Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

thực trạng giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long giai đoạn 2011 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.55 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

VÕ THỊ LAN PHỤNG

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH
LONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2014

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cần Thơ - 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH
LONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2014

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

PSG.TS LÊ TẤN LỢI

VÕ THỊ LAN PHỤNG


MSSV: 4115072
LỚP: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI K37

Cần Thơ - 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
-------  -------

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý đất đai với
đề tài: “Thực trạng giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn huyện Trà Ôn, tĩnh
Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2014”.
Do sinh viên: : Võ Thị Lan Phụng
MSSV: 4115072
Lớp Quản lý đất đai K37 thuộc Bộ môn Tài nguyên đất đai, Khoa Môi trường và Tài
nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ tháng 01 năm 2015 đến
tháng 05 năm 2015 tại Bộ môn Tài nguyên đất đai.
Nhận xét:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua!
Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
------------o0o------------

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp chuyên
ngành Quản lý đất đai với đề tài: “Thực trạng giải quyết khiếu nại đất đai trên địa
bàn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long giai đoạn năm 2011- 2014”.
Do sinh viên: Võ Thị Lan Phụng
MSSV: 4115072
Lớp Quản lý đất đai K37 thuộc Bộ môn Tài nguyên đất đai, Khoa Môi trường và Tài
nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện và báo cáo trước Hội đồng.
Ngày …… tháng …… năm 2015
Báo cáo luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Ý kiến của Hội đồng:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2015
Chủ tịch Hội đồng

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài: “Thực trạng giải quyết khiếu nại đất đai trên địa
bàn huyện Trà Ôn, tĩnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2014”. Do chính tôi thực hiện,
các số liệu, kết quả của luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Võ Thị Lan Phụng

iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Võ Thị Lan Phụng
Ngày sinh: 01/01/1993
Nơi sinh: Xã Vĩnh Xuân, huyện trà Ôn, tĩnh Vĩnh Long
Quê quán: Ấp Vĩnh Khánh I, Xã Vĩnh Xuân, huyện trà Ôn, tĩnh Vĩnh Long
Họ và tên cha: Võ Thành Các
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh
Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2011, tại Trường Trung học phổ thông Vĩnh

Vĩnh Xuân, huyện trà Ôn, tĩnh Vĩnh Long.
Vào học tại Trường Đại học Cần Thơ năm 2011, ngành học Quản lý đất đai Khóa 37
Bộ môn Tài nguyên Đất Đai, khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

iv


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Cần Thơ, để đạt được
kết quả như hôm nay, tất cả là nhờ vào công ơn của quý thầy cô trường Đại học Cần
Thơ, nhất là quý Thầy Cô trong Bộ môn Tài nguyên đất đai đã tận tình truyền đạt cho
em những kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm về học tập cũng như trong cuộc
sống. Đây sẽ là những vốn sống vô cùng quan trọng và là hành trang tri thức giúp em
vững bước trong quá trình công tác về sau.
Em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc đến:
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Tấn Lợi đã trực tiếp hướng
dẫn em hoàn thành đề tài này.
Quý thầy cô Bộ môn tài nguyên đất đai – những người đã trực tiếp giảng dạy và
hướng dẫn em trong trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Cảm ơn sự hỗ trợ của các cán bộ tại phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Trà ÔnTỉnh Vĩnh Long. Đặc biệt là anh Lưu Văn Dũng, anh Đoàn Thanh Tuấn đã tận tình
giúp đỡ và cung cấp tài liệu cho đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn lớp Quản lý đất đai K37 đã động viên giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và thực hiện bài báo cáo thực tập.
Con xin cảm ơn ba mẹ và gia đình đã động viên nhắc nhở con trong suốt quá trình học
tập và tạo điều kiện tốt nhất để con có kết quả như ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn!

Võ Thị Lan Phụng

v



TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện với mục đích nhằm tìm hiểu tình hình, thực trạng, quy trình giải
quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long.
Kết quả thực hiện đề tài cho thấy lượng đơn khiếu nại trên địa bàn huyện Trà Ôn tăng
qua các năm. Điển hình trong năm 2011 số đơn nhận được là 45 đơn, đã giải quyết là
36 đơn đạt 80% còn tồn động là 9 đơn. Năm 2012 số đơn nhận được là 64 đơn, đã giải
quyết là 47 đơn đạt 73.44% còn tồn đọng là 17 đơn, tăng 8 đơn so với năm 2011. Năm
2013 số đơn nhận là 67 đơn, đã giải quyết là 55 đơn đạt 82.09% còn còn tồn động là
12 đơn giảm 5 đơn so với năm 2012. Năm 2014 số đơn nhận được là 72 đơn, đã giải
quyết 67 đơn đạt 93.06% còn tồn đọng là 5 đơn giảm 8 đơn so với năm 2013. Các việc
phát sinh phân bố rải rác khắp các xã, thị trấn diễn ra khá phức tạp và đa dạng như:
khiếu nại về thu hồi và cấp GCN QSDĐ, khiếu nại đòi lại đất cũ và các dạng khiếu nại
khác. Kết quả đạt được cho ta thấy hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện đặc biệt là
được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự liên kết chặt chẽ của các cấp, các ngành
nên lượng đơn khiếu nại trong hai năm 2013 và 2014 giảm. Tuy nhiên còn một số ít
người dân chưa hiểu rõ về pháp luật, trình tự thủ tục giải quyết của cán bộ, cơ quan
nên gây một số khó khăn làm cho các vụ khiếu nại kéo dài qua nhiều năm.

vi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ................................................................ i
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ................................................................................................. iv
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. v

TÓM LƯỢC .............................................................................................................. vi
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH SÁCH HÌNH.................................................................................................. ix
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................. x
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1 Khái niệm và vai trò của đất đai......................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm về đất đai ................................................................................... 3
1.1.2 Vai trò của đất đai ...................................................................................... 3
1.2 Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai ............................................... 4
1.2.1 Một số quan điểm cần lưu ý khi giải quyết khiếu nại, tố cáo ....................... 4
1.2.2 Nguyên tắc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo ........................ 5
1.2.3 Một số khái niệm cơ bản về khiếu nại và các nội dung liên quan ................ 5
1.2.4 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai ..................................... 6
1.2.5 Thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai........................................................ 6
1.2.6 Trình tự giải quyết một đơn khiếu nại về đất đai ......................................... 8
1.3 Giới thiệu sơ lược về huyện Trà Ôn ................................................................. 10
1.3.1 Vị trí địa lý................................................................................................ 10
1.3.2 Dân số ...................................................................................................... 11
vii


1.3.3 Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................. 12
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................... 13
2.1 Phương tiện ..................................................................................................... 13
2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 13
2.2.1 Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ............................................................... 13
2.2.2 Nghiên cứu và phân loại hồ sơ.................................................................. 14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN.................................................................... 15

3.1 Thực trạng công tác giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền và tỷ lệ giải
quyết đơn trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2014 ............................................... 15
3.2 Qui trình tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn của UBND huyện Trà Ôn....... 19
3.3 Trình tự giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long22
3.4 Một số dạng khiếu nại thường gặp trên địa bàn huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long từ
năm 2011 đến năm 2014........................................................................................ 26
3.4.1 Khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ ............................ 27
3.4.2 Khiếu nại về việc thu hồi đất cũ ................................................................ 30
3.5 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa
bàn huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long ......................................................................... 35
3.5.1 Thuận lợi .................................................................................................. 35
3.5.2 Khó khăn .................................................................................................. 36
CHƯƠNG 4 .............................................................................................................. 37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 37
4.1 Kết luận ........................................................................................................... 37
4.2 Kiến nghị......................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 38

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tiêu đề

Trang

1.1


Bản đồ ranh giới hành chính huyện Trà Ôn - tỉnh Vĩnh Long

11

3.1

Tổng lượng đơn giải quyết qua các năm từ năm 2011 đến năm 2014
(%)

15

3.2

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giải quyết đơn khiếu nại tại địa bàn huyện Trà
Ôn giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014

16

3.3

Biểu đồ thể hiện đơn khiếu nại tại địa bàn huyện Trà Ôn giai đoạn
từ năm 2011

17

3.4

Biểu đồ thể hiện đơn khiếu nại tại địa bàn huyện Trà Ôn giai đoạn
từ năm 2012


17

3.5

Biểu đồ thể hiện đơn khiếu nại tại địa bàn huyện Trà Ôn giai đoạn
từ năm 2014

18

3.6

Quy trình tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại của công dân tại
phòng Tài nguyên Môi trường huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long

18

3.7

Quy trình tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại của công dân tại
UBND huyện Trà Ôn

20

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
3.1


Tiêu đề
Phân loại các dạng khiếu nại về đất đai mà phòng Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Vĩnh Long đã thụ lý trong thời gian từ năm 2011
đến năm 2014

x

Trang
28


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Việt

CT-TTg
CP
NĐ-CP
NQ-UBTVQH
QĐ-TTg
QĐ.UB
QH

Chỉ thị Thủ tướng
Chính phủ
Nghị định Chính phủ
Nghị quyết ủy ban thường vụ quốc hội
Quyết định Thủ tướng
Quyết định Uỷ ban

Quốc hội

QSDĐ
UBND
TT-BTNMT
TT.TTNN

Quyền sử dụng đất
Ủy ban nhân dân
Thông tư bộ Tài nguyên và Môi trường
Thông tư Thanh tra Nhà nước

TT-TTCP
TN&MT
TAND

Thông tư Thanh tra Chính phủ
Tài nguyên và Môi trường
Tòa án nhân dân

xi


MỞ ĐẦU
Đất đai luôn được coi là công thổ quốc gia, là tài nguyên vô giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu
dân cư, là nền móng để xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và cũng cố an ninh
quốc phòng. Đất đai là lãnh thổ không thể tách rời quốc gia, nó gắn liền với chủ quyền
quốc gia.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó mà công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại về

đất đai là nội dung hết sức quan trọng của công tác quản lí Nhà nước về đất đai. Với
tư cách là một tổ chức của quần chúng, trong vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện
đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ công
tác hàng năm của cơ quan, đơn vị bằng phương thức tiếp nhận các ý kiến phản ánh
của cán bộ, công nhân, viên chức, thu thập các thông tin, tài liệu để xem xét, theo dõi
cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tại cơ sở, công tác.
Làm tốt công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai sẽ giúp cho Nhà nước
và các cơ quan Nhà nước củng cố quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật, xác
lập mối quan hệ chặt chẽ hơn mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng
đất và giữa những người sử dụng đất với nhau. Tạo điều kiện cho việc sử dụng đai
được ổn định, đầy đủ, hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất.
Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và
đô thị hóa là nguyên nhân dẫn đến giá trị đất đai ngày càng tăng cao, cụ thể trên địa
bàn huyện Trà Ôn. Từ đó, trong quá trình sử dụng đất khó tránh khỏi những mâu
thuẫn, trở thành tranh chấp, xuất hiện nhiều đơn thư khiếu nại buộc cơ quan có thẩm
quyền vận dụng những chính sách, văn bản và Luật đất đai được nhà nước ban hành
để giải quyết mâu thuẫn cho người dân.
Chính vì vậy mà đề tài “Thực trạng giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn huyện
Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2014” được thực hiện nhằm mục đích:
- Tìm hiểu thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai tại huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh
Long.
- Tổng hợp các dạng hồ sơ giải quyết khiếu nại từ đó đánh giá tình hình giải quyết
khiếu nại trên địa bàn huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long.
- Tìm hiểu quy trình giải quyết khiếu nại trên địa bàn Huyện.
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai
trong giai đoạn hiện nay. Đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn
công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Huyện.
1



2


CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Khái niệm và vai trò của đất đai
1.1.1 Khái niệm về đất đai
Theo Lê Tấn Lợi (2009), đất đai về mặt tự nhiên mà nói đó là một thực thể bao gồm
các thành phần khí quyển, sinh quyển và địa quyển. các thành phần này tồn tại trong
mối quan hệ tác động lẫn nhau và có chu kỳ dự đoán được, sự thay đổi tính chất của
thành phần này có thể làm thay đổi tính chất của thành phần khác, trong đó:
 Khí quyển: bao gồm các yếu tố về khí hậu thời tiết như: mưa, gió, bức xạ
nhiệt…và các hoạt động tuần hoàn trên không, các yếu tố này liên kết tạo nên chế độ
khí quyển cho từng hệ sống sinh thái khác nhau.
 Sinh quyển: bao gồm hoạt động sống của các sinh vật trên bề mặt vỏ trái đất
(con người, động vật, thực vật, các vi sinh vật…), các loài thủy sinh, sự hoạt động của
con người trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiêp, kinh tế, khai thác quặng mỏ
đã gây nhiều tác động đến bầu khí quyển như thay đổi khí hậu toàn cầu và lớp địa
quyển như hiện tượng sụp lún do khai thác nước ngầm.
 Địa quyển: bao gồm lớp vỏ trái đất chứa đựng các thành phần như đất và lớp
địa chất có các quặng mỏ, nước ngầm. Sự thay đổi địa hình, đồi trọc gây ảnh hưởng
ngập lũ, sự rạn nức vỏ trái đất tạo núi lửa hay gây nên sóng thần.
1.1.2 Vai trò của đất đai
 Về mặt đời sống xã hội:
 Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Đất đai là nền tảng của sự sống nói chung và của con người nói riêng. Đất là tư liệu
sản xuất không thể thay thế được của các ngành như: nông nghiệp, lâm nghiệp…đặc
biệt là sự phát triển của con người Việt Nam gắn liền với phát triển của ngành ngông
nghiệp lúa nước do đó đất đai khai thác và sử dụng ngày càng có hiệu quả.
 Đất đai còn là nguyên liệu cho một số ngành sản xuất như: làm gốm, gạch,
ngói, xi măng…là nơi để đặc máy móc, kho tàng, nhà xưởng, tạo chỗ đứng cho công

nhân trong sản xuất công nghiệp. Mac đã khái quát vai trò kinh tế của đất đai “Đất là
mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra mọi của cải vật chất”. (Bùi Quang Nhơn, 2003).
 Từ xưa ông bà ta đã nhận thức được giá trị của đất đai là “tấc đất tấc vàng”,
cho đến nay mặc dù khoa học đã phát triển mạnh mẽ, máy móc đã dần thay thế sức lao
động của con người, nhưng đất đai vẫn không thiếu phần quan trọng trong mọi ngành
sản xuất.
3


 Về mặt chính trị:
 Trong lịch sử hình thành và phát triển của nhà nước, đất đai gắn liền với sự ra
đời và tồn tại của một quốc gia. Đất đai là dấu hiệu cơ bản nhất của một quốc gia, một
dân tộc, một cộng đồng. Từ đó có thể khẳng định xâm phạm đất đai là xâm phạm lãnh
thổ hay nói cách khác là xâm phạm chủ quyền của một quốc gia.
 Đất đai luôn gắn liền với dân tộc, con người, là nơi trú ngụ của cộng đồng
chính vì vậy bảo vệ quốc gia chính là bảo vệ giống nòi, dân tộc mình. Vì vậy đất đai
có vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử một trong những nguyên nhân phổ biến và
chủ yếu của các cuộc chiến tranh ở các quy mô khác nhau giữa các dân tộc và giữa
các quốc. (Bùi Quang Nhơn, 2003).
1.2 Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
1.2.1 Một số quan điểm cần lưu ý khi giải quyết khiếu nại, tố cáo
 Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý.

Quan điểm này được nêu trong điều 19 Hiến pháp năm 1980 và điều 17 Hiến pháp
nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 “Đất đai, rừng, núi, sông, hồ, nguồn nước, tài
nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa mà pháp luật quy định là
của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân”. Nhà nước là người đại diện cho nhân dân,
đứng ra thực hiện quyền sở hữu duy nhất của mình đối với đất đai.
 Lấy dân làm gốc để giải quyết.


Lấy dân làm gốc là phải dựa vào dân, bàn bạc dân chủ, công khai, tăng cường giải
quyết ở cơ sở và tăng cường hòa giải trong nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết,
tương trợ trong nội bộ nhân dân để họ tì ra giải pháp, hạn chế gò ép, mệnh lệnh, áp
đặt.
 Đảm bảo người làm nông nghiệp có đất sản xuất, mọi người có nơi ở.

Khi giải quyết, không để người sử dụng đất tích cực bị thiệt thòi, không thiên vị, bảo
vệ quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm
pháp luật về quản lý và sử dụng đất.
 Kết hợp hoài hòa giữa căn cứ pháp luật với thực tiễn, giữa chính sách đất đai với
chính sách xã hội khác.

Nếu căn cứ pháp lý thì chưa đủ mà cần thiết phải có các yếu tố thực tế để giải quyết
phù hợp pháp luật, có lý, có tình, được dư luận quan tâm đồng tình ủng hộ. Phải có sự
kết hợp hoài hòa giữa chính sách đất đai với chính sách xã hội khác như: chính sách
với người có công cách mạng, chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, chính
sách tôn giáo.
4


1.2.2 Nguyên tắc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo
 Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại phải tuân thủ theo pháp luật.
 Nguyên tắc này đặt ra nghĩa vụ pháp lý cho tất cả các bên khiếu nại, tố cáo, bị
khiếu nại, bị tố cáo và cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo.
 Không chấp nhận việc khiếu, tố cáo vô căn cứ, khiếu nại, tố cáo sai sự thật, vu
khống, làm mất trật tự trị an, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
 Nguyên tắc này không những chi phối quy định về quyền, nghĩa vụ của người
khiếu nại, tố cáo, thẩm quyền giải quyết mà còn không cho phép cơ quan nhà nước có
thẩm quyền làm ngơ, né tránh khiếu nại, tố cáo của công dân.
 Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của

pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời (Điều 4, Luật khiếu nại
2011).
 Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền,
trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố
cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố
cáo (Điều 4, Luật tố cáo 2011).
 Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào
việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
 Nguyên tắc này không cho phép một ai được kích động, cưỡng ép, xúi giục,
cản trở, trả thù người khiếu nại, tố cáo, bao che cho người bị khiếu nại, bị tố cáo. Mọi
hành động can thiệp trái pháp luật về khiếu nại, tố cáo đều được xử lý nghiêm minh.
 Tóm lại, hai nguyên tắc nêu trên đòi hỏi việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố
cáo phải dựa trên cơ sở hồ sơ, chứng lý đúng theo pháp luật quy định.
 Người vi phạm phải bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự và phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Những hành vi vi phạm
pháp luật khiếu nại, tố cáo, những quyết định giải quyết khiếu nại nếu không được
chấp hành thì thủ trưởng các cấp đều có trách nhiệm thực hiện theo thẩm quyền của
mình để xử lý đúng pháp luật.
1.2.3 Một số khái niệm cơ bản về khiếu nại và các nội dung liên quan
Khiếu kiện về đất đai là một khái niệm chung dùng để chỉ việc khiếu nại, tố cáo của
các tổ chức hoặc cá nhân nhằm hướng tới lợi ích của họ trong lĩnh vực đất đai. Các
khái niệm được xem xét cụ thể như sau:

5


Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do
Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại
quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai,
của người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý nhà nước về đất đai khi có căn cứ cho

rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp
của mình (Khoản 1 Điều 2, Luật Khiếu nại 2011 và Điều 162, Nghị định
181/2004/NĐ - CP).
Từ khái niệm chung về khiếu nại, chúng ta có thể suy ra: khiếu nại về đất đai là việc
người sử dụng đất đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem lại các quyết
định hành chính, hành vi hành chính về đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc
hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ít hợp pháp của
mình.
1.2.4 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai.


Nếu khiếu nại xảy ra trong quá trình thanh tra đất đai thì trách nhiệm giải quyết

thuộc tổ chức thanh tra.
 Khiếu nại xảy ra trong quá trình giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất thì thuộc thẩm quyền cấp nào, cấp đó có trách nhiệm giải quyết
khiếu nại. Theo như trên thì:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về giao đất thuộc trách nhiệm của cơ quan có
thẩm quyền giao đất (Điều 59 Luật đất đai năm 2013).
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi thu hồi đất thuộc trách nhiệm của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất (Điều 66 Luật đất đai năm 2013).
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
thuộc trách nhiệm của cơ quan cơ thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(Điều 105 Luật đất đai năm 2013).
Khiếu nại xảy ra trong quá trình tranh chấp đất đai thì thẩm quyền giải quyết
khiếu nại thuộc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai (Điều
202, 203, 204, 205 Luật đất đai 2013).
 Thẩm quyền giải quyết tố cáo về đất đai: Trách nhiệm giải quyết tố cáo về đất
đai thuộc cơ quan nhà nước trực tiếp hoặc cấp trên trực tiếp nơi phát sinh tố cáo.

1.2.5 Thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai
 Thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai.
6


 Người khiếu nại gửi đơn hoặc trực tiếp trình bày hay thông qua người đại diện
cho mình trình bày khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đơn khiếu nại
phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người khiếu nại, khiếu nại phải ghi rõ lý
do và yêu cầu cụ thể, người khiếu nại phải ký vào đơn khiếu nại.
 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Nhận đơn của người khiếu nại: Trong trường hợp người khiếu nại không gửi đơn mà
trình bày trực tiếp thì người có trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải
ghi đầy đủ nội dung người khiếu kiện trình bày. Bản ghi này phải đọc lại để người
khiếu nại nghe rõ và ký vào bản ghi đó.
 Xử lý đơn khiếu nại:
 Phân loại đơn: Sau khi nghiên cứu nội dung đơn phải tiến hành phân loại đơn.
Việc phân loại đơn nhằm: Xác định đơn đúng thẩm quyền giải quyết để xử lý đơn, trả
lại đương sự đơn không đúng thẩm quyền và hướng dẫn họ đến cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để giải quyết.
 Sau khi xác định đúng thẩm quyền giải quyết của mình, các đơn này được ghi
vào sổ theo dõi. Việc theo dõi có liên quan đến việc thông báo cho người khiếu nại và
thời hạn giải quyết luật khiếu nại, tố cáo công dân quy định: “ Trong thời hạn 10 ngày
kể từ ngày nhận đơn phải báo cho người khiếu nại biết. Thời hạn giải quyết khiếu nại
không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết
khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý” (Điều 50,
Luật khiếu nại 2011).
Thống kê đơn: Các đơn khiếu nại về đất đai phải được thống kê thường xuyên, kịp
thời, thông qua việc thống kê đơn không những nắm chính xác về số lượng đơn mà
còn biết được biết tính chất của sự việc, hiện tượng. Nhờ đó mà xác minh được thời
gian, định hướng giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đạt hiệu quả cao.

 Thủ tục giải quyết tố cáo về đất đai.


Người tố cáo phải gửi đơn trực tiếp hoặc trình bày với cơ quan nhà nước có

thẩm quyền. Đơn tố cáo cũng phải ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp, nội dung tố
cáo trong đơn. Khác với đơn khiếu nại người tố cáo nhất thiết phải có đơn tố cáo hoặc
trình bày trực tiếp mà không thông qua người đại diện cho mình. Đơn tố cáo phải
được bí mật với người bị tố cáo.


Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Nhận đơn người tố cáo:
7



Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm nhận đơn, tiếp đương sự.
Nếu nội dung tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình thì cơ quan tiếp nhận phải kịp
thời chuyển đến cơ quan có thẩm quền giải quyết. Trong trường hợp cần thiết phải báo
ngay cho cơ quan chức năng có biện pháp kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp
luật của người bị tố cáo.

Cơ quan tiếp nhận đơn, giải quyết tố cáo phải bảo đảm bí mật cho người tố
cáo. Nghiêm cấm việc tiết lộ người tố cáo hoặc chuyển đơn vị tố cáo, bản sao đơn tố
cáo, bản ghi lời khai tố cáo cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân bị tố cáo.
1.2.6 Trình tự giải quyết một đơn khiếu nại về đất đai
 Nghiên cứu đơn.
Nghiên cứu đơn là công việc đầu tiên để giải quyết một đơn khiếu nại, tố cáo về đất

đai. Thông qua nghiên cứu, đơn khiếu nại, tố cáo mới được xem xét, tìm hiểu kỹ
lưỡng về nội dung ghi trong đơn, từng vấn đề mới được phân tích, tổng hợp để tìm
nguyên nhân, bản chất sự việc, hiện tượng. Từ đó hình thành phương pháp giải quyết,
xác định văn bản pháp luật có liên quan, chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác trước
khi gặp đương sự.
 Gặp gỡ đương sự (Người khiếu nại, tố cáo)
 Gặp đương sự là công việc không thể thiếu được để xem xét một đơn khiếu nại,
tố cáo đất đai.


Gặp đương sự nhằm:
Đương sự trình bày những vấn đề qua nghiên cứu nội dung đơn thấy chưa rõ.
Đương sự cung cấp tài liệu, hiện vật (nếu có) để làm chứng cứ.
Động viên tinh thần để đương sự yên tâm chờ xem xét giải quyết.

 Điều tra xác minh vụ việc.
 Sự việc ghi trong đơn khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan có thẩm quyền tổ
chức điều tra. Qua điều tra mà tìm hiểu, xem xét để biết rõ sự thật các vấn đề cụ thể
ghi trong đơn.


Trong điều tra cần chú ý:
Gặp gỡ lãnh đạo nơi phát sinh đơn nắm sự việc, diễn biến sự việc, yêu cầu cung

cấp tài liệu.
Nắm tình hình trong quần chúng.
Nghiên cứu tài liệu liên quan kết hợp nghiên cứu thực tế nơi diễn ra sự việc.
 Viết báo cáo xác minh.
8



 Báo cáo xác minh là văn bản dùng đề trình bày sự việc, làm rõ sự thật qua thực
tế và chứng cứ cụ thể các vấn đề trong đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai đề cập tới.


Báo cáo cần làm rõ các vấn đề:
Giới thiệu tiểu sử tóm tắt đương sự cùng quá trình công tác, hoàn cảnh gia đình,
nơi ở, đặc điểm sinh hoạt.
Nêu tóm tắt nội dung chính của đơn khiếu nại, tố cáo và yêu cầu của đương sự đề
nghị giải quyết.
Nêu kết quả điều tra xác minh. Nhận định về sự đúng sai của hai bên: Người
khiếu nại, tố cáo; người bị khiếu nại, bị tố cáo.
Kiến nghị biện pháp giải quyết đối với hai bên và trách nhiệm đôn đốc thực hiện.
 Báo cáo phải được thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố
cáo đất đai xem xét.
 Mở hội nghị xem xét giải quyết.
Mục đích của hội nghị là có được những kết luận để trở thành căn cứ cho việc ra quyết
định giải quyết khiếu nại, tố cáo.
 Thành phần hội nghị:
Đối với hội nghị giải quyết khiếu nại về đất đai thành phần hội nghị bao gồm: Đại
diện cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người khiếu nại, người bị khiếu nại,
các thành phần khác có liên quan.
Đối với hội nghị giải quyết tố cáo trừ người tố cáo không dự họp để giữ bí mật, ba
thành phần còn lại tham dự.
 Nội dung của hội nghị là nghe báo cáo và thảo luận nội dung, yêu cầu của đơn
và kết quả việc điều tra xác minh.


Người chủ trì hội nghị kết luận từng vấn đề cụ thể. Ý kiến nhất trí hoặc không


nhất trí của người khiếu nại, tố cáo, người bị khiếu nại, bị tố cáo, của các thành phần
liên quan khác.
Chú ý: Hội nghị phải có thư ký ghi chép diễn biến hội nghị
 Ban hành nghị quyết giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
 Quyết định của cơ quan có thẩm quền giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai là
văn bản pháp lý, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên khiếu nại, bị khiếu nai;
tố cáo, bị tố cáo.

9


 Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai phải được gửi đến cả hai bên
đương sự, cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan Tài nguyên – Môi trường nơi
phát sinh đơn khiếu nại, tố cáo.
 Trường hợp quyết định chưa được thực hiện, cơ quan Tài nguyên – Môi trường
nơi phát sinh đơn phối hợp các lực lượng có liên quan đôn đốc giải quyết.
 Tổ chức rút kinh nghiệm.
Sau khi giải quyết và tổ chức thực hiện quyết định, cần tổ chưc rút kinh nghiệm trên
cả hai phía:
 Với cơ quan có thẩm quyền giải quyết rút kinh nghiệm trên công tác điều tra
xác minh, công tác tiếp xúc đương sự...
 Với địa phương nơi phát sinh đơn thì tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến việc
khiếu nại, tố cáo về đất đai, trách nhiệm của chính quyền địa phương về những vụ
việc liên quan đó...Sẽ rất bổ ích cho công tác quản lý đất đai ở địa phương.
 Lập hồ sơ khiếu nại, tố cáo về đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 34, Luật khiếu nại, tố cáo của công dân quy định việc giải quyết khiếu nại phải
được lập hồ sơ bao gồm:
 Đơn khiếu nại hoặc biên bản ghi lời khiếu nại, (văn bản trả lời của người bị
khiếu nại).



Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp



Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có).



Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo



Các tài liệu khác có liên quan

 Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được
lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp nếu tiếp tục khiếu nại hoặc khởi kiện
thì hồ sơ chuyển đến cơ quan có thẩm quyền, toà án giải quyết khi có yêu cầu.
1.3 Giới thiệu sơ lược về huyện Trà Ôn
1.3.1 Vị trí địa lý
Huyện Trà Ôn nằm về phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Long và nằm ven sông Hậu, với
diện tích tự nhiên là 25.904,57 ha, trung tâm huyện nằm cách trung tâm Thành phố
Vĩnh Long theo đường chim bay khoảng 30 km và cách thành phố Cần Thơ theo Quốc
Lộ 54 và Quốc Lộ1A khoảng 20km có vị trí giáp giới:
Phía Bắc giáp huyện Tam Bình, huyện Vũng Liêm
Phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang
10


Phía Tây giáp huyện Bình Minh, Tam Bình và tỉnh Hậu Giang

Phía Đông giáp huyện Vũng Liêm.
Toàn huyện chia thành 13 xã và 01 thị trấn với mạng lưới giao thông bộ khép kín. Có
hệ thống giao thông thuỷ bộ huyết mạnh của vùng (Sông Hậu, Sông Măng, Quốc lộ
54) đi qua liên kết tạo thành mạng lưới giao thông khá thuận lợi, làm đầu mối cho việc
giao lưu hàng hoá và có khả năng phát triển trở thành trung tâm kinh tế văn hoá vệ tinh
cho 2 cụm kinh tế là Thành phố Cần Thơ và Thị xã Bình Minh trong tương lai.

(Nguồn: />
Hình 1.1: Bản đồ ranh giới hành chính huyện Trà Ôn - tỉnh Vĩnh Long
1.3.2 Dân số
Theo chi cục thống kê huyện Trà Ôn Tính đến năm 2014, dân số là 135,411
người/km², mật độ dân số đạt 521 người/km². Nữ chiếm 50,58%. Toàn tỉnh Vĩnh
Long có 1phân bố chủ yếu ở nông thôn 92,71%, thị trấn chiếm 7,29%. Đa số người
dân sống bằng ngành nghề nông nghiệp. Về dân tộc, dân số của huyện bao gồm 3 tộc
người chính, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số (chiếm 94,01%), còn lại một ít là dân
tộc Khmer – chiếm 5,36%, dân tộc người Hoa chiếm 0,62% và một ít dân tộc Chăm
và dân tộc khác. Người Khmer phân bố nhiều nhất ở xã Tân Mỹ và Trà Côn, người
Hoa phân bố nhiều nhất ở Thị trấn Trà Ôn và xã Hựu Thành. Về tôn giáo chủ yếu là
đạo Phật chiếm 23,15% dân số, một số ít theo đạo Công Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo,
còn lại phần lớn người dân theo phong tục thờ cúng ông bà. Với sự đa dạng về dân tộc
11


và tôn giáo đã tạo cho Trà Ôn có những nét văn hóa đặc trưng riêng, bên cạnh những
phong tục tập quán của người Kinh còn có những lễ hội truyền thống của người
Khmer như: lễ Oc-Om-Bok, tết Dol-ta, đây cũng là thời điểm thu hút du khách tham
quan, đặc biệt là du khách tìm hiểu về văn hóa dân tộc.
1.3.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Theo Trung Tâm Kỹ Thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long ( năm 2011),
huyện có vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm ĐBSCL, có hệ thống giao thông thuận

lợi về đường bộ và đường thủy, phù hợp cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp hàng
hóa theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong
cơ cấu kinh tế, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chưa có khả năng phát triển đột
phá, nguồn vốn đầu tư phát triển vẫn phải dựa nhiều vào ngân sách cấp trên.
Trong quá trình hội nhập tạo điều kiện thúc đẩy một nền kinh tế phát triển, từ đó cũng
sẽ dễ phát sinh nhiều yếu tố tiêu cực nếu như không thực hiện không kiểm soát chặt
chẽ. Khả năng thu hẹp diện tích đất nông nghiệp ngày càng lớn, do chuyển sang mục
đích đất phi nông nghiệp.

12


×