Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

Nghiên cứu sự biến đổi của nhu cầu tiêu và biện pháp tiêu cho hệ thống thủy nông nam thái bình có xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.97 MB, 172 trang )

1

MỞ ĐẦU
A. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Theo báo cáo của Tổ chức liên Chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hiệp
quốc (IPCC) [37] nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất đã ấm lên gần 1 0C và tăng
rất nhanh trong khoảng 25 năm nay (1980 - 2005); khoảng thời gian 40 năm (1962
-2003), mực nước biển đã tăng thêm 7,2 cm (trung bình mỗi năm tăng 1,8 mm),
riêng 10 năm cuối của khoảng thời gian nêu trên (1993-2003) mực nước biển trung
bình tăng thêm 3,1cm (mỗi năm tăng 3,1mm) và đưa ra dự báo: đến cuối thế kỷ
XXI, nhiệt độ bề mặt Trái đất sẽ tăng thêm từ 1,4 0C đến 4 0C, mực nước biển sẽ
dâng thêm khoảng 43 cm đến 81 cm. Nhiều nhà khoa học còn đưa ra những dự báo
mực nước biển đang dâng nhanh hơn nhiều, nhất là do hiện tượng tan băng đang
xảy ra với tốc độ đáng kinh ngạc trong thời gian gần đây. Các nhà khoa học Anh
cho rằng nước biển cuối thế kỷ XXI có thể tăng thêm đến 163 cm.
Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới bị tác động nhiều nhất của
hiện tượng biến đổi khí hậu mà cụ thể là hiện tượng nước biển dâng cao, hậu quả
tăng nhiệt độ làm bề mặt trái đất nóng lên do phát thải khí nhà kính (KNK). Trong
khoảng thời gian 70 năm gần đây (1931-2000), nhiệt độ trung bình ở Việt Nam tăng
lên 0,7 0C, số đợt không khí lạnh giảm hẳn, trong khi đó số cơn bão mạnh đang có
xu hướng gia tăng và diễn biến hết sức bất thường. Trong thập niên 1971-1980
trung bình mỗi năm nước ta đón nhận 29 đợt không khí lạnh thì đến giai đoạn 19942007 đã giảm xuống chỉ còn 16 đợt mỗi năm. Mùa bão kết thúc muộn dần, quỹ đạo
của bão bất thường, khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ phải chịu ảnh hưởng nhiều
cơn bão hình thành ngoài biển Đông. Ở miền Bắc, từ năm 1961 đến 1970 trung bình
mỗi năm có 30 ngày mưa phùn, từ năm 1991 đến 2000 giảm xuống còn 15 ngày.
Tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu từ năm 1960 đến nay tổng nhiệt
độ đã tăng lên 20 0C. Tại nhiều khu vực như ở tỉnh Bến Tre trước đây chưa bao giờ
có bão, nhưng năm 2007 đã có bão lớn. Mực nước biển đã dâng lên khoảng 20 cm
so với cách đây 10 năm. Theo đánh giá của Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam,
mỗi thập kỷ mực nước biển ở Việt Nam có thể dâng 5 cm, đến năm 2070 có thể
dâng 69 cm, năm 2100 nước biển có thể sẽ dâng tới khoảng 1m. Nếu nước biển


dâng cao theo dự báo như vậy thì đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) sẽ bị ngập khoảng
5.000 km2, đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập 20.000 km 2 dẫn đến mất đất và
giảm sản lượng nông nghiệp.


2

Hệ thống công trình cấp thoát nước đã xây dựng ở vùng ĐBSH nói chung và
hệ thống thủy nông Nam Thái Bình nói riêng trong nhiều năm qua mới chỉ hướng
vào mục tiêu chủ yếu là đảm bảo yêu cầu cho nông nghiệp, chưa chú trọng đến yêu
cầu cấp thoát nước của các khu vực đô thị, công nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Khác với biện pháp tiêu nước cho khu vực sản xuất nông nghiệp, yêu cầu tiêu thoát
nước mưa cho các khu vực đô thị, dân cư, khu công nghiệp và nuôi trồng thủy sản
đòi hỏi phải khẩn trương hơn, triệt để hơn nhiều. Tuy nhiên, với kết cấu và quy mô
của các hệ thống công trình thủy lợi đã có, chỉ với nhu cầu tiêu nước cho nông
nghiệp không thôi thì phần lớn các công trình này vẫn chưa đáp ứng được. Bởi thế
khi có thêm nhu cầu tiêu thoát nước mưa cho các khu vực nói trên đã và đang xây
dựng trên các hệ thống thủy lợi thì mâu thuẫn giữa nhu cầu về tiêu thoát nước với
khả năng tiêu nước và chuyển tải nước của các công trình này càng trở nên căng
thẳng hơn. Hệ quả của mâu thuẫn trên là tình trạng úng ngập triền miên, kéo dài
trong nhiều ngày, nhiều giờ trong suốt mùa mưa đã xảy ra làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sản xuất và đời sống kinh tế - xã hội. Khi có thêm tác động của BĐKH và
nước biển dâng thì các công trình thủy lợi đã có lại càng không đáp ứng được và
mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng lại càng căng thẳng hơn.
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang là mối đe dọa hiện hữu và to lớn
mà nhân loại sẽ phải đương đầu trong thế kỷ XXI. Trước nguy cơ đó Liên hợp quốc
đã kêu gọi tất cả các quốc gia hãy đồng tâm nhất trí để giải quyết vấn đề nêu trên.
Nghiên cứu đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các
tác động tiêu cực của BĐKH và thích ứng với quá trình BĐKH toàn cầu là nhiệm
vụ cấp bách của mọi quốc gia, của mọi người trên trái đất. Cho đến nay các giải

pháp đã được các nhà khoa học và các tổ chức quốc tế đưa ra đều hướng vào việc
tìm các giải pháp hạn chế, cắt giảm nguồn phát thải khí nhà kính - tác nhân chủ yếu
gây nên hiện tượng BĐKH toàn cầu và hướng tìm giải pháp thích ứng với biến đổi
khí hậu.
Với những lý do đã nêu ở trên, đề tài:“Nghiên cứu sự biến đổi của nhu cầu
tiêu và biện pháp tiêu nước cho hệ thống thủy nông Nam Thái Bình có xét đến ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu” đã được đề xuất để nghiên cứu.
B. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Xác định được sự biến đổi của yêu cầu tiêu nước (hệ số tiêu, tổng lượng
nước tiêu, thời gian tiêu) và đề xuất được biện pháp tiêu nước mặt cho hệ thống
thủy nông Nam Thái Bình do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.


3

C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là yêu cầu tiêu và các biện pháp tiêu nước
mặt do tác động của sự thay đổi các yếu tố tự nhiên và xã hội.
- Phạm vi nghiên cứu ứng dụng là hệ thống thủy nông Nam Thái Bình. Kết
quả nghiên cứu của đề tài có thể nghiên cứu vận dụng cho vùng đồng bằng Bắc Bộ
và các vùng có điều kiện tự nhiên và xã hội tương tự.
D. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
D1. Nội dung nghiên cứu
Luận án đi sâu nghiên cứu 03 vấn đề chính sau:
1) Yêu cầu tiêu nước vùng ảnh hưởng triều do ảnh hưởng của BĐKH toàn
cầu thông qua các kịch bản nước biển dâng và các yếu tố khí hậu khác nhau.
2) Các giải pháp chủ yếu giải quyết vấn đề tiêu thoát nước cho hệ thống thủy
lợi phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng với BĐKH toàn cầu.
3) Xác định ảnh hưởng của các kịch bản BĐKH trong hệ thống thủy lợi vùng
ven biển.

D2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề ra, trong luận án sử dụng
phương pháp nghiên cứu sau:
1) Phương pháp kế thừa
Nghiên cứu tiếp thu và sử dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu và thành tựu
khoa học công nghệ của các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu về những
vấn đề có liên quan đến đề tài.
2) Phương pháp điều tra thu thập và đánh giá
Điều tra thu thập tài liệu, khảo sát và nghiên cứu thực tế, phân tích đánh giá
và tổng hợp tài liệu để từ đó rút ra các cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng vào
thực tiễn.
3) Phương pháp phân tích tổng hợp
Việc nghiên cứu tiêu thoát nước có liên quan đến nhiều yếu tố như kỹ thuật,
kinh tế, xã hội..., có tác động rộng rãi đến cuộc sống của cộng đồng trên địa bàn
rộng lớn vì vậy việc phân tích tổng hợp là cần thiết đối với nghiên cứu này.


4

4) Phương pháp sử dụng mô hình toán thủy văn, thủy lực
Để phục vụ cho tính toán thủy lực tiêu, luận án đã tham khảo và xem xét sử
dụng các mô hình toán sau: Mô hình VRSAP của cố GS.Nguyễn Như Khuê, mô
hình SAL của PGS.Nguyễn Tất Đắc, mô hình KOD của GS.TSKH.Nguyễn Ân
Niên, mô hình WENDY của Viện kỹ thuật Delft (Hà Lan), mô hình TLID +
ECOMOD của Viện Cơ học thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc
gia hợp tác với GS. Nguyễn Kim Đan thuộc Viện Đại học Caen - Pháp, họ các mô
hình MIKE 21 và mô hình MIKE 11 của Viện Thuỷ lực Đan Mạch (DHI). Trên cơ
sở phân tích ưu, nhược điểm và các thế mạnh của các mô hình thủy lực, để giải
quyết bài toán tiêu thoát nước trong nghiên cứu đã chọn mô hình thuỷ động lực
MIKE 11 sử dụng trong tính toán.

D3. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu của đề tài là hệ thống thủy nông Nam Thái Bình.
E. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Kể từ ngày Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được
chính phủ Việt Nam công bố tháng 9/2009, đây là công trình khoa học đầu tiên
nghiên cứu kỹ về biến đổi khí hậu cho một vùng cụ thể của nước ta. Kết quả nghiên
cứu đã đưa ra các số liệu định lượng cụ thể minh chứng về mức độ biến đổi các yếu
tố khí hậu và yếu tố thủy văn ở đồng bằng Bắc Bộ nói chung và hệ thống thủy nông
Nam Thái Bình nói riêng từ nửa cuối của thế kỷ XX đến nay và ảnh hưởng của sự
biến đổi đó đến quản lý, vận hành khai thác công trình thủy lợi.
- Đã phân tích và chỉ rõ các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hệ số tiêu và biện
pháp tiêu để làm cơ sở nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm nhẹ hệ số tiêu và yêu
cầu tiêu. Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu kỹ về hệ số tiêu và cơ sở
khoa học của giải pháp lợi dụng khả năng trữ nước và điều tiết nước của ao hồ, hệ
thống kênh mương để hiệu chỉnh giản đồ hệ số tiêu cho các hệ thống thủy lợi ở
nước ta nói chung và cho riêng hệ thống thủy nông Nam Thái Bình.
- Nghiên cứu và định lượng được mức độ biến đổi của hệ số tiêu, yêu cầu
tiêu nước và biện pháp tiêu nước cho Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình có xét
đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng theo các kịch bản
biến đổi khí hậu đã được Nhà nước Việt Nam công bố.


5

- Nghiên cứu và xác định được phạm vi, mức độ ngập lụt do ảnh hưởng của
mực nước biển dâng đến hệ thống thủy nông Nam Thái Bình tương ứng với các
mốc thời gian của kịch bản biến đổi khí hậu đã công bố.
- Đưa ra các giải pháp cơ bản để hạn chế mức độ ngập lụt và thích ứng với
biến đổi khí hậu toàn cầu cho Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình theo từng giai
đoạn từ nay đến năm 2100.

- Xây dựng thành công phương pháp luận nghiên cứu ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu đối với hệ số tiêu và yêu cầu tiêu nước cho một hệ thống thủy lợi cụ thể.


6

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
Các công trình nghiên cứu quy mô toàn cầu về hiện tượng biến đổi khí hậu
(BĐKH) đã được các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới tiến hành từ đầu thập kỷ
90 của thế kỷ trước. Hội nghị quốc tế do Liên hiệp quốc triệu tập tại Rio de Janeiro
năm 1992 đã thông qua Hiệp định khung và Chương trình hành động quốc tế nhằm
cứu vãn tình trạng “xấu đi” nhanh chóng của bầu khí quyển trái đất. Từ đó Tổ chức
liên Chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc (IPCC) đã được thành lập,
thu hút sự tham gia của hàng ngàn nhà khoa học quốc tế. Tại Hội nghị Kyoto năm
1997, Nghị định thư Kyoto đã được thông qua vào đầu tháng 2/2005 đã được
nguyên thủ 165 quốc gia trong đó có Việt Nam phê chuẩn. Nghị định thư này bắt
đầu có hiệu lực từ 10/2/2005.
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của IPCC trình lên Hội đồng bảo an Liên
hợp quốc, nguyên nhân của hiện tượng BĐKH do con người gây ra chiếm 90 %, do
tự nhiên gây ra chiếm 10 %. Cũng theo báo cáo của IPCC [37], trong vòng 85 năm
(từ 1920 đến 2005) nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất đã ấm lên gần 1 0C và
tăng rất nhanh trong khoảng 25 năm nay (từ 1980 đến 2005) và đưa ra dự báo: đến
cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ bề mặt Trái đất sẽ tăng thêm từ 1,4 0C đến 4 0C, mực
nước biển sẽ dâng thêm khoảng 28 cm đến 43 cm, tối đa có thể lên tới 81 cm. Nhiều
nhà khoa học còn đưa ra những dự báo mực nước biển đang dâng nhanh hơn nhiều,
nhất là do hiện tượng tan băng đang xảy ra với tốc độ đáng kinh ngạc trong thời
gian gần đây. Các nhà khoa học Anh dự báo mực nước biển cuối thế kỷ XXI có thể
tăng thêm 163 cm - tức là gấp đôi số liệu dự báo của IPCC. Nhà địa lý học Richard

Alley ở Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ cho rằng chỉ cần 15 % lớp băng ở Greenland
bị tan cũng tạo ra một khối nước mới trong các đại dương đủ để làm ngập tiểu bang
Florida của Hoa Kỳ và nhiều vùng duyên hải khác trên thế giới. Báo cáo cũng cho
biết từ năm 1750 trở về trước, tức là thời gian chưa xảy ra công nghiệp hóa, hàm
lượng CO2 đo được là 280 ppm, nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất lúc đó được
giữ ổn định - đó là hàm lượng cân bằng (đơn vị hàm lượng 1ppm là khí: 1 phân tử
CO2 trộn với 1 triệu phân tử khí quyển). Năm 2005 hàm lượng CO 2 đo được là 379
ppm, tăng khá cao so với mức cân bằng 280 ppm. Hàm lượng CO 2 trong khí quyển
tăng làm cho bề mặt trái đất nóng lên. Từ 1996 - 2005 nhiệt độ bề mặt trái đất tăng


7

0,74 0C. Mới đây, ông Mark Lowcok, quan chức của Bộ Phát triển Quốc tế Anh đã
đến thăm Việt Nam và có buổi thuyết trình về “Báo cáo Stern” do các nhà khoa
học Anh xây dựng, được chính phủ Anh công bố về vấn đề biến đổi khí hậu toàn
cầu. Báo cáo cho rằng nếu không thực hiện được chương trình hành động giảm khí
thải gây hiệu ứng nhà kính theo Nghị định thư Kyoto, đến năm 2035 nhiệt độ bề
mặt địa cầu sẽ tăng thêm 20C. Trong thế kỷ XXI, nhiệt độ thế giới có thể tăng thêm
5 0C, tương đương với sự thay đổi nhiệt độ từ thời kỳ băng hà, thời kỳ phần lớn
châu Âu và Bắc Mỹ còn nằm dưới lớp băng dầy 1 km. Trong khi đó, ngưỡng biến
đổi khí hậu nguy hiểm là tăng thêm 2 0C.
Sự nóng lên của trái đất làm cho băng tuyết của các dãy Himalaya, vùng
Nam Cực, Bắc Cực và các khu vực có băng tuyết khác tan chảy. Ví dụ ở Nam Cực,
tháng 3/2002, các nhà khoa học tận mắt chứng kiến khối băng 500 tỷ tấn tan rã
thành hàng nghìn mảnh; ở Bắc Cực, mùa hè 2002, lượng băng tan ở Greenland cao
gấp đôi so với 1992, diện tích băng tan đã lên tới 655.000 m 2. Hơn 110 sông băng
và những cánh đồng băng vĩnh cửu ở bang Montana đã biến mất trong vòng 100
năm qua. Nếu độ tan chảy duy trì như hiện nay thì các sông băng sẽ hầu như biến
mất khỏi dãy Alpes vào năm 2050. Mùa hè 2002, các nhà khoa học ghi nhận một

khối băng 3,5 triệu tấn tách ra, gây ra lũ băng từ dãy núi Mali trên đỉnh Kavkaz
thuộc Nga. Trong vòng 13 năm gần đây, số băng tan ở châu Âu tăng gấp đôi so với
lượng băng tan của 30 năm trước (1961-1990). Các số liệu quan trắc mực nước biển
thế giới cho thấy trong khoảng thời gian 40 năm (1962-2003), mực nước biển đã
tăng thêm 7,2 cm (trung bình mỗi năm tăng 1,8 mm), riêng 10 năm cuối của khoảng
thời gian nêu trên (1993-2003) các số liệu đo đạc của vệ tinh NASA cho thấy xu thế
biển dâng đang gia tăng rất nhanh mực nước biển trung bình tăng thêm 3,1 cm (mỗi
năm tăng 3,1 mm).
Trước nguy cơ này các nhà khoa học thế giới đã mô phỏng tính toán 6 kịch
bản dự báo tăng nhiệt độ và mực nước biển. Theo kịch bản số 4, nếu hàm lượng
phát thải khí nhà kính năm 2100 bằng 850 ppm thì nhiệt độ trung bình toàn cầu của
bề mặt trái đất sẽ tăng 2,8 0C so với năm 2000 và mực nước biển sẽ dâng từ 0,21 cm
đến 0,48 m, gây một thảm hoạ không lường trước cho nhân loại, đó là chưa kể từ
nay đến lúc đó BĐKH sẽ tạo ra bão lụt, hạn hán, sụt lở đất, nhiễm mặn, bệnh tật…
cho bao nhiêu cư dân trên hành tinh ở các vùng đất thấp, mà trước hết đối tượng dễ
bị tổn thương nhất là các nước kém phát triển và người nghèo là đại bộ phận của
nhân loại [37].


8

Cả thế giới hiện có hơn một nửa trong số 7 tỷ người đang sống ở vùng duyên
hải với phạm vi chiều rộng 100 km thuộc vùng ven bờ biển. Báo cáo phát triển con
người 2007/2008 của UNDP cảnh báo rằng nếu nhiệt độ tăng lên từ 3 0C đến 4 0C,
các quốc đảo nhỏ và các nước đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi
mực nước biển dâng lên khoảng 1,0 m, Việt Nam sẽ có khoảng 22 triệu người bị
mất nhà cửa; vùng trũng Ai Cập có khoảng 6 triệu người mất nhà cửa và 4.500 km 2
đất ngập lụt; ở Bangladesh có khoảng 18 % diện tích đất ngập úng, tác động tới 70
triệu dân ... Trong báo cáo cũng cho rằng không chỉ những nước đang phát triển ảnh
hưởng mà những nước đã phát triển cũng không tránh khỏi thảm họa biến đổi khí

hậu. Trước mắt, băng tan sẽ đe dọa hơn 40 % dân số toàn thế giới. Mặt khác, biến
đổi khí hậu sẽ làm cho năng suất nông nghiệp giảm, thời tiết cực đoan tăng, thiếu
nước ngọt trầm trọng trên toàn thế giới, hệ sinh thái tan vỡ và bệnh tật gia tăng...
Những nước như Việt Nam, Bangladesh, Myanmar, Ai Cập... sẽ bị ảnh hưởng nhiều
nhất. Nguy cơ bão lụt, thiên tai sẽ làm cho những nước này rất khó khăn để phát
triển kinh tế, đẩy lùi đói nghèo.
Theo Báo cáo của IPCC [37], danh sách 10 thành phố bị đe doạ nhiều nhất
bởi biến đổi khí hậu bao gồm Calcutta và Bombay của Ấn Độ, Dacca của
Bangladesh, Thượng Hải, Quảng Châu của Trung Quốc, TP.Hồ Chí Minh của Việt
Nam, Bangkok của Thái Lan và Yangon của Myanmar. Các nhà khoa học thế giới
cũng dự báo với tốc độ dâng cao của nước biển như hiện nay thì thủ đô Băng Cốc
(Thái Lan) trong vòng 20 năm nữa sẽ bị ngập và hiện Thái Lan không đủ thời gian
để chuyển thủ đô sang nơi khác. Với hơn 29.000 mẫu dữ liệu về sự thay đổi của thế
giới tự nhiên, các nhà khoa học của IPCC cho biết dưới tác động của BĐKH toàn
cầu, đến năm 2020 sẽ có khoảng từ 75 triệu đến 250 triệu người châu Phi phải đối
mặt với nạn thiếu nước còn năng xuất mùa màng sẽ tăng khoảng 20 % ở Đông Á và
Đông Nam Á nhưng lại giảm tới 30 % ở các nước khu vực Trung Á và Nam Á. Ông
Martin Parry, đồng chủ tịch Nhóm nghiên cứu IPCC II cho biết đến năm 2020 nông
nghiệp phát triển nhờ vào lượng mưa sẽ giảm khoảng 50 % tại một số nước châu
Phi. Sẽ có khoảng từ 20 % đến 30 % số thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt
chủng nếu nhiệt độ tăng từ 1,5 0C đến 2,5 0C.
Tại hội thảo “Biến đổi khí hậu và phát triển con người” do Viện Khoa học
Khí tượng thủy văn và môi trường, Cục Bảo vệ môi trường, Viện Chiến lược Chính
sách tài nguyên và môi trường phối hợp tổ chức ngày 5/12/2008 tại TP. Hồ Chí
Minh, ông John Hendra, điều phối viên thường trú của Liên hiệp quốc tại Việt Nam


9

cho biết: nếu nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên từ 2 0C đến 3 0C so với mức

hiện nay sẽ có thêm 600 triệu người ở châu Phi bị đói, hơn 300 triệu người phải rời
bỏ nhà cửa do bão lũ và có thêm 400 triệu người bị bệnh truyền nhiễm như sốt rét,
viêm màng não, sốt xuất huyết, 185 triệu người chết ...
Theo “Báo cáo Stern”, nếu chúng ta không hành động, tổng chi phí và rủi ro
do BĐKH gây ra, tương đương với thiệt hại mỗi năm ít ra là 5% GDP toàn cầu kể
từ nay trở đi. Nếu xét đến rủi ro và tác động với biên độ rộng hơn thì thiệt hại (hàng
năm) được ước tính vào khoảng 20 % GDP hoặc lớn hơn. Ngược lại, chi phí cho
hành động giảm phát thải khí nhà kính, nhằm tránh những tác động xấu nhất của
BĐKH, có thể chỉ giới hạn trong phạm vi 1 % GDP hàng năm.
Trước nguy cơ nói trên, Liên Hợp Quốc đã kêu gọi tất cả các quốc gia trên
thế giới đồng tâm nhất trí để giải quyết vấn đề này. Theo các nhà khoa học, các giải
pháp hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu cần đi theo hai hướng sau: thứ
nhất là làm giảm tác động của BĐKH và thứ hai là thích ứng với BĐKH.
Nhật Bản là quốc gia có hệ thống công trình phòng chống thiên tai kiên cố
nhất thế giới nhưng với tốc độ mực nước biển dâng trung bình từ mỗi năm từ 4 mm
đến 8 mm, cùng với gia tăng về tần suất xuất hiện và cường độ ác liệt của các trận
bão thì nguy cơ làm gián đoạn các hoạt động sản xuất sẽ rất cao. Theo tin từ các
phương tiện thông tin đại chúng: Bộ Môi trường Nhật Bản đã đề xuất với Chính phủ
khoản ngân sách trên 64,5 tỷ USD để đối phó với mực nước biển dâng cao do băng
tan ở hai cực. Các nhà khoa học Nhật Bản ước tính nếu mực nước biển tăng thêm 1
mét thì sẽ có khoảng 90 % số bãi biển của nước này sẽ bị “nuốt chửng”, sản lượng
lúa sẽ giảm 50 % ... Các nguồn tin cũng cho biết Trung Quốc đang xem xét việc xây
dựng hệ thống đê kiên cố dọc suốt bờ biển của nước này, một kế hoạch được coi là
xây dựng một “Vạn lý trường thành” mới.
Nước Anh với hệ thống công trình chống lũ có khả năng chống lũ 100 năm
và lũ 200 năm nhưng với diễn biến của biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì hệ
thống này không có khả năng kiểm soát. Kết quả tính toán dự báo cho biết số hộ có
nguy cơ bị lũ đe dọa tăng từ 2 triệu hộ hiện nay lên 3,5 triệu hộ với các kịch bản
BĐKH nếu hệ thống công trình không được củng cố. Cơ quan môi trường của
Chính phủ Anh đề xuất một khoản ngân quỹ 8 tỉ USD để nâng cấp hệ thống đê sông

Thame và hàng năm cần khoảng 1,2 tỉ USD cho công tác quản lý lũ. Tuy vậy sau
trận lũ năm 2007 cho thấy các chi phí đầu tư này là thấp nên cơ quan này đang đề
xuất với Chính phủ để bổ sung thêm kinh phí. Trước tình hình đó, năm 2007, Thủ


10

tướng Anh Gordon Brown cam kết đến trước năm 2050 sẽ cắt giảm mức khí thải
CO2 khoảng 60% để giúp xử lý tình trạng trái đất nóng lên và Anh Quốc đã trở
thành nước đầu tiên trên thế giới đưa ra luật pháp nhằm cắt giảm khí thải để đối phó
với tình trạng thay đổi khí hậu.
Tháng 12/2006 ông Stavros Dimas Cao ủy châu Âu về môi trường đã thông
báo rằng các hãng hàng không sẽ phải tuân thủ chương trình của Liên hiệp châu Âu
về khắc phục thay đổi khí hậu (thoạt đầu, chương trình này, vốn được đưa ra để
thực hiện các cam kết của châu Âu theo Hiệp ước Kyoto về khí thải nhà kính, đã
không bao gồm ngành hàng không).
Ở Bangladesh, Chính phủ có chương trình đầu tư 6,5 triệu USD để đối phó
với các vùng đất ven biển ngày càng bị nhiễm mặn. Chính phủ cũng đề xuất dự án
nâng cao 800 km đường bộ lên từ 0,5 m đến 1,0 m so với mức hiện tại để tránh bị
ngập do nước biển dâng với chi phí đầu tư khoảng 128 tỉ USD.
BĐKH toàn cầu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống của người dân ở
mọi nơi trên thế giới. Để đối phó và thích ứng với tác động của BĐKH, người dân
đã tìm ra nhiều giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường sống của họ.
Dưới đây là một số ví dụ điển hình:
- Để đối phó với tình trạng hạn hán triền miên, nông dân ở Ecuado đào các ô
chứa nước hình chữ U trên sườn dốc để chặn, chứa nguồn nước trong mùa mưa
giúp tăng cường lượng nước bổ sung xuống tầng nước ngầm đề từ đó lại khai thác
nước ngầm sử dụng trong mùa khô còn người dân ở Ấn Độ lại tăng cường đầu tư
các hình thức trữ nước, thu góp nước quy mô nhỏ để trữ nước mưa.
- Để đối phó với tình trạng úng ngập, người dân ở Tây Bengal (Ấn Độ)

thường phải làm những hệ thống cột chống rất cao để có chỗ lánh nạn khi lũ lụt kéo
đến. Ở Bangladesh nông dân làm những ngôi nhà nổi có thể tự nâng lên khi mực
nước lũ dâng cao. Còn ở Nepal các cộng đồng dân cư xây dựng các tháp canh cảnh
báo lũ sớm, đóng góp nhân công và nguyên vật liệu để gia cố các bờ kè không cho
các hồ băng bị vỡ do tan băng.
Ngày 11/5/2008 tại cuộc họp của các Bộ trưởng khối G8 gồm Anh, Canada,
Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Nga và Mỹ diễn ra tại thành phố cảng Niigata (Nhật
Bản), vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đã được chọn làm chủ đề chính trong
chương trình. Tại Hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra tại Hokkaido (Nhật Bản) từ
ngày 7 đến 9/7/2008, các nước công nghiệp phát triển đã thỏa thuận đầu tư hơn 10 tỉ


11

USD cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ chống nguy cơ nóng lên
toàn cầu. Theo đó, những cuộc nghiên cứu chôn khí CO 2 vào lòng đất được các nhà
khoa học trên thế giới chính thức thông qua. Cũng tại hội nghị G8 nói trên, mục tiêu
giảm thiểu khí nhà kính được đặt ra cho từng quốc gia từ năm 2013. Chính vì vậy
việc xây dựng một "Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH và nước
biển dâng" là vấn đề hết sức cấp thiết, mà các quốc gia, trong đó có Việt Nam phải
chung tay ứng phó.
Trong các nghiên cứu của IPCC, UNDP [37, 40] về các kịch bản BĐKH thì
hệ thống các mô hình toán khí động học khí quyển, mô hình thủy động lực học cho
các đại dương được xây dựng và sử dụng để đánh giá định lượng tác động của
BĐKH đến khí hậu toàn cầu, mực nước các đại dương trên thế giới. Với từng vùng
lãnh thổ, từng quốc gia trên cơ sở các kịch bản BĐKH toàn cầu sẽ có các nghiên
cứu chi tiết đánh giá tác động của BĐKH đến từng yếu tố khí tượng (nhiệt độ, mưa,
độ ẩm, bốc hơi…), điều kiện thủy văn, hải văn (dòng chảy trong sông, dao động
triều, biến đổi mực nước biển). Mô hình toán được sử dụng trong trường hợp này
thường là mô hình thủy động lực học HEC (Mỹ), SOBEK (Hà Lan), MIKE (Đan

Mạch), ISIS (Anh). Một số nghiên cứu tác động của BĐKH đến tăng giảm nhu cầu
sử dụng nước, ví dụ như nghiên cứu ứng dụng mô hình toán CROPWAT tính toán
thay đổi trong tổng lượng nhu cầu nước cho cây trồng, cũng như thay đổi mùa vụ,
các giai đoạn phát triển của cây trồng do nhiệt độ không khí ấm lên.
Nghiên cứu gần đây được Hiệp hội các trường đại học công bố tại Trường
đại học Copenhagen tháng 3/2009 cho thấy nhiều khả năng tác động của biến đổi
khí hậu trong thế kỷ XXI sẽ trầm trọng hơn những con số dự báo của IPCC đã công
bố năm 2007.
Như đã giới thiệu ở phần Mở đầu: để đối phó với tình trạng ấm lên của khí
hậu toàn cầu và mực nước biển dâng, cho đến nay các giải pháp đã được các nhà
khoa học trên thế giới và các tổ chức quốc tế đưa ra đều hướng vào mục tiêu chính
là tìm cách hạn chế, cắt giảm nguồn phát thải khí nhà kính - tác nhân chủ yếu gây
nên hiện tượng BĐKH toàn cầu và tìm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chưa phát hiện thấy công trình khoa học nào trên thế giới đã công bố có liên quan
đến sự biến đổi nhu cầu tiêu và giải pháp tiêu nước đối với các hệ thống thủy lợi
của các nước trên thế giới và trong khu vực dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn
cầu và mực nước biển dâng.


12

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC
1.2.1. Khái quát chung
Như đã giới thiệu khái quát ở phần mở đầu, Việt Nam là một trong 5 quốc
gia trên thế giới bị tác động nhiều nhất của hiện tượng BĐKH mà cụ thể là hiện
tượng nước biển dâng cao - hậu quả tăng nhiệt độ làm bề mặt trái đất nóng lên do
phát thải khí nhà kính (KNK). Ông Bernard O’Callaghan là Điều phối viên chương
trình của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã đưa ra bản báo cáo có nhan đề
“Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới
phân cách” cho biết: Nếu mực nước biển dâng cao như dự báo vào năm 2030 thì

vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ có khoảng 45 % diện tích đất bị
nhiễm mặn quá mức cho phép, năng suất lúa sẽ giảm 9 %. Nếu mực nước biển dâng
cao 1 m, phần lớn ĐBSCL sẽ hoàn toàn ngập trắng nhiều thời gian dài trong năm”.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Thành
phố Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10 thành phố bị đe doạ nhiều nhất bởi
BĐKH (gồm Calcutta và Bombay của Ấn Độ, Dacca của Bangladesh, Thượng Hải,
Quảng Châu của Trung Quốc, TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam, Bangkok của Thái
Lan, Yangon của Myanmar).
Theo bản báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của UNDP, nếu nhiệt
độ trên trái đất tăng thêm 2 0C, thì có khoảng 22 triệu người ở Việt Nam sẽ mất nhà
cửa và 45 % diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập
chìm trong nước biển.
Theo cảnh báo của IPCC, đến năm 2100, nếu mực nước biển dâng cao thêm
1 mét sẽ ảnh hưởng đến 5 % đất đai, 10 % dân số, tác động đến 7 % sản xuất nông
nghiệp, làm giảm 10 % GDP của Việt Nam (nguồn: Dagupta.et.al.2007), riêng sản
xuất kinh tế biển sẽ suy giảm ít nhất 1/3 so với hiện nay (nguồn UNDP).
Còn theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), nếu nước biển dâng cao
1 m, có tới 27 % sinh cảnh tự nhiên quan trọng, 33 % khu bảo tồn, 23 % khu vực có
sự đa dạng sinh học chính của Việt Nam bị tác động.
Tại hội thảo “Đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực về biến đổi khí hậu cho
các tổ chức phi chính phủ” do Trung tâm dữ liệu NGO tổ chức ngày 01/07/2008 tại
Hà Nội, các đại biểu xác nhận, nếu nước biển dâng cao 30 cm thì ĐBSCL sẽ có thể
bị nhiễm mặn thêm 10 km, nguy cơ mặn hóa ở ĐBSCL làm giảm 9 % năng suất cây
trồng vật nuôi vào năm 2030. Theo đánh giá của ông Vũ Thái Trường thuộc Tổ


13

chức CARE quốc tế tại Việt Nam, mỗi thập kỷ mực nước biển có thể dâng 5 cm,
đến năm 2070 có thể dâng 69 cm, năm 2100 nước biển có thể sẽ dâng tới khoảng 1

mét. Nếu nước biển dâng cao theo dự báo như vậy sẽ ảnh hưởng đến 12 % diện tích
và 10,8 % dân số khiến 22 triệu người mất nhà cửa và làm giảm 10 % GDP. Ông
Trường nhấn mạnh: nếu nước biển dâng cao thêm 1 mét thì Đồng bằng Sông Hồng
(ĐBSH) sẽ bị ngập khoảng 5.000 km 2, ĐBSCL sẽ bị ngập 20.000 km 2 dẫn đến mất
đất và giảm sản lượng nông nghiệp. Nước biển dâng cao 1 mét có thể sẽ làm giảm
sản lượng lương thực tới 12 % (5 triệu tấn) tại ĐBSH, ĐBSCL. Nếu nhiệt độ tăng
thêm 1 0C có thể làm giảm 5 % đến 20 % sản lượng ngô và 10 % sản lượng lúa gạo.
Khi năng suất sản lượng vật nuôi giảm thì tình hình dịch bệnh cũng gia tăng, đa
dạng sinh học trong lâm nghiệp cũng bị tác động mạnh mẽ.
Tại Hội thảo khoa học BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam
tổ chức tại Hà Nội từ ngày 26 đến 29/02/2008, nhiều nhà khoa học trong nước và
quốc đều có chung nhận định: nếu mực nước biển dâng lên 1m sẽ làm cho 1/5 diện
tích lãnh thổ bị ngập chìm trong nước, khoảng 22 triệu người dân sẽ bị mất nhà cửa
và đất đai canh tác. Riêng vùng ĐBSCL, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2 m đến
0,6 m sẽ có 1.708 km2 đất bị ngập ảnh hưởng tới hàng chục triệu người sinh sống.
Dưới đây là tóm lược một số nhận định và kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa
học trong nước đã trình bày tại Hội thảo:
- PGS.TS Trần Thục - Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và
Môi trường cho biết: "Chỉ cần nước biển dâng lên một mét chúng ta sẽ mất đi một
diện tích đất khoảng 15.000 km2 - 20.000 km2 tại Đồng bằng sông Cửu long".
- Nhà khoa học Nguyễn Khắc Hiếu - Phó trưởng ban chỉ đạo Công ước khí
hậu và Nghị định thư Kyoto, thành viên của đoàn Việt Nam tại hội nghị Bali đã
trình bày tóm tắt một số phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam được trình bày
trong các bảng 1.1, 1.2 và 1.3.
Bảng 1.1: Thông báo Quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam (so với năm 1990)
Năm

Nhiệt độ tăng thêm (0C)

Mực nước biển tăng thêm (cm)


2010

0,3 - 0,5

9

2050

1,1 - 1,8

33

2100

1,5 - 2,5

45

Bảng 1.2: Kịch bản BĐKH các vùng của Việt Nam


14

(nhiệt độ tăng thêm 0C so với năm 1990)
Năm

Tây
Bắc


Đông
Bắc

Đồng
bằng BB

Bắc
Trung Bộ

Nam
Trung Bộ

Tây
nguyên

Nam
Bộ

2050

1,41

1,66

1,44

1,68

1,13


1,01

1,21

2100

3,49

4,38

3,71

3,88

2,77

2,39

2,80

Bảng 1.3: Kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam so với năm 1990 (cm)
Năm

2050

2100

A1F1

13,7


39,7

A2

12,5

33,1

A1B

13,3

31,5

B2

12,8

28,8

A1T

12,7

27,9

B1

13,4


26,9

Kịch bản

Tính trung bình của cả 6 kịch bản thì đến cuối thế kỷ XXI nhiệt độ trung
bình của nước ta có khả năng tăng thêm 2,8 0C, mực nước biển dâng cao thêm 37
cm. Số liệu nêu trên chưa tính đến sự tan băng mà chỉ tính đến sự dãn nở nước đại
dương. Xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam theo ông Nguyễn Khắc Hiếu : i) Nhiệt
độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam; ii) Nhiệt độ ở các vùng
ven biển tăng chậm hơn các vùng sâu hơn trong lục địa; iii) Đến cuối thế kỷ XXI
nhiệt độ trung bình của nước ta có thể tăng thêm từ 4,0 oC đến 4,5 0C theo kịch bản
cao nhất và từ 2,0 oC đến 2,2 0C theo kịch bản thấp nhất.
Cũng tại Hội thảo khoa học nói trên, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
đã đến dự và đưa ra một số định hướng sau đây về những công việc cần phải làm để
đối phó và thích ứng với tình trạng BĐKH:
- Tổng kết, rút ra các kinh nghiệm thành công và chưa thành công của cha
ông ta trong nhiều thế kỷ qua, được đẩy mạnh trong thời cận hiện đại trong việc ứng
phó với các loại “thiên tai” thường xuyên xảy ra ở các vùng đồng bằng thấp, vùng
ven biển;


15

- Xây dựng mạng lưới kênh mương rộng lớn phục vụ việc tưới và tiêu nước
cho đồng bằng;
- Gia cố hệ thống đê điều;
- Xây dựng các công trình hồ thủy điện - thủy lợi điều tiết ở thượng nguồn;
- Từng bước xây dựng tuyến đê biển từ Bắc vào Nam kết hợp xây dựng các
cống điều tiết thoát lũ và ngăn mặn ở các cửa sông;

- Xây dựng các công trình kè bờ chống sạt lở sông và biển;
- Nạo vét cửa sông, luồng vào cảng;
- Bơm thoát nước cưỡng bức đối với nạn úng, ngập sâu và ô nhiễm nặng tại
các vùng đất thấp ở đồng bằng và ven biển.
- Những công trình có quy mô lớn, xây dựng bền vững lâu dài như hệ thống
công trình “chung sống với lũ” ở đồng bằng Cửu long, tuyến đê biển Bắc-Nam cần
được hoạch định có căn cứ khoa học về tuyến, về nền móng, để những công việc
được thực hiện ngày nay còn được tiếp nối thuận lợi cho nhiều thế hệ mai sau.
Ngày 9/9/2009 Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã chính thức công bố ba kịch
bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam trong thế kỷ XXI theo các trường hợp
phát thải trung bình, thấp và cao. Theo đó, nếu thế giới phát thải ít, ý thức bảo vệ
môi trường của con người tốt thì thực tế có thể diễn ra theo kịch bản phát thải thấp.
Khi đó, nhiệt độ của năm 2100 chỉ tăng từ 1,4 oC đến 1,7 oC tùy theo từng vùng.
Tuy nhiên, nếu dân số tăng nhanh, nếu các nước tiếp tục gia tăng sự phát thải thì
kịch bản phát thải cao rất có thể sẽ trở thành hiện thực. Khi đó, nhiệt độ có thể tăng
từ 2,1 oC cho đến 3,6 oC, tức là mức tăng gấp đôi kịch bản phát thải thấp.
Kịch bản nước biển dâng cũng đã được xây dựng theo các kịch bản phát thải
thấp - trung bình - cao. Theo đó, vào giữa thế kỷ XXI, mực nước biển có thể dâng
thêm lần lượt là 28 cm – 30 cm – 33 cm và đến cuối thế kỷ XXI, mực nước biển
dâng thêm từ 65 cm - 75 cm - 100 cm so với thời kỳ 1980 - 1999.
Theo kịch bản trung bình, vào cuối thế kỷ XXI nhiệt độ trung bình năm có
thể tăng lên 2,6 oC ở Tây bắc, 2,5 oC ở Đông bắc, 2,4 oC ở ĐBBB, 2,8 oC ở Bắc
Trung bộ, 1,9 oC ở Nam Trung bộ, 1,6 oC ở Tây nguyên và 2,0 oC ở Nam bộ so với
trung bình thời kỳ 1980 - 1999. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc và Bắc Trung
bộ sẽ tăng nhanh hơn so với nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Nam. Tại mỗi vùng,
nhiệt độ mùa đông sẽ tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè. Tổng lượng mưa năm và


16


lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng của nước ta đều tăng, trong khi đó lượng
mưa mùa khô có xu hướng giảm.
Theo tính toán, nếu kịch bản trung bình xảy ra, vào giữa thế kỷ XXI mực
nước biển có thể dâng thêm khoảng 30 cm và đến cuối thế kỷ này, mực nước biển
có thể dâng thêm khoảng 75 cm so với thời kỳ 1980 - 1999. Kịch bản cũng cho biết
tại Thành phố Hồ Chí Minh nếu nước biển dâng thêm 65 cm thì phạm vi ngập là
128 km2 chiếm 6 % diện tích; dâng 75 cm ngập 204 km 2 chiếm 10 % và nếu dâng
100 cm thì diện tích ngập lên tới 473 km 2, chiếm 23 % diện tích thành phố. Tại
ĐBSCL nếu nước biển dâng 65 cm thì diện tích ngập là 5.133 km 2, chiếm 12,8 %;
nếu dâng 75 cm, ngập 7.580 km2, chiếm 19 %; dâng 100 cm thì diện tích ngập là
15.116 km2, chiếm 37,8 % diện tích vùng đồng bằng.
1.2.2. Một số công trình khoa học đã nghiên cứu có liên quan đến tiêu nước và
biến đổi khí hậu ở Việt Nam
1) Nghiên cứu Biến đổi khí hậu Châu Á: Báo cáo của Việt Nam (ADB, 1994)
[43] do Viện Quy hoạch Thủy lợi chủ trì thực hiện, được tài trợ từ Ngân hàng phát
triển Châu Á. Tham gia cùng thực hiện nghiên cứu còn có các chuyên gia nghiên
cứu từ 10 cơ quan nghiên cứu Việt Nam như Viện Khí tượng Thủy văn, Trường Đại
học Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy lợi, Trường Đại học Tổng hợp. Nghiên cứu
cũng nhận được tư vấn trực tiếp từ IPCC và các chương trình của Liên hợp quốc
như UNEP, UNDP, UN/ESCAP, UNCRD, WB. Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào
hai lưu vực sông Hồng - Thái Bình và sông Cửu Long, gồm có i) Tác động của biến
đổi khí hậu đối với các điều kiện tự nhiên và xã hội ở Việt nam, ii) Các lựa chọn
chính sách đối phó với biến đổi khí hậu, iii) Chiến lược ứng phó của quốc gia.
Tác động của biến đổi khí hậu được xem xét và đánh giá định lượng tương
đối chi tiết, cụ thể cho nông nghiệp, tài nguyên nước, hệ sinh thái ngập mặn, lâm
nghiệp, hệ thống năng lượng, sức khỏe cộng đồng và cơ sở hạ tầng. Kết quả nghiên
cứu đã đề xuất các chính sách đối phó với biến đổi khí hậu bao gồm các giải pháp:
i) Thích ứng; ii) Kiểm kê phát thải khí nhà kính từ các nguồn năng lượng, các hoạt
động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ; iii) Giảm thải khí nhà
kính trong các ngành công nghiệp năng lượng, xây dựng, giao thông vận tải, nông

nghiệp, lâm nghiệp.
2) Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho công ước chung của Liên hợp quốc về
biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003) [31] đã kiểm kê phát thải


17

khí nhà kính của Việt Nam năm 1994, đề xuất các phương án giảm thải khí nhà
kính. Một trong những nội dung chính của Thông báo là tính toán dự báo các tác
động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến tài nguyên nước cho 7 vùng lãnh thổ Việt
Nam dựa trên kết quả dự báo của CSIRO. Kịch bản sử dụng trong Thông báo được
phân thành hai nhóm: kịch bản về biến đổi nhiệt độ và kịch bản về biến đổi lượng
mưa. Liên quan đến lưu vực sông Hồng - Thái Bình có vùng Tây Bắc + Đông Bắc
và vùng ĐBBB. Thông báo cũng dự báo tác động của BĐKH đến các ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải. Thông báo cũng đề
xuất xây dựng hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn và tăng cường năng lực đội
ngũ cán bộ nghiên cứu.
3) Báo cáo sơ bộ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vùng hạ du và ven
biển lưu vực sông Hồng - Thái Bình (Viện Quy hoạch Thủy lợi, 2008) [47]. Kết
quả nghiên cứu đánh giá sơ bộ cho thấy BĐKH sẽ tác động rất mạnh đến toàn bộ hệ
thống lưu vực sông Hồng - Thái Bình như sau: Đến năm 2020 với mực nước biển
dâng thêm 17 cm cùng với tăng lượng mưa trên lưu vực dẫn đến hệ số tiêu trung
bình toàn vùng đạt khoảng 18 l/s/ha, diện tích bị úng khoảng 300.000 ha phân bổ ở
khu vực đồng bằng ven biển. Cũng với trường hợp mực nước biển dâng thêm 17 cm
thì tác động làm dâng mực nước lũ chỉ thể hiện rõ ở khu vực gần cửa sông (trung
bình 35 km tính từ cửa sông), hệ thống đê sông vẫn đảm bảo, riêng đê sông Trà Lý
có mực nước lũ xấp xỉ cao trình đỉnh đê cần có biện pháp nâng cao trình và củng cố
đê. Báo cáo đã đánh giá tác động đến từng vấn đề cấp nước, tiêu thoát nước, phòng
chống lũ cùng với đề xuất các giải pháp ứng phó, thích nghi. Phạm vi ngập, mức độ
ngập cũng được cung cấp qua các bản đồ.

4) Quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình
(Viện Quy hoạch Thủy lợi, 2007) [48]. Nội dung của quy hoạch này cũng đã sơ bộ
đánh giá tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến vùng hạ lưu và vùng ven biển
lưu vực sông Hồng - Thái Bình. Tác động cụ thể đến các hoạt động cấp nước, tiêu
thoát nước và phòng chống lũ đã được sơ bộ định lượng cùng với đề xuất và tính
toán các giải pháp thích nghi. Tuy vậy do hạn chế về thời gian cũng như điều kiện
số liệu nên các tác động mới chỉ dừng ở mức đánh giá sơ bộ.
5) Chiến lược phát triển thuỷ lợi đến năm 2020 (Viện Quy hoạch Thủy lợi, 2005)
[45] cũng đã xem xét đến tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên do điều
kiện thời gian và kinh phí có hạn nên bản Chiến lược này chưa xem xét được toàn


18

diện các yếu tố biến đổi khí hậu có ảnh hưởng tới phát triển thuỷ lợi, cũng như chưa
tính toán được đầy đủ các giải pháp cần có để phòng chống các ảnh hưởng này.
6) Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để phát triển bền vững
lưu vực sông Hồng (Viện Quy hoạch Thủy lợi, 2008) [53]. Mục tiêu và kết quả
nghiên cứu của đề tài này là tìm giải pháp phân bổ tối ưu nguồn nước lưu vực sông
Hồng đến năm 2020 đảm bảo hiệu quả sử dụng nước và đáp ứng tốt điều kiện môi
trường nguồn nước lưu vực sông. Phương án vận hành điều tiết hệ thống công trình
thủy lợi được xác định trên cơ sở tính toán tối ưu hiệu ích kinh tế các ngành sử dụng
nước (các mục tiêu sử dụng nước như cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,
công nghiệp, sinh hoạt, phát điện…). Kết quả nghiên cứu đã xác định phương án
chuyển nước từ dòng chính sông Hồng bổ sung nước làm giảm thiểu ô nhiễm nguồn
nước cho lưu vực sông Nhuệ - Đáy (là lưu vực sông ô nhiễm rất trầm trọng hiện
nay). Đề tài đã triển khai ứng dụng công nghệ GAMS để giải quyết bài toán tối ưu
phi tuyến vận hành hệ thống công trình phân bổ nguồn nước cho các mục tiêu sử
dụng nước trên lưu vực sông, mô hình toán sinh thái nguồn nước ECOLab mô
phỏng hệ môi trường sinh thái, ô nhiễm kim loại nặng trong nguồn nước lưu vực

sông. GAMS và ECOLab là những công nghệ tiên tiến hiện nay trên thế giới, Viện
Quy hoạch Thủy lợi là tổ chức nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tiếp nhận chuyển
giao và triển khai đưa vào ứng dụng thành công ở Việt Nam).
7) Dự án rà soát quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Nhuệ (Viện Quy hoạch Thủy
lợi, 2007) [50]. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất phương án quy hoạch đảm bảo: i)
cấp đủ nước cho các hoạt động sử dụng nước, ii) cải thiện chất lượng nguồn nước
theo tiêu chuẩn Việt Nam, iii) tiêu úng cho lưu vực sông Nhuệ thông qua các biện
pháp công trình như xây dựng trạm bơm Yên Nghĩa, nâng cấp mở rộng cống Liên
Mạc, vận hành các cống Hà Đông, Đồng Quan, Nhật Tựu, Lương Cổ, Tắc Giang
kết hợp với nạo vét lòng dẫn sông Nhuệ và các kênh nhánh, iv) cấp đủ nước và duy
trì dòng chảy môi trường chảy liên tục trong mùa khô về hạ lưu cống Lương Cổ với
lưu lượng từ 5 - 8m3/s, cấp lưu lượng 5m3/s qua trạm bơm Thụy Phương vào sông
Tô Lịch giúp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước đoạn sông Tô Lịch chảy trong nội
thành Hà Nội, v) đề xuất phương án đóng cống Thanh Liệt chuyển toàn bộ nước
thải Hà Nội ra sông Hồng qua trạm bơm Yên Sở vào mùa khô.
8) Nghiên cứu xây dựng quy trình vận hành hệ thống liên hồ chứa Hòa Bình,
Thác Bà, Tuyên Quang phục vụ cấp nước trong mùa cạn cho hạ du lưu vực
sông Hồng-Thái Bình (Viện Quy hoạch Thủy lợi, 2007) [51]. Sản phẩm của quy


19

trình là đảm bảo vận hành hệ thống liên hồ chứa lớn Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên
Quang và hệ thống công trình khai thác nguồn nước vùng hạ du lưu vực sông Hồng
- Thái Bình phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản,
giao thông thủy và yêu cầu môi trường chất lượng nước. Nghiên cứu đã ứng dụng
công nghệ GAMS giải quyết bài toán tối ưu phi tuyến vận hành hệ thống công trình
phân bổ nguồn nước cho các mục tiêu sử dụng nước trên lưu vực sông Hồng - Thái
Bình, đảm bảo mục tiêu cấp nước cho các ngành sử dụng nước đồng thời tối ưu
lượng điện pháp trên toàn hệ thống liên hồ chứa đa mục tiêu.

9) Quy hoạch thủy lợi vùng duyên hải ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung bộ [49] do
Viện Quy hoạch Thủy lợi và Trường Đại học Thủy lợi thực hiện năm 2007 có sự
phối hợp của Viện Kinh tế Quy hoạch Thủy sản. Mục tiêu và sản phẩm chính là giải
quyết vấn đề cấp nước, tiêu thoát nước, phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai đáp
ứng quá trình phát triển của vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế. Kết
quả tính toán dự báo cho thấy đến năm 2020 hệ thống thủy nông Nam Thái Bình sẽ
không đảm bảo cấp đủ nước cho 18.000 ha đất canh tác của huyện Tiền Hải còn ở
huyện Thái Thụy thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Thái Bình sẽ có gần 6.000 ha không
có công trình tiêu. Tại tỉnh Ninh Bình, hệ thống đê sông đều có cao trình thấp, mặt
đê nhỏ, chưa đảm bảo yêu cầu chống lũ kết hợp triểu dâng, hệ thống đê biển Bình
Minh có nhiều vị trí xung yếu chưa có kè bảo vệ, một số kè và cống đã có thì bị bị
hỏng. Phương án quy hoạch đề xuất giải pháp đảm bảo cấp đủ nước cho toàn vùng,
đảm bảo tiêu thoát và yêu cầu phòng chống lũ bão đến năm 2020.
10) Dự án Quy hoạch phòng chống lũ đồng bằng sông Hồng (Viện Quy hoạch
Thủy lợi, 2000) [44]. Giải pháp phòng chống lũ đề xuất cho đồng ĐBSH bao gồm:
i) Các phương án hồ chứa cắt lũ thượng nguồn, công trình vận hành chống lũ hạ du;
ii) Xác định nhiệm vụ phòng chống lũ cho các hồ chứa lớn như Hòa Bình, Thác Bà,
Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu; iii) Xác định hiệu quả các công trình khống chế
dòng chảy lũ như cống sông Đào, âu Quần Liêu, các đập Đò Hàn, Sông Hóa cũng
như các khu phân lũ chậm lũ lớn trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình.
11) Đề tài khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu đề xuất quy hoạch và giải pháp nâng
cấp các hệ thống thủy lợi vùng ven biển Đồng bằng Sông Hồng nhằm thích ứng
với biến đổi khí hậu [54] do Viện Quy hoạch Thủy lợi chủ trì thực hiện từ năm
2009. Dự kiến đề tài sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010 với kết quả đạt được như
sau: i) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nước biển dâng do BĐKH đến tiêu thoát


20

nước vùng ĐBSH; ii) Đề xuất được quy hoạch và giải pháp nâng cấp các hệ thống

thủy lợi vùng ven biển ĐBSH nhằm thích ứng với BĐKH.
12) Đề tài khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hoá và đô
thị hoá đến hệ số tiêu vùng Đồng bằng Bắc Bộ [39] do Trung tâm Khoa học và
Triển khai kỹ thuật thủy lợi thuộc trường Đại học Thủy lợi chủ trì thực hiện từ năm
2008, dự kiến kết thúc trong năm 2010 với kết quả đạt được như sau: i) Xác định
được mức độ ảnh hưởng của công nghiệp hoá và đô thị hoá đến hệ số tiêu vùng
ĐBBB; ii) Đề xuất được phương pháp tính toán hệ số tiêu có xét đến ảnh hưởng của
công nghiệp hoá và đô thị hoá; giải pháp điều chỉnh quy hoạch tiêu và giải pháp
công trình thủy lợi phù hợp với phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá vùng ĐBBB.
13) Đề tài khoa học: Nghiên cứu chỉnh sửa tiêu chuẩn thiết kế công trình thủy
lợi áp dụng cho vùng Đồng bằng sông Hồng thuộc dự án Thủy lợi sông Hồng
giai đoạn 2 (ADB3) [28]. Đây là đề tài khoa học do PGS.TS. Lê Quang Vinh làm
chủ nhiệm, Hội Thủy lợi chủ trì có sự tham gia của các chuyên gia của Trường Đại
học Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Viện Quy hoạch Thủy lợi và Hội
Tưới tiêu Việt Nam. Kinh phí thực hiện do ADB và Chính phủ Hà Lan tài trợ. Thời
gian thực hiện hoàn thành trong năm 2009. Mục tiêu của đề tài là:
1) Đánh giá hoạt động và vận hành các công trình thủy lợi trên lưu vực sông
Hồng dưới tác động của các nhân tố: i) sự phát triển kinh tế- xã hội (tác động của
công nghiệp hóa và đô thị hóa, yêu cầu nước cho các hoạt động phát triển kinh tếxã hội); ii) sự thay đổi khí hậu toàn cầu;
2) Đề xuất chỉnh sửa và biên soạn tiêu chuẩn thiết kế công trình thủy lợi (tập
trung vào các chỉ tiêu cấp nước và tiêu nước) tại lưu vực sông Hồng phục vụ các dự
án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi bằng nguồn vốn của ADB.
14) Bộ Nông nghiệp và PTNT với sự hỗ trợ của Cơ quan Liên hợp quốc đã xây
dựng một chương trình đối phó với tình trạng lũ, ngập lụt ở ĐBSCL bao gồm các
khoản đầu tư để xây hệ thống thoát nước, hệ thống đê, kênh mương xung quang các
khu dân cư cùng với việc phục hồi các khu rừng ngập mặn ven biển với tổng chi phí
khoảng 1,6 tỉ USD cho giai đoạn 2006-2010 và khoảng 1,3 tỉ USD cho giai đoạn
2010-2020.
1.2.3. Nhận xét và đánh giá chung về các công trình khoa học đã công bố có
liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam



21

Tương tự với tình hình chung của thế giới, hầu hết các công trình khoa học
đã công bố rộng rãi ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào dự báo các kịch bản BĐKH
toàn cầu và nước biển dâng. Hầu hết các công trình đều sử dụng dự báo của IPCC,
UNDP, WB có đề cập đến vùng Nam Á, Đông Nam Á và Việt Nam nhưng ở mức
độ sơ bộ trên phạm vi rộng. Khái quát về các công trình khoa học công nghệ liên
quan đến giải pháp hạn chế và thích ứng với BĐKH toàn cầu đã công bố ở nước ta
trong thời gian qua cho thấy những vấn đề sau đây có liên quan đến đề tài này vẫn
chưa được nghiên cứu giải quyết:
- Chưa nghiên cứu chi tiết đến diễn biến điều kiện khí tượng thủy văn, đặc
biệt là diễn biến dòng chảy các lưu vực sông ở Việt Nam trong đó có lưu vực sông
Hồng – sông Thái Bình;
- Chưa nghiên cứu chi tiết đến diễn biến chế độ dòng chảy vùng cửa sông
ven biển (chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều) cho các lưu vực sông ở Việt Nam
trong đó có lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình;
- Chưa nghiên cứu chi tiết biến đổi khí hậu tác động cụ thể đến thay đổi nhu
cầu tiêu thoát nước do tăng lượng mưa các trận mưa trong mùa mưa;
- Chưa có nghiên cứu, tính toán chi tiết thay đổi chế độ thủy động lực dòng
chảy cho phạm vi vùng tác động đến hệ thống tiêu thoát nước, hệ thống công trình
phòng chống thiên tai;
- Chưa có công trình khoa học nào công bố về kết quả nghiên cứu liên quan
đến biến đổi của nhu cầu tiêu nước và biện pháp tiêu thoát nước cho các hệ thống
thủy lợi nói chung và Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình nói riêng dưới tác động
của BĐKH toàn cầu.
1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Biến đổi khí hậu toàn cầu đang là mối đe doạ hiện hữu đối với mọi quốc gia
trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các công trình khoa học ở trong nước và thế

giới trong những năm qua mới chỉ tập trung xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu,
tìm kiếm các giải pháp hạn chế tình trạng xấu đi của khí hậu toàn cầu cũng như các
giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Có rất ít tác giả và công trình khoa
học đã công bố kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến từng lĩnh
vực cụ thể. Về lĩnh vực Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước, cho đến nay vẫn
chưa phát hiện thấy công trình khoa học nào ở trong nước và thế giới đã công bố
liên quan đến vấn đề biến đổi của hệ số tiêu và yêu cầu tiêu nước cho các hệ thống


22

thủy lợi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đây là cơ sở quan
trọng để hình thành đề tài luận án“Nghiên cứu sự biến đổi của nhu cầu tiêu và biện
pháp tiêu nước cho hệ thống thủy nông Nam Thái Bình có xét đến ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu toàn cầu”.

Chương 2
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA CHÚNG ĐẾN TIÊU THOÁT NƯỚC


23

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG
Vùng đồng bằng Bắc Bộ (còn gọi là vùng đồng bằng sông Hồng) nhìn tổng
thể có dạng tam giác với đỉnh là thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ còn đáy là đường
bờ biển kéo dài từ thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh đến cực nam huyện Kim
Sơn tỉnh Ninh Bình. Năm 1980 Vụ Nông lâm thuộc Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
(nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã chia cả nước thành 7 vùng nông nghiệp trong đó
có một vùng mang tên đồng bằng Bắc Bộ với địa giới hành chính gồm 10 tỉnh và

thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà
Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Theo cách phân vùng này thì một phần
diện tích đồi núi của Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải
Dương và Hà Nam vẫn được xếp vào vùng đồng bằng sông Hồng trong khi phần
phía nam của tỉnh Quảng Ninh là một bộ phận của vùng ĐBSH lại không được đưa
vào. Tính đến năm 2008 vùng ĐBBB có tổng diện tích tự nhiên 1.486.250 ha trong
đó khoảng trên 760.000 ha là đất nông nghiệp, dân số trên 18,6 triệu người.
Đồng bằng Bắc Bộ được tạo thành do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống
sông Hồng và sông Thái Bình, chênh lệch về cao độ giữa các khu vực không nhiều.
Phần lớn vùng đồng bằng có cao độ từ 0,4 m đến 12,0 m trong đó dưới 4,0 m chiếm
tới 55,8% (bảng 2.1). Các khu vực trũng thấp chiếm tỷ lệ lớn thường tập trung ven
sông suối nơi có cao độ tự nhiên thấp hơn mực nước sông trong mùa mưa lũ nên
không có khả năng tự tiêu thoát mà phải dựa vào biện pháp tiêu bằng động lực.
Bảng 2.1: Phân bố diện tích vùng đồng bằng Bắc Bộ theo cao độ
Cao độ (m)
< 1,0
1,0 – 2,0
2,0 – 3,0
3,0 – 4,0
4,0 – 5,0

Diện tích (ha) Tỷ lệ % Cao độ (m) Diện tích (ha)
300.343
20,21 5,0 – 6,0
19.680
279.300
18,79 6,0 – 7,0
41.160
134.260
9,03 7,0 – 8,0

14.700
115.420
7,77 8,0 – 9,0
15.680
41.300
2,78
>9,0
524.407

Tỷ lệ %
1,32
2,77
0,99
1,06
35,28

Do có địa hình bằng phẳng và trũng thấp nên vệc cấp thoát nước ở ĐBBB
chủ yếu dựa vào biện pháp công trình thích hợp. Trong mùa mưa toàn bộ vùng châu
thổ thường xuyên bị đe doạ bởi lũ lụt và bão mạnh, là nguy cơ đe doạ môi trường
chủ yếu từ xưa tới nay. Mặt khác, dao động về độ cao mặt đất nói chung và mặt
ruộng nói riêng ở vùng đồng bằng tuy nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến chế
độ canh tác và biện pháp tiêu thoát nước. Trong phạm vi một địa phương hay một
khu vực nhỏ, chênh lệch cao độ mặt đất chỉ một vài mét cũng làm thay đổi chế độ
sản xuất cũng như giải pháp công trình tiêu thoát nước.


24

Trải qua nhiều thế kỷ chống chọi với thiên nhiên, nhân dân vùng đồng bằng
đã xây dựng được hệ thống đê điều và bờ vùng nhân tạo dầy đặc cùng hàng ngàn

công trình thủy lợi phục vụ yêu cầu chống lũ, tưới, tiêu, cải tạo đất… Các công
trình thủy lợi như hồ, đập, trạm bơm, cống cùng với mạng lưới kênh mương, công
trình trên kênh, đường xá, đê điều, bờ bao, bờ vùng v.v… đã tạo thành hệ thống
công trình thủy lợi (còn gọi là hệ thống thủy lợi hay hệ thống thủy nông). Các hệ
thống thủy lợi được xây dựng cùng với nhiều yếu tố tự nhiên khác như sông, ngòi
đã chia cắt vùng đồng bằng thành những khu vực độc lập hoặc tương đối độc lập,
được gọi là vùng thủy lợi. Hiện nay vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã hình thành 22 vùng
thủy lợi có quy mô rất khác nhau. Trong số 22 vùng nói trên, có vùng được chia nhỏ
thành nhiều hệ thống thủy lợi, có vùng được tổ chức thành một hệ thống thủy lợi.
Mỗi hệ thống thủy lợi do một hoặc nhiều doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi
quản lý. Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình là một trong số 22 vùng thủy lợi của
Đồng bằng Bắc Bộ. Do có địa hình trũng thấp, bị chia cắt mạnh bởi mạng lưới sông
ngòi dầy đặc cùng với đặc điểm hình thành, quá trình cải tạo nâng cấp cũng như
quản lý khai thác mà phần lớn các công trình trong hệ thống thủy lợi không hoạt
động độc lập mà giữa chúng đều có các mối quan hệ qua lại, liên thông và ảnh
hưởng lẫn nhau. Thực tế hầu như không có sự phân chia rõ ràng lưu vực tiêu của
các công trình tiêu đầu mối (cống tiêu tự chảy và trạm bơm tiêu) cũng như của các
kênh và công trình trên hệ thống tiêu.
Vùng đồng bằng Bắc Bộ có tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra sôi
động vào bậc nhất nước. Diện tích đất nông nghiệp, hồ ao và khu trũng có khả năng
trữ và điều tiết nước mưa ngày một thu hẹp nên yêu cầu tiêu nước ngày một căng
thẳng hơn.
Đồng bằng Bắc Bộ là khu vực có hệ thống thủy lợi được xây dựng tương đối
hoàn chỉnh và đồng bộ nhất nước. Tuy nhiên, hầu hết các công trình giữ vị trí then
chốt trong các hệ thống thủy lợi đều có thời gian phục vụ dài từ trên 30 năm thậm
chí tới trên 100 năm nên đã bị xuống cấp rất nghiêm trọng. Mặt khác các công trình
này được tính toán thiết kế trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, nhu cầu cấp
nước và thoát nước chưa cao và căng thẳng như bây giờ, bởi vậy chúng không đáp
ứng được yêu cầu của thực tiễn.
2.2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

2.2.1. Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng
Các trạm đo khí tượng và đo mưa ở ĐBBB phân bố tương đối đều. Một số
trạm được thiết lập từ rất sớm như Láng (1886), Sơn Tây (1933), Hà Đông (1936),
Hải Dương (1929), Hưng Yên (1922), Phù Liễn (1904), Thái Bình (1933)... Tuy


25

nhiên do chiến tranh nên thời gian quan trắc của các trạm đều không liên tục, phần
lớn bị gián đoạn từ năm 1947 đến 1956 hoặc 1957. Sau hòa bình lập lại các trạm đo
khí tượng và đo mưa được quan trắc khá đầy đủ và liên tục từ 1956 tới nay. Để
phục vụ cho nghiên cứu, luận án đã sử dụng tài liệu của các trạm Sơn Tây, Láng,
Hà Đông, Hưng Yên, Hải Dương, Phù Liễn, Thái Bình, Văn Lý, Nam Định, Phủ
Lý, Nho Quan, Ninh Bình. Vị trí các trạm quan trắc khí tượng xem hình 2.2.
2.2.2. Biến đổi về nhiệt độ
Chỉ trong vòng gần nửa thế kỷ, từ năm 1960 đến nay, nhiệt độ trung bình
năm của toàn vùng ĐBBB đã tăng từ 0,4 0C đến 0,6 0C, số đợt không khí lạnh giảm
hẳn từ trung bình mỗi năm đón nhận 29 đợt không khí lạnh trong thập niên 19711990 xuống còn 24 đợt mỗi năm trong thập kỷ 1991-2000, đặc biệt trong các năm
từ 1994 - 2008 chỉ còn 15 đợt đến 16 đợt rét mỗi năm.
Bảng 2.2: Nhiệt độ trung bình năm của một số trạm khí tượng
Nhiệt độ trung bình năm theo thời kỳ (oC)
TT
Trạm đo
1961-1970 1971-1980 1981-1990 1991-2000 2001-2008
1 Láng (Hà Nội)
23,5
23,5
23,6
24,1
24,4

2 Nam Định
23,4
23,4
23,4
24,0
24,0
3 Thái Bình
23,3
23,3
23,2
23,3
23,5

Hình 2.1: Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm tại trạm Láng


×