Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng giầy dép của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.8 KB, 15 trang )

i

MỞ ĐẦU
Thực tế đã cho thấy, những nơi có mức phát triển xuất khẩu hàng hóa
nhanh sẽ có nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao. Nhận thức được ý nghĩa đó,
thành phố Hải Phòng nhiều năm qua đã chú trọng thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu hàng hóa. Trong đó, mặt hàng giầy dép có một vị trí rất quan trọng,
những năm qua đã thu được nhiều thành tựu lớn. Tuy nhiên, đứng trước xu
thế hội nhập và sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu giầy dép của Hải Phòng đã gặp không ít khó khăn
và hạn chế. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng giầy
dép của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng” nhằm đưa ra
một hệ thống giải pháp giúp thúc đẩy xuất khẩu cho các doanh nghiệp kinh
doanh giầy dép là rất cấp thiết.
Đề tài được nghiên cứu với mục đích vận dụng các lý luận về hoạt động
thương mại quốc tế, hoạt động xuất khẩu để phân tích, đánh giá thực trạng
hoạt động xuất khẩu mặt hàng giầy dép của các doanh nghiệp ở Hải Phòng, từ
đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng giầy
dép của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt
hàng giầy dép, trong phạm vi các doanh nghiệp ở Hải Phòng những năm gần
đây, từ đó có giá trị phương pháp luận đối với các địa bàn khác ở nước ta.
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của Mác- Lênin; kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
trong và ngoài nước; sử dụng số liệu báo cáo của một số cơ quan, tổ chức ở
thành phố Hải Phòng; và một số phương pháp khác như: điều tra xã hội học,
chuyên gia, phân tích, tổng hợp, thống kê.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
Luận văn gồm 3 Chương, với nội dung như sau:



ii

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
Ở chương này, luận văn trình bày một số vấn đề mang tính lý luận cơ
bản về thương mại quốc tế và hoạt động xuất khẩu. Với hai nội dung chính:
1. Các học thuyết cơ bản về thƣơng mại quốc tế:
Các học thuyết cơ bản về thương mại quốc tế được nghiên cứu trong
Luận văn là những học thuyết cơ bản và được sắp xếp theo thời gian xuất hiện
của chúng, gồm có: Lý thuyết của phái trọng thương; Lý thuyết lợi thế tuyệt
đối của Adam Smith; Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo; Lý thuyết
về chi phí cơ hội của Haberler; Lý thuyết về tương quan giá cả của các yếu tố
sản xuất ảnh hưởng đến thương mại quốc tế của Heckscher-Ohlin; và những bổ
sung của một số lý thuyết hiện đại, trong đó có Mô hình Viên kim cương của
Michael Porter, phản ánh các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh, nó được coi
là một bước nhảy vọt trong việc phân tích các lợi thế cạnh tranh của một quốc
gia hay một vùng lãnh thổ khi tham gia thương mại quốc tế.
2. Hoạt động xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu là một mặt quan trọng trong hoạt động thương
mại quốc tế. Đó là quá trình bán hàng hoá, dịch vụ cho nước khác.
Có nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau: Xuất khẩu trực tiếp (xuất
khẩu hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc mua từ các
đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức
của mình); Buôn bán đối lưu (xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu,
người bán đồng thời là người mua hàng khác theo trị giá tương đối); Xuất
khẩu uỷ thác (đơn vị ngoại thương đóng vai trò là trung gian thay cho đơn vị
sản xuất để tiến hành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, tiến hành các
thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá cho nhà sản xuất và qua đó hưởng một



iii

khoản tiền nhất định); Gia công quốc tế (bên nhận gia công nhập khẩu nguyên
vật liệu hoặc bán thành phẩm của bên đặt gia công để chế biến ra thành phẩm
rồi giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu về một khoản phí gia công);
Gia công tại chỗ ( gia công cho đối tác nước ngoài, xuất khẩu luôn tại nước
nhận gia công, hàng hoá không qua biên giới quốc gia); Tái xuất khẩu (xuất
khẩu những hàng hoá mà trước đây đã nhập khẩu mà chưa tiến hành chế biến
sang nước thứ 3).
Hoạt động xuất khẩu có một vai trò rất quan trọng không chỉ đối với
mỗi doanh nghiệp, với nền kinh tế quốc gia, mà nó còn có vai trò quan trọng
đối với nền kinh tế thế giới.
Hoạt động xuất khẩu chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố:
Nhân tố chủ quan: là nhân tố bên trong, nội tại mà doanh nghiệp có thể
kiểm soát được, như: Năng lực tài chính; Các tham số của MarketingMix (sản
phẩm, giá cả, kênh phân phối và xúc tiến hỗn hợp); Trình độ của đội ngũ cán
bộ công nhân viên; Trình độ năng lực quản lý.
Nhân tố khách quan: là nhân tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp,
doanh nghiệp không thể kiểm soát được, bao gồm 2 nhóm nhân tố:
- Nhóm nhân tố trong nước: Hệ thống chính trị, pháp luật và chính sách
của nhà nước; Yếu tố tỷ giá hối đoái; Lợi thế so sánh trong sản xuất xuất khẩu;
Mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp; Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng);
- Nhóm nhân tố ngoài nước: là các nhân tố nằm ngoài khả năng kiểm
soát quốc gia, bao gồm: Tình hình chính trị, pháp luật, chính sách của quốc
gia nhập khẩu; Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu; Đặc
điểm văn hoá xã hội của thị trường nhập khẩu; Trình độ phát triển khoa học
kỹ thuật; Chính sách thương mại của nước nhập khẩu; Mức độ cạnh tranh
quốc tế; Quan hệ hợp tác giữa quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu.



iv

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT
HÀNG GIẦY DÉP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Trên cơ sở vận dụng những lý luận đã nêu ở Chương 1, Chương 2 lần
lượt nghiên cứu ba nội dung chính:
1. Thực trạng tình hình sản xuất xuất khẩu mặt hàng giầy dép của
các doanh nghiệp
Nhìn chung, nhiều năm gần đây, hoạt động kinh doanh xuất khẩu giầy
dép có một vị trí khá quan trọng trong cơ cấu mặt hàng công nghiệp của thành
phố Hải Phòng. Tình hình sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này trong những năm
qua như sau:
- Số doanh nghiệp công nghiệp kinh doanh ngành hàng giầy dép trên
địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2007 là 46 doanh nghiệp, so với năm 2000
tăng 23 doanh nghiệp, năm 2004 tăng 4 doanh nghiệp.
- Giá trị sản xuất năm 2007 (theo giá cố định 1994) là 3.730 tỷ đồng
tăng 1.770,3 tỷ đồng so với năm 2000, tăng 279,5 tỷ đồng so với năm 2004.
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là 43.020 nghìn đôi, so với năm 2000
tăng 10.148 nghìn đôi; so với năm 2004 tăng 6.471 nghìn đôi.
- Thị trường xuất khẩu chính gồm có EU, Mỹ, Nhật, Mêhicô, Đông Âu,
các nước Nam Phi....
- Cơ cấu xuất khẩu: Tỷ trọng giầy vải có chiều hướng tăng lên (2006 là
14,6%, năm 2007 là 15,1%), trong khi tỷ trọng giầy mũ da giảm mạnh (năm
2006 39,5%, năm 2007 38,2%). Các sản phẩm khác: Giầy thể thao giảm từ
29,5% xuống 28,5%; Xăng đan và dép các loại giữ nguyên ở mức 6,4%; các
sản phẩm còn lại tăng từ 10% lên 11,8%.


v


2. Phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu:
2.1. Nhân tố chủ quan: để có được kết quả chính xác, tác giả đã tiến
hành điều tra số liệu và xin ý kiến của các doanh nghiệp. Kết quả cho thấy:
- Các yếu tố đầu vào sản xuất:
Về đất đai: Tính đến cuối năm 2007, tổng diện tích đất dành cho các
doanh nghiệp kinh doanh giầy dép khoảng 60.000m2, bình quân mỗi doanh
nghiệp là 1.304m2. Nhìn chung,một số doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn
trong việc tiếp cận đất để kinh doanh, cũng như cách thức để được tham gia
vào các khu/ cụm công nghiệp của Thành phố.
Về vốn: tính đến cuối năm 2007, tổng vốn của các doanh nghiệp kinh
doanh giầy dép là 1.824.284 triệu đồng, chiếm 2,035% tổng vốn của các
doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm
42,37%. Nhìn chung, các doanh nghiệp đều có nhu cầu huy động thêm vốn,
chủ yếu là vốn trung và dài hạn, nhưng hiện tại các doanh nghiệp đang gặp
nhiều khó khăn trong việc huy động vốn kinh doanh, đặc biệt trong quá trình
giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện các chính sách của nhà nước.
Về lao động: Ước tính cả năm 2007, số lao động bình quân trong ngành
hàng giầy dép là 57.000 người, so với năm 2000 tăng 1,49 lần, so với năm
2004 tăng 1,086 lần. Bình quân mỗi doanh nghiệp có 1.239 lao động, và chủ
yếu là lao động nữ, chiếm 86,84%, lao động mới chỉ tốt nghiệp PTTH chiếm
48,579%, thâm niên dưới 1 năm chiếm 44,737%, thu nhập bình quân vào
khoảng 500.000 đến 3.000.000 đồng.
Về trình độ trang thiết bị và công nghệ: nhìn chung là “lạc hậu về mặt
công nghệ”, máy móc thiết bị chủ yếu được sản xuất vào những năm 1986
đến 1992, và được chuyển giao từ những năm 1995 đến 1998.
Về tình hình nguyên phụ liệu: chiếm một tỷ lệ khá cao trong giá trị gia
tăng của sản phẩm (khoảng 80%), chủ yếu là được nhập khẩu (từ 60-70%),



vi

hiện tại nguồn nguyên phụ liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30%
nhu cầu sản xuất của ngành.
- Phương thức sản xuất xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp là
gia công thuần túy (gia công quốc tế). Sản phẩm sản xuất chủ yếu là xuất
khẩu (khaongr 80%), mức độ nội địa hóa đạt khoảng 20-22%.
- Hoạt động nghiên cứu thị trường quốc tế, lựa chọn thị trường mục
tiêu và hoạt động xúc tiến thương mại: chưa được các doanh nghiệp chú
trọng, chủ yếu vẫn là tự phát.
- Chiến lược kinh doanh xuất khẩu: cũng không được chú trọng. Chỉ
có một vài doanh nghiệp là có chiến lược kinh doanh xuất khẩu dài hạn, tuy
nhiên vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản.
2.2. Nhân tố khách quan:
- Nhân tố trong nước: Về hệ thống chính trị, pháp luật và chính sách
của Nhà nước: Nhà nước có nhiều văn bản khẳng định vị trí quan trọng của
ngành kinh doanh xuất khẩu giầy dép. Và cũng có nhiều cơ chế, chính sách hỗ
trợ xuất khẩu giầy dép. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế như: vấn đề
đất đai, thu hút vốn kinh doanh, thuế, … Về yếu tố tỷ giá hối đoái: nhiều năm
qua có ảnh hưởng rất tốt cho hoạt động xuất khẩu giầy dép, bởi chính sách
đồng nội tệ yếu của nhà nước. Tuy nhiên, từ 1/1/2009, nhà nước sẽ có quy
định tăng giá đồng nội tệ, có thể ảnh hưởng không tốt đến hoạt động xuất
khẩu giầy dép. Về mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp: nhìn chung,
trong nước còn yếu kém, trong khi trên thị trường nước ngoài thì khá gay gắt,
làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường
quốc tế (do không được cọ sát trong thị trường nội địa). Về lợi thế so sánh
trong sản xuất xuất khẩu: cơ bản là lợi thế về nguồn lao động vừa dồi dào vừa
rẻ, bên cạnh đó là các lợi thế về vị trí địa lý và một số yếu tố của môi trường
kinh doanh. Về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông đường



vii

bộ, Mạng lưới giao thông đường thủy nội địa; Mạng lưới giao thông đường
sắt; Mạng lưới giao thông đường không; Mạng lưới bưu chính viễn thông;
Dịch vụ tàu biển; Nguồn cung cấp năng lượng; Hệ thống ngân hàng; Ngành
công nghiệp hỗ trợ và liên quan,… nhìn chung ở Hải Phòng là thuận lợi. Tuy
nhiên, một số doanh nghiệp vẫn còn phàn nàn về hệ thống đường bộ, nước,
thoát nước thải và điện chưa được nâng cấp.
- Nhân tố ngoài nước: nhu cầu, thị hiếu giầy dép thế giới có nhiều
chuyển biến trong một vài năm vừa qua, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các
hợp đồng kinh doanh xuất khẩu. Ngoài ra, tình hình bất ổn chính trị toàn cầu,
đặc biệt là vấn đề hạt nhân, khủng bố, giá dầu leo thang, những biến động lớn
của tình hình tài chính thế giới cũng đã gây không ít khó khăn cho hoạt động
xuất khẩu giầy dép của các doanh nghiệp ở Hải Phòng.
Về mức độ cạnh tranh quốc tế, đối với ngành kinh doanh xuất khẩu
giầy dép, đối thủ lớn nhất của các doanh nghiệp Hải Phòng là các doanh
nghiệp của Trung Quốc, trong khi đó, họ có nhiều lợi thế hơn, đặc biệt là vấn
đề nội địa hóa, tình hình cung cấp nguyên phụ liệu trong nước.
Các thị trường lớn là Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ, Nhật và một số thị
trường khác như Châu Phi, Mêhicô,… Nếu xét riêng tình hình mỗi thị trường,
với những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu
giầy dép của các doanh nghiệp ở Hải Phòng, cũng có nhiều điểm cần quan
tâm. Đặc biệt là vấn đề chống bán phá giá đối với các sản phẩm giầy mũ da
của Việt Nam và Trung Quốc của EU, tình trạng suy thoái nền kinh tế của
Mỹ, và một số đặc điểm chính của thị trường Nhật, Châu Phi, Mêhicô.
3. Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu:
Những thành tựu: Từ nhiều năm nay, Hải Phòng luôn là 1 trong 3
trung tâm sản xuất giầy dép lớn nhất cả nước; số lượng doanh nghiệp kinh
doanh xuất khẩu giầy dép tăng nhanh; vốn kinh doanh tăng; giải quyết việc



viii

làm cho một lượng khá lớn lao động của Thành phố và một số tỉnh lân cận;
Tổng giá trị sản xuất của ngành kinh doanh giầy dép nhiều năm gần đây đạt
tương đối cao, năm 2007 là 3.730 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 1994);
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Hải Phòng luôn ở mức
bình quân cao, đạt khoảng 20,55%; Kim ngạch xuất khẩu giầy dép năm 2007
ước đạt 43.020 nghìn đôi, tương ứng là 338,994 triệu USD trong tổng số
1.214,461 triệu USD tổng kim ngạch xuất khẩu Thành phố, chiếm gần 28%.
Những hạn chế:
- Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu giầy
dép nhiều năm gần đây không tăng nhiều, diện tích mặt bằng sản xuất của
ngành tăng lên không đáng kể, vốn chủ sở hữu còn quá nhỏ.
- Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp tương đối trẻ, năng lực và
sự nhiệt tình có sẵn, nhưng kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên
môn và ý thức làm việc nhìn chung thấp.
- Máy móc thiết bị của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu giầy
dép còn ở tình trạng “lạc hậu về mặt công nghệ”, dây truyền sản xuất được
sản xuất và chuyển giao đã từ rất lâu.
- Bị động về nguồn nguyên phụ liệu, chủ yếu phải nhập khẩu với giá
cao và không kiểm soát được về chất lượng, trong khi nguyên phụ liệu trong
nước thì chất lượng kém, không bảo đảm mà giá lại cao.
- Sản phẩm giầy dép xuất khẩu vẫn chủ yếu mang tính chất gia công là
chính, vì vậy: giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp; không quyết định giá
thành sản xuất cũng như giá xuất khẩu; mang nhiều yếu tố rủi ro, ít có mối liên
hệ trực tiếp với khách hàng cuối cùng, mà phải qua nhiều khâu trung gian.
- Còn hạn chế trong thiết kế mẫu hàng.
- Thị trường xuất khẩu chưa đa dạng, tập trung chủ yếu vào hai thị

trường lớn là Châu Âu và Mỹ.


ix

- Năng lực cạnh tranh còn yếu, đại bộ phận các doanh nghiệp có quy mô
sản xuất nhỏ, năng lực, kiến thức và kinh nghiệm thương mại quốc tế còn hạn chế.
Nguyên nhân của hạn chế:
Về phía doanh nghiệp:
- Chưa chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ
cán bộ công nhân viên.
- Chưa chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc đổi mới công
nghệ, thay đổi dây chuyền sản xuất.
- Các doanh nghiệp chưa chủ động liên kết lại với nhau để xây dựng
cho mình một hệ thống nguồn cung ứng nguyên phụ liệu ổn định, chất lượng
bảo đảm và ít rủi ro.
- Không chú trọng tạo dựng thương hiệu riêng cho mình. Còn non yếu
về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ nhân công viên yếu kém, trình độ
quản lý chưa cao, kiến thức luật kinh tế chưa vững, ngần ngại việc tự sản
xuất, tự tìm thị trường.
- Chưa chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thị trường
mục tiêu và tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại.
- Chưa chú trọng công tác xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược
xuất khẩu hàng hóa; Chưa trang bị một cách đầy đủ và hoàn thiện cho mình
kiến thức hiểu biết luật lệ, hoàn chỉnh hệ thống sổ sách kế toán theo thông lệ
quốc tế.
Về phía quản lý Nhà nước:
- Chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh qua việc xây dựng các ngành
công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia
tăng xuất khẩu; Chưa chú trọng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và liên



x

quan cho ngành giầy dép; Chưa có chính sách nhằm khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu.
- Chưa xác định rõ khu vực, tỉnh/thành phố cần tập trung phát triển
trọng điểm.
- Thiếu những hoạt động kêu gọi sự hỗ trợ của các nước phát triển về
khâu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong ngành, đặc biệt trong
khâu thiết kế mẫu mã và phát triển sản phẩm giầy dép.
- Chưa có những cuộc đàm phán với những thị trường xuất khẩu lớn
như Mỹ, EU để họ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
- Còn hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại
ngành giầy dép ra thế giới, tổ chức hội chợ quốc tế để tạo cơ hội cho doanh
nghiệp trong nước tìm bạn hàng.
Nguyên nhân khách quan:
- Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu rơi vào tình cảnh lạm phát
tăng nhanh làm giá cả leo thang; giá cả nguyên liệu thuộc da trên thế giới
tăng, làm cho giá thành sản phẩm giầy dép làm bằng da tăng theo.
- Nhu cầu, thị hiếu giầy dép của thị trường thế giới có nhiều thay đổi.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép ở Hải Phòng phải cạnh
tranh với một đối thủ khổng lồ là Trung Quốc, trong khi họ lại có nhiều lợi
thế hơn các doanh nghiệp Hải Phòng.
- Việc chống bán phá giá đối với mặt hàng giầy mũ da của Việt Nam và
Trung Quốc trên thị trường EU; Nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng khủng
hoảng, sức tiêu dùng của người dân Mỹ giảm; tình hình bất ổn chính trị toàn
cầu, đặc biệt là vấn đề hạt nhân, khủng bố, giá dầu tăng, những biến động lớn
của tình hình tài chính thế giới.



xi

CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP
THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIẦY DÉP CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Trên cơ sở những nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động kinh doanh
xuất khẩu tìm thấy ở Chương 2, Chương 3 này, Luận văn lần lượt trình bày
quan điểm, phương hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản từ phía các
doanh nghiệp và phía nhà nước, nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng giầy dép
của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
1. Quan điểm và phƣơng hƣớng phát triển: Chính sách của Việt
Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng đều coi kinh doanh xuất khẩu giầy
dép là một hoạt động đặc biệt quan trọng và cần được hỗ trợ. Các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu giầy dép ở Hải Phòng cũng đã đề ra phương
hướng hoạt động của mình. Về cơ bản là:
- Tiếp tục khai thác các hợp đồng gia công hiện có, hướng tới tự mình
sản xuất để bán nội địa và xuất khẩu;
- Thận trọng điều tra kỹ các yêu cầu và điều chỉnh sản xuất cho phù
hợp với yêu cầu của từng thị trường;
- Tăng tỷ trọng giầy thể thao và dép các loại trong tổng số lượng giầy
dép xuất khẩu. Đồng thời nghiên cứu, thiết kế mẫu mã các loại giầy vải có
tính năng tương tự như giầy thể thao. Tập trung phát triển thêm các mặt hàng
giả da, cao su/plastic, nguyên liệu dệt.


xii

- Xây dựng, nâng cấp nhà xưởng, đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ
và các điều kiện sản xuất; Xây dựng thêm cơ sở mới, tập trung vào khu vực

nông thôn, giá nhân công rẻ; Xây dựng trung tâm tạo mẫu và giới thiệu sản
phẩm, thành lập trung tâm xúc tiến thương mại;
- Định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp đến năm 2010 với
nhịp độ tăng trưởng 15% trở lên.
2. Một số giải pháp chủ yếu:
2.1. Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng đội ngũ cán bộ
công nhân viên
2.2. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm bằng cách áp dụng
một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, đầu tư công nghệ,
máy móc thiết bị hiện đại và tìm kiếm, chủ động về nguồn nguyên phụ liệu:
Một là, thực hiện áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế, như TQM, ISO, TPS,... Hai là, đầu tư thêm máy móc thiết bị, công
nghệ tiên tiến, hiện đại và đồng bộ; Ba là, tăng cường mạng lưới khảo sát thị
trường, tìm kiếm nguyên phụ liệu trong nước.
Để làm được những việc trên đòi hỏi doanh nghiệp phải có một số vốn
nhất định, số vốn này khá lớn nên cần huy động từ các nguồn như: cổ phần
hóa, vay vốn ngân hàng, huy động từ các nguồn vốn khác.
2.3. Chú trọng hơn công tác thiết kế sản phẩm và phát triển sản phẩm mới
2.4. Chú trọng hơn công tác Marketing, nghiên cứu thị trường quốc tế,
lựa chọn thị trường mục tiêu, xây dựng thương hiệu và xây dựng chiến lược
kinh doanh xuất khẩu: Thành lập Phòng/Ban Marketing; Tăng cường công tác
nghiên cứu thị trường; Hoàn thiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm; Xây
dựng chính sách giá cả linh hoạt; Tăng cường, đẩy mạnh khuyếch trương sản


xiii

phẩm; Nghiên cứu và lựa chọn cách tiếp cận thị trường các nước phù hợp với
đặc điểm ngành hàng và khả năng của doanh nghiệp.
2.5. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu: Dựa trên các điều kiện

nội tại của mình, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh
doanh xuất khẩu cho mình; Thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu và dự
báo khối lượng cung cầu, giá cả, mẫu mốt, xu hướng thời trang về giầy dép
trên thị trường; Phải xem xét, phân tích khả năng thực tế của mình, những
thuận lợi và khó khăn, nắm bắt kịp thời thông tin từ bên ngoài và thông tin về
thị trường; Xây dựng kênh lưu thông và phân phối trực tiếp.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp trong ngành trên địa bàn
Thành phố và cả nước để trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác kinh doanh.
- Quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực
liên quan, như hải quan, thương mại, ngân hàng,…
- Nắm bắt kịp thời các chính sách, qui định của các cơ quan chức năng
nhà nước liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Thường xuyên theo dõi, cập nhật các chính sách, quy định mới, các sửa đổi
bổ sung của chính sách nhà nước.
3. Khuyến nghị về phía nhà nƣớc:
- Cần có văn bản hướng dẫn sự phát triển tập trung các ngành, nghề
theo vùng/lãnh thổ phù hợp với lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của
vùng/lãnh thổ. Thậm chí có thể tiến hành xây dựng một thương hiệu “Thành
phố Giầy dép” (như Trung Quốc đã làm); Hoặc tiến hành xây dựng một
khu/cụm công nghiệp chuyên cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu giầy
dép (hoặc chí ít là một góc của khu/cụm công nghiệp).


xiv

- Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn
Thành phố xây dựng một Trung tâm nguyên phụ liệu cho ngành giầy dép (có
thể kết hợp với các doanh nghiệp ngành dệt may mở một Trung tâm Nguyên
phụ liệu dệt may và giầy dép, giống như ở tỉnh Bình Dương đang xây dựng

(Phụ lục 6));
- Cần hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các đầu vào sản xuất quan trọng
như: đất đai, vốn, lao động, nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng. Tổ chức các hoạt
động xúc tiến thương mại ngành giầy dép ra thế giới; Tổ chức hội chợ quốc tế
với sự tham dự của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới từ đó tạo cơ hội
cho doanh nghiệp trong nước tìm bạn hàng; Định hướng cho các doanh
nghiệp đa dạng hóa mặt hàng giầy dép xuất khẩu, nhằm giảm thiểu tác động
xấu của cú sốc sụt giảm trên thị trường thế giới, như tăng cường nghiên cứu
và sản xuất mặt hàng giả da, cao su/plastic, nguyên liệu dệt;
- Cần có hoạt động kêu gọi sự hỗ trợ của các nước phát triển về việc
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên cho ngành, đặc biệt trong khâu thiết
kế mẫu mã và phát triển sản phẩm giầy dép. Cần nhanh chóng tiến hành các
cuộc đàm phán với những thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU để họ công
nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
- Các chính sách cần được điều chỉnh kịp thời nhằm tạo mức độ linh
hoạt nhất cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Cần
giảm thiểu thủ tục, tránh phiền hà, rườm rà, không cần thiết trong một số khâu
giải quyết thủ tục hành chính trong việc thành lập doanh nghiệp mới, cấp đất,
xây dựng, thuế, hải quan,… Tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu
tư trong và ngoài nước.


xv

KẾT LUẬN

Qua Luận văn này, ngoài phần trình bày cơ sở lý luận có tính chất kế thừa
các học thuyết về thương mại quốc tế và lý thuyết về hoạt động xuất khẩu hàng
hóa, kết quả nghiên cứu đã có những điểm mới sau đây:
Một là, phân tích khá đầy đủ thực trạng hoạt động sản xuất xuất khẩu

mặt hàng giầy dép của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng
trong mấy năm vừa qua.
Hai là, đánh giá chung tình hình phát triển xuất khẩu mặt hàng giầy dép
của các doanh nghiệp với những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế đó.
Ba là, xác định quan điểm phát triển ngành giầy dép của nhà nước nói
chung và thành phố Hải Phòng nói riêng; xác định phương hướng hoạt động
kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp; từ đó, đề xuất một hệ thống giải
pháp cho các doanh nghiệp và một số khuyến nghị về phía nhà nước nhằm
thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng giầy dép của các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Hải Phòng.



×