Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.73 KB, 15 trang )

i

CHƯƠNG 1
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THÊU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ HÀ NỘI

1.1 Khái quát về đặc điểm hàng thêu xuất khẩu và đặc điểm tiêu
dùng hàng thêu tại thị trường Mỹ.
1.1.1 Đặc điểm hàng thêu xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu thủ
công Mỹ nghệ Hà Nội (ARTEXPORT)
Vật liệu chính để sản xuất hàng thêu là vải và chỉ thêu ngoài ra còn có
các phụ liệu khác như ren, đá, cườm, ngọc trai…. Hiện nay Công ty sử dụng
một số loại vải để sản xuất hàng thêu xuất khẩu ví dụ như vải lanh, cotton,
satanh, lụa hoặc vải xoa.
Ngoài xưởng thêu của Công ty thì hiện nay Artexport còn liên kết với
một số cơ sở thêu thuộc những làng nghề truyền thống để sản xuất hàng thêu
xuất khẩu như xã Quất Động – Hà Tây, xã Ninh Hải – Ninh Bình…
1.1.2 Đặc điểm tiêu dùng hàng thêu của thị trường Mỹ.
Mỹ là thị trường rất rộng lớn và là thị trường xuất khẩu mới đối với
hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và hàng thêu nói riêng của Công ty
Artexport. Thị trường Mỹ không quá khắt khe đối với hàng thêu tay, đây là
mặt hàng được áp dụng hạn ngạch tự do, yêu cầu duy nhất đối với sản phẩm
là phải an toàn cho người sử dụng.
1.2. Các loại hình kinh doanh xuất khẩu hàng thêu sang thị trường
Mỹ của Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Hà Nội
1.2.1 Sản xuất xuất khẩu.
Sản xuất xuất khẩu là hình thức mà Công ty xuất khẩu chính những sản
phẩm thêu do Công ty sản xuất ra bằng nguyên liệu nhập khẩu hoặc những


ii



sản phẩm do Công ty đặt hàng, thu mua ở các đơn vị, cơ sở sản xuất khác ở
trong nước, sau đó xuất khẩu những sản phẩm đó với danh nghĩa là hàng của
Công ty.
1.2.2 Xuất khẩu gia công.
Hoạt động gia công hàng thêu xuất khẩu sang Mỹ được Công ty thực
hiện dưới hai hình thức:
- Tạm nhập tái xuất tức là Công ty tiếp nhận bán thành phẩm từ khách
hàng rồi hoàn thiện những chi tiết thêu trên sản phẩm sau đó xuất trả lại cho
khách hàng.
- Công ty nhận nguyên liệu, mẫu mã từ khách hàng rồi tổ chức sản xuất
gia công theo đơn đặt hàng.
1.2.3 Xuất khẩu uỷ thác.
Công ty Artexport là đơn vị trực thuộc bộ Thương Mại (nay là bộ Công
thương) với chức năng chính là xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói
chung và hàng thêu nói riêng nên hình thức xuất khẩu uỷ thác cũng là một
trong những hình thức mà Công ty thực hiện để xuất khẩu hàng thêu sang thị
trường Mỹ.
1.3. Qui trình xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ của Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Hà Nội
1.3.1 Nghiên cứu thị trường.
Công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng
đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu như Công ty
xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Hà Nội. Nhiệm vụ của Công tác này là phải
xác định được mặt hàng nào có thể xuất khẩu vào thị trường nào, dụng lượng
của thị trường, thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng, các đối thủ cạnh tranh…


iii


1.3.2 Nghiên cứu giá cả hàng thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, giá cả luôn gắn với
thị trường, luôn biến động và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
1.3.3 Thanh toán quốc tế.
Thanh toán là khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu,
thanh toán là bước đảm bảo cho nhà xuất khẩu thu được tiền còn nhà nhập
khẩu nhận được hàng hoá.
1.3.4 Đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng.
1.3.4.1 Các hình thức đàm phán.
Đàm phán là một bước quan trọng để thiết lập quan hệ ngoại thương
giữa đối tác khác nhau về quốc tịch, bất đồng về ngôn ngữ, về văn hoá, về
thói quen trong tiêu dùng sản phẩm hàng hóa. Đàm phán là một quá trình
trong đó hai hay nhiều bên tiến hành thương lượng, thảo luận về các mối quan
tâm chung và những quan điểm còn bất đồng để đi tới một thỏa thuận mà các
bên cùng có lợi.
1.3.4.2 Các bước đàm phán .
- Chào hàng – báo giá
- Hoàn giá là bước thoả thuận về giá cả của các sản phẩm mà Công ty
chào hàng
- Chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện mà hai bên đã
thảo thuận về mẫu mã, chất lương, số lượng, giá cả, thanh toán, vận chuyển
- Xác nhận là bước bắt buộc ghi lại thành văn bản tất cả những điều
khoản mà hai bên đã thảo luận và đi đến thống nhất.
1.3.4.3 Ký kết hợp đồng kinh tế.


iv

. Hợp đồng kinh tế giữa Công ty Artexport và các bạn hàng Mỹ được
thực hiện bằng tiếng Anh, thông thường nội dung của một hợp đồng ngoại

thương bao gồm những điều khoản chủ yếu như: các điều khoản về tên hàng;
số lượng; qui cách, phẩm chất; điều khoản về bao bì, đóng gói, ký mã hiệu;
địa điểm và thời gian giao hàng; giá cả; các điều khoản về thanh toán… Đây
là những điều khoản mà nếu một bên không thực hiện hợp đồng thì bên kia có
quyền huỷ bỏ hợp đồng và bắt phạt bên gây thiệt hại..
1.3.4.4 Thực hiện hợp đồng.
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết, Công ty
Artexport sẽ tiến hành tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là một công việc
rất phức tạp, nó đòi hỏi Công ty phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng
thời phải đảm bảo quyền lợi quốc gia và uy tín kinh doanh của Công ty.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng thêu
của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Hà Nội sang thị
trường Mỹ.
1.4.1 Các nhân tố bên ngoài
1.4.1.1 Cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước đối với mặt hàng
thêu.
Nhà nước ta luôn có chính sách hỗ trợ về vốn sản xuất để khôi phục,
duy trì và phát triển các làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở
nông thôn, giải quyết lao động thừa, từng bước xoá đói giảm nghèo, cải thiện
và nâng cao đời sống của đại đa số nông dân.
1.4.1.2 Môi trường quốc tế.
Tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương
mại quốc tế (WTO), đây sẽ là nhân tố có tác động nhất định tới hoạt động


v

xuất khẩu của nước ta nói chung và hoạt động xuất khẩu của Công ty
Artexport nói riêng. Đặc biệt khi hiệp định thương mại song phương được ký
kết năm 2001 và mới đây việc Uỷ ban Tài chính Thượng viện Mỹ đã thông

qua dự luật S.3495 trao Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR)
cho Việt Nam đã mở ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của
Việt Nam.
1.4.1.3 Đặc điểm của thị trường Mỹ.
Đối với hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và hàng thêu nói riêng thì thị
trường Mỹ có những đòi hỏi về tính thẩm mỹ và văn hoá trên mỗi sản phẩm là
rất cao. Họ có thể rất thích nét văn hoá độc đáo truyền thống trên mỗi sản
phẩm thêu của nước sản xuất nhưng đồng thời họ cũng muốn những sản phẩm
mà họ sử dụng phải mang dấu ấn hay cốt cách văn hoá nơi họ đang sinh sống.
1.4.1.4 Đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng
thêu của Việt Nam là Trung Quốc, một quốc gia luôn chiếm ưu thế trên thị
trường về giá cả, chất lượng, số lượng và công nghệ sản xuất sản phẩm.
1.4.2 Nhân tố bên trong.
1.4.2.1 Chất lượng của vật liệu.
Vật liệu để sản xuất hàng thêu không phức tạp như các hàng hoá khác,
nó chủ yếu được tạo ra bởi hai vật liệu chính là chỉ thêu và vải.
Phần lớn vật liệu vải Công ty phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Pháp, Ý,
ngoài ra Công ty còn sử dụng vải cotton của Công ty dệt may Việt Thắng,
Nam Định, vải lanh và lụa của các làng nghề như Hà Tây, Nam Hà, Thái
Bình, vải xoa của nhà máy dệt Phước Long, Tân Bình, Phú Hoà. Chỉ thêu
DMC của Pháp được sử dụng chủ yếu để sản xuất sản phẩm thêu xuất sang


vi

Mỹ, còn chỉ thêu nội được Công ty đặt mua của nhà máy chỉ Hà Nội và Công
ty liên doanh Phong Phú.
1.4.2.2 Đặc điểm, tính chất của sản phẩm.
Đặc biệt nổi bật nhất của các sản phẩm thêu của Công ty Artexport xuất

khẩu sang Mỹ là được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, từ khâu
pha cắt vải, sang mẫu, căng khung đến công đoạn thêu, giặt là, kiểm tra, đóng
gói.
1.4.2.3 Trình độ lao động.
Tay nghề của người thợ thêu không đồng đều nên khi sản xuất những
đơn hàng có số lượng lớn như những đơn đặt hàng của các bạn hàng Mỹ thì
chất lượng sản phẩm không đồng đều.
1.4.2.4 Trình độ tổ chức công tác tiếp thị và xúc tiến bán hàng.
Công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng của Công ty chưa có được các
chiến dịch cụ thể mới chỉ dừng lại ở việc xuất bản những cuốn catalog nhằm
giới thiệu sản phẩm của Công ty.
1.4.2.5 Công tác tổ chức sản xuất hàng thêu xuất khẩu sang Mỹ của
Công ty.
. Ngoài việc tổ chức sản xuất tại xưởng thêu của Công ty thì phần lớn
lượng hàng thêu xuất khẩu sang Mỹ được Công ty giao cho các đơn vị liên
kết sản xuất gia công. Chính việc tổ chức sản xuất như vậy cũng có những
ảnh hưởng tới công tác giám sát sản xuất, chất lượng sản phẩm thêu xuất khẩu
và uy tín của Công ty


vii

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG THÊU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ HÀ NỘI SANG
THỊ TRƯỜNG MỸ

2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ
nghệ Hà Nội.
2.1.1 Sự ra đời và quá trình phát triển của Công ty Artexport Hà Nội.

Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Hà Nội, có tên giao dịch là
ARTEXPORT Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 617/BNgT – TCCB
ngày 23/12/1964 của Bộ Ngoại Thương, sau chuyển thành là Bộ Thương mại
và nay là Bộ Công thương. Trụ sở chính tại 31-33 Ngô Quyền, Quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu hiện nay.
2.1.2.1 Chức năng.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu
- Sản xuất và gia công chế biến
- Kinh doanh dịch vụ:
2.1.2.2. Nhiệm vụ.
- Tổ chức sản xuất, chế biến, gia công, thu mua hàng thủ công mỹ nghệ
xuất khẩu
- Nghiên cứu điều tra, tìm hiểu về thị trường trong và ngoài nước
- Thu thập thông tin về thị trường, giá cả, mẫu mã, chủng loại mới
- Quản lý và tập trung quỹ ngoại tệ của Công ty để thanh toán và sử
dụng có hiệu quả.


viii

- Tuân thủ theo đúng các chế độ chính sách về quản lý kinh tế, tài
chính, xuất nhập khẩu
- Thực hiện các cam kết trong hợp tác quốc tế thông qua hoạt động
thương mại.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động.
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện tốt chức năng chính của Công ty là sản xuất, gia công, chế
biến và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, Công ty tổ chức
hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ cấu (được thể hiện ở sơ đồ 1.1):

2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Hà Nội được tổ
chức hoạt động theo Luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều
lệ Công ty được Đại hội cổ đông nhất trí thông qua.
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.2.1 Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số
năm.
.2.2.1.1 Về doanh thu
Các số liệu trên biểu đồ số 2.1 cho thấy doanh thu của Công ty trong giai đoạn
2001-2006 liên tục tăng và đạt mức cao nhất trong năm 2005 (trên 608 tỷ
đồng) là do trong năm 2005 doanh thu từ nhập khẩu tăng vọt
2.2.1.2 Về lợi nhuận
Qua biểu dồ 2.2 cho thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty trong giai
đoạn 2001-2006 luôn có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước nhưng
tốc độ tăng lợi nhuận trong giai đọan từ năm 2001-2004 là chậm


ix

2.2.2 Kết quả hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu thủ công mỹ nghệ Hà Nội.
Qua số liệu bảng 2.3 và biểu đồ 2.3 cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu
của Công ty Artexport có sự thay đổi qua các năm nhưng trong tất cả mặt
hàng mà Công ty xuất khẩu thì các hàng sơn mài, hàng mỹ nghệ, các sản
phẩm thêu, ren và dệt may là hàng hoá có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng
cao.
2.3. Thực trạng phát triển xuất khẩu hàng thêu của Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Hà Nội sang thị trường Mỹ trong
giai đoạn từ năm 2001-2006.
2.3.1 Thực trạng phát triển danh mục mặt hàng và giá trị sản lượng

hàng thêu.
Năm 2002, 2003, 2005 Công ty chỉ ghi thêm được hai mặt hàng mới vào bảng
danh mục hàng thêu xuất khẩu sang Mỹ, còn năm 2004 Công ty xuất khẩu
thêm được 3 chủng loại hàng mới nhưng với số lượng vẫn còn ít.
2.3.2 Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu theo hình thức xuất
khẩu.
Giá trị hàng gia công xuất khẩu luôn chiếm trên 80% tổng giá trị xuất
khẩu hàng thêu sang Mỹ. Mặc dù vậy nhưng qua số liệu bảng 2.8 cho thấy giá
trị hàng xuất khẩu theo hình thức sản xuất xuất khẩu và hợp đồng mua bán có
tăng qua các năm về giá trị tuyết đối nhưng giá trị tương đối hàng năm cũng
mới chỉ đạt dưới 10% tổng giá trị hàng xuất khẩu.
2.3.3 Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu theo số lượng
khách hàng.


x

Hiện nay, để thực hiện việc xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ
Công ty Artexport đang có quan hệ với trên 20 khách hàng, trong đó có 11
khách hàng đã có quan hệ với Công ty từ 2 năm trở lên (danh sách khách
hàng trung thành thể hiện qua bảng 2.9), giá trị xuất khẩu cho những khách
hàng này chiếm phần lớn trong tổng giá trị xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ của
Công ty trong năm 2006.
2.3.4 Thực trạng phát triển thị phần hàng thêu tại thị trường Mỹ.
Hàng thêu của Việt Nam hiện nay chỉ chiếm khoảng 2% thị phần trên
thị trường này, trong khi đó hàng thêu của Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị
trường Mỹ với khoảng trên 80% thị phần. Hàng thêu của Công ty Artexport
hiện nay chiếm khoảng 0,02% thị phần Mỹ.
2.3.5 Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá sự phát triển xuẩt khẩu hàng
thêu của Công ty Artexport sang thị trường Mỹ.

Danh mục hàng thêu của Công ty xuất khẩu sang thị trường Mỹ liên tục
tăng
Số lượng khách hàng Mỹ nhập khẩu hàng thêu của Công ty trong giai
đoạn này cũng tăng.
Mặc dù số lượng sản phẩm xuất khẩu và khách hàng của Công ty tăng
hàng năm nhưng doanh thu của Công ty qua các năm không ổn định.
Từ năm 2001-2003 lợi nhuận của Công ty có nhiều biến động do gặp
phải những khó khăn từ môi trường trong nước và quốc tế đặc biệt là thị
trường Mỹ. Nhưng từ năm 2004-2006 lợi nhuận của Công ty liên tục tăng với
tố độ tăng nhanh
2.4. Đánh giá thực trạng phát triển hàng thêu của Công Artexport
sang thị trường Mỹ.


xi

2.4.1 Những thành tựu đã đạt được.
- Về chủng loại sản phẩm và giá trị sản phẩm thêu xuất khẩu sang thị
trường Mỹ ngày càng tăng:
- Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu mặt hàng thêu sang thị trường Mỹ so
với tổng doanh thu xuất khẩu hàng thêu qua các năm luôn tăng.
- Thị trường xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ ngày càng mở
2.4.2 Những hạn chế.
- Doanh thu xuất khẩu hàng hoá nói chung và doanh thu xuất khẩu
hàng thêu nói riêng mặc dù có tăng qua các năm song không ổn định
- Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng thêu lớn nhất của Công ty nhưng thị
phần hàng thêu của Công ty tại thị trường Mỹ vẫn chiến tỷ lệ rất rất nhỏ.
- Cơ cấu mặt hàng thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ còn chưa hợp lý.
- Hoạt động xuất khẩu hàng thêu sang Mỹ của Công ty Artexport vẫn
chủ yếu là hoạt động gia công xuất khẩu (chiếm trên 80%)

2.4.3 Nguyên nhân hạn chế.
2.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan
- Công tác nghiên cứu thị trường tại hiện trường của Công ty Artexport
còn bị hạn chế.
- Lực lượng sản xuất của Công ty còn ít nên công tác tổ chức sản xuất
hàng thêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ bị phân tán ở nhiều địa điểm
- Đội ngũ cán bộ thiết kế của Công ty còn ít, chưa có cán bộ thiết kế
chuyên trách nghiên cứu và thiết kế những mẫu thêu riêng cho thị trường Mỹ.
2.4.3.2 Nguyên nhân khách quan.


xii

- Hàng thêu xuất khẩu sang Mỹ của Công ty Artexport hoàn toàn là
hàng thủ công làm bằng tay vì thế không thể sản xuất nhanh, hàng loạt và chi
phí trả công thợ cao hơn rất nhiều chi phí nguyên vật liệu
- Các đơn đặt hàng của Mỹ thường với số lượng lớn, yêu cầu rất cao
trong việc thực hiện các cam kết về thời hạn giao hàng, số lượng, chất lượng
sản phẩm và cũng đưa ra mức phạt rất cao
- Mỹ là một thị trường luôn có sự thay đổi, luôn thích sự mới lạ về mẫu
mã, kiểu dáng của sản phẩm.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HÀNG THÊU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ HÀ NỘI

3.1. Định hướng phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường
Mỹ trong giai đoạn từ năm 2006 – 2010 của Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu thủ công mỹ nghệ Hà Nội.
3.1.1 Định hướng và mục tiêu phát triển chung của Công ty trong
giai đoạn 2006 -2010.

3.1.1.1 Định hướng và mục tiêu tổng quát.
- Huy động vốn của toàn xã hội và của các cổ đông nhằm nâng cao sức
cạnh tranh trên thị trường
- Đẩy mạnh, mở rộng và đa dạng các tổ chức sản xuất, dịch vụ gắn liền
với hoạt động kinh doanh hàng hoá
- Xác định, phân loại khách hàng và bạn hàng để xây dựng chính sách
thống nhất cho hoạt động bán hàng
- Xây dựng kế hoạch tiếp thị và xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị
trường, bạn hang, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.


xiii

3.1.1.2 Mục tiêu cụ thể về một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đến năm
2010.
- Doanh thu hàng năm tăng từ 5-10%, Công ty dự kiến đến năm 2010
tổng doanh thu của toàn Công ty sẽ đạt mức 873.486 triệu đồng
- Lợi nhuận tăng bình quân 20-40%, Công ty dự kiến đến năm 2010 đạt
mức gần 15.000 triệu đồng
3.1.1.3 Định hướng phát triển xuất khẩu hàng thêu sang thị trường Mỹ
trong giai đoạn từ năm 2006 – 2010.
- Cơ cấu lại mặt hàng thêu xuất khẩu theo hướng tập trung tăng dần về
số lượng các mặt hàng có giá trị xuất khẩu
- Nghiên cứu và cải tiến những mẫu mã cũ và phát triển thiết kế thêm
các sản phẩm mới phong phú đa dạng
- Duy trì vị trí dẫn đầu về giá trị xuất khẩu hàng thêu trên tổng giá trị
xuất khẩu của toàn Công ty
- Thực hiện xúc tiến bán hàng, tăng cường tham gia các hội chợ
- Mở rộng và phát triển các quan hệ tốt đẹp đã có với các khách hàng
- Trong giai đoạn tới Công ty dự kiến sẽ tiến hành việc đăng ký với

Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO)
3.2. Một số giải pháp phát triển xuất khẩu hàng thêu của Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Hà Nội sang thị trường Mỹ.
3.2.1 Tăng cường hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường.
Công ty nên thành lập riêng bộ phận chuyên làm công tác nghiên cứu
thị trường Mỹ và thực hiện việc báo cáo cho giám đốc ngay mỗi khi có những
thông tin quan trọng. Bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường Mỹ có thể cơ cấu


xiv

gồm 5 người (3 nam và 2 nữ), trong đó gồm một trưởng nhóm và các thành
viên.
3.2.2 Nâng cao năng lực thiết kế mẫu thêu.
- Để làm được điều đó trước hết Công ty phải thành lập một phòng
nghiên cứu và thiết kế mẫu riêng,.
- Hàng năm Công ty nên cử cán bộ thiết kế tham gia vào các cuộc thi
thiết kế mẫu mã sản phẩm như cuộc thi dành riêng cho hàng thủ công mỹ
- Mỗi lần tham gia hội chợ tại Mỹ Công ty nên đưa những nhà thiết kế
cùng tham
3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại.
- Công ty không nên chỉ dừng lại ở việc in các cuốn catalogue mà nên
làm cả những đĩa VCD để giới thiệu kỹ hơn về công dụng của các sản phẩm
và quan trọng nhất là có thể giới thiệu cả qui trình sản xuất bằng những hình
ảnh động sẽ mang lại tính thuyết phục cao hơn đối với khách hàng khi lựa
chọn sản phẩm của Công ty.
- Quảng cáo trực tuyến webside của Công ty (ví dụ trên Google)
- Đăng ký thương hiệu và bảo hộ thương hiệu trên phạm vi liên bang
của nước Mỹ
3.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ thợ thêu.

Công ty cần phải lập kế hoạch sản xuất hợp lý và khoa học, trên cơ sở
đó xác định một cách chính xác nhu cầu lao động cũng như năng lực cần thiết
của người lao động. Công tác đào tạo và đào tạo lại cần được tổ chức thường
xuyên để bắt kịp sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế trong nước và thế
giới.


xv

3.2.Xác định nguồn cung ứng vật liệu ổn định và có chất lượng cao.
Đối với vật liệu trong nước, Công ty nên khảo sát và ký kết những hợp
đồng cung cấp dài hạn với các doanh nghiệp đã được phía khách hàng Mỹ
chấp nhận về chất lượng
Đối với vật liệu nhập khẩu, Công ty nên thiết lập mối quan hệ chặt chẽ
với các nhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài mà khách hàng Mỹ đã chỉ định
nhập
3.2.6 Xây dựng chính sách giá linh hoạt.
Chính sách giá linh hoạt Công ty có thể xây dựng dựa trên những tiêu
chí sau:
- Khách hàng đã có quan hệ lâu dài (khách hàng truyền thống
- Mức độ đóng góp về doanh số của khách hàng hàng năm
- Khả năng thanh toán của khách hàng
- Uy tín của khách hàng trên thị trường.



×