Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Đặc điểm kí Vũ Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 136 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Vũ Bằng ( 1913- 1984) là một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam.
Có thể nói ông là nhà văn có cuộc đời éo le nhất trong đội ngũ các nhà văn Việt
Nam hiện đại. Trước đây, người ta thường gắn nhân vật Hoàng trong tác phẩm
Đôi mắt của Nam Cao với nguyên mẫu Vũ Bằng ngoài đời. Sau đó tên tuổi ông
lại được gắn với những lời đồn thổi khuất tất về mặt chính trị. Chính vì vậy, mặc
dù có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà song ông vẫn chưa được giới
nghiên cứu phê bình văn học chú ý. Gần đây, vào ngày 1- 3- 2000, Tổng cục
chính trị- Bộ quốc phòng chính thức xác nhận Vũ Bằng là một chiến sĩ tình báo
cách mạng hoạt động từ thời gian 1952 đến 30- 4- 1975. Đây là một việc làm tuy
muộn nhưng cũng đã là một sự minh oan cho Vũ Bằng hay nói đúng hơn là sự
minh chứng cho cuộc đời hi sinh thầm lặng của nhà văn chiến sĩ Vũ Bằng.
Vũ Bằng là một cây bút hoạt động trên nhiều lĩnh vực: báo chí, nghiên
cứu, sáng tác, phê bình… và ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành
công nhất định. Riêng trong sáng tác văn chương ông đã để lại một khối lượng
tác phẩm khá lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ tác phẩm của ông hiện có: Hai
truyện dài, một truyện vừa, mười tập kí và khoảng 50 truyện ngắn. Nhiều tác
phẩm có giá trị nghệ thuật cao như Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội,
Bốn mươi năm nói láo…
1.2. Trong các thể loại ông từng sáng tác thì kí là một thể loại thành công hơn cả,
những tác phẩm xuất sắc nhất của Vũ Bằng có lẽ cũng thuộc thể loại này. Vì vậy,
việc tìm những tác phẩm kí của Vũ Bằng sẽ giúp chúng tôi có dịp khám phá sâu
hơn sức hấp dẫn, vẻ đẹp của kí và có thêm những hiểu biết lí luận phân tích tác
phẩm kí. Thông qua đề tài này, chúng tôi còn muốn bạn đọc hiểu rõ hơn về Vũ
Bằng và những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà.


2



1.3. Những tác phẩm kí của Vũ Bằng mà chúng tôi chọn để tìm hiểu như : Cai,
Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội, Bốn mươi năm nói láo không phải
ra đời trong cùng một thời điểm nhất định mà có tác phẩm ra đời trước cách
mạng tháng Tám- 1945 (Cai) khi ông còn ở Hà Nội, những tác phẩm còn lại ra
đời trong một điều kiện, bối cảnh xã hội khác, khi ông đã yên vị với một vai
trò, một tư cách khác ở miền Nam. Do vậy, chắc chắn trong các tác phẩm của
ông sẽ có sự vận động, biến chuyển nhất định về chủ đề, cảm hứng, nội dung
cũng như phong cách sáng tác dù chúng vẫn nằm trong giới hạn của một thể
loại: thể loại kí. Nghiên cứu kí của Vũ Bằng một phần chúng tôi muốn khảo sát
những vận động biến chuyển ấy trong đặc điểm viết kí của ông, đồng thời qua
đó có một cái nhìn đầy đủ hơn về cuộc đời, tài năng, tư tưởng, phong cách…
của nhà văn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu các tác phẩm của Vũ Bằng
Vũ Bằng có sáng tác đầu tay khá sớm, đó là truyện ngắn Con ngựa già đăng
trên mục Bút mới của báo Đông Tây năm 1930. Từ đó cho đến cuối đời Vũ
Bằng viết đều đặn, liên tục và cho ra đời các tác phẩm với khối lượng lớn trên
nhiều lĩnh vực. Nhưng đến nay số lượng tìm được theo Văn Giá là mới được
hơn một nửa. Vì lí do này việc nghiên cứu Vũ Bằng chưa tương xứng với sáng
tác của ông để lại. Theo thống kê của Văn Giá, tính đến năm 2000 mới chỉ có
26 bài viết về Vũ Bằng và tác phẩm của ông.
Người đầu tiên viết về Vũ Bằng là Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại
(NXB Tân Dân H. 1942). Vũ Bằng được Vũ Ngọc Phan xếp vào các “tiểu
thuyết gia tả chân”. Nhận xét về lối văn tiểu thuyết của Vũ Bằng, Vũ Ngọc
Phan viết : “Tiểu thuyết của Vũ Bằng rất gần tiểu thuyết của Nguyễn Công
Hoan về lối tả cảnh và nhân vật. Khi tả nhân vật, dù là họ ở cảnh nghèo khổ


3


hay cảnh giàu sang, bao giờ Vũ Bằng cũng tả bằng ngọn bút dí dỏm, nhạo đời
hơi đá hoạt kê một chút còn về cảnh ông chỉ tả sơ sơ, ông chú trọng cả vào
hành vi của các nhân vật, vì những hành vi ấy là động tác của cuốn tiểu thuyết
và gây nên những cảnh riêng biệt cho các nhân vật” [44, tr.387]. Từ đó đến
năm 1969 mới có thêm một bài giới thiệu về Vũ Bằng của Thượng Sỹ, đó là lời
nói đầu cho cuốn Bốn mươi năm nói láo khi cuốn sách được xuất bản lần đầu
tiên (do cơ sở xuất bản Phạm Quang Khải ấn hành tại Sài Gòn năm 1969).
Năm 1970, Tạ Tỵ cho ra mắt cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ (Nam chỉ
tùng thư xuất bản), Vũ Bằng được giới thiệu là một trong mười khuôn mặt văn
nghệ nổi bật lúc bấy giờ với bài viết Vũ Bằng – Người trở về từ cõi đam mê. Từ
năm 1991 đến năm 1999 cũng có rất nhiều bài viết đăng trên các báo: Văn
nghệ, Sài Gòn, Phụ nữ thứ bảy thành phố Hồ Chí Minh…về Vũ Bằng. Nhưng
các bài viết này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một số khía cạnh trong tác
phẩm của ông hoặc kể lại những ấn tượng về Vũ Bằng để minh oan, chiêu
tuyết cho ông. Năm 2000, nhà văn Triệu Xuân là người có công sưu tầm các
tác phẩm của Vũ Bằng thành ba tập Tuyển tập Vũ Bằng khá dầy dặn với bài
giới thiệu Nhà văn Vũ Bằng- Người lữ hành đơn côi. Vào năm 2005 cũng
chính Triệu Xuân cho biên tập lại thành Vũ Bằng toàn tập trọn bộ bốn tập trong
đó tập một là những tác phẩm thuộc thể kí, tập hai và ba là truyện ngắn, truyện
dài, tập bốn là tạp văn biên khảo. Đặc biệt công trình Vũ Bằng- Bên trời thương
nhớ của Văn Giá (Nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành, H. 2000) là một
công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về Vũ Bằng. Trong
công trình này ngoài bài giới thiệu khá kỹ về cuộc đời, tác phẩm của Vũ Bằng,
Văn Giá còn in những bài viết có giá trị về Vũ Bằng và các tác phẩm của ông
(chủ yếu là về Thương nhớ mười hai), sau đó là phần sưu tầm các truyện ngắn
của Vũ Bằng trước và sau cách mạng, số ít trang cuối dành để giới thiệu thư
mục tác phẩm, thư mục nghiên cứu Vũ Bằng. Tuy là một công trình nghiên cứu
khá hệ thống và toàn diện song Văn Giá vẫn cho rằng đó mới chỉ là “nét phác



4

thảo bước đầu” về Vũ Bằng. Trong một tương lai gần, chắc chắn sẽ có những
công trình nghiên cứu toàn diện và đầy đủ và chi tiết hơn.
2.2. Về những tác phẩm kí của Vũ Bằng
Đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về Vũ Bằng song mới chỉ
dừng lại ở những tác phẩm riêng biệt chứ chưa có sự nghiên cứu một cách hệ
thống. Đó đây thấy xuất hiện rải rác những lời nhận xét về kí của ông nhưng
chỉ rất ngắn gọn trong vòng vài dòng về từng tác phẩm.
Vương Trí Nhàn trong lời giới thiệu cuốn hồi kí Cai cho rằng: “có thể
nói trong cuộc đời viết đông viết tây, viết xuôi viết ngược đủ thứ của Vũ Bằng
Cai đánh dấu một sự chín đầy trọn vẹn của ngòi bút, cái mức chín đẹp trước đó
ông chưa đạt tới và phải mấy chục năm sau, tới Thương nhớ mười hai ông mới
có dịp lặp lại” [4, tr.8] và khẳng định Vũ Bằng là người có nhiều đóng góp cho
nền văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Nhà văn Triệu Xuân cho rằng “Cai
là một trong những tác phẩm có giá trị của Vũ Bằng” [7, tr.16].
Về Bốn mươi năm nói láo cũng chưa có nhiều ý kiến đánh giá, đầu tiên
phải kể tới lời giới thiệu của Thượng Sỹ khi cuốn sách được xuất bản lần đầu
tiên năm 1969. Trong bài giới thiệu này, tác giả đã khẳng định Vũ Bằng “một
nhà văn rất phong phú, một tiểu thuyết gia, một cây bút phóng sự tả chân đã
gây ảnh hưởng không ít cho một lớp độc giả và một lớp người viết văn” [17,
tr.119]. Phạm Ngọc Luận với bài viết Nếu trở lại làm người con cứ lại xin làm
báo đăng trên báo Người Hà Nội số ra ngày 22.6.1996 có viết: “Cuốn sách của
Vũ Bằng thâu đựng được khá toàn diện và trung thực bộ mặt của báo chí công
khai nước nhà từ những năm 30 dưới chế độ Pháp thuộc đến tận những năm
dưới chế độ Mỹ- Ngụy ở miền Nam sau này. Bao thăng trầm được thua, hay dở
của hàng mấy chục tờ báo có tên tuổi trong thời Pháp và thời Mỹ đều được Vũ
Bằng, với tư cách một chứng nhân, một người hoạt động dài hơi nhất kể lại khá



5

thuyết phục, có lý có tình” [17, tr.142]. Còn Miếng ngon Hà Nội cũng được
nhắc đến bên cạnh những tác phẩm kí, tùy bút viết về nền văn hóa ẩm thực khá
tiêu biểu như Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam, Phở, Cốm… của
Nguyễn Tuân, Những nẻo đưởng Hà Nội của Băng Sơn… Như một sự khẳng
định giá trị của nó chứ chưa hề đi sâu tìm hiểu.
Chỉ với Thương nhớ mười hai thì số lượng bài viết về nó là khá nhiều,
cũng bởi người ta cho rằng đây gần như là tác phẩm xuất sắc nhất của Vũ
Bằng. Sáng tạo nảy sinh sáng tạo. Có lẽ nhà văn Tô Hoài muốn nói điều ấy khi
cung cấp cho bạn đọc tư liệu Thương nhớ mười hai và Miếng ngon Hà Nội
chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết Phố mèo câu cá của nhà văn nữ gốc Rumani
Gioan Phônđét. Ông so sánh “Người ngồi xó ở cái hẻm “mèo câu cá” nhà anh
thợ giầy thương nhớ Bucaret khác nào nhà văn Vũ Bằng lạc lõng ở Sài Gòn
quanh năm chói chang nắng nhớ bốn mùa Hà Nội. Tâm sự của Vũ Bằng, của
người tha hương ám ảnh suốt đời anh” [17, tr.115].
Nhưng dường như Giáo sư Hoàng Như Mai là người đầu tiên đã lên
tiếng khẳng định, ngợi ca sức hấp dẫn của tác phẩm là ở “tấm lòng” và “ngòi
bút tài hoa”: “Dù phải thích nghi với hoàn cảnh chính trị như thế nào đấy, cuốn
sách vẫn bày tỏ rất rõ tâm sự của một người con miền Bắc nhớ da diết quê
hương bên kia giới tuyến. Chính tấm lòng ấy đã cùng với ngòi bút tài hoa của
Vũ Bằng làm nên giá trị văn chương cho tác phẩm này. Nó hấp dẫn chúng ta
từng dòng, từng trang” [5, tr.6].
Sức hấp dẫn, vẻ đẹp của tác phẩm được giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh
khái quát: “Tình yêu quê hương, đất nước ấy là linh hồn của những trang viết
hay nhất trong Thương nhớ mười hai. Bao hàm trong đó còn có tình cảm
truyền thống của người dân Việt”. Ông đã nhìn thấy vẻ đẹp của cái tôi tác giả
thể hiện trên trang văn: “Một con người ham chơi, hiếu động, sành sỏi ẩm thực,



6

nhưng chân thật, tinh tế tài hoa và rất có duyên. Anh yêu tha thiết quê hương
đất nước mình” [34, tr. 430].
Bằng cảm thụ tinh tế của một nhà thơ, Vũ Quần Phương nêu lên lòng
yêu nước của tác giả “đọc Vũ Bằng thấy được lòng yêu nước của con người
giăng mắc từ muôn nghìn sự việc”, Vũ Bằng đã “soi mình vào trời đất quê
hương để viết lên văn” [17, tr.41].
Như thế là từ Tô Hoài đến Hoàng Như Mai, Vũ Quần Phương, Nguyễn
Đăng Mạnh đều thống nhất khẳng định Thương nhớ mười hai là một tác phẩm
có giá trị văn chương. Linh hồn của những trang văn thương nhớ là tình yêu
quê hương đất nước của tác giả. Song do tính chất một bài giới thiệu tác phẩm
nên tất cả chưa có điều kiện đi sâu đánh giá, nhận xét vẻ đẹp của tác phẩm một
cách toàn diện, nhất là về phương diện nghệ thuật. Nhưng có thể nói đây là
những ý kiến hết sức quý báu và đầy lòng trân trọng về Thương nhớ mười hai
của Vũ Bằng.
Năm 1994, đoạn trích Tháng ba rét nàng Bân của tác phẩm Thương nhớ
mười hai đã được đưa vào chương trình Văn 12 ban KHXH, phần đọc thêm.
Tạp chí Kiến thức ngày nay đã mở một cuộc thi bình một trong năm tác phẩm:
Trịnh Tông lên ngôi chúa- trích Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái;
Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân; Lão Hạc của Nam Cao; Mảnh trăng
cuối rừng của Nguyễn Minh Châu và Tháng ba rét nàng Bân của Vũ Bằng. Điều
đó có nghĩa là Thương nhớ mười hai đã được thừa nhận là một trong số những
tác phẩm có giá trị của văn học Việt Nam hiện đại. Đã có nhiều ý kiến bình giá
vẻ đẹp của tác phẩm qua đoạn trích Tháng ba rét nàng Bân. Chẳng hạn, Nguyễn
Thị Minh Thái cảm nhận được nét đẹp thần tiên trong thế giới nghệ thuật của tác
phẩm: “Tay tôi mở sách như mở khóa Động Đào, rẽ mây trông tỏ lối vào thiên
thai” [51, tr.99]. Theo tác giả điều đáng quý nhất là với Thương nhớ mười hai
Vũ Bằng đã “trao vào tay ta chùm chìa khóa mở cửa dĩ vãng tuổi thơ và vẻ đẹp



7

bốn mùa cỏ cây hoa lá” để giúp chúng ta “có thêm một chút “tự sinh nội lực”
cho cuộc sống lên hương, lãng mạn” [51, tr.104- 105].
Nguyễn Thị Thanh Xuân cũng đã khám phá vẻ đẹp của nhân vật trữ tình
“một chàng nhân tình hào hoa, lịch lãm, biết sống đẹp và cảm người yêu của
mình đến từng chân tơ kẽ tóc”. Tác giả đã chú ý nhận xét nguồn mạch tạo nên
cái đẹp của tác phẩm: “Cái đẹp như ta đã thấy qua Tháng ba rét nàng Bân vốn
có từ đời sống những cũng là phát hiện riêng của tâm hồn Vũ Bằng”, chính “sự
gặp gỡ ký diệu” ấy đã làm nên “tác phầm văn chương để đời” [57]. Đặng Anh
Đào đã hết lời ngợi ca vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên trong đoạn văn, coi đó
là “cuốn phim ảnh màu tuyệt đẹp” về “những biến động tinh tế nhất của cỏ cây,
mây nước” và ngợi ca vẻ đẹp của người đàn bà có cái tên giản dị: Quỳ: “Nàng
là ánh sáng huyền diệu, kỳ ảo tỏa ra ngay từ đầu tác phẩm”. Có lẽ Đặng Anh
Đào đã là người đầu tiên nêu cụ thể một nét đặc sắc trong nghệ thuật viết kí
của Vũ Bằng: “Nhân vật trữ tình và chủ thể hành động không được đặt ở một
ngôi duy nhất là ngôi thứ nhất như thường thấy trong thể hồi ký” [17, tr.138].
Rất tiếc là tác giả mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra nét độc đáo ấy mà chưa chú
trọng nêu bật hiệu quả nghệ thuật của nó.
Nhìn chung, các bài viết bình về đoạn Tháng ba rét nàng Bân đều đã
cảm nhận và chỉ ra được những nét đẹp trong tác phẩm, đó là cái đẹp “vốn có
của đời sống”, cái đẹp của thiên nhiên, của nhân vật trữ tình, của người đàn bà
tên Quỳ, của nghệ thuật kể chuyện. Song, chúng tôi thấy các tác giả trên chỉ
thiên về giảng, bình, nêu ấn tượng cảm xúc chủ quan khi đọc đoạn văn, chưa đi
sâu phân tích lí giải cụ thể những vẻ đẹp ấy, cũng như những đặc sắc về nội
dung nghệ thuật của tác phẩm này.
Người dành nhiều công sức nhất, đồng thời cũng là người đầu tiên đã
hoàn thành công trình nghiên cứu về Vũ Bằng là Văn Giá. Ông đã có bảy bài

viết và một cuốn sách có nhan đề Vũ Bằng- Bên trời thương nhớ dành viết về


8

Vũ Bằng. Văn Giá khẳng định Vũ Bằng là nhà văn tài năng và xuất sắc về
nhiều phương diện “Ngòi bút của ông tựa như một con dao pha sắc nước, vừa
thạo nghề, vừa cần mẫn”[17, tr.22]. Tác giả đã dành khá nhiều trang ca ngợi vẻ
đẹp của Thương nhớ mười hai như: Vũ Bằng đã “trải gấm hoa” lên những
trang văn và “trang văn dành để nhớ về loài hoa sầu đâu xứ Bắc phải nói là
tuyệt bút”. Văn Giá khẳng định: “Với những tác phẩm hồi kí trữ tình này ông
đã có một vị trí chắc chắn trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Lịch sử thể
loại hồi kí nằm trong lịch sử văn học Việt Nam sẽ phải nhắc đến ông như một
sự đóng góp quan trọng không thể thiếu được” [17, tr.85].
Với luận văn thạc sĩ “Cái đẹp trong Thương nhớ mười hai”, Nguyễn Thị
Thu Hòa đã áp dụng phạm trù cái đẹp để khám phá tác phẩm và nhận thấy: Cái
đẹp của khách thể thẩm mĩ được phản ánh trong Thương nhớ mười hai là một
không gian nghệ thuật rộng lớn, phong phú, một cố hương hội tụ những vẻ đẹp
mộc mạc, thần tiên; cái đẹp của chủ thể thẩm mĩ là một tâm hồn yêu tha thiết
quê hương, một con người có kiến thức văn hóa sâu rộng, một cây bút độc đáo
trong thể kí” [26].
Như vậy, có thể thấy rằng trong số các bài viết, các công trình nghiên
cứu nói trên chưa có công trình nào nghiên cứu về kí Vũ Bằng một cách có hệ
thống, trọn vẹn về cả mặt nội dung và nghệ thuật. Đa số các bài viết chỉ là
những lời giới thiệu, sự đánh giá thẩm bình chung chung hoặc dừng lại ở việc
tìm hiểu vẻ đẹp của một tác phẩm riêng biệt (Thương nhớ mười hai) mà thôi.
Nhưng cũng phải thấy rằng qua các bài viết đó giá trị của các tác phẩm kí Vũ
Bằng cũng đã được khẳng định, xứng đáng là những tác phẩm đặc sắc của Vũ
Bằng và của nền văn học Việt Nam hiện đại. Xác định rõ tình hình nghiên cứu
về kí Vũ Bằng nói trên, chúng tôi chọn nghiên cứu “Đặc điểm kí Vũ Bằng” với

mong muốn bước đầu khám phá được những đặc sắc riêng, chung của các tác
phẩm kí của Vũ Bằng về phương diện nội dung cũng như nghệ thuật thể hiện.


9

Từ đó góp một tiếng nói khẳng định vị trí văn học của Vũ Bằng trong nền văn
học nước nhà.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu
Đề tài của chúng tôi chủ yếu đi sâu nghiên cứu đặc điểm kí của Vũ Bằng
qua các tác phẩm Cai, Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội, Bốn mươi
năm nói láo. Bởi đây là những tác phẩm kí xuất sắc nhất của Vũ Bằng. Nhiều
người cho rằng toàn bộ “anh hoa” của ngòi bút Vũ Bằng đều kết tinh ở mấy tập
kí này, ngoài ra còn lại là những gì không đáng kể. Quả thật, những tập kí trên
có sức hấp dẫn đặc biệt, ngay cả những người đọc khó tính nhất cũng phải thừa
nhận các tác phẩm trên, nhất là Thương nhớ mười hai thuộc trong số những tác
phẩm thực sự đặc sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Chúng tôi xác định phạm vi tư liệu là các tác phẩm kí của Vũ Bằng đã kể
ở trên, được tập hợp trong Tuyển tập Vũ Bằng tập I do Triệu Xuân sưu tầm,
biên soạn và giới thiệu, Nhà xuất bản Văn học năm 2000.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp hệ thống: Mỗi tác phẩm là một chỉnh thể nhưng ở đề tài này
chúng tôi đặt nó vào trong hệ thống thể loại kí của một tác giả, để xem xét nó
như một chỉnh thể nghệ thuật, lại như một yếu tố trong hệ thống các tác phẩm
kí của Vũ Bằng.
4.2. Phương pháp thống kê: Để giúp cho việc phân tích, miêu tả nghệ thuật viết
kí của Vũ Bằng chúng tôi thấy phương pháp thống kê rất có ích. Nó sẽ bổ sung
cho các luận điểm mà người viết đưa ra được chính xác và rõ ràng.
4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp: Vận dụng phương pháp phân tích tác
phẩm theo đặc trưng thể loại cùng với phương pháp tổng hợp, khái quát hóa để



10

chỉ ra những đặc sắc trong phong cách kí của Vũ Bằng ở cả nội dung và hình
thức nghệ thuật.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh trong những
trường hợp cần thiết để làm rõ hơn nét riêng của phong cách kí Vũ Bằng qua
sự đối sánh với kí của một số nhà văn khác (chủ yếu là những người cùng
thời).
5. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Tìm hiểu về kí Vũ Bằng chúng tôi muốn làm rõ những độc đáo, riêng
biệt về kí của ông, giúp người đọc có cơ sở nhận định đúng đắn hơn về tài năng
và vị trí của ông trong nền văn học hiện đại.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được triển khai
trong ba chương:
Chương 1. Một số vấn đề về thể loại kí
Chương 2. Đặc điểm nội dung của kí Vũ Bằng
Chương 3. Nghệ thuật kí Vũ Bằng
Sau cùng là Thư mục tham khảo


11

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỂ LOẠI KÍ
1. Kí là một thể loại văn học
1.1. Thể loại văn học và thể loại kí
Tác phẩm văn học là sự thống nhất trọn vẹn của các yếu tố đề tài, chủ

đề, tư tưởng nhân vật, kết cấu, cốt truyện, lời văn. Nhưng sự thống nhất ấy lại
được thực hiện theo những quy luật nhất định. Thể loại tác phẩm văn học là
khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại nội
dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình
thức tồn tại chỉnh thể. Như thế, thể loại văn học là hiện tượng phân loại hình
thức và nội dung văn học, đề cập đến một kiểu tổ chức cấu trúc tác phẩm, một
cách tiếp xúc với đời sống hiện thực, một kiểu thể hiện chủ thể trong sáng tác,
một kiểu giao tiếp nghệ thuật để tạo nên tác phẩm. Thể loại có những đặc trưng
riêng được lặp đi lặp lại trong quá trình văn học. Thể loại có tính lịch sử, tính
dân tộc, tính thời đại, tính biến đổi và được hình thành bởi yêu cầu xã hội về
nghệ thuật và tài năng của nhà văn. Sự hình thành và phát triển của thể loại văn
học cũng có nghĩa là sự hình thành và phát triển của văn học qua các giai đoạn,
bởi văn học không thể tồn tại mà không có thể loại. Vì vậy, thể loại bao giờ
cũng là sân khấu trung tâm của đời sống văn học.
Thể loại là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học, xuất hiện lần lượt
trong lịch sử văn học. Nói đến lịch sử văn học về mặt thể loại là nói đến chuỗi
liên tục các sự xuất hiện, biến đổi và phát triển của các thể loại văn học với các
hình thức đa dạng của nó. Do đó, để chiếm lĩnh các quy luật tổ chức thể loại
văn học, từ xưa người ta đã tiến hành phân loại tác phẩm. Lí luận văn học xưa


12

nay đã biết đến nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng quan trọng nhất là các
cách sau đây:
Cổ xưa và phổ biến nhất ở Phương Tây là việc chia toàn bộ tác phẩm
văn học ra làm ba loại, xuất phát từ phương thức phản ánh hiện thực của
chúng. Arixtốt là người sớm nhất đề xuất sự phân biệt này trong công trình
Nghệ thuật thi ca của ông. Ông nói đến ba phương thức mô phỏng “hiện thực”:
“Hoặc có thể như Hôme kể về sự kiện như về một cái gì ở ngoài mình, hoặc là

người mô phỏng vẫn là bản thân anh ta, không thay đổi bộ mặt của mình, hoặc
là trình bày mọi nhân vật được miêu tả như là những người hành động và hoạt
động”. Loại thứ nhất là tự sự, loại thứ hai là trữ tình, loại thứ ba là kịch. Đây
cũng là cách phân loại của Hôratxơ, Boalô, Biêlinxki.
Ở Trung Quốc, với những điều kiện xã hội, lịch sử, văn học khác, lại có
những truyền thống phân loại khác. Song phân chia thể loại văn học sớm nhất
ở Trung Hoa thì chỉ có hai loại: thơ và văn xuôi. Cách chia này của Tào Phi.
Trải qua các thời kì lịch sử đến cuối đời Thanh, các sách vở báo chí Trung
Quốc phổ biến thừa nhận văn học có bốn loại: thơ ca, văn xuôi, tiểu thuyết và
kịch.
Các giáo trình lí luận văn học của ta chủ yếu dựa trên cơ sở lối “chia ba”,
nhưng chọn trình bày bốn thể loại tiêu biểu: thơ trữ tình, kịch, tiểu thuyết, kí.
Các thể tạp văn, văn chính luận nghệ thuật được xếp vào thể loại kí. Trong giáo
trình Lí luận văn học (NXB Giáo dục tái bản lần thứ 3 H.2003) lại chia văn học
một cách quy ước thành năm loại: tự sự, trữ tình, kịch, kí và văn chính luận. Có
thể thấy rằng các cách phân loại nói trên có các ưu, nhược điểm riêng và mang
tính chất tương đối bởi vì trên thực tế, thể loại văn học rất đa dạng, không một
lối nào bao quát được trọn vẹn. Trước hết là các thể loại trung gian, kết hợp
loại này và loại kia, không dễ quy hẳn về một loại nào. Nhưng trong các cách


13

phân loại trên thì cách chia năm có nhiều ưu điểm hơn, “kết hợp được truyền
thống phân loại phương Tây với đặc điểm của văn học cổ xưa và hiện đại, đồng
thời khắc phục được nhược điểm của cách chia ba, chia bốn. Ngoài ra cách
chia này cũng đáp ứng yêu cầu nghiên cứu giảng dạy văn học ở các khoa ngữ
văn cũng như yêu cầu giảng dạy bộ môn văn ở các trường trung học” [40,
tr.352]. Qua đó ta thấy rằng kí được xem là một thể loại văn học đồng đẳng,
ngang hàng với các thể loại khác như tự sự, trữ tình, kịch và văn chính luận.

Điều này đồng nghĩa với việc khẳng định kí là một thể loại văn học có những
đặc trưng riêng không trộn lẫn với các thể loại khác.
Trong thực tế thể loại kí văn học đã tạo nên những đỉnh cao vinh dự và
những tài năng trong văn học. Có thể kể đến những nhà văn viết kí nổi tiếng
trên thế giới như: Tư Mã Thiên, Giôn Rít, M.Gorki, I. Eerrenbua, Pautôpxki
…Ở Việt Nam không thể không nhắc đến những gương mặt kí như Nguyễn
Tuân, Thép Mới, Tô Hoài,…Và ý nghĩa lớn lao hơn là kí đã có tác động sâu
rộng nhiều mặt đến người đọc bằng sức sống trực tiếp mạnh mẽ và hấp dẫn của
nhiều tác phẩm. Vì vậy, cần uốn nắn quan niệm sai lầm cho rằng kí là một thể
loại “đàn em” như M. Gorki đã nói: “Bút kí xưa nay vẫn bị giới phê bình coi là
một thể loại thấp trong văn học; nói chung đó là một quan niệm bất công và sai
lầm” [21, tr.335]. Nhà văn Tô Hoài cũng lên tiếng: “Từ sự nhầm lẫn vô tình
hay cố ý, người ta lại muốn sắp đặt chỗ ngồi cho kí: có thể thấy đây là thể loại
đàn em. Tính đếm ấy không văn học. Trong sáng tạo không thể so sánh các thể
loại theo lối định mức. Bất cứ một sáng tạo văn học nào, khi đạt tới xuất sắc,
đều chiếm lĩnh những đỉnh cao của thể loại ấy và của nền văn học nói chung”
[27, tr.46]. Tóm lại, những ý kiến trên đều mang ý nghĩa chiêu tuyết cho vị trí
của thể loại kí: kí là một thể loại văn học đích thực.


14

1.2. Đặc trưng của kí
Khẳng định kí là một thể loại văn học có nghĩa là thừa nhận kí mang
trong nó những quy luật đặc thù của thể loại làm nên diện mạo riêng của nó.
Bởi thể loại tác phẩm văn học là một hiện tượng loại hình của sáng tác và giao
tiếp văn học, hình thành trên cơ sở lặp lại có quy luật của các yếu tố tác phẩm.
Vậy kí có những đặc điểm nào?
Từ trước tới nay khi bàn đến các thể kí văn học, dư luận dễ thống nhất
với nhau về tầm quan trọng của các thể kí nhưng xác định một định nghĩa về kí

lại là vấn đề khá phức tạp, gây nhiều tranh cãi. Chính vì thế việc xác định đặc
trưng của kí thiết nghĩ chúng ta cũng nên thống nhất một quan niệm tương đối
nhất về kí.
Nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Kí cũng như truyện ngắn, truyện dài hoặc
thơ, hình thù nó đấy nhưng vóc dáng nó luôn luôn mới đòi hỏi sáng tạo và
thích ứng. Cho nên càng chẳng nên trói nó vào một cái khuôn. Cũng không có
thể làm việc ấy được” [28, tr.33].
Trong Thuật ngữ nghiên cứu văn học (NXB GD- H.1973), kí được xem
là “một loại hình văn học tái hiện cuộc sống qua sự ghi chép, miêu tả người
thật việc thật. Hình tượng của kí có địa chỉ chính xác của nó trong cuộc sống.
Do đó tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của kí…Kí phản ánh cuộc sống
kịp thời, linh hoạt và thuyết phục người đọc bằng người thật việc thật” [41,
tr.131].
Năm 1973, trong Cơ sở lí luận văn học tập III phần Loại thể văn học, Hà
Minh Đức bàn đến kí và đưa ra quan niệm: “Kí là một thể loại linh hoạt, cơ
động, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp nhất, ở những
nét sinh động và tươi mới nhất” [14, tr.18].


15

Còn theo giáo sư Trần Đình Sử thì “kí thực sự là một lĩnh vực văn học
đặc thù. Đó là các tác phẩm văn xuôi, tái hiện các hiện tượng đời sống và nhân
vật như là các sự thật xã hội, không tô vẽ (…). Đó là hình thức văn học để
chiếm lĩnh các sự thực ngoài văn học của đời sống” [40, tr.352].
Như vậy, có thể thấy rằng, về cơ bản những ý kiến trên có nhiều điểm
tương đồng. Tổng hợp lại, theo chúng tôi, kí là một thể văn phản ánh hiện thực
đời sống một cách nghệ thuật mà chân xác, linh hoạt, bộc lộ những ý nghĩ cảm
xúc trực tiếp của cá nhân riêng lẻ về những sự việc, sự vật, con người, cuộc đời
vừa có giá trị thẩm mĩ, có ấn tượng lớn với cá nhân ấy, vừa có tính thời sự,

được xã hội quan tâm.
Có nhiều quan niệm về kí nhưng không phải không thống nhất được. Về
đặc trưng của kí cũng vậy, tuy có rất nhiều ý kiến khác nhau, song ở đây chúng
tôi cố gắng trình bày những nét đặc trưng thể loại của kí mà giới nghiên cứu đã
thừa nhận trên cơ sở đối sánh với các thể loại khác.
1.2.1. Sự thật là vấn đề cốt lõi của kí
Thật vậy, ngay từ thời trung đại Việt Nam, dù chưa có một ý thức thật rõ
ràng về thể loại do văn học chưa thoát khỏi tình trạng văn sử triết bất phân và
quan niệm “văn dĩ tải đạo” thì các tác giả kí trung đại cũng đã thừa nhận các
thể kí, lục, chí là các thể loại ghi chép những sự việc có thực trong đời sống.
Chẳng hạn như trong lời tựa cho tập Lam Sơn thực lục (1431) tác giả Hồ Sĩ
Dương viết: “Ôi quyển Lam Sơn thực lục này không nói chuyện hoang đường
như Lĩnh Nam chích quái, không chép những điều quái loạn như Việt điện u
linh chỉ thêm vào bớt đi cho đúng sự thực để chỉ rõ chính thống và làm sáng tỏ
đế nghiệp mà thôi” [46, tr.60]. Vũ Phương Đề trong bài tựa Công dư tiệp kí
viết: “Phủ bình nhật thích nói chuyện nên khi việc quan rảnh rỗi thường ghi


16

chép lại những điều bấy lâu nay mình nghe được, cùng những chuyện biết
được từ các nhà bác học đương thời. Tất cả đều căn cứ vào sự thực mà viết
thành bài, đặt tên sách là Công dư tiệp kí”.
Điểm lại những quan niệm và nghiên cứu của nhiều tác giả như Vũ Ngọc
Phan (trong Vũ Ngọc Phan toàn tập- NXB Hội nhà văn, H.2000), Tô Hoài
(trong Nghệ thuật và phương pháp viết văn – sđd), Hà Minh Đức, Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Hoàng Ngọc Hiến,…về kí ta thấy các tác giả đều nhất quán cho
rằng: sự thật là bản chất, là cốt lõi của kí, là nguyên tắc tổ chức hình tượng
nghệ thuật và nội dung thông tin cơ bản trong kí. “Chính đặc trưng ấy làm cho
kí có một sức sống riêng, trở thành một lĩnh vực văn học đặc thù, không thể

nhập chung vào các thể loại khác”- Như lời khẳng định của giáo sư Trần Đình
Sử (Sđd – tr.352).
Quả vậy, kí lấy sự thật làm mục đích và nội dung thông tin cơ bản, còn
những bình luận, đánh giá, xúc cảm của nhà văn là nhằm mài sắc sức mạnh sự
thực. Trong khi đó truyện chỉ lấy sự thực làm nguyên liệu, sự thực được nhào
nặn, tái tạo, hư cấu để biểu hiện một nhận thức, một quan niệm nghệ thuật của
nhà văn. Đọc những lá thư trong Từ tuyến đầu Tổ quốc chúng ta biết được bao
sự thật đau lòng như: “Ở Điện Bàn, chị Th. có mang bảy tháng, bị chúng bắt tra
tấn suốt mấy ngày, cuối cùng bị một cú đã giày vào bụng, đứa con chưa đủ
tháng bị phọt ra ngoài. Chị cầm cái thai vừa rú lên vừa chạy ra đường. Một loạt
tiểu liên bắn theo”; Ở Thăng Bình, chị T. bị chúng cột chặt đầu ống quần lại bỏ
vào năm con rắn. Chị ngã ra đất chết ngất. Đến nay, đêm đến là chị rùng mình,
đang ngủ vùng dậy kêu la: “Nó nhiều quá, nó nhiều quá”…[57, tr.112]. Tiến sĩ
nông nghiệp Lương Định Của khi đọc xong và “chứng kiến” những sự thật như
thế đã phải thốt lên: “Trong đời tôi, chưa có một cuốn sách nào gây cho tôi một
cảm động mạnh mẽ và những xúc động liên tục như tập Từ tuyến đầu Tổ quốc


17

[13, tr.145]. Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao ta
biết tuy có những nguyên mẫu nhân vật, hoàn cảnh trong thực tế song nó vẫn
mất đi tính xác thực, cụ thể, không hoàn toàn trùng khít với hiện thực mà nó
nhằm bộc lộ những dụng ý tư tưởng của nhà văn về hiện thực, về con người
thời đó.
Sự thực còn là nguyên tắc xây dựng hình tượng kí. Sáng tạo hình tượng
kí bao giờ tác giả cũng cố gắng cung cấp những thông tin xác thực về hình
tượng: ngày tháng đối với sự kiện, số liệu đối với hiện tượng, địa chỉ đối với
nhân vật. Ghi chép về việc lên kinh, Lê Hữu Trác giới thiệu cụ thể: “Tháng
Giêng, năm Nhâm Dần, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 43, gặp lúc trời xuân sáng

láng, hoa cỏ tốt tươi, mấy cây ở trước sân nhà U trai của tôi nở hoa kết trái,
tuyết rủ hương bay”…. Kể về người nữ anh hùng, Nguyễn Thi viết: “Tại xã
Tam Ngãi huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh có một người đàn bà có sáu con tên là
Nguyễn Thị Út…”. Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, ngoài những trang
viết cực kì phóng túng, tài hoa Nguyễn Tuân còn cho ta biết những số liệu rất
cụ thể, tỉ mỉ: “Sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông, tỉnh Vân Nam, lấy tên là
Lí Tiên (theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi thì tên Trung Quốc của sông Đà lại
là Bả Biên Giang),… tính toàn thân sông Đà thì chiều dài là 883 nghìn thước
mét”. Trong Tờ hoa Nguyễn Tuân đã đóng vai trò của một nhà sinh vật học
khiến ta bất ngờ, lí thú: “Người ta đã đánh dấu con ong, theo dõi nó và thấy
rằng cái giọt mật làm ra đó, là kết quả của 2.700.000 chuyến đi, đi từ tổ nó đến
các nơi có hoa quanh vùng. Và trong một nửa lít mật ong đóng chai, phân chất
ra được 5 vạn thứ hoa. Tính ra thành bước chân người thì tổng cộng đường bay
của con ong đó là 8.000.000 cây số”.
Ngược lại, ta thấy hình tượng trong truyện có thể chỉ là một A.Q, một
Chí Phèo, một K,…không rõ tên tuổi, quê quán, gốc tích… Nói cách khác,


18

những thông tin về nhân vật chỉ là ước lệ mà thôi. Như vậy, có thể nói rằng, sự
thực là thước đo giá trị trong kí. Đó là giá trị cung cấp tri thức về cuộc sống và
giá trị tư liệu lịch sử quý giá. Phó giáo sư Hoàng Ngọc Hiến đã khẳng định:
“Ngoài gây hiệu quả khoái cảm mĩ học, thể kí gây ở người đọc những khoái
thú thuần trí tuệ bằng việc cung cấp những tri thức người đọc quan tâm” [24,
tr.14]. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng có ý kiến tương tự: “Cùng với cảm xúc
văn học, bút kí còn chứa đựng cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm. Sức nặng
ấy được chuyển đi không giống như một cảm giác mĩ học mà như một quả táo
Niutơn rơi xuống tâm hồn người đọc” [56, tr.83]. Còn trong khi tìm hiểu
truyện, người ta có thể hoàn toàn đắm chìm trong thế giới hư cấu của nhà văn.

Ở đây sự thực chỉ có giá trị là nguyên liệu để nhà văn tái tạo, hư cấu, tưởng
tượng. Trong kí, mỗi con số, mỗi sự kiện, mỗi nhân vật, mỗi chi tiết bản thân
nó đã mang giá trị thẩm mĩ bởi nó đã qua sự chọn lọc của nhà văn, đã tươi rói
sắc màu sự sống. Và còn bởi “ngay trong sự thật cũng đã có cái thẩm mĩ” như
Sécnưsepxki nói: “Trong hiện thực có nhiều sự kiện đáng tôn là kịch và tiểu
thuyết y như những vở kịch và tiểu thuyết mà các nhà văn vĩ đại đã viết ra”
[46, tr.120]. Đọc những đoạn văn sau đây ta cảm nhận được một hình ảnh
Trường Sơn đầy thi vị rộn rịp trong bước quân đi: “Tiếng lá ngụy trang rào rào.
Nước đựng trong chiếc bi đông đã vơi đập vào thành bình róc rách. Những bao
gạo dài vắt trên vai vỗ vào ba lô. Tiếng những chiếc đế giày mới ót ét. Hơi thở
gấp của những lá phổi khỏe mạnh làm ấm cả núi rừng. Đoàn quân trải dài trên
những quả núi phân biệt với màu xanh của cây rừng bằng sự chuyển động.
Trường Sơn trầm mặc bỗng xốn xang với mùa xuân, với những bước êm nhẹ
của đoàn quân. Những búi cây vông vang nở đầy hoa như có hàng ngàn con
bướm trắng đang từ đó bay lên…” [13, tr.168].
Nhằm khiến người đọc tin vào sự thực, mô hình tự sự trong kí thường là
mô hình tự sự ngôi thứ nhất, tình thái khách quan với tiêu cự tự sự bên ngoài là


19

sự thống nhất các điểm nhìn trần thuật. Trong kí, khác với truyện, người kể
chuyện thường lộ diện trực tiếp trong hình thức người kể chuyện xưng tôi, ít đi
sâu vào diễn biến nội tâm nhân vật, luôn giữ khoảng cách với đối tượng miêu
tả bằng cách xen vào những lời nghị luận phẩm bình, mọi sự kiện trong kí cũng
nằm trong tầm quan sát của một nhân vật duy nhất. Đọc những thiên phóng sự
của Vũ Trọng Phụng người ta biết những sự kiện, nhân vật được tác giả nói
đến chưa hẳn là có thực tất cả song nó vẫn thuyết phục, hấp dẫn người đọc và
tin là thật bởi sự xuất hiện của người kể chuyện xưng tôi trùng với tác giả, bởi
sự thống nhất xuyên suốt một điểm nhìn bên ngoài tình thái khách quan.

Như vậy, trần thuật người thật việc thật là đặc trưng cơ bản của kí. Đúng
như B.Pôlêvôi đã nói: “kí sự có địa chỉ chính xác của nó” [12, tr.57]. Và sự thật
trở thành nguyên tắc tối cao trong kí, bởi nó chi phối cả người sáng tác trong
quá trình chọn lọc đời sống, xây dựng hình tượng, tổ chức mô hình trần thuật,
chi phối cả người đọc trong việc tiếp nhận tác phẩm; là bản giao ước ngầm
giữa tác giả và độc giả. Phá vỡ nguyên tắc này, tác phẩm kí mất đi giá trị hoặc
chuyển thành thể loại khác: trữ tình, chính luận hoặc truyện ngắn… Tôn trọng
tính xác thực, tác phẩm kí không những có được tính thời sự, giá trị nhận thức
mà còn mang giá trị thẩm mĩ, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. Đặc trưng
nói trên là cơ sở chính tạo nên sức lôi cuốn, hấp dẫn của các tác phẩm kí. Bởi
“cái đẹp của kí là cái có thật, nét hấp dẫn của kí cũng chính là cái thật của cuộc
sống” [26, tr45]. Chính cái đẹp ấy là tác nhân cuốn hút nhà văn và bạn đọc vì
nó giúp họ nhận thức được nhiều chân giá trị trong đời sống xã hội muôn màu.
Có thể nói, cái đẹp – chân thật ấy chính là thước đo thẩm mĩ của kí văn học.
Thừa nhận một vấn đề lí thuyết không thể chối cãi: bản chất của kí là sự
thật, xác thực là nguyên tắc tối cao trong kí song vấn đề đặt ra: quan niệm thế


20

nào là sự thật trong kí? Khảo sát thực tiễn sáng tác và những công trình nghiên
cứu về kí trong lịch sử chúng tôi thấy tồn tại những thực tế sau:
Trong văn học trung đại Việt Nam, mặc dù các tác giả kí trung đại
thường cam đoan trong các lời tựa, lời bạt về sự thật “mắt thấy tai nghe” trong
tác phẩm, song ta có thể thấy trong kí trung đại vẫn đầy ắp những chi tiết kì ảo
hoang đường. Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề có riêng một phần Thần quái
chép những chuyện kì lạ: Truyện ngôi đền Thượng ở xã Bộ Đầu, Truyện dị
nhân làng Hạ Bí…Lại có một phần Âm phần dương trạch ghi chép về mối
quan hệ giữa âm phần và công tích. Và ngay trong phần ghi chép về thế gia,
danh thần, danh nho, tiết nghĩa, tiết phụ xen lẫn những chi tiết xác thực có ngày

tháng, địa điểm, nhân vật là những chi tiết hoang đường.
Trong Vũ trung tùy bút, mặc dù tác giả bày tỏ sự hoài nghi với những
chuyện thần kì ma quái trong các đền chùa miếu mạo, song vẫn chép lại những
sự kiện bí ẩn hoang đường mà tác giả tin là “điềm trời”, “điềm quái gở”, “việc
tai dị”: ngọn lửa trên bãi cát làng Bát Tràng, mặt trời tách làm hai ở phố Hà
Khẩu…
Ngay cả trong những tác phẩm kí lịch sử như: Đại Việt thông sử của Lê
Quý Đôn, Đại Việt sử kí toàn thư của Lê Văn Hưu ta vẫn thấy những yếu tố kì
ảo: “Ngày Vua ra đời thì trong nhà có hào quang chiếu sáng rực và mùi thơm
ngào ngạt khắp làng” (Đại Việt thông sử- Lê Quý Đôn - chép về sự ra đời của
vua Lê Thái Tổ).
Như vậy, sự thật trong kí trung đại thực chất không phân biệt sự thật
nghệ thuật và sự thật lịch sử, trộn lẫn với các yếu tố kì ảo hoang đường. Điều
ấy dường như mâu thuẫn với quan niệm của các tác giả trung đại về kí.


21

Trong văn học 1930- 1945, người ta thường nhìn sự thật là những gì xấu
xa, đen tối. Những nhà văn tả chân là những nhà văn bóc trần những bất công,
thối nát, ung nhọt trong xã hội. Những tác phẩm tả chân thường là những tác
phẩm nói về cuộc sống của những hạng người dưới đáy, phản ánh những tệ nạn
xã hội. Điểm qua tên gọi những phóng sự giai đoạn này ta cũng có thể thấy
điều đó: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Lục sì, Cơm thầy cơm cô (Vũ Trọng
Phụng), Tôi kéo xe, Long cụt cán (Tam Lang), Thanh niên trụy lạc, Ngoại ô,
Ngõ hẻm (Nguyễn Đình Lạp)…
Trong văn học 1945- 1975, sự thật được coi trọng là những cái tốt đẹp,
cao cả của cuộc kháng chiến: là chiến công vĩ đại, là những tấm gương anh
hùng, là gương người tốt việc tốt… Chính vì vậy, đã có thời người ta cho là
bóp méo và sai lạc sự thật tất cả những gì đi chệch khỏi quỹ đạo của cuộc

kháng chiến, ngay cả cái đau thương cũng phải biến thành quật khởi, không có
chỗ cho những cảm xúc đau buồn, đã là chiến sĩ, là anh hùng thì phải hoàn toàn
tốt đẹp…Nguồn cảm hứng phê phán không có chỗ tồn tại, nhường chỗ cho cảm
hứng ca ngợi, biểu dương. Hiện thực cuộc sống như chúng ta thấy không hề
đơn giản, xuôi chiều và lí tưởng như vậy.
Như vậy trong thực tiễn sáng tác kí ta thấy nổi lên một mâu thuẫn: bản
chất của kí là mô tả sự thật, song ở mỗi giai đoạn của thực tiễn sáng tác, sự thật
lại mang một dáng vẻ khác nhau. Vậy quan niệm thế nào là sự thật, đâu là
thước đo sự thật chính là vấn đề mà nghiên cứu kí cần phải giải quyết.
Để giải quyết mâu thuẫn trên chúng tôi nghĩ cần phân biệt sự thật nghệ
thuật và sự thật lịch sử. Vì không phải bất cứ sự thật lịch sử nào cũng trở thành
sự thật nghệ thuật.
Mặc dù sự thật nghệ thuật có nguồn gốc từ sự thật lịch sử song chúng
nằm trong hai lĩnh vực hoàn toàn khác: sự thật lịch sử thường nằm trong thế


22

giới vật chất khách quan, trong khi sự thật nghệ thuật thuộc lĩnh vực tinh thần
chủ quan, nằm trong tác phẩm nghệ thuật. Chúng được chuyển hóa lẫn nhau
qua tư duy và hoạt động sáng tạo của con người, đồng thời vẫn giữ mối ràng
buộc chặt chẽ với nhau. Sự thật lịch sử vô cùng rộng lớn, phong phú, phức tạp
trong khi sự thật nghệ thuật là sự chọn lọc, điển hình, dựa theo quan niệm của
nhà văn. Có thể nói sự thật nghệ thuật chính là cố gắng của nhà văn để mô hình
hóa thế giới theo quan niệm nghệ thuật của bản thân họ. Sự kiện máy bay B52
bị bắn rơi ở làng Ngọc Hà đi vào kí của Nguyễn Tuân trở thành: “Cánh B52 bị
rụng xuống một thôn hoa” đã mang đậm nét cá tính sáng tạo của Nguyễn Tuânnhà văn có tài khám phá những mối tương đồng, đối lập bất ngờ trong những
việc bình thường nhất, nhà văn nhìn thế giới qua lăng kính cái đẹp, tôn vinh sự
chiến thắng của cái đẹp. Sự kiện ở đây trở nên có ý nghĩa kép: không những
cùng một lúc phản ánh hai đối tượng mà còn vừa miêu tả hiện thực, vừa biểu

hiện quan niệm.
Có thể nói, miêu tả sự thật lịch sử là công việc của báo chí, sử học, địa
lí…Miêu tả sự thật nghệ thuật là nhiệm vụ của văn học. Nếu sự thật trong tác
phẩm chỉ đơn thuần là sự phản ánh nguyên vẹn, sao chép cuộc sống, không hé
lộ một quan niệm, một cái nhìn cá nhân người viết, nó sẽ khô cứng lại và thuần
túy chỉ là sự thật lịch sử. Thổi hồn vào sự thật, biến cái quen thuộc của đời
sống thành cái sáng tạo, thành cái lạ trong văn chương, mở rộng thêm những
tầng nghĩa của nó, đó mới thật sự là những sự thật nghệ thuật. Công việc ấy đòi
hỏi sự từng trải cuộc sống, tâm huyết với cuộc sống, giác quan nghệ thuật tinh
tế và tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà văn.
Hiểu được sự không đồng nhất giữa sự thật nghệ thuật và sự thật lịch sử,
chúng ta sẽ thấy sự thật trong kí là một sự thật mang tính quan niệm. Quan
niệm đó tùy thuộc vào thế giới quan và quan niệm văn học của nhà văn. Và để


23

giải quyết mối mâu thuẫn giữa quan niệm về thể loại của tác giả và thực tiễn
sáng tác nêu trên, cần phải đi sâu tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của thời đại đã
quy định tính chất, đặc trưng của sự thật trong từng giai đoạn lịch sử.
Xác định bản chất cốt lõi của kí là xác thực, song một câu hỏi nữa đặt ra
là sự thật trong kí có loại trừ hư cấu hay không?
Vấn đề hư cấu vốn là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận về kí. Sở dĩ
chưa có sự thống nhất về vấn đề này là do sự đối lập tuyệt đối giữa sự thật và
hư cấu, sự tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về hư cấu. Người thì cho rằng, kí
không được phép hư cấu bởi quan niệm hư cấu là sự xuyên tạc, bịa đặt, thêm
thắt làm méo mó sự thật. Người lại xác định kí có thể hư cấu trong phạm vi và
mức độ cho phép bởi hư cấu là một biện pháp bổ sung cho sự thật, khiến cho
hình tượng nghệ thuật trở nên sống động. Và còn có người khẳng định kí tất
yếu phải hư cấu, bởi hư cấu là bản chất của hoạt động sáng tạo nghệ thuật.

Để giải quyết vấn đề này, theo chúng tôi trước hết cần thống nhất khái
niệm “hư cấu”.
Hư cấu, theo Hêghen, “là một hoạt động có tính chất sáng tạo’’. “Hoạt
động sáng tạo này trước hết đòi hỏi phải có một biệt tài và một mẫn cảm nắm
được hiện thực và hình thức của nó, nhờ đó mà con người có hư cấu trong khi
lắng nghe, quan sát, ghi lại trong tâm hồn mình những hình ảnh đa dạng nhất
của cái tồn tại, đồng thời có được một trí nhớ chắc chắn giữ được cái bức tranh
sặc sỡ của những hình thức đa dạng. Về mặt này (…) nghệ sĩ cần gạt bỏ những
cái gọi là lí tưởng về thực chất tẻ nhạt và bước vào lĩnh vực của hiện thực” [23,
tr.455]. Nhưng “hư cấu không chỉ dừng lại ở việc tri giác hiện thực bên ngoài
và bên trong” [23, tr.456]. Như vậy, hư cấu, theo Hêghen, không chỉ bắt nguồn
từ hiện thực mà còn là sự chiếm lĩnh hiện thực ở chiều sâu.


24

M.Arnaudop cũng khẳng định: “Một sự thể hiện trung thực nhất các sự
kiện vẫn có chứa đựng một sự hư cấu nào đó và mọi hồi ức tiểu sử tự thuật
cũng như các tài liệu khác được suy nghĩ với tính chính xác lịch sử, đều là,
theo cách nói cổ điển của Gớt, một sự kết hợp khăng khít của thơ và sự thật”
[1, tr.159].
Như vậy, trong sáng tạo nghệ thuật không có sự phân biệt tuyệt đối sự
thật và hư cấu. Hư cấu nào cũng dựa trên cái tồn tại và một sự thật nghệ thuật
trung thực nhất vẫn chứa đựng hư cấu, bởi sự thật nghệ thuật bao giờ cũng
được chuyển hóa vào tác phẩm qua quá trình ghi nhớ, chọn lọc, sắp xếp của
nhà văn, mà bất cứ một hoạt động phản ánh ý thức nào cũng có phần bộc lộ
chủ thể. Dù chủ trương một đường lối nghệ thuật tả chân, chỉ “toàn một giống
sự thật”, chúng ta vẫn không thể không nhận ra dấu vết của hư cấu trong phóng
sự Vũ Trọng Phụng. Hư cấu bộc lộ ở việc ghi nhớ và chọn lọc sự kiện: tại sao
giữa muôn vàn sự kiện và hiện tượng đời sống Vũ Trọng Phụng chỉ săm soi

những tệ nạn ung nhọt trong xã hội? Hư cấu bộc lộ trong lối so sánh liên tưởng
tạt ngang hết sức khiêu khích: “cái phất trần do chính bà Ách Nhoáng cầm để
thỉnh thoảng giơ tay vụt xuống một cái cũng khá tàn ác những mà thong thả từ
tốn như một vị quan viên già tờ mờ điểm những tiếng trống chầu xinh” (Kĩ
nghệ lấy Tây). “Một thằng nhỏ không biết thêu dệt như một nhà văn thì câu
chuyện của thằng nhỏ kể có thể tin được là đến chín mươi phần trăm sự thật”
(Cơm thầy cơm cô). Tất cả những hình thức hư cấu ấy chịu sự chi phối của
nhãn quan hiện thực của nhà văn: một cái nhìn hằn học, phẫn uất, phản kháng
trước một xã hội chó đẻ, nhố nhăng và vô nghĩa lí.
Có thể nói, hư cấu không thủ tiêu sự xác thực mà chỉ làm cho sự thật đời
sống trong tác phẩm sinh động hơn và bộc lộ sâu sắc quan niệm nghệ thuật của
nhà văn. Đành rằng không gì thay thế được sự thật của đời sống, sự thật đời


25

sống tự nó đã mang giá trị, nhưng nếu không có hư cấu, nó không thể trở thành
sự thật nghệ thuật.
Như vậy, bản chất của kí là sự thật song sự thật trong kí không đồng nhất
với sự thật đời sống, sự thật được phản ánh trong báo chí, lịch sử, bởi nó được
khúc xạ qua lăng kính sáng tạo của nhà văn. Hư cấu không đối lập tuyệt đối
với tính xác thực của kí mà là hoạt động cần thiết, tất yếu để sáng tạo hình
tượng nghệ thuật.
Nhìn lại lịch sử phê bình nghiên cứu kí ở Việt Nam chúng tôi thấy rằng
vấn đề hư cấu trong kí từng là một trọng điểm của cuộc thảo luận, trao đổi về
các thể kí văn học do Tạp chí văn học tổ chức năm 1966. Đa số ý kiến cho
rằng: trung thành tuyệt đối với sự thật là nguyên tắc cứng rắn chung cho các
thể kí; còn vấn đề hư cấu mỗi người quan niệm mỗi khác. Trần Cư trong bài
viết Kí có cần hư cấu như truyện không (Tạp chí văn học số 8.1966) khẳng
định: “kí không cần hư cấu”, “hư cấu làm giảm tác dụng của kí” (trang 23).

Nguyễn Kim Hoa cũng có ý kiến tương tự: “Hư cấu là biện pháp điển hình hóa
trong văn học song kí không cần hư cấu vẫn xây dựng được điển hình” [25,
tr.95]. Một số ý kiến khác tỏ ra gay gắt hơn: kí “tuyệt đối không hư cấu” hoặc
“phản đối hư cấu vì nó làm mất tính xác thực của người thật, việc thật”, phủ
nhận cả việc “hư cấu có mức độ, phạm vi, liều lượng”(Hoàng Tuấn Phổ- Kí
không cần hư cấu, Tạp chí văn học số 11. 1966, tr.55). Bên cạnh đó, lại có
những ý kiến chấp nhận trong kí có khả năng hư cấu đến một mức độ nhất
định. Chẳng hạn ý kiến của Chế Lan Viên: “Cần vận dụng hư cấu khi nó là một
chức năng, một phương pháp làm việc” (Chế Lan Viên- Hãy xây dựng một nền
văn học cân đối và toàn diện. Tạp chí văn học, số 8.1966, tr. 29). Hoặc ý kiến
của Châu Giang và Kỳ Thanh: “kí cho phép hư cấu song hư cấu ở kí không


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×