Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ TRIẾT học BỆNH KINH NGHIỆM ở đội NGŨ cán bộ CHỦ CHỐT cấp cơ sở TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.88 KB, 97 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng đã và
đang mang lại những thành quả to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội.
Những năm qua, đất nước ta đã từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh
tế - xã hội, tạo được những tiền đề và điều kiện cần thiết để chuyển sang
thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh".
Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, một trong những yếu tố quan
trọng tạo nên thắng lợi của quá trình đổi mới là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở. Đội ngũ này giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống chính trị, là cầu nối có
hiệu lực nhất giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Chính đội ngũ lãnh đạo
chủ chốt ở cơ sở là người chỉ đạo cuối cùng và trực tiếp đối mặt và giải
quyết những vấn đề cụ thể nảy sinh trong hoạt động thực tiễn ở cơ sở.
Tuy nhiên, đội ngũ này vẫn còn những hạn chế chưa đáp ứng được
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn. Một trong những hạn chế đó là họ đã mắc phải bệnh kinh nghiệm.
Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ này đã gây tác hại rất lớn trong sự nghiệp đổi
mới phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở ở Long An cũng không tránh khỏi căn bệnh này. Cùng những căn bệnh
khác, bệnh kinh nghiệm đang là trở lực đối với cán bộ, đảng viên Long An.
Đặc biệt là ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở. Nó đã làm cho hiệu quả tổ chức
thực tiễn của đội ngũ này bị hạn chế. Chính vì vậy, nghiên cứu "bệnh kinh
nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An" là một vấn đề cần
thiết. Làm sáng tỏ bản chất, biểu hiện đặc trưng, nguyên nhân chủ yếu của
căn bệnh này ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, để từ đó tìm ra phương
hướng và giải pháp từng bước khắc phục nó, một vấn đề có ý nghĩa lý luận



2

và thực tiễn quan trọng và cấp bách đối với sự nghiệp đổi mới đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay nói chung, Long An
nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu về
bệnh kinh nghiệm, thể hiện là có nhiều bài viết trên tạp chí, in trong sách.
Nhiều tác giả đã đề cập ít nhiều tới những biểu hiện, nguyên nhân, tác hại
của bệnh kinh nghiệm ở nước ta cũng như những phương hướng khắc
phục. Có thể kể một số công trình có liên quan đến vấn đề này như:
- Dương Phú Hiệp: Góp phần phân tích nguyên nhân của sự lạc
hậu về nhận thức lý luận và sự yếu kém vận dụng các quy luật, Tạp chí
Nghiên cứu lý luận, số 6/1987.
- Nguyễn Ngọc Long: Kinh nghiệm và lý luận, Tạp chí Nghiên cứu
lý luận, số 01/1984; và Chống chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, khắc phục
bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều trong quá trình đổi mới tư duy lý luận.
Trong sách: "Mấy vấn đề cấp bách về đổi mới tư duy lý luận", Học viện
Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội, 1988.
- Lê Hữu Nghĩa: Một số căn bệnh trong phương pháp tư duy của
cán bộ ta, Tạp chí Triết học, số 2/1988.
- Hoàng Chí Bảo: Từ tư duy kinh nghiệm đến tư duy lý luận, Tạp
chí Thông tin lý luận, số 6/1988 v.v...
Tuy nhiên, đề cập tới bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, ở Long An nói riêng thì
hầu như chưa có công trình nào.
3. Giới hạn của luận văn


3


Luận văn chỉ nghiên cứu những biểu hiện đặc trưng, bản chất, nguyên
nhân của bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở (xã, phường,
thị trấn), gồm: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch
Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân qua khảo sát thực tế ở
Long An.
4. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
4.1. Mục đích
Trên cơ sở làm sáng tỏ bản chất, biểu hiện, tác hại và nguyên nhân
của bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An, đề
xuất một số giải pháp chủ yếu để từng bước khắc phục và ngăn ngừa căn
bệnh này.
4.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu bản chất, những biểu hiện chủ yếu, tác hại cũng như
nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở trong
quá trình đổi mới ở tỉnh Long An.
- Trình bày một số giải pháp chủ yếu để từng bước khắc phục và
ngăn ngừa bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ này.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhất là những
nguyên lý lý luận nhận thức mác xít. Đồng thời, luận văn cũng dựa trên tư
tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tư
tưởng và lý luận nhận thức, các văn kiện của tỉnh Đảng bộ Long An, Ủy
ban nhân dân tỉnh Long An cũng như các báo cáo của một số Đảng bộ
huyện Long An.


4


- Luận văn kế thừa các tư tưởng khoa học của tác giả khác có liên
quan đến đề tài.
5.2. Về phương pháp
Trong luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp; phân tích - tổng
hợp, lịch sử - lôgíc, phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
6. Cái mới của luận văn
- Bước đầu khái quát một số nét đặc thù của bệnh kinh nghiệm ở đội
ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở Long An. Qua đó vạch ra tác hại của căn bệnh này.
- Góp phần chỉ ra nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để từng bước khắc phục và ngăn
ngừa bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu, giảng
dạy những vấn đề về lý luận nhận thức, về công tác xây dựng Đảng và công
tác tư tưởng hiện nay ở các Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng
lý luận chính trị huyện v.v...
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 2 chương 6 tiết.


5

Chương 1
BỆNH KINH NGHIỆM Ở ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ LONG AN - BẢN CHẤT,
BIỂU HIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN


1.1. BẢN CHẤT VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CHỦ YẾU CỦA BỆNH
KINH NGHIỆM

1.1.1. Bản chất của bệnh kinh nghiệm
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận thức là
quá trình phản ánh hiện thực khách quan bởi con người, là quá trình tạo
thành tri thức về hiện thực khách quan trong bộ óc con người. Nhờ có nhận
thức, con người mới có tri thức về thế giới. Tri thức là kết quả của quá trình
nhận thức thế giới bởi con người. Nhận thức không phải là một hành động
nhất thời, giản đơn, máy móc, thụ động mà là một quá trình biện chứng,
tích cực, sáng tạo. Quá trình đó diễn ra theo con đường từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó cũng
là quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu
sắc đến bản chất sâu sắc hơn. Kết quả của quá trình đó đem lại cho con
người những tri thức ở những trình độ khác nhau - kinh nghiệm và lý luận.
Tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận là hai trình độ khác nhau của nhận
thức nhưng thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau.
Để nhận thức và cải tạo thế giới có hiệu quả, con người cần phải có
cả kinh nghiệm và lý luận. Kinh nghiệm có vai trò to lớn, không thể thiếu
được trong cuộc sống hàng ngày của con người và nhất là trong sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội - một sự nghiệp rất mới mẻ và vô cùng khó
khăn, phức tạp. Ở đây không thể tìm câu giải đáp cho mọi vấn đề của thực
tiễn cách mạng đặt ra, từ trong sách vở hay bằng suy diễn thuần túy, hoặc


6

từ lý luận có sẵn. Chính kinh nghiệm đông đảo của quần chúng nhân dân
trong xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ đem lại cho chúng ta những bài học quý
báu. Kinh nghiệm là cơ sở để chúng ta khái quát, bổ sung phát triển lý luận

đã có. Không có kinh nghiệm thì không có lý luận, không có khoa học. Mọi
tri thức của chúng ta hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đều nảy sinh từ kinh
nghiệm thực tiễn. Song nếu tuyệt đối hóa vai trò của kinh nghiệm, coi kinh
nghiệm là tuyệt đối, "là chìa khóa vạn năng" cho phương pháp tư duy cũng
như trong cải tạo thực tiễn thì sẽ rơi vào bệnh kinh nghiệm. Trong Đại từ
điển Tiếng việt, khái niệm "kinh nghiệm" được dùng để chỉ sự hiểu biết có
thể áp dụng hữu hiệu cho cuộc sống có được nhờ sự tiếp xúc; từng trải thực
tế [7, tr. 948]. Điều này cũng có nghĩa, kinh nghiệm là một dạng tri thức
phản ánh hiện thực khách quan, cho nên xét về mặt nhận thức luận, kinh
nghiệm là tính thứ hai, thế giới khách quan là tính thứ nhất. Tức là nội
dung mà kinh nghiệm phản ánh thuộc thế giới khách quan. Kinh nghiệm
chỉ có ở con người, nhưng nội dung của kinh nghiệm lại không phụ thuộc
vào con người mà chỉ phụ thuộc vào sự vật khách quan được kinh nghiệm
đó phản ánh. Tuy nhiên, kinh nghiệm không phải là sự thể hiện nội dung
thụ động của nhận thức bởi con người mà là kết quả của sự tác động tích
cực của con người đối với thế giới khách quan.
Xét về mặt lịch sử, nội dung của kinh nghiệm luôn có tính lịch sử
cụ thể. Kinh nghiệm là cái riêng nếu so với lý luận là cái chung. Kinh
nghiệm cũng phản ánh trình độ hoạt động thực tiễn và nhận thức của con
người ở một giai đoạn, một thời điểm lịch sử nhất định. Thế hệ trước
truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm đã có. Thế hệ sau, khi kế thừa
những kinh nghiệm đó, thông qua hoạt động thực tiễn sẽ làm đầy đủ, chính
xác thêm những kinh nghiệm cũ bằng hàng loạt những tư liệu mới và làm
giàu thêm kho tàng kinh nghiệm quý báu ấy bằng những kinh nghiệm mới.
Tất nhiên, kho tàng tri thức của nhân loại không chỉ có những tri thức kinh


7

nghiệm mà còn có tri thức lý luận. Kinh nghiệm xét về bản chất có những

đặc trưng sau:
- Kinh nghiệm là một dạng tri thức được thu nhận và tích lũy qua
hoạt động thực tiễn của con người còn mang tính trực quan cảm tính.
Trong quá trình tác động giữa con người với thế giới hiện thực, con người
trực tiếp thu nhận, tích lũy và hình thành những tri thức nhất định về thế
giới. Những tri thức này bước đầu phản ánh một số thuộc tính bên ngoài
của đối tượng. Những tri thức này được củng cố cùng với những kỹ năng
hoạt động của con người . Đó là kinh nghiệm. Như vậy, kinh nghiệm là
một dạng tri thức phản ánh hiện thực khách quan. Kinh nghiệm là một dạng
tri thức có tính chất trực quan cảm tính, nhưng không được đồng nhất kinh
nghiệm với nhận thức cảm tính. Hơn nữa, việc tách nhận thức thành hai
hình thức cảm tính và lý tính chỉ có ý nghĩa tương đối về mặt nhận thức
luận. Thực tế cho thấy, không có một kết quả của một quá trình nhận thức
nào lại không là sản phẩm của sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức
cảm tính và nhận thức lý tính. Tính chất cảm tính của kinh nghiệm nói lên
tính chất, trình độ phản ánh của kinh nghiệm. Kinh nghiệm phản ánh chủ
yếu dựa vào quan sát trực quan, vào những hoạt động có tính chất thực
nghiệm và vào những quá trình trao đổi thông tin mang tính trực tiếp giữa
con người với thế giới và giữa con người với con người. Vả lại, kinh
nghiệm cũng đạt tới trình độ khái quát, trừu tượng hóa nhất định (tức là đã có
sự tham gia của lý tính) chứ không phải chỉ dừng lại ở những tập hợp tri
giác, biểu tượng của quá trình nhận thức cảm tính. Lênin đã chỉ ra rằng:
Dòng kinh nghiệm nằm ở cơ sở nhận thức của chúng ta, là không có lý
tính, không có trật tự, không có tất cả cái gì phù hợp với quy luật là quan
điểm duy tâm chủ nghĩa [39, tr. 199]. Do đó, chỉ có thể xét tính chất cảm
tính của kinh nghiệm với tư cách là một dạng tri thức chưa hoàn chỉnh,
chưa đầy đủ, mới phản ánh được những thuộc tính bên ngoài nhất định của


8


sự vật, hiện tượng. Ph. Ăngghen đã cho rằng, kinh nghiệm ban đầu cũng
còn nông cạn, chưa sâu sắc, chưa chính xác, chưa phản ánh được tính tất
nhiên. Là kết quả của quá trình phản ánh thế giới hiện thực của con người,
kinh nghiệm có ưu thế ở chỗ là nó phản ánh sinh động, trực tiếp sự vật,
hiện tượng. Nguồn gốc và nội dung phản ánh của kinh nghiệm thuộc về
hiện thực, về đời sống thực tiễn hàng ngày của con người. Đây cũng chính
là chỗ khác nhau căn bản giữa kinh nghiệm với sự tư biện suy luận thuần
túy mang tính chủ quan. Bởi vậy, trong quá trình phản ánh thế giới khách
quan của con người, kinh nghiệm luôn là yếu tố không thể thiếu được. Tuy
nhiên cũng cần phải thấy rằng, với tính chất phản ánh đó, tác dụng của kinh
nghiệm là rất có hạn, giá trị của sự khái quát chưa sâu sắc. Nói cách khác,
kinh nghiệm chỉ phản ánh thích hợp cho những không gian, thời gian nhất
định cụ thể mà thôi, và trong những điều kiện, những tình huống mới xuất
hiện thì kinh nghiệm đó dễ trở nên bất cập. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng:
"Kinh nghiệm là tốt, là quý báu song kinh nghiệm có hạn chế của nó, chẳng
qua chỉ là từng bộ phận chỉ thiên lệch về một phía mà thôi. Nếu đã có kinh
nghiệm mà lại biết thêm lý luận thì công việc tốt hơn nhiều..." [48, tr. 324].
Là một trạng thái phản ánh của ý thức, trong quá trình tác động tới đối
tượng, kinh nghiệm không thể tiếp cận tới cái phổ biến, cái bản chất sâu sắc
bên trong của đối tượng. Dựa vào kinh nghiệm, con người có thể nhận thức
được cái riêng từ những đối tượng cảm tính trực tiếp. Trong cái riêng, kinh
nghiệm phản ánh một cách sinh động, phong phú hơn. Mặc dù vậy, kinh
nghiệm không thể phản ánh được toàn bộ cái riêng trong sự tồn tại tất yếu
của nó. Kinh nghiệm bao giờ cũng mang tính riêng của một cá thể, nhóm,
một giai cấp, một dân tộc, một khu vực, trong một hoàn cảnh, một thời gian
nhất định. Hơn nữa, kinh nghiệm luôn là kinh nghiệm về cái đã qua, vì thế,
kinh nghiệm không thể trở thành khuôn mẫu để áp dụng một cách máy móc
cho các đối tượng khác nhau trong những không gian và thời gian khác



9

nhau. Trong hoạt động thực tiễn đòi hỏi việc tiếp thu kinh nghiệm, vận
dụng kinh nghiệm phải biết chọn lọc, sáng tạo trên nguyên tắc kế thừa và
có quan điểm lịch sử - cụ thể. Kinh nghiệm không thể nhận thức được cái
chung trong bản thân một sự vật, hiện tượng riêng lẻ nào đó. Cái chung chỉ
được biểu hiện trong và qua những kinh nghiệm với tính cách là sự phản
ánh lặp đi lặp lại trên những lớp đối tượng sự vật, hiện tượng không đồng
nhất. Bởi vậy, trong quá trình phản ánh cái chung, kinh nghiệm tỏ rõ sự
kém sâu sắc. Đúng như Mác-Ăngghen đã viết, Đến một trình độ phát triển
nhất định, khi các nhu cầu của con người và các dạng vận động nhiều, thỏa
mãn nhu cầu đã tăng lên và phát triển hơn, con người đặt những tên gọi
riêng biệt cho hàng loạt các đối tượng mà con người đã nhờ kinh nghiệm
mà phân biệt nó với thế giới bên ngoài còn lại... Những tên gọi bằng lời như
vậy, chỉ biểu hiện dưới dạng biểu tượng, cái mà hoạt động lặp đi lặp lại đã
biến thành kinh nghiệm [57, tr. 239].
- Kinh nghiệm là một trình độ phản ánh hiện thực khách quan của
con người. Như ta đã biết, nhận thức là quá trình hình thành, phát triển của
những trình độ phản ánh khác nhau và liên hệ hữu cơ với nhau. Đó là nhận
thức cảm tính với nhận thức lý tính, nhận thức kinh nghiệm với nhận thức
lý luận. Kinh nghiệm và lý luận là hai trình độ phản ánh có vị trí và vai trò
khác nhau nhưng chúng nương tựa, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau trong quá
trình nhận thức. Trong quá trình nhận thức, kinh nghiệm cung cấp những
thông tin, tri thức ban đầu về sự vật, hiện tượng. Kinh nghiệm thường
không tách rời những hoạt động có tính vật chất, cụ thể, những quan sát
trực quan và những trao đổi thông tin trực tiếp giữa các chủ thể về đối
tượng. Cho nên, trong nhận thức vai trò của kinh nghiệm là hết sức to lớn.
Trong quá trình nhận thức, kinh nghiệm thể hiện không những là một trình
độ phản ánh mà còn là phương pháp cho quá trình phản ánh. Khi đề cập tới

kinh nghiệm ta không nên dừng lại ở dạng kinh nghiệm thông thường,


10

những kinh nghiệm thu nhận được do quan sát trực tiếp trong cuộc sống,
lao động, sản xuất, mà còn phải thấy những kinh nghiệm khoa học - những
kinh nghiệm thu nhận được qua thực nghiệm khoa học. Những kinh
nghiệm này là công cụ sắc bén thúc đẩy nhận thức lên một trình độ cao hơn
trong quá trình tiếp cận chân lý như Ăngghen đã chỉ rõ: "Trong kinh
nghiệm, cái quan trọng chính là trí tuệ mà người ta dùng để tiếp xúc với
hiện thực. Một trí tuệ vĩ đại thực hiện được những kinh nghiệm vĩ đại, và
thấy được cái gì là quan trọng trong sự vận động muôn vẻ của các hiện
tượng" [46, tr. 687].
- Kinh nghiệm là điểm xuất phát, là cơ sở ban đầu vô cùng quan
trọng của quá trình nhận thức. Kinh nghiệm càng phong phú thì càng tạo
ra nhiều dữ kiện, tài liệu cho khái quát lý luận. Không có kinh nghiệm,
khoa học không thể phát triển được, khoa học đã và sẽ luôn luôn gắn liền
với kinh nghiệm. Thực tế lịch sử đã chứng minh, khoa học đã trở thành
khoa học là bởi lẽ nó được phát triển từ kinh nghiệm và khắc phục những
mặt hạn chế của kinh nghiệm. Tiến bộ khoa học ngày nay cũng không thể
có được nếu thiếu các ngành khoa học có tính chất thực nghiệm. Khoa học
hiện đại biết tới hàng tỷ dạng vật chất trong tự nhiên, hầu hết chúng đều
được phát hiện ra bằng con đường thực nghiệm khoa học. Trong quá trình
nhận thức và phát triển tư duy của nhân loại, kinh nghiệm có vai trò cực kỳ
to lớn. Nếu thiếu kinh nghiệm thì không có lý luận, lý luận xét ở góc độ
nhất định chính là kết quả của sự tổng kết khái quát kinh nghiệm. Nếu lý
luận tách khỏi kinh nghiệm, không xuất phát từ kinh nghiệm nói chung thì
lý luận đó sẽ rất có thể sẽ là một sự tưởng tượng hoang đường, hoặc là một
sản phẩm thuần túy của ý thích chủ quan mà thôi. Tất nhiên, không phải

mọi lý luận đều được ra đời trực tiếp từ kinh nghiệm. Do tính độc lập tương
đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm. Tuy nhiên,
điều đó vẫn không làm mất đi mối liên hệ giữa lý luận và kinh nghiệm.


11

Kinh nghiệm xét đến cùng vẫn là cơ sở để chúng ta kiểm tra, sửa đổi, bổ
sung phát triển lý luận đã có và tổng kết khái quát thành lý luận mới. Lênin
đã chỉ rõ: "Muốn hiểu biết thì phải bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu từ kinh
nghiệm, từ kinh nghiệm mà đi đến cái chung" [41, tr. 220]. Sinh thời Hồ
Chí Minh cũng đã chỉ rõ: "Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của
loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại
trong quá trình lịch sử" [49, tr. 497]. Kinh nghiệm cũng như lý luận đều là
kết quả của hoạt động nhận thức của con người được hình thành và phát
triển thông qua hoạt động thực tiễn. Chúng đều phản ánh hiện thực khách
quan nhưng khác nhau về trình độ, tính chất phản ánh hiện thực. Con
đường phát triển từ kinh nghiệm lên lý luận cũng chính là con đường đi từ
cái đơn nhất đến cái phổ biến, từ cái phổ biến ít đến cái phổ biến hơn, từ
bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. Đó cũng chính là quá trình
tổng kết, khái quát kinh nghiệm nhằm gạt bỏ cái ngẫu nhiên, cái bề ngoài,
cái chưa phải là bản chất để tiến đến cái bản chất, cái quy luật vận động của
sự vật. Quá trình đó chính là quá trình con người hướng dẫn chỉ đạo thực
tiễn nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Lý luận chỉ có ý nghĩa thật sự khi chúng
được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn và bản thân nó có đạt được
sự phản ánh đúng đắn chân lý khách quan, phải được kiểm nghiệm qua
thực tiễn. Chỉ có thực tiễn mới là cơ sở, là tiêu chuẩn kiểm nghiệm tri thức.
Hiểu biết của con người cũng vì vậy, nếu không có kiểm nghiệm hoặc kiểm
nghiệm chưa đạt tới trình độ nhất định về phạm vi cũng như mức độ phản
ánh thì cũng không có đủ cơ sở cho ra đời một lý luận khoa học thật sự.

Kinh nghiệm và lý luận tuy là hai trình độ khác nhau của nhận thức nhưng
chúng lại thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau, chuyển hóa cho nhau
thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Kinh nghiệm là cơ sở là tiền
đề cho lý luận, lý luận luôn định hướng cho hoạt động thực tiễn và thực
tiễn đến lượt mình lại cung cấp cho lý luận hàng loạt những kinh nghiệm


12

mới. Chỉ có thể lấy mặt mạnh của lý luận để khắc phục tính hạn chế vốn có
của kinh nghiệm và lấy mặt mạnh của kinh nghiệm để khắc phục khả năng
xa rời thực tiễn và trở thành ảo tưởng của lý luận. Có như vậy mới làm cho
lý luận ngày càng hoàn hảo, chính xác, kinh nghiệm ngày càng phong phú,
đa dạng.
Tuy nhiên, kinh nghiệm dù có vai trò quan trọng đến đâu thì nó
cũng chỉ mới đem lại sự hiểu biết về các mặt riêng lẻ, về các mối liên hệ
bên ngoài của sự vật và còn rời rạc, chưa thể nắm được cái tất yếu, mối
quan hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng. Do đó "sự quan sát dựa vào
kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất
yếu" [46, tr. 718]. Kinh nghiệm có chứa đựng nội dung khách quan trong
quá trình phản ánh đối tượng, song trong sự phản ánh, chủ thể kinh nghiệm
giữ vai trò đặc biệt quan trọng cho việc xác định ý nghĩa của nó đối với
toàn bộ quá trình phản ánh. Do đó có thể nói, ý nghĩa tích cực hay tiêu cực
của kinh nghiệm còn tùy thuộc vào quan niệm và cách xử lý của chủ thể
đối với kinh nghiệm. Vả lại, kinh nghiệm có tính chất trực quan dễ nhận
biết và có vai trò không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của con
người nên chúng dễ bị con người tuyệt đối hóa. Những người cường điệu
hoặc tuyệt đối hóa kinh nghiệm trong việc giải quyết những vấn đề của
cuộc sống đặt ra là những người mắc bệnh kinh nghiệm.
Trong triết học, bệnh kinh nghiệm được hiểu là khuynh hướng tư

tưởng và hành động tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi kinh nghiệm là duy
nhất. Biểu hiện của người mắc bệnh kinh nghiệm là đề cao thái quá kinh
nghiệm, coi thường lý luận, tri thức khoa học. Vận dụng kinh nghiệm để
giải quyết những vấn đề thực tiễn một cách máy móc dẫn đến áp đặt kinh
nghiệm trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Sai lầm của
người mắc bệnh kinh nghiệm còn thể hiện ở chỗ họ nhân danh đề cao thực
tiễn để hạ thấp lý luận, nhưng thực tiễn mà họ đề cao là thực tiễn được hiểu


13

bằng vô số các sự kiện riêng lẻ trong đời thường. Hơn nữa, họ nắm thực
tiễn chỉ ở những biểu hiện vụn vặt, bề ngoài. Trong khi đó, họ nắm lý luận
một cách chấp vá và thiếu hệ thống nên họ càng hạ thấp lý luận. Một sai
lầm nữa của người mắc bệnh kinh nghiệm về phương diện nhận thức luận
và phương pháp luận là ở chỗ, họ không nắm được thực chất mối quan hệ
biện chứng giữa tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, giữa lý luận và
thực tiễn. Họ chỉ biết xem xét sự thật một cách giản đơn máy móc. Lênin
đã chỉ rõ: "Nếu xét các sự thật trong chỉnh thể của chúng trong mối liên hệ
của chúng thì sự thật không những bao giờ cũng "bướng bỉnh", mà còn là
những chứng cứ chắc chắn chứng minh được. Nếu xét sự việc nhỏ đó
không trong chỉnh thể của chúng không trong mối liên hệ của chúng, nếu
chúng bị tách rời nhau và bị lựa chọn tùy tiện thì chúng thật đúng chỉ là
những trò chơi hay là một thứ tệ hơn nữa [38, tr. 436]. Những người mắc
bệnh kinh nghiệm thường lấy sự từng trải của bản thân, kinh nghiệm của
bản thân làm tiêu chí duy nhất cho nhận thức và hành động. Họ không hiểu
được rằng, những kinh nghiệm của bản thân họ chỉ có ý nghĩa hẹp, cục bộ,
chứ không mang tính phổ biến tất yếu. Những kinh nghiệm đó chỉ là sự
khái quát từ một thực tiễn, một hoàn cảnh cụ thể riêng biệt, và trong nhiều
trường hợp chúng chỉ mới phản ánh được cái bề ngoài ngẫu nhiên.

Trong thực tế cụ thể, sự việc diễn ra một cách khác mà chúng ta đã
không thể (và bất cứ ai cũng không thể) dự đoán được, nó đã diễn ra một
cách độc đáo hơn và phức tạp hơn nhiều. Vì vậy, người mắc bệnh kinh
nghiệm sẽ bế tắc, mất phương hướng khi số lượng tri thức kinh nghiệm
tăng lên. Khi đó, họ sẽ bị chìm ngập trong đống hỗn độn các kinh nghiệm.
Từ đây, họ rất dễ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí bắt hiện thực khuôn
theo kinh nghiệm của bản thân và rơi vào trạng thái cực đoan đối lập, từ
chỗ tin vào những kinh nghiệm cảm tính tới chỗ chẳng tin vào cái gì cả vì
những cái cực đoan thường hay gặp nhau. Ăngghen cũng đã từng chỉ ra


14

rằng: "Ở đây người ta thấy hai năm rõ mười rằng con đường chắc chắn nhất
từ khoa học tự nhiên tới chủ nghĩa thần bí là con đường nào. Đó không
phải là sự phát triển dồn dập về lý luận của các nhà triết học tự nhiên, mà
là chủ nghĩa kinh nghiệm nông cạn nhất, khinh thường mọi lý luận, không
tin vào mọi tư duy" [46, tr. 507]. Lênin cũng đã chỉ ra rằng, trước những
phát minh mới của khoa học đặc biệt là vật lý học và do không vượt được
giới hạn của tri thức kinh nghiệm đã có các nhà khoa học trượt dài sang chủ
nghĩa duy tâm. Chẳng hạn như Poanh - Carê do không hiểu phép biện
chứng của quá trình nhận thức từ hiện tượng đến bản chất và từ bản chất
cấp một đến bản chất sâu hơn đã cho rằng, phát minh ra Radium đã lật đổ
nguyên lý bảo toàn năng lượng cũng như hầu hết tất cả những nguyên lý cũ
khác của vật lý học. Từ đó, ông đưa ra kết luận duy tâm về mặt nhận thức
luận như sau: Không phải giới tự nhiên đem lại cho chúng ta (hay ép buộc
chúng ta phải nhận) những khái niệm về không gian và thời gian, mà chính
chúng ta đem những khái niệm ấy lại cho giới tự nhiên, phàm cái gì không
phải là tư tưởng đều là hư vô thuần túy [39, tr. 312].
Như vậy, bệnh kinh nghiệm có tác hại vô cùng to lớn đối với quá

trình nhận thức chân lý. Nó gây ra tâm lý ngại học tập và bảo thủ trong tổ
chức hoạt động thực tiễn của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nó góp phần
củng cố tâm lý đề cao già làng, trưởng bản thái quá, cũng như tâm lý coi
thường lớp trẻ. Nó cũng làm cho người ta không hiểu đúng vai trò của đội
ngũ trí thức, của lý luận.
Để hiểu rõ bệnh kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý nói chung ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An nói riêng, chúng
ta cần xác định và phân biệt rõ hơn khái niệm "bệnh kinh nghiệm và khái
niệm" chủ nghĩa kinh nghiệm". Theo chúng tôi, xét về bản chất hai khái
niệm này vẫn được sử dụng như nhau, song giữa chúng có sự khác biệt.
Khi ta dùng khái niệm "chủ nghĩa kinh nghiệm là muốn đề cặp đến một


15

khuynh hướng trong lý luận nhận thức cho rằng, kinh nghiệm là nguồn gốc
của tri thức, coi nội dung của tri thức chỉ là sự mô tả kinh nghiệm đó. Khi
chúng ta dùng khái niệm "bệnh kinh nghiệm" là muốn đề cặp đến những sai
lầm trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn do con người đã
tuyệt đối hóa vai trò của kinh nghiệm, hạ thấp vai trò lý luận. Khái niệm
"bệnh" ở đây cần được hiểu như một "trạng thái" tư tưởng không lành
mạnh, biểu hiện bằng những chủ trương, thái độ không đúng đắn [69, tr.
71].
Với bệnh kinh nghiệm, trong hoạt động thực tiễn, cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở rơi vào tình trạng mò mẫm, sự vụ tùy tiện trong việc thực thi các,
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, làm ảnh hưởng đến tiến trình
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bản thân họ cũng trở nên bảo
thủ, trì trệ bởi phương pháp hành động cũ mang tính kinh nghiệm. Đối với
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An ngoài những biểu hiện chung
còn có những nét đặc thù riêng.

1.1.2. Những biểu hiện chủ yếu của bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An
1.1.2.1. Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giai
đoạn hiện nay
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò, vị trí của đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở và tăng cường xây dựng, củng cố bồi dưỡng đội ngũ
này. Về lý luận cũng như thực tiễn đều khẳng định, cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở có vững, có mạnh thì địa phương mới mạnh, quốc gia mới mạnh. Cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lãnh đạo, quản
lý các mặt kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng... của địa
phương. Cấp cơ sở là nơi thực thi mọi nhiệm vụ chính trị trong từng thời
kỳ, nơi biến đường lối của Đảng, Chính sách của Nhà nước và cấp trên


16

thành hiện thực. Đồng thời, đây cũng là nơi kiểm nghiệm, phản ánh, cung
cấp một cách khách quan những căn cứ cho việc bổ xung hoàn thiện chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hiệu quả của đường lối, chính
sách được thể hiện một cách sinh động cũng tại đây. Trong quá trình đổi
mới những năm qua và trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn hiện nay, đội ngũ cán bộ đảng viên dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của cán bộ chủ chốt cấp xã, thật sự là nhân vật trung tâm đóng vai trò
quan trọng tác động lớn đến xu hướng và nhịp độ phát triển của phong trào
ở cơ sở. Quần chúng nhân dân ở cơ sở chỉ phát huy được sức mạnh của
mình khi có sự lãnh đạo của Đảng, cụ thể là thông qua đội ngũ cán bộ lãnh
đạo chủ chốt cấp cơ sở. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người
lĩnh hội các chủ trương, đường lối, chỉ thị, Nghị quyết từ cấp trên để triển
khai, vận dụng trong thực tế trên địa bàn ấp, xã do mình phụ trách. Họ đã
cùng Đảng bộ cơ sở xây dựng những chủ trương, chính sách cụ thể phù hợp

với địa phương mình. Chính đội ngũ này trực tiếp chỉ đạo và tham gia tổ
chức thực hiện chủ trương, chính sách đó, đồng thời kiểm tra, uốn nắn
khuynh hướng lệch lạc trong tổ chức thực hiện.
Những công việc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là hết sức cụ thể.
Họ là người trực tiếp nhận và xử lý những yêu cầu của dân. Họ phải giải
quyết những công việc như xác nhận hồ sơ, lý lịch, ký tên, đóng dấu, chăm
lo mọi mặt về đời sống kinh tế văn hóa, y tế, giáo dục, quan tâm tới các gia
đình chính sách, chống các tệ nạn xã hội v.v... Có một điểm đặc thù là cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở khi giải quyết những công việc lớn nhỏ, họ vừa phải
thực hiện với trách nhiệm của một cán bộ lãnh đạo lại vừa là một công dân
bình thường đang sống trong cùng làng, xóm với nhiều mối quan hệ cụ thể.
Vì thế, trong cách làm của họ luôn phải thấu lý, đạt tình. Tất cả những chủ
trương, chính sách từ Trung ương đến Tỉnh, huyện và cuối cùng là xã có
đến được dân hay không, có trở thành hiện thực sống động hay không đều


17

nhờ vào tài trí của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Để hoàn thành nhiệm
vụ, người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải không ngừng phấn đấu học tập,
rèn luyện, tiếp thu những tri thức mới đồng thời gạt bỏ những tư tưởng, tâm
lý lạc hậu, những lối suy nghĩ giản đơn, kinh nghiệm, giáo điều v.v... Cũng
như những cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở trong cả nước nói chung,
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An nói riêng trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ của mình đang phải vượt qua nhiều trở lực khó khăn. Một trong
những trở lực đó là bệnh kinh nghiệm.
1.1.2.2. Những biểu hiện đặc thù chủ yếu của bệnh kinh nghiệm
ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An
- Biểu hiện đầu tiên của bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở Long An là do họ đã tuyệt đối hóa những kinh nghiệm thông

thường của cá nhân họ. Vùng đất Long An mới được khai phá khoảng trên
300 năm lại được thiên nhiên ưu đãi, cộng với tình trạng ấp, xã mới, không
nằm giữa lũy tre xanh bao bọc như ở đồng bằng sông Hồng; do điều kiện tự
nhiên như vậy, người dân Long An cấu kết với nhau không bền vững như
người dân ở Bắc Bộ và Trung Bộ vì họ sống theo bờ kênh, rạch đằng trước
là thuyền qua lại, xung quanh là vườn cây ăn trái, đằng sau là ruộng vườn.
Do đó, những tri thức kinh nghiệm này chủ yếu dựa vào sự quan sát của
bản thân cá nhân là chủ yếu, và phạm vi áp dụng là rất hạn chế. Trong khi
đó, bệnh kinh nghiệm ở Bắc Bộ và Trung Bộ thường dựa trên cơ sở tuyệt
đối hóa kinh nghiệm của cộng đồng làng, xã và được tích lũy từ nhiều thế hệ
nối tiếp nhau, từ đời nọ sang đời kia. Như vậy, nếu bệnh kinh nghiệm ở cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Bắc Bộ và Trung Bộ đã mang tính "cộng đồng", "xã
hội" nhất định thì bệnh kinh nghiệm ở cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An
mang tính cá nhân nhiều hơn, phạm vi áp dụng hẹp hơn.


18

- Biểu hiện thứ hai là bệnh kinh nghiệm ở Đồng bằng sông Cửu
Long nói chung ở cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An nói riêng chịu sự tác
động nhiều của bệnh chủ quan duy ý chí của bản thân người cán bộ chủ
chốt. Bệnh chủ quan duy ý chí là một sai lầm, trong đó chủ thể vừa mắc
phải bệnh chủ quan, lại vừa rơi vào chủ nghĩa duy ý chí. Bệnh chủ quan chỉ
thể hiện khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò của chủ thể trong nhận thức và
hành động. Phủ nhận hoàn toàn hay một phần nào bản chất và tính quy luật
của hiện thực khách quan. Bệnh chủ quan duy ý chí có nhiều biến thể phức
tạp và trở thành mầm mống cho nhiều căn bệnh trong nhận thức, trong đó
có bệnh kinh nghiệm. Thực tế cho thấy, trong việc tổ chức thực hiện đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thường có sự can thiệp và áp đặt
theo ý muốn chủ quan cũng như kinh nghiệm của bản thân cán bộ chủ chốt

cấp cơ sở. Hơn nữa, bệnh kinh nghiệm và bệnh chủ quan duy ý chí có
chung nguồn gốc là tình trạng yếu kém về trình độ văn hóa và không hiểu
vai trò của lý luận. Có thể nói rằng, bệnh chủ quan duy ý chí ở Đồng bằng
Sông Cửu Long nói chung và ở Long An nói riêng không phải là chủ quan
duy ý chí dựa trên thế giới quan duy tâm chủ nghĩa mà là dựa trên cơ sở
tuyệt đối hóa tri thức kinh nghiệm thông thường của cá nhân là chủ yếu.
Nếu bệnh chủ quan duy ý chí ở Bắc Bộ và Trung Bộ trước đây thường gắn
liền với nhiệt tình cách mạng thái quá thì bệnh chủ quan duy ý chí ở Nam
Bộ lại gắn liền với tâm lý "liều lĩnh" "tùy tiện" "tự do cá nhân" của các cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở. Một người cứ bám chặt lấy kinh nghiệm của bản
thân áp đặt cho thực tiễn thì cũng không khác gì người đem ý muốn chủ
quan của mình, áp đặt cho thực tiễn không tính đến hoàn cảnh điều kiện
lịch sử cụ thể. Thực tế ở Long An vừa qua cũng chỉ rõ điều này. Khi nền
kinh tế của đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường và hoạt động
sản xuất, dịch vụ chịu sự điều tiết của các quy luật thị trường như việc sản
xuất lúa, đay, mía, khoai, sắn v.v.... ở Long An vẫn cứ được làm theo kinh
nghiệm, theo ý thích riêng của một số cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Do đó, việc


19

hàng hóa không đáp ứng được yêu cầu của thị trường dẫn đến hiện tượng
thừa lúa, thừa khoai, thừa mía. Nhưng lại thiếu lúa, khoai, mía với chất
lượng cao đáp ứng đòi hỏi của thị trường, dẫn đến sự thua thiệt của người
sản xuất. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở không dựa vào kiến thức kinh tế, kiến
thức khoa học để lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn người dân tiến hành sản xuất
mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân và sự cảm nhận của bản thân để
đề ra các kế hoạch sản xuất trên địa bàn mình phụ trách. Khi thị trường không
cần những hàng hóa đó thì tỏ ra lúng túng và thiếu sự quan tâm đến người
sản xuất.

- Biểu hiện thứ ba là bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở Long An gắn chặt với bệnh giáo điều chủ nghĩa. Hai căn bệnh
này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau vì chúng có chung nhiều nguồn gốc.
Chẳng hạn như, sự yếu kém về trình độ văn hóa, khoa học, ý thức sai lầm
về vai trò lý luận, sự lười biếng học tập của cán bộ v.v... Có thể nói đặc
trưng chủ yếu của bệnh giáo điều ở Long An là giáo điều kinh nghiệm, là
áp dụng kinh nghiệm của địa phương khác vào địa phương mình bất chấp
điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể chứ ít có giáo điều lý luận kiểu sách vở,
"tầm chương trích cú"... như ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Lênin đã chỉ rõ: "...
Nếu chỉ vì bắt chước, không có tinh thần phê phán mà đem dập khuôn kinh
nghiệm đó một cách mù quáng vào những điều kiện khác vào một hoàn
cảnh khác, như thế là phạm sai lầm nghiêm trọng nhất" [36, tr. 22]. Khi
sinh thời, Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Muốn bớt mò mẫm, muốn bớt phạm
sai lầm thì chúng ta phải học tập kinh nghiệm các nước anh em và vận
dụng kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo" [49, tr. 494]. "Không chú trọng
đến đặc điểm của dân tộc mình, trong khi học tập kinh nghiệm các nước
anh em, là sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều" [49, tr. 499].
Trong hoạt động thực tiễn, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An
thường dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, trong việc tiếp thu áp dụng kinh


20

nghiệm nhiều khi thiếu phân tích, chọn lọc để vận dụng phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của địa phương. Giáo điều kinh nghiệm là
một trong những yếu kém của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An.
Thực tiễn đã chứng minh, vùng đất Long An chủ yếu là vùng ngập lũ, 2/3
diện tích bị ngập lũ với điều kiện sinh thái nước ngọt và bị phèn thì rất
thích hợp cho việc trồng cây tràm để phục vụ cho môi trường sinh thái,
ngăn được lũ và phục vụ cho các công trình xây dựng có giá trị cao. Một

hecta trồng tràm sau 5 năm có thể thu lãi từ 30 - 50 triệu. Nhưng do chưa
nhận thức đầy đủ, do dựa vào kinh nghiệm bản thân là chủ yếu và áp dụng
kinh nghiệm của một số tỉnh khác một cách máy móc, lãnh đạo chủ chốt
một số xã ở Long An đã chủ trương chuyển từ đất trồng tràm sang đất trồng
lúa nước. Hàng chục ngàn hecta trồng tràm bị tàn phá, dẫn đến ảnh hưởng
môi trường sinh thái. Hơn nữa, hiệu quả kinh tế của trồng lúa không cao
bằng trồng tràm. Điều này đã làm cho sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, đời
sống của bà con lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Biểu hiện thứ tư là bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở Long An chịu ảnh hưởng của tâm lý nông dân gia trưởng tự do,
tâm lý "liều lĩnh" "phiêu lưu" dám làm miễn là có lợi. Do điều kiện, hoàn
cảnh lịch sử, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An phổ biến xuất thân từ
trung nông có điền sản lớn. Do đó, họ có vị thế trong sản xuất và trong xã
hội. Họ có điều kiện kinh tế và điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Ở họ
đã hình thành tính tự do tự phát, thói quen tin vào kinh nghiệm của bản
thân. Khi sản xuất có thất bại họ không lo chết đói. Vì vậy họ hay "liều
lĩnh" phiêu lưu, muốn là làm. Tâm lý này gắn kết rất chặt với bệnh kinh
nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An. Việc thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở Long An cũng chưa thật tốt đã làm cho bệnh kinh
nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An ít nhiều mang sắc
thái gia trưởng. Nhưng so với miền Bắc và miền Trung thì nó không nặng


21

nề bằng. Đối với Long An thì đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở những
huyện vùng Đồng Tháp Mười mắc bệnh kinh nghiệm nặng hơn so với cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở ở thị xã, các huyện gần thị xã Tân An.
Trên đây là những biểu hiện đặc thù chủ yếu của bệnh kinh
nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An. Vậy bệnh kinh

nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An hiện nay có biểu
hiện cụ thể gì?
Về nhận thức, bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở Long An là đề cao kinh nghiệm cảm tính, coi thường tri thức lý luận, tri
thức khoa học. Trước đây Ăngghen đã từng chỉ rõ: "Sự khinh thường lý
luận là con đường chắc chắn nhất đưa chúng ta đến chỗ suy nghĩ theo lối tự
nhiên chủ nghĩa, tức là suy nghĩ sai" [46, tr. 508]. Nhưng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở Long An chưa thấy hết hậu quả đó. Nhiều cán
bộ chủ chốt cấp xã, nhất là những người đã có tuổi, đã trải qua nhiều năm
công tác, có kinh nghiệm xử lý các công việc cụ thể thường mắc rất nặng
căn bệnh này và không thấy hết hậu quả của nó. Trong tác phẩm "sửa đổi lề
lối làm việc" khi đề cập tới tình trạng này, Bác Hồ đã chỉ rõ: "Có những
cán bộ đảng viên cũ làm được việc, có kinh nghiệm. Cố nhiên, những anh
em đó rất quý báu cho Đảng. Nhưng họ mắc phải cái bệnh khinh lý luận.
Họ quên rằng: nếu họ đã có kinh nghiệm mà lại biết thêm lý luận thì công
việc tốt hơn nhiều" [48, tr. 234]. Thực tế ở Long An cho thấy mặc dù, được
trang bị lý luận Mác-Lênin đặc biệt là phép biện chứng duy vật nhưng hầu
hết cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở đều xử lý công việc theo thói quen
kinh nghiệm cá nhân là chủ yếu. Cho nên, họ đề cao sự từng trải trong cuộc
đời, trong công tác. Trong chính sách đất đai, xây dựng kết cấu hạ tầng
v.v... Ở Long An là một điểm nóng của khiếu nại, khiếu tố. Có điều này,


22

một phần là do cách giải quyết của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở còn
mang nặng thói quen tùy tiện theo kinh nghiệm.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An thường có lối suy nghĩ
sơ lược, áng chừng đại khái, thiếu tính hệ thống. Điều này để lại dấu ấn rất
rõ trong các Nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động của Đảng ủy và

Ủy ban nhân dân cấp xã. Chẳng hạn về vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn, hầu hết cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đều hiểu chỉ là sự
trang bị máy móc cơ giới với quy mô to lớn. Do đó, các nghị quyết đưa ra
chưa đi vào cuộc sống được.
Do tuyệt đối hóa kinh nghiệm, tầm nhìn của cán bộ cơ sở Long An
bị hạn chế bởi chính những kinh nghiệm đó. Do đó, trong chỉ đạo và hoạt
động thực tiễn, họ thiếu dự kiến, chỉ thấy việc trước mắt, không thấy việc
lâu dài, thấy cục bộ, bộ phận mà không thấy tổng thể, thấy cái riêng mà
không thấy cái chung, chấp hành chỉ thị, nghị quyết của cấp trên một cách
máy móc. Khi đã tuyệt đối hóa vai trò của kinh nghiệm thì cũng có nghĩa là
bảo thủ, thích "ổn định" ngại thay đổi, có tâm lý ăn non, ăn chắc. Mác đã
từng nói, người tiểu nông thù nghịch với sự thay đổi, nhất là những thay
đổi đột ngột. Những yếu tố này lại được bồi đắp, củng cố trong một thời
gian dài bởi cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp - cơ chế tạo cho
con người thói quen ỷ lại, mọi cái đều trông chờ vào cấp trên. Thực tiễn
cuộc sống luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng, vẫn là một địa bàn
của xã ấy, vẫn những con người ấy vẫn nghề thủ công ấy, nhưng yêu cầu
sản xuất của năm sau khác năm trước, vấn đề cụ thể xảy ra ngày hôm nay
khác ngày hôm qua. Nhưng một số cán bộ cơ sở trong việc xử lý những
vấn đề mới nảy sinh vẫn dùng phương pháp cũ. Cách nghĩ và cách làm cũ
không còn thích hợp. Thậm chí một số cán bộ chủ chốt cấp xã, khi chuẩn bị
nội dung hội nghị còn sao chép lại nghị quyết của cấp trên hoặc của nhiệm


23

kỳ trước. Qua khảo sát thực tế ở Long An cho thấy, nhìn chung đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở còn mang nặng bệnh kinh nghiệm, thiếu khả năng
khái quát, phân tích. Đặc biệt là ở vùng sâu như Đồng Tháp Mười, các xã
vùng hạ ở các huyện phía Nam (Cần Đước, Cần Giuộc). Nhiều Bí thư, Chủ

tịch đã mạnh dạn đề xuất việc tổ chức những đợt đi tham quan thực tế ở các
địa phương khác để học hỏi. Nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều cán bộ ở
một số xã vẫn yên phận không dám mạnh dạn tìm phương thức mới cho
sản xuất ở địa phương mình. Trong tổ chức hoạt động thực tiễn thực hiện
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thường là nặng
về kinh nghiệm theo thói quen, thụ động và mang tính tình huống cụ thể
nghĩ thế nào làm thế đấy chứ chưa chủ động tìm kiếm những hình thức tổ
chức thực tiễn linh hoạt. Vì thế, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp để
nhằm giải quyết có hiệu quả những mục tiêu trọng tâm tạo điều kiện cho sự
phát triển kinh tế - xã hội. Do đó hiện nay, Long An vẫn còn lúng túng
chưa giải quyết được chuyện cây con, chuyện đê bao chống lũ và định
hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ... Vì vậy đời sống nhân dân rất thấp.
Theo thống kê khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, thì Long An là một
tỉnh có thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 11/12 tỉnh. Đến năm 2000
thu nhập bình quân ở Long An mới đạt (330 USD/người/năm).
Trên đây là những biểu hiện cụ thể chủ yếu của bệnh kinh nghiệm ở
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An cũng như những tác hại của nó.
1.2. NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH KINH NGHIỆM Ở ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ LONG AN

Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An có
nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân
khách quan. Có những nguyên nhân chung của cả nước và cũng có những
nguyên nhân mang tính đặc thù riêng của Long An. Dưới đây chúng tôi sẽ


24

đề cập tới một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh kinh nghiệm ở đội
ngũ cán bộ này.

1.2.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế - xã
hội cũng như trình độ văn hóa và khoa học còn thấp ở đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở
Có thể nói, chính điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh kinh tế - xã hội
cũng như trình độ văn hóa, khoa học còn thấp ở đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở Long An là một trong những nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh và
tồn tại dai dẳng bệnh kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ này. Long An là
một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, diện tích tự nhiên là
4.448,6 km2. Phần lớn đất đai Long An được tạo thành ở dạng phù sa nên
thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp. Nằm trong vùng đặc trưng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng
dồi dào, thời gian bức xạ dài. Biên độ, nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong
năm thấp, ôn hòa. Như vậy những khác biệt nổi bật về thời tiết, khí hậu,
này có ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, nhất là sản xuất nông
nghiệp. Nền nông nghiệp Long An chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên,
người dân Long An làm ruộng chủ yếu dựa vào sự ưu đãi của thiên nhiên.
Sau khi xuống giống, người dân chỉ ngồi trông trời, trông đất, trông mây
cho đến khi thu hoạch. Cách thức sản xuất như vậy, dẫn đến tâm lý "làm
chơi ăn thật". Do đó, không ít người có tâm lý không cần học vẫn có thể
kiếm sống được. Tâm lý này hình thành rất sâu và mang tính đặc thù. Hơn
nữa, với nền sản xuất nông nghiệp còn ở trình độ thấp, khoa học kỹ thuật
kém phát triển, người nông dân chỉ quen làm ăn với những công cụ thô sơ,
kỹ thuật lạc hậu theo phương thức canh tác cổ truyền, bằng sự nỗ lực của
cơ bắp là chủ yếu thì tất nhiên kiến thức khoa học kém phát triển. Trong
điều kiện như vậy, dần dần hình thành thói quen của người dân Long An
nói chung và cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở nói riêng tổ chức sản xuất và làm


25


việc theo kinh nghiệm là chủ yếu. Trong suy nghĩ, họ muốn dừng lại ở cái
cụ thể, cảm tính, trực quan, tư duy khái quát kém phát triển. Trong những
điều kiện như vậy, họ ngày càng ỷ lại vào thiên nhiên, thiếu sáng kiến, ngại
đổi mới, họ thường lấy kinh nghiệm cá nhân để thực hiện công việc. Hơn
nữa, sự kém phát triển của giao thông đã ảnh hưởng rất lớn đến việc nảy
sinh bệnh kinh nghiệm. Long An là một tỉnh gồm 13 huyện và 1 thị xã
trong đó khu vực Đồng Tháp Mười là một vùng quan trọng của tỉnh, cung
cấp trên 50% sản lượng lương thực, trên 50% sản lượng gạo xuất khẩu của
tỉnh. Nhưng hiện nay vùng Đồng Tháp Mười, mặc dù được Trung ương và
tỉnh đầu tư nhưng giao thông đường bộ còn rất kém phát triển. Nhân dân ở
những vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn, kinh tế kém phát triển. Toàn
tỉnh có tới 115/183 xã, phường chưa có chợ, có tới 28/183 xã, phường chưa
có đường giao thông đến trung tâm xã. Tất cả những điều này đã tạo "cơ
hội", điều kiện thuận lợi cho bệnh kinh nghiệm nảy sinh, tồn tại và phát
triển. Đã thế, môi trường xã hội còn lạc hậu, chậm phát triển, Long An còn
24.575 hộ nghèo chiếm 8,5% số hộ trong tỉnh, 27/183 xã có tỷ lệ nghèo
chiếm 15% trở lên. Phương tiện nghe nhìn còn rất hạn chế, đặc biệt là
những xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới như huyện Tân Hưng, Vĩnh
Hưng , Mộc Hóa, Tân Thạnh... Trình độ học vấn của nhân dân thấp còn tới
46,8% người dân mới học đến cấp I (xem phụ lục 2). Đối với những xã
trong 9 huyện bị ngập lụt, những xã vùng ngập mặn (Huyện Cần Giuộc,
Cần Đước, Châu Thành) thì thiếu thốn nguồn nước sạch chỉ có 317 giếng
nước sạch/183 xã phường, thị trấn. Đời sống của nhân dân và cán bộ khó
khăn, thiếu thốn nên người ta ngại học; người dân còn phải lo cái ăn, ít có
điều kiện lo cái chữ.
Tất cả những điều đó đã làm cho nhân dân và cán bộ gặp nhiều khó
khăn trong cuộc sống, không có điều kiện học tập nâng cao trình độ về mọi
mặt. Như vậy đã gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần làm cho bệnh kinh



×