Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.74 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ HỒNG VÂN

TRUYỀN THÔNG VỀ BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CHÍ CÀ MAU
(Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hƣng

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ HỒNG VÂN

TRUYỀN THÔNG VỀ BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CHÍ CÀ MAU
(Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hƣng

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của luận văn Truyền thông về biển,
đảo trên báo chí Cà Mau là những kiến thức do tôi thu nhận được trong quá
trình học tập và nghiên cứu đề tài của mình, không sao chép từ bất kì nguồn
tài liệu nào.
Trong luận văn của mình tôi có sử dụng một số trích dẫn từ các nguồn
tài liệu tham khảo. Các tài liệu trích dẫn đều được dẫn nguồn đầy đủ.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những lời cam đoan của mình.

Cà Mau, ngày 10 tháng 4 năm 2015
Học viên

Phạm Thị Hồng Vân


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo
trong Khoa Báo chí và Truyền thông – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã
truyền dạy cho tôi những kiến thức, những kỹ năng cần thiết trong quá trình
theo học bậc Đại học và Cao học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Phạm Thành
Hưng, giảng viên hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này. Thầy đã
tận tâm chỉ bảo, định hướng cho tôi về mặt lý luận và phương pháp nghiên

cứu, đồng thời gợi mở những kiến thức khoa học mới để áp dụng vào luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập, Ban Giám đốc, lãnh đạo các
phòng ban, biên tập viên, phóng viên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài
PT-TH Cà Mau, cùng bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, tôi nhận thấy luận văn của
mình còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự góp ý và sửa chữa của các thầy cô
giáo, hội đồng phản biện cũng như các bạn học viên để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cà Mau, ngày 10 tháng 4 năm 2015
Học viên

Phạm Thị Hồng Vân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 8
1.Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................... Error! Bookmark not defined.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................... Error! Bookmark not defined.
4. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu .................. Error! Bookmark not defined.
5. Phương pháp nghiên cứu .................................. Error! Bookmark not defined.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............. Error! Bookmark not defined.
7. Kết cấu của luận văn ........................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƢỚC VỀ
TRUYỀN THÔNG BIỂN, ĐẢO ............................ Error! Bookmark not defined.
1.1 Một số vấn đề lý luận chung ......................... Error! Bookmark not defined.

1.1.1 Những khái niệm ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Khái niệm biển, đảo ................................. Error! Bookmark not defined.
1.2 Quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về tuyên truyền biển đảo .... Error!
Bookmark not defined.
1.2.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề biển đảoError! Bookmark not
defined.
1.2.2 Định hướng của Đảng, Nhà nước trong công tác tuyên truyền về biển, đảoError!
Bookmark not defined.
1.3 Vấn đề biển, đảo trên báo chí Trung ương và địa phương hiện nayError! Bookmark
not defined.
1.3.1 Tuyên truyền biển, đảo là nhiệm vụ của báo chí cả nướcError! Bookmark
not defined.
1.3.2 Báo chí địa phương với nhiệm vụ truyền thông về biển, đảoError! Bookmark
not defined.
1.3.3 Báo chí Cà Mau với chủ đề biển, đảo ..... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1 ..................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG ĐIỆP


BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CÀ MAU, BÁO ẢNH ĐẤT MŨI VÀ ĐÀI PT-TH CÀ
MAU ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1 Nội dung biển, đảo trên các loại hình báo chí Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Tuyến tin bài về CQBĐ .......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Tuyến tin bài về BĐKH .......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Tuyến tin bài về đề tài kinh tế biển ........ Error! Bookmark not defined.
2.1.4 Tuyến tin bài về ASXH cho cư dân ven biểnError! Bookmark not defined.
2.1.5 Tuyến tin bài VH-DL.............................. Error! Bookmark not defined.
2.2 Phương thức truyền thông thông điệp biển, đảo của các loại hình báo chíError!
Bookmark not defined.
2.2.1 Liên kết mở các chuyên mục, chuyên đề Error! Bookmark not defined.

2.2.2 Liên kết thông tin theo sự kiện ................ Error! Bookmark not defined.
2.3 Các thể loại báo chí được sử dụng ................. Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Trên Báo Cà Mau và Báo ảnh Đất Mũi ... Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Trên Đài PT-TH Cà Mau ........................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2 ..................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TRUYỀN THÔNG BIỂN, ĐẢO TRÊN CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG CÀ
MAU ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Những vấn đề đặt ra cho báo chí Cà Mau trong truyền thông về biển, đảoError!
Bookmark not defined.
3.1.1 Truyền thông chưa đủ chiều sâu để nêu bật đặc trưng chủ đề biển đảo Cà Mau
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Sự trùng lặp thông tin ............................. Error! Bookmark not defined.
3.1.3 Hình thức truyền thông về biển đảo còn đơn điệu, nghèo nàn ........ Error!
Bookmark not defined.
3.1.4 Tính nghiệp dư trong tác nghiệp, thiếu những bài viết tầm cỡ mang tính định
hướng, dự báo ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.5 Thể hiện chuyên mục, chuyên đề đơn điệu, khuôn mẫuError! Bookmark not
defined.


3.1.6 Thể hiện tác phẩm báo chí chưa chuyên nghiệp, ít sáng tạoError! Bookmark
not defined.
3.1.7 Phạm vi tác động còn hẹp ....................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thông tin biển, đảo cho báo chí địa
phương miền biển. ............................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Giải pháp chung ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Giải pháp cụ thể...................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3................................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ......................................................... Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 11
PHỤ LỤC ............................................................ Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CQBĐ

: Chủ quyền biển đảo

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

ASXH

: An sinh xã hội

VH-DL

: Văn hoá – du lịch



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của biển Đông, có địa chính trị và
địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên
3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các
quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới.
Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng
không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu,

Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Điều kiện tự
nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam.
Dọc bờ biển Việt Nam xác định nhiều khu vực xây dựng cảng, trong đó có một số nơi có
thể xây dựng cảng biển nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long
và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La,
Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị
Vải… Phía Nam, cảng quy mô vừa như Hòn Chông, Phú Quốc…
Ngoài sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven
biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho
phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi
miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi.
Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt.
Trữ lượng dự báo tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi,
trữ lượng khai thác từ 4 đến 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3. Hiện nay
chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó
đã đưa vào khai thác gần 10 mỏ, hàng năm cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỷ m3 khí
phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh. Ngoài ra còn có các khoáng sản quan trọng và
có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng
khác.


Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Theo
các điều tra về nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát
hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400
loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trị kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật
phù sa, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển… Trữ lượng cá biển ước tính trong
khoảng từ 3,1 đến 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác từ 1,4 đến 1,6 triệu tấn.
Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công nghiệp không
khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Biển nước ta được ví
như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành

phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ
Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng
đường biển để tấn công xâm lược nước ta. Những chiến công hiển hách trên chiến trường
sông biển đã minh chứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981
và 1288); chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 1077; chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta trên chiến trường
sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là những minh
chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong lịch sử dân tộc.
Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai
trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Do đặc điểm lãnh
thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp
(nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km), nên chiều sâu đất nước bị
hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi
cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển. Nếu chiến tranh xảy ra
thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị
công nghệ cao xuất phát từ hướng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố
xây dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham
gia của các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng
thủ hiệu quả cho đất nước.
Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một


nửa dân số sinh sống. Trong đó 28 tỉnh, thành đó có Cà Mau. Biên giới biển, đảo tỉnh Cà
Mau có vị trí địa lý rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng –
an ninh với chiều dài bờ biển 254 km2, có 2 cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối; vùng biển
rộng tiếp giáp với vùng biển các nước Thái Lan, Malaisia, Inđonêsia, Campuchia, là nơi
có đường hàng hải quốc tế đi qua rất thuận tiện cho việc thông thương buôn bán, trao đổi
hàng hoá với các nước trong khu vực và trên thế giới đồng thời là nơi chứa đựng nhiều tài
nguyên khoáng sản phong phú, nhất là nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, đa dạng và trữ lượng
dầu khí lớn.
Khu vực biên giới biển của tỉnh gồm 23 xã, thị trấn thuộc 6 huyện ven biển, là địa

bàn vùng xa, vùng sâu, địa hình phần lớn là rừng ngập mặn, kênh rạch chằng chịt, giao
thông đi lại khó khăn, chủ yếu bằng đường thuỷ. Dân số chiếm khoảng 30% dân số toàn
tỉnh, phân bố không đồng đều, sống tập trung ở các cửa sông lớn. Ngành nghề chủ yếu
ngư, nông, lâm nghiệp, trong đó nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản có tiềm năng phát
triển mạnh.
Nhận thấy tầm quan trọng của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4
(khoá X) tháng 2/2007 đã thông qua Nghị quyết số 09/2007 về Chiến lược biển Việt Nam
đến năm 2020. Tiếp đó đến ngày 7/10/2008 Ban Bí thư đã ra Thông báo số 188 về đẩy
mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, trong đó yêu cầu “Đẩy mạnh hơn nữa
công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong cán bộ, đảng viên và nhân
dân nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo”.
Giữ vai trò cơ quan ngôn lụân của Đảng bộ, chính quyền, diễn đàn của nhân dân,
những năm qua, các cơ quan truyền thông đại chúng chủ lực của báo chí Cà Mau như
Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau đã thực hiện Thông báo số 188
với việc tuyên truyền, mở các chuyên đề, chuyên trang biển, đảo.
Gần đây, trên các khu vực biển của Cà Mau xảy ra tình trạng ngư dân ta khai thác
thuỷ sản và hợp đồng khai thác thuỷ sản trái pháp luật, lấn sang vùng biển các


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

Ban chấp hành trung ương Đảng, Nghị quyết 09 NQ/TW về “Chiến lược biển Việt
Nam đến năm 2020”, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành ngày 9/2/2007.

2.


Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau (2012), Kết luận số 119 về tiếp tục thực hiện
Nghị quyết trung ương 4 (khóa X) và chương trình hành động của Tỉnh uỷ về
“Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Tỉnh uỷ Cà Mau ban hành ngày
13/12/2012.

3.

Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện để
báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới, NXB Lý Luận –
Chính trị, Hà Nội.

4.

Ban Tuyên giáo Trung ương (2013), Hướng dẫn số 74 về công tác tuyên truyền
biển, đảo..

5.

Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển
đảo của Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6.

Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam (2004), Tư tưởng Hồ chí
Minh về báo chí cách mạng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7.

Báo Nhân Dân (năm 2013), Một vài trao đổi về kinh nghiệm viết bài, góp phần đấu
tranh dư luận bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ở biển

Đông, Tham luận trình bày tại Hội nghị bồi dưỡng kiến thức cơ bản về biển, đảo
Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, 10/2013.

8.

Báo Quân đội nhân dân (năm 2013), Báo Quân đội nhân dân điện tử với công tác
tuyên truyền biển, đảo Việt Nam, Tham luận trình bày tại Hội nghị bồi dưỡng kiến
thức cơ bản về biển, đảo Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, 10/2013.

9.

Bộ Ngoại giao – Uỷ ban biên giới quốc gia (2010), Những vấn đề liên quan đến chủ
quyền biển đảo của Việt Nam trên biển Đông, Hà Nội.

10.

Thiện Cẩm (chủ biên) (2010), Biển đông và hải đảo Việt Nam, NXB Tri Thức, Hà
Nội.

11.

Chính phủ (2007), Nghị quyết số 27/NQ-CP, ngày 30/5/2007 của Chính phủ về Ban
hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ


4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020”, Hà Nội.
12.

Chính phủ (2010), Quyết định 373/QĐ-TTg, ngày 23/3/2010 của Thủ tướng Chính

phủ về “Phê duyệt Đề án về đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và
phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam”, Hà Nội.

13.

Hoàng Đình Cúc, TS Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, NXB
Lý Luận Chính trị, Hà Nội.

14.

Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2006), chính sách pháp luật biển Việt Nam và chiến
lược phát triển bền vững, NXB Tư Pháp.

15.

Trần Bá Dung (2005), Quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ công
chúng - báo chí để nâng cao chất lượng hoạt động báo chí, Tạp chí Báo chí và
Tuyên truyền, số 6/2005.

16.

Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà
Nội.

17.

Nguyễn Văn Dững chủ biên (2000), Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn (tập 1),
NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

18.


Nguyễn Văn Dững – Ths Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông – Lý thuyết và kỹ
năng cơ bản, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

19.

Nguyễn Văn Dững chủ biên (2001), Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn (tập 2),
NXB Văn hóa - Thông tin Hà Nội.

20.

Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2006), Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản,
NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

21.

Ngọc Đản (1995), Báo chí với sự nghiệp đổi mới, NXB Lao Động, Hà Nội.

22.

Hà Đăng chủ biên (2002), Nâng cao năng lực và phẩm chất của phóng viên báo
chí trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.


23.

Hà Minh Đức chủ biên (1994), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB
Giáo Dục, Hà Nội.


24.

M. Gurevich (2000), Báo chí và thị trường: Làm thế nào để đạt được thành công
(dành cho các nhà báo), người dịch: Đỗ Minh Hiền, Vũ Thu Hồng, Đặng Thanh
Huyền, Tài liệu tham khảo của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

25.

Micheal Schudson (2003), Sức mạnh tin tức truyền thông, NXB Văn hoá Thông tin.

26.

Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

27.

Tạ Thị Thu Hằng, Xung đột chủ quyền ở quần đảo Trường Sa – Những vấn đề đặt
ra và hướng giải quyết, luận văn thạc sĩ Chính trị học (2013).

28.

Nguyễn Thị Hoà (2011), Nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên sóng phát
thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam (Qua thực tế các chương trình trên hệ thời sự chính
trị tổng hợp VOV1), luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

29.

Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại thông tấn báo chí, NXB Đại Học quốc gia
Hà Nội.


30.

Liên hợp quốc, công ước về Luật Biển năm 1982.

31.

Luật Biên giới quốc gia (2003), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

32.

Nhiều tác giả (2005), Thể loại báo chí, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.

33.

Nguyễn Thị Quỳnh Nga (năm 2013), Vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam qua một
số báo điện tử Anh ngữ, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

34.

Văn Công Nghĩa (2013), “Thông tin chủ quyền biển đảo trên kênh VTV Đà Nẵng
(khảo sát từ 1/2013 đến 6/2013)”, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

35.

Quốc hội Việt Nam (2012), Luật Biển Việt Nam.

36.


Quy chế pháp lý của các đảo trong luật biển mới (1987)

37.

Dương Xuân Sơn (2002), Giáo trình báo chí truyền hình, NXB Đại học quốc gia,
Hà Nội.


38.

Hồ Xuân Sơn, (1998), Đổi mới báo chí địa phương trong cơ chế thị trường, Tạp chí
Cộng sản số 19/năm 1998.

39.

Tạ Ngọc Tấn, (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, NXB Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.

40.

Nguyễn Thị Minh Thái, (2005), Con mắt xanh, NXB Thanh Niên.

41.

Nguyễn Hồng Thao (chủ biên) (2011), Công ước biển 1982 và Chiến lược biển của
Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.

42.


Nguyễn Thị Thoa - TS Đức Dũng, Phóng sự báo chí, (2005), NXB Lý luận chính
trị, Hà Nội.

43.

Trần Công Trục, (2013), Tuyên truyền biển, đảo Việt Nam – Một số vấn đề cần
quan tâm, Tham luận trình bày tại Hội nghị bồi dưỡng kiến thức cơ bản về biển,
đảo Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, 10/2013.

44.

Bùi Chí Trung, (2013), Tìm hiểu kinh tế truyền hình, NXB Đại học quốc gia Hà
Nội.

45.

Phùng Quốc Việt, Báo Biên phòng với chủ đề bảo vệ chủ quyề an ninh biên giới
quốc gia, luận văn thạc sĩ Báo chí học (2004).

Một số website
46.

êngioilanhtho.gov.vn

47.

http:/www.bienđong.net

48.




49.



50.



51.

(tiếng Nga-Việt)



×