ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------NGUYỄN THU NGA
QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------NGUYỄN THU NGA
QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY
Luận văn Thạc sỹ Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60310206
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy
Hà Nội - 2015
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, em đã nhận đƣợc sự hƣớng
dẫn, động viên, giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy. Em xin đƣợc bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Khoa Quốc tế học, trƣờng
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nhiệt tình giảng dạy
và cung cấp cho chúng em những kiến thức hữu ích trong suốt thời gian học Cao học.
Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè
vì sự trợ giúp, động viên to lớn về mặt tinh thần cũng nhƣ vật chất trong suốt thời gian
qua.
Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2015
Học viên
Nguyễn Thu Nga
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA
TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.DI SẢN CỦA MỐI QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TRƢỚC NĂM 1998 Error!
Bookmark not defined.
1.1.1. Trên phƣơng diện an ninh – chính trị........... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Trên phƣơng diện kinh tế ............................. Error! Bookmark not defined.
1.2. NHỮNG YẾU TỐ KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN KHÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA ............................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Những yếu tố khách quan ............................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Những yếu tố chủ quan ................................ Error! Bookmark not defined.
1.3. NHẬN XÉT ........................................................ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TỪ NĂM 1998 ĐẾN
NAY............................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. TRÊN PHƢƠNG DIỆN AN NINH – CHÍNH TRỊError! Bookmark not defined.
2.1.1. Những căng thẳng trong quan hệ hai nƣớc .. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hợp tác chống buôn lậu ma túy và chống khủng bố ... Error! Bookmark not
defined.
2.2. TRÊN PHƢƠNG DIỆN KINH TẾ ..................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Quan hệ thƣơng mại ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Quan hệ đầu tƣ ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.3. TRÊN CÁC LĨNH VỰC KHÁC ........................ Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Hỗ trợ về dầu lửa của Venezuela đối với nhân dân MỹError! Bookmark not
defined.
2.3.2 Trong lĩnh vực giáo dục ............................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ MỐI QUAN HỆ HAI NƯỚC TỪ NĂM 1998 ĐẾN
NAY VÀ DỰ BÁO XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ NÀY TRONG
THỜI GIAN TỚI ......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRONG QUAN HỆ HAI NƢỚC . Error! Bookmark
not defined.
3.1.1. Về an ninh – chính trị ................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Về kinh tế ..................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. TÁC ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ MỸ - VENEZUELA TỚI QUAN HỆ QUỐC
TẾ TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI ........ Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Tác động tới quan hệ quốc tế trong khu vực Mỹ LatinhError! Bookmark not
defined.
3.2.2. Tác động tới quan hệ quốc tế trên thế giới ... Error! Bookmark not defined.
3.3. DỰ BÁO XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI NƢỚC
TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 11
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài
Sau Chiến tranh Lạnh, quan hệ giữa Mỹ và khu vực Mỹ Latinh có nhiều thay đổi,
xuất phát từ tình hình thực tế của cả hai chủ thể này. Về phía Mỹ, ƣu tiên trong chính
sách đối ngoại của Mỹ tập trung vào khu vực Châu Âu, vì khu vực này có nhiều biến
động lớn do sự sụp đổ của khối các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô. Mỹ
quan tâm tới việc xóa bỏ triệt để mọi tàn dƣ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nƣớc này,
nhằm thiết lập những “đồng minh” mới và cũng là những đối tác, những thị trƣờng đầy
tiềm năng của nền kinh tế Mỹ. Sau vụ khủng bố 11/9/2001, trọng tâm chính sách đối
ngoại của Mỹ lại một lần nữa thay đổi. Mỹ tập trung vào chiến lƣợc chống khủng bố ở
khu vực Trung Đông, Nam Á và Đông Nam Á, đồng thời hƣớng mối quan tâm sang khu
vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, nơi có nhiều biến động mới tác động tới lợi ích kinh tế
và chiến lƣợc thiết yếu của Mỹ. Do đó, mức độ quan tâm của Mỹ dành cho khu vực Mỹ
Latinh đã giảm đi đáng kể. Điều đó khiến cho nhiều nƣớc Mỹ Latinh nghĩ rằng Mỹ đang
dần “quay lƣng” với họ. Tuy nhiên, kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2008, với những
thay đổi rõ rệt trong chính sách đối ngoại đối với các nƣớc Mỹ Latinh, Tổng thống
Barack Obama đã chuyển một thông điệp tới các nƣớc Mỹ Latinh cũng nhƣ toàn thế giới
rằng Mỹ vẫn không quên và chƣa bao giờ quên khu vực mà Mỹ luôn coi là sân sau của
mình.
Về phía các nƣớc Mỹ Latinh, sau những sai lầm trong chính sách kinh tế, xã hội ở
các thập niên 1970 và 1980, hầu hết các nƣớc này rơi vào khủng hoảng, nợ nƣớc ngoài,
tình trạng phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng. Thực trạng này
đã khiến cho một số nƣớc đổ lỗi cho mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do mới của Mỹ, đƣợc
áp dụng ở Mỹ Latinh từ năm 1981. Đây cũng là động lực cho sự trỗi dậy của một phong
trào cánh tả chống lại đƣờng lối của Mỹ, nổi lên tại nhiều quốc gia trong khu vực Mỹ
Latinh. Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đƣợc xem là “ngọn cờ đầu” của phong trào
này. Ngay sau khi lên nắm quyền vào năm 1998, Tổng thống Hugo Chavez đã thi hành
chính sách giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và hạn chế ảnh hƣởng của Mỹ đối với
Venezuela cũng nhƣ trong khu vực. Tổng thống Chavez phản đối mạnh mẽ mô hình kinh
tế tự do và những chính sách can thiệp của Mỹ vào nền kinh tế, chính trị các nƣớc Mỹ
Latinh và lên án chính sách đối ngoại mà ông cho là của Đế quốc Mỹ. Cũng chính từ đây,
mối quan hệ song phƣơng Mỹ - Venezuela bƣớc sang một giai đoạn mới, giai đoạn căng
thẳng, đối đầu và trải qua không ít những sóng gió cho đến tận ngày nay. Những căng
thẳng trong quan hệ ngoại giao vẫn không ngừng leo thang bởi tác động của những chính
sách đối ngoại của cả hai nƣớc. Tổng thống Hugo Chavez không chỉ thi hành chính sách
thân thiện với các nƣớc thù địch của Mỹ nhƣ Cuba, Iraq, Iran, Afghanistan, Triều Tiên…
mà còn tăng cƣờng hợp tác với các cƣờng quốc ngoài khu vực nhƣ Nga, Trung Quốc
trong cả lĩnh vực kinh tế và chính trị. Những mối quan hệ này đe dọa trực tiếp đến lợi ích
kinh tế, chiến lƣợc của Mỹ ở Venezuela và khu vực Mỹ Latinh và càng khiến cho mối
quan hệ Mỹ - Venezuela thêm rạn nứt.
Mặc dù có những căng thẳng ngoại giao nhiều khi lên đến đỉnh điểm, nhƣng giữa
Mỹ và Venezuela vẫn có một mối quan hệ kinh tế khăng khít không thể tách rời. Sợi dây
gắn kết hai nền kinh tế này chính là nguồn dầu mỏ dồi dào của Venezuela, nguồn dầu mà
nền kinh tế Mỹ luôn luôn thèm khát. Chính sự đan xen giữa hợp tác và xung đột này đã
khiến cho mối quan hệ Mỹ - Venezuela trở nên phức tạp và có tính hấp dẫn đối với các
nhà nghiên cứu về Mỹ và ảnh hƣởng của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh. Hơn nữa, quan hệ Mỹ
- Venezuela là một mối quan hệ quan trọng bởi những thăng trầm, biến cố trong quan hệ
hai nƣớc có những tác động không nhỏ tới quan hệ quốc tế trong khu vực Mỹ Latinh
cũng nhƣ với một số nƣớc trên thế giới.
Trong xu thế hợp tác chung của thế giới hiện nay, Việt Nam đang tranh thủ tất cả
các mối quan hệ trên thế giới với mong muốn đẩy mạnh hợp tác cùng phát triển, cùng có
lợi. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác chặt chẽ, sâu
rộng với các nƣớc Mỹ Latinh nói chung và với Venezuela nói riêng trên nhiều lĩnh vực
khác nhau dựa trên truyền thống hợp tác tốt đẹp giữa hai bên. Đối với Mỹ, sau nhiều năm
bình thƣờng hóa quan hệ, Việt Nam cũng ngày càng có nhiều hợp tác hơn trên nhiều lĩnh
vực khác nhau. Do đó, làm thế nào để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với hai đất nƣớc đang
là đối thủ của nhau, là một điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với Việt Nam lúc này.
Vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Quan hệ Mỹ - Venezuela từ năm 1998
đến nay” là một điều có tính hấp dẫn và thiết thực đối với một học viên chuyên ngành
Quan hệ quốc tế. Việc nghiên cứu mối quan hệ này không chỉ giúp có một cái nhìn toàn
diện về thực trạng mối quan hệ song phƣơng giữa Mỹ và Venezuela từ năm 1998 đến
nay, mà còn thấy đƣợc những tác động, ảnh hƣởng của mối quan hệ này đối với quan hệ
quốc tế trong khu vực Mỹ Latinh và trên thế giới. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong
quan hệ đối ngoại cho Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ Mỹ - Venezuela là một mối quan hệ quan trọng và có tính hấp dẫn, do
đó, có khá nhiều tài liệu đề cập đến mối quan hệ này ở những mức độ và những quan
điểm khác nhau, cả ở trong nƣớc và nƣớc ngoài. Tuy nhiên, những nghiên cứu cụ thể và
toàn diện về mối quan hệ này trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay hầu nhƣ chƣa có.
Ở nƣớc ngoài, cuốn sách “Venezuela and the United States: From Monroe's
Hemisphere to Petroleum's Empire” (Nhà xuất bản Đại học Georgia, Mỹ năm 1996) của
Judith Ewell, là một công trình nghiên cứu công phu về lịch sử quan hệ Mỹ - Venezuela
từ thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX. Với lời mở đầu và 8 chƣơng của cuốn sách, tác giả đã
dẫn dắt ngƣời đọc đi từ những nguồn gốc của mối quan hệ Mỹ - Venezuela cuối thế kỷ
XVIII đến mối quan hệ dầu khí và ảnh hƣởng trên toàn cầu của mối quan hệ này cuối thế
kỷ XX. Bằng sự hiểu biết sâu sắc của mình về lịch sử Venezuela, tác giả không chỉ giải
thích về bản chất đang dần thay đổi của mối quan hệ Mỹ - Venezuela trong vòng hai thế
kỷ XVIII, XIX mà còn phân tích những kênh ảnh hƣởng khác nhau của Mỹ trong thế kỷ
XX diễn ra ngày càng phức tạp. Đồng thời, tác giả cũng mô tả những chiến lƣợc mà
Venezuela đã sử dụng để đối phó với ngƣời láng giềng phía Bắc của họ. Thế mạnh của
công trình nghiên cứu này nằm ở những phân tích của tác giả về những nỗ lực nhằm tạo
ra một tiếng nói hiệu quả của Venezuela trong quan hệ với Mỹ và bảo vệ chủ quyền của
họ. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chỉ tập trung vào mối quan hệ của Mỹ và
Venezuela giai đoạn trƣớc thế kỷ XIX, thế kỷ XX mà chƣa có những đề cập sâu sắc tới
diễn biến của mối quan hệ này trong thế kỷ XXI, trong khi thế kỷ XXI mới là thời điểm
xảy ra nhiều biến động, định hình nên mối quan hệ Mỹ - Venezuela.
Bên cạnh đó,nhắc đến quan hệ Mỹ - Venezuela cũng không thể không đề cập tới
một bài viết khá công phu khác của tác giả James Petra, đƣợc đăng tải trên trang web
voltairenetwork.org năm 2013: “US - Venezuela Relations: A case study of Imperialism
and Anti-Imperialism”, tạm dịch là “Quan hệ Mỹ - Venezuela: Một ví dụ điển hình cho
mối quan hệ của Chủ nghĩa Đế quốc và chống Chủ nghĩa Đế quốc”. Có thể nói, đây cũng
là một công trình nghiên cứu mà tác giả đã dành nhiều tâm huyết và thời gian để theo dõi,
tìm hiểu những diễn biến phức tạp của mối quan hệ kéo dài nhiều thập kỷ giữa Mỹ và
Venezuela qua những đời Tổng thống khác nhau. Bằng cách tiếp cận so sánh lịch sử, tác
giả đã chỉ ra đƣợc sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với chính quyền
của hai giai đoạn Tổng thống khác nhau ở Venezuela, một là chính quyền thân Mỹ của
Tổng thống Perez và Tổng thống Caldera (1980-1998), và sự nổi lên nhƣ một hiện tƣợng
chống Mỹ tiêu biểu của chính quyền của Tổng thống Hugo Chavez (1998-2013). Thế
mạnh của bài viết nằm ở chỗ, tác giả đã tập trung phân tích và làm nổi bật đƣợc mục đích
chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Venezuela. Tất cả những chính sách,
hành động của Mỹ đều thể hiện rõ ràng mục đích của một nƣớc đế quốc, tìm đủ mọi cách
để lật đổ chính quyền của quốc gia chống đối mình nhƣng lại luôn muốn duy trì quan hệ
đối tác kinh tế với họ. Tuy nhiên, nhƣ tiêu đề của bài viết, tác giả chỉ tập trung phân tích
mối quan hệ Mỹ - Venezuela nhƣ một trƣờng hợp điển hình của một mối quan hệ giữa
Chủ nghĩa Đế quốc và chống Chủ nghĩa Đế quốc, và tập trung vào những nội dung và kết
quả của chính sách đối ngoại của Mỹ, mà chƣa cung cấp đƣợc cho độc giả một bức tranh
toàn cảnh về mối quan hệ phức tạp này trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngoài ra, còn khá nhiều những tài liệu khác đề cập tới mối quan hệ Mỹ Venezuela nhƣng đều là những bài viết, những công trình nhỏ lẻ, rời rạc nhƣ: những bản
báo cáo về tình hình chính trị Venezuela và chính sách của Mỹ đối với Venezuela
“Venezuela: Political Conditions and US Policy” của Dịch vụ nghiên cứu của Quốc hội
Mỹ, một tài liệu phục vụ cho các Nghị sĩ Mỹ; báo cáo về tình trạng hợp tác chống buôn
lậu ma túy giữa Mỹ và Venezuela, “Drug control U.S Counternacotics cooperation with
Venezuela has declined” của Văn phòng trách nhiệm chính phủ Mỹ (GAO); những thống
kê về hợp tác trên lĩnh vực kinh tế giữa hai nƣớc trên các website chính thức của chính
phủ Mỹ nhƣ census.gov, state.gov và Whitehouse.gov.
Ở Việt Nam, hầu nhƣ chƣa có nghiên cứu nào đề cập trực tiếp tới mối quan hệ Mỹ Venezuela từ năm 1998 đến nay. Các bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào quan hệ của
Mỹ với khu vực Mỹ Latinh nói chung nhƣ Luận văn thạc sĩ thực hiện năm 2008: “Chính
sách đối ngoại của Mỹ đối với các nước Mỹ Latinh từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay” của
tác giả Nguyễn Khánh Vân, chuyên ngành Quan hệ quốc tế, khoa Quốc tế học, trƣờng
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong nghiên cứu này,
tác giả có đề cập tới chính sách của Mỹ đối với Venezuela nhƣ là một điển hình cho
chính sách của Mỹ đối với các nƣớc cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh. Một nghiên cứu khác
có liên quan tới Venezuela và chính sách đối ngoại của Venezuela là Luận văn thạc sĩ
năm 2010, chuyên ngành Quan hệ quốc tế: “Venezuela những năm đầu thế kỷ XXI và
quan hệ với Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Khánh Vân. Trong nghiên cứu này, tác
giả phân tích những diễn biến của tình hình thế giới và khu vực Mỹ Latinh đầu thế kỷ
XXI, tập trung phân tích tình hình kinh tế, chính trị Venezuela và đề cập tới chính sách
đối ngoại của Venezuela đối với Mỹ từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay. Hai nghiên
cứu trên, tuy không tập trung vào mối quan hệ Mỹ và Venezuela nhƣng đã phác thảo
đƣợc những nét khái quát về quan hệ hai nƣớc đặt trong tổng thể mối quan hệ giữa Mỹ và
khu vực Mỹ Latinh và quan hệ giữa Venezuela với các nƣớc khác trong khu vực và trên
thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lại Lâm Anh (2010), Viện kinh tế chính trị thế giới, “Phong trào cánh tả và hệ lụy
của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ latinh”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 07, tr.5358.
2. Đỗ Lộc Diệp (1997), Mỹ Latinh một vùng năng động, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
3. Thái Văn Long (2002), “Mỹ và cuộc đảo chính bất thành ở Venezuela”, Viện quan
hệ quốc tế Học viện chính trị Quốc gia TPHCM, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, số
10, tr.40.
4. Nguyễn Hồng Sơn (2007), “ Kinh tế và kế hoạch công nghiệp hóa nền kinh tế của
chính phủ Hugo Chavez”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 6, tr.5
5. Nguyễn Hồng Sơn (2010), “ Kinh tế xã hội Venezuela dƣới thời Tổng thống Hugo
Chavez”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 09, tr.9-15.
6. Lê Khƣơng Thùy (2009), “ Chính sách đối ngoại của các nƣớc Mỹ Latinh”, Tạp
chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 07, tr.27
7. Lê Thị Thu Trang (2009), “Venezuela dƣới thời của Tổng thống Hugo Chavez”,
Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 04, tr.45-51.
8. Nguyễn Xuân Trung (2010), “Nền ngoại giao dầu mỏ của Venezuela dƣới thời
Tổng thống Hugo Chavez”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 10, tr.34.
9. Đỗ Minh Tuấn (2005), “Vai trò của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh”, Tạp chí Châu Mỹ
Ngày Nay, số 11, tr.35-41
10. Nguyễn Khánh Vân (2008), “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nước Mỹ
Latinh từ sau Chiến tranh lạnh đến nay”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ
quốc tế, Khoa Quốc tế học, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Hà Nội
11. Nguyễn Thị Khánh Vân (2010), “Venezuela những năm đầu thế kỷ XXI và quan
hệ với Việt Nam ”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Khoa Quốc tế
học, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Hà Nội.
12. Ivo H. Daaelder & James M. Lindsay (2003), “Chính sách ngoại giao của Mỹ
trong một thế kỷ mới”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 6, tr.46-50
13. Jamie Glozov (2003), “Học thuyết Bush”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, số 02,
tr.15.
14. Randall B. Ripley và James M. Lindsay (chủ biên) (2002), Chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ sau chiến tranh lạnh, Nxb Chính trị, quốc gia Hà Nội.
15. Thierry Meyssan (2014), “Vai trò của Mỹ trong các cuộc khủng hoảng ở Syria,
Ukraine và Venezuela”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam, số
054 – TTX, tr.25-32.
16. “Mƣu đồ của Mỹ đối với Venezuela”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã
Việt Nam, số 061 – TTX 2014, tr.24-28.
17. “Mỹ chống Venezuela: Chiến tranh lạnh chuyển sang nóng”, Tài liệu tham khảo
đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam,số 070 – TTX 2014, tr.6-9.
18. “Nga và Trung Quốc cùng lúc mở rộng ảnh hƣởng ở “sân sau” của Mỹ”, Tài liệu
tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam,số 161 – TTX 2014, tr.14-16.
19. “Tƣơng lai nào cho chủ nghĩa Chavez ở Venezuela?”, Tài liệu tham khảo đặc biệt,
Thông tấn xã Việt Nam, số 042 – TTX 2014, tr.7-14.
20. “Venezuela hậu Chavez”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam, số
114 – TTX 2013, tr.1-19.
21. “Xung quanh sự kiện Hugo Chavez đắc cử tổng thống Venezuela” (2006), Tạp
chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 12, tr.67.
Tài liệu từ các website
22. Chavez bình thường hóa quan hệ với Mỹ, tại địa chỉ:
bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/04/090419_chavez_us.shtml
23. Chavez đón Ahmadinejad, chọc tức Mỹ, tại địa chỉ:
bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/01/120110_chavez_iran_meeting.shtml
24. Chính phủ Venezuela và Trung Quốc ký 38 văn kiện hợp tác, tại địa chỉ:
vietnamplus.vn/chinh-phu-venezuela-va-trung-quoc-ky-38-van-kien-hoptac/272103.vnp
25. Chính sách đối ngoại sau sự kiện 11/9 của Mỹ có thay đổi?, tại địa chỉ:
nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/quocte/tulieuquocte/chinh-sach-ingo-i-m-sau-s-ki-n-11-9-co-thay-i-1.311371
26. Chuyện ăn chia trong khai thác dầu mỏ, tại địa chỉ: petrotimes.vn/dau-tien-quyenluc/2012/01/chuyen-an-chia-trong-khai-thac-dau-mo
27. Cuộc chiến bí mật của CIA ở Bolivia và Venezuela, tại địa chỉ:
tintuc.xalo.vn/001039200580/Cuoc_chien_bi_mat_cua_CIA_o_Bolivia_va_Venez
uela.html
28. Cuộc đua của Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Nga ở Mỹ Latinh tại địa chỉ:
vov.vn/the-gioi/quan-sat/cuoc-dua-cua-nhat-ban-my-trung-quoc-va-nga-o-my-latinh-343180.vov
29. Đối thoại với Mỹ có phải là lời giải cho bất ổn tại Venezuela, tại địa chỉ:
baonghean.vn/quoc-te/binh-luan-quoc-te/201403/doi-thoai-voi-my-co-phai-la-loigiai-cho-bat-on-tai-venezuela-462865/
30. Hạ viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Venezuela, tại địa chỉ:
baonghean.vn/quoc-te/201405/ha-vien-my-thong-qua-du-luat-trung-phatvenezuela-489901/
31. Mỹ mong gì ở Venezuela thời kỳ hậu Chavez, tại địa chỉ: xangdau.net/tin-tuc/thitruong-xang-dau-the-gioi/my-trung-quoc-venezuela-va-van-de-dau-mo29010.html
32. Mỹ trục xuất 3 nhà ngoại giao Venezuela để trả đũa, tại địa chỉ :
vietnamplus.vn/my-truc-xuat-3-nha-ngoai-giao-venezuela-de-tra-dua/223440.vnp
33. Những cái nhất trên thị trường xăng dầu thế giới, tại địa chỉ:
vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2012/03/nhung-cai-nhat-tren-thi-truongxang-dau-the-gioi/
34. Những kịch bản quan hệ Mỹ - Venezuela, tại địa chỉ:
petrovietnam.info/energy/index.php?/nhng-kch-bn-quan-h-m-venezuela.vietnamep
35. Quan hệ Iran-Venezuela gây nguy hiểm cho Mỹ?, tại địa chỉ: baomoi.com/Quanhe-IranVenezuela-gay-nguy-hiem-cho-My/119/3125521.epi
36. Sức mạnh mềm Trung Quốc vươn tới “sân sau” của Mỹ tại địa chỉ:
mofahcm.gov.vn/mofa/nr091019080134/nr091019083649/ns091102092138
37. Tan băng quan hệ, tại địa chỉ:
bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/04/090419_americas_hope.shtml
38. Tổng thống Venezuela đề nghị Mỹ đối thoại cải thiện quan hệ, tại địa chỉ:
thegioi.baotintuc.vn/the-gioi/tong-thong-venezuela-de-nghi-my-doi-thoai-caithien-quan-he-20140222103042762.htm
39. Tính cách của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, tại địa chỉ:
antg.cand.com.vn/vivn/vuan/2008/9/69940.cand?Page=2
40. Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thương mại với Mỹ La-tinh, tại địa chỉ:
baomoi.com/Trung-Quoc-thuc-day-hop-tac-thuong-mai-voi-MyLatinh/45/7077425.epi
41. Trưng cầu dân ý tại Venezuela: Tổng thống Hugo Chavez thoát nạn, tại địa chỉ:
vietbao.vn/The-gioi/Trung-cau-dan-y-tai-Venezuela-Tong-thong-Hugo-Chavezthoat-nan/45120432/159
42. Venezuela cần Nga bảo vệ, tại địa chỉ:
tin247.com/tong_thong_chavez_venezuela_can_nga_bao_ve-2-46516.html
43. Venezuela làm gì với dầu mỏ, tại địa chỉ: vietbao.vn/The-gioi/Venezuela-lam-givoi-dau-mo/40069537/159/
44. Venezuela lên án phát biểu mang tính can thiệp của Tổng thống Obama, tại địa
chỉ: dantri.com.vn/chau-my/venezuela-len-an-phat-bieu-mang-tinh-can-thiep-cuatong-thong-obama-841023.htm
45. Venezuela phá vỡ âm mưu đảo chính, tại địa chỉ:
www.sggp.org.vn/thegioi/2014/3/344407/
46. Venezuela triệu hồi toàn bộ nhân viên lãnh sự ở Mỹ, tại địa chỉ:
vov.vn/Home/Venezuela-trieu-hoi-toan-bo-nhan-vien-lanh-su-oMy/20121/197659.vov
47. Venezuela Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược tại địa chỉ:
vietnamplus.vn/venezuela-va-trung-quoc-tro-thanh-doi-tac-chien-luoc-toandien/271963.vnp
48. Venezuela và sự lựa chọn một con đường, tại địa chỉ:
dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30683&cn_id=3389
30
49. Washington điều chỉnh sách lược đối với các nước Mỹ Latinh, tại địa chỉ:
antg.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=60679
Tiếng Anh
50. Carl Patchen (2010), Hugo Chavez's Anti-Imperialist Rhetoric Soars as Relations
with the U.S. Decline, Council on Hemispheric Affairs, tại địa chỉ:
thecuttingedgenews.com/index.php?article=12548&pageid=&pagename=
51. James Petras (2013), US- Venezuela Relations: A Case Study of Imperialism and
Anti-Imperialism, tại địa chỉ globalresearch.ca/us-venezuela-relations-a-casestudy-of-imperialism-and-anti-imperialism/5354929
52. Judith Ewell (1996), Venezuela and the United States: From Monroe's
Hemisphere to Petroleum's Empire. Athens, Ga., and London, University of
Georgia Press tại địa chỉ: net.org/reviews/showrev.php?id=852
53. Mark P. Sullivan (2008), "Venezuela: Political Conditions and U.S. Policy",
United States Congressional Research Service.
54. Mark P. Sullivan (2009), "Venezuela: Political Conditions and U.S. Policy",
United States Congressional Research Service.
55. Mark P. Sullivan (2011), "Venezuela: Political Conditions and U.S. Policy",
United States Congressional Research Service.
56. Mark P. Sullivan (2012), "Venezuela: Political Conditions and U.S. Policy",
United States Congressional Research Service
57. Mark P. Sullivan (2014), "Venezuela: Political Conditions and U.S. Policy",
United States Congressional Research Service.
58. Sean Goforth (2011), “Axis of Unity: Venezuela, Iran & the Threat to America”,
59. Stephen J. Randall (2004), United States- Latin American relations in the postCold War, post- 9-11 years, Journal of Military and Strategic Studies, Summer,
Vol 6, Issue 4, p.1
60. United States Government Accountability Office (2009), “Drug control. U.S
Counternacotics cooperation with Venezuela has declined”
Tài liệu từ các website
61. A new time in US-Venezuela relations?, tại địa chỉ:
eluniversal.com/2010/07/02/en_ing_esp_a-new-time-in-usven_02A4124655.shtml
62. American navy 'helped Venezuelan coup', tại địa chỉ:
guardian.co.uk/world/2002/apr/29/venezuela.duncancampbell
63. As The US sleeps,China conquers Latin America, tại địa chỉ:
forbes.com/sites/realspin/2014/10/15/as-the-u-s-sleeps-china-conquers-latinamerica/
64. Background note: Venezuela, tại địa chỉ: state.gov/r/pa/ei/bgn/35766.htm
65. Chavez: Bush “devil”; “US on the way down”, tại địa chỉ:
edition.cnn.com/2006/WORLD/americas/09/20/chavez.un/index.html?eref=yahoo
66. Chávez condemns bombings by U.S., tại địa chỉ:
latinamericanstudies.org/venezuela/chavez-condemns.htm
67. Chávez rebuts U.S. official, denies link to violent groups, tại địa chỉ:
latinamericanstudies.org/venezuela/denies.htm
68. Chavez-Obama Meeting at Summit Relaunches US-Venezuela Relations, tại địa
chỉ: venezuelanalysis.com/news/4376
69. China in huge Venezuela oil deal, tại địa chỉ: news.bbc.co.uk/2/hi/8260200.stm
70. Hugo Chavez ends 'successful' Cuba cancer treatment, tại địa chỉ:
bbc.co.uk/news/world-latin-america-18044258
71. “Obama Increases Hostility Toward Venezuela: It’s an Election Year”, tại địa chỉ:
cepr.net/index.php/op-eds-&-columns/op-eds-&-columns/obama-increaseshostility-toward-venezuela-its-an-election-year
72. President Obama’s Travel to Latin America, tại địa chỉ:
america.gov/st/texttransenglish/2011/February/20110222101755su0.992911
73. Tearful Hugo Chávez prays for God to spare him from cancer, tại địa chỉ:
guardian.co.uk/world/2012/apr/06/tearful-hugo-chavez-prays-cancer
74. Trade in Goods with Venezuela, tại địa chỉ: census.gov/foreigntrade/balance/c3070.html
75. U.S. Counternarcotics Cooperation with Venezuela Has Declined, tại địa chỉ:
gao.gov/products/GAO-09-806
76. US expels Venezuela's Miami consul Livia Acosta Noguera, tại địa chỉ:
bbc.co.uk/news/world-us-canada-16461697
77. US foreign policy: Exceptionalism, tại địa chỉ: americanforeignrelations.com/EN/Exceptionalism.html
78. US Policy Increasingly Out of Touch with Latin America’s New Political Reality,
tại địa chỉ: venezuelanalysis.com/analysis/6916
79. U.S. Policy Toward Latin America, tại địa chỉ:
state.gov/p/wha/rls/rm/2011/156757.htm
80. U.S. Policy Towards Venezuela and Colombia Will Change Little Under Obama,
tại địa chỉ: venezuelanalysis.com/analysis/4136
81. U.S. Poor to Benefit from 6th Year of Subsidized Venezuelan Heating Oil, tại địa
chỉ: venezuelanalysis.com/news/5965
82. US investigates Venezuela coup role, tại địa chỉ:
news.bbc.co.uk/2/hi/americas/1988213.stm
83. US restricts travel for some Venezuelan officials, tại địa chỉ:
mediaexpress.reuters.com/search/basic?terms=venezuela&searchField=all&sort=d
ate&isSuggestword=true
84. U.S.-Venezuela Trade Facts, tại địa chỉ: ustr.gov/countriesregions/americas/venezuela
85. U.S.-Venezuelan Relations, tại địa chỉ: cfr.org/venezuela/us-venezuelanrelations/p9253#p4
86. Venezuela tại địa chỉ: educationusafair.org/universidade/venezuela.php
87. Venezuela: A Threat To The Security Of The USA?, tại địa chỉ:
chavezcode.com/2012/01/venezuela-threat-of-good-example.html
88. Venezuela, an imaginary threat, tại địa chỉ:
guardian.co.uk/commentisfree/cifamerica/2009/feb/17/barack-obama-venezuelahugo-chavez
89. Venezuela at crossroads, U.S. ambassador says, tại địa chỉ:
latinamericanstudies.org/venezuela/crossroads.htm
90. Venezuela's CITGO to Provide Cheap Gas for U.S. Hospitals, Nursing Homes
and Schools, tại địa chỉ: venezuelanalysis.com/news/1327
91. Venezuela's Maduro says 2013 annual inflation was 56.2 pct, tại địa chỉ:
reuters.com/article/2013/12/30/venezuela-inflation-annual
92. Venezuela’s Maduro slams US after ex-intelligence head detained on US drug
charges, tại địa chỉ:
mediaexpress.reuters.com/search/basic?terms=venezuela&searchField=all&sort=d
ate&isSuggestword=true
93. Venezuela's Economy, tại địa chỉ:
useconomy.about.com/od/worldeconomy/p/venezuela_eco.htm
94. Venezuela expels US naval 'spy', tại địa chỉ: news.bbc.co.uk/2/hi/4675572.stm
95. Venezuela: facts and figures tại địa chỉ: opec.org/opec_web/en/about_us/171.htm
96. Venezuela’s Foreign Affairs Minister Says Relations with U.S. are Frozen, tại địa
chỉ: venezuela-us.org/2011/06/06/venezuela%E2%80%99s-foreign-affairsminister-says-relations-with-u-s-are-frozen/
97. Venezuela - Foreign investment, tại địa chỉ:
nationsencyclopedia.com/Americas/Venezuela-FOREIGN-INVESTMENT.html#b
98. Venezuela Freezes Relations with U.S.; Triggers Oil Price Hike, tại địa chỉ:
gatestoneinstitute.org/2199/venezuela-freezes-relations-with-us
99. Venezuela oil minister seeks U.S. investment, tại địa chỉ:
reuters.com/article/2010/04/15/venezuela-oil-opec-idUSN1523721520100415
100. Venezuela: Petroeum and other liquids tại địa chỉ:
eia.gov/countries/cab.cfm?fips=ve
101. Venezuela threatens to cut US oil, tại địa chỉ:
news.bbc.co.uk/2/hi/americas/7238214.stm
102. Venezuela-US trade under the microscope, tại địa chỉ:
news.bbc.co.uk/2/hi/business/6214533.stm
103. 2000 International Arrivals to the United States, tại địa chỉ:
travel.trade.gov/view/m-2000-I-001/2000_4qtr_analysis.html
104. 2014 Monthly Tourism Statistics, tại địa chỉ: travel.trade.gov/view/m-2014-I001/table6.html