Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

LUẬN văn tốt NGHIỆP xây DỰNG đội NGŨ CÔNG NHÂN TRÍ THỨC TỈNH bắc NINH THỜI kỳ đẩy MẠNH CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.71 KB, 63 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI

8

NGŨ CÔNG NHÂN TRÍ THỨC TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ ĐẨY
MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

1.1. Công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh và xây dựng đội ngũ công

8

nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước
1.2. Thực trạng xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh

24

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Chương 2 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ

36

CÔNG NHÂN TRÍ THỨC TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ ĐẨY
MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC


2.1. Yêu cầu xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh

36

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
2.2. Một số giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ công nhân trí

40

thức tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

60


2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang phát triển
mạnh mẽ và tác động sâu sắc, toàn diện đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội của
các quốc gia, dân tộc. Khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, là động lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Trước sự
tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, thì việc phát triển kinh tế tri
thức đã trở thành xu thế khách quan của mỗi quốc gia. Đội ngũ công nhân trí
thức nước ta là lực lượng đi đầu trong việc phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ hiện đại vào sản xuất và đời sống, xây dựng nền kinh tế tri
thức. Với mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền

tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại, đòi hỏi chúng ta phải khai thác mọi nguồn lực, phát huy tiềm năng trí
tuệ của dân tộc, đặc biệt là vai trò của công nhân trí thức. Nghị quyết Trung
ương sáu, khoá X, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Giai cấp công nhân
Việt Nam là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng
Cộng sản; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên
phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; lực lượng nòng cốt trong khối
liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự
lãnh đạo của Đảng” [8, tr.43-44]. Đặc biệt Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
khẳng định: “Phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng
cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác
phong công nghiệp, kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [10, tr.49].
Cùng với sự phát triển của đất nước, đội ngũ công nhân trí thức Việt
Nam đã không ngừng lớn mạnh và có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ công nhân trí thức còn bộc


3
lộ nhiều hạn chế, bất cập, cả về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng được yêu
cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Vì
vậy, xây dựng đội ngũ công nhân trí thức không chỉ là vấn đề có tính chiến lược
lâu dài, mà còn là một đòi hỏi bức thiết trong tình hình hiện nay.
Tỉnh Bắc Ninh là một vùng kinh tế trọng điểm, nằm trong tam giác tăng
trưởng của đồng bằng Bắc Bộ; là một trong những tỉnh có tốc độ Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nhanh nhất Miền Bắc hiện nay. Mục tiêu Bắc Ninh đặt ra là:
“Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành
tỉnh công nghiệp vào năm 2015” [1, tr.24]. Để đạt mục tiêu đó, một trong
những vấn đề hết sức quan trọng đặt ra đối với Bắc Ninh là phải quan tâm xây

dựng đội ngũ công nhân trí thức, tạo sự phát triển nhanh về số lượng, nâng
cao chất lượng và bảo đảm sự hợp lý về cơ cấu.
Trong những năm qua, đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh lớn
mạnh về mọi mặt, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của
Tỉnh và đất nước. Tuy nhiên, công tác xây dựng đội ngũ công nhân trí thức
của tỉnh Bắc Ninh vẫn còn những hạn chế nhất định, đội ngũ công nhân trí
thức Tỉnh còn ít về số lượng, chất lượng chưa thật cao, cơ cấu còn bất hợp lý,
chưa tương xứng với vị trí, vai trò của nó trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh
vững mạnh đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang
đặt ra một cách cấp thiết.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Xây dựng đội ngũ công nhân
trí thức thức tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến khóa luận
Công nhân và xây dựng đội ngũ công nhân trí thức là vấn đề quan
trọng trong công tác của Đảng và có ý nghĩa sâu sắc đối với công cuộc xây
dựng, phát triển đất nước. Xuất phát từ vai trò to lớn của giai cấp công nhân đối


4
với quá trình đấu tranh cách mạng cũng như xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu của các cá nhân và tập thể về
vấn đề này ở những khía cạnh khác nhau như:
- Trần Văn Giàu, “Giai cấp công nhân Việt Nam - sự hình thành và
phát triển”, Nxb Sự thật, Hà Nội 1961.
- Văn Tạo, “Đổi mới tư duy về giai cấp công nhân - kinh tế tri thức và
công nhân trí thức”, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 1997.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Viện Công nhân và Công đoàn,
“Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện

đại hoá đất nước”, Nxb Lao động, Hà Nội, 1999.
- PGS, Cao Văn Lượng (chủ biên), "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
sự phát triển giai cấp công nhân", Nxb CTQG, Hà Nội, 2001
- TS Dương Văn Sao (chủ biên),“Một số vấn đề cơ bản về xây dựng và
phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH”,
Nxb Lao động, Hà Nội, 2004;
- Dương Xuân Ngọc, “Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp
CNH, HĐH”, Nxb CTQG, Hà Nội 2004;
- Đặng Ngọc Tùng (chủ biên), “Xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân
Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”, Nxb lao động, Hà Nội , 2008.
- PGS. TS, Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Duy Hưng, Đoàn Văn Kiển ( đồng chủ
biên), “Xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện hiện
nay”, Hà Nội , 2008.
- Đề tài :“Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ”, do
TS, Đặng Ngọc Tùng (chủ nhiệm), Hà Nội , 2010.
*Một số luận án, luận văn bàn về vấn đề giai cấp công nhân tiêu biểu như:
- Trần Kim Hải, Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1999.


5
- Trần Ngọc Sơn, "Sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam và vai trò của
nó trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", Luận án tiến sĩ, Chuyên
ngành triết học, Học viện chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2001.
- Trần Thị Như Quỳnh, "Công nhân trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ", Luận án tiến sĩ, Chuyên ngành triết
học, Học viện chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2011.
*Một số bài báo khoa học tiêu biểu như:
Hoàng Trung Hải, “Để giai cấp công nhân tiếp tục đi đầu trong sự

-nghiệp CNH, HĐH đất nước”, Tạp chí Cộng sản số 4+5, tháng 12 năm 2003.
Bài viết : “Trí thức hóa công nhân một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, của PGS,
TS Phan Thanh Khôi, Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 323+324, năm 2005.
Bài viết : “Nội dung và chủ thể, quan điểm và giải pháp trí thức hóa công
nhân ở nước ta hiện nay”, của PGS.TS, Phan Thanh Khôi, Tạp chí Lao động và
Công đoàn, số 329, năm 2005.
Bài viết : “Trí thức hóa công nhân”, của Phạm Ngọc Dũng, Thông tin Khoa
học xã hội, số 12, năm 2006.
Bài viết : “Xây dựng, phát triển toàn diện giai cấp công nhân Việt Nam thời
kỳ đổi mới”, của Nguyễn Hòa Bình, Tạp chí Cộng sản, số 778, năm 2007.
Bài viết : “Giai cấp công nhân Việt Nam- Thực trạng và suy ngẫm”, của
Trương Giang Long, Tạp chí Cộng sản, số 782, năm 2007.
Bài viết : “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh đáp ứng
yêu cầu của sự phát triển đất nước”, của Đặng Ngọc Tùng, Tạp chí Cộng sản,
số 784, năm 2008.
Bài viết : “Xây dựng giai cấp công nhân ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ cách
mạng”, của PGS.TS , Nguyễn Quốc Phẩm, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5, năm 2008.
Bài viết : “Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân Việt Nam
trước yêu cầu, nhiệm vụ mới”, của GS. TS Dương Xuân Ngọc, Tạp chí Lý
luận Chính trị, số 4, năm 2008.


6
Bài viết : “Giai cấp công nhân Việt Nam một số vấn đề lý luận cần
tiếp tục làm sáng tỏ”, của GS.TS, Mạch Quang Thắng, Tạp chí Lao động &
Công đoàn, tháng 10 năm 2008.
Bài viết : “Thực trạng công nhân lao động ở khu công nghiệp”, của TS Lê
Thanh Hà, Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 457, năm 2010.
Nhìn chung, các công trình và đề tài khoa học, bài viết xung quanh vấn đề
giai cấp công nhân đã đi sâu, luận giải và làm sáng tỏ vị trí, vai trò sứ mệnh lịch

sử của giai cấp công nhân nói chung; thực trạng, phương hướng và giải pháp xây
dụng giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện,
hệ thống về xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy đề tài mà tác giả lựa
chọn, nghiên cứu là đề tài độc lập, không trùng lắp với bất kỳ đề tài, công
trình khoa học nào đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận
* Mục đích:
Từ việc luận giải làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ
công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, đề xuất một số giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc
Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
* Nhiệm vụ:
- Làm rõ quan niệm về công nhân trí thức và xây dựng đội ngũ công nhân
trí thức tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc
Ninh hiện nay và phân tích làm rõ nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ công nhân trí
thức tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là xây dựng đội ngũ công nhân trí
thức tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu việc xây dựng
đội ngũ công nhân trí thức của tỉnh Bắc Ninh chủ yếu từ năm 2005 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của khóa

luận
* Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về công nhân và xây dựng giai cấp công nhân nói chung và đội ngũ công
nhân trí thức nói riêng.
* Cơ sở thực tiễn
Luận văn dựa vào tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực tiễn
xây dựng đội ngũ công nhân tri thức tỉnh Bắc Ninh; qua các báo cáo tổng kết
của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Ninh;
thông qua kết quả điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu thực tiễn của tác giả về
đội ngũ công nhân trí thức và xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc
Ninh.
* Phương pháp nghiên cứu của khóa luận
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng các phương pháp
nghiên cứu: lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, phương pháp chuyên gia,
nghiên cứu tư liệu, thu thập thông tin, điều tra xã hội học...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận
- Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu, làm sáng tỏ vị trí, vai trò và
đặc điểm của đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh, cũng như công tác


8
xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Từ đó cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương,
biện pháp của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh
trong xây dựng đội ngũ công nhân trí thức và làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho
công tác nghiên cứu về công nhân trí thức nói chung và đội ngũ công nhân trí thức

tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
7. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận kết cấu gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


9
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TRÍ THỨC TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ
ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
1.1. Công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh và xây dựng đội ngũ công
nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước
1.1.1. Công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước
*Quan niệm của các nhà kinh điển về công nhân trí thức
Xây dựng đội ngũ công nhân trí thức là một trong những nhiệm vụ
có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển giai cấp công
nhân và liên quan trực tiếp đến việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của đội ngũ
này. Mặc dù C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin chưa khi nào đề cập đến
thuật ngữ công nhân trí thức nhưng trong quan điểm, tư tưởng của các ông
đã bàn khá nhiều về nâng cao trình độ văn hoá, tri thức cho công nhân.
Khi nghiên cứu sự tác động của đại công nghiệp, của cách mạng khoa học
kỹ thuật đối với sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân, C.Mác,
Ph.Ăngghen đã nhận thấy sự ra đời và phát triển của một bộ phận “giai cấp vô
sản trí thức”. Trong bức thư “Gửi Đại hội quốc tế sinh viên xã hội chủ
nghĩa” Ph Ăngghen đã viết: “Các bạn hãy cố gắng làm cho sinh viên hiểu
được rằng, giai cấp vô sản trí thức phải được hình thành từ hàng ngũ sinh
viên, bên cạnh và trong hàng ngũ những người bạn của nó - các công nhân thủ

công nghiệp - giai cấp ấy có sứ mệnh phải đóng vai trò quan trọng trong cuộc
cách mạng sắp tới” [16, tr 613]. Như vậy, C.Mác, Ph.Ăngghen đã nhận thấy
rằng, giai cấp vô sản trí thức sẽ được hình thành từ hàng ngũ sinh viên, coi
sinh viên là nguồn bổ sung chủ yếu cho “giai cấp vô sản trí thức”, đồng thời
giai cấp vô sản trí thức phải là những người có trình độ học vấn và trình độ


10
chuyên môn kỹ thuật cao, cùng với quá trình tăng lên của công nhân hiện đại
và quá trình tăng lên của bộ phận “công nhân - trí thức”.
Khi bàn về tầm quan trọng của việc nâng cao tri thức cho nhân dân lao
động nói chung và công nhân nói riêng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội, trong tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết”
V.I.Lênin nhấn mạnh: “Việc nâng cao năng suất lao động trước hết đòi hỏi
phải có cơ sở vật chất của nền đại công nghiệp...một điều kiện khác để nâng
cao năng suất lao động, trước hết là nâng cao trình độ học vấn và văn hoá của
quần chúng nhân dân” [15, tr229]. “Công nhân phải học tập tri thức của
chuyên gia tư sản bởi vì công nhân, nông dân càng nhanh chóng học tập được
cách tạo ra kỷ luật lao động tốt hơn và kỹ thuật lao động cao, bằng cách sử
dụng các chuyên gia tư sản để học lấy môn khoa học ấy thì chúng ta sẽ thoát
khỏi “khoản tiền cống” cho các chuyên gia đó” [15, tr221].
Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và vận dụng sáng tạo học thuyết MácLênin vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, đã làm sáng tỏ vai trò lịch
sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến tới việc
nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, ý thức giai cấp...cho giai cấp công nhân.
Để phát huy vai trò tiền phong là “gốc”, là lực lượng nòng cốt của cách
mạng, theo Hồ Chí Minh giai cấp công nhân “cần phải học tập văn hoá để nâng
cao trình độ tri thức mình” [17, tr204]; đồng thời Người còn căn dặn: “Cần
phải có kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ và công nhân có trình độ văn hoá và kỹ
thuật khá”, thậm chí “phải có trình độ không kém gì kỹ sư” [18, tr224].
* Khái niệm công nhân trí thức và đặc điểm công nhân trí thức:

Công nhân trí thức ra đời và phát triển bắt nguồn từ sự phát triển của nền
sản xuất công nghiệp hiện đại với xu hướng khoa học ngày càng trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp, do đó giai cấp công nhân phát triển theo xu hướng trí
thức hóa. Đặc trưng lao động của công nhân trí thức là lao động chủ yếu bằng
tri thức, kỹ năng nghề nghiệp hiện đại với công nghệ tiên tiến và có tính xã hội


11
hóa cao, nghĩa là họ vừa có khả năng sử dụng trang thiết bị hiện đại, vừa có
khả năng hoạt động sáng tạo, linh hoạt với trình độ chuyên môn cao.
Công nhân trí thức cũng có sự khác biệt với trí thức trong xã hội, trí thức
là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn
nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo làm giàu tri thức, tạo ra những
sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị đối với xã hội [9, tr.81-82]. Công nhân
trí thức cũng phải có trình độ học vấn, tri thức khoa học như trí thức, song khác
với trí thức trước hết ở chỗ họ vừa chủ yếu và trực tiếp lao động trong lĩnh vực
sản xuất công nghiệp và dịch vụ công nghiệp với phương thức lao động mang
tính xã hội hóa cao để tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ tiện ích cho xã hội,
vừa tham gia hoạt động trong quá trình quản lý sản xuất kinh doanh, nghiên
cứu, khoa học- công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xét từ mối quan hệ cơ bản của giai cấp công nhân có thể quan niệm
công nhân trí thức là khái niệm phản ánh thuộc tính cơ bản nhất của giai cấp
công nhân hiện đại, xuất hiện khi giai cấp công nhân hiện đại ra đời do tác
động của cuộc cách mạng công nghiệp dẫn tới sự ra đời của nền sản xuất công
nghiệp hiện đại mà giai cấp công nhân hiện đại là người đại biểu.
Như vậy, công nhân trí thức là khái niệm để chỉ bộ phận tiên tiến nhất
của giai cấp công nhân hiện đại, được hình thành và phát triển của kinh tế tri
trức: là những người lao động chủ yếu bằng tri thức, trực tiếp vận hành sử
dụng các công cụ phương tiện sản xuất công nghiệp tiên tiến, hiện đại với
trình độ chuyên môn cao hoặc đang trực tiếp tham gia vào việc nghiên cứu,

ứng dụng công nghệ mới vào quản lý kỹ thuật gắn với sản xuất kinh doanh.
Là bộ phận tiên tiến nhất của giai cấp công nhân hiện đại, trong thời kỳ
cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại và kinh tế tri thức, công nhân
trí thức có những đặc trưng nổi bật:
Công nhân trí thức có trình độ học vấn, trình độ khoa học và công nghệ
cao, tương đương với trình độ học vấn của trí thức; Lao động trong các ngành
công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, giá trị lớn;


12
có khả năng lao động sáng tạo, ứng dụng, phát triển tri thức khoa học kỹ thuật
và công nghệ mới vào sản xuất; Có khả năng thích ứng, phản ứng linh hoạt
với quá trình sản xuất và các quá trình phát triển xã hội; Có tính tích cực
chính trị- xã hội, có văn hóa lao động công nghiệp.
* Điều kiện tự nhiên và lịch sử văn hóa của Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh, nằm ở phía bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng kinh tế
trọng điểm - tam giác tăng trưởng: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với hệ
thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, rất thuận tiện cho phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Dân số của
Bắc Ninh hiện nay có khoảng hơn 1triệu người với thành phần dân tộc Kinh
thuần nhất. Diện tích tự nhiên của Bắc Ninh khoảng hơn 800 km 2, phần lớn
diện tích là đồng bằng, đồi núi chỉ chiếm khoảng 0,53%, chủ yếu tập trung ở
hai huyện Quế Võ và Tiên Du. Là tỉnh đồng bằng, nên tài nguyên, khoáng sản
của Bắc Ninh không nhiều, chỉ có trữ lượng nhỏ về tài nguyên rừng và một số
khoáng sản khác như đất sét làm gạch, ngói, gốm, gạch chịu lửa; đá sa thạch và
than bùn… Tuy trữ lượng không lớn, song đây cũng là một điều kiện quan
trọng để Bắc Ninh phát triển các ngành, nghề thủ công. Bởi thế, với sự sáng
tạo, khéo léo và tinh tế của người dân, nên các làng nghề ở Bắc Ninh rất phát
triển có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng tranh Đông Hồ, làng
gỗ Đồng Kỵ, làng đồng Đại Bái, làng mây tre Xuân Lai, làng gốm Phù Lãng...

Về lịch sử văn hóa, Bắc Ninh là nơi có truyền thống văn hoá lịch sử lâu
đời, đặc sắc; nơi gặp gỡ, giao hội của các mạch giao thông thuỷ, bộ tạo cho xứ
Kinh Bắc sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa với một
vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc và văn hoá Việt Nam. Trải qua hàng nghìn
năm lịch sử chống ngoại xâm, vùng đất và con người Kinh Bắc luôn phát huy
cao độ ý chí, nghị lực tinh thần kiên cường bất khuất trong đánh giặc, đặc biệt
là hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược, cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế hiện nay.


13

* Đặc điểm của đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Từ nghiên cứu khái quát chung về công nhân trí thức, từ đặc điểm, tình
hình của tỉnh Bắc Ninh, tác giả đưa ra quan niệm về đội ngũ công nhân trí thức
tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như
sau: Đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh là một bộ phận của giai cấp
công nhân nước nhà, bao gồm những người có trình độ học vấn từ cao đẳng
trở lên hoạt động, lao động chủ yếu bằng tri thức trực tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh- dịch vụ công nghiệp hoặc có tính chất công nghiệp
sử dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; là lực lượng quan trọng
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bắc Ninh và góp phần to lớn vào
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Trước hết, đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh là một bộ phận
của giai cấp công nhân nước nhà, nên họ cũng mang những đặc điểm chung
của công nhân nước nhà. Họ được sự lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước;
trực tiếp là Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bắc Ninh; được hưởng những
quyền, lợi ích và chịu sự tác động của những cơ chế, chính sách, pháp luật
về quản lý, xây dựng đối với công nhân... của Đảng, Nhà nước. Đồng thời có

nghĩa vụ, trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh là một bộ phận của công
nhân nước nhà, song họ lại đang hoạt động, lao động trong các ngành, các
lĩnh vực, các doanh nghiệp, nhà máy thuộc tỉnh Bắc Ninh. Vì vậy, họ có mối
quan hệ chặt chẽ với hệ thống chính trị và nhân dân tỉnh Bắc Ninh, chịu sự tác
động, chi phối bởi những điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa cũng như điều
kiện kinh tế, chính trị, xã hội của Tỉnh, nên họ mang những đặc điểm riêng.
Thứ nhất, đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh đang phát triển
mạnh về số lượng.


14
Năm 1997, tỉnh Bắc Ninh được tách ra và tái thành lập từ tỉnh Hà Bắc
cũ, nên khác với nhiều tỉnh khác trong cả nước, đội ngũ công nhân trí thức
tỉnh Bắc Ninh chủ yếu được xây dựng và phát triển cùng quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh. Hiện nay, Bắc Ninh là một trong những
tỉnh có tốc độ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh nhất Miền Bắc và phấn
đấu đến năm 2015 trở thành tỉnh công nghiệp; cho nên đây là điều kiện và
môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đội ngũ công nhân trí thức. Bên
cạnh đó, các cấp ủy đảng, chính quyền Tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
chặt chẽ công tác xây dựng đội ngũ công nhân trí thức. Vì vậy, tuy chủ yếu
được xây dựng và phát triển cùng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
Tỉnh, song hiện nay đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh đang phát triển
mạnh mẽ, mà trước hết về số lượng. Về tỷ lệ công nhân trí thức trong đội ngũ
công nhân của tỉnh Bắc Ninh chiếm khoảng 10% [ 5, tr 86 ].
Thứ hai, đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh đa dạng về cơ
cấu, chủ yếu tập trung ở các ngành kinh tế công nghệ cao.
Cơ cấu độ tuổi, giới tính: Hiện nay đội ngũ công nhân trí thức tỉnh
Bắc Ninh có đủ các độ tuổi khác nhau, từ thanh niên, trung niên đến công
nhân trí thức cao tuổi và đang có xu hướng trẻ hoá. Thực tế cho thấy, đa số

công nhân trí thức Bắc Ninh còn đang ở độ tuổi sung sức, năng động, có
nhiều ước mơ và độ tuổi này đang giữ vai trò nòng cốt của đội ngũ công nhân
trí thức tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Về cơ cấu giới tính: hiện nay ở Bắc Ninh trí
thức nam giới đang chiếm đa số.
Về thành phần dân tộc và xuất thân của đội ngũ công nhân trí thức
tỉnh Bắc Ninh: Bắc Ninh là tỉnh có dân cư thuần nhất, nên khác với nhiều tỉnh
khác cùng trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, công nhân trí thức Bắc Ninh đều là
người Kinh, do đó mà họ cùng chung đặc điểm tâm lý, tính cách và trình độ
nhận thức tương đối cao, đồng đều. Về thành phần xuất thân, đội ngũ công
nhân trí thức Bắc Ninh xuất thân từ hầu hết các tầng lớp dân cư trong xã hội,


15
trong đó chủ yếu là từ gia đình nông dân và công nhân. Đây là một điều kiện
thuận lợi để thực hiện liên minh công nhân - nông dân - trí thức, cũng như
thực hiện đoàn kết rộng rãi các tầng lớp dân cư trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh.
Về cơ cấu nghành nghề đa dạng, phong phú. Tập trung trong các
doanh nghiệp hiện đại, công nghệ cao; chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước
hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), ở các khu công
nghiệp Thành phố Bắc Ninh, Khu công nghiệp Quế võ, Tiên du, Từ sơn, Yên
phong.
Thứ ba, đội ngũ trí thức tỉnh Bắc Ninh mang đậm cốt cách văn hoá
truyền thống của vùng Kinh Bắc
Bắc Ninh là tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, là một trong
những cái nôi văn hoá không chỉ của đồng bằng Bắc Bộ mà của cả nước; là
quê hương của làn điệu dân ca quan họ nổi tiếng đã được Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hoá
phi vật thể thế giới. Người Bắc Ninh anh dũng, kiên cường, nhưng cũng rất
cần cù, thông minh, sáng tạo, giàu lòng nhân ái, độ lượng và có tinh thần lạc

quan, yêu đời, hiếu học, luôn tự hào về truyền thống văn hoá của mình… Đội
ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh, dù sinh ra lớn lên và trưởng thành từ
quê hương Kinh Bắc, hay được thu hút từ địa phương khác về, đều ít nhiều
được thừa hưởng các giá trị văn hoá truyền thống của vùng Kinh bắc ngàn
năm văn hiến và mang trong mình những nét tâm lý, cốt cách văn hoá của
người Kinh Bắc. Chính đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức phát
huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công tác và trong cuộc sống.
Thứ tư, sự phát triển công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh gắn liền với sự
phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng tỉnh Bắc
Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.
Điều kiện tự nhiên, lịch sử văn hóa, cũng như sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa xây dựng Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp có mối quan hệ


16
biện chứng với sự phát triển của đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh, Đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa lầ cơ sở hiện thực, tiền đề khách quan, điều
kiện và môi trường thuận lợi cho xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân trí
thức của Tỉnh; Mặt khác, sự phát triển công nhân trí thức lại là động lực to lớn
thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đưa Bắc Ninh trở
thành tỉnh công nghiệp. Mối quan hệ tác động qua lại đó thể hiện:
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bắc Ninh, đòi hỏi phải
có đông đảo công nhân trí thức với đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bắc Ninh là một quá trình khó khăn, lâu dài,
phức tạp; thực hiện bước chuyển căn bản từ sử dụng lao động thủ công là chính
sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện
và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến
bộ của khoa học và công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao. Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, mà
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả văn hóa, y tế và giáo dục - đào

tạo... Chính vì vậy, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa yêu cầu đội ngũ công nhân
trí thức Tỉnh phải đông đảo về số lượng, đa dạng về cơ cấu ngành nghề và
lĩnh vực hoạt động, làm chủ được tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
hiện đại, ứng dụng có hiệu quả vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và mọi
mặt của đời sống xã hội.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bắc Ninh, đặt ra yêu
cầu cao về trình độ, chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ công nhân trí thức
Tỉnh. Trước yêu cầu phát triển của khoa học, tiếp nhận chuyển giao và ứng
dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất và đời sống, đòi hỏi đội ngũ công nhân
trí thức tỉnh Bắc Ninh phải có trình độ tri thức cao, thành thạo chuyên môn,
nghề nghiệp, có năng lực tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu
của khoa học và công nghệ hiện đại, những tinh hoa văn hóa, văn minh thế
giới và những di sản văn hóa dân tộc vào thực tiễn Bắc Ninh.


17
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi đội ngũ công nhân trí thức
tỉnh Bắc Ninh phải có các phẩm chất cần thiết đáp ứng yêu cầu của lao động công
nghiệp và của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Lao động công
nghiệp đòi hỏi đội ngũ công nhân trí thức phải có tác phong công nghiệp, làm việc
một cách khoa học, sáng tạo, khẩn trương, nghiêm túc có ý thức kỷ luật và có tinh
thần hợp tác cao, nhất là trong sáng tạo khoa học. Trong điều kiện hiện nay, mỗi
người dù tài giỏi, nhưng cũng rất khó có thể thành công nếu ý thức tổ chức kỷ luật
kém, nếu thiếu sự hợp tác, thiếu sự giúp đỡ, hỗ trợ của tập thể.
Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một
trong những vấn đề quan trọng là phải phát triển kinh tế thị trường, định
hướng Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên mặt trái của nền kinh tế thị trường đã và
đang tác động không nhỏ đến mỗi người dân nói chung và mỗi công nhân nói
riêng. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ công nhân trí thức Tỉnh trước hết phải có lương
tâm nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với sản phẩm

mình làm ra và trách nhiệm cao đối với sự phát triển, sự giàu mạnh của Tỉnh
và đất nước. Kinh tế thị trường đặt ra với mỗi công nhân trí thức nói chung,
công nhân trí thức Bắc Ninh nói riêng phải có ý chí, nghị lực để vượt qua
những tính toán vị kỷ, hẹp hòi; vững vàng trước những cám dỗ đời thường,
trước sự mua chuộc, lôi kéo của các thế lực thù địch, sẵn sàng hy sinh lợi ích
cá nhân vì nghĩa lớn, vì lợi ích của Đảng, của nhân dân và dân tộc.
Đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh là động lực to lớn đẩy mạnh
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành
tỉnh công nghiệp.
Sự hình thành, phát triển đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh trực
tiếp góp phần phát triển chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao- động lực
chủ yếu có tính đột phá của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư các lĩnh vực, các ngành kinh tế công nghệ
cao; đẩy nhanh chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đổi mới
các trang thiết bị tiên tiến và chế tạo sản xuất; làm tăng năng suất, chất lượng,


18
hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Do đó có thể
khẳng định công nhân trí thức là lực lượng đứng đầu, quan trọng nhất vào
thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng tỉnh Bắc
Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, góp phần to lớn vào sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đưa nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp vào năm 2020.
1.1.2. Quan niệm và vai trò của việc xây dựng đội ngũ công nhân trí
thức tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
* Quan niệm về xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc
Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nư ớc
Từ nghiên cứu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bắc Ninh
và yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra phải tiếp tục quan

tâm xây dựng đội ngũ công nhân trí thức Tỉnh vững mạnh, tác giả đưa ra quan
niệm về xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như sau:
Xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hoạt động có mục đích, có tổ chức
của các cấp uỷ đảng, chính quyền, cơ quan chức năng, các doanh nghiệp và
chính đội ngũ công nhân trí thức; thông qua các chủ trương, biện pháp, cách
thức, làm cho đội ngũ công nhân trí thức phát triển nhanh về số lượng, có chất
lượng ngày càng cao có cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Từ quan niệm trên chỉ ra mục đích, nội dung, hình thức, biện pháp
cũng như chủ thể xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh.
Mục đích của việc xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh là bồi dưỡng, rèn
luyện, phát triển lực lượng công nhân và công nhân trí thức sẵn có, đồng thời
đào tạo, thu hút thêm công nhân trí thức mới; là quá trình bao gồm các hoạt


19
động quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện công nhân, cũng
như đánh giá, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách đãi ngộ… đối với công
nhân, nhằm hình thành đội ngũ công nhân trí thức Tỉnh có số lượng ngày
càng tăng, có chất lượng cao và cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh và đất nước. Nói cách khác, xây dựng
đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh là quá trình tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao, tạo những nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của tỉnh Bắc Ninh và của đất nước.
Nội dung xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh
Phải tiến hành xây dựng cả về số lượng, chất lượng và về cơ cấu. Để

xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa phải xây dựng toàn diện, đồng bộ, tập trung vào một
số nội dung chủ yếu sau:
Một là, xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh là quá trình
không ngừng nâng cao trình độ học vấn, trình độ tri thức của giai cấp công
nhân tỉnh Bắc Ninh
Trình độ học vấn chính là chìa khoá để tiếp cận tri thức khoa học, công
nghệ hiện đại. Trình độ học vấn của công nhân vừa là mục tiêu vừa là điều kiện
của quá trình nâng cao trình độ tri thức của công nhân. Có trình độ học vấn,
trình độ tri thức cao sẽ giúp cho công nhân tiếp thu, ứng dụng, làm chủ tri thức
khoa học, công nghệ mới, khả năng sáng tạo cải tiến công cụ, nâng cao chất
lượng, hiệu quả trong sản xuất. Khi trình độ học vấn, tri thức được nâng cao sẽ
là cơ sở điều kiện nâng cao phẩm chất và năng lực toàn diện của giai cấp công
nhân trên các lĩnh vực, xứng đáng là giai cấp cách mạng có đủ bản lĩnh chính
trị, trí tuệ và năng lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất
nước. Vì vậy, xây dựng đội ngũ công nhân trí thức ở tỉnh Bắc Ninh phải nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Tỉnh, để không ngừng nâng cao trình độ
học vấn và tri thức khoa học của giai cấp công nhân trong Tỉnh.


20
Hai là, xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh là quá trình
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp
của giai cấp công nhân tỉnh Bắc Ninh
Xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh không chỉ dừng lại
ở việc nâng cao trình độ học vấn, tri thức mà điều cốt lõi là trên nền tảng của
trình độ học vấn, tri thức được đào tạo trong các nhà trường hoặc tự đào tạo
mà không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của công
nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh. Chỉ như vậy, công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh
mới có khả năng làm chủ công nghệ hiện đại, thúc đẩy nền kinh tế trong nước

phát triển trên cơ sở nâng cao năng xuất lao động của Tỉnh. Vì thế, nâng cao
trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp là một nội dung quan trọng của
quá trình xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh, làm chuyển biến
căn bản khả năng của người công nhân và hình thành lên một bộ phận lao
động mới có chất lượng cao của tỉnh Bắc Ninh.
Ba là, xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh là quá trình
nâng cao năng lực sáng tạo trong sản xuất, đời sống, nhất là năng lực ứng
dụng, sáng tạo công nghệ mới, công nghệ cao của giai cấp công nhân tỉnh Bắc
Ninh
Bản thân người công nhân nếu có trình độ học vấn, trình độ tri thức khoa
học, kỹ thuật và trình độ chuyên môn tay nghề cao, kết hợp với thực tiễn lao
động sản xuất của mình sẽ là những cơ sở quan trọng giúp họ nâng cao khả năng
cải tiến công cụ, ứng dụng khoa học, công nghệ và sáng tạo ra những công nghệ
mới. Việc cải tiến công cụ sản xuất và ứng dụng khoa học- công nghệ cao diễn
ra như một tất yếu nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả trong sản
xuất, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tiến tới
xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh là quá trình
nâng cao ý thức chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống, tác phong công nghiệp và


21
ý thức pháp luật góp phần phát triển toàn diện giai cấp công nhân tỉnh Bắc
Ninh
Trong đấu tranh cách mạng, bản lĩnh chính trị của giai cấp công nhân
tỉnh Bắc Ninh được thể hiện thông qua vai trò lãnh đạo, tổ chức phong trào
đấu tranh cách mạng chống lại sự xâm lược của kẻ thù. Trong giai đoạn hiện
nay, đứng trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực, thế giới và
những khó khăn đặt ra trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, bản lĩnh chính trị giai cấp công nhân tỉnh Bắc Ninh chính là sự kiên

định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng vào con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội, đường lối quan điểm của Đảng ta; Có ý thức dân tộc,
tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết quốc tế; xác định quyết tâm thực hiện
thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước nghèo, kém phát triển,
sản xuất nông nghiệp là chủ yếu; công nghiệp chưa phát triển, đội ngũ công
nhân tỉnh Bắc Ninh nói riêng và giai cấp công nhân Việt Nam nói chung xuất
thân chủ yếu từ nông dân, hiểu biết chính trị – xã hội, luật pháp còn ít, vẫn
còn tình trạng vô tổ chức, kỷ luật, tuỳ tiện trong thực hiện quy trình sản xuất
và bảo đảm an toàn lao động và những biểu hiện khác như, rượu chè, cờ bạc,
tham gia vào các tệ nạn xã hội…đi ngược lại với truyền thống đạo lý, thuần
phong mỹ tục của dân tộc và bản chất tốt đẹp vốn có của giai cấp công nhân.
Do đó xây dựng đội ngũ công nhân trí thức phải hết sức quan tâm xây dựng,
phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong công nghiệp, nếp
sống tôn trọng kỷ luật, pháp luật, hình thành những con người sống có văn
hóa phù hợp với môi trường sản xuất công nghiệp hiện đại.
Hình thức, biện pháp xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh
Xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh nhằm hình thành
đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh Tỉnh có số lượng ngày càng tăng, có
chất lượng cao và có cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp


22
hóa, hiện đại hóa của Tỉnh và đất nước. Xây dựng đội ngũ công nhân trí thức
tỉnh Bắc Ninh, đòi hỏi phải thực hiện nhiều khâu, nhiều bước, nhiều quy trình
khác nhau, cho nên phải sử dụng tổng hợp nhiều hình thức biện pháp, như
thực hiện đẩy mạnh phát triển các ngành, lĩnh vực sản xuất công nghiệp công
nghệ cao tạo ra môi trường để thu hút đội ngũ công nhân có tri thức cao; phát
triển các trường dạy nghề, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bậc cao
đẳng- đại học, thực hiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân bằng nhiều

hình thức; các doanh nghiệp xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng công nhân khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho công nhân tự học để
nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.
Chủ thể xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh
Xây dựng đội ngũ công nhân trí tỉnh Bắc Ninh là một việc làm hết sức
lâu dài, phức tạp và là quá trình bao gồm nhiều khâu, nhiều bước, nhiều giai
đoạn khác nhau… Vì thế, phải phát huy vai trò của nhiều chủ thể khác nhau như:
Chủ thể xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh bao gồm hệ
thống chính trị của Tỉnh: Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan chức
năng của Tỉnh và các đơn vị sự nghiệp trong Tỉnh.
Các tổ chức trong các doanh nghiệp như: Hội đồng quản trị, Ban giám
đốc, các tổ chức chính trị- xã hội trong các doanh nghiệp: Cấp ủy, công đoàn,
Đoàn thanh niên....
Đặc biệt một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng là phải phát huy
vai trò tự chủ, tự giác của đội ngũ công nhân trí thức Tỉnh với tư cách là chủ
thể tự xây dựng chính mình.
* Vai trò của việc xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh có ý nghĩa hết sức
quan trọng, không chỉ là vấn đề chiến lược lâu dài mà còn là vấn đề trực tiếp,


23
thực hiện mục tiêu xây dựng Bắc Ninh thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.
Vai trò đó được thể hiện trên một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh, góp phần
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của Tỉnh và đất nước
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật của nền sản xuất hiện đại, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ

nghĩa xã hội, nó đòi hỏi phải lấy việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
làm trung tâm, là động lực chủ yếu và chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao,
chúng ta mới có thể thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Xây dựng đội ngũ công nhân trí thức chính là tạo ra những con
người có năng lực phát triển toàn diện, có tri thức, có sức khỏe, làm chủ tiến
bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu khai thác, sử
dụng các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất khác cho sự phát triển kinh
tế- xã hội. Xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh là tạo ra đội
ngũ cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng nghề nghiệp
giỏi, làm chủ khoa học và công nghệ trực tiếp lao động sản xuất, nghiên cứu,
ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh… Đồng thời, thông qua đội
ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng
nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh. Vì vậy, xây
dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh chính là góp phần tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của Tỉnh và đất nước.
Hai là, góp phần phát triển nhanh đội ngũ công nhân trí thức Tỉnh có số
lượng, chất lượng cao cơ cấu phù hợp đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và và hội
nhập quốc tế


24
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trên cơ sở
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế
thế giới, nhất là từ khi thực hiện chủ trương trí thức hoá công nhân đã tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển đội ngũ công nhân của tỉnh Bắc Ninh. Vì thế, trong
giai cấp công nhân của Tỉnh đã hình thành một bộ phận công nhân trí thức, làm
công tác quản lý, nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất kinh

doanh, năng động tiếp cận nhanh với khoa học – công nghệ hiện đại, làm chủ máy
móc thiết bị và thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. Đến nay tỷ lệ công nhân tốt
nghiệp cao đẳng, đại học trở lên đang tăng mạnh trong các khu công nghệ, trong
các ngành nghề, các doanh nghiệp có thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại.
Ba là, xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh góp phần củng cố,
tăng cường khối liên minh công - nông - trí thức vững mạnh, tạo cơ sở xã hội, chính trị
vững chắc góp phần xây dựng Đảng bộ và chính quyền các cấp của Tỉnh vững mạnh
Sự thành bại của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của tỉnh Bắc Ninh, phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng bộ, vai trò quản lý
của chính quyền Tỉnh và việc huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn
dân trên nền tảng khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức. Xây dựng đội
ngũ công nhân trí thức Tỉnh lớn mạnh, góp phần phát triển công tác giáo dục đào tạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao trình độ
dân trí. Thông qua vai trò của đội ngũ công nhân trí thức, tạo ra những tiến bộ
khoa học, kỹ thuật và các quy trình công nghệ hiện đại, ứng dụng vào sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, nâng cao năng xuất lao động và thu nhập cho công
nhân và nông dân. Như vậy, xây dựng đội ngũ công nhân trí thức Tỉnh vững
mạnh chính là tăng cường mối liên hệ mật thiết, tăng cường khả năng liên minh
trên thực tế giữa công nhân - nông dân - trí thức, làm cơ sở, nòng cốt để xây
dựng khối đại đoàn kết trong Tỉnh, tạo ra một động lực to lớn thúc đẩy cách
mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Do đó, xây dựng đội ngũ công nhân trí thức
tỉnh Bắc Ninh góp phần tạo cơ sở xã hội - chính trị quan trọng để giữ vững và


25
tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, vai trò quản lý của chính quyền Tỉnh
và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết, thực hiện thành công sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh và đất nước.
1.2. Thực trạng xây dựng đội ngũ công nhân trí thức tỉnh Bắc Ninh
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân

* Ưu điểm:
Một là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức xây dựng đội ngũ công nhân
trí thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể tỉnh Bắc Ninh
Trong những năm qua lãnh đạo, chính quyền tỉnh Bắc Ninh luôn nhận
thức đúng đắn về vị trí, vai trò của công nhân trí thức và tầm quan trọng của
công tác xây dựng đội ngũ công nhân trí thức Tỉnh, đề cao trách nhiệm trong
xây dựng, hoạch định các chủ trương, nghị quyết, chính sách về đào tạo, tuyển
dụng, bố trí sắp xếp và đãi ngộ đối với công nhân trí thức Tỉnh bảo đảm phù
hợp với điều kiện của địa phương và đặc điểm của đội ngũ công nhân trí thức.
Đã có nhiều những chủ trương, biện pháp hiệu quả, khoa học để xây dựng đội
ngũ công nhân trí thức trong Tỉnh. Quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm,
chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về xây dựng, phát huy vai trò của
đội ngũ công nhân trí thức; Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể,
các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp trong Tỉnh triển khai thực hiện nghiêm
túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như
của Đảng bộ, chính quyền Tỉnh về xây dựng và trọng dụng đội ngũ công nhân
trí thức Tỉnh. Nhất là, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công nhân trí thức luôn được
các cấp ủy đảng, chính quyền Tỉnh dành cho sự quan tâm đặc biệt, nên đã đạt
được những kết quả đáng khích lệ. Đảng bộ, chính quyền Tỉnh đã lãnh đạo, chỉ
đạo các tổ chức, cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp sử dụng linh
hoạt nhiều hình thức, biện pháp khá phù hợp, phát huy được sức mạnh tổng


×