LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý tài chính có tác động rất lớn tới sự tăng hay giảm chi phí sản xuất
kinh doanh, giá thành sản phẩm, lợi nhuận và các mục tiêu khác nữa của các
doanh nghiệp và các tổ chức. Do đó, quản lý và sử dụng nguồn tài chính có tác
động rất lớn đến sự tăng trưởng của một tổ chức, của một doanh nghiệp. Quản lý
tài chính phản ánh diện mạo của một tổ chức, của một doanh nghiệp, là chìa
khóa để quyết định mọi hoạt động trong doanh nghiệp, trong tổ chức. Quản lý
tài chính là một trong những yếu tố quan trọng để xác định hiệu quả hoạt động
của một tổ chức hay một doanh nghiệp .
Sau một thời gian làm việc tại tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam, tác giả đã
từng bước làm quen và vận dụng lý luận vào thực tiến, xuất phát từ nhận thức về
ý nghĩa và tầm quan trọng của việc quản lý tài chính, tác giả đã đi sâu vào
nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “ Tăng cường
quản lý tài chính của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam”
Kết cấu của luận văn được chia thành ba chương:
Chương I. Những vấn đề lý luận chung về quản lý tài chính của tổ chức phi
chính phủ trong nền kinh tế thị trường
Chương II. Thực trạng quản lý tài chính của tổ chức DKT quốc tế tại Việt Nam.
Chưưong III. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý tài chính của tổ chức
DKT quốc tế tại Việt Nam.
i
Chương I. Những vấn đề lý luận chung về quản lý tài chính của tổ
chức phi chính phủ trong nền kinh tế thị trường
Trong chương I này sẽ giới thiệu những nét khái quát chung về các tổ chức
phi chính phủ như: khái niệm và đặc trưng của các tổ chức phi chính phủ, vai trò
và nhiệm vụ của các tổ chức phi chính phủ, phân loại các tổ chức phi chính phủ.
Từ đó đi sâu vào nghiên cứu cơ cấu quản lý tài chính và vai trò của quản lý tài
chính trong các tổ chức phi chính phủ
Quản lý tài chính trong các tổ chức phi chính phủ là việc sử dụng các thông
tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích
điểm mạnh điểm yếu của tổ chức và lập ra các kế hoạch hoạt động, kế hoạch sử
dụng nguồn tài chính, tài sản cố định,…
Hệ thống quản lý tài chính trong một tổ chức phi chính phủ bao gồm những
nội dung chủ yếu sau:
- Quản lý ngân sách của các tổ chức phi chính phủ.
- Sổ sách kế toán của các tổ chức phi chính phủ.
- Phân tích tình hình tài chính trong các tổ chức phi chính phủ.
Chương II. Thực trạng quản lý tài chính của tổ chức DKT quốc tế
tại Việt Nam
Trong chương này, chúng ta tập trung đi vào việc giới thiệu tổ chức DKT Quốc
tế tại Việt Nam và xem xét thực trạng quản lý tài chính của tổ chức DKT Quốc
tế tại Việt Nam. Chương này bao gồm những nội dung sau:
1. Giới thiệu khái quát về tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam
Trong phần này tập trung giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của
tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam.
DKT Quốc tế viết tắt của Dharma Kumar Tyagi Quốc tế là một tổ chức
phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập từ năm 1989 và có trụ sở ở
Washington DC, Hoa Kỳ. Mục tiêu hoạt động của tổ chức là tiếp thị xã hội các
ii
phương tiện tránh thai cho tầng lớp có thu nhập trung bình. Hiện nay, DKT
Quốc tế là tổ chức tiên phong về tiếp thị xã hội. DKT Quốc tế là tổ chức tiếp thị
xã hội có chi phí hiệu quả nhất trên thế giới. Mười một chương trình của DKT
Quốc tế tại 12 nước ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh đã cung cấp các
phương tiện tránh thai cho 14,2 triệu cặp nam nữ trong năm 2007.
Ở Việt Nam, DKT Quốc tế được đăng ký hoạt động là một tổ chức phi lợi nhuận
thông qua văn phòng đại diện tại Hà Nội. Chương trình thử nghiệm của DKT
Quốc tế tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1993 và từ đó đã phát triển để trở thành
một chương trình có quy mô lớn bao phủ khắp 64 tỉnh thành ở Việt Nam
Tiếp theo đó là đi sâu vào phân tích vai trò và nhiệm vụ của tổ chức DKT
Quốc tế tại Việt Nam.
Và cuối cúng là đi vào nghiên cứu cơ cấu tổ chức của tổ chức DKT Quốc
tế tại Việt Nam cũng như cơ cấu quản lý tài chính của tổ chức DKT Quốc tế tại
Việt Nam.
2. Thực trạng quản lý tài chính của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam.
Để xem xét được thực trạng của tình hình quản lý tài chính trong tổ chức
DKT Quốc tế tại Việt Nam, thì trước tiên ta phải đi xem xét và tìm hiểu các dự
án của tổ chức. Từ khi thành lập đến nay tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam đã
có rất nhiều dự án và các dự án này đều mang lại hiệu quả rất cao. Hiện nay tổ
chức DKT Quốc tế tại Việt Nam đang có ba dự án lớn sau: dự án “Tăng cường
phòng ngừa HIV/AIDS tại Việt Nam” của nhà tài trợ Ngân hàng tái thiết Đức –
KFW, dự án: “Phòng lây nhiễm HIV tại Việt Nam” của nhà tài trợ Bộ phát triển
Quốc tế Vương Quốc Anh – DFID, và dự án “ Tiếp thị viên uống tránh thai
Newchoice” của nhà tài trợ Ngân hàng tái thiết Đức – KFW.
Tiếp theo là ta đi nghiên cứu nội dung quản lý tài chính của tổ chức DKT
Quốc tế tại Việt Nam. Nội dung quản lý tài chính trong tổ chức DKT Quốc tế
tại Việt Nam bao gồm những nội dung sau:
- Thực trạng quản lý ngân sách của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam:
iii
Quản lý ngân sách của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam là việc quản lý các
nguồn thu và nguồn chi của tổ chức.
Vì tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam là một tổ chức từ thiện nên nguồn thu
chủ yếu của tổ chức là tiền đóng góp từ các nhà tài trợ, từ trụ sở chính của tổ
chức DKT Quốc tế tại Mỹ và một phần doanh thu từ tiếp thị xã hội các sản
phẩm được tài trợ từ các nhà tài trợ.
Mục tiêu của mỗi dự án của mỗi nhà tài trợ là khác nhau, dẫn đến cách chi
tiêu ngân sách của mỗi nhà tài trợ là khác nhau. Do đó quản lý tài chính phải
dựa vào mục tiêu của các dự án để phân bổ chi phí cho hợp lý và phải theo dõi
chặt chẽ tình hình sử dụng ngân sách của từng dự án của từng nhà tài trợ. Quản
lý cách sử dụng nguồn ngân sách là rất quan trọng, nếu quản lý tài chính tốt thì
các nhà tài trợ mới tin tưởng và thuận lợi cho những lần giải ngân sau và thuận
lợi cho việc tìm kiếm các dự án sau này.
- Sổ sách kế toán và phân tích tình hình quản lý tài chính trong tổ chức DKT
Quốc tế tại Việt Nam
Sổ sách kế toán của một tổ chức là rất quan trọng. Sổ sách kế toán của một tổ
chức chính là các báo cáo tài chính của tổ chức đó. Các báo cáo tài chính là các
chứng từ cần thiết trong một tổ chức, các nhà quản lý sử dụng chúng để đánh giá
năng lực thực hiện và xác định các lĩnh vực cần thiết phải được can thiệp.
Báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh
và báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo mẫu chung thống nhất. Mặc dù có một số
hạng mục khác nhau tùy theo hoạt động của từng tổ chức nhưng báo cáo tài
chính luôn giống nhau về cơ bản và cho phép so sánh được hiệu quả hoạt động
giữa các tổ chức.
Bảng cân đối kế toán của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam qua các năm
như sau:
iv
Bảng 2.12 Bảng cân đối kế toán của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam
Năm 2005 - 2007
2005
2006
2007
( USD)
( USD)
( USD)
Tài sản ngắn hạn
958.506
1.535.658
1.689.224
Tiền và các khoản tương đương tiền
487.048
92.721
101.993
Các khoản phải thu liên quan đến đóng góp của các nhà
149.929
519.916
571.908
Các khoản phải thu từ nhà phân phối
144.410
0
0
Hàng tồn kho
103.287
862.735
949.009
738
36.059
39.665
65.520
17.846
19.631
7.574
6.381
7.019
tài trợ
Tạm ứng và các khoản phải thu khác
Chi phí trả trước
Tiền gửi
v
Tổng tài sản
958.506
1.535.658
1.689.224
Nợ phải trả, dự trữ và thặng dư lũy kế
958.506
1.535.658
1.689.224
Nợ ngắn hạn
140.333
198.465
218.312
0
5.210
5.731
Chi phí trích trước và dự phòng
140.333
193.255
212.580
Thặng dư lũy kế
818.173
1.337.193
1.470.912
Thặng dư lũy kế tại ngày 1 tháng 1
450.116
818.173
899.990
Thặng dư thu nhập so với chi phí trong năm
368.057
519.020
570.922
Thặng dư lũy kế tại 31 tháng 12
818.173
1.337.193
1.470.912
Tổng nợ phải trả và thăng dư lũy kế
958.506
1.535.658
1.689.224
Các khoản phải trả
(Nguồn: Phòng quản lý tài chính của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam)
vi
Qua bảng cân đối kế toán của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam trên ta
thấy quy mô tổng tài sản của tổ chức tăng đều qua các năm điều này chứng tỏ tổ
chức đang hoạt động rất tốt, thanh toán tốt các khoản nợ và đầu tư vào tài sản
mạnh.
So sánh kết quả năm 2006 với năm 2005 cho thấy giá trị tổng tài sản tăng với
giá trị tuyệt đối là 577.152 USD tương ứng với số tăng tương đối là 60,2%.
Tổng tài sản của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Đến năm
2007 tổng tài sản của DKT Quốc tế tại Việt Nam là 1.689.224 USD và năm
2006 là 1.535.658 USD, do đó tổng giá trị tài sản năm 2007 tăng với giá trị tuyệt
đối so với năm 2006 là 153.566 USD tương đương với số tăng tương đối là
10%.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tóm
lược tất cả các khoản thu chi của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam qua các
thời kỳ nhất định. Dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của tổ chức, người quản lý tổ chức có thể biết được kết quả kinh doanh của tổ
chức thông qua phần lãi, lỗ và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của
tổ chức,những xu hướng vận động của tổ chức nhằm đưa ra các quyết định quản
lý, quyết định tài chính phù hợp trong hoạt động của tổ chức.
vii
Bảng 2.19 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam 2005 – 2007
2005
2006
2007
( USD)
( USD)
( USD)
Thu nhập
3.538.893
4.735.397
5.208.936
Thu nhập từ Trụ sở chính DKT Quốc tế và các nhà tài
2.725.489
3.867.242
4.253.966
810.143
860.030
946.033
3.261
8.125
8.937
Giá vốn hàng bán
1.839.649
2.757.691
3.033.460
Chi phí quản lý chung
1.331.187
1.458.686
1.604.555
Cố vấn thường trú
30.306
22.275
24.503
Lương nhân viên
135.668
129.346
142.280
47.634
39.796
43.776
trợ
Doanh thu bán hàng
Thu nhập khác
Chi phí đi lại và đi khảo sát thực tế
viii
Chi phí thông tin, đào tạo và thông tin liên lạc
206.505
292.015
321.216
18.993
51.718
56.890
Chi phí bán hàng và khuyến mại
539.737
580.495
638.544
Chi phí quảng cáo
231.458
3.774
4.151
2.731
48.390
53.229
22.065
18.466
20.313
2.106
30.631
33.694
93.984
241.780
265.958
368.057
519.020
570.922
Chi phí đóng gói và in ấn
Thiết bị văn phòng và phương tiện vận chuyển
Phí dịch vụ pháp lý, chuyên môn và tư vấn
Nghiên cứu và phát triển
Chi phí điều hành văn phòng
Thặng dư thu nhập so với chi phí
(Nguồn: Phòng quản lý tài chính của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam)
ix
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên ta thấy tình hình hoạt
động của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2007 là rất
tốt, thặng dư thu nhập so với chi phí ngày càng tăng.
Thăng dư thu nhập so với chi phí năm 2005 là 368.057 USD và năm 2006 là
519.020. Do đó thặng dư thu nhập năm 2006 tăng 150.963 USD so với năm
2005. Thặng dư thu nhập năm 2007 là 570.922 USD, tăng hơn so với năm 2006
là 51.902 USD.
Doanh thu từ việc bán hàng hóa được viện trợ của tổ chức DKT Quốc tế tại
Việt Nam ngày càng tăng. Qua đó ta thấy hoạt động phân phối của tổ chức là rất
có hiệu quả.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm dòng tiền ra và dòng tiền vào.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin để đánh giá khả năng tạo ra các
khoản tiền, các khoản tương đương tiền và nhu cầu của tổ chức trong việc sử
dụng các khoản tiền và cũng cung cấp thông tin để đánh giá khả năng thanh toán
và xác định nhu cầu về tiền của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động tiếp theo. Dựa
vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tổ chức có thể đánh giá, phân tích thời gian cũng
như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tiền. Cũng từ báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, ta đánh giá được hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính của tổ
chức đối với tình hình tài chính.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam qua các năm:
x
Bảng 2.21 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam 2005 – 2007
2005
2006
2007
( USD)
( USD)
( USD)
Lưu chuyển tiến tệ từ hoạt động kinh doanh
Thặng dư thu nhập so với chi phí trong năm
368.057
519.020
570.922
(1.732.597)
(3.370.276)
(3.707.307)
1.072.407
1.891.468
2.080.615
0
109.862
120.848
(14.030)
34.548
38.003
18.265
(369.987)
(406.986)
(56.084)
13.546
14.901
Điều chỉnh cho các khoản
Đóng góp bằng hiện vật từ các nhà tài trợ
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Dự phòng phải thu khó đòi
Giảm/(tăng) các khoản phải thu từ nhà phân phối
(Tăng)/ giảm các khoản phải thu liên quan đến đóng góp
của các nhà tài trợ
Giảm/(tăng) các khoản phải thu khác, tạm ứng, chi trả
xi
trước và tiền gửi
Giảm hàng tồn kho
724.875
719.360
791.296
Tăng/(giảm) các khoản phải trả
(225.069)
5.210
5.731
Tăng/(giảm) chi phí trích trước
(22.603)
52.922
58.214
(Giảm)/Tăng thuần về tiền và các khoản tương đương
133.221
(394.327)
(433.760)
Tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm
353.827
487.048
535.753
Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm
487.048
92.721
101.993
tiền
(Nguồn: Phòng quản lý tài chính của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam)
xii
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh của tổ chức phản ánh toàn bộ
dòng tiền thu chi có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của tổ chức
như thu tiền bán hàng, thu tiền từ các khoản phải thu của khách hàng và của nhà
tài trợ, tiền trả người cung cấp, tiền trả cho nhân viên,…
Dựa vào bảng lưu chuyển tiền tệ của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam
trên ta thấy lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh luôn tăng qua các năm
do thặng dư thu nhập so với chi phí luôn tăng qua các năm. Thặng dư thu nhâp
năm 2005 là 368.057 USD, năm 2006 là 519.020 USD, năm 2007 là 570.922
USD. Qua đó ta thấy năm 2007 thặng dư thu nhập tăng 51.902 USD so với năm
2006 và tăng 202.865 USD so với năm 2005.
3. Đánh giá công tác quản lý tài chính của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt
Nam
Những thành tự đạt được của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam:
- Các nhà tài trợ ngày càng nhiều, nguồn thu từ các nhà tài trợ ngày càng tăng.
- Chính sách của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam ngày càng hoàn thiện.
- Cơ chế giao hàng và thu tiền ngày càng hoàn thiện hơn.
- Tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam chủ động tiếp cận và tìm kiếm các nhà
tài trợ mới.
- Được sự ủng hộ mạnh mẽ của Ủy ban dân số gia đình và trẻ em – VCPFC và
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS.
- Nhân viên làm việc nhiệt tình và có kỹ năng tiếp thị tốt.
Những hạn chế của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam
- Chưa chú trọng phát triển nguồn nhân lực
- Việc phân bổ chi phí của các nhà tài trợ chưa tốt.
- Công tác marketing còn chưa tốt, lãng phí.
- Hệ thống phân phối hàng hóa chưa hoàn thiện.
xiii
- Chính sách tiền lương và thwongr chưa đáp ứng được tình hình thực tế.
- Một số dự án đến giai đoạn kết thúc mà chưa tìm được dự án mới.
- Hệ thống kế toán chưa tốt.
- Hệ thống thông tin nội bộ chưa được cập nhật.
- Công tác phê duyệt ngân sách của các dự án còn chậm trễ.
- Thủ tục hành chính của Việt Nam còn kông kềnh.
Chương III. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý tài
chính của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam
Trong chương này thì tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý
tài chính của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam. Bao gồm:
- Giải pháp về nhân sự và đào tạo nhân sự.
- Hoàn thiện công tác phân bổ chi phí cho các nhà tài trợ.
- Tăng cường hoạt động marketting, chiến lwocj tiếp thị khách hàng.
- Hoàn thiện hệ thống phân phối hàng hóa.
- Hoàn thiện chính sách tiền lương và tiền thưởng.
- Lên kế hoạch tìm kiếm các dự án mới.
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán.
- Hoàn thiện công tác quản lý tài chính trong tổ chức DKT Quốc tế tại Việt
Nam.
- Cải tiến hệ thống thông tin nội bộ.
- Hoàn thiện cơ cấu bộ máy của tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam.
- Tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam cần thực hiện các bước để nâng cao trình
độ quản lý tài chính.
- Kiến nghị đối với nhà nước
xiv
KẾT LUẬN
Trên đây là tóm tắt luận văn tốt nghiệp về Tổ chức DKT Quốc tế tại Việt
Nam - một trong những tổ chức tiên phong và đứng đầu về tiếp thị xã hội. Trong
luận văn này tác giả đã phân tích một cách toàn diện về thực trạng quản lý và sử
dụng nguồn tài chính của tổ chức và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của tổ chức.
Đề tài “ Tăng cường quản lý tài chính của Tổ chức DKT Quốc tế tại Việt
Nam” sẽ phần nào giúp chúng ta tìm hiểu được những vấn đề chung nhất về lĩnh
vực tài chính trong quản lý tổ chức phi chính và nói chung và của tổ chức DKT
Quốc tế tại Việt Nam nói riêng. Từ những cơ sở lý luận và tính thực tiễn của đề
tài đã không ngừng nâng cao tính hoàn thiện trong công tác quản lý tài chính của
tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, tổ chức DKT Quốc tế tại
Việt Nam vẫn còn tồn đọng một số hạn chế nhất định về quản lý, và để tăng
cường quản lý tài chính đòi hỏi tổ chức DKT Quốc tế tại Việt Nam cần phải nỗ
lực hơn nữa trong thời gian tới để khắc phục.
xv