài chính tiền tệ, số 24, tr 28-29.
[20] Nguyễn Anh Tuấn (2006), Một vài ý kiến về bảo mật và quản lý rủi ro các giao dịch
ngân hàng điện tử, Tạp chí Ngân hàng, số 14, tr 34-35.

[21] Đỗ Văn Hữu (2005), Thẻ và phòng chống gian lận trong thanh toán thẻ, Tạp chí
khoa học đào tạo Ngân hàng, (8), tr.52-56.
[22] Trần Hoàng Anh (1996), Khảo sát thị trường thẻ tín dụng tại thành phố Hồ Chí
Minh, Luận văn Thạc sĩ, Chƣơng trình đào tạo thạc sĩ Quản trị Việt - Bỉ, thành phố
Hồ Chí Minh.


[23] Nguyễn Danh Lƣơng (2003), Những giải pháp nhằm phát triển hình thành thanh
toán thẻ ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng.
[24] Phạm Danh Chƣơng (2006), Một số khía cạnh pháp lý về thẻ thanh toán và thực
tiễn điều chỉnh pháp luật về thẻ thanh toán ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ,
Đại học Luật Hà Nội.
[25] Phạm Thu Ngân (2004), Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành
và thanh toán thẻ tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn, Học viện
Ngân hàng.


IV/ Tài liệu nội bộ của các Ngân hàng
[26] Quy định số 969/2006/QĐ-TGĐ của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc Tế
Việt Nam về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng Quốc Tế Mastercard.
[27] Website của Ngân hàng TMCP Á Châu: www.acb.com.vn.
[28] Website của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam: www.vcb.com.vn.
[29] Mẫu Hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thƣơng Tín.
[30] Mẫu Hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt
Nam.
B/ Tài liệu tiếng Anh
[31] David Cavell (2004), Credit Cards for Profit, Lafferty.
[32] Satyajit Das (1998), Credit derivative: Trading and management of credit and
default risk, Internet.

[33] Steve Worthington (2001), Affinity credit cards: a critical review, Internet.
[34] Nilson Report (2006), 2006 Nilson Report, Internet.
[35] Visa International (2006), Annual Report 2006, Internet.



×