Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC - CHỨNG CỨ VÀ VẤN ĐỀ CHỨNG MINH TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.75 KB, 78 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Năm 1989 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án dân sự; tiếp đến năm 1994 ban hành Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án kinh tế; năm 1996 ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các vụ án lao động. Ba Pháp lệnh trên đã phần nào đáp ứng đòi hỏi bức thiết
trong tố tụng phi hình sự và là cơ sở cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng thực hiện quyền và nghĩa vụ của
mình. Tuy vậy, các quy phạm pháp luật của ba pháp lệnh trên dần đã lộ rõ hạn
chế, mâu thuẫn. Đặc biệt, trong vấn đề chứng cứ và chứng minh không có quy
phạm nào chuẩn hóa khái niệm chứng cứ và chứng minh, và không quy định
đầy đủ về chế định này, điều đó gây khó khăn trong sử dụng, đánh giá chứng
cứ làm ảnh hưởng không nhỏ trong việc giải quyết vụ án.
Thực tiễn đặt ra cần phải có một Bộ luật Tố tụng dân sự hoàn thiện
hơn, ngày 15 tháng 6 năm 2004 Quốc hội đã ban hành Bộ luật Tố tụng dân sự
Việt Nam. Bộ luật có phạm vi điều chỉnh rất rộng, bao gồm nhiều quan hệ
pháp luật tố tụng thuộc nhiều lĩnh vực như dân sự, hôn nhân, kinh tế, lao động
và thi hành án.
Từ khi Bộ luật Tố tụng dân sự bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01
năm 2005 đến nay vấn đề chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự vẫn
còn nhiều quan điểm khác nhau cần phải sáng tỏ như:
Về lý luận: Đã có nhiều cách hiểu khác nhau thậm chí trái ngược nhau
về chứng cứ và chứng minh. Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định tới 20 điều
luật, từ Điều 79 đến Điều 98.
Về thực tiễn: Trong công tác xét xử ở mỗi Tòa án, Viện kiểm sát,
luật sư... có cách vận dụng khác nhau, đánh giá về nguồn và xác định chứng



2

cứ và vấn đề chứng minh còn khác nhau. Điều đó đã dẫn đến cùng một vụ
án, cùng một loại chứng cứ, có chung cơ sở chứng minh mà mỗi Tòa án
lại xử một kiểu, mỗi Viện kiểm sát, Luật sư có quan điểm, nhìn nhận trái
ngược nhau.
Từ thực trạng trên, với mong muốn nghiên cứu để làm sáng tỏ một
cách đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn về chứng minh và chứng cứ trong các
vụ việc dân sự, tác giả chọn đề tài: "Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong
Bộ luật Tố tụng dân sự" làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước khi có Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, mọi thủ tục tố tụng
phi hình sự đều thực hiện theo ba Pháp lệnh trên. Bởi vậy, một số bài viết,
luận văn được nghiên cứu dựa theo các Pháp lệnh đó. Từ khi Bộ luật Tố tụng
dân sự có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 205 vấn đề chứng minh và
chứng cứ mới chỉ có một số bài viết như "Chế định chứng cứ và chứng minh
trong Bộ luật Tố tụng dân sự" tác giả Thạc sĩ Nguyễn Công Bình, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật số 02 năm 2004; "Một vài suy nghĩ về chứng cứ trong
Bộ luật Tố tụng dân sự" tác giả Tưởng Duy Lượng, Tạp chí Tòa án số 20,
21/2004. Những bài viết trên mới chỉ giải quyết một vài khía cạnh về chứng
minh và chứng cứ, chứ chưa nghiên cứu một cách toàn diện hệ thống.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Với phạm vi của một luận văn thạc sĩ luật học tác giả chưa có đủ điều
kiện nghiên cứu hết các vấn đề chứng cứ và chứng minh trong tất cả các vụ
việc dân sự theo phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Tố tụng dân sự, vì vậy tác
giả chỉ nghiên cứu chuyên sâu về chứng cứ và chứng minh trong phạm vi các
vụ án dân sự truyền thống (dân sự và hôn nhân gia đình), còn trong các lĩnh
vực khác tác giả hy vọng sẽ có cơ hội thực hiện đầy đủ nội dung của chế định
này trong các công trình nghiên cứu sau này.



3

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được nghiên cứu theo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin và một số phương pháp cụ thể như: Lịch sử phân tích, so sánh, chứng
minh, tổng hợp và phương pháp xã hội, phương pháp khảo sát thăm dò v.v...
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu một cách có hệ thống toàn diện các vấn đề lý luận và thực
tiễn của chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự. Từ mục đích này,
nhiệm vụ của luận văn là:
- Nghiên cứu đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản nhất, giúp cho việc
nhận thức một cách rõ nét về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự.
- Từ việc nghiên cứu những hạn chế, bất cập, vướng mắc trong thực
tiễn đề xuất những kiến nghị trong việc hoàn thiện các quy định về chứng cứ.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
- Xây dựng khái niệm khoa học về chứng cứ và khái niệm chứng minh
trong tố tụng dân sự.
- Chỉ ra những đặc trưng của chứng cứ trong tố tụng dân sự.
- Chỉ ra những bất cập của luật thực định và những vướng mắc về
chứng cứ và chứng minh trong thực tiễn cần phải giải quyết và nêu những
kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.


4

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.1. KHÁI NIỆM CHỨNG CỨ

1.1.1. Định nghĩa về chứng cứ
Chứng cứ là vấn đề trung tâm và quan trọng của tố tụng dân sự. Có
thể nói, mọi hoạt động trong quá trình chứng minh chủ yếu xoay quanh vấn
đề chứng cứ, mọi giai đoạn của tố tụng dân sự mở ra, kết thúc và kết quả đều
phụ thuộc phần lớn vào chứng cứ. Có thể nói, chứng cứ là phần quan trọng,
lớn nhất để chứng minh vụ việc dân sự. Dựa vào chứng cứ mà các đương sự
có cơ sở xác đáng chứng minh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; các cơ
quan tiến hành tố tụng có đủ hay không đủ điều kiện để xác định tình tiết của
vụ việc dân sự đúng, đủ, chính xác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho
công dân và bảo vệ pháp luật. Vì vậy, việc nhận định chứng cứ có vai trò
quan trọng nhất trong hoạt động chứng minh của tố tụng dân sự, từ đó giúp
việc nhận thức đúng đắn về hoạt động thực tiễn.
Cơ sở về lý luận: Quan điểm vật chất sinh ra không bao giờ mất đi, mà
nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác và mọi sự vật, hiện tượng có
mối liên hệ phổ biến. Từ đó, các tài liệu, sự kiện, hiện vật được coi là chứng
cứ cũng là một dạng vật chất, nó phản ánh vào đầu óc con người và lưu lại
trong đầu óc, trí nhớ.
Do vậy, nếu đương sự muốn chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp
của mình bị xâm hại, phải cung cấp cho Tòa án và các cơ quan tiến hành tố
tụng có thẩm quyền những chứng cứ mà Bộ luật Tố tụng dân sự coi đó là một
trong các nguồn của chứng cứ. Để làm rõ sự thật khách quan khi thụ lý vụ
việc dân sự, Tòa án phải làm sáng tỏ những tình tiết liên quan đến vụ kiện


5


như: Việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự trên cơ sở nào? Các đương sự đã
cung cấp được các chứng cứ gì? Và có khả năng thu thập thêm được một số
chứng cứ gì khác? Từ đó, Tòa án sẽ tiếp nhận vụ việc và thực hiện tất cả các
biện pháp để nhằm thu thập đầy đủ, toàn diện, chính xác, đúng đắn các loại
nguồn của chứng cứ mà pháp luật có quy định để có cơ sở giải quyết khách
quan, đúng đắn vụ việc dân sự.
Có nhiều định nghĩa về chứng cứ của một số nước trên thế giới: Trong
Bộ luật Tố tụng dân sự của Liên bang Nga có quy định: "Chứng cứ trong tố
tụng dân sự là những sự thật khách quan và theo đó mà Tòa án có cơ sở để
Tòa án giải quyết vụ án dân sự"; hay Bộ luật Tố tụng dân sự Nhật Bản định
nghĩa: "Chứng cứ là một tư liệu thông qua đó một tình tiết được Tòa án công
nhận và là một tư liệu, cơ sở thông qua đó Tòa án được thuyết phục là một
tình tiết nhất định tồn tại hay không".
Về nội hàm của khái niệm một số nước trên tựu chung là khẳng định:
Chứng cứ là sự thật khách quan.
Ở Việt Nam, khái niệm chứng cứ được xây dựng dựa trên cơ sở tiếp
thu có chọn lọc những quan điểm khoa học về chứng cứ trong pháp luật tố
tụng dân sự ở các nước, đó là xuất phát từ thực tế khách quan của bản thân
chứng cứ không lệ thuộc vào ý thức con người; đánh giá chứng cứ trong mối
liên hệ biện chứng, mỗi chứng cứ đều có nguồn gốc dẫn đến sự hình thành
nên nó, sự tồn tại của chứng cứ luôn ở dạng động, liên quan đến nhau. Từ đó
Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam định nghĩa về chứng cứ như sau:
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được
đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án
hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự thục tục do Bộ luật này
quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự
phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng



6

như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ
việc dân sự (Điều 81 Bộ luật Tố tụng dân sự).
Có thể hiểu chung: chứng cứ là những gì có thật được thu thập theo
đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự dùng để làm căn cứ giải quyết
đúng đắn vụ án.
Định nghĩa chứng cứ (tại Điều 81) Bộ luật Tố tụng dân sự nhìn nhận
dưới góc độ khoa học pháp lý thì khái niệm này cần được xem xét kỹ hơn.
Qua thực tiễn xét xử và các loại chứng cứ được quy định tại Điều 82 Bộ luật
Tố tụng dân sự, theo tác giả có một số quan điểm sau:
Cụm từ "những gì có thật" chưa thực sự chính xác, đầy đủ và khoa
học. Cụm từ này trừu tượng khó hiểu, nghĩa dân dã trong câu từ; thuật ngữ
pháp lý đòi hỏi trong sáng, minh bạch, chuẩn xác và hàn lâm. Trước đó, đã
có quan điểm góp ý dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự cho rằng nên dùng cụm
từ "những tin tức có thật". Có thể cụm từ này sẽ làm cho định nghĩa về
chứng cứ cụ thể hơn, sát với thực tế cuộc sống hơn. Nó giúp cho các chủ thể
nhận thức về chứng cứ dễ dàng hơn vì chứng cứ là những cái có thể xác định
được, nghe được, nhìn được, thậm chí chiếm giữ được trên thực tế. Tóm lại,
dù tồn tại dưới dạng vật hay vật có giá trị mang tin thì nó đều tồn tại dưới
dạng vật chất cụ thể, tựu chung nó mang một thông tin, một số thông tin
khách quan có thật.
Việc quy định "... do Tòa án thu thập được theo trình tự thủ tục do Bộ
luật này quy dịnh mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay phản
đối của đương sự...", quy định này còn bỏ sót chủ thể.
Việc quy định phần sau "... cũng như những tình tiết khác cần thiết
cho việc giải quyết đúng đắn sự vụ việc dân sự". Quy định này tạo nên sự rời
rạc của định nghĩa. Khái niệm hoàn chỉnh phải tuân thủ đủ ba đặc điểm cơ
bản: phản ánh toàn diện về đối tượng; phản ánh tương đối chính xác về đối
tượng; là sự hiểu biết tương đối có hệ thống về đối tượng.



7

Trên lập trường, quan điểm thế giới quan duy vật, xem xét chứng cứ
xuất phát từ thực tế khách quan của chính bản thân nó chứ không lệ thuộc vào
ý thức của con người.
Trong mối liên hệ biện chứng, nhìn nhận và xem xét chứng cứ trong
sự vận động, phát triển và toàn diện. Trong thế giới khách quan, mỗi chứng cứ
đều có nguồn gốc, có nguyên nhân dẫn đến hình thành ra nó. Sự tồn tại của
chứng cứ không ở dạng tĩnh lặng, bất động, riêng lẻ mà chúng có sự liên quan
lẫn nhau.
Từ những ý kiến bình luận trên, tác giả xin đưa ra định nghĩa như sau:
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những sự kiện, tình tiết, tin tức
phản ánh sự thật khách quan do đương sự, người bảo vệ quyền lợi của
đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức, người tham gia tố tụng giao nộp
hoặc Tòa án thu thập theo trình tự, thủ tục Bộ luật này quy định mà Tòa
án dựa vào đó để giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.
1.1.2. Đặc điểm của chứng cứ
a) Tính khách quan của chứng cứ
Chứng cứ trước hết là những gì có thật tồn tại khách quan không phụ
thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Đương sự và các cơ quan tiến hành
tố tụng không được tạo ra chứng cứ, nếu vậy tính khách quan sẽ không còn;
do đó không thể coi là chứng cứ. Con người phát hiện tìm kiếm và thu thập
chứng cứ, con người nghiên cứu và đánh giá để sử dụng nó.
b) Tính liên quan của chứng cứ
Tính liên quan: Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998:
"Tính liên quan là sự liên hệ, dính dáng nhau ở một hay một số tính chất".



8

Tính liên quan trong vụ việc dân sự được hiểu là các tình tiết, sự
kiện có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vụ việc dân sự mà Tòa án
đâng giải quyết.
Chứng cứ là những sự kiện, tình tiết, tài liệu tồn tại khách quan và có
liên quan đến vụ việc mà Tòa án cần giải quyết. Bộ luật Tố tụng dân sự Việt
Nam quy định cụ thể các loại nguồn của chứng cứ, tuy nhiên Tòa án phải
chọn lọc và đánh giá những gì có thật liên quan đến vụ việc mà thôi. Tính liên
quan của chứng cứ có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Mối quan hệ trực tiếp là
mối quan hệ dựa vào đó có thể xác định được ngay những tình tiết, theo quy
định của Bộ luật Tố tụng dân sự xem đây là tình tiết, sự kiện không cần phải
chứng minh. Mối liên hệ gián tiếp là qua khâu trung gian mới tìm được tình
tiết, sự kiện. Tuy nhiên, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp thì cũng phải có mối
quan hệ nội tại, có mối quan hệ nhân quả. Từ việc đánh giá rõ tình tiết liên
quan, Tòa án có thể xác định đúng chứng cứ cần sử dụng để giải quyết đúng
đắn vụ việc dân sự mà không để xảy ra trường hợp thừa, hoặc không đầy đủ
chứng cứ.
c) Tính hợp pháp của chứng cứ
Các tình tiết, sự kiện phải được thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá,
nghiên cứu theo thủ tục luật định, có như vậy mới bảo đảm giá trị của chứng
cứ. Trước hết, chứng cứ phải được pháp luật thừa nhận, các tình tiết, sự kiện
chỉ được coi là chứng cứ khi mà pháp luật dân sự quy định nó là một trong
các loại nguồn của chứng cứ. Vật chứng phải luôn là vật gốc có tính đặc định,
liên quan đến vụ việc dân sự thì mới có giá trị pháp lý, nếu sao chép, tái hiện
lại vật chứng thì không được coi là vật chứng. Vì vậy, Tòa án không chỉ thu
thập đúng trình tự mà phải bảo quản, giữ gìn, đánh giá chứng cứ một cách đầy
đủ, toàn diện để đảm bảo đúng đắn tính hợp pháp của chứng cứ.
Tính hợp pháp của chứng cứ được xác định cụ thể:



9

- Phải là một trong các nguồn hợp pháp mà Bộ luật Tố tụng dân sự
quy định.
- Phải từ phương tiện chứng minh hợp pháp mà Bộ luật Tố tụng dân
sự quy định.
- Phải được giao nộp trong một thời hạn hợp pháp (Bộ luật Tố tụng
dân sự đang để trống quy định này).
- Phải được công bố công khai theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
- Phải được thu thập, cung cấp đúng pháp luật tố tụng dân sự.
1.1.3. Phân loại chứng cứ
Trên thực tế, chứng cứ thường được phân thành các loại khác nhau.
Những tình tiết, sự kiện tồn tại trong thế giới vật chất chung quy lại tồn tại
dưới hai dạng sau:
- Các dấu vết phi vật chất liên quan đến các tình tiết, sự kiện của vụ
việc dân sự được phản ánh vào đầu óc con người, từ đó con người ghi lại,
chụp lại và phản ánh có ý thức lại chính nó.
- Các dấu vết, vật chứng là vật chất.
Dựa vào hai dạng cơ bản trên mà có các cách gọi khác nhau như: chứng
cứ gián tiết, chứng cứ thuật lại, chứng cứ gốc, chứng cứ miệng, chứng cứ phủ
định, chứng cứ khẳng định, chứng cứ viết...; nhưng dù có gọi như thế nào thì
cũng không làm thay đổi giá trị của nó. Việc phân loại có giá trị trong việc nghiên
cứu và ban hành các quy định về chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự có hệ
thống và minh bạch.
- Chứng cứ theo người: Là chứng cứ được rút ra từ lời khai của đương
sự, người làm chứng.


10


- Chứng cứ theo vật: Là chứng cứ được rút ra từ những vật như vật
chứng, tài liệu, giấy tờ.
1.1.4. Nguồn của chứng cứ
Nguồn chứng cứ ở trong tố tụng dân sự là nguồn được thu thập, cung
cấp theo trình tự Bộ luật Tố tụng dân sự và được liệt kê tại Điều 82 Bộ luật
Tố tụng dân sự thì được coi là nguồn. Bởi vậy, nếu không có nguồn chứng cứ
sẽ không chứng minh làm sáng tỏ để giải quyết vụ việc dân sự.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì nguồn của chứng cứ bao
gồm: "Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; các vật chứng; lời khai của
đương sự, lời khai của người làm chứng; kết luận giám định; biên bản ghi kết
quả thẩm định tại chỗ; tập quán; kết quả định giá tài sản; các nguồn khác mà
pháp luật có quy định" (Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự). Có thể hiểu nguồn của
chứng cứ là nơi chứa đựng chứng cứ. Nó tồn tại hai loại nguồn chủ yếu là nguồn
vật và tài liệu. Nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh là hai khái niệm
khác nhau; nhưng thực tế là thường được hiểu chung. Vì một số trường hợp
các phương tiện chứng minh cũng chính là cái có thể rút ra các tin tức và vụ
việc dân sự như vật chứng, tài liệu chứa đựng chứng cứ... tức cũng là nguồn
của chứng cứ.
Tòa án chỉ có thể thu thập các nguồn chứng cứ, từ đó rút ra các chứng
cứ. Bất kỳ loại chứng cứ nào cũng phải nằm trong một loại nguồn chứng cứ
nhất định; nhưng không có nghĩa là khi thu thập một nguồn chứng cứ nào đó
thì nhất định trong đó sẽ chứa đựng chứng cứ, vì vậy sẽ phạm sai lầm trong
đánh giá, sử dụng. Ví dụ, vật chứng đương sự cung cấp cho Tòa án là nguồn
nhưng là vật chứng được đương sự làm giả, gian dối thì không thể coi vật
chứng này là nguồn được; hay kết luận giám định là nguồn chứng cứ nhưng
kết luận giám định sai thì không thể coi là nguồn của chứng cứ được.
Theo pháp luật Việt Nam ban hành, có các loại nguồn cụ thể:



11

- Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được
Các tài liệu đó phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng
thực hợp pháp hoặc do tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Bản chính
có thể là bản gốc hoặc bản được dùng làm cơ sở lập ra các bản sao. Các tài
liệu nghe được, nhìn được phải xuất trình kèm theo văn bản xác định xuất xứ
của tài liệu đó hoặc văn bản và sự liên quan tới cuộc thu âm, thu hình đó. Các
tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi hình, phim ảnh... Nếu đương sự
không xuất trình được các văn bản nêu trên thì tài liệu nghe, đọc, nhìn được
mà đương sự giao nộp không thể được coi là chứng cứ.
- Các vật chứng
Vật chứng phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc dân sự, nếu
không phải là hiện vật gốc nhưng phải là chứng cứ trong vụ việc dân sự đó.
Do vậy, vật chứng phải luôn có tính đặc định liên quan đến vụ việc dân sự thì
mới có giá trị pháp lý. Vì vậy, Tòa án không chỉ thu thập vật chứng theo trình
tự luật định mà phải bảo quản, giữ gìn để bảo đảm giá trị đặc tính của vật
chứng. Nếu đương sự cung cấp vật chứng, Thẩm phán phải lập biên bản miêu
tả chi tiết hình thức cũng như đặc tính lý hóa của sự vật, đặc biệt dấu vết thể
hiện trên vật chứng đó. Đối với vật không thể di chuyển được thì phải xem
xét tại chỗ; vật mau hỏng phải xem xét kịp thời và phản ánh đầy đủ trong quá
trình xem xét như ghi biên bản, chụp hình, ghi hình để lưu.
- Lời khai của đương sự
Đương sự là người có quyền và lợi ích gắn liền với vụ việc dân sự, họ
tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật đang có tranh chấp hay giải quyết của
mình tại Tòa án. Lời khai của đương sự dựa trên trí nhớ và sự kiện, tình tiết nên
thường mang tính chủ quan. Tâm lý trong lời khai của đương sự thường thiên về
bảo vệ cái quyền lợi cá nhân, nên xem xét yếu tố này để Tòa án thận trọng khi
đánh giá.



12

Lời khai của đương sự có thể bằng văn bản hay ghi âm, ghi hình theo
đúng trình tự và ký tên của mình. Lưu ý tuổi của đương sự khi lấy lời khai.
- Lời khai của người làm chứng
Người làm chứng là người biết rõ những thông tin liên quan đến vụ
kiện nhưng lại không có quyền lợi trong việc việc đó, vì vậy lời khai của
người làm chứng thường thể hiện yếu tố khách quan hơn. Có thể do một số
yếu tố nào đó như bị dụ dỗ, bị mua chuộc, bị đe dọa, hành hung mà đưa ra
những lời khai sai lệch, thiếu chính xác. Lời khai của người làm chứng theo
quy định phải được ghi bằng văn bản hoặc ghi âm, ghi hình, nhưng phải ký
tên xác nhận. Người làm chứng phải đủ 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân
sự; nếu bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự phải có người đại diện.
- Kết luật giám định
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nếu cần sự kết luận của cơ
quan chuyên môn để làm sáng tỏ một tình tiết, sự kiện nào đó. Theo yêu cầu
của một bên đương sự hoặc theo thỏa thuận của các bên đương sự, Thẩm
phán ra quyết định trưng cầu giám định. Kết luận giám định chính xác có tầm
quan trọng rất lớn, thậm chí có nhiều vụ kiện có thể quyết định toàn bộ vụ án.
Ví dụ, vụ kiện tranh chấp về thừa kế. Bản di chúc bị tố cáo là giả mạo, nếu
xác định của cơ quan giám định tư pháp là giả hay không, nó quyết định toàn
bộ vụ án. Bởi vậy, các kết luận giám định có thể được giám định lại, giám
định bổ sung ở các cơ quan có chức năng giám định khác.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ
Kết quả xem xét thẩm định tại chỗ, nếu việc thẩm định được tiến hành
theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và phải có chữ ký của các thành viên
tham gia thẩm định. Cụ thể, Tòa án đến tận nơi có sự việc để làm việc cùng
có đại diện của cơ quan sở tại có thẩm quyền. Tòa án phải báo cho đương sự
biết trước để họ chứng kiến việc xem xét, thẩm định.



13

- Tập quán là nguồn của chứng cứ
Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất
và được công chúng thừa nhận. Đối với một tập quán được coi là chứng cứ
trong một vụ án cụ thể thì Thẩm phán phải yêu cầu đương sự trình bày rõ
nguồn gốc của tập quán đó và chứng minh tập quán đó bằng cách ghi nhận nó
bằng văn bản thể hiện việc cả cộng đồng dân cư nơi có tập quán đó thừa nhận,
như xác nhận vào văn bản cả cộng đồng dân cư và được chứng thực cũng như
xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tập quán đó được thừa nhận.
Thực chất, phong tục, tập quán chỉ là cơ sở để đánh giá chứng cứ. Bởi
lẽ, nó không có giới hạn cụ thể, rạch ròi, ở một mức độ nào đó nó có tính ước lệ
và suy đoán. Ví dụ, ở một cộng đồng dân cư, tính cục bộ tại địa phương đó dẫn
đến vì giúp cho một cá nhân nào đó mà cộng đồng dân cư có thể ký và xác thực
vào văn bản mà việc này vẫn không trái với đạo đức xã hội. Tóm lại, về cơ bản,
tập quán không được trái với các nguyên tắc của pháp luật và đạo đức xã hội
và đương nhiên tập quán đó chưa được khái quát để cụ thể hóa trong luật.
- Kết quả định giá tài sản
Định giá có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Định giá có
thể do đương sự yêu cầu, hay tự Tòa án nhận thấy cần định giá.
Kết quả định giá là nguồn của chứng cứ nên việc định giá do Hội đồng
định giá được lập thành văn bản và thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật
Tố tụng dân sự.
Khi định giá tài sản, Hội đồng định giá tiến hành định giá riêng từng
tài sản. Để xác định đúng giá trị tài sản của vụ việc dân sự phải căn cứ vào
mức phố biến giá cả thị trường địa phương tại thời điểm định giá mà có vật,
tài sản cần định giá.
1.2. KHÁI NIỆM VỀ CHỨNG MINH



14

1.2.1. Thế nào là hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự
Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998, trang 178:
"Chứng minh là dùng lý lẽ, suy luận, bằng cứ để chỉ rõ điều gì đó đúng hay
không đúng".
Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003, tr. 192 ghi: "Chứng
minh là làm cho thấy rõ là có thật, là đúng bằng sự việc hoặc bằng lý lẽ".
Mỗi vụ việc dân sự phát sinh tại Tòa án thường chứa đựng những mâu
thuẫn nhất định giữa các bên đương sự nên rất phực tạp. Để giải quyết được
vụ việc dân sự thì mọi vấn đề của vụ việc dân sự dù ai nêu ra cũng phải được
làm rõ trước khi Tòa án quyết định giải quyết vụ việc dân sự. Vú dụ, trong vụ
án thừa kế yêu cầu chia di sản theo di chúc thì làm rõ có di chúc không?
Người viết di chúc đã chết chưa? Di chúc có hợp pháp hay không?
Chứng minh là hoạt động chi phối kết quả giải quyết vụ việc dân sự
của Tòa án nên có nội hàm rất rộng. Bản chất của hoạt động chứng minh của
các chủ thể tố tụng không chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết, sự kiện của
vụ việc dân sự mà còn thể hiện ở chỗ phải làm cho mọi người thấy rõ là có
thật, là đúng với thực tế. Do đó, các phương thức được các chủ thể chứng
minh sử dụng để chứng minh rất đa dạng. Nhưng để thực hiện được mục đích,
nhiệm vụ của chứng minh, các chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ ra
được tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan đến vụ việc dân sự.
Quá trình chứng minh được diễn ra suốt trong quá trình giải quyết vụ
việc dân sự. Hoạt động chứng minh trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc
dân sự bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của các chủ thể tố tụng. Trong đó,
hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại phiên tòa
của các chủ thể là chủ yếu và mang tính quyết định:
- Cung cấp chúng cứ: Là nghĩa vụ chủ yếu là do đương sự giao nộp

cho Tòa án, đương sự muốn làm rõ được yêu cầu hay phản đối yêu cầu của


15

họ là có căn cứ hợp pháp thì trách nhiệm của họ là phải cung cấp, giao nộp
chứng cứ cho Tòa án để chứng minh.
Việc cung cấp chứng cứ còn có thể do cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp.
- Thu thập chứng cứ là trách nhiệm của các đương sự, hoặc một số
trường hợp Tòa án thu thập. Việc thu thập, cung cấp và giao nộp chứng cứ để
chứng minh trong giải quyết vụ việc dân sự phải đúng hạn, nhanh chóng và
kịp thời.
- Nghiên cứu và đánh giá là giai đoạn cuối cùng của hoạt động chứng
minh. Nó là một quá trình lôgíc nhằm xác định giá trị chứng minh và sự phù
hợp của các chứng cứ - sự phù hợp của chứng cứ ở đây là sự phù hợp giữa
những tình tiết, sự kiện đã thu thập được với thực tế khách quan. Thông qua
nghiên cứu và đánh giá chứng cứ, Tòa án hình thành các đối tượng chứng
minh và sắp xếp các sự kiện theo một trình tự nhất định. Việc suy đoán chứng
cứ có thể được sử dụng trong quá trình đánh giá chứng cứ, nhưng việc suy
đoán này phải dựa trên các chứng cứ khác hoặc trên tổng thể các chứng cứ có
trong hồ sơ chứ không được theo nhận thức chủ quan của người đánh giá.
Chứng minh trong tố tụng dân sự có ý nghĩa làm rõ, xác định các sự
kiện, tình tiết của vụ việc dân sự, đảm bảo việc giải quyết đúng đắn vụ việc
dân sự. Chứng minh là biện pháp duy nhất để xác định các sự kiện, tình tiết
của vụ việc dân sự.
Thông qua hoạt động chứng minh, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và
các chủ thể khác thấy rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự được giải
quyết. Đối với các đương sự, chứng minh là vấn đề rất quan trọng để các
đương sự làm rõ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, trên cơ sở đó thuyết phục
Tòa bảo vệ. Trước Tòa án, nếu đương sự không chứng minh được sự tồn tại

quyền, lợi ích hợp pháp của họ thì quyền và lợi ích hợp pháp của họ có thể sẽ
không được Tòa án bảo vệ. Trên thực tế, Tòa án có thể sai lầm trong việc xác


16

định, đánh giá chứng cứ, không làm sáng tỏ được các tình tiết, sự kiện của vụ
việc dân sự. Điều đó dẫn đếu việc giải quyết vụ việc dân sự không đúng với
sự thật và làm cho đương sự không được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
họ. Chứng minh không chỉ có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ
việc dân sự của Tòa án, mà còn có ý nghĩa bảo đảm cho đương sự bảo vệ
được quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Để giải quyết bất kỳ một vụ việc dân sự thì đều được phải làm rõ
những sự việc, tình tiết về cơ bản trước khi Tòa án tiến hành giải quyết. Mà
thực chất của hoạt động chứng minh phần lớn bao gồm việc cung cấp chứng
cứ của đương sự và việc Tòa án xem xét toàn bộ hệ thống văn bản, tài liệu
liên quan được áp dụng nhằm có cơ sở giải quyết vụ việc, bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp cho công dân và của Nhà nước.
Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng của
các chủ thể theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự mà theo đó việc làm rõ
các sự kiện, tình tiết của vụ việc là cần thiết; trong đó còn bao gồm cả hoạt
động áp dụng luật của Tòa án đối với vụ việc dân sự cụ thể cần giải quyết.
1.2.2. Chủ thể của hoạt động chứng minh
Chứng minh làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự để giải
quyết đúng đắn vụ việc dân sự. Nhưng ở đây phải xác định ai thực hiện việc
chứng minh? Nói rõ hơn, ai là người đứng ra để nghiên cứu, thu thập, giao
nộp, đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự?
Trong tố tụng dân sự, đương sự tham gia tố tụng là chủ thể trung tâm.
Tuy vậy, chứng minh không chỉ giới hạn ở việc xác định chứng cứ, chứng
minh cho yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự mà còn phải làm rõ

được tất cả các vấn đề liên quan đến vụ việc dân sự Tòa án có nhiệm vụ giải
quyết. Khi đưa ra yêu cầu, đương sự không chỉ phải đưa ra những tình tiết, sự


17

kiện dựa vào đó mà họ yêu cầu, mà còn đưa ra cả những căn cứ pháp lý của
các yêu cầu. Khi quyết định giải quyết vụ việc dân sự, trong bản án, quyết
định giải quyết vụ việc dân sự của mình Tòa án cũng phải chỉ rõ quyết định
được dựa trên những căn cứ thực tế và căn cứ pháp lý nào.
Vấn đề xác định rõ chủ thể chứng minh, quyền và nghĩa vụ của họ
như thế nào? Vì mỗi chủ thể tham gia tố tụng dân sự đều xuất phát từ những
mục đích, nhiệm vụ khác nhau nên quyền và nghĩa vụ của họ cũng khác nhau.
Trong đó, xác định nghĩa vụ chứng minh của đương sự, người đại diện của
đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và Tòa án
trong việc làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ án dân sự.
Chủ thể chứng minh trong tố tụng dân sự gồm đương sự, ngưòi đại
diện cho đương sự, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự, cá
nhân, cơ quan, tổ chức khác và Tòa án. Trong đó, đương sự có vai trò chủ
yếu để chứng minh cho yêu cầu hay phản đối yêu cầu của mình theo trình
tự thủ tục quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự.
Theo quy định tại các điều 06, 58, 63 64, 74, 79, 117, 118, 165, 230
của Bộ luật Tố tụng dân sự, chủ thể của hoạt động chứng minh bao gồm
đương sự và Tòa án cũng như cá nhân, cơ quan, tổ chức, người bảo vệ quyền
lợi cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, việc cung cấp chứng cứ và
chứng minh cho yêu cầu của mình thuộc về đương sự. Đây là một trong
những nguyên tắc xuất phát từ quyền tự định đoạt của đương sự đối với việc
khởi kiện. Đương sự có yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp phải có nghĩa
vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh yêu cầu đó là hợp pháp. Ngược lại, nếu

đương sự phản đối yêu cầu của người khác thì phải đưa ra chứng cứ để phản đối.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, nghĩa vụ chứng minh đặt ra cho cả


18

hai bên đương sự, bên khởi kiện, bị kiện và người có quyền và nghĩa vụ liên
quan.
Bộ luật Tố tụng dân sự đề cao vai trò, trách nhiệm chứng minh của
đương sự. Mỗi bên đương sự tham gia tố tụng đều phải chứng minh tất cả các
tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà trên cơ sở đó họ đưa ra yêu cầu hay
phản đối yêu cầu cầu của người khác. Trước hết, nguyên đơn phải chứng
minh trước, nghĩa là bên có yêu cầu phải đưa ra các chứng cứ để được Tòa án
xem xét chấp thuận thụ lý vụ việc dân sự. Sau đó bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan mới phải chứng minh bằng việc đưa ra chứng cứ phải đối
lại yêu cầu của nguyên đơn (khoản 1, 2 Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự).
Ngoài các đương sự, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định các cá nhân, cơ
quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác cũng phải chứng minh (khoản 3 Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự).
Tuy không có quyền và lợi ích gắn liền với vụ việc dân sự như đương sự,
nhưng các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích
công cộng, lợi ích nhà nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
nếu không thực hiện nghĩa vụ chứng minh thì sẽ dẫn đến sự bất lợi cho các
đương sự.
Đối với người đại diện hợp pháp của đương sự, trong Bộ luật Tố tụng
dân sự không có quy định trực tiếp quyền và nghĩa vụ chứng minh của họ.
Nhưng tại Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định người đại diện của đương
sự thay mặt tố tụng của đương sự nên quyền và nghĩa vụ của họ được hình
thành trên cơ sở và nghĩa vụ của đương sự. Bởi vậy, nên người đại diện cho
đương sự nào thì họ có nghĩa vụ chứng minh của đương sự đó. Người đại diện

theo pháp luật, người đại diện do Tòa án chỉ định có quyền và nghĩa vụ thực
hiện tốt các nghĩa vụ chứng minh đương sự họ đại diện. Người đại diện theo
ủy quyền của đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương
sự trong phạm vi ủy quyền.


19

Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng
với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng có quyền
và nghĩa vụ chứng minh (khoản 2 Điều 64 Bộ luật Tố tụng dân sự). Ngoài
việc giúp đương sự về mặt pháp lý để đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của họ thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chứng
minh bằng việc đưa ra các chứng cứ, lý lẽ để chứng minh cho các yêu cầu
hoặc phản đối các yêu cầu là có cơ sở.
Tòa án là chủ thể có nhiệm vụ giải quyết vụ việc dân sự không có
nghĩa vụ chứng minh. Tuy vậy, để giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự, trong
một số trường hợp, Tòa án vẫn phải chứng minh để làm rõ. Ví dụ, đối với
trường hợp đương sự không thể thu thập được chứng cứ thì có thể yêu cầu
Tòa án có thể tiến hành thu thập chứng cứ (khoản 2 Điều 85 Bộ luật Tố tụng
dân sự). Tòa án thực hiện việc đánh giá, công bố công khai chứng cứ trước
khi sử dụng (Điều 96, Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự). Mặt khác, Tòa án
phải chỉ rõ cơ sở của quyết định giải quyết vụ việc dân sự. Như vậy, việc
chứng minh của Tòa án mang tính hỗ trợ cho việc chứng minh của đương sự
và phục vụ cho việc giải quyết vụ việc đúng đắn của Tòa án.
Việc thực hiện đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ chứng minh của
một chủ thể có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Do
vậy, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định các chủ thể chứng minh phải chịu trách
nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh của họ.
1.2.3. Quá trình chứng minh

Chứng minh được diễn ra suốt trong quá trình giải quyết vụ việc dân
sự. Như hoạt động cung cấp, thu thập, xác định, nghiên cứu và đánh giá
chứng cứ tại Tòa án. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các chủ thể
phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình mà Bộ luật Tố tụng dân sự
quy định trong quá trình tố tụng. Kết quả giải quyết vụ việc dân sự phụ thuộc


20

phần lớn vào việc chứng minh; vì vậy, trong quá trình này đòi hỏi phải thận
trọng, tỷ mỷ và có đủ thời gian để đạt kết quả tốt nhất.
Theo quy định tại Điều 165, 175 Bộ luật Tố tụng dân sự thì ngay khi
khởi kiện thụ lý vụ án, đương sự đã thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh
bằng việc nguyên đơn gửi kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ để
chứng minh cho yêu cầu của mình; bị đơn, người có nghĩa vụ liên quan nhận
được thông báo về việc thụ lý vụ án phải gửi cho Tòa án văn bản ghi ý kiến
đối với yêu cầu khởi kiện và chứng cứ kèm theo. Trong quá trình Tòa án giải
quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho
Tòa án (Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự). Tại phiên tòa, các bên đương sự
tham gia tranh luận để chứng minh bảo vệ quyền lợi của mình, thời gian tranh
luận của họ không hạn chế (Điều 233 Bộ luật Tố tụng dân sự). Khi có kháng
cáo, người kháng cáo phải gửi cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu
có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp (khoản
3 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự).
Theo Điều 83 Bộ luật Tố tụng dân sự, trong trường hợp đương sự
không thể tự mình thu thập chứng cứ và họ có yêu cầu thì Thẩm phán có thể
tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ. Khi áp dụng các biện
pháp thu thập chứng cứ, Thẩm phán phải ra quyết định bằng văn bản, trừ việc
lấy lời khai của đương sự, người làm chứng theo quy định của Điều 95, Điều 96
Bộ luật Tố tụng dân sự. Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện,

đầy đủ và chính xác; Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ; mọi chứng cứ phải
được công bố và sử dụng công khai như nhau, trừ trường hợp có liên quan
đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật đời tư của cá
nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự (Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự).
1.2.4. Đối tượng chứng minh trong tố tụng dân sự


21

Trong Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, tr. 274 ghi: Đối
tuợng, được hiểu: 1- Cái người ta nhằm tới để tìm hiểu, hành động. 2- Người
đang tìm hiểu để kết hôn hoặc kết nạp vào tổ chức.
Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2003, tr. 328 ghi: Đối
tượng là người, vật, hiện tượng mà con người nhằm vào trong suy nghĩ và
hành động.
Trong tố tụng dân sự, đối tượng chứng minh là một vấn đề hết sức
quan trọng, do đó khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án phải xác định được
tất cả các tình tiết, sự kiện liên quan, những tình tiết này là đối tượng
chứng minh trong việc việc dân sự.
Đối tượng chứng minh là tổng hợp những tình tiết sự kiện liên quan
đến vụ việc dân sự, dùng nó làm cơ sở giải quyết vụ kiện dân sự.
Các quan hệ cần giải quyết trong các vụ việc dân sự rất đa dạng nên
các tình tiết, sự kiện cần phải xác định trong các vụ việc dân sự cụ thể rất
phong phú. Do vậy, trong quá trình giải quyết, việc xác định những tình tiết,
sự kiện nào cần phải chứng minh. Để xác định được đối tượng chứng minh
của mỗi vụ việc dân sự, Tòa án phải dựa vào yêu cầu hay phản đối của đương
sự. Đương sự dựa vào tình tiết, sự kiện nào để có yêu cầu, hay phản đối yêu
cầu. Nói tóm lại, đối tượng chứng minh bao gồm những tình tiết, sự kiện
khẳng định của bên có yêu cầu và tình tiết, sự kiện có tính phủ định của bên
phản lại yêu cầu liên quan đến vụ việc dân sự cần xác định trong việc giải

quyết vụ việc dân sự.
Để giải quyết đúng được các vụ việc dân sự theo quy định tại khoản
1, 2 Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự, đương sự phải đưa ra các chứng cứ để
chứng minh cho yêu cầu đó là hợp pháp. Đương sự phản đối yêu cầu của
người khác đối vói mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và
phải đưa ra chứng cứ để chứng minh. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện


22

bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải đưa ra chứng cứ để chứng
minh cho việc khởi kiện, yêu cầu cvủa mình là có căn cứ và hợp pháp. Bộ
luật Tố tụng dân sự quy định tại Điều 80 về những tình tiết, sự kiện có tính
rõ ràng thì không phải chứng minh như: tình tiết sự kiện mọi người đều biết;
những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa
án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; những tình tiết, sự kiện đã được
ghi trong văn bản được công chứng, chứng thực hợp pháp. Đối với những
tình tiết, sự kiện mọi người đều biết thì không phải chứng minh. Tuy nhiên,
tất cả các tình tiết, sự kiện không phải chứng minh phải được Tòa án thừa
nhận. Do đó, khi giải quyết các vụ việc dân sự, trách nhiệm của Tòa án phải
xem xét từng tình tiết, sự kiện trong các trường hợp cụ thể và trên cơ sở yêu
cầu phải công khai, minh bạch trong các hoạt động xét xử mà đồng ý, thừa
nhận hay không về các tình tiết, sự kiện không phải chứng minh. Ví dụ, sự
thừa nhận của đương sự phía bên này đối với các chứng cứ mà đương sự
phía bên kia có yêu cầu đưa ra xem như có giá trị miễn nghĩa vụ chứng minh
đối với bên có yêu cầu. Một trong vấn đề thuộc bản chất của chứng minh là
làm cho đương sự bên kia thấy được sự tồn tại của tình tiết, sự kiện liên
quan đến vụ việc dân sự để họ thừa nhận hay không thừa nhận; quyết thừa
nhận còn là quyết tự định đoạt của đương sự.

1.2.5. Các phương tiện chứng minh trong tố tụng dân sự
Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998, tr. 610,
phương tiện được hiểu: "cái dùng để tiến hành công việc gì". Mỗi vụ việc dân
sự đều có đối tượng chứng minh riêng. Việt sử dụng phương tiện chứng minh
nào trong vụ việc dân sự là tùy thuộc vào những tình tiết, sự kiện thuộc đối
tượng chứng minh của vụ việc dân sự cần giải quyết. Một số công cụ thường


23

được thực hiện như lấy lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng,
kết luện của cơ quan giám định... gọi là phương tiện chứng minh.
Phương tiện chứng minh là những công cụ được sử dụng để làm rõ
các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự thông qua các chủ thể chứng minh
thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Hoạt động chứng minh có quyết định đến kết quả giải quyết vụ việc
dân sự. Để đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn, Bộ luật Tố tụng
dân sự quy định những phương tiện chứng minh cụ thể để các chủ thể lấy đó
làm công cụ chứng minh cho mình: Các tài liệu đọc được phải là bản chính,
các tài liệu nghe được, nhìn được phải có văn bản xác định xuất xứ; các vật
chứng, lời khai của đương sự; người làm chứng phải được ghi lại dưới một
hình thức nhất định theo luật định.
Trong một vụ việc dân sự cụ thể, các đương sự có thể dùng nhiều
phương tiện chứng minh trong đó được làm rõ các sự kiện, tình tiết phải được
xác định đúng, rõ ràng và cần thiết.
1.3. MỘT SỐ NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÁC QUY ĐỊNH VÀ CHỨNG
MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

- Giai đoạn từ 1945 đến 1989
Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam

dân chủ cộng hòa ra đời. Thời kỳ đó chính quyền cách mạng còn non trẻ, nền
tư pháp của nước ta bắt đầu hình thành, việc ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật rất khó khăn, nhưng nhận thức được vai trò, ý nghĩa của pháp luật
trong đời sống xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 90/SL ngày
10-10-1945 cho phép áp dụng luật lệ của chế độ cũ trừ những điều khoản trái
với nền độc lập và dân chủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.


24

Sau khi Hiến pháp đầu tiên (1946) của nước ta ra đời thì nguyên tắc
cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân đã được chính thức ghi nhận tại
chương II Hiến pháp 1946. Thời gian này, văn bản pháp luật tố tụng dân sự đã
được ban hành; chế định chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự đã
được quy định trong một số văn bản luật. Tại Điều 1 Luật tổ chức Tòa án
nhân dân ngày 14-7-1960 quy định: "Các Tòa án nhân dân là những cơ quan
xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tòa án nhân dân xét xử những
vụ án hình sự và dân sự trừng trị những kẻ phạm tội và giải quyết những việc
tranh chấp về dân sự trong nhân dân". Trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân ngày 15-7-1960 có quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm
sát nhân dân; tại khoản g Điều 3 quy định: "Viện kiểm sát nhân dân có quyền
khởi tố, hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan
đến lợi ích nhà nước và của nhân dân. Thông tư số 2386-NCPL ngày 19-121961 của Tòa án nhân dân tối cao quy định:
Trong bản án sơ thẩm dân sự phải chỉ ra: nguyên đơn yêu
cầu được giải quyết những quyền lợi cụ thể gì và nêu ra những bằng
chứng gì làm căn cứ - ý kiến của bị đơn đối với lời thỉnh cầu của
bên nguyên đơn: có chấp nhận hay là không lời thỉnh cầu ấy, hoặc
chỉ chấp nhận đến mức độ nào thôi, dẫn những bằng chứng gì làm
căn cứ cho ý kiến đó...
Đề án năm 1964 của Tòa án nhân dân tối cao về hướng tổ chức các

Tòa án địa phương quy định cụ thể về nghĩa vụ chứng minh của đương sự:
"Trong các vụ kiện về dân sự, các bên đương sự có trách nhiệm chứng minh
các yêu cầu của mình và đề xuất chứng cứ. Nếu các chứng cứ do các bên
đương sự xuất trình chưa đầy đủ thì Tòa án sẽ yêu cầu họ xuất trình các
chứng cứ bổ sung...".
Thông tư số 3-NCPL ngày 03-3-1966 của Tòa án nhân dân tối cao về
trình tự giải quyết việc ly hôn thì căn cứ để Tòa án xét công nhân cho đôi vợ


25

chồng được thuận tình ly hôn là sự tự nguyện thật sự ly hôn của cả đôi bên, vì
họ không còn có thể sống chung với nhau được nữa và họ đã thỏa thuận với
nhau hợp pháp về các vấn đề về con cái và tài sản. Đơn thuận tình ly hôn phải
do cả hai vợ chồng ký.
Thông tư số 06/TĐ-TC ngày 25-2-1974 của Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn việc điều tra trong tố tụng dân sự có quy định rõ hơn:
Các đương sự (nguyên đơn, bị đơn và người dự sự) có
quyền đề xuất những yêu cầu và có nhiệm vụ trình bày những
chứng cứ, lý lẽ để chứng minh những yêu cầu và bảo vệ những
quyền lợi hợp pháp của mình...
Trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân khởi tố vụ kiện về
dân sự để bảo vệ những quyền lợi của Nhà nước, của tập thể và của
nhân dân, Tòa án nhân dân cũng phải yêu cầu Viện kiểm sát nhân
dân cung cấp những tài liệu căn cứ cần thiết...
Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là phải kiểm tra kỹ lưỡng
những chứng cứ mà các đương sự đã đề xuất cần thiết để làm sáng
tỏ sự thật.
Thông tư số 25-TATC ngày 20-11-1974 của Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn việc hòa giải trong tố tụng dân sự nêu rõ: Tòa án nhân dân không

hòa giải đối với việc thuận tình ly hôn. Tuy nhiên, cần chú ý phân biệt những
trường hợp sau đây:
a)...
b) Nếu điều ta thấy một bên kiên quyết muốn ly hôn, còn bên kia thị
không thực sự tự nguyên, nhưng do là tự ái, nông nổi, hoặc đã bị ép buộc mà
thuận tình ly hôn, thì Tòa án nhân dân có thể:


×