1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Việt Nam đã đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, các giao dịch tài chính tiền tệ ngày
càng tăng cả về qui mô cũng như tính đa dạng và phức tạp. Theo lộ trình hội
nhập, một sân chơi bình đẳng hơn, có tính cạnh tranh hơn, với những luật chơi
vận dụng theo thông lệ quốc tế sẽ được hình thành. Cơ cấu và qui mô các loại
hình “trung gian tài chính” - với sự xuất hiện của các định chế tài chính có vốn
đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động trên thị trường sẽ thay đổi. Hoạt động ngân
hàng trở nên sôi động và phức tạp. Theo đó, các loại rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực
kinh doanh này sẽ khó được nhận diện.
Thị trường tiền tệ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc huy động tiết
kiệm, phân bổ các nguồn vốn một cách có hiệu quả, bảo đảm khả năng cạnh
tranh của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Trong quá trình đổi mới,
thị trường tài chính đã từng bước được hình thành và phát triển.
Thực vậy, về mặt lý luận, phát triển thị trường tiền tệ là bước tất yếu để hình
thành nên cơ cấu và động lực cho sự vận hành của mọi nền kinh tế thị trường. Vì
thế, thị trường tiền tệ luôn là mối quan tâm hàng đầu của chiến lược kinh tế ở tất
cả các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, sự phát triển thị trường tiền tệ nước ta còn ở mức độ thấp và còn
trong thời kỳ sơ khai. Trong khi đó, yêu cầu của cạnh tranh để hội nhập với khu
vực và thế giới đòi hỏi đất nước phải có một thị trường tiền tệ đủ mạnh đồng bộ
với một trình độ khoa học công nghệ cao, sản phẩm hàng hoá đa dạng, phong
phú, với một đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý và kỹ năng nghiệp vụ điêu luyện.
Tình hình này đã đặt ra những vấn đề mới với nhiều khó khăn, vướng mắc cần
phải giải quyết. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp,kiến nghị
cho sự phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là một
vấn đề hết sức cần thiết.
Xuất phát từ tính cấp bách nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển
thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới”
làm Luận án tiến sĩ kinh tế của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa tài chính, các
nghiên cứu đã hệ thống được nhóm giải pháp cần thực hiện để tăng cườn g
sự phát triển của thị trường tiền tệ liên quan đến công tác hoàn thiện hơn
nữa các cấu phần của thị trường tiền tệ, điều hành chính sách tiền tệ linh
hoạt, đẩy mạnh công tác thanh tra giám sát và phối hợp đồng bộ giữa
Chính sách tiền tệ và Chính sách tài khóa.
Các nghiên cứu nước ngoài về thị trường tiền tệ Việt Nam nhìn chung còn
tương đối hạn chế về số lượng, tuy nhiên cũng có một số các nghiên cứu đã được
thực hiện về thị trường tiền tệ của các quốc gia trong khu vực cũng như các nền
2
kinh tế chuyển đổi từ bao cấp sang cơ chế thị trường (Transition economy) – các
quốc gia vốn có đặc điểm về nền kinh tế nói chung và sự phát triển về thị trường
tiền tệ nói riêng khá tương đồng với Việt Nam. Vì vậy những nghiên cứu này
cũng góp phần cung cấp những vấn đề lý luận cũng như bài học phát triển thị
trường tiền tệ quý báu cho Việt Nam.
Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu khác về phát triển thị trường tiền tệ
trong bối cảnh Việt Nam từng bước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế về
thương mại, dịch vụ, tài chính ngân hàng nhưng hầu hết các đề tài này mới chỉ đề
cập tới yêu cầu hội nhập của hệ thống ngân hàng theo lộ trình của các hiệp định
được ký kết. Việc đánh giá cụ thể các tác động của việc gia nhập WTO đối với sự
phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam vẫn là một khoảng trống cần được tập trung
nghiên cứu.
Qua nghiên cứu các công trình khoa học, tác giả có tiếp thu được nhiều vấn
đề về lý luận cũng như thực tiễn trên những khía cạnh khác nhau của thị trường
tiền tệ, từng thị trường bộ phận nói riêng đã được phân tích, luận giải tùy theo
mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của từng công trình. Tuy nhiên, chưa
có công trình khoa học nào đã công bố nghiên cứu về phát triển thị trường tiền tệ
ở Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) một cách toàn
diện cả về cơ sở lý luận, thực tiễn, thực trạng và giải pháp dưới góc độ khoa học
kinh tế chính trị.
Trong luận án này, tác giả nghiên cứu về thị trường tiền tệ ở Việt Nam hiện
nay từ đó đề ra giải pháp phát triển cho giai đoạn tiếp theo – giai đoạn sau khi
Việt Nam gia nhập WTO. Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về vấn
đề này, do đó không bị trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
3. Mục đích nghiên cứu
-Góp phần luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường tiền
tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
-Phân tích thực trạng thị trường tiền tệ ở nước ta thông qua hoạt động của
hệ thống NHTM Nhà nước trong thời gian vừa qua. Đồng thời chỉ ra những
thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình hình thành
và phát triển thị trường tiền tệ.
-Đề xuất các quan điểm và giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường tiền
tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là sự phát triển của thị trường tiền tệ ở
Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế đang được vận hành theo quá trình hội nhập
khu vực và toàn cầu. Đặc biệt giai đoạn sau khi nước ta gia nhập WTO.
Tuy nhiên, phát triển thị trường tiền tệ là một vấn đề rộng lớn, liên quan
đến nhiều lĩnh vực, do đó tác giả chỉ giới hạn nội dung của Luận án trong phạm
3
vi nghiên cứu hoạt động của thị trường tiền tệ đối với các tổ chức tín dụng đang
hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Khung nghiên cứu chung của luận án là
1)Về nội dung phát triển thị trường tiền tệ, tác giả tập trung vào sự phát
triển các thị trường bộ phận như thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường
mở; các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ và cơ chế hoạt động của thị trường
tiền tệ
2) Các điều kiện đảm bảo cho phát triển thị trường tiền tệ bao gồm trình độ
phát triển của nền kinh tế, môi trường luật pháp và các chính sách; năng lực của
hệ thống ngân hàng; sự phát triển của các thị trường có liên quan và vai trò giám
sát của nhà nước đối với hệ thống tài chính.
Khung phân tích của luận án
Điều kiện phát triển
Nội dung phát
triển thị trƣờng
Các tiêu chí
tiền tệ
nghiên cứu
1. Các tiêu
chí
liên
Trình độ phát triển
phát triển các thị
quan
đén
của nền kinh tế
trường bộ phận và
nội
dung
hàng hóa trên các
phát triển thị
thị trường bộ phận
trường tiền
Môi trường luật pháp
tệ
và chính sách
Phát triển các chủ
thể tham gia thị
Năng lực của hệ
2. Các tiêu
trường tiền tệ
thống ngân hàng
chí
liên
quan
đến
điều
kiện
Sự phát triển của các
phát triển thị
thị trường có liên
trường tiền
quan
tệ
Xây dựng cơ chế
hoạt động của thị
Vai trò giám sát của
trường tiền tệ
nhà nước đối với hệ
thống tài chính
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử là cơ sở lý luận và
phương pháp luận cho việc triển khai nghiên cứu vấn đề của Luận án. Đặc biệt
trong đó phương pháp biện chứng duy vật được vận dụng để xem xét tính tất yếu
của sự phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
Luận án còn sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp
so sánh, phương pháp thống kê để tìm hiểu đối tượng, và kết hợp với phân tích kinh
4
tế trên cơ sở các số liệu điều tra thực tế của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
trong thời gian qua.
6. Đóng góp khoa học của luận án
Về lý luận: Khái quát có hệ thống lý luận về thị trường tiền tệ, phân tích
được những đặc điểm cơ bản, cấu trúc và vai trò của thị trường tiền tệ đối với nền
kinh tế. Phân tích nội dung và những nhân tố tác động tới sự phát triển tiền tệ ở
Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
Về thực tiễn: Đánh giá thực trạng thị trường tiền tệ ở Việt Nam trong thời
gian qua; Phân tích được cơ chế hoạt động, mối quan hệ qua lại giữa các thị
trường bộ phận, tác động của quá trình điều hành kinh tế vĩ mô; từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập
WTO.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, Luận án gồm có 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường tiền tệ sau khi gia nhập WTO.
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau 5 năm gia nhập
WTO
Chương 3: Định hướng và giải pháp tiếp tục phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau
khi gia nhập WTO.
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ
SAU KHI GIA NHẬP WTO
1.1. Tổng quan về tiền tệ và thị trƣờng tiền tệ
1.1.1. Lý luận chung về tiền tệ
1.1.1.1. Quan niệm, chức năng của tiền tệ
Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hóa
đóng vai trò là vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa. Nó thể hiện lao động
xã hội và phản ánh quan hệ sản xuất xã hội, quan hê ̣ giữa những người sản xuất
hàng hóa với nhau.
Tiền tệ có 05 chức năng làm thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, thanh
toán, cất trữ và tiền tệ thế giới.
1.1.1.1.Cung cầu về tiền tệ
Ngân hàng Trung ương là cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm cung ứng tiền
cho nền kinh tế, giữ cho quan hệ cung cầu tiền luôn cân đối để ổn định thị
trường, giá cả, sản xuất, lưu thông... Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Ngân hàng
Trung ương rút bớt tiền khỏi lưu thông khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát,
cung thêm tiền vào lưu thông khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái. Bằng cách
tăng giảm việc cung ứng tiền, Ngân hàng Trung ương đã điều tiết các hoạt động
kinh tế.
5
1.1.2. Thị trường tiền tệ và vai trò của thị trường tiền tệ
1.1.2.1. Khái niệm thị trường tiền tệ. Từ khái niệm về tiền tệ của các nhà
kinh tế học như đã phân tích trên, có nhiều quan niệm khác nhau về thị trường
tiền tế. Trong phạm vi luận án này tác giả tiếp cận thị trường tiền tệ với tư cách
là thị trường bán buôn các công cụ nợ với thời hạn ngắn, độ rủi ro thấp và tính
lỏng cao. Theo điều 9, Luật sửa đổi một số điều của Luật NHNN (năm 2003):
“TTTT là thị trường vốn ngắn hạn nơi mua,bán ngắn hạn các giấy tờ có giá, bao
gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu NH, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá
khác”. Theo điều 6, Luật NHNN (năm 2010): “TTTT là nơi giao dịch ngắn hạn
về vốn”.
1.1.2.2.Đặc điểm của thị trường tiền tệ
Tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà thị trường tiền tệ có đặc điểm khác nhau.
Nhìn chung, có sáu đặc điểm nổi bật.Một là, trong thị trường tiền tệ, hàng hoá
được đưa ra trao đổi mua bán chủ yếu là các chứng khoán ngắn hạn tức là các
giấy tờ có giá trị ngắn hạn, và có tính thanh khoản rất cao.Hai là, việc mua bán,
trao đổi trên thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu vốn hoặc nhằm đến khả năng
sinh lời của tiền tệ.Ba là, “Gía cả hàng hoá” chính là lãi suất trên thị trường tiền
tệ do các nhà kinh doanh tiền tệ mua, bán hay vay, mượn vốn lẫn nhau do các
bên thoả thuận theo qui luật cung – cầu về nguồn vốn ngắn hạn và chứng khoán
ngắn hạn.Bốn là, trong thị trường này, có sự tham gia của nhiều thành viên, trong
đó sự tham gia của Ngân hàng Trung ương là không thể thiếu được. Năm là, thị
trường tiền tệ ngày nay không diễn ra ở một địa chỉ cụ thể, nó chỉ là một khái
niệm nói lên sự tiếp xúc giữa cung và cầu để hình thành giá cả từng loại chứng
khoán nợ. Sáu là, một đặc điểm đã có tính thống kê, thị trường tiền tệ là thị
trường bán buôn với những lượng hàng giao dịch rất lớn.
1.1.2.3 Về vai trò của thị trường tiền tệ đối với nền kinh tế - xã hội
Về mặt lý luận kinh tế học cho thấy thị trường tiền tệ rất phát triển ở các nước
có nền kinh tế thị trường. Một thị trường tiền tệ hoạt động tích cực, tổ chức hoàn
hảo chẳng những đem lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng Thương mại, mà còn cho
các cơ sở tài chính, doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị
trường, sự phát triển của thị trường tiền tệ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của
sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa không những trên phạm vi một quốc gia
mà còn mở rộng ra quốc tế.
a-Thị trường tiền tệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế
b-Thị trường tiền tệ là cơ sở phát triển thị trường tài chính
c-Thị trường tiền tệ là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước
1.2. Phát triển thị trƣờng tiền tệ: Bản chất, nội dung và điều kiện
1.2.1. Bản chất của phát triển thị trường tiền tệ.
1.2.1.1. Khái niệm: Về cơ bản, sự phát triển thị trường tiền tệ là một khái
niệm rất rộng và có nhiều quan niệm khác nhau. Về mặt lý thuyết, dưới tác động
của phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất,
6
nền kinh tế thị trường đã được hình thành và phát triển. Kinh tế thị trường phát triển
cao, thị trường tiền tệ do đó cũng phát triển theo. Các thị trường bộ phận dần được
hình thành một cách tự nhiên theo đúng qui luật.
1.2.1.2. Thực chất của sự phát triển thị trường tiền tệ
1) Phát triển thị trường tiền tệ là tạo kênh huy động vốn tạm thời nhàn rỗi, tạo
cung vốn ngắn hạn cho nền kinh tế.
2) Thúc đẩy cầu về vốn tiền tệ, tạo thanh khoản cho thị trường.
3) Là biện pháp để ổn định và điều hoà lưu thông tiền tệ, điều hoà vốn ngắn
hạn giữa các trung gian tài chính, phi tài chính, Chính phủ.
4) Là việc đổi mới hệ thống và cơ chế hoạt động của thị trường tiền tệ phù
hợp với thông lệ quốc tế.
- Phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng.
- Tạo lập cơ chế hoạt động cho thị trường tiền tệ:
1.2.2. Nội dung phát triển thị trường tiền tệ
1.2.2.1. Phát triển các thị trường bộ phận và hàng hóa trên các thị trường
bộ phận của thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ chính là hệ thống các thị trường bộ phận cấu thành thị
trường tiền tệ, bao gồm thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường tiền tệ mở
rộng. Có thể hình dung thị trường tiền tệ trong cấu trúc của hệ thống thị trường tài
chính qua sơ đồ sau.
THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ
THỊ
TRƯỜNG
TIỀN TỆ
LIÊN
NGÂN
HÀNG
Thị
trường
Nội tệ
Liên
ngân
hàng
THỊ
TRƯỜNG
TIỀN TỆ
MỞ RỘNG
Thị
trường
Ngoại
tệ liên
ngân
hàng
THỊ TRƢỜNG VỐN
TRÁI
THỊ
TRƯỜNG
CỔ
PHIẾU
PHIẾU
THỊ
TRƯỜNG
Thị
trường
Giấy tờ
có giá
Thị
trường
Tín
dụng
Sơ đồ 1.2: Thị trường tiền tệ trong cấu trúc hệ thống của thị trường tài chính
7
Thứ nhất, phát triển thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng
(1)Khái niệm thị trường tiền tệ liên ngân hàng
Thị trường liên ngân hàng là thị trường bán buôn vốn ngắn hạn giữa các
NHTM, các tổ chức tài chính phi ngân hàng với nhau và với Ngân hàng Trung
ương nhằm đáp ứng khả năng thanh toán và khả năng sử dụng nguồn vốn của
các tổ chức tham gia. Thông qua TT LNH, các NHTM thực hiện trao đổi với
nhau các khoản vốn tạm thời thừa ở một số ngân hàng này, với các khoản vốn
tạm thời thiếu ở một số ngân hàng khác thông qua các tài khoản của họ ở ngân
hàng Trung ương, nhằm bù đắp số thiếu hụt quỹ dự trữ bắt buộc, đáp ứng nhu
cầu thanh toán của khách hàng, bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ giữa các
ngân hàng.
(2) Đặc điểm thị trường tiền tệ liên ngân hàng
- Thị trường liên ngân hàng là thị trường có độ tin cậy rất cao
- Thị trường liên ngân hàng là thị trường bán buôn vốn ngắn hạn
- Chủ thể tham gia thị trường liên ngân hàng đa dạng.
- Các hình thức giao dịch trong thị trường liên ngân hàng
+ Quan hệ vay vốn giữa các ngân hàng.
+ Quan hệ gửi vốn giữa các ngân hàng
- Đồng tiền giao dịch trên trị trường liên ngân hàng là nội tệ và ngoại tệ
+ Thị trường nội tệ liên ngân hàng (còn gọi là TTTT trong nước);
+ Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (ngoại hối),còn gọi là thị
trường ngoại hối;
Thứ hai, phát triển thị trƣờng tiền tệ mở rộng.
Thị trường tiền tệ mở rộng là thị trường mà đối tượng mua bán bao gồm
các ngân hàng, các công ty kinh doanh, môi giới chứng khoán và công chúng.
Hay nói cách khác, thị trường tiền tệ mở rộng là thị trường vốn ngắn hạn giữa các
chủ thể kinh tế như nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp và cả các cá nhân.
Căn cứ tính chất sản phẩm dịch vụ, thị trường tiền tệ mở rộng được chia
thành hai bộ phận đó là thị trường giấy tờ có giá ngắn hạn và thị trường tín dụng.
(1)Thị trường giấy tờ có giá ngắn hạn.
Thị trường giấy tờ có giá ngắn hạn là nơi mua bán trao đổi các giấy tờ có giá
ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu thương mại, kỳ phiếu ngân hàng, chứng
chỉ tiền gửi tiết kiệm,tín phiếu của các công ty tài chính, khế ước giao hàng, v.v...
(2) Thị trường tín dụng.
Thị trường tín dụng là thị trường mà các nguồn vốn được luân chuyển theo
nguyên tắc tín dụng để huy động vốn từ những người có vốn và cho vay những
8
người cần vốn nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Căn cứ vào thành viên tham
gia, thị trường tín dụng được phân chia như sau:
-Tín dụng ngân hàng: Chủ thể tham gia là các ngân hàng với nhau (là
thị trường liên ngân hàng), hoặc giữa các ngân hàng và khách hàng của họ.
-Tín dụng thương mại: Chủ thể tham gia là các doanh nghiệp có quan
hệ kinh doanh thường xuyên với nhau.
-Tín dụng Nhà nước: Chủ thể tham gia là Nhà nước và các tầng lớp
dân cư.
- Tín dụng tự do giữa các tầng lớp dân cư.
Thứ ba, mối quan hệ giữa các thị trƣờng bộ phận của thị trƣờng tiền tệ
-Mối quan hệ trong TT tiền tệ - thị trường nội tệ và thị trường ngoại tệ
-Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán
-Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường tín dụng
Thứ tƣ, phát triển các công cụ - hàng hóa trên thị trƣờng tiền tệ.
(1) Phát triển hàng hóa- công cụ chiết khấu là những giấy chứng nhận
nợ ngắn hạn không mang lãi suất, được bán với giá chiết khấu và được thanh
toán khi đến hạn với đầy đủ mệnh giá.
(2) Phát triển hàng hóa- Công cụ mang lãi suất.
1.2.2.2. Phát triển các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ
-Kho bạc Nhà nước là tổ chức phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu CP.
-Các Ngân hàng Thương mại là tổ chức phát hành kỳ phiếu ngân hàng,
chứng chỉ tiền gửi CDs và phiếu chấp nhận BAs.
-Ngân hàng Trung ương
-Nhà đầu tư
-Người môi giới và người kinh doanh
1.2.2.3. Xây dựng cơ chế hoạt động của thị trường tiền tệ
Thứ nhất, phương thức giao dịch và lãi suất trên thị trường tiền tệ
Phƣơng thức giao dịch
Lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ
1.2.3. Những cam kết, các điều kiện và sự cần thiết phát triển thị trường
tiền tệ sau khi gia nhập WTO
1.2.3.1. Những cam kết về lĩnh vực tiền tệ khi gia nhập WTO
1.2.3.2. Các điều kiện để phát triển thị trường tiền tệ sau gia nhập WTO
Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế xã hội.
Thứ hai, hệ thống Luật pháp và chính sách kinh tế.
Thứ ba, năng lực thực tế của các Ngân hàng.
Thứ tư, trình độ phát triển của các thị trường liên quan
- Thị trường hàng hoá và dịch vụ.
9
- Thị trường bất động sản.
- Thị trường tài chính.
1.2.3.3.Sự cần thiết phải phát triển TTTT sau khi gia nhập WTO
Thứ nhất, do yêu cầu chủ động nắm bắt cơ hội và chủ động đối phó những
thách thức khi gia nhập WTO.
Thứ hai, phát triển thị trường tiền tệ để đáp ứng nhu cầu về vốn cho tăng
trưởng và phát triển của nền kinh tế
1.3. Kinh nghiệm phát triển TTTT của một số quốc gia sau khi gia
nhập WTO và bài học cho Việt Nam
Thị trường tiền tệ của các nước Châu Âu đã có sự phát triển ở mức cao. Cơ
chế vận hành hoàn toàn theo thị trường nên có tính linh hoạt và sự mất cân đối
cung cầu được điều tiết tự động theo thị trường. Tuy nhiên, thị trường tiền tệ Việt
Nam có nét tương đồng với thị trường tiền tệ của một số nước trong khu vực như
Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan…
1.3.1.Kinh nghiệm phát triển TTTT của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển TTTT của Nhật Bản sau khi gia nhập WTO
1.3.3.Kinh nghiệm phát triển TTTT của Singapore sau khi gia nhập WTO
1.3.4.Một số nét về thị trường tiền tệ ở các nước đang phát triển
1.3.5. Bài học kinh nghiệm vận dụng đối với Việt Nam
Việc nghiên cứu, tìm hiểu về sự phát triển thị trường tiền tệ của Trung
Quốc, Nhật Bản và Singapore sau khi gia nhập WTO cho chúng ta thấy được
nhiều bài học kinh nghiệm.
Thứ nhất, việc tự do hoá lãi suất là yếu tố chủ chốt để tạo ra sự sôi động và
cạnh tranh trên thị trường tiền tệ ở các nước này.
Thứ hai, tăng cường dự trữ thanh khoản hiện tại để phòng ngừa rủi ro.
Thứ ba, thiếu tính đa dạng các công cụ tài chính mới các ngân hàng có thể
nắm giữ hoặc bán trên thị trường thứ cấp để quản lý vốn khả dụng.
Thứ tư, xây dựng TT liên ngân hàng phát triển, có tính chuyên nghiệp cao.
Thứ năm, các ngân hàng tham gia TTTT nói chung khá lành mạnh, do đó các
ngân hàng có thể giao dịch với ngân hàng khác mà không sợ rủi ro quá mức.
Thứ sáu, các ngân hàng nước ngoài không bị hạn chế trong việc huy động
tiền gửi trong nước hoặc cho người trong nước vay,do đó các ngân hàng này có
thể cạnh tranh ngang bằng với các ngân hàng trong nước
10
Thứ bảy, các giao dịch vay và cho vay có thể được thực hiện thông qua
người môi giới tiền tệ và nên có thời hạn từ 1 – 15 ngày. Giao dịch vay nóng trên
thị trường liên ngân hàng không cần tài sản thế chấp, nhờ vậy hạn chế tối thiểu
tài sản thế chấp trên thị trường liên ngân hàng.
Thứ tám, thành lập Sàn giao dịch điện tử tập trung cho thị trường tiền tệ,
ngoại hối, trái phiếu và công cụ phái sinh.
Thứ chín, xây dựng quy tắc ứng xử và phát huy tính tự tuân thủ của các
thành viên thị trường.
Việt Nam đang từng bước chuyển kiểm soát tiền tệ từ các công cụ trực tiếp
sang các công cụ gián tiếp. Qúa trình phát triển thị trường tiền tệ ở các nước
Đông Á, nhất là của Trung Quốc có thể là những kinh nghiệm để chúng ta nghiên
cứu, học tập và áp dụng vào thực tiễn Việt Nam.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chương này trên cơ sở tổng quan các lý thuyết về tiền tệ và thị trường tiền
tệ, luận án đã xây dựng khung lý thuyết về phát triển thị trường tiền tệ. Khung lý
thuyết này chỉ rõ nội dung của phát triển TTTT là phát triển các bộ phận thị
trường tiền tệ, phát triển các hàng hóa của thị trường tiền tệ, phát triển các chủ
thể tham gia thị trường và phát triển cơ chế vận hành của TTTT.
Đồng thời luận án đã chỉ ra các yêu cầu TTTT sau khi gia nhập WTO, các
điều kiện và sự cần thiết của việc phát triển TTTT sau khi gia nhập WTO.
Chương này cũng phân tích kinh nghiệm phát triển thị trường tiền tệ của
Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore sau khi gia nhập WTO và rút ra một số bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển thị trường tiền tệ
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ
Ở VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO
2.1. Khái quát chung về sự phát triển của thị trƣờng tiền tệ ở Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Thị trường tiền tệ đã được thiết lập trong cơ cấu tài chính tại nước ta từ 1993.
Mặc dù thị trường này chưa phát triển, nhưng các bộ phận cấu thành của thị
trường tiền tệ cũng đã hình thành ở mức độ nhất định.
11
Theo cách tiếp cận trong phần này, tác giả sẽ xem xét thực trạng thị trường
tiền tệ bao gồm 05 bộ phận căn cứ vào hoạt động của các chủ thể trên thị trường.
Thứ nhất là thị trường nội tệ liên ngân hàng; Thứ hai là thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng; Thứ ba là thị trường giấy tờ có giá ngắn hạn; Thứ tư là thị trường tín
dụng;Thứ năm là hoạt động điều tiết của NHNN.
Sơ đồ 2.1: Mô hình thị trường tiền tệ Việt Nam
(Đề án PT TTTT của NHNN)
2.2. Thực trạng phát triển thị trƣờng tiền tệ ở Việt Nam
2.2.1. Thực trạng phát triển các thị trường bộ phận và hàng hóa của các thị
trường này ở Việt nam những năm qua
2.2.1.1. Thực trạng thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam và hàng hóa của
thị trường tiền tệ liên ngân hàng
Bảng 2.2 -Doanh số giao dịch trên TTTT liên ngân hàng
Đơn vị:Triệu đồng; ngàn USD
Doanh số cho vay
Doanh số tiền gửi
Thời gian
VNĐ
USD
VNĐ
USD
Năm 2005
3.114.982
1.097.279
52.016.579
5.412.309
Năm 2006
2.113.922
50.202
101.414.707
5.802.178
Năm 2007
23.458.546
24.560.671
9.381.802.652
244.773.306
Năm 2008
46.817.092
40.934.452
15.636.337.754
611.933.265
Năm 2009
117.042.730
68.224.087
31.272.675.508
1.223.866.529
Năm 2010
234.085.461
121.828.726
52.121.125.847
1.748.380.756
Năm 2011
334.407.802
152.285.907
86.868.536.412
2.185.475.945
Năm 2012
2.008.327.919
1.239.345.283
4.006.333.654
2.391.596.275
1.487.727.884
761.821.549
837.572.480
883.227.897
Tháng 7/2013
12
Nguồn: Báo cáo thực hiện giao dịch TTLNH của NHNN
-Thứ nhất, thị trường nội tệ liên ngân hàng và hàng hóa trên thị trường
Bảng 2.4. Diễn biến doanh số cho vay, gửi tiền bằng VND
từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2013
2007
NHTM Nhà nước
2008
2009
2010
2011
Đơn vị: Ngàn tỷ đồng
2012
Tháng
7/2013
118
245
483
805
1.149
1.331
483
NHTM cổ phần
2.509
4.181
8.362
13.937
19.910
2.617
932
Chi nhánh NH nước
9.966
16.609
35.218
58.697
83.853
1.929
873
12.592
21.035
44.063
73.438
104.912
6.014
2.316
ngoài, liên doanh
Tổng số
Nguồn: Báo cáo quan hệ cho vay, gửi tiền giữa các TCTD của NHNN.
- Thứ hai, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (ngoại hối) và hàng hóa trên TT
2.2.1.2. Thực trạng thị trƣờng tiền tệ mở rộng và hàng hóa của thị trƣờng
Thứ nhất, thị trƣờng giấy tờ có giá ngắn hạn
-Thị trường mua/bán GTCG giữa NHNN với các TCTD qua NVTTM
- Thị trường tín phiếu kho bạc
Bảng 2.10-Tình hình giao dịch TPCP và TPKB tại
Sở giao dịch Chứng khoán và Sở giao dịch NHNN
Đơn vị: Tỷ đồng
Trái phiếu Chính phủ
Tín phiếu Kho bạc
Năm 2009
Đấu thầu
2.385
Outright
21.104
Repos
1.265
Đấu thầu
10.714
OMO
165.960
Năm 2010
27.959
123.458
4.203
8.350
92.393
Năm 2011
37.878
112.197
461
2.150
57.722
Tổng cộng
66.212
256.759
5.929
21.214
316.075
Nguồn: website Sở Giao dịch Chứng khoán HN; Sở giao dịch NHNN VN.
+ Tín phiếu kho bạc là trái phiếu Chính phủ ngắn hạn (thời hạn dưới
một năm) do Kho bạc Nhà nước phát hành thông qua đấu thầu tại NHNN
+ Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 1 năm trở lên do Chính phủ phát
hành nhằm huy động vốn cho ngân sách để đầu tư vào một số lĩnh vực nhất định.
- Trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển ban hành: Ngân hàng Phát
triển phát hành trái phiếu để đầu tư vốn phát triển hạ tầng dài hạn.
13
- Tín phiếu NHNN cũng là công cụ nợ ngắn hạn do NHNN phát hành nhằm
thực hiện mục tiêu CSTT.
- GTCG ngắn hạn do các TCTD phát hành là chủ yếu là kỳ phiếu, chiếm
khoảng 95% tổng nguồn vốn huy động từ các GTCG.
- Trái phiếu chính quyền địa phương phát hành
- Trái phiếu doanh nghiệp:
- Công trái hay Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng cũng là những hàng
hóa được giao dịch trên thị trường này, tuy mức độ giao dịch khác nhau tùy từng
loại.
- Nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM) được NHNN chính thức thực hiện từ
12/7/2000, đánh dấu bước tiến quan trọng của NHNN trong việc chuyển sang
điều hành chính sách tiền tệ bằng công cụ tiền tệ gián tiếp.
Bảng 2.11 - Khối lƣợng giao dịch nghiệp vụ Thị trƣờng mở
từ năm 2007 đến tháng 7/2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Tháng 1/2013
2/2013
3/2013
4/2013
5/2013
6/2013
7/2013
Tổng cộng
Khối lượng dự
kiến
2.006.100
1.359.823
1.113.000
2.898.000
2.992.000
1.392.000
135.000
181.000
40.000
41.000
43.000
20.000
142.000
602.000
Khối lượng đăng
ký hợp lệ
718.578
4.030.675
3.613.330
4.031.749
5.973.652
1.382.540
80.164
123.152
66.821
9.976
78.200
2.225
117.502
478.040
Khối lượng trúng thầu
Mua
Bán
60.495
356.844
947.206
88.860
966.811
100
2.101420
7.295
2.440.045
0
449.923
173.944
11.057
53.734
53.586
49.259
6.331
14.874
8.996
0
10.047
20.000
2.225
0
40.002
33.752
132.244
171.619
Nguồn: Báo cáo hoạt động NVTTM của NHNN
-Thị trường mua, bán có kỳ hạn GTCG giữa các tổ chức tài chính
Hiện nay, các giao dịch mua, bán có kỳ hạn song phương qua NVTTM giữa
NHNN với các TCTD chiếm ưu thế trên thị trương mua, bán có kỳ hạn. Các hoạt động
mua, bán có kỳ hạn giữa các tổ chức tài chính ( Giao dịch giữa các tổ chức tài chính
trên thị trường tiền tệ, ngoại trừ NHNN) ở Việt Nam còn tương đối ít. Phần lớn các
giao dịch này là giao dịch giữa các TCTD và các công ty chứng khoán, hoặc giữa các
TCTD với nhau (trong đó chủ yếu là giao dịch giữa các TCTD), các doanh nghiệp chưa
quan tâm đến hoạt động này do lãi suất trái phiếu Chính phủ còn thấp, chưa hấp dẫn.
14
Thứ hai, thị trường tín dụng ngắn hạn và hàng hóa của thị trường
Khi nghiên cứu thị trường tiền tệ mở rộng, sẽ là không đầy đủ nếu như không
tìm hiểu thị trường tín dụng, một thị trường truyền thống hiện vẫn giữ vị trí quan trọng
nhất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thể hiện cụ thể qua các nghiệp
vụ đi vay và cho vay của các ngân hàng với các khách hàng của họ. Hiện nay, thị
trường tín dụng vẫn đem lại tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của các ngân hàng đang
hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Thị trường tín dụng của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam (Bao gồm cả
NHTM.NN đã cổ phần hoá).
(1)- Huy động vốn
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động của hệ thống NHTM Nhà nước và
cũng là nguồn vốn tín dụng chủ lực trong hệ thống các TCTD ở Việt Nam.
Bảng 2.12- Vốn huy động của các NHTM Nhà nƣớc
2005
2006
2007
2008
2009
Đơn vị: Ngàn tỷ đồng
2011
2012
2010
1- NH Ngoại Thương
- Tỷ lê/Tài sản nợ
125,8
74,5
127,8
71,3
163,5
76,4
194,8
73,9
233,7
75,4
209,1
67,78
231,7
62,63
345,30
90,30
2- NH Đầu tư & PT
- Tỷ lê/Tài sản nợ
3- NH Công thương
- Tỷ lê/Tài sản nợ
4- NH NN & PTNT
- Tỷ lê/Tài sản nợ
Nguồn vốn huy động
- Tỷ lê/Tài sản nợ
117,2
63,3
138,7
62,6
180,1
68,7
203,5
67,8
280,3
70,4
281,1
76,31
286,7
69,58
447,45
97,26
74,7
72,7
93,4
75,5
106,1
73,1
108,8
71,7
220,6
75,6
242,8
65,39
316,6
66,69
460,08
96,37
142,7
61,3
200,4
58,9
273,7
57,2
338,1
57,5
411,5
61,2
405
77,46
423
75,53
557,03
97,63
460,4
68,3
560,2
66,8
723,4
67,7
845,2
66,6
1.146,1
67,7
1.137,9
68,5
1.258 3.920.075
69,25
95,19
Nguồn: Báo cáo thường niên 2005 – 2012
(2)- Cho vay vốn
Cho vay nền kinh tế, đối với các NHTM Nhà nước, cho vay nền kinh tế đã và đang là
hoạt động sinh lợi chủ yếu trong tài sản có và mang lại nguồn thu nhập lớn nhất. Thực
tế này cũng đúng với hầu hết các NHTM đang hoạt động ở Việt Nam.
Bảng 2.14- Cho vay nền kinh tế của NHTM Nhà nƣớc
2005
2006
2007
2008
2009
Đơn vị: Ngàn tỷ đồng
2010
2011
2012
1. NH Ngoại thương
- Tỷ lệ trong tài sản có (%)
2. NH Đầu tư & Phát triển
- Tỷ lệ trong tài sản có (%)
116
24,3
136
73,5
117
21,5
144
72,0
129
35,9
157
77,6
3. NH Công thương
- Tỷ lệ trong tài sản có (%)
4. NH NoN và PTNT
- Tỷ lệ trong tài sản có (%)
Tổng cộng
- Tỷ lệ trong tài sản có (%)
135
61,3
139
76,3
526
56,6
142
61,6
156
84,0
559
58,1
155
162
169
233
292
333
66,9 63,8 68,2
63,7
61,5
66,2
176
214
342
415
444
481
78,6 83,4 84,7
85,5
79,2
78,2
618
679
832 1.071 1.235 1.396
65,1 66,8 68,0
68,7
67,9
69,2
Nguồn: Báo cáo dư nợ cho vay nền KT của NHNN
140
40,7
164
72,9
148
40,9
173
72,4
176
41,2
247
72,6
208
56,3
291
70,6
241
58,2
340
70,1
15
2.2.1.3. Nhận xét chung về sự phát triển của các thị trƣờng bộ phận và hàng
hóa trên các thị trƣờng bộ phận của thị trƣờng tiền tệ
- Thứ nhất, các thị trường bộ phận của TTTT đã hình thành
-Thứ hai, TTTT đang phát triển tiến gần hơn với các thông lệ quốc tế.
-Thứ ba, quy mô giao dịch ngày càng tăng.
- Thứ tư, vai trò điều hành TTTT của NHNN
-Thứ năm, hoạt động của thị trường đã góp phần thúc đẩy cơ chế điều hoà vốn
ngắn hạn một cách linh hoạt
- Thứ sáu, việc phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc theo phương thức đấu thầu
qua NHNN đã mở ra một kênh phát hành mới,
2.2.2. Thực trạng về các chủ thể tham gia cung cầu trên thị trường tiền tệ
- Thứ nhất: Trên TTTT Việt Nam, Chính phủ tham gia với tư cách là người phát
hành các tín phiếu, trái phiếu Chính phủ
-Thứ hai: NHNN đổi mới về cơ cấu tổ chức và phương thức điều hành.
- Thứ ba: Các TCTD đang trong quá trình chấn chỉnh, củng cố và cơ cấu lại.
- Thứ tư: Các TCTC phi ngân hàng, Các công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư:
-Thứ năm: Doanh nghiệp, cá nhân tham gia TTTT với tư cách nhà đầu tư vào công
cụ nợ.
2.2.3. Thực trạng cơ chế hoạt động của thị trường tiền tệ.
- Thứ nhất, về vai trò quản lý và điều tiết TT của ngân hàng Nhà nước.
- Thứ hai, về cơ bản, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã tạo được một
hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động của TTTT theo hướng phát triển và hội
nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế.
-Thứ ba, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ngày càng gần với lãi suất thị
trường và dần dần đã phản ánh được cung cầu vốn trên thị trường.
- Thứ tư, hoạt động của thị trường đã góp phần thúc đẩy cơ chế điều hoà vốn
ngắn hạn một cách linh hoạt, trong phạm vi toàn hệ thống các ngân hàng, từ đó
phát huy hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM.
- Thứ năm, trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tỷ giá giao dịch giữa USD
và VNĐ trên thị trường được thoả mãn trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trong phạm
vi quy định của NHNN.
2.3. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân hạn chế của sự phát triển thị
trƣờng tiền tệ ở Việt Nam theo yêu cầu hội nhập WTO
2.3.1. Những hạn chế chủ yếu của sự phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam
theo yêu cầu hội nhập WTO
2.3.1.1 Những hạn chế trong phát triển hệ thống thị trường bộ phận và hàng
hóa trên các thị trường bộ phận của thị trường tiền tệ.
16
- Thứ nhất, quy mô hoạt động của thị trường còn nhỏ, phụ thuộc chủ yếu vào các
NHTM Nhà nước
-Thứ hai, các thị trường bộ phận chưa hoàn thiện
-Thứ ba, sự phát triển hàng hóa trên thị trường còn chưa đáp ứng yêu cầu
2.3.1.2. Hạn chế của các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ
- Một là, ở Việt Nam hiện nay chưa có TTTT phát triển một cách thực sự.
- Hai là, NHNN là NHTW thực hiện ba chức năng
- Ba là, thiếu những tổ chức trung gian (những nhà môi giới tiền tệ chuyên
nghiệp) trên thị trường, thiếu những nhà tạo lập thị trường (market maker) những người được yêu cầu phải yết giá mua và giá bán của tất cả các công cụ
đang giao dịch trên thị trường.
- Bốn là, thị trường mở chưa sôi động.
2.3.1.3. Những hạn chế về cơ chế hoạt động của TTTT
- Một là, NHNN chưa thật sự có quyền chủ động trong điều tiết trên TTTT,
còn bị phụ thuộc quá lớn vào Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ.
- Hai là, thông tin về thị trường và phương tiện và kỹ thuật giao dịch.
- Ba là, các giao dịch giữa các thành viên trên cơ sở tín chấp, nên chủ yếu là
không có đảm bảo, nếu không phải có sự bảo lãnh của NHNN, hoặc bảo đảm
bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay.
- Bốn là, lãi suất chào cho vay, gửi tiền liên ngân hàng (VNIBOR) do
Thomsons Reuters công bố chưa phản ánh lãi suất thị trường
- Năm là, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch còn đơn giản chưa đi vào chiều
sâu, mới chỉ áp dụng cho vay trao tay trực tiếp, thông qua hợp đồng tiền gửi, ít áp
dụng các hình thức giao dịch hiện đại
- Sáu là, quy tắc ứng xử trên TTTT chưa được ban hành
- Bảy là,chưa xây dựng được đường cong lợi tức chuẩn của trái phiếu Chính
phủ do các loại trái phiếu Chính phủ phát hành chưa đa dạng về thời hạn
- Tám là, chưa có công ty định mức tín nhiệm có uy tín tại Việt Nam nên
chưa tạo điều kiện cho việc phát triển và sử dụng các công cụ chuyển nhượng
trong các giao dịch trên TTTT liên ngân hàng.
-Chín là, chưa có hệ thống giao dịch tập trung/hệ thống thông tin tập trung
giữa các thị trường bộ phận của TTTT do đó gây khó khăn cho các thành viên
trong việc tìm kiếm đối tác và thông tin thị trường.
-Mười là phương thức giao dịch thường được căn cứ vào mức độ tin tưởng
lẫn nhau giữa các NHTM; tuy có nhiều thay đổi quan trọng nhưng chưa được
thiết lập theo tiêu chuẩn quốc tế
- Mười một là, hoạt động điều tiết vốn trên thị trường giữa các ngân hàng còn
kém hiệu quả
17
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển thị trường tiền tệ
ở Việt Nam.
2.3.2.1. Môi trường kinh tế ở Việt Nam còn nhiều bất cập cản trở đến sự
phát triển của thị trường tiền tệ.
Thứ nhất, các doanh nghiệp nhà nước
Thứ hai, thu nhập của người dân ở Việt Nam hiện nay còn thấp, tỷ lệ giữa tiết
kiệm và tiêu dùng còn quá chênh lệch
Thứ ba, bộ máy lãnh đạo điều hành chưa có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm
điều hành hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường
2.3.2.2. Hệ thống pháp luật ngân hàng chưa thật sự đồng bộ và còn chưa phù
hợp thông lệ quốc tế.
-Thứ nhất, hệ thống chính sách, pháp luật ngân hàng hiện nay còn có một số
hạn chế đã tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các loại hình tổ chức tín dụng, giữa các
nhóm ngân hàng và giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài, gây ra
sự cạnh tranh thiếu lành mạnh
-Thứ hai, hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động của thị trường chưa đồng
bộ.
- Thứ ba, Quy chế vay vốn giữa các TCTD còn nhiều bất cập
-Thứ tư, tình trạng Đô la hoá ngày càng tăng mà chưa thể khắc phục điều đó
cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng găm giữ ngoại tệ, chỉ có nhu
cầu mua mà không muốn bán làm cho TT ngoại tệ liên ngân hàng kém sôi động.
- Thứ năm, chính sách lãi suất huy động chưa thực sự linh hoạt theo tín hiệu
thị trường nên chưa có sức hấp dẫn khách hàng
2.3.2.3. Năng lực của các ngân hàng còn hạn chế.
- Thứ nhất, vốn tự có của các NHTM NN còn quá nhỏ bé so với quy mô hoạt
động cũng như với các ngân hàng trong khu vực và đây là một trong những điểm
yếu nhất của các NHTM Nhà nước
-Thứ hai, lượng tiền mặt trong lưu thông quá lớn mà các ngân hàng chưa thu
hút được một cách hiệu quả
- Thứ ba, nguồn nhân lực chưa được đào tạo và trang bị kiến thức cần thiết về
chuyên môn, nghiệp vụ và về quản lý doanh nghiệp
-Thứ tư, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin còn hạn chế
2.3.2.4. Sự phát triển của các thị trường có liên quan còn ở trình độ thấp,
chưa đồng bộ và đang gặp nhiều khó khăn.
2.3.2.5. Công tác giám sát tài chính còn nhiều bất cập
18
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trên cơ sở khung lý thuyết của chương 1, chương này tác giả tập trung
phân tích cả về thành tựu và hạn chế của quá trình hình thành, phát triển các thị
trường bộ phận của thị trường tiền tệ, của sự phát triển hàng hóa trên thị trường
tiền tệ, của các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ và của cơ chế vận động của thị
trường tiền tệ ở Việt Nam hiện nay.
Luận án cũng đã chỉ ra nguyên nhân hạn chế sự phát triển thị trường tiền
tệ. Đó là môi trường kinh tế ở Việt Nam còn nhiều bất cập cản trở đến sự phát
triển của thị trường tiền tệ; Hệ thống pháp luật ngân hàng chưa thật sự đồng bộ
và còn vấn đề chưa phù hợp thông lệ quốc tế; Năng lực của các ngân hàng còn
hạn chế; và sự phát triển của các thị trường có liên quan còn ở trình độ thấp và
đang gặp nhiều khó khăn.
CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN
THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM SAU GIA NHẬP WTO
3.1. Quan điểm và định hƣớng tiếp tục phát triển thị trƣờng tiền tệ ở Việt
Nam sau khi gia nhập WTO
3.1.1.Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước liên quan đến phát triển thị trường
tiền tệ giai đoạn 2011-2015
3.1.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới tác động đến phát triển thị trường tiền tệ những
năm 2011-2015
Sơ đồ 3.1 – Diễn biến chỉ số CPI giai đoạn 2004 -2012
(Nguồn:Internet)
19
Thứ nhất, sự phát triển thị trường tiền tệ ở nước ta trong những măm tới được sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Thứ hai, tuy nhiên sự phát triển thị trường tiền tệ ở nước ta đang phải đối mặt với
những khó khăn và hạn chế từ bản thân nền kinh tế.
Tăng trƣởng kinh tế giai đoạn năm 2004 - 2012
Biểu đồ 3.1- Tăng trưởng kinh tế (GDP) qua các năm
(Nguồn : Internet)
3.1.2. Quan điểm phát triển TTTT ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Thứ nhất, nhận thức đúng đắn và nhất quán đối với sự phát triển của TTTT
Thứ hai, phát triển TTTT là quá trình lâu dài, không thể nôn nóng, đốt cháy
giai đoạn
Thứ ba, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc “thị trường” trong quá trình điều hành thị
trường tiền tệ
Thứ tư, phát triển thị trường tiền tệ theo hướng hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế, thực hiện tự do hoá tài chính thận trọng và hiệu quả
Thứ năm, phát triển thị trường tiền tệ phải tính đến yếu tố đồng bộ trong sự
phát triển của hệ thống thị trường ở Việt Nam
Thứ sáu, phát triển thị trường tiền tệ đồng thời là quá trình triển khai thực hiện
tốt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng theo quyết định số 254/QĐTTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
3.2. Định hƣớng phát triển TTTT ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO
3.2.1. Phát triển đồng bộ các thị trường, trong đó lưu ý phát triển đồng bộ các
thị trường bộ phận; đa dạng hóa các hàng hóa của thị trường tiền tệ.
3.2.1.1. Phát triển Thị trường nội tệ LNH và thị trường ngoại hối.
20
3.2.1.2. Phát triển thị trường tín dụng và thị trường GTCG (repo).
3.2.1.3. Đa dạng hoá các công cụ trên thị trường tiền tệ
3.2.2. Nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ
Trong giai đoạn 2011 -2015, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính
và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD; cải thiện mức độ an toàn và hiệu
quả hoạt động của các TCTD; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị
trường trong hoạt động ngân hàng. Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được
ít nhất 1 -2 ngân hàng thương mại có quy mô và trình độ tương đương với các
ngân hàng trong khu vực.
3.2.2.1. Đối với NHNN, nâng cao năng lực giám sát TTTT của NHNN
3.2.2.2. Đối với các Ngân hàng Thương mại
Trong nền kinh tế thị trường khó có thể nói tới việc phát triển thị trường tiền
tệ nếu như thiếu một hệ thống ngân hàng lành mạnh, trong đó NHTM có vị trí rất
quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ.
Thứ nhất, củng cố, tái cấu trúc lại hệ thống Ngân hàng Thương mại.
(1)-Đối với các NHTM Nhà nước:
(2)-Đối với các NHTM cổ phần
Thứ hai, nâng cao năng lực tài chính và quản trị vốn của các NHTM VN
(1)-Đối với tài sản có
(2)-Đối với tài sản nợ
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo hoạt động ổn định của TTTT
3.2.2.4. Thành lập Hiệp hội các nhà đầu tư trên thị trường tiền tệ. Nâng cao
vai trò của các Hiệp hội, đặc biệt là Hiệp hội ngân hàng nhằm thúc đẩy TTTT
phát triển.
3.2.2.5. Thành lập công ty chiết khấu các giấy tờ có giá
Nhằm tạo cho thị trường giấy tờ có giá hoạt động theo đúng nghĩa của nó
và để các công cụ TTTT trở thành hàng hoá thực sự thì điều cần thiết phải thành
lập công ty chiết khấu các giấy tờ có giá. Công ty này có nhiệm vụ chiết khấu các
giấy tờ có giá của bất cứ thành viên nào có nhu cầu. Như vậy, sẽ rất linh hoạt
trong việc chuyển đổi giấy tờ có giá khi chủ sở hữu cần tiền ngay. Điều này làm
tăng thêm tính thanh khoản của các giấy tờ có giá. Tạo điều kiện để hoạt động
của thị trường tiền tệ được phát triển.
3.2.2.6. Thành lập công ty môi giới tiền tệ. Nghiên cứu về khả năng thành lập hệ
thống môi giới tiền tệ tại Việt Nam; Hỗ trợ thành lập hệ thống môi giới tiền tệ tại
Việt Nam.
21
Việc thành lập các công ty môi giới tiền tệ sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với
mọi thành viên tham gia thị trường TTTT. Các công ty này sẽ cung cấp các thông
tin về lãi suất, tỷ giá, thời hạn, khối lượng... ở trong nước và quốc tế, của các đối
tác đi vay, cho vay trên thị trường. Các thông tin này được công ty môi giới cung
cấp kịp thời, hiệu quả, tin cậy, đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng.
3.2.3.Hoàn thiện cơ chế hoạt động của thị trường tiền tệ.
3.2.3.1. Nâng cao năng lực điều hành, tính độc lập và vai trò kiểm soát thị
trường tiền tệ của NHNN
Thứ nhất, tăng cường hoạt động điều tiết của NHTW
Thứ hai, nâng cao năng lực phân tích, dự báo tiền tệ, dự báo lạm phát.
3.2.3.2. Hoàn thiện cơ chế lãi suất
Thứ nhất, chuyển dần mục tiêu điều hành từ điều tiết khối lượng sang điều tiết
lãi suất.
Thứ hai, từng bước xây dựng lãi suất chào mua kỳ hạn 7 ngày trên
NVTTM làm lãi suất định hướng thị trường.
3.3. Tăng cƣờng các điều kiện cần thiết để tiếp tục phát triển TTTT ở Việt
Nam sau khi gia nhập WTO
3.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý theo cơ chế thị trường định hướng
XHCN, phù hợp với luật pháp quốc tế
3.3.2. Hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
3.3.3. Tạo lập môi trường kinh tế - xã hội phát triển ổn định, bền vững
3.3.4. Xây dựng hệ thống ngân hàng tài chính lành mạnh
Thứ hai, cần tăng cường năng lực tài chính và trình độ quản trị rủi ro cho các
TCTD- thành viên chủ yếu trên TTTT.
Thứ ba, xây dựng các Ngân hàng Thương mại Nhà nước lớn mạnh về mọi mặt,
đủ sức làm nòng cốt trong hệ thống ngân hàng thương mại trong cơ chế thị
trường
Thứ tư, phát triển Quỹ tín dụng nhân dân thực sự trở thành tổ chức tín dụng hợp
tác độc lập, dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động
Thứ năm, thực hiện mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo lộ trình hội nhập
quốc tế, bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước
ngoài trong lĩnh vực ngân hàng phù hợp với các cam kết quốc tế.
3.3.5. Tăng cường cơ sở vật chất và trình độ đội ngũ nhằm hiện đại hóa thị
trưởng tiền tệ sau khi gia nhập WTO
22
3.3.6. Tăng cường năng lực của hệ thống giám sát tài chính quốc gia
3.4. Một số kiến nghị để phát triển thị trƣờng tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia
nhập WTO.
Qua sự phân tích của Luận án, có thể nêu lên một số kiến nghị để phát triển
thị trường tiền tệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3.4.1. Đối với Chính phủ
3.4.2. Đối với Bộ tài chính
3.4.3. Đối với các thành viên thị trường, bao gồm cả các hiệp hội
3.4.4.Kiến nghị với các Bộ, Ngành liên quan về hệ thống quản lý, giám sát thị
trường.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Bám sát khung lý thuyết ở chương 1, những kết quả phân tích thực trạng ở
chương 2, nhất là những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát triển thị
trường tiền tệ theo yêu cầu của gia nhập WTO hiện nay, trong chương 3, luận án
đã làm rõ những vấn đề sau:
1-Luận án chỉ rõ những cơ hội và thách thức của bối cảnh hội nhập quốc tế
cũng như bối cảnh trong nước đến phát triển thị trường tiền tệ những năm tới sua
khi gia nhập WTO ở Việt Nam;
2-Luận án đưa ra những quan điểm, định hướng hoàn thiện thị trường tiền tệ
sau khi gia nhập WTO những năm tới;
3-Luận án đề xuất sáu nhóm giải pháp để phát triển thị tường tiền tệ ở Việt
Nam và khuyến nghị với Chính phủ Việt Nam, với Bộ tài chính, với các thành
viên tham gia thị trường tiền tệ, với các Bộ, Ngành liên quan về hệ thống quản lý,
giám sát thị trường.
KẾT LUẬN
Trong những năm đổi mới, với sự phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị
trường, thị trường tài chính nói chung, thị trường tiền tệ nói riêng đã thực sự
được hình thành, góp phần tích cực cho việc thúc đẩy sự phát triển và nâng cao
trình độ của lực lượng sản xuất xã hội. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ
quan và khách quan, thị trường tiền tệ ở Việt Nam vẫn chưa có được sự phát triển
đồng bộ, do đó hạn chế sự luân chuyển vốn tài chính đầu tư cho nền kinh tế nói
chung, và trên thị trường tiền tệ nói riêng.
23
Để tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của nền kinh tế nước ta trong
giai đoạn tới, việc huy động nguồn vốn đầu tư phát triển là vô cùng quan trọng.
Thị trường tiền tệ phát triển một cách đồng bộ, với qui mô lớn hơn và hiệu quả
hơn sẽ giúp cho việc huy động và phân bổ nguồn vốn tốt hơn, giúp các nhà đầu
tư và các doanh nghiệp có thể giảm thiểu được các rủi ro. Nước ta hiện nay đang
trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, tăng trưởng kinh tế
nhằm hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, cho nên nhu cầu về huy động vốn
và đầu tư vốn là rất lớn để đáp ứng cho quá trình tăng trưởng kinh tế. Vì vậy,
việc phát triển thị trường tiền tệ là một yêu cầu tất yếu và bức xúc hiện nay.
Qua một thời gian học tập và nghiên cứu, đề tài luận án đã được hoàn thành
và có thể tóm tắt lại như sau.
Trước hết, đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường tiền
tệ, cấu trúc của thị trường tiền tệ, các bộ phận của thị trường tiền tệ, giải thích và
lập luận về sự phát triển của thị trường tiền tệ trong quá trình hình thành đồng bộ
hệ thống thị trường ở Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia
nhập WTO.
Đã phân tích thực trạng thị trường tiền tệ Việt Nam giai đoạn sau khi gia
nhập WTO đến nay. Qua đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế, và nguyên nhân hạn
chế của từng bộ phận cấu thành thị trường tiền tệ nói riêng và của cả thị trường
tiền tệ nói chung.
Đã đưa ra những quan điểm định hướng, và các điều kiện cần phải thực hiện để
phát triển đồng bộ thị trường tiền tệ trong quá trình hình thành đồng bộ hệ thống thị
trường ở Việt Nam và đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Cuối cùng, Luận án đề xuất các giải pháp trực tiếp và gián tiếp có tác động
tới tất cả các thành phần của thị trường tiền tệ, nhằm vận hành một cách tổng thể
thị trường tiền tệ trong từng giai đoạn cũng như trong cả quá trình phát triển của
nó.
Tóm lại, có thể nói phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam là một vấn đề
phức tạp, một quá trình liên tục, đòi hỏi các giải pháp cần được thường xuyên
điều chỉnh cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể thực tế phát sinh trên thị
trường. Trong quá trình này, có vai trò rất quan trọng của NHNN TW, của Chính
phủ, và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý cũng
như điều hành mọi hoạt động của thị trường tiền tệ trong bối cảnh nền kinh tế
ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.
24
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦ A TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1-Nguyễn Thị Thành (2004), Thực trạng và một số giải pháp phát triển Thị trường
tiền tệ ở Việt Nam hiện nay. Bài đăng Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 4 năm 2004,
Cơ quan ngôn luận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2- Nguyễn Thị Thành (2006), Bàn thêm về cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại
Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bài đăng Tạp chí Kinh tế và Phát
triển số Tháng 10 năm 2006 nhân Kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân và các Bộ môn Khoa học Mác -Lê nin.
3- Nguyễn Thị Thành (2009), Củng cố và phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam
trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay. Bài viết đăng Tạp chí lý luận và nghiệp
vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 4, tháng 2 năm 2009 .
4- Nguyễn Thị Thành (2009), Ổn định tỷ giá và lãi suất nhiệm vụ trọng tâm của
năm 2009. Bài đăng Tạp chí lý luận và nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam số 12 tháng 6 năm 2009 nhân dịp chào mừng Ngày Báo chí Cách mạng Việt
Nam 21 - 6.
5- Nguyễn Thị Thành (2009), Giải pháp nào phát triển Thị trường tiền tệ liên ngân
hàng ở Việt Nam hiện nay. Bài đăng Tạp chí Kinh tế và Phát triển số Tháng 10 năm
2009 nhân Kỷ niệm 25 năm thành lập Khoa lý luận chính trị (1984 - 2009).
6- Nguyễn Thị Thành (2013), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt
Nam với sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Bài đăng Tạp chí lý
luận và nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 7 tháng 4 năm 2013.