Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thực trạng và giải pháp thu hút FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.82 KB, 11 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Kết cấu hạ tầng là một vấn đề cấp bách của các nước đang phát triển
trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Bởi kết cấu hạ tầng
là tiền đề để phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Kết cấu hạ tầng luôn
phải đi trước một bước để tạo đà phát triển kinh tế xã hội, tạo sức bật cho
tăng trưởng kinh tế, tăng sức hút vốn đầu tư của nước ngoài. Nhưng thực
tế việc xây dựng kết cấu hạ tầng đòi hỏi những khoản tiền rất lớn. Do đó
dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển đều rơi vào tình trạng thiếu
vốn. Vì vậy các quốc gia đang phát triển cũng như Việt Nam đều có xu
hướng tìm các nguồn vốn khác nhau để xây dựng kết cấu hạ tầng. Các
nước ngoài việc huy động vốn trong nước, vốn từ ngân sách còn phải
tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài: hỗ trợ phát triển chính thức(ODA),
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để xây dựng kết cấu hạ tầng. Mặc
dù nguồn vốn trong nước là quyết định nhưng nguồn vốn nước ngoài là
rất quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng của mỗi nước. Việt
Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, cơ sở vật chất còn
nghèo nàn, cơ sở hạ tầng còn thấp kém. Thì việc thu hút nguồn vốn trong
nước hay trích từ ngân sách của nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng là
một điều hết sức khó khăn. Đứng trước nhu cầu bức thiết hiện nay là phải
phát triển kết cấu hạ tầng để tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế , đưa
nước ta trở thành một nước công nghiệp trong tương lai. Việc tăng cường
thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn nước ngoài – FDI là một giải pháp
quan trọng đối với nước ta.
Việc tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là con đường ngắn nhất để nhanh chóng
hiện đại hoá đất nước nhằm đáp ứng ngay được sự phát triển kinh tế,
đồng thời tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Tuy nhiên
việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


xây dựng kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập. Vì vậy để đạt được những kết
quả mong muốn chúng ta cần có những chính sách hợp lý và những giải
pháp phù hợp nhằm thu hút nhiều hơn nữa và sử dụng có hiệu quả hơn
nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực xây dựng kết cấu
hạ tầng để phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ động
hội nhập vào kinh tế khu vực cũng như trên thế giới. Bởi thế em đã chọn
đề tài: “Thực trạng và giải pháp thu hút FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ
tầng ở Việt Nam”, Để nghiên cứu nhưng do thời gian và trình độ có hạn
nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Kính mong
được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện
hơn.Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu em đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt và TS Tống Quốc Đạt. Em xin
chân thành cảm ơn!
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI
VÀO LĨNH VỰC KẾT CẤU HẠ TẦNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI VÀO LĨNH VỰC KẾT CẤU HẠ TẦNG
1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng
1.1. Khái niệm
Theo từ chuẩn Anh – Mỹ thuật ngữ:”Kết cấu hạ tầng ”(Infeatructure)
thể hiện trên 4 bình diện:1) tiện ích công cộng(Public utilities), năng lượng,
viễn thông, nước sạch cung cấp qua hệ thống ống khí, khí đốt truyền tải qua
ống, hệ thống thu gom và xử lý các chất thải trong thành phố ... 2)Công
chánh(public works): đường sá, các công trình xây dựng đập, kênh phục vụ
tưới tiêu... 3)Giao thông (transport): các trục và tuyến đường bộ, đường sắt,
cảng cho tàu và máy bay, đường thuỷ... Ba bình diện trên tạo thành kết cấu
hạ tầng kỹ thuật vì chúng bao gồm hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho
sự phát triển của các ngành các lĩnh vực kinh tế.4) Hạ tầng xã hội (Social
infeastruture): bao gồm các cơ sở, thiết bị và công trình phục vụ cho giáo

dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai công nghệ, các cơ
sở y tế, bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm xã hội và các công trình phục vụ cho hoạt
động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.
Kết cấu hạ tầng là tổng thể các cơ sở vật chất –kỹ thuật công trình các
phương tiện hiện có tồn tại trên một lãnh thổ nhất định được dùng làm điều
kiện sản xuất và điều kiện sinh hoạt nói chung, bảo đảm sự vận hành liên
tục, thông suốt các luồng của cải vật chất, cácluồng thông tin và dịch vụ
nhằm đáp ứng các nhu cầu có tính phổ biến của sản xuất và đời sống. Với sự
cố kết chặt chẽ về mặt đặc điểm không gian, sự kết nối với tất cả các cơ
quan, tổ chức xĩ nghiệp và các hộ gia đình. Kết cấu hạ tầng là một nhân tố
phân bố không gian tác động thường xuyên và lâu đời đối với các ngành,
các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Kết cấu hạ tầng mang tính
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
xã hội, phụ thuộc vào trình độ xã hội nền sản xuất và tổ chức đời sống gắn
liền với từng giai đoạn nhất định trong trình độ phát triển của loài người.
1.2. Đặc điểm của đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng
- Được tổ chức hợp thành tổng thể trong một không gian để tạo nên
điều kiện chung cho mọi hoạt động của cả cộng đồng dân cư trên lãnh thổ.
Đặc điểm này đòi hỏi việc triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng phải được bố
trí hợp lý và đồng bộ, tránh sự chồng chéo, khắc phục sự manh mún lệch
pha giữa các bộ phận.
- Các công trình kết cấu hạ tầng được sử dụng liên tục trong mọi thời
gian, phải đáp ứng được cả thời kỳ cao điểm hàng ngày và suốt cả năm.Vì
vậy việc đầu tư phải được nghiên cứu kỹ tất cả các vấn đề xung quanh để
công trình thoải mãn được nhu cầu của mọi người. Và có ý nghĩa cao thiết
thực trong cuộc sống hàng ngày của xã hội đáp ứng được nhu cầu xây dựng
đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước.
- Các công trình kết cấu hạ tầng thường xuyên tồn tại lâu dài và có giá
trị lớn, điều này là do yêu cầu kỹ thuật – kinh tế của nó là trải dài trên một

không gian rộng lớn và phục vụ cho mọi đối tượng đông đảo. Vì vậy khi
tiến hành thiết kế xây dựng và đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các công trình
kết cấu hạ tầng đáp ứng hài hoà yêu cầu kinh tế và kỹ thuật của nó.
- Gía trị các công trình kết cấu hạ tầng được chuyển từng phần vào sản
phẩm hay tạo nên một bộ phân của quỹ tiêu dùng thường xuyên. Điều này
đòi hỏi việc tổ chức quản lý, sử dụng và tái sản xuất các công trình kết cấu
hạ tầng phải được chú ý một cách cụ thể theo tính chất và vị trí riêng biệt.
- Kết cấu hạ tầng có giá trị rất lớn, việc xây dựng nó rất tốn kém, lại đòi
hỏi nhiều thời gian, và thường là một trong những điều kiện tiên quyết cho
việc hình thành môi trường đầu tư năng động và có hiệu quả, thu hút của các
nhà kinh doanh nước ngoài đến làm ăn.
- Đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng thường đòi hỏi một khoảng thời
gian dài. Vì vậy khi tiến hành đầu tư phải nghiên cứu rõ điều kiệnvề môi
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trường xung quanh để tránh khỏi việc ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh. Ngoài ra cần bố trí vốn, nguyên vật liệu để đủ cho cả công cuộc đầu
tư. Tránh tình trạng đang trong quá trình xây dựng thiếu vốn, thiếu nguyên
liệu cản trở việc xây dựng. Tính toán đến giá cả thị trường biến đổi trong
quá trình xây dựng để tránh được việc.
- Các công trình kết cấu hạ tầng có quy mô lớn và chủ yếu ở ngoài trời,
bố trí rải rác trên phạm vi cả nước, chịu ảnh hưởng nhiều của tự nhiên. Vì
vậy khi tiến hành đầu tư phải nghiên cứu khảo sát kỹ lưỡng. Tránh mọi sự
biến đổi của tự nhiên và xem xét kỹ lưỡng vị trí xây dựng để công trình
không bị ảnh hưởng của tự nhiên.
- Đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng thường đòi hỏi khối lượng vốn
lớn. Vì vậy việc đòi hỏi trước khi tiến hành xây dựng phải có kế hoạch về
vốn cụ thể tránh tình trạng thiếu thốn và lãng phí về vốn. Có biện pháp phân
bổ vốn một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với lượng vốn hiện có.
2.Vai trò của FDI đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng và sự tăng

trưởng phát triển kinh tế.
2.1. Trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn quan trọng bổ sung
cho nguồn vốn trong nước để xây dựng kết cấu hạ tầng. Nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài(FDI) cùng với nguồn vốn trong nước góp phần xây
dựng cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện và hiện đại hơn. Nước ta là một
nước đang phát triển, kinh tế còn nhiều thấp kém và lạc hậu nguồn dự trữ và
tiết kiệm từ dân cư cũng như các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Vì vậy
nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây
dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng của nước ta. Do đặc điểm của
đầu tư kết cấu hạ tầng thường đòi hỏi khối lượng vốn lớn nên việc huy động
nguồn vốn nước ngoài trong đó có FDI vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng là
vô cùng quan trọng.Vẫn biết rằng nguồn vốn trong nước là quyết định
nhưng nguồn vốn nước ngoài nói chung và nguồn vốn FDI nói riêng là một
5

×