Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRỌNG NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


ĐỀ TÀI
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP
XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
TRỌNG NHÂN
GVHD: Th.S LÊ THỊ LAN THẢO
Ks TRẦN MINH LUÂN
SVTT: VÕ THANH BÌNH
KHOA: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
LỚP: DH11MT
NIÊN KHÓA: 2011 – 2015
Tháng 3/2015


Phần 1. MỞ ĐẦU.
ĐẶT VẤN ĐỀ.

1.1.

Hiện nay, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện
hơn bao giờ hết. Trong xu thế đổi mới và hội nhập, những năm qua đất nước ta đã tạo
dựng được những xung lực mới cho quá trình phát triển, đã đạt được nhiều thành tựu về
kinh tế - xã hội quan trọng. Hàng ngàn công ty, xí nghiệp mọc lên với đủ các lĩnh vực,
ngành nghề. Kinh tế, đời sống của nhân dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng được nâng cao.
Bên cạnh những lợi nhuận, cơ hội mở ra còn rất nhiều thách thức và khó khăn mà nước ta
đã, đang và sẽ đối mặt. Đặc biệt là nỗi lo về suy thoái môi trường và nhiều hậu quả của


biến đổi khí hậu khôn lường.Ô nhiễm môi trường ở các đô thị, khu công nghiệp, làng
nghề, các lưu vực sông, các vấn đề môi trường bức xúc khác đã trở thành những vấn đề
nóng và đáng quan tâm của toàn xã hội.Vì thế, để bảo vệ môi trường sạch đẹp hơn mỗi
người phải có ý thức, cùng nhau hành động vì môi trường.
Với đặc thù địa lý có đường bờ biển trải dọc từ Bắc vào Nam, cùng với vùng lãnh hải
vô cùng rộng lớn đã đem lại cho chúng ta nguồn hải sản vô cùng phong phú, dồi dào.Tuy
nhiên, từ trước đến nay chúng ta chưa khai thác đúng mức nguồn thủy- hải sản, đánh bắt
chưa hợp lý và vẫn chưa tìm được một nguồn tiêu thụ ổn định.Với chủ trương của nước
ta hiện nay là chú trọng phát triển kinh tế từ nguồn lợi thủy, hải sản. TRỌNG NHÂN
SEAFOOD là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam. TRỌNG
NHÂN SEAFOOD được xác nhập vào Công ty Cổ Phần Thuỷ Sản và Xuất Nhập Khẩu
Long An tiền thân là Công ty Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Long An (Lafimexco) đã
được thành lập năm 1987. Công ty có nền tản vửng chắc cho sự phát triển trong tương
lai.
Phát triển đi kèm với bền vững, phấn đấu xây dựng thương hiệu có uy tín, sản phẩm
đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm
Không ngừng đổi mới và áp dụng côngnghệ tiên tiến trong sản xuất, mở rộng và
nâng cao công suất chế biến củacác nhà máy chế biến.




Phát triển các sản phẩm mới giá trịgia tăng.

Tôn trọng và luôn lắng nghe ý kiếnkhách hàng để đảm bảo chất lượng phục vụ
khách hàng một cách tốt nhất


Phát triển thêm các sản phẩm mới mang lại Giá trị gia tăng cao.
Không ngừng cải tiến kỹ thuật, đổi mới thiết bị, công nghệ trong sản xuất chế biến để

sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, an toàn với người sử dụng đáp ứng các yêu cầu, tiêu
chuẩn quốc tế.


Với đề tài này, tôi hi vọng nâng cao hiểu biết của mình trong về các chỉ tiêu môi
trường trong chế biến thủy sản xuất khẩu, nắm được các nguyên tắc làm việc về chuyên
ngành kỹ thuật môi trường trong môi trường của một xí nghiệp chế biến thủy sản xuất
khẩu, đóng góp những kiến nghị của mình về hoạt động môi trường cho xí nghiệp và
hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp của mình cho công việc sau này.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.
Đây là đợt thực tập của sinh viên trước khi thực hiện Đồ án tốt nghiệp. Mục đích của
đợt thực tập là giúp sinh viên tìm hiểu các quy trình công nghệ xử lý cụ thể trong thực
tế phục vụ Đồ án tốt nghiệp và sau khi ra trường.
1.3. TỔNG QUAN NỘI DUNG THỰC TẬP.
1.3.1. Những kiến thức đã nắm bắt trong quá trình thực tập.
- Tổng quan về đơn vị thực tập
Tên công ty, địa điểm
Chức năng - nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức
Tổng mặt bằng công ty
Quy trình sản xuất
Hệ thống cấp nước, thoát nước
An toàn lao động, PCCC
- Quy trình công nghệ xử lý chất thải
Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải, bản vẽ thiết kế thi công
Các công trình chính: nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương
pháp vận hành
Hiệu quả xử lý của từng công đoạn
Quy trình vận hành, sự cố và cách khắc phục
Nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị và công trình xây dựng
Chi phí hóa chất, năng lượng cho hệ thống xử lý



- Các kỹ năng thực tập
Kỹ năng thu thập thông tin.
Kỹ năng phân tích, đánh giá bản vẽ thiết kế, vận hành quy trình xử lý .
1.3.2. Những việc đã thực hành trong quá trình thực tập.
Tham khảo tài liệu về xí nghiệp chế biến thủy sản Trọng Nhân.
Tìm hiểu về hệ thống cấp, thoát nước của đơn vị
Tham khảo tài liệu thiết kế các công trình mà công ty đã thực hiện (hồ sơ thuyết minh
và bản vẽ.
Tìm hiểu và chấp hành các quy định về An toàn lao động và PCCC của xí nghiệp.
Khảo sát, tham quan thực tế h ệ t h ố n g x ử l ý n ư ớ c t h ả i tại xí nghiệp.
Tìm hiểu chi tiết quy trình quản lý kỹ thuật tại hệ thống xử lý nước thải tại xí nghiệp.
Tìm hiểu những sai sót thường gặp trong vận hành và đề xuất phương án.


Phần 2. BÁO CÁO THỰC TẬP CHI TIẾT TẠI XÍ NGHIỆP
CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRỌNG NHÂN.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP.
1.1.

Thơng tin chung.

Hình 1. Xí nghiệp chế biến thủy sản Trọng Nhân.
1. Tên doanh nghiệp: XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRỌNG NHÂN.
2. Cơ quan chủ quan : CÔNG TY TNHH THỦY SẢN TRỌNG NHÂN.
3. Đòa chỉ : 31 Nguyễn Thò Bảy, Phường 6, TP Tân An, Tỉnh Long An.
4. Điện thoại : 0723.(525854 – 526854)
5. Fax : 0723.525853
6. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu :

- Thu mua chế biến thủy sản.
- Xuất nhập khẩu thủy sản.
7. Số lượng công nhân : 350
8. Tóm tắt quá trình hoạt động:
Xí nghiệp được thành lập và bắt đầu hoạt động từ tháng 09/2009 cho đến nay
nhằm mục đích chế biến các mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu.


1.2.

Mặt bằng công ty:

Hình 2: Mặt bằng tổng thể xí nghiệp chế biến thủy sản Trọng Nhân
Xí nghiệp chế biến thuỷ sản TRỌNG NHÂN đặt tại số 31 Nguyễn Thị Bảy, P.6, Tp.
Tân An, Tỉnh Long An. Có diện tích đất rất rộng. Nằm ở trung tâm của tỉnh Long An,
cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km thuận lợi cho thông thương hàng hoá xuất
khẩu. Gần quốc lộ 1A là con đường thông thương với các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long. Trong vòng bán kính 30 km, có nhiều cảng cá, và hơn 50,000 hecta nuôi tôm, chủ
yếu là Tôm Sú với sản lượng hàng năm hơn 30,000- 40,000 tấn. Do đó, công ty có thể thu
mua được nguyên liệu liệu có chất lượng tốt và thuận lợi cho vận chuyển nguyên liệu.
Thiên nhiên thuận lợi , trang thiết bị hiện đại , nhân lực có trình độ tốt và luôn được đào
tạo chúng tôi đảm bảo những sản phẩm do công ty chúng cung cấp có chất lượng tốt, đặc
biệt có giá cả cạnh tranh và là nền tản vửng chắc cho sự phát triển trong tương lai.
1.3.

Hệ thống quản lí chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm:

GMP, SSOP, BRC, ISOvà kế hoạch HACCP đảm bảo sản phẩm tốt nhất đến với sản
phẩm trong và ngoài nước.
+ Đạt Code xuất hàng vào thị trường EU: DL 54



CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH CHẾ BIỂN THỦY SẢN TẠI
XÍ NGHIẾP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRỌNG NHÂN.
2.1. Các sản phẩm chính của xí nghiệp:
Các mặt hàng sản xuất của Xí nghiệp chủ yếu gồm các loại : tôm đông lạnh, mực
và bạch tuộc đông lạnh ( dạng sơ chế sẳn ), nghêu đông lạnh xuất sang các thò trường
khu vực Đông Nam Á, Anh , Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản vàEU.

Hình 3. Tơm thẻ PD
Trong thời gian gần đây, xí nghiệp chỉ chun sản xuất tơm đơng lạnh.

2.2. Quy trình cơng nghệ.
2.2.1. Ngun liệu và phụ liệu:
- Nguyên liệu : bao gồm các loại thủy sản tươi sống được thu mua từ các đại lí cung
cấp : từ các nguồn đánh bắt và nuôi trồng các tỉnh : Bến Tre, CàMau và các tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long … với số lượng hơn 180 tấn nguyên liệu/ tháng.
- Phụ liệu : Chlorine, xà phòng,…


BẢNG 1: BẢNG LIỆT KÊ NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG

2.2.2. Năng lượng:
BẢNG 2: THỐNG KÊ NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG

Hiện nay, Trọng Nhân có khoảng 390 công nhân có tay nghề cùng với cơ sở hạ tầng
và máy móc thiết bị mới.
BẢNG 3. BẢNG LIỆT KÊ THIẾT BỊ SỬ DỤNG CHO SẢN XUẤT



2.2.3. Dây chuyền sản xuất.
Hình 4. Quy trình sản xuất
• Thuyết minh quy trình
Nguyên liệu được xí nghiệp thu mua từ các đại lý ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long, Bến Tre và Cà Mau. Nguyên liệu được vận chuyển đến xí nghiệp bằng xe chuyên
dụng. Trong quá trình vận chuyển, nguyên liệu thường được bảo quản bằng các thùng
cách nhiệt. Nhiệt độ được giữ mức dưới 4oC.
Sai khi nguyên liệu được nhập về sẽ được bộ phận KCS kiểm tra và đánh giá chất
lượng nguyên liệu. Nguyên liệu không đạt chuẩn được trả lại cho đơn vị cung cấp.
Các nguyên liệu đạt chuẩn được rửa lần 1 bằng hổn hợp nước, đá và cholorine (nồng
độ 50 ppm) nhằm loại bỏ tạp chất và vi sinh vật bám trên thân nguyên liệu.
Quá trình phân cỡ được thực hiện sau công đoạn rửa lần 1, nguyên liệu được tiến
hành sơ chế, loại bỏ các phần không ăn được, không có giá trị về mặt cảm quan, giá trị về
mặt kinh tế và theo yêu cầu kỹ thuật. Trong suốt quá trình sơ chế, nguyên liệu được bảo
quản trong đá vảy, đảm bảo nhiệt độ thân nguyên liệu luôn dưới 4 oC. Phế phẩm sau khi
sơ chế được đưa vào thùng có nắp đậy và chuyển khỏi khu vực sản xuất để tránh lây
nhiễm.
Nguyên liệu bán thành phẩm sẽ được tiếp tục đưa qua công đoạn rửa lần 2, nguyên
liệu được nhúng lần lượt qua 3 bồn nước đã được làm lạnh có pha chlorine nồng độ lần
lượt là 30ppm, 10ppm và 0ppm, loại bỏ tạp chất lẫn trong nguyên liệu sau quá trình sơ
chế cũng như diệt khuẩn cho nguyên liệu. Sauk hi rửa lần 2, nguyên liệu được chuyển
qua công đoạn xử lý hóa chất. Thủy sản được ngâm trong dung dịch 1% muối + 3%
photpho với mục đích tang thời gian bảo quản và giữ chất lượng thủy sản.


Đối với một số đơn hàng có u cầu, ngun liệu được đưa vào lò hấp chin trước khi
tiến hành cấp đơng.
Ngun liệu bán thành phẩm sau q trình sơ chế sẽ được phân cỡ theo kích thước,
khối lượng, u cầu của đơn hàng và sắp xếp vào khn. Khn tơm được đưa vào kho
lạnh để bảo quản trước khi tiến hành cấp đơng sản phẩm.

Trong giai đoạn cấp đơng, nhiệt độ than tơm được hạ dưới điểm đóng băng. NHiệt độ
tâm sản phẩm thường dưới -18 oC. Q trình cấp đơng sẽ làm chậm q trình hư hỏng sản
phẩm, kéo dài thời gian sử dụng.
Sản phẩm sau cấp đơng được chuyển sang vòi phun sương. Có nhiệt độ từ 0 oC đến
4 oC để tạo lớp băng mỏng trên bề mặt sản phẩm. Lớp bang mỏng trên bề mặt sản phẩm
có tác dụng bảo vệ sản phẩm.
Thành phẩm sau khi mạ bang được tiến hành đóng gói và đưa vào nhập kho để bảo
quản.
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ MƠI TRƯỜNG VÀ CƠNG TÁC
BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRỌNG
NHÂN.
3.1. Tổng quan về các vấn đề mơi trường tại xí nghiệp chế biến thủy sản Trọng
Nhân.
3.1.1. Chất thải rắn
- Rác thải hữu cơ chủ yếu là phế liệu các loại thủy sản được loại bỏ trong quá trình
sản xuất thuộc dạng tươi sống với số lượng trung bình 1-1,2 tấn/ngày. Lượng phế liệu
này được tập trung về khu phế liệu và giao cho : Cơ sở : thu gom đầu, vỏ tơm : hợp
đồng với Cty TNHH Kỹ nghệ sinh hóa THỊNH LONG –Cà Mau ( bắt đầu thu
mua tháng 04/2014).
- Rác thải vô cơ chủ yếu là bao bì giấy, PE… xuất phát từ khu đóng gói thải ra. Các
loại này được xử lý bằng cách bán phế liệu.
- Chất thải nguy hại : bóng đèn, dầu nhớt, cặn dầu, giẻ lau … Số lượng rác thải
này rất ít.
BẢNG 4 Danh sách chất thải nguy hại đã đăng ký phát sinh trung bình trong 01
tháng tại xí nghiệp :


3.1.2. Khí thải:
Các máy móc thiết bò chủ yếu là thiết bò lạnh phục vụ cho công việc cấp đông
hàng hóa, bảo quản thành phẩm và sản xuất nước đá. Do vậy có khả năng thải vào

không khí các môi chất làm lạnh như : NH3, R22 khi thiết bò xảy ra sự co árò rỉ hoặc vỡ
đường ống nén khí.
3.1.3. Nước thải:
Nước thải trong quá trình sản xuất chủ yếu là lượng nước dùng để vệ sinh công
nghiệp và rửa nguyên liệu. Với các loại hình sản xuất này, trong nước thải còn lẫn
một lượng dư Chlorine và các cặn bã hữu cơ. Đây là vấn đề mà đơn vò thấy cần quan
tâm hàng đầu nhằm hạn chế tối thiểu gây ô nhiễm môi trường và nước thải sau khi ra
khu dân cư phải đạt theo tiêu chuẩn qui đònh. Nước thải sinh hoạt đi vào bể tự hoại,
đònh kỳ hợp đồng với cơ sở hút hầm.
3.2. Cơng tác bảo vệ mơi trường tại xí nghiệp chế biến thủy sản Trọng Nhân:
3.2.1. Điều kiện làm việc:
Với đặc thù sản xuất và công nghệ chế biến hiện nay ở đơn vò, sẽ có nhiều yếu tố
làm ảnh hưởng đến môi trường sức khỏe công nhân và cần phải khắc phục :

Hình 5: Điều kiện làm việc.


 Biện pháp thực hiện trong thời gian qua:
a)
Nhiệt độ làm việc:

Do đặc điểm quá trình công nghệ đòi hỏi điều kiện làm việc của các phòng các
khu vực sản xuất phải mát. Trên dây chuyền sản xuất luôn sử dụng nước đá. Hiện
nay, phía công ty có lắp đặt thêm hệ thống điều hòa.
b)

Độ ẩm:

Do tính chất công nghệ sử dụng nước thường xuyên nên đơn vò đã trang bò đồ bảo
hộ cho công nhân như : ủng, khẩu trang, bao tay, nón, yếm,…

c)

Vận tớc gió:

Để đảm bảo vệ sinh, yêu cầu nhà xưởng phải kín nên sự đối lưu không khí
hạn chế.
d)

Ánh sáng:

Tùy theo nhu cầu của các khu.
e)

Tiếng ồn:

Tiếng ồn phát ra chủ yếu là do máy móc hoạt động, trong thực tế các máy móc
được thiết kế và lắp đặt ở khu riêng biệt (do sử dụng các máy chuyên dùng được bao
trọn gói từ nước ngoài nên tiếng ồn phát ra có khả năng nằm trong phạm vi cho
phép).
3.2.2. Chất thải rắn:
* Rác thải sinh hoạt: khảng 100kg/ngày.
* Rác, chất thải nguy hại : bóng đèn, mực in, nhớt, cặn dầu, giẻ lau
máy,...


Hình 6. Kho chứa chất thải nguy hại.
* Rác thải vô cơ : bao bì bằng giấy, PE,...
* Rác thải hữu cơ : đầu, vỏ tơm,...
=> Biện pháp phòng ngừa trong thời gian qua:
- Rác thải sinh hoạt + rác: hợp đồng Cty Công Trình Đô Thò Tân An.

- Rác thải vô cơ: bán cho cơ sở thu mua phế liệu – Long An.
- Rác thải hữu cơ: hợp đồng với Cty TNHH Kỹ nghệ sinh hóa THỊNH LONG –
Cà Mau .
- Rác + chất thải nguy hại : đã đăng kí chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở
Tài nguyên và môi trường, đã được cấp sổ đăng ký số 80.000383T ngày 04/10/2011.
Hiện tại số lượng này rất ít (dự trữ tại khu vực chứa chất thải nguy hại của xí nghiệp).
3.2.3. Các yếu tớ hóa học:
* Các thiết bò máy móc lạnh : do có sử dụng môi chất NH3 và R22 khí có khả năng
thải ra môi trường không khí khi các thiết bò đó bò xảy ra sự cố (việc này có thể xảy ra
ở khu phòng máy).
=> Biện pháp phòng ngừa trong thời gian qua: sự rò rỉ của NH3 và R22.
- Tuân thủ qui trình vận hành và kiểm tra an toàn theo TCVN 4206-86.
- Kiểm đònh đúng theo qui đònh của Nhà nước.
- Xử lý khi bò rò rỉ : có sử dụng hệ thống van chặn để cô lập bộ phận khi
bò sự cố nhằm hạn chế sự thất thoát NH3 và dựa vào tính dễ hòa tan của NH3
trong nước để xả lượng dư NH3 trong nước và dùng vòi phun vào vò trí bò sự cố
để hạn chế sự lan tỏa trong không gian. Việc vận hành an toàn thiết bò lạnh theo
đúng qui trình, quy phạm kết hợp với phương án xử lý sự rò rỉ NH3 sẽ đảm bảo
hạn chế tối đa tác động của NH3 và R22 đối với môi trường xung quanh và con


người. Thực tế trong thời gian qua việc ảnh hưởng này ít xảy ra và nếu có xảy ra
cũng đã xử lý kòp thời không gây ảnh hưởng xung quanh.
* Mùi hôi từ nguyên liệu bốc ra: mùi hôi ở đây xuất phát từ 2 dạng :
+ Do bản thân nguyên liệu có mùi hôi đặc trưng của nguyên liệu tươi sống.
+ Mùi hôi thối do nguyên liệu giảm chất lượng bốc ra.
=> Biện pháp phòng ngừa trong thời gian qua:
- Đảm bảo chế độ vệ sinh công nghiệp.
- Muối ướp bảo quản nguyên liệu, bán thành phẩm theo đúng yêu cầu
kỹ thuật.

- Trang bò đầy đủ và đúng qui đònh đồ bảo hộ lao động.
- Ngoài ra về các phần nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thì trả lại cho
các đại lý cung cấp nguyên liệu.
- Đối với mùi hôi của phế phẩm như: vỏ, đầu tôm thì được chứa trong phi có nấp
đậy và để trong kho phế liệu, sau đó tập kết ra bãi phế liệu để cơ sở lấy mỗi ngày.
Các phế phẩm này được bán cho cơ sở thu gom vỏ tép ( Cty TNHH Kỹ nghệ sinh
hóa THỊNH LONG – Cà Mau )
3.2.4. Phương án xử lý nước thải:
a) Lưu lượng nước sử dụng.


Hình 7 và 8. Mặt bằng thốt nước thải và mặt bằng thốt nước mưa.
Nước thải ở đây bao gồm: nước thải do sản xuất, nước sinh hoạt và nước mưa,
trong đó:
- Nước thải sản xuất : 160 -180 m3/ngày
- Nước thải sinh hoạt : 10 -20 m3/ ngày
- Riêng phần nước mưa không xác đònh được, có tách riêng một phần hệ thống
nước mưa ra hệ thống cống công cộng.
Với qui mô về công nghệ sản xuất hiện nay lưu lượng nước thải không tính nước
mưa, lưu lượng nước thải cần xử lý: 160 – 180 m3/ngày. Theo thực tế lượng nước này
thấp hơn do nhiều lúc nguồn nguyên liệu không đáp ứng đủ, có ngày không có
nguyên liệu.
b) Hệ thớng sử lý nước thải:
* Thành phần và tính chất nước thải
BẢNG 5 THƠNG SỐ KỸ THUẬT NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO
STT THƠNG SỐ
ĐƠN VỊ
GIÁ TRỊ
1
pH

6,8 – 7
2
DOD5
mg/l
608
3
COD
mg/l
1828
4
TSS
mg/l
259
5
Amonia
mg/l
74,5
6
Tổng N
mg/l
223
7
Dầu mỡ
mg/l
Khơng có
8
Clo dư
mg/l
Khơng có
9

Coliform
NPN/100ml 2,4 . 108


* Sơ đồ dây chuyền công nghệ:

Hình 9. Sơ đồ dây chuyền công nghệ


* Mặt bằng:

Hình 10. Mặt bằng bố trí đường ống lắp đặt
* Thuyết minh quy trình:
Nước thải từ trong nhà máy chảy ra theo đường cống dẫn trước khi đến bể gom
được song chắn rác giữ lại rác có kích thước lớn.
Từ bể gom nước thải được bơm về bể điều hòa để chứa và ổn đònh lưu lượng.
Sau đo,ù từ bể điều hòa nước thải được bơm lên bồn lắng inox 1. Tại bồn này nước
thải được hòa trộn với hóa chất P.A.C và polyme để lắng cặn. Liều lượng hóa chất
châm vào là một bao 2 kg PAC/1000 lit nước và 2200-300gram polymer/1000 lit nước.
Nước sau lắng sẽ chảy tràn xuống bể Anoxic. Tại đây, nước thải sẽ được hòa trộn
với bùn hoạt tính nhờ máy khuấy chìm đểlàm gia tăng hiệu quả xử lý Nitơ và Photpho
trong nước thải, sau đó nước thải sẽchảy tràn qua bể Aerotank. Bể Aerotank là bể bao
gồm hỗn hợp nước thải vàbùn hoạt tính vi sinh hiếu khí. Tại bể Aerotank, các chất
hữu cơ sẽ được vi sinh hiếu khí sử dụng làm thức ăn. Sản phẩm của quá trình này là
CO2 và các sinh khối vi sinh vật.
Tiếp theo nước thải từ bể Aerotank sẽ được bơm lên bồn lắng inox 2. Tại đây, cặn
sẽ được lắng xuống đáy và phần cặn lắng này sẽ được hoàn lưu về bểAnoxic. Phần
nước lắng trong sẽ chảy tràn qua bể chứa để lắng thêm một lần nữa. Từ bể chứa
nước sẽ được bơm qua bồn lọc thơ được bố trí một lớp vật liệu lọc bao
gồm cát sỏi đá để giữ lại cặn lơ lững, sau đó chảy qua bể khử trùng.



Tại bể khử trùng, Chlorine được châm vào bể để tiêu diệt hoàn toàn Coliforms và
vi trùng gây bệnh khác. Nước từ bể khử trùng theo ống thải ra gạch. Nước sau xử lý
đạt tiêu chuẩn QCVN 11:2008/BTNMT - Cột A.
Bể lắng 1 xả bùn sang bể chứa bùn cách 15 phút trong vòng 3 phút. Bể lắng 2 hồn
lưu bùn về bể aerotank cách 5 phút trong vòng 4 phút.
Ưu điểm:

Sử dụng cơng nghệ phù hợp với nguồn thải

Nước thải sau q trình xử lý có nồng độ các chất gây ơ nhiễm đúng với quy
chuẩn.

Cơng trình thiết kế nhỏ gọn nhưng vẫn đủ cơng suất, giảm diện tích sử dụng.

Dễ vận hành, dễ mở rộng, dễ nâng cơng suất xử lý của hệ thống cơng nghệ.
Nhược điểm:

Dễ gặp một số sự cố trong q trình vận hành.

CHƯƠNG 4. CÁC SỰ CỐ , BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TẠI HỆ THỐNG XỬ
LÝ NƯỚC THẢIVÀ KIẾN NGHỊ.
Bảng 6: Các sự cớ gặp được trong q trình khảo sát và biệp pháp khắc phục
Biểu hiện

Ngun
nhân
1 Các sự cố về Do sự dao
động lưu

lưu lượng
lượng khơng
đồng đều tại
các bế.
2 Nước thải xử 2a. Bùn già
lý đục.
2b. Tình
trạng yếm
khí trong bể
aerotank.
2c Nước thải
đầu vào có
chứa các chất
độc hại.

3 Bùn trong 1
bể aerotank

Kiểm tra

Giải pháp

Thường xun kiểm tra
lưu lượng đầu vào tại các
bể đặt biệt là bể điều
hòavà bể aerotank.

- Kéo hoặc thả phao chống tràn

Kiểm tra bùn

- Kiểm tra thiết bị thổi

khí.
- Kiểm tra DO
Kiểm tra bùn lắng

2d Bể anoxic Kiểm tra DO
bị khuấy trộn
q mạnh
Sự thơng khí - Kiểm tra thiết bị thổi
khơng đủ, tạo
khí

để điều chỉnh máy bơm tại
các bể.
Tăng lượng thải bùn, giảm hồil
ưu.
- Sửa chữa máy bơm.
- Tăng DO trong bể aerotank
cho phù hợp
- Phân lập lại vi sinh vật nếu

có thể.
- Dừng thải bùn, hồi lưu lại
tồn bộ bùn trong bể lắng đế
thiết lại lại quần thể vi sinh.
- Giảm sự khuấy trộn trong bể
anoxic
- Kiểm tra thiết bị thổi khí.
- Tăng cơng suất thiết bị thổi



có trở nên
đen
4 Váng màu
nâu đen.
5 Đệm bùn
quá dày
trong bể
lắng thứ
cấp và có
thể trôi
theo dòng
ra.

vùng chết và
bùn nhiễm
khuẩn thối.
F/M quá
thấp.
5a Tốc độ
bơm bùn
hồi lưu,
bơm bùn
dư không
đủ.

-

Kiểm tra DO


Nếu F/M nhỏ hơn nhiều
so với F/M thong thường
thì đây chính là nguyên
nhân
Kiểm tra lại các bơm
bùn .

khí
Tăng lượng bùn thải để tăng
F/M. Tăng lên tốc độ vừa phải
và phải kiểm tra cẩn thận. Giảm
lưu lượng bùn hồi lưu.
- Kiểm tra bơm bùn và
đường ống bùn
- Tăng lưu lượng bơm
bùn hồi lưu (nếu có thể),
bơm bùn dư và giám
sát độ sâu đệm bùn một
cách thường xuyên.
- Thiết lập lưu lượng ở
điều kiện cân bằng.
- Tính toán lại chế độ vận
hành của hệ thống.

5b Lưu
Kiểm tra tổng lưu
lượng tăng lượng vào bể lắng.
quá cao
làm quá

tải
bể lắng.
6. Lớp bùn chảy Lưu lượng
Kiểm tra máng tràn.
- Điều chỉnh mức dòng ra
tràn qua một
phân phối
trong máng tràn.
- Kiểm và điều chỉnh tấm
phần của máng vào bể lắng
chắn.
tràn của bể
không đều.
lắng thứ cấp.
7. Nồng độ
7a Tốc độ
Kiểm tra nồng độ bùn
Giảm tốc độ hồi lưu bùn.
bơm bùn
bùn trong bùn
hồi lưu, kiểm tra khả
hồi
hồi lưu
năng lắng (SVI).
lưu thấp
và/hoặc
(<8000 mg/l)
bùn dư
quá cao.
7b Sự sinh

Kiểm tra bằng kính hiển Tăng DO, tăng pH, bổ
sung Nitơ và Phosphate
trưởng của
vi, đo DO, pH, nồng
độ Nitơ.
vi sinh vật
dạng
sợi
Kiến nghị:


-

Trong nước thải sản xuất tôm đôi khi còn có muối 512. Điều này gây ra hiện
tượng bùn nổi ở bể lắng 1 và bể anoxic. Cần trang bị thiết bị vớt bùn tại hai bể này
để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

-

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
• Kết luận.
Qua thời gian thực tập tại xí nghiệp chế biến thủy sản TRỌNG NHÂN, tham khảo tài
liệu, khảo sát thực tế tôi có thể hiểu rõ hơn về quy trình xử lý của xí nghiệp
Sơ đồ xử lý tại xí nghiệp chế biến thủy sản TRỌNG NHÂN được xem là một dây
chuyền công nghệ hoàn chỉnh. Hai hệ thống xử lý này đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt
quy chuẩn của bộ Tài nguyên và Môi trường.
Xí nghiệp còn có đội ngũ cán bộ, công nhân viên với tinh thần làm việc cao, công tác
tuần tra và bảo vệ nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.
• Kiến nghị.
Thực tập nghề nghiệp dành cho sinh viên nhằm giúp cho sinh viên làm quen với môi

trường thực tế, cũng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện tính tự chủ và tinh thần trách
nhiệm trong công việc. Từ đó có thể định hướng được ngành nghề của mình và vô cùng
quan trọng cho quá trình làm việc của sinh viên sau này. Nhà trường có thể cho sinh viên
thời gian thực tập nhiều hơn, cũng như trước khi thực tập tốt nghiệp thì có thể tạo đều kiện
cho sinh viên có nhiều cơ hội tiếp xúc thực tế nhiều hơn, giúp sinh viên không bỡ ngỡ khi
lần đầu thực tập tốt nghiệp.



×