Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp tại một số khu tái định cư tập trung ở Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.84 KB, 27 trang )

Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử
dụng đất nông nghiệp tại một số khu tái định
cư tập trung ở Sơn La
Ngô Văn Giới
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận án Tiến sĩ ngành: Môi trường đất và nước; Mã số: 62 85 02 05
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Xuân Cự, PGS.TS Lương Thị Hồng Vân
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Xây dựng bộ chỉ thị lượng hóa tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp ở
các khu TĐC ở Sơn La. Áp dụng bộ chỉ thị để đánh giá tính bền vững trong việc sử
dụng đất nông nghiệp một số khu TĐC tập trung ở Sơn La. Đề xuất các giải pháp để
tăng tính bền vững sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu. Góp phần xây dựng các cơ sở
khoa học cho việc xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nói riêng và
cho môi trường nói chung ở nước ta
Keywords: Đất nông nghiệp; Bộ chỉ thị; Sơn La; Phát triển bền vững
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta hiện nay công tác di dân tái định cư (TĐC) là khá phổ biến để phục vụ cho các
dự án phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là các công trình thủy điện. Thực tế cho thấy
nhiều khu TĐC đã không đáp ứng được các nhu cầu của người dân, đời sống của cộng đồng
không ổn định. Việc thiết lập nhiều khu TĐC tất yếu sẽ gây sức ép tới môi trường sống của
cộng đồng, đặc biệt là môi trường đất. Sơn La là một tỉnh miền núi, nơi tập trung đa số đồng
bào dân tộc thiểu số, hiện tại có số lượng người phải di dân TĐC trong là rất lớn. Vấn đề nổi
cộm và phổ biến nhất là sử dụng tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên đất nói riêng
[37]. Quá trình thoái hóa đất diễn ra nhanh chóng do sức ép và vấn đề sử dụng không hợp lý.
Việc đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp cho một số khu TĐC ở Sơn La để chỉ ra
được những tồn tại trong khai thác và sử dụng đất, những yếu tố đang làm suy thoái tài
nguyên đất và gây mất ổn định cho cuộc sống của cộng đồng TĐC ở Sơn La. Từ đó tìm ra
những yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định đến sự PTBV nói chung và vấn đề sử dụng đất nói
riêng, đặc biệt là ở những vùng đất dốc ở nước ta.


Nghiên cứu định lượng sự bền vững của môi trường đất trong sử dụng nông nghiệp là rất
cần thiết. Trên thế giới chỉ thị đánh giá đất đã được các tổ chức FAO, USDA, NRCS, WB,
UNEP, UNDP và một số tác giả quan tâm từ rất sớm. Các kết quả nghiên cứu đã rất có ý
nghĩa trong việc quản lý và sử dụng đất, tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ mới đề cập đến
những vấn đề chung trong đánh giá đất áp dụng cho tất cả các loại đất và các quốc gia và mới
chỉ dừng lại ở việc lựa chọn ra các chỉ thị đánh giá chất lượng đất hay đánh giá hệ thống canh
tác bền vững. Hơn thế nữa, một hệ thống canh tác bền vững phải dựa trên cơ sở một hệ thống
sử dụng đất dốc bền vững. Vì vậy, việc nghiên cứu và phát triển các chỉ thị đánh giá đất được
xem là có ý nghĩa vô cùng quan trọng.


Phát triển bền vững (PTBV) là vấn đề đang được thế giới quan tâm. Đặc biệt là từ sau Hội
nghị Môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro (Rio 92). Ở Việt Nam, vấn đề PTBV cũng đã
được quan tâm từ những năm 1980. Tuy nhiên, các chỉ thị này mới dừng lại ở các mục tiêu và
tiêu chí chung để tiến tới bền vững ở quy mô quốc gia. Các chỉ thị này không lượng hoá chi
tiết mức bền vững cho từng cộng đồng hoặc địa phương cụ thể được.
Với những lý do trên đề tài ”Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông
nghiệp tại một số khu TĐC tập trung ở Sơn La” được thực hiện nhằm góp phần hạn chế các
tiêu cực, bảo vệ tài nguyên cho sự PTBV các vùng TĐC ở Sơn La nói riêng và trong cả nước
nói chung.
2. Mục đích của đề tài
- Xây dựng bộ chỉ thị về tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp ở các khu TĐC ở
Sơn La.
- Áp dụng bộ chỉ thị để đánh giá tính bền vững trong việc sử dụng đất nông nghiệp một số
khu TĐC tập trung ở Sơn La.
- Đề xuất các giải pháp để tăng tính bền vững sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Ý nghĩa về lý luận:
 Làm sáng tỏ đặc điểm, tính chất của đất dốc trong mối liên hệ với quá trình sử dụng đất ở
các khu TĐC tập trung tại Sơn La.

 Cung cấp cơ sở khoa học cho sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng núi phía Bắc Việt
nam nói chung và ở Sơn La nói riêng.
 Góp phần xây dựng các cơ sở khoa học cho việc xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền
vững sử dụng đất nói riêng và cho môi trường nói chung ở nước ta.
- Ý nghĩa về thực tiễn:
 Xây dựng bộ chỉ thị để đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp tại ba khu TĐC
tập trung ở Sơn La là Mường Bú, Hát Lót và Tân Lập.
 Góp phần định hướng, thúc đẩy và tìm ra các giải pháp cho cộng đồng TĐC phát triển
theo hướng bền vững. Đặc biệt là trong quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên đất.
 Làm cơ sở tham khảo cho việc ra quyết định và điều chỉnh chính sách TĐC cho phù hợp
với điều kiện thực tế.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Đóng góp vào lý luận và thực tiễn xây dựng bộ chỉ thị đánh giá chất lượng đất ở nước ta
nói chung và ở các vùng nông thôn miền núi nói riêng.
- Lần đầu tiên xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp ở nước
ta và áp dụng để đánh giá cho các khu TĐC tại Sơn La.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở tỉnh Sơn La
Kết quả nghiên cứu tông hợp tài liệu cho thấy Sơn La có địa hình rất phức tạp, bị chia cắt
mạnh, có độ dốc lớn, đất canh tác thường nhỏ hẹp. Sơn La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, có tính chất lục địa, chịu ảnh hưởng của địa hình. Đất Sơn La được đánh giá ở mức
khá tốt, tầng đất dày, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất khá, phù hợp với nhiều loại
cây trồng. Tiềm năng đất đai trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn còn khá lớn.
Huyện Mường La đất gồm 3 nhóm chính là Đất Feralit, Đất phù sa sông suối và Đất dốc
tụ. Hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện có độ dày tầng đất từ trung bình đến khá, thành phần
cơ giới từ trung bình đến nặng. Các chất dinh dưỡng trong đất có hàm lượng thấp. Đa phần đất

đai nằm trên độ dốc lớn, độ che phủ thấp nên nguy cơ rửa trôi, xói mòn rất lớn.
Huyện Mai Sơn có 3 nhóm đất chính là nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất tích vôi, nhóm đất đỏ
vàng biến đổi do trồng lúa. Phần lớn đất có độ dốc lớn, có độ dày tầng đất từ trung bình đến
khá. Thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh dưỡng từ trung
bình đến khá, độ chua không cao, nghèo bazơ trao đổi….
Huyện Mộc Châu có 4 nhóm đất chính là nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất đen, nhóm đất đỏ
vàng biến đổi do trồng lúa, nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi. Hầu hết các loại đất ở Mộc Châu có
độ dày tầng đất khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh dưỡng
từ trung bình đến khá, ít chua, nghèo bazơ trao đổi và các chất dễ tiêu. Nhìn chung đất tại Mộc
Châu thuận lợi để hình thành vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, tập trung với cơ cấu đa dạng.
1.2. Công tác di dân TĐC ở Việt Nam
Trong phần này tác giả trình bày tổng quan về Đặc điểm chung về TĐC ở Việt Nam trong
những năm vừa qua và một số bài học kinh nghiệm về công tác di dân TĐC; Một số khái
niệm thường gặp trong công tác TĐC đã được làm rõ; Đã thống kế các văn bản pháp luật và
chính sách liên quan đến di dân TĐC của Việt Nam, kết quả tổng quan về công tác TĐC ở
Việt Nam cho thấy: Vấn đề TĐC đã được Đảng và nhà nước rất quan tâm. Mặc dù vậy, tại
nhiều nơi cộng đồng TĐC còn gặp nhiều khó khăn. Các chính sách về di dân TĐC đã được
thay đồi theo từng thời kỳ và đã có sự điều chính cho phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử
và sự phát triển của kinh tế xã hội.
1.3. Quản lý chất lƣợng tài nguyên đất cho nền nông nghiệp bền vững
Trong phần này luận án đã làm rõ các khái niệm và các thuộc tính cơ bản của chất lượng
đất; Các nghiên cứu về chất lượng đất và chỉ thị chất lượng đất; Các vấn đề về tính bền vững
của nền nông nghiệp; Các vấn đề về quản lý tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp bền
vững thông qua các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Trong đó, có các
tác giả và tổ chức điển hình như: Ludwig 1995; FAO 1994, 1997; Nasir 1999; Hatem 1990;
Jodha 1990; Dumanski 2000; B. Mollison, Remy Mia Slay 1999; Benites, Tschirley 1997;
Dumanski, Pieri 1997; Benites, Shaxson và Vieira 1997,...
1.4. Chỉ thị đánh giá chất lƣợng đất và tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp trên thế
giới và tại Việt Nam
Trong phần này tác giả đã làm rõ các khái niệm và chức năng của các chỉ thị trong nghiên

cứu môi trường, đã tổng hợp các nghiên cứu xây dựng chỉ thị đánh giá chất lượng đất và tính
bền vững sử dụng đất trên thế giới và tại Việt nam; Các nghiên cứu về chỉ thị đánh giá suy
thoái đất với năng suất cây trồng; Các Nghiên cứu xây dựng chỉ thị đánh giá chất lượng đất và
tính bền vững sử dụng đất tại Việt Nam. Các nghiên cứu này đã chỉ ra được các chỉ thị cần
thiết để đánh giá đất và mối quan hệ của chúng với các chức năng của đất hay lý do lựa chọn
và cách xác định chúng. Nhìn chung, các nghiên cứu về chỉ thị đánh giá đất của các tác giả
trong và ngoài nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng
và hoàn thiện các chỉ thị đánh giá đất cho từng quốc gia và từng vùng riêng lẻ. Tuy nhiên, các
bộ chỉ thị đưa ra chủ yếu là mang tính định hướng cho các nghiên cứu cụ thể áp dụng cho

3


từng vùng. Do vậy, cần thiết phải có các nghiên cứu xây dựng các bộ chỉ thị đánh giá chất
lượng đất và chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp cho từng điều kiện cụ
thể.
1.5. Chất lƣợng đất và những yếu tố gây suy thoái đất ở vùng núi phía Bắc Việt Nam
Trong phần này tác giả đã trình bày khái quát về chất lượng đất vùng núi phía Bắc Việt
Nam; Những yếu tố gây suy thoái đất ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Các nghiên cứu của các
tác giả trên thế giới tập trung vào việc xây dựng bộ dữ liệu tối thiểu để đánh giá chất lượng
đất chung và cho mỗi vùng cụ thể. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng đã từng bước xây
dựng các tiêu chí, yêu cầu và các cách tiếp cận khác nhau để đánh giá tính bền vững trong sản
xuất nông nghiệp. Tại Việt Nam, nghiên cứu chỉ thị đánh giá chất lượng đất và đánh giá tính
bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp hiện tại vẫn chưa được giải quyết một cách đầy đủ.
Các nghiên cứu thường tập trung vào đánh giá tính chất đất ở các vùng khác nhau và cho từng
loại đất khác nhau. Một số nghiên cứu đã bước đầu xây dựng và giới thiệu bộ chỉ thị đánh giá
bền vững đất đồi núi nhưng mới dừng lại ở các tiêu chí đánh giá chưa có phương pháp và
cách lượng hóa rõ ràng giống như các nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới. Đây là
một trong những lý do quan trọng để tác giả chọn đề tài nghiên cứu này, để tiếp tục nghiên
cứu, hoàn thiện và phát triển các nghiên cứu về chỉ thị đánh giá chất lượng đất, đánh giá tính

bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp. Với mục đích xây dựng được bộ chỉ thị có thể lượng
hóa được tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp tại các khu TĐC ở Sơn La.
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại 3 huyện là Mường La, Mai Sơn và Mộc Châu tỉnh Sơn La.
Cụ thể là, đất trồng chè (Camellia sinensis) tại 5 điểm TĐC điển hình thuộc khu TĐC Tân
Lập huyện Mộc Châu là: Bản Nà Tân (NT), Bản Nậm Tôm (TT), Bản Hoa II (BH), Bản Dọi
II (BD), Bản Pa Hía (PH); 5 điểm trên đất trồng mía (Saccharum officinarum) tại khu TĐC
Hát Lót, huyện Mai Sơn là: Tiểu khu 7 (T7), Tiểu khu 13 (T13), Yên Sơn 1 (YS1), Yên Sơn 2
(YS2) và Tiến Sơn (TS); 3 điểm trên đất trồng ngô (Zea mays) thuộc khu TĐC Mường Bú,
huyện Mường La là: Pú Nhuổng (PN), Huổi Hao (HH), Phiêng Bủng (PB); 01 điểm nghiên
cứu trên đất rừng tự nhiên tại xã Mường Bú làm mẫu so sánh (ĐC). Tại mỗi điểm TĐC lấy 3
mẫu đất theo hình thức hỗn hợp, ở 3 vị trí là đỉnh đồi, sườn đồi và chân đồi, tương ứng với
tổng số mẫu đất lấy là 42 mẫu. Mẫu nông sản được lấy tại 9 điểm TĐC (3 điểm/khu) tương
ứng với tổng số mẫu lấy là: 27 mẫu.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đặc biệt là vấn đề sử dụng đất ở
các khu TĐC nghiên cứu. Đánh giá chất lượng đất ở các mô hình canh tác điển hình tại
các khu TĐC nghiên cứu.
- Bố trí thiết lập các ô quan trắc đồng ruộng để đánh giá biến động chất lượng đất và năng
suất cây trồng.
- Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp và áp dụng đánh giá
tại một số khu TĐC nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng tính bền vững cho môi trường đất ở các khu TĐC nghiên
cứu.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp như:
Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp; Phương pháp nghiên cứu thực địa;Phương pháp bố trí
các ô quan trắc đồng ruộng; Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm; Phương pháp

xây dựng và kiến tạo chỉ thị (Xác định nguyên tắc lựa chọn chỉ thị, quy trình chung để xây
4


dựng bộ chỉ thị, phương pháp kiến tạo và lượng hóa các chỉ thị gồm việc xác định trọng số,
xác định giá giá trị đạt được thực tế của toàn hệ thống (Tổng điểm ASI) và xây dựng thang
đánh giá và so sánh); Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng sử dụng và những yếu tố gây suy thoái đất nông nghiệp ở Sơn La
3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Sơn La
Các kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tại Sơn La đã khai thác và sử dụng vượt quá rất
nhiều so với tiềm năng đất cho mục đích sản xuất nông (178,83%). Trong khi đó, đất thích
hợp sử dụng cho mục đích lâm nghiệp mới khai thác và sử dụng được 58,66% diện tích. Hiện
tại, đất sản xuất nông nghiệp của Sơn La chiếm 30,09% tổng diện tích đất nông nghiệp. Đáng
chú ý là diện tích đất sử dụng trồng cây hàng năm chiếm 68,47% diện tích đất sản xuất nông
nghiệp nhưng chủ yếu là là ngô (61,68%), đây là một trong những nguy cơ gây xói mòn rửa
trôi, suy thoái đất nông nghiệp tại Sơn La nếu không có kỹ thuật canh tác hợp lý. Mặt khác,
quá trình làm đất và sau thu hoạch là thời điểm rất dễ xảy ra xói mòn mạnh khi có mưa lớn.
Mặc dù vậy, do đặc trưng về địa hình nên ngô vẫn là cây lương thực chủ đạo tại Sơn La.
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Mường La, Mai Sơn và Mộc
Châu
3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Mường La
Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Mường La là 142.205
ha. Nhóm đất nông nghiệp chiếm 68,39% tổng diện tích đất tự nhiên và 96,59% diện tích đất
đang sử dụng. Trên diện tích đất nương rẫy chủ yếu được sử dụng để trồng ngô, sắn trên đất
dốc. Nhìn chung, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện đạt thấp, hệ số sử dụng đất
toàn huyện bình quân đạt 1,4 lần. Trong những năm gần đây đa số diện tích nương trên đất
dốc đều chuyển sang trồng ngô, hình thức canh tác chủ yếu là quảng canh mà không có biện
pháp bảo vệ bồi bổ đất dẫn đến tình trạng đất nhanh bị xói mòn, rửa trôi, làm suy giảm chất
lượng đất.

3.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Mai Sơn
Huyện Mai Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 142.821 ha. Diện tích đất đang khai thác
sử dụng vào các mục đích chiếm 67,31% diện tích tự nhiên trong đó: nhóm đất nông nghiệp
chiếm 63,84% so diện tích tự nhiên. Đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ cao nhất (90,23%
với 32.128,98 ha). Đất trồng cây lâu năm chiếm 9,77% đất sản xuất nông nghiệp, điều này là
chưa phù hợp với huyện miền núi như Mai Sơn có lợi thế về phát triển cây lâu năm. Hiệu quả
sử dụng đất canh tác còn thấp, hệ số quay vòng sử dụng đất mới đạt 1,7 lần.
3.1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Mộc châu
Mộc Châu với tổng diện tích đất tự nhiên là 202.513,0 ha chiếm 14,40% tổng diện tích đất
tự nhiên toàn tỉnh, diện tích tự nhiên của các xã, thị trấn không đồng đều. Trong đó nhóm đất
nông nghiệp chiếm 66,87% tổng diện tích đất tự nhiên và 95,22% diện tích đất đang sử dụng,
gồm: Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 26,69% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất trồng
cây hàng năm chiếm tỷ lệ cao nhất 79,6%, đất trồng cây lâu năm chiếm 12,6%, các loại đất
nông nghiệp còn lại chiếm 7,8%. Hiện tại, huyện đang có chủ trương giảm dần diện tích sản
xuất lương thực trên đất dốc, nhưng kết quả đạt được vẫn thấp. Hiệu quả sử dụng đất của
huyện đạt bình quân 1,4 lần và không đều giữa các vùng.
3.1.3. Những yếu tố gây suy thoái đất nông nghiệp ở Sơn La
Kết quả nghiên cứu chỉ ra những yếu tố gây suy thoái đất nông nghiệp chủ yếu ở Sơn La
là: Các yếu tố về điều kiện tự nhiên; Độ che phủ rừng; Các vấn đề kinh tế, xã hội; Sức ép từ
nhiệm vụ di dân, TĐC.
3.2. Thực trạng một số khu TĐC nghiên cứu
5


Kết quả nghiên cứu và phân tích hiện trạng một số khu TĐC tại Sơn La cho thấy, với các
khu TĐC có thời gian định cư lâu hơn người dân TĐC có cuộc sống ổn định hơn. Các khu
mới được TĐC từ công trình thủy điện Sơn La hiện tại cộng đồng còn gặp rất nhiều khó khăn.
Đặc biệt là diện tích đất sản xuất ít hơn nhiều lần, chất lượng đất cũng xấu hơn so với nơi ở
cũ, thiếu nước dùng cho sinh hoạt và canh tác. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho cộng
đồng hiệu quả còn chưa cao, nhiều dự án đã thất bại gây mất lòng tin và bất ổn trong cộng

đồng (khu TĐC Tân Lập). Việc sử dụng đất nông nghiệp trong những năm đầu TĐC thường
mang tính tự phát nên hiệu quả sản xuất không cao, và đã gây suy thoái đất cục bộ tại một số
điểm TĐC. Tại một số khu TĐC việc sử quy hoạch sử dụng đất chưa được nghiên cứu kỹ đã
gây ra những hậu quả nghiên trọng với tài nguyên đất nông nghiệp, gây lãng phí tiền của của
nhân dân, làm chậm tiến trình phát triển bền vững và ổn định cho cộng đồng TĐC và ảnh
hưởng tới tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp tại đây.
3.3. Chất lƣợng đất tại các khu TĐC nghiên cứu
3.3.1. Chất lượng đất tại khu TĐC Mường Bú huyện Mường La
Phần lớn đất nông nghiệp tại Khu TĐC Mường Bú được bố trí tại những nơi có độ dốc
0
>25 , phần đất có độ dốc thấp hơn được bố trí làm đất ở cho cộng đồng. Kết quả nghiên cứu
đánh giá tính chất đất tại khu TĐC Mường Bú huyện Mường La qua 3 năm nghiên cứu cho
thấy lượng đất xói mòn tại khu TĐC Mường Bú tương đối lớn, hàm lượng các chất dinh
dưỡng và chất hữu cơ trong đất tại đây dao động ở mức nghèo tới trung bình. Mặt khác,
những khu đất được chọn hầu hết là những vùng đất đã bị thoái hóa bạc mầu, khó canh tác
hoặc canh tác cho năng suất không cao mà cộng đồng bản địa đã bỏ hoang. Sau 3 năm canh
tác chất lượng đất đã có dấu hiệu suy giảm rõ rệt đặc biệt là hàm lượng các chất dinh dưỡng
dễ tiêu và OM (giảm từ 40-60%). Hàm lượng các chất tổng số cũng có sự biến động, nhưng ở
mức thấp.
3.3.2. Chất lượng đất tại khu TĐC Hát Lót, huyện Mai Sơn
Kết quả nghiên cứu tính chất đất tại khu TĐC Hát Lót huyện Mai Sơn cho thấy, lượng đất
xói mòn thấp, hàm lượng các chất dinh dưỡng ở mức trung bình. Có sự khác biệt lớn giữa các
giá trị tại các điểm quan trắc khác nhau, đặc biệt là với các chất dinh dưỡng ở dạng dễ tiêu. Sự
biến động các chất dinh dưỡng tại khu TĐC Hát Lót sau 3 năm canh tác là chưa rõ rệt, hầu hết
các thông số quan trắc đều cho thấy chất lượng đất vẫn được duy trì ở mức ban đầu mặc dù có
sự suy giảm nhưng ở mức thấp. Đây là kết quả phản ánh phương thức canh tác tương đối hợp
lý của người dân tại đây.
3.3.3. Chất lượng đất tại khu TĐC Tân Lập huyện Mộc Châu
Đất tại các khu TĐC Mộc Châu có hàm lượng các chất dinh dưỡng đều ở mức trung bình
tới giầu, phản ứng đất ở mức chua nhẹ, đất giầu mùn, đây là một trong những lợi thế rất lớn

trong phát triển nông nghiệp cho cộng đồng TĐC tại đây. Ở hầu hết các thông số đã quan trắc
về các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu trong đất đều cho kết quả cao hơn khu TĐC Hát Lót
và Mường Bú. Mặc dù vậy lượng đất mất do xói mòn tại Tân Lập vẫn ở mức đáng kể. Mức độ
biến động của hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất tại khu TĐC Tân Lập không lớn, một
số chất dinh dưỡng có xu hướng biến đổi tích cực.
3.3.4. Dư lượng hóa chất BVTV trong đất tại các khu TĐC nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 9 mẫu đất nghiên cứu có 3 mẫu phát hiện có dư lượng
hóa chất BVTV là NTa và NTc tại Tân Lập và YS1b tại Hát Lót. Các hóa chất đã phát hiện là
Padan và Monitor. Mặc dù vậy, nồng độ của chúng vẫn nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép (TCVN
5941:1995).
3.3.5. Biến động chất lượng đất tại các khu TĐC nghiên cứu với mẫu đối chứng
Qua phân tích biến động của một số chất dinh dưỡng dễ tiêu, pHKCl, OM và CEC trong đất
tại các khu TĐC so với mẫu đối chứng lấy tại rừng xã Mường Bú cho thấy: Mẫu đất đối
chứng lấy tại rừng Mường Bú ít có sự biến động, và hầu hết là sự biến động theo chiều hướng
tích cực; Mẫu đất lấy tại khu TĐC Mường Bú có sự biến động lớn nhất và sự biến đồng đều
6


xẩy ra theo chiều hướng tiêu cực; Các mẫu đất lấy tại khu TĐC Hát Lót và Tân Lập đã có sự
biến động, mặc dù không lớn. Với mẫu đất tại khu TĐC Hát Lót có xu hướng biến động theo
chiều hướng giảm giá trị các chất dinh dưỡng và hữu cơ trong đất. Các mẫu đất tại khu TĐC
Tân Lập có một số thông số có giá trị biến động giảm và một số biến động tăng. Tại đây, các
giá trị N, P, K dễ tiêu đều có sự biến động tăng.
3.3.6.Chỉ thị sinh học cho chất lượng đất tại các khu TĐC
3.3.6.1. Năng suất cây trồng chỉ thị cho chất lượng đất tại các khu TĐC
a. Khu TĐC Mƣờng Bú, huyện Mƣờng La
Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm năng suất ngô tại khu TĐC Mường Bú cho thấy, năng
suất ngô trung bình của Mường Bú trong 3 năm canh tác là 1,22 tấn/ha/năm, so với năng suất
bình quân của Mường La là thấp hơn khoảng 3 lần (Bình quân trong 5 năm của Mường La là
3,23 tấn/ha). Năng suất có sự biến động theo chiều hướng giảm mạnh sau 3 năm canh tác,

trung bình mỗi năm giảm 0,27 tấn/ha. Mức biến động giảm trung bình/năm là 17,57% so với
trung bình năm 2008. Đây là dấu hiệu cho thấy chất lượng đất tại đây đang có xu hướng giảm
dần.
b. Khu TĐC Hát Lót, huyện Mai Sơn
Kết quả khảo nghiệm đồng ruộng theo dõi năng suất mía tại các điểm TĐC ở khu TĐC
Hát Lót cho thấy sau 3 năm canh tác năng suất mía trung bình tại khu TĐC Hát Lót đã tăng
3,84 tấn/ha/năm, tương ứng với mức tăng 6,99% so với năm 2008. Năng suất cao nhất là
66,30 tấn/ha, đạt được tại công thức TSc của bản Tiến Sơn vị trí chân đồi. Năng suất thấp nhất
là 50,75 tấn/ha ở công thức YS1a vị trí đỉnh đồi bản Yên Sơn 1. Năng suất mía tại khu TĐC
Hát Lót ở mức tương đương với năng suất trung bình của huyện (54,93 tấn/ha) trong 3 năm
2008-2010. Kết quả này đã phần nào thể hiện chất lượng đất tại khu TĐC Hát Lót khá ổn định
sau 3 năm canh tác.
c. Khu TĐC Tân Lập huyện Mộc Châu
Kết quả khảo nghiệm đồng ruộng theo dõi năng suất chè tại các điểm TĐC ở khu TĐC
Tân Lập cho thấy năng suất chè trung bình tại khu TĐC Tân Lập sau 3 năm nghiên cứu đã
biến động theo hướng tăng dần, với mức tăng trung bình là 0,29 tấn/ha/năm, tương ứng với
7,55% so với năm 2008. Mặc dù vậy, với năng suất trung bình 3 năm là 4,16 tấn/ha vẫn thấp
hơn năng suất bình quân chung 3 năm của huyện Mộc Châu (6,27 tấn/ha). Kết quả này đã thể
hiện chất lượng đất tại đây đang có xu hướng biến đổi tích cực.
3.3.6.2. Thực vật hoang dại chỉ thị cho chất lượng đất tại các khu TĐC ở Sơn La
Trong thực tế nghiên cứu tại các khu TĐC, ngoài diện tích đất đang được cộng đồng sử
dụng thì còn một phần không nhỏ diện tích đất hiện tại vẫn chưa được cộng đồng đưa vào
khai thác và sử dụng hoặc đã khai thác sử dụng nhưng hiệu quả thấp nên đã bỏ hoang. Để
đánh giá chất lượng đất tại các khu vực này tác giả đã lựa chọn chỉ thị là thực vật hoang dại.
Kết quả xây dựng các chỉ sinh học thị đánh giá chất lượng đất bằng thực vật hoang dại cho
thấy, đất tại khu TĐC Mường Bú có chất lượng xấu, ở hầu hết các diện tích đất phân cho cộng
đồng TĐC đều có độ phì thấp và có nguy cơ thoái hóa mạnh, chỉ có một phần nhỏ diện tích
đất có độ phì trung bình. Đất tại các khu TĐC Hát Lót và Tân Lập được đánh giá tương
đương về chất lượng thông qua các chỉ thị thực vật hoang dại. Cụ thể, phần lớn diện tích đất
tại 2 khu TĐC này có độ phì trung bình, ứng với mức thoái hóa nhẹ tới trung bình, còn lại một

phần diện tích có độ phì thấp.
3.4. Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp tại một số khu
TĐC tập trung ở Sơn La
3.4.1. Nguyên tắc và phương pháp tiếp cận xây dựng bộ chỉ thị
3.4.1.1. Các phương pháp tiếp cận xây dựng bộ chỉ thị
7


3.4.1.2. Nguyên tắc xây dựng bộ chỉ thị
Bộ chỉ thị được xây dựng sẽ dựa trên nguyên tắc cơ bản là mỗi yếu tố chất lượng đất có
thể chịu tác động đồng thời của nhiều yếu tố tác động khác nhau. Tuy nhiên, tác động tổng
hợp tạo nên xu hướng biến đổi sẽ được chi phối bởi một vài yếu tố chủ đạo. Do vậy, nghiên
cứu sẽ lựa chọn những yếu tố quan trọng, mang tính chất quyết định để đưa vào bộ chỉ thị.
Đồng thời, bộ chỉ thị cũng được xây dựng có ”tính mở”, tức là các chỉ thị đơn có thể được
thay đổi, thêm, bớt tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của từng khu vực áp dụng.
3.4.2. Đề xuất bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp
3.4.2.1.
Lựa chọn chỉ thị đánh giá chất lượng đất và chỉ thị đánh giá tính bền vững sử
dụng đất nông nghiệp tại các khu TĐC nghiên cứu
Bộ chỉ thị chất lượng đất gồm bốn nhóm chính là: (1) nhóm chỉ thị cho tính chất vật lý đất
trong đó gồm các chỉ thị đơn TPCG, mức xói mòn, độ dốc; (2) nhóm chỉ thị cho tính chất hóa
học đất gồm các chỉ thị đơn pH KCl, N, P, K dễ tiêu, OM; (3) nhóm chỉ thị cho tính chất sinh
học đất gồm các chỉ thị đơn cây trồng, năng suất cây trồng, đa dạng VSV đất; (4) nhóm chỉ
thị cho sử dụng đất gồm các chỉ thị diện tích đất/người, hệ thống canh tác, sử dụng phân bón
hoặc hóa chất BVTV.
Việc đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp sẽ dựa trên việc xây dựng các
chỉ thị đánh giá chất lượng đất trong nông nghiệp và sự biến động của chúng theo thời gian.
Sử dụng đất được xem là bền vững khi các chỉ thị chất lượng đất có giá trị ổn định hoặc được
cải thiện theo thời gian. Ngược lại, khi các giá trị chỉ thị chất lượng đất bị giảm hệ thống sử
dụng đất sẽ không bền vững. Từ các kết quả phân tích này, kết hợp với quy trình phân tích,

các tiêu chẩn và nguyên tắc, tác giả đề xuất bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất
nông nghiệp cho các khu TĐC tập trung ở Sơn La, với thông tin cơ bản về bộ chỉ thị được thể
hiện tại bảng 3.17.

8


Bảng 3.17. Thông tin cơ bản bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp tại
các khu TĐC tập trung ở Sơn La (ASI)
Nhóm Ký hiệu
Tên gọi chỉ thị đơn
(1)
(2)
(3)
PI1
Diện tích đất nông nghiệp được bố trí
Áp
PI2
Mức tăng dân số
Lực
PI3
Độ dốc
Biến động năng suất của cây trồng chủ
SI1
yếu trong các năm gần nhất
SI2
Năng suất (NS) cây trồng
SI3
Biến động lượng đất xói mòn
SI4

Biến động hàm lượng N dt
Trạng
SI5
Biến động hàm lượng Pdt
thái
SI6
Biến động hàm lượng Kdt
SI7
Biến động phản ứng của đất
SI8
Biến động hàm lượng OM
SI9
Thực vật hoang dại
SI10
Biến động TPCG
RI1
Hệ cây trồng
RI2
Kỹ thuật canh tác
Đáp
RI3
Tham gia của cộng đồng
ứng
Sử dụng phân hữu cơ và các sản phẩm
RI4
tương tự
3.4.2.2. Phân tích đánh giá và cho điểm các chỉ thị
Kết quả nghiên cứu đã chọn tổng trọng số cho tất cả các chỉ thị là 10, khi đó tổng trọng số
cho nhóm áp lực là 1,9; nhóm hiện trạng là 5,6 và nhóm đáp ứng là 2,5 (tính theo công thức
(2) ở mục 2.2.5). Giá trị của các chỉ thị đơn được đánh giá và tính điểm dựa trên các thông tin

tại cột (5) bảng 3.18, với thang điểm từ 0-10. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được bộ chỉ thị
đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp tại các khu TĐC tập trung ở Sơn La gồm 3
nhóm, có 17 chỉ thị đơn. Ký hiệu, tên gọi, ý nghĩa các chỉ thị và cách đánh giá, tính điểm
được thể hiện tại bảng 3.18. Các giá trị trong ”()” tại cột (5) bảng 3.18 là điểm số ứng với các
giá trị đạt được của các chỉ thị đơn.

9


10


11


12


13


3.4.3. Áp dụng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp tại các khu
TĐC tập trung ở Sơn La
3.4.3.1. Kết quả đánh giá tại khu TĐC Mường Bú, huyện Mường La
Kết quả nghiên cứu đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp tại khu TĐC
Mường Bú có tổng điểm là 30,71/100 được đánh giá ở mức kém bền vững. Các nhân tố chính
làm cho môi trường đất tại Mường Bú kém bền vững là hầu hết các chỉ thị có điểm số dưới
mức trung bình đặc biệt là: tỷ lệ tăng dân số cao, hiện tượng xói mòn xảy ra mạnh, năng suất
cây trồng còn thấp, địa hình quá phức tạp, quá trình sử dụng đất chưa thực sự gắn liền với cải
tạo và bổ sung chất hữu cơ cho đất.

Để nâng cao mức bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp tại khu TĐC Mường Bú, cũng
là cải thiện mức điểm đạt được của cộng đồng theo đánh giá bằng bộ chỉ thị ASI (Bảng 3.19).
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.19 cho thấy điểm số của hầu hết các chỉ thị đơn là rất thấp. Vì
vậy, để nâng cao các điểm số này cộng đồng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong
đó, cần chú trọng việc áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc, để hạn chế mất
đất do địa hình dốc. Khai thác tài nguyên đất đi đôi với cải tạo và bảo vệ đất bằng cách sử
dụng phân hữu cơ, trồng xen các cây họ đậu, cây phân xanh... Mặt khác, cộng đồng cần giảm
tỷ lệ sinh, để giảm áp lực lên tài nguyên đất. Đây là các giải pháp nếu được thực hiện kịp thời
sẽ có tác động tích cực, không chỉ trực tiếp tới các chỉ thị đơn PI2, SI2, SI3 và RI4 mà còn tới
các chỉ thị đơn khác trong bộ chỉ thị.
3.4.3.2. Kết quả đánh giá tại khu TĐC Hát Lót, huyện Mai Sơn
Kết quả nghiên cứu đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp tại khu TĐC
Hát Lót có tổng điểm là 62,26/100, được đánh giá ở mức bền vững tiềm năng. Các nhân tố
chính làm cho môi trường đất tại Hát Lót chưa bền vững là: tỷ lệ tăng dân số cao, hiện tượng
xói mòn vẫn xảy ra cục bộ tại một số nơi, quá trình sử dụng đất, gắn liền với cải tạo và bổ
sung chất hữu cơ cho đất còn chưa được đồng bộ và hiệu quả. Để nâng cao mức bền vững
trong sử dụng đất nông nghiệp tại khu TĐC Hát Lót cộng đồng cần áp dụng các kỹ thuật canh
tác bền vững trên đất dốc một cách đồng bộ và khoa học hơn. Khai thác tài nguyên đất phải đi
đôi với cải tạo và bảo vệ đất bằng cách sử dụng phân hữu cơ, trồng xen các cây họ đậu, cây
phân xanh. Mặt khác, cộng đồng cần giảm tỷ lệ sinh để giảm áp lực lên tài nguyên đất.
3.4.3.3. Kết quả đánh giá tại khu TĐC Tân Lập huyện Mộc Châu
Kết quả nghiên cứu đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp tại khu TĐC
Mộc Châu có tổng điểm là 53,79/100 điểm được đánh giá ở mức bền vững trung bình. Các
nhân tố chính làm cho môi trường đất tại Tân Lập chưa bền vững là: tỷ lệ tăng dân số cao,
năng suất cây trồng còn chưa cao, hiện tượng xói mòn vẫn xảy ra, quá trình sử dụng đất chưa
gắn liền với cải tạo và bổ sung chất hữu cơ cho đất, tính thích ứng của cộng đồng còn chưa
tốt. Để cải thiện mức bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp tại khu TĐC Tân Lập cộng
đồng cần áp dụng đồng bộ các giải pháp để nâng cao mức điểm cho các chỉ thị đơn có điểm
số thấp, đặc biệt là các chỉ thị PI2, SI2, SI3, RI4. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng tới các kỹ
thuật canh tác bền vững trên đất dốc. Sử dụng đất cần đi đôi với cải tạo và bảo vệ bằng cách

sử dụng phân hữu cơ, trồng xen các cây họ đậu, cây phân xanh... Mặt khác, cộng đồng cần
giảm tỷ lệ sinh để giảm áp lực lên tài nguyên đất.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp tại các
khu TĐC ở Sơn La cho thấy:
Mức bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố
gây giảm tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp tại các khu TĐC ở Sơn La là: điều
kiện địa hình dốc, phức tạp, yếu tố về sự khác biệt giữa nơi ở cũ và nơi mới, phương phức
canh tác không sử dụng phân hữu trong sản xuất nông nghiệp và bổ sung các chất dinh dưỡng
cần thiết cho đất một cánh đầy đủ, năng suất cây trồng một số khu vực có dấu hiệu giảm
xuống do chất lượng đất suy giảm, hiện tượng xói mòn đất cục bộ vẫn xảy ra ở một số nơi. Để
14


hạn chế, khắc phục những khó khăn này và muốn nâng cao tính bền vững sử dụng đất nông
nghiệp tại các khu TĐC ở Sơn La, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp và nhóm giải
pháp trong phần 3.5.
Hình 3.31 minh họa mức bền vững sử dụng đất nông nghiệp mà các khu TĐC nghiên cứu
đạt được. Với 5 vùng tương ứng với 5 mức: bền vững, bền vững tiềm năng, bền vững trung
bình, kém bền vững và không bền vững.

15


Bền vững (BV)

Khu TĐC Mường Bú

BV tiềm năng
BV trung bình
Kém BV

Khu TĐC Hát Lót

Không
BV

0

20

40

60

80

100

Khu TĐC Tân Lập

Hình 3.31. Mức bền vững sử dụng đất nông nghiệp
của các khu TĐC nghiên cứu
3.5. Một số giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp ở các khu TĐC
Nhìn chung ở cả 3 khu TĐC nghiên cứu cùng có chỉ thị PI2, SI3 và RI4 có mức điểm rất
thấp nên cộng đồng cần có các chính sách để kiểm soát tỷ lệ sinh (PI2) để giảm bớt áp lực nên
tài nguyên đất. Để hạn chế hiện tượng xói mòn đất (SI3), cộng đồng cần thực hiện tốt và đồng
bộ các kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc. Để nâng cao chất lượng đất, cần sử dụng các
loại phân hữu cơ, phân xanh bón cho cây trồng để cải tạo độ phì cho đất, bù lại các chất dinh
dưỡng đã mất do xói mòn, rửa trôi mà cây trồng lấy đi. Bên cạnh đó, để nâng cao tính bền
vững trong sử dụng đất nông nghiệp tại các khu TĐC ở Sơn La nói chung cần thực hiện tốt
các giải pháp như thâm canh, bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý, tăng cường trồng các

loại cây che phủ đất để bảo vệ đất chống xói mòn, rửa trôi. Tăng cường công tác nghiên cứu
khoa học sử dụng bền vững tài nguyên đất ....

16


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
1. Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp ở các khu vực nghiên cứu
- Sơn La với diện tích đất nông nghiệp là 823.216 ha, hiện tại đã khai thác và sử dụng
vượt quá rất nhiều so với tiềm năng sử dụng đất cho mục đích sản xuất nông (178,83%). Cây
trồng hàng năm tại Sơn La chủ yếu là ngô (61,68%), và với hình thức canh tác chủ yếu là
quảng canh, không có biện pháp bảo vệ và phục hồi đất nên đất đang bị xói mòn, rửa trôi làm
chất lượng đất ngày càng giảm.
- Huyện Mường La có 96.284 ha đất nông nghiệp, trong đó đất sản xuất nông nghiệp
chiếm 18,19%. Đất nương rẫy của huyện vẫn chiếm tới 84,21% tổng diện tích đất trồng cây
hàng năm. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện thấp, hệ số sử dụng đất bình quân đạt
1,4 lần.
- Huyện Mai Sơn có 91.181,69 ha đất nông nghiệp, trong đó đất sản xuất nông nghiệp
chiếm 24,99%. Đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ cao nhất (90,23%). Việc sử dụng đất còn
chưa phù hợp. Trong đất trồng cây hàng năm thì diện tích đất chủ yếu (91,41%) được sử dụng
cho trồng ngô, sắn, mía,… Hiệu quả sử dụng đất canh tác còn thấp, hệ số quay vòng sử dụng
đất mới đạt 1,7 lần.
- Huyện Mộc Châu với 135.417 ha đất nông nghiệp, trong đó đất sản xuất nông nghiệp
chiếm 26,69%. Đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ cao nhất 79,6%. Đất nương rẫy vẫn chiếm
tới 93,9% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, trong đó có tới 38.699 ha là đất nương rẫy
chủ yếu trồng ngô, sắn,... trên đất dốc. Hiệu quả sử dụng đất của huyện đạt bình quân 1,4 lần
và không đồng đều giữa các vùng.
- Các nguyên nhân cơ bản gây suy thoái đất tại các khu TĐC nghiên cứu: Địa hình chia
cắt phức tạp, đất có độ dốc lớn; Các yếu tố thời tiết diến biến phức tạp, gió nóng, sương muối,

lũ lụt và hạn hán...; Độ che phủ rừng còn thấp; Các vụ phá rừng làm nương rẫy vẫn tiếp diễn;
Trình độ dân trí thấp, một số tập quán canh tác lạc hậu, các quá trình di dân TĐC đang có nhu
cầu rất lớn về đất nông nghiệp; Quỹ tài nguyên đất cho các điểm TĐC không đủ đáp ứng, thay
đổi sinh kế, môi trường cư trú cho dân TĐC quá nhanh...
2. Đặc điểm, tình hình các khu TĐC nghiên cứu
Với mỗi khu TĐC nghiên cứu có những đặc thù riêng về hình thức và thời gian TĐC. Với
khu TĐC Hát Lót của cộng đồng TĐC từ công trình thủy điện Hòa Bình tại thời điểm nghiên
cứu đời sống của các cộng đồng này đã khá ổn định. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng của các
cộng đồng này đã tương đối đầy đủ. Nông nghiệp phát triển mạnh, các bản đều trồng mía
nguyên liệu cho nhà máy, đây là nguồn thu nhập chính cho các cộng đồng này.
Với các bản mới TĐC tại Mường Bú đời sống của cộng đồng vẫn chưa được ổn định, còn
nhiều vấn đề bức xúc. Các nhu cầu tối thiểu của cộng đồng thiếu một cách trầm trọng như
nước sinh hoạt, đất canh tác, cơ sở hạ tầng... Nhiều hộ đã tự ý bỏ về nơi ở cũ. Tiền và lương
thực được trợ cấp từ dự án không được sử dụng đúng mục đích. Địa điểm mới không thuận
lợi cho việc phát triển nghề truyền thống của cộng đồng...
Tại khu TĐC Tân Lập, mặc dù được chọn là khu TĐC kiểu mẫu của tỉnh nhưng cộng
đồng TĐC tại đây đã phải chịu rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Đặc biệt là sự thất bại trong các dự án nông nghiệp và chăn nuôi tại thời điểm ban đầu triển
khai dự án đã làm cho cộng đồng rất hoang mang về cuộc sống tại nơi ở mới. Đáng chú ý nhất

17


là dự án trồng cỏ, nuôi bò sữa và trồng chè. Hiện tại, đời sống của cộng đồng đã từng bước
được cải thiện.
Đa số cộng đồng TĐC thường có trình độ văn hóa thấp, số người biết tiếng kinh không
nhiều. Đây là một trở ngại lớn khi tiếp thu những chủ trương, chính sách và các quá trình
chuyển giao công nghệ của Đảng và nhà nước. Đại bộ phận cộng đồng TĐC là dân lòng hồ
nên rất thiếu kinh nghiệm trong canh tác nương rẫy.
3. Kết quả xây dựng bộ chỉ thị

Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững trong sử đất nông nghiệp tại các khu TĐC được xây
dụng theo mô hình PSR, với các hợp phần chính là chất lượng, sự biến động và quá trình sử
dụng đất. Bộ chỉ thị gồm 17 chỉ thị đơn chia thành 3 mảng áp lực, trạng thái và đáp ứng.
Trong đó, có 3 chỉ thị về áp lực, 10 chỉ thị về hiện trạng và 4 chỉ thị về đáp ứng. Mức độ bền
vững trong sử dụng đất nông nghiệp được đánh giá theo thang điểm 100 gồm 5 mức là không
bền vững, kém bền vững, bền vững trung bình, bền vững tiềm năng và bền vững. Điểm của
các chỉ thị đơn được đánh giá theo thang điểm 10, với tổng trọng số là 10.
4. Kết quả áp dụng bộ chỉ thị vào đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp tại
các khu TĐC nghiên cứu
Tại khu TĐC Mường Bú có mức điểm là 30,71/100 điểm, được đánh giá ở mức kém bền
vững. Các nhân tố chính làm cho môi trường đất tại Mường Bú kém bền vững là tỷ lệ tăng
dân số cao, hiện tượng xói mòn xảy ra mạnh, năng suất còn thấp, địa hình quá phức tạp, quá
trình sử dụng đất chưa thực sự gắn liền với cải tạo và bổ sung chất hữu cơ cho đất...
Tại khu TĐC Hát Lót có mức điểm là 62,26/100 điểm, được đánh giá ở mức bền vững
tiềm năng. Các nhân tố chính làm cho môi trường đất tại Hát Lót chưa bền vững là: tỷ lệ tăng
dân số cao, hiện tượng xói mòn vẫn xảy ra cục bộ tại một số nơi, quá trình sử dụng đất, gắn
liền với cải tạo và bổ sung chất hữu cơ cho đất còn chưa được đồng bộ và hiệu quả.
Tại khu TĐC Tân Lập có mức điểm là 53,79/100 điểm, được đánh giá ở mức bền vững
trung bình. Các nhân tố chính làm cho môi trường đất tại Tân Lập chưa bền vững là: tỷ lệ tăng
dân số cao, năng suất cây trồng còn chưa cao, hiện tượng xói mòn vẫn xảy ra, quá trình sử
dụng đất chưa gắn liền với cải tạo và bổ sung chất hữu cơ cho đất, tính thích ứng của cộng
đồng còn chưa tốt.
5. Giải pháp nâng cao tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp tại các khu TĐC
nghiên cứu
Để nâng cao tính bền vững trong sử dụng đất tại các khu TĐC nghiên cứu, cần giảm
áp lực lên đất bằng cách giảm tỷ lệ sinh. Áp dụng đồng bộ các kỹ thuật canh tác bền vững trên
đất dốc để hạn chế xói mòn và rửa trôi. Sử dụng phân hữu cơ và phân xanh bón cho cây trồng.
Tập trung thâm canh và đẩy nhanh hơn nữa việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đặc
biệt với khu TĐC Mường Bú; tăng cường trồng các loại cây che phủ đất để bảo vệ đất chống
xói mòn, rửa trôi; tăng cường công tác nghiên cứu khoa học sử dụng bền vững tài nguyên đất;

hạn chế tối đa việc canh tác, trồng cây hàng năm trên đất dốc trên 30 0; sớm ban hành các cơ
chế, chính sách khuyến khích sử dụng đất trống, đồi núi trọc đưa vào trồng rừng, khoanh nuôi
tái sinh phục hồi rừng để bảo vệ, cải tạo đất; tăng cường công tác giáo dục, phổ biến, tuyên
truyền tại cộng đồng về việc sử dụng đất theo hướng canh tác bền vững.
2. KIẾN NGHỊ
Tuy bộ chỉ thị được xây dựng có ưu điểm là số lượng các chỉ thị không quá nhiều, các
chỉ thị được lựa chọn đơn giản, dễ hiểu; Phương pháp và cách thức lượng hóa các chỉ thị rất
khoa học, rõ ràng và phổ quát; Bộ chỉ thị đã xây dựng có tính mở, có thể áp dụng linh hoạt tùy

18


thuộc vào điều kiện nghiên cứu cụ thể; Bộ chỉ thị đã đưa các trọng số cũng như cách tính và
xây dựng nó trong nghiên cứu đánh giá và áp dụng... Mặc dù vậy, bộ chỉ thị vẫn còn một số
tồn tại như cách xác định các giá trị trọng số của các chỉ thị đơn còn phụ thuộc vào tính chủ
quan của người đánh giá. Vì vậy, cần có các nghiên cứu tiếp để hoàn thiện cách xác định
trọng số cho các chỉ thị đơn trong mỗi nhóm, để đảm bảo tính khách quan trong đánh giá. Bộ
chỉ thị cần được áp dụng vào thực tế trong xây dựng các khu TĐC và các khu vực có điều
kiện tương đồng ở miền núi để kiểm nghiệm và hoàn thiện hơn.
References
Tiếng Việt:
[1] Đào Đình Bắc, Trương Quang Hải (2005), Cơ sở khoa học về mô hình hệ kinh tế sinh thái
đối với các cư dân miền núi tái định cư sau công trình thuỷ điện nhỏ Chu linh, huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học trọng điểm cấp Đại học Quốc gia, mã
số QGTĐ.03.04, Hà Nội.
[2] Ban công tác Sông Đà tỉnh Sơn La (2005), Báo cáo tình hình thực hiện dự án ổn định dân
cư, phát triển kinh tế – xã hội vùng chuyển dân sông Đà giai đoạn 2001 – 2005, Dự án
1382, Sơn La.
[3] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Xây dựng và thực hiện chương trình PTBV quốc gia của
Việt Nam, Hà Nội.

[4] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2002), Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể di
dân TĐC dự án thuỷ điện Sơn La, Hà Nội.
[5] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001), Báo cáo tóm tắt quy hoạch phát

triển

kinh tế trang trại xã vùng cao Chiềng Ban huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La, Hà Nội.
[6] Bộ Tài nguyên Môi trường (2011), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2010,
Hà Nội.
[7] Nông Quốc Chinh, Ngô Văn Giới, et..al (2011), Giáo dục bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững, NXB Đại học Thái Nguyên, 352tr.
[8] Cục Thống kê tỉnh Sơn La (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010), Niên giám thống kê các
năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 tỉnh Sơn La, Sơn La.
[9] Nguyễn Xuân Cự (2001), Đánh giá biến động môi trường đất lúa với mức độ thâm canh
khác nhau ở vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Thổ nhưỡng
học, Trường ĐHKHTN Hà Nội, tr 6-9.
[10] Phạm Hoàng Hải và nnk (2003), Cơ sở khoa học cho công tác di dân, TĐC công trình
thuỷ điện Sơn La, Báo cáo tổng hợp đề tài trọng điểm cấp Trung tâm KHTN & CNQG,
Hà Nội.

19


[11] Phạm Hoàng Hải (2001), ”Vấn đề di dân, TĐC ở công trình thuỷ điện Yaly nhìn từ góc
độ môi trường và phát triển kinh tế – xã hội bền vững”, Tạp chí Địa lý nhân văn (1), Hà
Nội.
[12] Nguyến Quốc Hải, Trần Thị Tâm (2005), ”Ảnh hưởng của băng xanh và phân khoáng
đến năng suất trên đất nương định canh miền núi phía Bắc”, Tạp chí Khoa học Đất (21),
Hà Nội.
[13] Nguyễn Xuân Hải (2004), Bài giảng xói mòn và thoái hóa đất, Trường Đại học KHTNĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

[14] Nguyễn Khả Hoà (1994), Lân với cây cà phê chè, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[15] Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2005), Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu Môi trường
và phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[16] Hoàng Văn Huây (1985), ”Các loại keo trong đất nhiệt đới Việt Nam”, Tạp chí Khoa học
và Kỹ thuật Nông nghiệp (1), tr.20-25.
[17] Lê Văn Khoa, Trần Thị Lành (1997), Môi trường và PTBV ở miền núi, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
[18] Lê Văn Khoa, Nguyễn Thế Truyền (2001), Nông nghiệp và Môi trường, NXB, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[19] Nguyễn Đình Long, Ngô Văn Hải (2001), Kinh tế hộ nông dân với hiệu quả kinh tế sử
dụng đất dốc, Khoa học và công nghệ Bảo vệ và sử dụng bền vững đất dốc, Bộ Khoa
học Công nghệ và Môi trường, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[20] Chế Đình Lý (2006), ”Hệ thống chỉ thị và chỉ số môi trường để đánh giá và so sánh hiện
trạng môi trường giữa các thành phố trên lưu vực sông” Tạp chí Khoa học & Phát triển
Công nghệ (ĐHQG-HCM) tập 9 (2), tr.14-20.
[21] Đặng Văn Minh, Marie Boehm (2001), ”Chất lượng đất: Khái niệm và ứng dụng trong
sản xuất nông nghiệp bền vững”, Tạp chí Khoa học đất (15), tr, 59-62.
[22] Hoàng Thị Minh (2004), Ảnh hưởng của một số loại hình sử dụng đất dốc đến tính chất
đất vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, chuyên ngành Thổ
nhưỡng học, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
[23] Nguyễn Quang Mỹ (2005), Xói mòn đất hiện đại, NXB Quốc Gia, Hà Nội.
[24] Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (2002), Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt
Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[25] Ngô Đình Quế, Đinh Thanh Giang (2001), Nghiên cứu xây dựng mô hình luân canh
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nương rẫy ở Tây Bắc, Khoa học và công nghệ Bảo
vệ và sử dụng bền vững đất dốc, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
20



[26] Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Nguyễn Tử Siêm (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp,
Bộ NN&PTNN.
[27] Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999), Đất đồi núi Việt Nam thoái hoá và phục hồi,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[28] Sở NN&PTNT Sơn La (2005), Báo cáo tình hình thực hiện chính sách di dân TĐC, di
dân tự do 3 khu vực của tỉnh Sơn La trong 10 năm 1996-2005, Sơn La.
[29] Sở TNMT tỉnh Sơn La (2006), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh sơn La 2005, Sơn La.
[30] Trần Kông Tấu và Lê Văn Lanh (1986), ”Thành phần cơ giới đất feralit vàng đỏ phát
triển trên đá phiến thạch sét và đá gơnai ở Việt Nam’’, Tạp chí Khoa học & Kỹ thuật
Nông nghiệp (2), tr.64-66.
[31] Đào Châu Thu, Trần Minh Tiến (2003), ”Điều tra phân loại đất theo kiến thức bản địa
của người Thái, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La”, Tạp chí Khoa học Đất (17), Hà Nội.
[32] Nguyễn Văn Toàn (2005), Đất đồi núi Việt Nam - Hiện trạng và tiềm năng phát triển
các cây trồng lâu năm và cây đặc sản, Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển
nông thôn 20 năm đổi mới, Đất Phân bón, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 3,
tr.153-166.
[33] Trần Đức Toàn, Thái Phiên (2001), Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến
diến biến độ phì nhiêu của đất dốc, Khoa học và Công nghệ Bảo vệ và sử dụng bền
vững đất dốc, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[34] Lê Trình, Lê Thạc Cán (2003), Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp
Quốc gia ở Việt Nam, Hà Nội.
[35] Phạm Gia Tu (1970), Một số kết quả nghiên cứu Thổ nhưỡng từ năm 1956 đến 1967,
Nghiên cứu đất phân, tập 2, tr.74-97.
[36] Đào Thế Tuấn (1995), Phát triển bền vững của Nông nghiệp Việt nam, Tính bền vững
của sự phát triển nông nghiệp của miền Bắc Việt nam, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà
Nội, tr.258-231.
[37] Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Báo cáo sơ kết công tác di dân, TĐC Dự án thuỷ điện Sơn
La năm 2005 (2006), Mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch di dân, TĐC năm 2006, Số 04/BCUBND, Sơn La.
[38] Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Ban quản lý dự án di dân, TĐC thuỷ điện Sơn La (2005),
Các văn bản về chính sách bồi thường, di dân, TĐC thuỷ điện Sơn La, Sơn La.

[39] Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Sở Tài nguyên và Môi trường (2005), Bảo tồn đa dạng
sinh học tỉnh Sơn La, Báo cáo chuyên đề thuộc dự án Chiến lược phát triển bền vững
tỉnh Sơn La - LA21, Sơn La.

21


[40] Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Sở Tài nguyên và Môi trường (2005), Bảo vệ môi trường
khu TĐC công trình thủy điện Sơn La, Báo cáo chuyên đề thuộc dự án Chiến lược phát
triển bền vững tỉnh Sơn La - LA21, Sơn La.
[41] Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Sở Tài nguyên và Môi trường (2005), Bảo vệ và sử dụng
bền vững tài nguyên nước, Báo cáo chuyên đề thuộc dự án Chiến lược phát triển bền
vững tỉnh Sơn La - LA21, Sơn La.
[42] Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Sở Tài nguyên và Môi trường (2005), Sử dụng đất đai hợp
lý và ngăn chặn suy thoái đất, Báo cáo chuyên đề thuộc dự án Chiến lược phát triển bền
vững tỉnh Sơn La - LA21, Sơn La.
[43] Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2009), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã
hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 – 2020, Sơn La.
[44] Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Sở Tài nguyên và Môi trường (2007), Điều chỉnh chiến
lược BVMT tỉnh Sơn La giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến 2020, Sơn La.
[45] Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2007), Sở Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng
môi trường tỉnh Sơn La năm 2006, Sơn La.
[46] Ủy ban nhân dân huyện Mường La (2006), Phòng Tài nguyên Môi trường, Báo cáo hiện
trạng và định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và dự báo đến năm
2015 huyện Mường La, Sơn La.
[47] Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu (2006), Phòng Tài nguyên Môi trường, Báo cáo tổng
hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và dự báo đến năm 2015, Sơn La.
[48] Ủy ban nhân dân huyện Mai Sơn (2006), Phòng Tài nguyên Môi trường, Báo cáo thuyết
minh kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010, Sơn La.
[49] Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Công ty cổ phần Ha Bơ, tỉnh Thái Nguyên (2005),

Báo Cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển KT-XH khu TĐC xã Mường Bú,
Thái Nguyên.
[50] Ủy ban nhân dân thị Trấn Hát Lót (2007), Báo cáo Tình hình phát triển kinh tế xã hội, an
ninh quốc phòng 9 tháng đầu năm 2007, những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực
hiện 3 tháng cuối năm 2007, Sơn La.
[51] Viện nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (2001), Thế giới bền
vững, định nghĩa và trắc lượng PTBV, Hà Nội.
[52] Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2006), Thuyết minh bản đồ đất tỉnh Sơn La,
Hà Nội.
[53] Nguyễn Vy và Trần Khải (1969), ”Sự phân bố khoáng sét trong đất miền Bắc Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp (8), tr.462-474.
Tiếng Anh:
22


[54] Asian Development Bank (1990), Environmental Risk Assessment, Dealing with
Uncertainty in Environmental Impact Assessment, ADB Environment Paper (7), Manila.
[55] Benites J.R. and J.B. Tschirley (1997), Summary report and conclusion of the workshop
on land quality indicators and their use in sustainable agriculture and rural
development, Rome Jan, pp.1-5.
[56] Bill Mollison and Reny Mia Slay (1999), Permaculture: A Designers' Manual, Tagari
Publications, Tyalgum Australia.
[57] Carter, M.R., (2002), Soil quality for sustainable land management: Organic matter and
aggregation interactions that maintain soil function, pp.38-47.
[58] Carter, M. R., E. G. Gregorich, D. W. Anderson, J.W. Doran, H.H. Janzen, and F.J.
Pierce (1997), Concepts of soil quality and their significance, Elsevier Science
Publishers, Amsterdam, The Netherlands, pp.1-19.
[59] D.L. Karlen (1993), Effects of Soil and Crop Management Practices on Soil Quality,
National Soil Tilth Laboratory Agricultural Research Service, U.S. Department of
Agriculture Ames, Iowa, USA.

[60] D. L. Karlen, J. C. Gardner, and M. J. Rosek (1998), A Soil Quality Framework for
Evaluating the Impact of CRP, Prod. Agric, Vol.11, DO1.
[61] D. L. Karlen, M. J. Mausbach, J. W. Doran, R. G. Cline, R. F. Harris, and G. E. Schuman
(2003), Soil Quality: A Concept, Definition, and Framework for Evaluation, Elsevier,
Geoderma, pp.114– 156.
[62] Doran, J.W. and T.B. Parkin (1994), Defining and assessing soil quality, SSSA Special
Pub, (35), ASA, CSSA, and SSSA, Madison, WI, pp.3-21.
[63] Doran, J.W, M. Sarrantonio, and M.A. Liebig (1996), “Soil health and sustainability”,
Advances in Agronomy, Academic Press, San Diego, CA, vol. 56, pp.1-54.
[64] Dumanski J and C. Pieri (1997), Application of the Pressure-State-Response framework
for the land quality indicators (LQI) programme. Proceedings of the workshop
organized by the Land and Water Development Division, FAO Agriculture Department
and the Research – Extension and Training Division, Rome, Italy Land and Water
bulletins (5), pp.35-57.
[65] Dumanski. J (2000), "Assessing sustainable land management (SLM)", Agriculture,
Ecosystems & Environment 81(2), pp.83-92.
[66] FAO (1989), Research and Technology CGIAR, Sustainable agricultural production:
Implications for International agricultural research, Paper 4, Rome, 131p.
[67] FAO (1991), FESLM: An international framework for evaluating sustainable land
management, World Soil Resources Report 73, 74p.

23


[68] FAO (1994), Farming systems development and soil conservation, FAO, Rome, pp.6-15.
[69] FAO (1995), Planning for sustainable use of land resources: Toward a new approach,
Background paper to FAO’s task manager ship for chapter 10 of Agenda 21 of the
UNCED, Land and water bulletin (2), Rome, pp.50-60.
[70] FAO, UNDP, UNEP and WB (1997), Land quality indicators and their use in
sustainable agriculture and rural development, FAO Sustainable Development

Department, Rome, Italy, Land and water bulletin (5), 212p.
[71] Fahnenstock, P., Lal, R. and Hall, G.F., (1995). ”Land use and erosional effects on two
Ohio Alfisols Crop yields”, Journal of Sustainable Agriculture, (7), pp.85-100.
[72] Freddy O. Nachtergaele (2009), The future of drylands, Land Degradation Assessment
Indicators and the LADA project, Soil Conservation and Protection for Europe, Land
and Water development Division, FAO, Italy.
[73] H. Wattenbach and K.H. Friedrich (1997), Farming systems indicators for sustainable
natural resource management, Land quality indicators and their use sustainable
agriculture and rural development, FAO Development Department, Rome, Italy, Land
and water bulletin (5), pp.95-105.
[74] Idowu, O.J., H.M. van Es, G.S. Abawi, D.W. Wolfe, J.I. Ball, B.K. Gugino, B.N.
Moebius, R.R. Schindelbeck and A.V. Bilgili (2008), ”Farmer oriented assessment of
soil quality using field, laboratory and VNIR spectroscopy methods”, Plant Soil (307),
pp.243-253.
[75] J.B. Tschirley (1997), Considerations and constraints on the use of indicators in
sustainable agriculture and rural development, Land quality indicators and their use
sustainable agriculture and rural development, FAO Development Department, Rome,
Italy, Land and water bulletin (5), pp.185-197.
[76] J. Kapetsky and U. Barg (1997), Land quality indicators from the viewpoint of inland
fisheries and aquaculture, Land quality indicators and their use sustainable agriculture
and rural development, FAO Development Department, Rome, Italy, Land and water
bulletin (5), pp.117-127.
[77] J.R. Benites, F. Shaxson and M. Vieira (1997), Land condition change indicators for
sustainable, Land quality indicators and their use sustainable agriculture and rural
development, FAO Development Department, Rome, Italy, Land and water bulletin (5),
pp.57-76.
[78] Jodha N.S (1990), Sustainable agriculture in fragile resource zones, Technological
Imperative, International symposium on natural resource management for a sustainable
agriculture, New Deihli.


24


[79] Larson, W.E. and F.J. Pierce (1991), Conservation and enhancement of soil quality,
Evaluation for Sustainable Land Management in the Developing World, Conference,
International Board for Soil Research and Management (IBSRAM), Jatujak Thailand,
Bangkok, Academic Press, San Diego, CA Thailand.
[80] Larson, W.E. and F.J. Pierce (1994), The dynamics of soil quality as a measure of
sustainable management, pp.37-51, In: J.W. Doran, D.C. Coleman, D.F.Bezdicek, and
B.A. Stewart (eds.), Defining Soil Quality for a Sustainable Environment. SSSA Special
Pub, (35), ASA, CSSA, and SSSA, Madison, WI.
[81] Larson L.O and P. Narain (1997), Land quality and other indicators of sustainable
development statistical data, quality control and problems of aggregation. Land quality
indicators and their use in sustainable agriculture and rural development, FAO
Development Department, Rome, Italy, Land and water bulletin (5), pp.165-185.
[82] Majid Rashidi, et…al (2010), “Evaluation of Some Soil Quality Indicators in the
Varamin Region, Iran”, World Applied Sciences Journal, 9(1), pp.101-108.
[83] M.A. Arshad, S. Martin (2002), “Identifying critical limits for soil quality indicators in
agro-ecosystems”, Agriculture, Ecosystems and Environment (88), pp.153–160.
[84] Moebius, B.N., H.M. van Es, R.R. Schindelbeck, O.J. Idowu, D.J. Clune and J.E. Thies
(2007), “Evaluation of laboratory measured soil physical properties as indicators of soil
physical quality”, Soil Sci (172), pp.895-912.
[85] M. Schomaker (1997), Development of environmental indicators in UNEP, Land quality
indicators and their use sustainable agriculture and rural development, FAO
Development Department, Rome, Italy, Land and water bulletin (5), pp.25-35.
[86] Nasir EL Bassan (1999), Sustainable development in agriculture – Global key issues,
Natural Resource and Development, Vol 51, Istitute for Scientific Co-operation,
Tubingen, Germany, pp.39-41.
[87] Nortcliff, S, (2002), “Standardization of soil quality attributes”, Agriculture, Ecosystems
and Environment (88), pp.161-168.

[88] Pavel Nova’k, Jan Vopravil and Jitka Lagova’ (2010), Assessment of the Soil Quality as
a Complex of Productive and Environmental Soil Function Potentials, Soil & Water Res
5, (3), pp.113–119.
[89] Pimentel, D, Harvey, C., Resoudarmo, et al… (1995), “Environmental and economic
costs of soil erosion”, Journal of Science (267), pp.1117–1123.
[90] RIVM/UNEP (1995), Scanning the global environment: A framework and methodology
for UNEP’s reporting functions, UNEP Environment Assessment Technical Report 9501, Nairobi, Kenya.

25


×