Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đặc điểm, nhiệm vụ và hoạt động SXKD tổ chức hạch toán kế toán tại Cty thuỷ tinh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.1 KB, 21 trang )

Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
*********
BIÊN BẢN THẢO LUẬN
Môn: Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài-FDI.
Chương 3: Nhóm 8-lớp KDQT49B.
Ngày họp: 9-3-2010
Địa điểm: cantin nhà D
Thành viên trong nhóm:
1.Đỗ Đức Anh
2.Nguyễn Thị Hiền
3.Nguyễn Thị Thanh Huyền
4.Dương Thị Huệ
5.Lê Thị Thủy
6.Phạm Văn Phi
7.Nguyễn Văn Phong
Nhóm trưởng: Phạm Văn Phi
Số điện thoại: 0128.901.2224 Email:
Thư ký: Nguyễn Thị Hiền.
Người vắng mặt: 0
Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
1
Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2
PHẦN I: NỘI DUNG TRẢ LỜI CÂU HỎI THẢO LUẬN
CHƯƠNG III.
Câu 1. Thế nào là chuyển giao công nghệ (CGCN)? Trình bày các cách
phân loại hoạt động CGCN.
1.1 Định nghĩa về CGCN
a) Công nghệ:


- Theo tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO): Công nghệ là
việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cánh sử dụng các kết quả nghiên
cứu và xử lí nó một cách có hệ thống và có phương pháp.
- Theo ủy ban kinh tế-xã hội châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP): Công nghệ là
hệ thống kiến thức về quy trình và kĩ thuật chế biến vật liệu và thông tin.
Sau đó ESCAP đã mở rộng định nghĩa của mình: Công nghệ là bao gồm tất cả
các kĩ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo,
dịch vụ, quản lý và thông tin.
- Ở Việt Nam cho rằng: Công nghệ là kiến thức, kết quả của khoa học ứng dụng
nhằm biến đổi các nguồn lực thành các mục tiêu sinh lợi.
→ Định nghĩa khái quát nhất về công nghệ: Công nghệ là tất cả những cái gì
dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra. Công nghệ bao gồm các yếu tố sau:
(1) Trang thiết bị;
(2) Kĩ năng của con người;
(3) Thông tin;
(4) Tổ chức;
(5) Thị trường.
- Chuyển giao công nghệ là quá trình tiếp nhận công nghệ của một quốc gia từ
các quốc gia khác thông qua các chủ thể của quốc gia đó
1.2 Phân loại hoạt động CGCN
(1) Căn cứ vào luồng (chiều) của công nghệ được chuyển giao(2):
(1.1) Chuyển giao dọc là chuyển giao những công nghệ hoàn toàn mới mẻ vừa
được phát minh, chưa đưa vào sản xuất đại trà.
Nó đòi hỏi các bước đi khá đồng bộ, từ nghiên cứu, thử nghiệm, triển khai
sản xuất thử tới sản xuất hàng loạt, đảm bảo độ tin cậy kĩ thuật và kinh tế.
Trong trường hợp này, xác suất thành công và rủi ro đều rất lớn.
Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
2
Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2
(1.2) Chuyển giao ngang là chuyển giao một công nghệ đã hoàn thiện từ một

doanh nghiệp ở quốc gia này sang một doanh nghiệp ở quốc gia khác.
Thực chất đây là sự phổ biến công nghệ, là việc mua quyền sử dụng công
nghệ. Nó ít gặp mạo hiểm nhưng lại thường phải chấp nhận một công nghệ dưới
tầm của quốc gia khác.
(2) Căn cứ vào quyền hạn và trách nhiệm của các bên(3):
(2.1) Chuyển giao giản đơn: là quá trình chuyển giao trong đó người chủ công
nghệ trao cho người mua có quyền sử dụng công nghệ trong một thời gian và
phạm vi hạn chế. Đặc điểm:
+ Người chủ công nghệ có thể bán công nghệ cho một hoặc nhiều người trên
cùng một lãnh thổ (thường là một quốc gia)
+ Người mua công nghệ không có quyền bán lại công nghệ đã được chuyển
giao
+ Giá cả công nghệ tương đối thấp
(2.2) Chuyển giao công nghệ đặc quyền: là một hình thức chuyển giao công
nghệ có các đặc điểm sau:
+ Người bán trao quyền sử dụng công nghệ cho người mua giới hạn trong một
phạm vi lãnh thổ
+ Người bán không được bán cho các đối tượng sử dụng khác trên cùng phạm
vi lãnh thổ đã quy định trong hợp đồng
+ Người mua công nghệ không có quyền chuyển nhượng nó dưới bất kì hình
thức nào
+ Giá cả công nghện cao
(2.3) Chuyển giao công nghệ giữ độc quyền: là hình thức chuyển giao công nghệ
trong đó người bán trao toàn bộ quyến sở hữu công nghệ cho người mua trong
suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực. Đặc điểm:
+ Người mua là người chủ thật sự trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng
+ Người mua có thể bán lại công nghệ đã mua
+ Người chủ thứ nhất củacông nghệ có thể đơn phương hủy bỏ hợp đồng nếu
người mua không tuân theo các điều khoản của hợp đồng
+ Giá cả công nghệ thường là rất cao

Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
3
Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2
(3) Căn cứ vào chiều sâu của CGCN(4):
(3.1) CGCN dưới dạng trao kiến thức: là việc CGCN chỉ dừng lại ở mức chuyền
đạt kiến thức bằng cách đưa công thức, hướng dẫn, tư vấn về kĩ thuật. Hình thức
này mang lại chi phí thấp cho bên tiếp nhận song lại phải tự mình nghiên cứu kĩ
thuật, lắp đặt và vận hành thiết bị. Nó đòi hỏi bên tiếp nhận phải có kinh nghiệm
về lĩnh vực này.
(3.2) CGCN dưới dạng chìa khóa trao tay: là việc chuyển giao trong đó người
bán công nghệ thực hiện các công việc như lắp đặt máy móc, hướng dẫn quy
trình hoàn tất toàn bộ quá trình sản xuất. Người mua chỉ cần tiếp nhận công
nghệ và tiến hành sản xuất ngay. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi chi phí cao
hơn hình thức trên.
(3.3) CGCN dưới dạng trao sản phẩm: là hình thức chuyển giao trong đó người
chuyển giao công nghệ ngoài việc có trách nhiệm hoàn tất việc lắp đặt toàn bộ
dây chuyền sản xuất, còn giúp họ sản xuất thành công sản phẩm từ công nghệ
được chuyển giao.
(3.4) CGCN dưới dạng trao thị trường: là hình thức chuyển giao sâu nhất. Ngoài
việc có trách nhiệm như hình thức CGCN dưới dạng trao sản phẩm, bên bán
công nghệ phải bàn giao một phần thị trường của mình cho người mua. Thông
thường hình thức này được thực hiện dưới dạng liên doanh sản xuất.
Câu 2. Thế nào là CGCN qua các dự án FDI? Phân tích các đặc trưng cơ
bản của CGCN qua các dự án FDI.
2.1 Khái niệm về CGCN qua các dự án FDI
- Dự án FDI là những dự án đầu tư do các tổ chức kinh tế và cá nhân ở nước
ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân ở nước tiếp nhận
đầu tư bỏ vốn đầu tư, trực tiếp quản lý và điều hành để thu lợi trong kinh doanh.
- CGCN là quá trình tiếp nhận công nghệ của một quốc gia từ các quốc gia khác
thông qua các chủ thể của quốc gia đó.

- CGCN qua các dự án FDI: là quá trình CGCN gắn liền với hoạt động đầu tư
nước ngoài, trong đó các bên chuyển và nhận công nghệ cùng trực tiếp tham gia
vào quá trình quản lí và sử dụng công nghệ đó.
- Các đặc trưng cơ bản của CGCN qua các dự án FDI
(1) Dự án FDI là một kênh chủ yếu của hoạt động chuyển giao công nghệ.
Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
4
Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2
(2) Thường xảy ra tình huống phía bên nước ngoài vừa là bên cung cấp công
nghệ, vừa là bên tiếp nhận công nghệ.
(3) Để làm tăng lợi ích của bên nước ngoài, bên chuyển giao thường đẩy lên cao
giá cả của công nghệ đưa vào góp vốn.
2.2 Phân tích các đặc trưng cơ bản của CGCN qua các dự án FDI
(1) Do đặc trưng của dự án FDI là có sự tham gia góp vốn và trực tiếp quản lí
điều hành doanh nghiệp của nhà đầu tư. Công nghệ cũng được coi là một bộ
phận góp vốn. Vì vậy các nhà đầu tư thường hay chuyển giao công nghệ sẵn có
từ các doanh nghiệp của mình sang các doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư với vai
trò là vốn góp. Việc này giúp giảm bớt chi phí chuyển giao kĩ thuật mềm của
công nghệ (cách vận hành, cách sửa chữa) trong tổng nguồn vốn dành cho mua
sắm thiết bị mới. Đồng thời, hạn chế rủi ro cho sản phẩm đầu ra bởi công nghệ
đó đã được sử dụng và cho ra sản phẩm thành công tại doanh nghiệp trước đây.
(2) Nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư nước ngoài với mục đích mở rộng
sản xuất trong nước, hoặc tận dụng nguồn đầu vào có chi phí thấp ở nước tiếp
nhận đầu tư cũng có thể mang công nghệ của mình đi đầu tư sang nước khác
nhằm khai thác lợi thế kinh tế nhờ quy mô, giá cả sản phẩm rẻ hơn, do đó tạo ra
tính cạnh tranh cao hơn. Hoặc do sản phẩm tạo ra từ công nghệ nào đó đã vào
giai đoạn cuối của vòng đời sản phẩm tại thị trường của nhà đầu tư, nhà đầu tư
muốn tìm kiếm thêm lợi nhuận của công nghệ đó thì chỉ bằng cách mang công
nghệ đó sang nước khác để tiếp tục sản xuất sản phẩm cho thị trường nước tiếp
nhận và các thị trường lân cận. Hơn nữa, trong dự án FDI, nhà đầu tư nước

ngoài cũng tham gia điều hành dự án, là chủ của doanh nghiệp tiếp nhận công
nghệ. Do đó họ cũng mang vai trò của bên nhận chuyển giao.
(3) Như đã trình bày ở trên, công nghệ cũng được coi là một bộ phận góp vốn
của nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận phụ thuộc vào tỷ lệ góp
vốn của các bên. Nhà đầu tư muốn thu được nhiều lợi nhuận hơn tư dự án nên
thường đề cao giá cả của công nghệ mình đóng góp để nâng cao tỷ lệ vốn góp
của mình trong tổng vốn đầu tư của dự án. Mặt khác, trong nhiều dự án đầu tư
nước ngoài, bên nhận đầu tư là những nước có trình độ kinh tế thấp kém hơn so
với nước đi đầu tư. Do đó năng lực đàm phán cũng yếu hơn rất nhiều, cũng như
trình độ đánh giá, định giá giá trị thực sự của công nghệ được chuyển giao. Điều
đó thường đồng nghĩa với việc phải tiếp nhận những công nghệ có giá cả cao
Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
5
Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2
hơn rất nhiều so với giá cả thực tế của chúng. Nói chung, phần lớn trong các dự
án như thế này, người chịu thiệt thòi nhiều hơn luôn là các doanh nghiệp, quốc
gia tiếp nhận đầu tư.
1.Phân loại
2. Đặc trưng
Phân tích
- Nhà đầu tư nước ngoài tham gia bỏ vốn & trực tiếp điều hành DA
Nhà đầu tư thường CGCN của DN mình sang DN tiếp nhận ĐT với vai
- CN cũng được coi là một bộ phận góp vốn trò là vốn góp
Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
1.Căn cứ vào
luồng chiều
CN được
chuyển giao
Chuyển giao dọc
Chuyển giao ngang

2.Căn cứ vào
quyền hạn và
trách nhiệm
của các bên
Chuyển giao đơn
Chuyển giao CN đặc quyền
Chuyển giao CN giữ độc quyền
3. Căn cứ vào
chiều sâu của
CGCN
CGCN dưới dạng trao kiến thức
CGCN dưới dạng chìa khóa trao tay
CGCN dưới dạng trao sản phẩm
CGCN dưới dạng trao thị trường
Đặc trưng
của
CGCN
qua các
dự án FDI
Các dự án FDI là kênh chủ yếu của hoạt động CGCN
Bên nước ngoài vừa là bên cung cấp CN, vừa là một bộ
phận của bên tiếp nhận CN
Bên nước ngoài thường kê cao giá cả của CN đưa vào
góp vốn
6
Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2
2. Vì nhằm mục đích
- Mở rộng sản xuất hoặc tận dụng nguồn đầu vào với chi phí thấp mở nước tiếp
nhận ĐT
- Sản phẩm tạo ra từ CN đã đi vào giai đoạn suy thoái của chu kì sản phẩm trên

thị trường hiện tại.
- Tìm kiếm thị trường mới
→ Nhà đầu tư chuyển giao CN của mình sang DN tiếp nhận ĐT FDI → vừa là
bên chuyển giao, vừa là bên tiếp nhận công nghệ.
3. - tỷ lệ phân chia lợi nhuận phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn
- CN được định giá cao thì làm tăng lượng góp vốn của chủ đầu tư→làm tăng
tỷ lệ góp vốn trong tổng vốn đầu tư của DA
→ tăng lợi nhuận mang lại từ DA cho chủ đầu tư
Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
7
Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2
Câu 3. Trình bày tính tất yếu khách quan và các yêu cầu cơ bản đối với công
nghệ được chuyển giao vào Việt Nam.
Trả lời:
3.1. Tính tất yếu khách quan của công nghệ được chuyển giao vào Việt Nam:
(6 lý do).
Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
8

×