Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Vấn đề đổi mới giáo dục đại học trên báo in giai đoạn 2013 - 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.69 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------

ĐOÀN XUÂN KỲ

VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
TRÊN BÁO IN GIAI ĐOẠN 2013-2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết, đây là luận văn do tôi tự nghiên cứu, chưa được công bố ở bất cứ công
trình khoa học nào. Mọi luận cứ trong luận văn là xác thực.

Tác giả luận văn

Đoàn Xuân Kỳ


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.T.S Đinh Văn Hường – Người hướng dẫn khoa
học đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này!
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo các
ngành và các đơn vị có liên quan; sự giúp đỡ của các nhà báo, biên tập viên, phóng
viên, bạn bè đồng nghiệp đã dành thời gian tham gia trả lời phỏng vấn; các thầy cô ở


Trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Đoàn Xuân Kỳ


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

1. Cao đẳng: CĐ
2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: CNH, HĐH
3. Đại học: ĐH
4. Giáo dục đại học: GDĐH
5. Giáo dục và Đào tạo: GD và ĐT


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .....................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................8
7. Cấu trúc của luận văn.......................................................................................9
Chƣơng 1: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƢỚC VỀ ĐỔI MỚI
10
GDĐH VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ .............................................................
1.1 Cơ sở lý luận chung về đổi mới GDĐH ........................................................
10

1.2 Quan điểm của Đảng về đổi mới GDĐH.......................................................
12
1.3 Cơ chế, chính sách của nhà nước về đổi mới GDĐH ....................................
14
1.3.1 Đổi mới thi, kiểm tra đánh giá ....................................................................
15
1.3.2 Đổi mới quản lý, phân tầng xếp hạng ........................................................
16
1.3.3 Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo .......................................................
18
1.4 Vai trò của báo chí với vấn đề đổi mới GDĐH .............................................
19
1.4.1 Nhu cầu thông tin về GDĐH ......................................................................
19
1.4.2 Đặc điểm, vai trò của báo chí .....................................................................
21
1.4.3 Báo in với đổi mới GDĐH ..........................................................................
25
1.4.4 Vài nét các báo luận văn khảo sát ..............................................................
27
30
Tiểu kết chương 1 ...............................................................................................
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI GDĐH TRÊN BÁO IN .........32
2.1 Nội dung thông tin đổi mới GDĐH ...............................................................
32
2.1.1 Đổi mới công tác thi, tuyển sinh .................................................................
32
2.1.2 Đổi mới quản lý, phân tầng xếp hạng.........................................................
44
2.1.3 Nâng cao chất lượng đào tạo .....................................................................

53
2.2 Hình thức tuyên truyền về đổi mới GDĐH ...................................................
63


2.2.1 Kết cấu bố trí trang của các báo được khảo sát.........................................
63
2.2.2 Các thể loại bài viết ....................................................................................
66
2.2.3 Bài viết trong chuyên mục ..........................................................................
73
78
Tiểu kết chương 2 ...............................................................................................
Chương 3: KINH NGHIỆM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TUYÊN TRUYỀN VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ........
80
3.1 Thành công, hạn chế của thông tin đổi mới GDĐH ......................................
80
3.2 Một số bài học kinh nghiệm được rút ra ........................................................
84
3.2.1 Bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ...............................
84
3.2.2 Hiểu về đổi mới GDĐH ..............................................................................
85
3.2.3 Cơ cấu thông tin hợp lý ..............................................................................
87
3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền đổi mới GDĐH ....................
88
3.3.1 Đổi mới cách thức tổ chức thông tin ..........................................................
89

3.3.2 Phóng viên là chuyên gia truyền thông về đổi mới GDĐH ........................
91
3.3.3 Đội ngũ cộng tác viên là các chuyên gia, nhà nghiên cứu .........................
95
3.3.4 Đa dạng các thể loại bài viết ......................................................................
96
3.3.5 Xây dựng cơ chế phản hồi của công chúng ................................................
98
3.3.6 Sự tương tác với các cơ quan quản lý nhà nước .......................................
99
100
Tiểu kết chương 3 ...............................................................................................
102
KẾT LUẬN .........................................................................................................
105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................
PHỤ LỤC ............................................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển GD và ĐT thu hút sự quan tâm của toàn xã hội . Thực tế hiện nay,
so với yêu cầu rất cao của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc trong thời kỳ phát
triển mới; so với sự mong đợi và kỳ vọng của nhân dân, GDĐH nước ta vẫn còn
nhiều hạn chế, yếu kém, cần sớm khắc phục. Chất lượng đào tạo, nghiên cứu ứng
dụng khoa học công nghệ còn thấp, hiệu quả phục vụ sự nghiệp phát triển bền
vững, bảo vệ đất nước còn hạn chế; cơ cấu đào tạo, nghiên cứu chưa hoàn chỉnh;
nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu còn có những mặt lạc hậu; quản trị ĐH
còn nhiều bất cập. Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng với chuyên môn được đào tạo
ngay sau khi tốt nghiệp chưa cao. Số lượng cán bộ khoa học đạt trình độ quốc tế

còn thấp. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu chưa đáp ứng yêu cầu... Như
vậy, nhìn dưới góc độ toàn hệ thống GDĐH của đất nước, có thể nhận thấy cơ chế
quản lý hiện thời đã không còn phù hợp với một hệ thống GDĐH đang phát triển
nhanh, đa dạng, và phức tạp như hiện nay.
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng
đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đại hội XI của Đảng cũng đã xác
định 3 khâu đột phá chiến lược để phát triển đất nước nhanh và bền vững, trong đó
việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát
triển khoa học và công nghệ là chìa khóa có ý nghĩa quyết định cho sự thành công.
“Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020” tại Đại hội đại biểu toàn quốc của
Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 1-2011 khẳng đị nh: “Phát triển giáo dục là quốc
sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng
chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế...”. Nghị
quyết số 29-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành T .Ư (Khóa XI) khẳng
đị nh: Đối với GDĐH, tập trung đào tạo nhân lực trì nh độ cao , bồi dưỡng nhân tài ,
phát triển phẩm chất và năng lực tự học , tự làm giàu tri thức , sáng tạo của người


học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở GDĐH, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào
tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường
và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế”.
Chính phủ và Ủy ban Quốc gia đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT, Bộ
GD và ĐT đã có chương trình hành động, đang khẩn trương, tích cực triển khai
thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hiện thực hóa vững chắc chủ trương của
Đảng và Nhà nước về GD và ĐT. Quán triệt tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TƯ thực
hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT, để đạt được mục tiêu trước
mắt và lâu dài, GDĐH cần khẩn trương thực hiện các giải pháp cụ thể. Luật
GDĐH đã tạo hành lang pháp lý rất vững chắc để các trường đổi mới chương
trình, nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện Luật GDĐH và Nghị Quyết 29NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, ngành GD và ĐT đang
triển khai hàng loạt các giải pháp đổi mới GDĐH, tác động đến từng trường ĐH,

CĐ và toàn xã hội. Quá trình đổi mới cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối
với sự nghiệp phát triển GDĐH.
Đổi mới căn bản , toàn diện GD và ĐT nói chung , GDĐH Việt Nam nói
riêng là nhu cầu cấp thiết, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. GDĐH có liên quan
đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các chủ trương, chính sách trong đổi
mới GDĐH đều tác động sâu sắc đến cộng đồng, đến từng gia đình và mỗi cá nhân.
Quá trình đổi GDĐH gắn bó chặt chẽ và tiến hành đồng bộ với quá trình đổi mới
căn bản, toàn diện hệ thống GD và ĐT. Đó là quá trình đổi mới gắn với mục tiêu
chung là hướng tới xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện làm chủ thể
sáng tạo và động lực to lớn cho sự phát triển nhanh, bền vững và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc.
Trong những năm qua, báo in ở nước ta đã không ngừng đổi mới nâng cao
chất lượng thông tin. Báo in làm tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng,
Nhà nước vừa là diễn đàn của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã


hội đất nước nói chung, GD và ĐT nói riêng. Hiện nay, báo in nước ta khá đa dạng
và đều dành những thời lượng nhất định cho vấn đề đổi mới GDĐH. Ngoài những
thông tin cập nhật thời sự , báo in đều có những trang chuyên đề, chuyên mụ c, phân
tích chuyên sâu… về GD và ĐT cũng như đổi mới GDĐH. Nội dung thông tin của
báo chí hết sức đa dạng gồm những mặt được , chưa được, những ý kiến phả n biện
cũng như đề xuất , kiến nghị những giải pháp trong đổi mới

GDĐH nước nhà .

Những thông tin trên báo in sẽ góp phần nhân lên những điển hình tiên tiến, cách
làm hay, phương pháp tốt trong quá trình đổi mới GDĐH. Mặt khác, với vai trò
phản biện, báo chí nói chung, báo in nói riêng là diễn đàn tập hợp các ý kiến góp ý
cho cơ chế, chính sách; cách thức triển khai đổi mới GDĐH được hoàn thiện, hợp
lý hơn từ đó thúc đẩy đổi mới GDĐH hiệu quả hơn.

Luận văn lựa chọn , khảo sát các bài viết trên Báo Nhân Dân , Báo Giáo dục
& Thời đại, Báo Tiền Phong hằng ngày là những tờ báo hàng đầu về tuyên truyền
chủ trương chính sách nói chung

, về đổi mới

GDĐH. Thời điểm khảo sát

(11/2013- 12/2014) là thời gian thực hiện chủ trương lớn với Nghị quyết số

29-

NQ/TƯ ngày 4-11-2013 của Ban chấp hành Trung ương (Khóa XI) “Về đổi mới
căn bản, toàn diện GD và ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” . Vì vậy, mọi hoạt
động cũng như thông tin về đổi mới GDĐH khá phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Với
việc lựa chọn các ấn phẩm cũng như thời điểm khảo sát , luận văn được kỳ vọng sẽ
đưa ra được những thực trạng , phương pháp và những đề xuất trong thực hiện tác
phẩm báo chí viết về đổi mới GDĐH - một trong những chủ trương lớn của Đảng ,
Nhà nước hiện nay, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Về vấn đề đổi mới GD và ĐT cũng như đổi mới GDĐH đã có một số khóa
luận, luận văn, luận án nghiên cứu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí , NXB
Lao Động, Hà Nội.
2. Ban tuyên giáo Trung ương (2012), Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị

lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt

Nam Khóa XI , NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Hỏi đáp về một số nội dung đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
4. Lại Thị Hải Bình (2006), Báo chí với quá trình hình thành nhân cách của
học sinh - sinh viên, Luận văn thạc sĩ Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Hà Nội.
5. Lê Thanh Bì nh , Phí Thị Thanh Tâm (2009), Quản lý nhà nước và pháp
luật về báo chí , NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), 10 năm phát triển giáo dục và đào tạo
Việt Nam 2001-2011. NXB Giáo dục, Hà Nội
7. Ưng Sơn Ca (2006), Vai trò của báo chí đối với vấn đề cải cách giáo dục
đại học (Khảo sát trên một số tờ báo in từ năm 2002 đến 2004), Luận văn thạc sĩ
Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội
8. Đức Dũng (2004) Viết báo như thế nào ? NXB Văn hóa - Thông tin, Hà
Nội
9. Đức Dũng (2004), Phóng sự báo chí hiện đại. NXB Thông tấn, Hà Nội.
10. Đảng cộng s ản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI. NXB Chí nh trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí đặc tí nh chung và phong
cách. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.


12. Nguyễn Xuân Đức (2006), Vai trò của báo chí ngành giáo dục và đào
tạo trong thời kì đổi mới (Khảo sát trên báo Giáo dục và Thời đại, Tạp chí Giáo
dục, mạng giáo dục Edu.net từ năm 2001-2005). Luận văn thạc sĩ Trường đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

13. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí . NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
14. Văn Phương Hoa (2010), Báo in Việt Nam trong công cuộc đổi mới giáo
dục hiện nay. Luận văn thạc sĩ Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , Hà
Nội.
15. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2008), Báo chí và truyền thông đại
chúng đào tạo và bồi dưỡng trong thời kỳ hội nhập . NXB Lý luận chí nh trị , Hà
Nội.
16. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ Báo chí - truyền thông. NXB Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
17. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn . NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
18. Đinh Văn Hường (2013), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn. NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
19. Lê Phú Khải (2004), Nhà báo Anh là ai? NXB Thanh niên.
20. Khoa Báo chí và Truyền thông - ĐH KHXH và NV (2010), Báo chí
những vấn đề lý luận và thực tiễ,ntập VII. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Trần Thế Phiệt(1997) Tác phẩm báo chí, tập 3. NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Phan Quang (2005), Nghề báo nghiệp văn. NXB Thông tấn, Hà Nội.
23. Phan Quang (2005), Về diện mạo báo chí Việt Nam. NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
24. Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận. NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.


25. Trần Quang (2001), Làm báo- Lý thuyết và thực hành. NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
26. Dương Xuân Sơn , Đinh Văn Hường , Trần Quang (2007), Cơ sở lý luận
báo chí truyền thông. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tái bản.
27. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật


.

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
28. Tạ Ngọc Tấn (1995), Tác phẩm báo chí, tập 1. NXB Giáo dục, Hà Nội.
29. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng. NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội,.
30. Nguyễn Thị Minh Thái (2012), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật
trên báo chí. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Đức Dũng (2005), Phóng sự báo chí. NXB Lý
luận Chính trị, Hà Nội.
32. Trần Thị Phương Thảo (2006), Tuyên truyền về giáo dục đại học trên báo
chí thành phố Hồ Chí Minh (Khảo sát các báo Sài Gòn Giải Phóng và Tuổi Trẻ từ
năm 1994 - 2004). Luận văn thạc sĩ Trường đai học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Hà Nội.
33. Hữu Thọ (1997), Công việc của ngườiviết báo. NXB Giáo dục, Hà Nội
34. Hữu Thọ ( 1997), Nghĩ về nghề báo. NXB Giáo dục, Hà Nội.
35. Nguyễn Như Ý (1998), Từ điển Tiếng Việt. NXB Văn hóa - Thông tin, Hà
Nội.
Tài liệu tiếng nước ngoài dịch ra tiếng Việt
36. Frank Jefkins (2007), Phá vỡ bí ẩn PR. NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh
37. Jean - Luc Martin – Lagardette (2004), Hướng dẫn cách viết báo . NXB
Thông tấn, Hà Nội.
38. Line Ross (2004), Nghệ thuật thông tin. NXB Thông tấn, Hà Nội.


39. Michel Voirol (2004), Hướng dẫn cách biên tập . NXB Thông tấn , Hà
Nội.
Một số tài liệu, văn bản khác:
40. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nhân lực

Việt Nam giai đoạn 2011-2020
41. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thống kê giáo dục và đào tạo năm 20132014
42 Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tài liệu hội nghị Hiệu trưởng các trường đại
học, cao đẳng năm 2014
43. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/ TƯ
về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo
44. Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4-11-2013 của Ban chấp hành TƯ “Về
đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
45. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 6-6-2014 Ban hành Chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4-3-2013 của Ban chấp hành Trung
ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo
46. Quyết định 2653/QĐ- BGDĐT ngày 25-7-2014 Ban hành Kế hoạch
hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào
tạo./.



×