Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ ĐẢNG bộ VĨNH LINH LÃNH đạo QUÂN dân địa PHƯƠNG ĐÁNH THẮNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI của đế QUỐC mỹ lần THỨ NHẤT (1965 1968)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.17 KB, 109 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỒNG XUÂN QUÁCH

ĐẢNG BỘ VĨNH LINH LÃNH ĐẠO QUÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG
ĐÁNH THẮNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI
CỦA ĐẾ QUỐC MỸ LẦN THỨ NHẤT (1965-1968)

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản
Mã số

: 5.03.16

Luận án phó tiến sĩ khoa học lịch sử

Người hướng dẫn khoa học: PGS Sử học Nguyễn Đình Ước
PTS Sử học Nguyễn Quý

HÀ NỘI - 1996


MỤC LỤC

Tran

PHẦN MỞ ĐẦU

g
1


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4

2

Tình hình nghiên cứu đề tài

5

3

Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

7

4

Các nguồn tư liệu

8

5

Phương pháp nghiên cứu

9

6


Kết cấu của luận án

9

Chương I: VĨNH LINH TRƯỚC CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI
CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1954-1964)

1

Đảng bộ Vĩnh Linh lãnh đạo khôi phục xây dựng kinh tế - xã hội và

10

đấu tranh thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954-1964)
2

Tình hình Đảng bộ Vĩnh Linh trước khi có cuộc chiến tranh phá

24

hoại của đế quốc Mỹ
Chương II: ĐẢNG VĨNH LINH LÃNH ĐẠO TOÀN DÂN CHIẾN ĐẤU
XÂY DỰNG VÀ CHI VIỆN CHO TIỀN TUYẾN MIỀN NAM (1965-1968)

1

Lãnh đạo quân dân đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế

30


quốc Mỹ và làm tốt việc phòng không nhân dân
2

Đảng bộ lãnh đạo duy trì sản xuất, đảm bảo đời sống cho nhân dân

66

chiến đấu lâu dài, bề bỉ
3

Làm tròn nghĩa vụ hậu phương trực tiếp đối với tiền tuyến
Chương III: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ LÃNH ĐẠO
CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA ĐẢNG BỘ VĨNH LINH

71


1

Phát động và tổ chức toàn dân đứng lên đánh giặc bảo vệ quê

87

hương
2

Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh làm tốt vai trò

95


nòng cốt của chiến tranh nhân dân địa phương
3

Xây dựng Đảng bộ vững mạnh luôn xứng đáng là Bộ Tham mưu

102

của chiến tranh nhân dân
4

Xử lý đúng đắn các mối quan hệ trong quá trình lãnh đạo chỉ đạo

109

chiến đấu, xây dựng và chi viện
KẾT LUẬN

118

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

123

PHỤ BẢN

140


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ
Chí Minh, quân và dân miền Bắc đã chiến đấu kiên cường đánh thắng chiến tranh
phá hoại tàn bạo của đế quốc Mỹ, làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với
tiền tuyến lớn.
Trong cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc,
Vĩnh Linh với đặc điểm vừa là tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa là
hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam, đã trở thành địa bàn ngăn chặn
và đánh phá ác liệt thường xuyên của địch.
Đảng bộ Vĩnh Linh đã nắm vững và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ
trương, của Trung ương Đảng, Chính phủ, phát động, tổ chức và duy trì cuộc chiến
tranh nhân dân địa phương phát triển cao, cùng với miền Bắc đánh thắng chiến
tranh phá hoại của địch.
Từ cuộc chiến đấu mảnh đất Vĩnh Linh kiên cường, bất khuất, Đảng bộ đã rút
ra được kinh nghiệm về lãnh đạo cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện rất bổ
ích góp phần làm phong phú kho tàng kinh nghiệm lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ
Vĩnh Linh có ý nghĩa thực tiễn và lý luận nhằm vận dụng nó vào nhiệm vụ hiện nay là
xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngày nay, những kinh
nghiệm của Vĩnh Linh trong những năm chiến tranh vẫn còn rất bổ ích, nhằm
chuẩn bị thiết thực trong thời bình những nhân tố để khi có chiến tranh thì phát huy
được sức mạnh của quân dân, chủ động đánh thắng kẻ thù, biến từng địa phương
thành khu vực phòng thủ vững chắc của thế trận chiến tranh nhân dân của cả nước.
Với lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu này làm luận án phó tiến sĩ sử học.


Để giới hạn phạm vi nghiên cứu, nhằm tập trung và đi sâu vào đối tượng,
chúng tôi nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Linh trong thời kỳ chống
chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968).
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Chủ đề Đảng bộ Vĩnh Linh lãnh đạo nhân dân đánh thắng chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ (1965-1968), đã có nhiều tác giả đề cập đến ở các công trình
với nhiều mức độ khác nhau:
Một số tác phẩm lịch sử gián tiếp như chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến
tranh phá hoại, tập I và II, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân (Nxb QĐND) Hà Nội
(H) 1995; Lịch sử kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954-1975) tập II Nxb
CTQG.H. 1995; Tổng kết cuộc kháng chiến chống mỹ cưú nước. Thắng lợi và bài
học Nxb CTQG.H. 1995; Kiên quyết tiến lên đánh bại hoàn toàn chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ của Văn Tiến Dũng, Tạp chí Quân đội nhân dân, 4-1968; Mấy
thu hoạch về quan điểm chiến tranh nhân dân trong điều kiện mới của Lê Quang
Hoà Tạp chí quân đội nhân dân, số 3-1965; Bài giảng về đường lối quân sự của Võ
Nguyên Giáp, Viện khoa học quân sự 1974. Các tác phẩm trên đã trình bày rõ
những nội dung quan điểm cơ bản về chiến tranh nhân dân ở nước ta, trình bày
những âm mưu thủ đoạn đánh phá của đế quốc Mỹ đối với nước ta và ở miền Bắc.
Những tác phẩm đó có nhiều tư liệu về cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, nhiều
nội dung có tính lý luận nhưng còn ít đề cập đến cụ thể. Một số tác phẩm lịch sử
trực tiếp đi vào Vĩnh Linh như: sơ thảo lịch sử Đảng huyện Bến Hải (1930-1975),
1994; Mấy kinh nghiệm công tác quân sự địa phương ở Quân khu 4, Nxb Quân đội
nhân dân.H. 1971 của Lê Quang Hoà; Các báo cáo tổng kết về chiến tranh nhân
dân chống chiến tranh phá hoại của Vĩnh Linh và Quân khu 4 thời kỳ 1965-1968;
Vĩnh Linh chiến đấu và chiến thắng của Hồ Sĩ Thản, Tạp chí Quân đội nhân dân 41965… đã khái quát được quá trình chiến đấu và lao động sản xuất cũng như làm
nhiệm vụ hậu phương trực tiếp của tiền tuyến. Tuy có nhiều tư liệu về Vĩnh Linh,
nhưng nội dung còn dàn đều mang tính tổng kết và biên niên lịch sử. Một số tác
phẩm văn học trực tiếp viết về cuộc chiến tranh ở Vĩnh Linh thời kỳ này như:


Ký sự miền đất lửa của Vũ Kỳ Lân và Nguyễn Sinh, Nxb Tác phẩm mới.H.
1978; Giọng nói trong nhà (1973); Tiếng hát tuyến đầu (1967); Đôi bờ (1965);
Người Vân Kiều (1966) của Ty Văn hoá - Thông tin Vĩnh Linh. Các tác phẩm này
đã đi vào từng mặt của chiến tranh và lao động của nhân dân Vĩnh Linh.

Đó là nguồn tài liệu có giá trị bổ trợ cho tác giả đi sâu và nghiên cứu đề tài.
Đến này chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập sâu và tập trung vào sự
lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Linh chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ lần
thứ nhất (1965-1968).
3. Mục đích nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của luận án: Trình bày sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Linh, lãnh
đạo quân, dân địa phương đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại.
Nhiệm vụ của luận án
- Trình bày khái quát tình hình Vĩnh Linh trước cuộc chiến tranh phá hoại
(1954-1964).
- Trình bày những chủ trương, biện pháp và những kết quả của Đảng bộ
trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuộc chiến tranh (1965-1968).
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ chống chiến
tranh phá hoại.
Đóng góp của luận án
- Giúp người đọc có điều kiện nắm được quá trình cuộc chiến tranh đầy khó
khăn quyết liệt và tinh thần anh dũng, bất khuất của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh
Linh trong cuộc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965-1968).
- Làm rõ những kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Linh, vận
dụng sáng tạo những chủ trương của Trung ương vào hoàn cảnh cụ thể của địa
phương mình, góp phần làm phong phú kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh nhân dân
của Đảng.
- Cung cấp một số tư liệu mới và góp phần giáo dục truyền thống yêu nước,
tinh thần quật cường của nhân dân nhất là đối với thế hệ trẻ.


4. Nguồn tư liệu
- Các tác phẩm Mác- Ăngghen-Lênin về chiến tranh và hậu phương chiến tranh.
- Các bài viết, nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh có liên quan đến đề tài.
- Các văn kiện của Đảng, Chính phủ, các ngành, Quân khu 4 và Vĩnh Linh,

các văn bản baó cáo tổng kết… có liên quan đến đề tài.
- Các báo xuất bản thời kỳ 1954-1975, chủ yếu thời kỳ 1965-1968 và hiện
nay như: Nhân dân, Quân đội, Quân khu 4, Quảng Trị.
- Các tạp chí lãnh đạo: Lịch sử Đảng; xây dựng dân tộc; lịch sử quân sự,
Quân sự nước ngoài.
Các văn bản của Trương ương, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng bàn về Vĩnh Linh
và tư liệu của đối phương đã công bố và còn lưu trữ ở cơ quan Trung ương, địa
phương.
Một số luận văn tốt nghiệp đại học của khoa sử trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội và Viện lịch sử Đảng viết về Quảng Bình-Vĩnh Linh.
Gặp gỡ khai thác một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy chiến đấu công tác tại Vĩnh
Linh thời kỳ 1965-1968 và hiện nay.
Trong quá trình khai thác tư liệu trên, luôn so sánh, đánh giá, xác minh chính
xác để sử dụng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu lầ phương pháp lịch
sử kết hợp với phương pháp lôgíc; sử dụng phương pháp so sánh, phân tích và tổng
hợp; phương pháp giám định kết luận trên cơ sở phát huy tư duy độc lập của tác
giả.
6. Kết cấu luận án
Luận án ngoài phần mở đầu và kết luật gồm 3 chương 8 tiết, tài liệu tham
khảo và vụ bản.
Chương I
VĨNH LINH TRƯỚC CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI
CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1954-1964)


1. Đảng bộ Vĩnh Linh lãnh đạo khôi phục, xây dựng kinh tế - xã hội và
đấu tranh thực hiện Hiệp địch Giơ-ne-vơ (1954-1964)
Vĩnh Linh là một huyện của tỉnh Quảng Trị, hình thành năm 1065. Từ khi có

Hiệp định Giơ-ne-vơ (ngày 20-7-1954) lập lại hoà bình ở Việt Nam, Lào và CămPu-Chia, nước ta tạm chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 (sông bến Hải chạy ngang
qua Vĩnh Linh) làm đường ra giới quân sự tạm thời. Từ đó phần lớn đất đai Vĩnh
linh (820km2) và dân cư (44.700 người) được giải phóng. Còn toàn bộ xã Vĩnh
Liêm, một phần xã Vĩnh Sơn (số dân: 13.267 người) ở bờ Nam sông Bến Hải thuộc
về huyện Gio Linh, Quảng Trị [60:127, 128}. Đến năm 1955 khu vực Vĩnh Linh
được thành lập trực thuộc Trung ương.
Vĩnh Linh nằm giữa kinh độ 106035' và 107007' đông, từ vĩ độ 16054' đến
17010 ' bắc, Vĩnh Linh có bờ biển dài 24km, có biên giới giáp Lào dài gần 20km, có
giới tuyến quân sự tạm thời (từ biên giới Việt - Lào đến Cửa Tùng) dài 62km. Sông
núi chiếm trên 30% diện tích và chia cắt địa phương ra 3 vùng: rừng núi, đồng bằng
và ven biển. Dân số năm 1966 là trên 50.000 người, nhưng bố trí không đều. Vùng
đồng bằng, vùng ven biển tập trung đông dân cư. Ngược lại, miền Tây, núi rừng
rộng lớn, người ở thưa thớt.
Trong lịch sử đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh giai cấp, nhân dân Vĩnh
Linh đã xây dựng được truyền thống vẻ vang. Ở đây, hạn, úng, lụt, bão, chua, mặn
và gió nóng tây nam là "bảy nạn bát quái" thường xảy ra uy hiếp, gây cho nhân dân
Vĩnh Linh không ít khó khăn. Sống trong hoàn cảnh đó, nhân dân Vĩnh Linh đã rèn
luyện cho mình có ý chí đấu tranh bền bỉ, kiên cường. Cũng ở nơi đây, từ trước tới
nay, hễ mỗi lần Tổ quốc bị giặc ngoài xâm lấn Vĩnh Linh có thêm những trang sử
mới nói lên lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân mình. Từ năm 1931, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phong trào đấu tranh ở Vĩnh Linh phát triển mạnh
mẽ, rộng khắp. Ngày 23/8/1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Vĩnh Linh
đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi và tiếp đó cùng cả nước đẩy mạnh
cuộc kháng chiến góp phần đánh thắng giặc Pháp xâm lược 1946-1954.


Sau khi có Hiệp định Giơ-ne-vơ, ngày 3/8/1954, hội nghị của hai đoàn đại
biểu, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ Tổng chỉ huy quân đội
liên hiệp Pháp ở Đông Dương họp tại Trung Giã về vấn đề thành lập "Uỷ ban liên
hợp" đã xác định" Uỷ ban liên hợp có nhiệm vụ đại diện cho hai bên đặt kế hoạch

và thể thức thực hiện các điều khoản trong hiệp định, đình chỉ xung đột và kiểm tra
đôn đốc việc thực hiện kế hoạch ấy. Đồng thời, thương lượng giải quyết mọi việc
khác có liên quan đến hiệp định Giơ-ne-vơ {60:128}.
Về giới tuyến quân sự tạm thời do Hiệp định qui định từ phía Đông sang
phía Tây, từ cửa sông Bến Hải (Cửa Tùng) theo dòng sông đó (ở miền núi sông này
gọi là sông Rào Thanh) đến làng Bồ-Hồ-Sừ, biên giới Việt - Lào. ở đoạn giới tuyến
quân sự tạm thời trùng với sông Bến Hải, mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm đặt ở những
địa điểm qua lại những dấu hiệu dễ thấy bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Pháp:
"Giới tuyến quân sự tạm thời". "Ligne de démercatiom militaire". Ranh giới khu
phi quân sự là những đường hạn định khu phi quân sự ở phía Bắc và phía Nam vĩ
tuyến 17, mỗi bên xa nhất (cách vĩ tuyến 17) 5 km {60:129}.
Mỗi bên tổ chức một đội công an nhiều nhất là 100 người kể cả cán bộ, 50%
trang bị súng ngắn, mỗi súng 50 viên đạn, số còn lại 1/5 mang súng cacbin, 2/3
mang súng tiểu liên, mỗi súng 2000 viên đạn để làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật
tự và tôn trọng qui chế trong vùng của mình.
Qui định chỉ được qua lại 10 địa điểm là: Cầu Hiền Lương và 9 bến đò: Cửa
tùng-Cát Sơn, Tùng Luật-Xuân Mỵ, Phước Lý-Bạch Lộc, Chòi-Xuân Long, Hiền
Lương-Xuân Hoà, HuỳnhThượng-Võ Xá, Tiên An-Kinh Môn, Minh Hương, Hói
Cụ, Bến Tắt-Cẩm Sơn. ở những địa điểm này công an hai bên kiểm soát 24/24 giờ
trong ngày.
Hội nghị Trung Giã qui định cụ thể phương tiện đi lại, công việc tuần tra
canh gác ở vùng giới tuyến. Từ đây giới tuyến quân sự tạm thời trở thành địa danh
được cả nước quan tâm, vì nơi đó là địa đầu tiếp giáp với mảnh đất miền Nam thân
thương đang bị quân thù áp đặt ách thống trị mới.


14 giờ ngày 25/8/1954, thực dân Pháp rút khỏi Vĩnh Linh. Vĩnh Linh được
giải phóng, nhân dân phấn khởi cùng với miền Bắc, bước vào thời kỳ khôi phục
kinh tế, chuẩn bị quá độ đi lên CNXH. Ngày 2/9/1954. Huyện uỷ, uỷ ban kháng
chiến hành chính huyện tổ chức cuộc mít tinh chào mừng thắng lợi, gần 3 vạn

người tới dự. Ông Trương Đình Dương Chủ tịch uỷ bản đã kêu gọi đồng bào trong
huyện, ra sức tăng gia sản xuất, tiết kiệm nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến
tranh, sớm ổn định cuộc sống, đồng thời luôn đề cao cảnh giác với mọi âm mưu thủ
đoạn của địch, nghiêm chỉnh chấp hành mọi đường lối, chủ trương của Đảng và
Chính phủ.
Ngày 30/91954, Ban chấp hành đảng bộ huyện mở hội nghị để quán triệt và
chỉ đạo thực hiện hai nhiêm vụ mà Trung ương giao cho Vĩnh Linh lúc này là: Tích
cực củng cố xây dựng Vĩnh Linh về mọi mặt; tích cực đấu tranh thực hiện Hiệp
định Giơ-ne-vơ. Hội nghị xác định Vĩnh Linh là khu vực đầu cầu giới tuyến, nơi
giáp với miền Nam. Bởi vậy, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng bộ trước mắt cần tập
trung đẩy mạnh tăng gia sản xuất, xây dựng cuộc sống, chống tư tưởng ỷ lại, trông
chờ vào sự giúp đỡ của trên và bên ngoài. Sau hội nghị, phong trào thi đua tiến
quân vào trận khai hoang, phục hoá, trồng rau màu ngắn ngày chống đói diễn ra sôi
nổi, rộng khắp. Sau khi Đảng uỷ khu vực Vĩnh Linh được thành lập, từ ngày 11 đến
ngày 15/9/1955, trong phiên họp đầu tiên của Đảng uỷ khu vực đã tập trung chỉ đạo
thực hiện kế hoạch giảm tô đợt 8 và cải cách ruộng đất đợt 5. Xuất phát từ vị trí của
địa phương, Đảng uỷ đề ra phương châm chỉ đạo: thận trọng, tích cực, hội nghị cho
rằng, làm nhanh và làm tốt cải cách ruộng đất chính là chúng ta giành được dân và
chống lại địch lợi dụng, lôi kéo dân.
Đến giữa năm 1957, cuộc vận động cải cách ruộng đất ở Vĩnh Linh cơ bản
hoàn thành. Vĩnh Linh thực hiện được khẩu hiệu "người cày có ruộng". Từ đây
người nông dân Vĩnh Linh được hoàn toàn giải phóng họ thực sự làm chủ xã hội,
làm chủ bản thân mình.
Trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất Vĩnh Linh đã phạm những sai
lầm, nhất là sai lầm "tả khuynh". Được sự chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ đã


nghiêm túc kiểm điểm những sai lầm đó, kiên quyết sửa chữa nên đã nhanh chóng
ổn định tình hình tạo được sự thống nhất tư tưởng, đoàn kết nhất trí, quần chúng
đồng tình ủng hộ và tin tưởng vào Đảng.

Thắng lợi của cải cách ruộng đất đã tạo nguồn động lực và sinh khí mới,
nhân dân Vĩnh Linh tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất hàn gắn vết
thương chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời củng cố quốc
phòng an ninh trong khu vực. Kết quả sau 3 năm (1955-1957), diện tích đất gieo
trồng toàn khu vực đạt 12.119ha, so với 1955 tăng 2.510ha, xây dựng mới 3 công
trình thuỷ lợi: Cổ Trai, Phước Lý, Bến Tám, đào, đắp được hàng trăm con mương,
con đê, con đập, với hệ thống thuỷ lợi đó đã đưa 9648 mẫu ruộng một vụ lên hai
vụ, tăng năng suất lúa tăng từ 12,38tạ/ha (1955) lên 1501tạ/ha (1957). Tổng sản
lượng lương thực đạt 14,285 tấn, bình quân 323 kg đầu người. Thắng lợi khôi phục
kinh tế đã chấm dứt được nạn đói truyền kiếp ở Vĩnh Linh.
Các ngành khác như chăn nuôi, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, giao thông vận tải đều được kiện toàn tổ chức và phát triển tăng hơn so với
năm 1955. Trong đó đàn trâu bò tăng từ 11.478 con (1955) lên 15.517 con (1957),
sản lượng đánh bắt cá tăng từ 688 tấn (1955) lên 920tấn (1957). Các ngành giáo
dục, thể thao, y tế của Vĩnh Linh cũng được phát triển. Giáo dục phổ thông năm
học 1956-1957 có 97 lớp cấp I với 4.800 học sinh, 9 lớp cấp II với 412 học sinh
{60:139}.
Để đẩy mạnh sản xuất phát triển, Đảng bộ Vĩnh Linh chỉ đạo thực hiện cuộc
vận động tổ chức lại sản xuất, đưa dần những người nông dân vào con đường làm
ăn tập thể, Đảng bộ mở lớp tập huấn cho 1.374 cán bộ các cấp toàn khu vực, tổ
chức 2087 tổ đổi công thu hút 6.888 gia đình, chiếm 87,71 số hộ nông dân ở đồng
bằng; 90 tổ gồm 320 gia đình chiếm gần 60% nông dân ở miền núi. Tháng 10/1956,
Đảng bộ chủ trương xây dựng 2 hợp tác xã thí điểm là Vĩnh Linh và Vĩnh Hoà.
Trên cơ sở Nghị quyết Trung ương lần thứ 14 khoá II (11-1958), Đảng bộ
Vĩnh Linh lãnh đạo triển khai cuộc vận động cải tạo XHCN, xây dựng kinh tế, coi
đây là một nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ này. Mục tiêu của cuộc vận động là


phấn đấu trong 3 năm (1958-1960) cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và những
người buôn bán nhỏ đưa họ vào hợp tác xã làm cho thành phần kinh tế quốc doanh,

hợp tác xã phát triển mạnh mẽ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, biến Vĩnh Linh, một vùng nghèo khó thành một vùng giàu có, thể hiện tính ưu
việt của chế độ XHCN ở miền Bắc, góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giải
phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Sau một thời gian thực hiện cải tạo XHCN, Vĩnh Linh đạt được những thành
tích trên nhiều mặt. Đại hội Đảng bộ khu vực Vĩnh Linh lần thứ nhất đã đánh giá,
trong những năm qua Đảng bộ luôn nắm vững đường lối, chủ trương, của Đảng,
xác định rõ vị trí nhiệm vụ của mình nên đã lãnh đạo nhân dân hoàn thành tốt các
nhiệm vụ, làm cho bộ mặt Vĩnh Linh thay đổi lớn, sản xuất phát triển, đời sống
nhân dân được cải thiện, đặc biệt phong trào hợp tác xã toàn khu vực. Vĩnh Linh đã
kết hợp nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất và cải tạo XHCN một cách chặt chẽ. Đại hội
cho rằng, phải chống tư tưởng tản mạn, đề cao ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm
trong công tác và lao động. Chống quan liêu và khắc phục tư tưởng bảo thủ, lề mề.
Đồng thời chống tư tưởng thoả mãn, chủ quan ỷ lại đang ngăn chặn sự phát triển
của phong trào{60:161-162}.
Sau Đại hội, Đảng bộ Vĩnh Linh đã mở các đợt giáo dục truyền thống, học
đường lối cải tạo XHCN của Đảng, thực hiện phương châm tích cực lãnh đạo, vững
bước tiến lên, qui hoạch về mọi mặt, sát với từng vùng, làm tốt, vững và gọn. Trong
xây dựng hợp tác xã, Đảng bộ tổ chức rút kinh nghiệm các hợp tác xã thí điểm,
triển khai phong trào học tập hợp tác xã Vĩnh Kim, là cờ đầu của phong trào hợp
tác hoá nông nghiệp của khu vực, Hợp tác xã Vĩnh Kim được chọn báo cáo điển
hình tại hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 16 về công tác động viên quần chúng;
công tác hoá giá trâu bò, nông cụ; công tác 3 quản: lao động, tài vụ và diện tích.
Kết thúc đợt vận động xây dựng hợp tác xã, Vĩnh Linh đã thành lập được
198 hợp tác xã bậc thấp, đạt tỷ lệ 90.36% số hộ nông dân vào hợp tác xã. Từ năm
1959, phong trào hợp tác xã ở Vĩnh Linh phát triển mạnh. Đến năm 1960, Vĩnh
Linh đã xây dựng 116 hợp tác xã bậc thấp, 33 hợp tác xã bậc cao, chiếm 94,34% số


hộ nông dân, nông nghiệp đồng bằng gồm 19.661 xã viên, 32,776 nhân khẩu với

80,5% diện tích đất trong khu vực. Đồng thời 17 hợp tác xã tín dụng (8 sơ cấp, 9
cao cấp) cũng được xây dựng gồm 8.524 xã viên với số vốn 15.327.000đ. Trong
ngư nghiệp, xây dựng được 30 hợp tác xã, bao gồm 1.061 hộ chiếm 95,2% ngư dân,
ở miền núi tổ chức được 102 tổ đổi công với 776 hộ chiếm 98,2% dân số, thành
phần tiêu thương, thủ công có 35 cơ sở với 565 hộ chiếm 80,1% trong tổng số 710
hộ, riêng Hồ Xá có 21 cơ sở 3 bậc cao, 2 bậc trung cấp {60:164)). Các ngành giáo
dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao cũng được phát triển tạo cho Vĩnh Linh có sự
chuyển biến toàn diện.
Bộ mặt Vĩnh Linh không ngừng khởi sắc, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
ngày càng được củng cố. Vĩnh Linh vui mừng đón nhận 10 huân chương lao động
cho 5 tập thể và 5 cá nhân. Hồ Chí Minh tặng thưởng hợp tác xã Vĩnh Kim lá cờ
đầu xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp chiếc máy cày 25 mã lực Đại sứ
Tiệp Khắc tặng Người.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9.1960) chủ trương chuyển sang
thời kỳ lấy xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH làm nhiệm vụ trọng tâm;
đồng thời tiếp tục hoàn thành cải tạo XHCN… đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến
mạnh, tiến vững chắc lên CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà, Từ năm 1961,
miền Bắc bước vào thời kỳ thi đua thực hiện kế hoạch 5năm lần thứ nhất (19621965). Ngày 20/3/1961, Đại hội Đảng bộ lần thứ II của Vĩnh Linh đã kiểm điểm sự
lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch cải tạo 1958-1960, xác định nhiệm vụ, phương
hướng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965): Khu vực Vĩnh Linh lấy phát triển
nông nghiệp một cách toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc làm trọng tâm nhằm giải
quyết vấn đề lương thực… đồng thời phát triển các ngành khác, trên cơ sở đó nâng
cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động lên một bước vững chắc.
Đảng bộ nhấn mạnh nhiệm vụ củng cố lực lượng vũ trang, đề cao cảnh giác sẵn
sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch.
Hưởng ứng chủ trương của Đảng bộ, quân dân Vĩnh Linh dấy lên cao trào thi
đua sôi nổi thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, với khẩu hiệu "phất cao cờ Đông


-Xuân, rửa hận Hướng Điền", phấn đấu đạt danh "Cờ ba nhất" trong quân đội, "Gió

đại phong" trong nông nghiệp, "Sóng Duyên Hải" trong công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, "Trống Bắc Lý," trong giáo dục.
Cuối năm 1962, các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng ở Vĩnh
Linh đều có những tiến bộ nổi bật, đặc biệt là trên mặt trận sản xuất nông nghiệp và
củng cố tăng cường quan hệ sản xuất XHCN. Diện tích đất gieo trồng đạt 16,824ha
tăng gấp 2 lần năm1955, tổng sản xuất lượng lương thực đạt 23.297 tấn, bình quân
370kg/đầu người. Gía trị công nghiệp đạt 4.60.000đ, tăng 100% so với năm 1955.
Công nghiệp địa phương tăng 42,7% so với năm 1961, thủ công nghiệp tăng 8%
{160:173}. Cuối năm 1964 Vĩnh Linh hoàn thành công trình đại thuỷ nông Là Ngà,
chứa khoảng 17 triệu mét khối nước, tưới cho 24000ha ruộng đất 3 xã Vĩnh Lầm,
Vĩnh Sơn, Vĩnh Thuỷ. Đào 30km mương lấy nước từ Bàu Nhan về cánh đồng vùng
giới tuyến.
Mười năm qua, nhất là 4 năm thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển kinh
tế, văn hoá Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách,
có bước đi vững chắc đạt được những thành tựu lớn về kinh tế - xã hội. Đến năm
1964, Vĩnh Linh có 33 hợp tác xã cao cấp chiếm 100% số dân, tổng diện tích gieo
trồng lúc này 16.460ha, năng suất bình quân cả năm toàn khu vực đạt 20,4tạ/ha, với
tổng sản lượng lương thực 18.624 tấn. Các ngành khác đều phát triển, đời sống
nhân dân được cải thiện cơ bản, tạo điều kiện củng cố quốc phòng-an ninh.
Cùng với nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng kinh tế - xã hội, Đảng bộ Vĩnh Linh
lãnh đạo nhân dân kiên trì, đẩy mạnh cuộc đấu tranh thực hiện Hiệp định Giơ-nevơ. Cuộc đấu tranh đó được chia ra 2 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất (1954-1957), Đảng bộ tập trung chỉ đạo 2 nội dung: đấu
tranh chống địch cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam; đấu tranh đòi Mỹ-Diệm thực
hiện qui chế khu phi quân sự và quan hệ 2 miền.
Hiệp định Giơ-ne-vơ qui định, sau khi ngừng bắn, thời gian chuyển quân và
tập kết của hai miền là 300 ngày. Lợi dụng thời gian này, kẻ địch lôi kéo thu nạp
những phần tử đã từng làm tay sai cho đế quốc, đồng thời dùng thủ đoạn lừa phỉnh,


dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào theo đạo thiên chúa và một số trí thức, công nhân viên kỹ

thuật di cư vào Nam. Dự kiến của chúng là lôi kéo từ 50 vạn đến 1 triệu người rời
bỏ miền Bắc di cư vào Nam. Đến tháng 8/1954, qua đường bộ đã có 6 vạn người
vượt tuyến {31.4:1}. Riêng Vĩnh Linh có 19 nhà thờ với khoảng 7.700 giáo dân và
27 linh mục thì địch đã dụ dỗ được 7.164 người di cư vào Nam.
Ngày 21/4/1955, Trung ương Đảng ra chỉ thị 16/CTTW chỉ rõ chống địch
cưỡng ép nhân dân di cư vào Nam là một công tác đột xuất quan trọng bậc nhất
trong một thời gian nhất định. Nếu không giải quyết được nó thì mọi công tác sẽ
không giải quyết được {31.5:1}.
Ngày 18/7/1955, Đảng uỷ Vĩnh Linh ra nghị quyết thành lập "Ban chống ép
di cư" gồm 28 người do đồng chí Trần Giác, huyện uỷ viên phụ trách. Đồng thời
xác định yêu cầu chống địch cưỡng ép di cư là:
- Nhanh chóng ổn định tư tưởng quần chúng.
- Tổ chức chặt chẽ những người đi không để địch lợi dụng và vu cáo ta vi
phạm hiệp nghị.
- Tố cáo, vạch trần âm mưu của địch
Đảng uỷ xác định cho "Ban chống ép di cư" phải linh hoạt sử dụng mọi biện
pháp trong cuộc đấu tranh, nhất là kết hợp giữa đấu tranh chống âm mưu của của
địch với tuyên truyền thuyết phục và tổ chức tốt cuộc sống của giáo dân. Sau một
thời gian thực hiện chỉ thị 16/CTTW, Đảng bộ đã giúp đỡ 30 gia đình rút đơn đi
Nam, tổ chức cho 2160 người viết đơn lên uỷ ban quốc tế tố cáo âm mưu của địch.
Theo hiệp định Giơ-ne-vơ, ngày 20/7/1956, hai miền Nam-Bắc Việt Nam sẽ
tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử tự do để thống nhất nước nhà{29.2:2}. Nhưng
với âm mưu xâm lược nước ta từ lâu, ngày 26/10/1955 đế quốc Mỹ đã điều khiển
cuộc "bầu cử" đơn phương dùng Ngô Đình Diệm đưa lực lượng cảnh sát ra canh
giữ ở khu phi quân sự thay quân đội Liên hiệp Pháp. Chúng thực hiện một loạt các
thủ đoạn như: Cấm nhân dân hai bên qua lại, cắt đứt thư từ, quan hệ Nam-Bắc,
khủng bố trả thù và phát động tố cộng, đàn áp những người yêu nước tán thành việc
thống nhất nước nhà. Rồi đến các hành động trắng trợn, xoá bỏ hiệp thương, cự



tuyệt tổng tuyển cử, ra sức vu cáo, xuyên tạc nói xấu miền Bắc. Chúng đã thành lập
một đại đội trinh sát giới tuyến, gồm những tên điên cuồng chống phá cách mạng,
xây dựng một số pháo đài ở biển, đóng cột mốc giữa sông, dùng dây thép gai rào
cầu Hiền Lương. Cuộc đấu tranh thực hiện qui chế khu phi quân sự càng khó khăn,
phức tạp.
Được sự chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ Vĩnh Linh chỉ đạo, vừa kiên trì
cuộc đấu tranh đòi Mỹ-Diệm thi hành Hiệp định, vừa có những biện pháp tích cực,
kiên quyết chống lại những hành động phá hoại hiệp định của chúng: Ngày
28/3/1955, tổ chức cuộc đấu tranh không cho địch phá chợ Bạn, nơi thường xuyên
tập trung và qua lại của nhân dân hai miền, chúng phải chấp nhận. Ngày 2/9/1955,
Đảng bộ đã tổ chức cuộc mít tinh kỷ niệm ngày quốc khánh, có hơn 3000 đồng bào
bờ Nam tới dự. Cuộc mít tinh này thể hiện được sự đoàn kết Bắc Nam, cùng nhau
hiệp lực trong cuộc đấu tranh đòi Mỹ Diệm thi hành Hiệp định. Lúc này, dọc giới
tuyến dài hơn 10km mạng lưới truyền thành cũng được khẩn trương xây dựng với
hàng chục cột loa đài, mỗi cột có 40 loa, có hệ thống tăng âm công suất lớn. Cùng
với mạng lưới truyền thanh là hệ thống nhà văn hoá thông tin, nhà triển lãm, câu lạc
bộ, đội chiếu bóng cũng ra đời. Đặc biệt đã xây dựng một cột cờ ở đầu cầu Hiền
Lương lúc đầu cao 12m đến 18m, 34,5m và năm 1962 cao 38,6m. (Đối diện với cột
cờ của địch phía Nam cầu cao 35m). Lá cờ rộng 108m 2 ngày đêm phấp phới bay,
kịp thời động viên, khích lệ nhân dân hai bên bờ sông Bến Hải đấu tranh.
Giai đoạn thứ 2 (1958-1964), Đảng bộ tập trung lãnh đạo đấu tranh chống
Mỹ-Diệm phá hoạt Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Từ cuối năm 1957 đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam nhiều sĩ quan trong quân
đội Mỹ trực tiếp xây dựng bộ máy cai trị Sài gòn và lực lượng quân đội cho chính
quyền tay sai. Địch còn cho ra đời một loạt các tổ chức chính trị phản động như:
"Phong trào cách mạng quốc gia", "Thanh niên Cộng hoà", "Phụ nữ liên đới",
"Đảng cần lao nhân vị". Để tăng cường kiểm soát dân chúng, địch tiến hành dồn
dân, lập ấp chiến lược, phát động phong trào "tố cộng", "diệt cộng" thực hiện luật
10/59, lê máy chém đi khắp nơi với phương châm "giết nhầm còn hơn bỏ sót",



chúng sử dụng 11 cơ quan tình báo, quân báo, phản gián từ Trung ương đến cơ sở,
đặt trụ sử ở Quảng trị. Đáng chú ý, chi nhánh Sở tình báo "nghiên cứu chính trị xã
hội" ở Sài Gòn, quân báo Quảng Trị. Ty cảnh sát đặc biệt Bến Hải, tình báo sư
đoàn I, phòng 6 ty công an Quảng Trị có nhiệm vụ đưa người vượt tuyến sang bờ
Bắc sông Bến Hải nắm tình hình, thăm dò lực lượng và móc lối với các tổ chức
phản động cũ gài lại. Tháng 9/1958 chúng tổ chức tập trận lớn gồm cả 3 lực lượng
Hải, Lục, Không quân ở trong khu phi quân sự. Tháng 12/1958, chúng phối hợp với
bọn phản động Vương quốc Lào tấn công Tà Rìn rồi đóng bốt tại: Ra Vại, Vàng
Rớ, ARòng, Chong Tức, Pa Lăng Tây, Rà Cô (Hướng Lập). Trước sự đàn áp,
khủng bố tàn bạo của Mỹ-Diệm, nhân dân miền Nam buộc phải đứng lên đấu tranh
chống lại. Cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam đã phát triển ngày càng rộng
lớn, từ thấp lên cao, từ đâú tranh chính trị lên đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ
hỗ trợ và cuối cùng tiến hành "đồng khởi" mạnh mẽ rộng khắp đánh đổ chính
quyền tay sai của địch ở cơ sở. Chính sách thực dân mới của Mỹ với cuộc chiến
tranh một phía đàn áp đồng bào ta bị thất bại. Đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược
"chiến tranh đặc biệt" với kế hoạch Stalây-Talo bình định miền Nam trong 18
tháng. Tại bờ nam sông Bến Hải, chúng xây dựng hệ thống đường chiến lược 3
tuyến chạy song song với sông Bến Hải từ biển lên Giao An Trung Lương nối với
đường 73-74-75-76 hòng ngăn chặn, phá hoại hành lang chiến lược của ta và chuẩn
bị âm mưu Bắc tiến. Tháng 1/1961 chúng thành lập "Biệt đội cảnh sát cộng hoà" có
250 lính chính qui, 7 trung đội dân vệ và một hệ thống mật vụ, biệt kích, thám báo
nằm tại các thôn, xã dọc khu giới tuyến. Ngày 16/2/1961, Ngô Đình Diệm đi thị sát
khu giới tuyến tại Cát Sơn, Y hô hào "lấp sông Bến Hải, tấn công ra miền Bắc".
Ngày 20/10/1961, chúng đưa một tiểu đoàn súng cối ra gần cầu Hiền Lương, bắn
58 quả cối sang phía Bắc. Đến tháng 6/1962 Mỹ Diện đã có 240 lần đưa lực lượng
vũ trang xâm nhập khu phi quân sự, 551 vụ nổ súng khiêu khích, 89 lần taù chiến,
39 lần máy bay xâm phạm vùng biển, vùng trời Vĩnh Linh và đưa 5.967 lượt người
ra vào khu phi quân sự. Hành động khiêu khích của kẻ địch từ năm 1963 trở đi
ngày càng tăng và trắng trợn hơn.



Để đối phó với hành động của địch. Đảng bộ Vĩnh Linh kiên trì cuộc đấu
tranh thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, đồng thời tích cực chuẩn bị mọi mặt để đối
phó các tình huống phức tạp hơn. Đảng bộ áp dụng hai hình thức đấu tranh: đấu
tranh chính trị và đấu tranh quân sự. Trên mặt trận chính trị, kiên trì đấu tranh duy
trì mối quan hệ bình thường Bắc-Nam, hai bên qua lại thăm viếng người thân,
chuyển nhận bưu thiếp, tổ chức những ngày hội gặp mặt thông qua đó ôn lại truyền
thống yêu nước, yêu quê hương, tình cảm làng xóm, tình cảm Bắc-Nam, tuyên
truyền các chính sách, chủ trương của Nhà nước ta về đấu tranh thống nhất nước
nhà… kết hợp với hành động gương mẫu, lối sống bình dị trong sạch của những
chiến sĩ công an giới tuyến. Nhân dân bờ Nam càng tin ở cách mạng, nhiều tên
cảnh sát nguỵ có cảm tình với cách mạng một số bỏ hàng ngũ địch đi theo cách
mạng. Cùng lúc này, Đảng bộ tuyển chọn một số đảng viên, quần chúng trung kiên
thâm nhập vào vùng địch kiểm soát, tuyên truyền giáo dục quần chúng, xây dựng
cơ sở chuẩn bị cho cuộc đấu tranh lâu dài.
Về mặt quân sự, Nghị quyết Trung ương 15 (1/1959) khẳng định con đường
phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực {31:6}. Được sự
chỉ đạo của Quân khu 4, Đảng bộ Vĩnh Linh chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động quân sự,
đêm 10/3/1960 lực lượng vũ trang khu vực cùng với lực lượng chủ lực của Quân
khu tiến công tiêu diệt 4 đồn, bức rút 6 đồn địch đóng trái phép ở Hướng Lập, khai
thông hành lang chiến lược Bắc Nam ở miền Tây Vĩnh Linh. Tháng 5/1960, Vĩnh
Linh thành lập 4 đội trinh sát chính trị đưa vào Quảng trị hoạt động: Đội 1 ở khu
Đông (Đông Hà, Cửa Việt); đội K2 ở khu Tây (Gio Linh, Cam Lộ); Đội K3 vào
Đường 9, Ba trăng, Đầu Mầu; Đội K4 vùng Khe Sanh. Các đội có nhiệm vụ "diệt
ác trừ gian", hỗ trợ cho nhân dân đấu tranh nổi dậy. Đến ngày 16/10/1964 lực lượng
này đã đánh 31 trận, tiêu diệt 138 tên địch, phá huỷ 10 xe quân sự, 2 máy vô tuyến,
cùng với nhân dân địa phương phá 91 ấp chiến lược góp phần bảo vệ và tạo điều
kiện cho phong trào cách mạng quần chúng phát triển {60:157}.
Mười năm trên tuyến đầu của miền Bắc XHCN, Đảng bộ Vĩnh Linh đã lãnh

đạo nhân dân địa phương kiên trì, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống lại các âm mưu


thủ đoạn của kẻ thù. Qua đó Đảng bộ nhận thức sâu sắc hơn vai trò, vị trí của địa
phương mình và cho Đảng bộ bài học kinh nghiệm để vững bước trong giai đoạn
mới của cách mạng.
2. Tình hình Đảng bộ Vĩnh Linh trước khi có cuộc chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ.
Đảng bộ Vĩnh Linh có truyền thống đấu tranh cách mạng rất vẻ vang. Từ
tháng 5/1931, ba chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Vĩnh Linh được thành lập:
- Chi bộ Thượng Lập do đồng chí Trần Văn Ngoạn làm bí thư.
- Chi bộ Huỳnh Công do đồng chí Trần Công Khanh làm bí thư.
- Chi bộ Quảng Xá do đồng chí Trương Đình Đương là Bí thư {60"23}. Đó
là bước ngoặt lịch sử quan trọng trong phong trào đấu tranh cách mạng ở Vĩnh
Linh.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng, tháng 6.1931, Phủ uỷ Vĩnh
Linh được thành lập do đồng chí Đoàn Bà Thừa (tức Đoàn Thị) Tỉnh uỷ viên
Quảng Trị làm Bí thư (lúc đó huyện Vĩnh Linh gọi là Phủ Vĩnh Linh, phủ uỷ Vĩnh
Linh có 5 chi bộ. Dưới sự lãnh đạo của phủ uỷ phong trào cách mạng ở Vĩnh Linh
phát triển mạnh, năm 2945 nhân dân Vĩnh Linh đứng lên khởi nghĩa giành chính
quyền từ tay địch (sau cách mạng 1945 Phủ Vĩnh Linh lại gọi là huyện Vĩnh Linh).
Tháng 11/1948, đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Linh lần thứ nhất đã họp tại
Rào Trường; lúc này cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đang bước vào
giai đoạn quyết liệt. Đại hội đã có những chủ trương, biện pháp đúng đắn, kịp thời
giải quyết tốt những vấn đề của cuộc kháng chiến tại huyện mình, đưa phong trào
kháng chiến ở địa phương phát triển.
Từ năm 1951, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta lớn mạnh.
Tháng 5/1951, Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Linh lần thứ hai họp tại Rú Sẻ (Thuỷ
Cần). Đại hội chủ trương đẩy mạnh cuộc kháng chiến, cùng với cả nước đánh thắng
giặc Pháp xâm lược.



Sau khi miền Bắc giải phóng (7/1954) Vĩnh Linh có vị trí đặc biệt quan
trọng. Ngày 28/5/1955 Trung ương ra Nghị quyết 16/NQTƯ "Thành lập Đảng uỷ
khu vực gồm 3 đồng chí: Lê Thanh Liêm làm Bí thư, Hồ Sĩ Thản và Nguyễn Ngự
làm Đảng uỷ viên. Đảng uỷ có nhiệm vụ xây dựng khu vực Vĩnh Linh về mọi mặt
và kiên quyết đấu tranh buộc địch thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ. Ngày 16/6/1955,
đặc khu Vĩnh Linh cũng được thành lập, là một đơn vị hành chính riêng, ngang với
tỉnh, trực thuộc Trung ương do ông Hoàng Đức Sản làm Chủ tịch.
Sau 4 năm lãnh đạo nhân dân địa phương thực hiện hai nhiệm vụ của Trung
ương giao, Đảng bộ Vĩnh Linh trưởng thành nhiều mặt, tổng số đảng viên lúc này
của Đảng bộ là 2.175 người (cuối năm 1953 có 1.000 đảng viên), tất cả các xã có
chi bộ, thôn có đảng viên. từ ngày 23/3 đến ngày 2/4/1959, Vĩnh Linh tiến hành Đại
hội đại biểu Đảng bộ khu vực lần thứ nhất, để kiểm điểm đánh giá sự lãnh đạo của
Đảng từ ngày hoà bình lập lại; đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 1059-1060; bầu
Ban chấp hành mới. Trong công tác xây dựng Đảng, Đại hội cho rằng, phải đảy
mạnh giáo dục chính trị phê bình và tự phê bình, đấu tranh chống tư tưởng tư sản,
quét sách ảnh hưởng tư tưởng phong kiến, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân,
phục vụ Tổ quốc và chế độ XHCN, đề cao ý thức trách nhiệm, ý thức tập thể, kỷ
luật, Đại hội đã bầu 20 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng uỷ khu vực đồng chi Hồ
Sĩ Thản được bầu làm Bí thư khu uỷ.
Để chuẩn bị cho Đại hộị Đảng toàn quốc lần thứ III, từ giữa tháng 4 đến
tháng 6/1960, Đảng bộ Vĩnh Linh chỉ đạo đại hội đảng cấp cơ sở. Và từ ngày 17/6
đến 26/6/1960 Vĩnh Linh tiến hành Đại hội đại biểu dân tộc khu vực nhằm hai nội
dung: Tham gia ý kiến vào văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc và bầu đại biểu đi dự
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960). Qua thảo luận các văn kiện quan điểm,
lập trường của cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ được nâng lên một bước, Đảng bộ
Vĩnh Linh nhất trí cao với Trung ương và Hồ Chủ Tịch về con đường đi lên tất yếu
của cách mạng nước ta.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, ngày 29/3/1961, Đại hội đại biểu

Đảng bộ khu vực Vĩnh Linh lần thứ hai khai mạc. Đại hội đã kiểm điểm sự lãnh


đạo của Đảng trong việc thực hiện kế hoạch cải tạo 3 năm 1958-1960 và bàn kế
hoạch phương hướng, nhiệm vụ 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Đại hội đánh giá
tình hình khu vực Vĩnh Linh những năm qua và xác định 3 nhiệm vụ cụ thể trong
những năm tới trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp, cải tạo XHCN đối với
nông nghiệp và làm tốt nhiệm vụ củng cố quốc phòng an ninh. Đại hội đã bâù Ban
chấp hành Đảng bộ gần 20 đồng chí, đồng chí Hồ Sĩ Thản được bầu lại làm Bí thư.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội lần thứ II, ngày 7/4/1961, Đảng uỷ khu
vực mở đợt chỉnh huấn sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm
thấm nhuần tư tưởng XHCN làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin chiếm ưu thế trong
cuộc sống tinh thần của nhân dân. Trên cơ sở đó xây dựng lối sống mới, con người
mới XHCN. Nâng cao lòng căm thù giặc, cảnh giác cách mạng. Nhân dân Vĩnh
Linh càng tin tưởng phấn khởi ra sức thi đua thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ III và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ II của khu vực {60:170}.
Trong hai năm 1061-1961, phong trào thi đua cách mạng ở Vĩnh Linh phát triển
mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển của phong trào thi đua các cấp uỷ Đảng và đội
ngũ đảng viên của Vĩnh Linh luôn lớn mạnh, số đảng viên của Đảng bộ lúc này lên
tới 3.500 người, số chi bộ là 44 chi bộ tăng gấp 2 lần so với năm 1959. Chi bộ và
đội ngũ đảng viên của Vĩnh Linh thực sự là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của quần
chúng nhân dân. Là lực lượng trực tiếp lãnh đạo đưa phong trào thi đua cách mạng
ở Vĩnh Linh phát triển.
Cũng trong thời gian này, kẻ địch có nhiều hành động trắng trợn vi phạm
Hiệp định Giơ-ne-vơ và khiêu kích phá hoạt Vĩnh Linh, trước yêu cầu và nhiệm vụ
mới của cách mạng, ngày 3/6/1963, Vĩnh Linh tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ
Khu vực lần thứ ba. Đại hội cho rằng, trong thời gian qua Vĩnh Linh đã đạt được
những thành tựu trên nhiều mặt, nguyên nhân trực tiếp là Đảng bộ rất chú trọng
công tác xây dựng Đảng, đề cao được tính tiền phong gương mẫu của đảng viên.
Hết sức coi trọng cải tiến lề lối tác phong lãnh đạo, Đảng bộ xứng đáng là hạt nhân

lãnh đạo trong các phong trào, trên mọi lĩnh vực ở khu giới tuyến {60:173}.


Đại hội tập trung thảo luận, bổ sung, điều chỉnh lại kết hoạch 1961-1965 cho
phù hợp với thực tế địa phương. Đại hội xác định rõ nhiệm vụ cho quân nhân Vĩnh
Linh, phải làm trò nhiệm vụ bảo vệ giới tuyến và thành quả của cách mạng mà sau
10 năm địa phương xây đắp nên. Đại hội nhấn mạnh, phải nắm chắc lực lượng dân
quân tự vệ và lãnh đạo tốt 4 mặt: Tổ chức, huấn luyện, trang bị và công tác với lực
lượng này.
Diễn biến tình hình những tháng đầu năm 1964 càng phức tạp, xấu đi, kẻ
địch gia tăng hành động quân sự, trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ và bắn
phá Vĩnh Linh. Trước tình hình đó, ngày 26/3/1964, Đảng uỷ khu vực ra nghị quyết
về công tác tư tưởng, nhằm nâng cao nhận thức về đường lối cách mạng ở hai miền,
củng cố thêm lập trường cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật đối với cán bộ, đảng
viên và nhân dân trong khu vực. Đồng thời khắc phục tư tưởng chủ quan, thoả mãn,
bảo thủ, ỷ lại. Trên cơ sở đó đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chuẩn bị tư
tưởng đối phó với mọi âm mưu, hành động phá hoại của kẻ địch. Xác định quyết
tâm bất cứ trong tình huống nào Vĩnh Linh cũng giữ vững vị trí đầu cầu của miền
Bắc XHCN, làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của đế quốc Mỹ và bọn tay sai của
chúng.
Ngày 5/8/1964 máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc, ngày 8/8/1964 chúng bắn
phá đảo Cồn Cỏ và ngày 7/2/1965 chúng liên tục đánh phá Vĩnh Linh. Vĩnh Linh
bước vào giai đoạn chiến tranh trực tiếp.
Sau mười năm, Đảng bộ đã ngày càng nhận thức sâu sắc vị trí của Vĩnh
Linh, tích luỹ được kinh nghiệm bước đầu về kết hợp kinh tế với quốc phòng, kết
hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ địa phương với đấu tranh chống Mỹ-Diệm, trình độ
sẵn sàng chiến đấu của địa phương được nâng lên, ý chí chiến đấu của quân và dân
đã được động viên. Đảng bộ Vĩnh Linh đã lãnh đạo quân, dân địa phương thu được
những thành tựu to lớn, làm thay đổi cơ bản bộ mặt Vĩnh Linh,"các đồi hoang cỏ
dại biến thành rừng tiêu, bãi sán. đồng khô cỏ cháy biến thành đồng ruộng phì

nhiêu quanh năm mượt lúa hai mùa. Khu đồi Hồ Xá tiêu điều trở thành thị trấn


XHCN phồn vinh. Con người đói khổ xưa kia nay thành con người làm chủ, hiên
ngang đứng gác ở đầu cầu miền Bắc XHCN"{60:179}.

CHƯƠNG II
ĐẢNG BỘ VĨNH LINH LÃNH ĐẠO TOÀN DÂN CHIẾN ĐẤU,
XÂY DỰNG VÀ CHI VIỆN CHO TIỀN TUYẾN MIỀN NAM
1. Lãnh đạo quân dân đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ và làm tốt việc phòng tránh
a. Lãnh đạo đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
Ngày 24/11/1963, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn chấp nhận kế hoạch bí mật
chống Bắc Việt Nam do Cục tình báo Trung ương Mỹ kiến nghị. Đây là kiến nghị
đầu tiên được đưa ra tại hội nghị Hô-nô-lu-lu (20/11/1963) sau này trở thành kế
hoạch tác chiến 34A. Kế hoạch tác chiến 34A được thực hiện từ ngày 1/2/1964 gồm
các hoạt động chính là:
Tiến hành trinh sát bằng máy bay của Mỹ ở Bắc Việt Nam để thu thập tình
báo quân sự.
Dùng không quân ném bom các đơn vị Bắc Việt Nam và Pa-Thét Lào ở Lào.
Triển khai các cuộc tuần tiễu của tàu khu trục ở vịch Bắc Bộ mang tên "tuần
tiễu Desoto" thu thập tình báo vùng Duyên Hải Bắc Việt Nam.
Tất cả các hoạt động này đặt dưới sự điều khiển của Bộ chỉ huy quân sự Mỹ
tại miền Nam Việt Nam, do tướng Harkius làm tư lệnh.
Các hoạt động của kế hoạch tác chiến 34A còn có nhiệm vụ hỗ trợ thiết thực
cho các hoạt động của Nam Việt Nam tung biệt kích vào nội địa, dùng tàu biệt kích
tiến công vùng ven biển, bắt cóc các ngư dân Bắc Việt Nam để khai thác…
Ngày17/3/1964, Tổng thống Giôn-xơn tán thành kiến nghị của Mácnamara,
Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ gây sức ép với Bắc Việt Nam theo hai phương thức.



- Phương thức một gọi là những hành động kiểm soát biên giới và trả đũa.
- Phương thức hai gọi là "gây sức ép quân sự công khai từng bước một".
Hai phương thức này được chính thức làm thành bị vong lục số 288 của Hội
đồng an ninh Mỹ (ngày 17/3/1964).
Ngày 17/4/1964, Hội đồng Tham mưu Trưởng liên quân Mỹ thông qua kế
hoạch 37-64: chọn lựa 94 mục tiêu miền Bắc Việt Nam có thể ném bom khi được
lệnh, đồng thời xác định lực lượng và bố trí lực lượng không quân cần thiết cho các
cuộc tiến công. Đến đây có thể khẳng định rằng:việc chuẩn bị đưa chiến tranh ra
miền Bắc dưới hình thức đánh phá bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ
đã hoàn tất.
Thực hiện kế hoạch đó, tháng 5/1964, chúng đưa tàu chở máy bay Kithyhawk
đến Đà Nẵng. Ngày 7/6/1964, chúng ném bom phá vùng giải phóng Khang Khay
(Lào); Ngày 31/7và 1/8/1964, chúng đánh phá vùng Nậm Căn-Noọng Dẻ (biên giới
Việt Lào) và ngày 2/8/1964 tàu chiến Mỹ xâm phạm vùng biển nước ta, bị Hải
quân ta đánh trả. Ngày 4/8 Mỹ dựng lên sự kiện Vịch Bắc Bộ. Ngày 5/8/1964,
chúng dùng máy bay đánh phá miền Bắc ở các nơi: Hòn Gai, Hải Phòng, Bến Thuỷ,
Vinh, Cảng sông Gianh, Đồng Hới, Quảng Bình; ngày 8/8/1964 đánh đảo Cồn Cỏ.
Tháng 11 và 12/1964 đánh thông Cù Bai xã Hướng Lập - Vĩnh Linh. Từ đó đế quốc
Mỹ tăng cường trinh sát đường không để chuẩn bị cho âm mưu đánh phá miền Bắc
{25.9.5,2}.
Ngày 7/2/1965, máy bay Mỹ đánh phá nhiều nơi miền Bắc, mở đầu cho một
kiểu chiến tranh mới: chiến tranh phá hoại. Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ đối với miền Bắc không phải là một cuộc chiến tranh riêng biệt mà là một bộ
phận của cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam, phụ thuộc vào quá trình
diễn biến của chiến tranh xâm lược miền Nam và nhằm cứu vãn sự thất bại của Mỹ
trên chiến trường miền Nam {11.20}, lực lượng chủ yếu là Không quân và Hải
quân, nhất là Không quân. Cũng do đó nó "chỉ có thể là một biện pháp bổ sung chứ
không phải là một biện pháp "thay thế" cho cuộc chiến tranh mà chúng đang tiến
hành ở miền Nam {38.3}.



Trong những tháng đầu đánh phá miền Bắc, bọn xâm lược với ảo tưởng rằng
"dưới bom đạn Mỹ, Bắc Việt Nam không chiụ nổi vài tuần"{35.5} và buộc nhân
dân ta ở hai miền phải chiụ khất phục chúng. Với sức mạnh của bom đạn, đế quốc
Mỹ hi vọng đạt ba mục đích:
- Làm lung lay quyết tâm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
- Ngăn chặn sự giúp đỡ của miền Bắc đối với miền Nam, củng cố tinh thần
nguỵ quân, nguỵ quyền tay sai của chúng.
- Phá hoại công cuộc xây dựng CHXH ở miền Bắc {29.7:3}
Với mục đích đó, máy bay Mỹ thực hiện "thà ném bom hú hoạ còn hơn để sót
mục tiêu" {37:5}. Từ ngày 2/7/1965 đến 31/3/1968, chúng đã sử dụng "47 kiểu loại
máy bay từ loại phản lực hiện đại nhất như F111A đến loại cách quạt T28, AD6" và
máy bay chiến lược B52 ném xuống miền Bắc 864.165 tấn bom các loại và bắn
470.297 quả đạn pháo, làm thương vong 46.359 người trong đó có 19.427 người
chết, 26.932 người bị thương {29.3:14}.
Sau 4 năm chống chiến tranh phá hoại, quân nhân miền Bắc đã đánh bại âm
mưu cơ bản của đế quốc Mỹ: dùng bom đạn để lay chuyển quyết tâm kháng chiến
của nhân dân ta; miền Bắc tiếp tục xây dựng CNXH, bắn rơi 3.257 máy bay trong
đó có 6 chiếc B52, 3 chiếc F111, diệt và bắt nhiều tên giặc lái {51:177}, bắn chìm,
bắn cháy 157 tàu chiến Mỹ, làm thất bại chiến lược chiến tranh cục bộ của chúng.
Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, do Vĩnh Linh vừa là tuyến đầu
của miền Bắc XHCN, vừa là hậu phương trực tiếp cho tiền tuyến miền Nam nên đã
trở thành địa bàn bị đánh phá rất ác liệt. Chúng tập trung đánh phá Vĩnh Linh có
tính chất huỷ diệt từng khu vực, với ý định không cho ta làm nơi trú quân, triển
khai trận địa và bố trí kho tàng, phá hậu phương trực tiếp của chiến dịch {25:8:2}.
Kế hoạch đánh phá được chia ra 2 thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất từ 8/2/1965 đến 29/6/1966 (ngày 19/6/1966 ta mở mặt trận
Đường 9) nằm đạt các mục tiêu:



×