Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.36 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

---------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP:
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên
Mã sinh viên
Lớp
Khóa
Người hướng dẫn khoa học

:
:
: Anh 10- Khối 4 KT
: 47
:TS. Nguyễn Thị Việt Hoa

Hà Nội, tháng 5 năm 2012


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1


1.1.

TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ NGÀNH NÔNG NGHIỆP ......................... 4

Tổng quan về FDI ...................................................................................... 4

1.1.1.

Khái niệm FDI ..................................................................................... 4

1.1.2.

Đặc điểm của FDI ................................................................................ 5

1.1.3.

Phân loại FDI....................................................................................... 7

1.2.

Tổng quan về ngành nông nghiệp ............................................................... 8

1.2.1.

Khái niệm ............................................................................................ 8

1.2.2.

Đặc điểm ............................................................................................. 9


1.2.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp ............................ 10

1.2.4.

Vai trò của nông nghiệp với nền kinh tế ............................................. 13

1.3.

Mối quan hệ giữa thu hút FDI và phát triển nông nghiệp .......................... 15

1.3.1.

Vai trò của FDI với phát triển nông nghiệp ........................................ 15

1.3.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào nông nghiệp .................. 17

1.4.

Xu thế FDI trong lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới ................................ 19

1.4.1.

Xu thế chung trên thế giới.................................................................. 19

1.4.2.


Xu hướng các nước đang phát triển .................................................... 20

CHƯƠNG 2

KINH NGHIỆM THU HÚT FDI VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP

CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN .................................................................................... 22

2.1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của các

nước ASEAN ..................................................................................................... 22
2.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 22

2.1.2.

Dân cư và nguồn lao động ................................................................. 23

2.1.3.

Cơ sở hạ tầng ..................................................................................... 23

2.1.4.

Thị trường sản phẩm .......................................................................... 24

2.1.5.


Luật pháp ........................................................................................... 24

2.2.

Thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp của các nước ASEAN ............... 26

2.2.1.

Thực trạng chung ............................................................................... 26

2.2.2.

Tình hình thu hút FDI vào nông nghiệp của một số nước ASEAN ..... 30

2.3.

Đánh giá tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của các nước

ASEAN .............................................................................................................. 34


2.3.1.

Kết quả đạt được................................................................................ 34

2.3.2.

Hạn chế.............................................................................................. 35


2.4.

Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp

của các nước ASEAN......................................................................................... 36
2.4.1.

Kinh nghiệm chung của các nước ASEAN......................................... 36

2.4.2.

Kinh nghiệm thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của một số nước

ASEAN ………………………………………………………………………39
CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NÔNG NGHIỆP Ở

VIỆT NAM DỰA TRÊN BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NƯỚC ASEAN 44

3.1.

Những nét tương đồng, khác biệt của Việt Nam so với các nước ASEAN

trong việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp ......................................... 44
3.1.1.

Những nét tương đồng ....................................................................... 44

3.1.2.


Điểm khác biệt................................................................................... 45

3.2.

Tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-

2011 ……………………………………………………………………………46
3.2.1.

Quy mô, tốc độ tăng trưởng ............................................................... 46

3.2.2.

Cơ cấu vốn đầu tư .............................................................................. 48

3.3.

Đánh giá FDI vào nông nghiệp Việt Nam ................................................. 56

3.3.1.

Thành tựu đạt được ............................................................................ 56

3.3.2.

Hạn chế- Nguyên nhân....................................................................... 59

3.4.


Định hướng thu hút FDI vào nông nghiệp đến năm 2015.......................... 67

3.4.1.

Yêu cầu chung ................................................................................... 67

3.4.2.

Định hướng thu hút FDI ..................................................................... 68

3.5.

Một số giải pháp nhằm tăng thu hút FDI vào nông nghiệp Việt Nam dựa

trên bài học kinh nghiệm từ một số nước ASEAN .............................................. 69
3.5.1.

Xây dựng chiến lược thu hút và nâng cao hiệu quả quản lý FDI……71

3.5.2.

Hoàn thiện cơ chế chính sách về khuyến khích ĐTNN vào lĩnh vực

nông nghiệp .................................................................................................... 71
3.5.3.

Cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ................................. 75

3.5.4.


Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp .................... 76

KẾT LUẬN………… .................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

ASEAN

Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á

BCC

Business Cooperation
Contract

Hợp đồng hợp tác kinh
doanh


BOT

Build- Operate- Transfer

Xây dựng- kinh doanhchuyển giao

BT

Build- Transfer

Xây dựng- chuyển giao

BTO

Build- Transfer- Operate

Xây dựng- chuyển giaokinh doanh

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước
ngoài

IMF

International Monetary
Fund


Quỹ tiền tệ quốc tế

M&A

Mergers and Acquisitions

Mua lại và sáp nhập

ODA

Official Development
Assistance

Hỗ trợ phát triển chính
thức

OECD

Organization for
Economic Cooperation
and Development
Research & Development

Tổ chức Hợp tác và Phát
triển kinh tế
Nghiên cứu và Phát triển

United Nations
Conference on Trade and

Development

Tổ chức Hội nghị Liên
hợp quốc về thương mại
và phát triển

R&D
UNCTAD


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SỐ LIỆU, HÌNH VẼ
Biểu đồ 1.1: Vốn FDI vào nông nghiệp khu vực các nước đang phát triển năm 2002
và 2007 …………………………………………………………………………….21
Biểu đồ 2.1: Dòng vốn FDI vào nông nghiệp các nước ASEAN giai đoạn 20002011………………………………………………………………………………...26
Biểu đồ 2.2: FDI vào nông nghiệp Thái Lan giai đoạn 2000-2011……………….30
Biểu đồ 2.3: FDI vào nông nghiệp Indonesia giai đoạn 2000-2010………………32
Biểu đồ 2.4: FDI vào nông nghiệp Malaysia giai đoạn 2002-2010……………….33
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu vốn FDI theo tiểu ngành nông lâm sản (1988-2008)………..49
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu FDI vào nông nghiệp theo hình thức đầu tư…………………52
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu vốn FDI vào nông nghiệp theo vùng lãnh thổ 1988-2008…..53
Biểu đồ 3.4: FDI đăng ký trong nông nghiệp theo đối tác giai đoạn 1988-2008….55
Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng vốn FDI vào nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2003-2011...60

Bảng 2.1: FDI vào nông nghiệp ASEAN theo chủ đầu tư ………………………...28
Bảng 2.2: FDI vào nông nghiệp ASEAN theo nước nhận đầu tư………………….29
Bảng 3.1: Vốn FDI vào nông nghiệp giai đoạn 2000-2011……………………… .46


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và
phụ thuộc chính vào nông nghiệp. Do vậy vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn,
nông dân luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng và là một trong những mục
tiêuhàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã đẩy nhanh quá
trình lưu chuyển dòng vốn trên thế giới, đặc biệt là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI). Ở nước ta, dòng vốn FDI đã góp phần tạo nên những chuyển biến quan
trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, có một thực tế là trong khi vốn FDI vào lĩnh vực
công nghiệp- dịch vụ ngày càng tăng, thì vốn FDI vàolĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp lại có xu hướng giảm, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn FDI.
Hơn nữa, so với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực
khác, hiệu quả thực hiện các dự án FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn
rất hạn chế, chưa phát huy đầy đủ tiềm năng, thế mạnh của nước ta trong lĩnh vực
này.
Trong khi đó, một số nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…mặc
dù có những nét tương đồng với Việt Nam, nhưng thực tế hiệu quả thu hút và sử dụng
vốn FDI trong nông nghiệp ở các quốc gia này thường cao hơn ở Việt Nam. Vậy
chúng ta có thể học tập được gì từ kinh nghiệm thu hút FDI trong lĩnh vực nông
nghiệp của các quốc gia này? Đó chính là lý do em chọn đề tài “Thu hút FDI vào
lĩnh vực nông nghiệp: Kinh nghiệm của một số nước ASEAN và bài học cho Việt
Nam” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình thu hút FDI trong nông nghiệp của các nước ASEAN, qua
đó rút ra bài học kinh nghiệm giúp Việt Nam tăng cường thu hút vốn FDI vào lĩnh
vực nông nghiệp.


2


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Lý luận chung về FDI cũng như ngành nông nghiệp, xu hướng dòng vốn FDI
trong nông nghiệp hiện nay.
Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI trong nông nghiệp tại một số nước
ASEAN, từ đó đưa ra đánh giá và rút ra các bài học kinh nghiệm.
Đánh giá thực trạng thu hút FDI trong nông nghiệp ở Việt Nam, đề xuất giải
pháp tăng cường thu hút FDI vào nông nghiệp trong thời gian tới dựa trên bài học
kinh nghiệm từ thu hút FDI vào nông nghiệp của các nước ASEAN.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tình hình thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp của
ba nước ASEAN: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, và thu hút FDI vào nông nghiệp
của Việt Nam.
Phạm vi không gian: bao gồm tất cả các tiểu ngành nông lâm ngư nghiệp như
trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản…Phạm vi nghiên cứu tập trungở Việt
Nam và ba nước ASEAN: Thái Lan, Malaysia, Indonesia
Phạm vi thời gian: Khóa luận tập trung phân tích các tài liệu, số liệu liên quan
đến thực trạng thu hút và sử dụng FDI trong giai đoạn từ 2000 đến 2011, đề xuất
giải pháp tăng cường thu hút FDI vào nông nghiệp đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp các thông tin, tài liệu, báo cáo
chính thức đã công bố của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và các tổ chức quốc tế về các vấn đề có liên quan.
Phương pháp biện chứng, kết hợp lý luận và thực tiễn.
Phương pháp thống kê so sánh để làm rõ kết quả nghiên cứu.
6. Bố cục khóa luận
Nội dung khóa luận gồm 3 chương:


3


Chương 1: Tổng quan về FDI và ngành nông nghiệp
Chương 2: Kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành nông nghiệp của một số
nước ASEAN
Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào nông nghiệp ở Việt Nam
dựa trên bài học kinh nghiệm từ một số nước ASEAN
Do hạn chế về thời gian và nguồn tài liệu nên khóa luận không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các
thầy cô, bạn đọc để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Việt Hoa đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, tháng 5 năm 2012


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1.1.

Tổng quan về FDI

1.1.1.

Khái niệm FDI

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các quốc gia
muốn phát triển thì không thể đóng cửa, chỉ dựa vào nguồn lực của đất nước mình
mà phải hội nhập vào nền kinh tế thị trường toàn cầu, tranh thủ tối đa nguồn lực bên
ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế. Nguồn vốn FDI là một trong những nguồn vốn
được các quốc gia rất quan tâm, kể cả nước phát triển và các nước đang phát triển.

Có nhiều khái niệm về FDI được đưa ra:
Khái niệm của tổ chức tiền tệ thế giới (IMF) :
“ FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích
lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác
nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực
sự doanhnghiệp ” (BPM5, fifth edition).
Khái niệm của tổ chức Thương Mại Thế Giới:
“ Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công
cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người
đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà
đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty
con" hay "chi nhánh công ty"”
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm như sau về
FDI:
“ Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất
10% cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu
tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Khái niệm chỉ ra điểm


5

khác biệt cơ bản giữa FDI và các hình thức đầu tư nước ngoài khác là quyền kiểm
soát công ty. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu không phải luôn luôn là 10%, phụ
thuộc vào quy định của pháp luật đầu tư từng quốc gia. Trong thực tế có những
trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10%
nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn
hơn nhưng vẫn chỉ là nhà đầu tư gián tiếp.

Theo quy định của Việt Nam: Luật đầu tư năm 2005 không đưa ra khái niệm
về FDI, nhưng có quy định “ Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư tự
bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”(Điều 3, khoản 2) và “ Đầu tư
trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền
và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam”( Điều 3,
khoản 12). Từ hai khái niệm trên có thể hiểu FDI theo tinh thần của luật Đầu tư
2005 là “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng
tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành đầu tư tại Việt Nam và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư đó”.
Kết hợp những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực
tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc
nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia
đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế
tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình”. Tài sản trong khái niệm
này bao gồm tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản,
các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị …), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ,
bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, giấy ghi nợ…). Sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư
(pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lí đối
tượng đầu tư chính là hai đặc điểm cơ bản nhất của FDI, phân biệt với các hình thức
đầu tư nước ngoài hay dạng quan hệ kinh tế có yếu tố nước ngoài khác.
1.1.2.

Đặc điểm của FDI
 Mục đích hàng đầu của FDI là tìm kiếm lợi nhuận: Do vậy, khi tiến

hành thu hút FDI, các nước nhận đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển,




×