Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước theo luật phòng, chống tham nhũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.58 KB, 85 trang )

Thanh tra chính phủ

Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác chống tham nhũng của
các cơ quan thanh tra nhà nớc
theo luật phòng, chống tham nhũng

Chủ nhiệm đề tài: ts . trần ngọc liêm

6607
24/10/2007
hà nội - 2007


Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nớc, dới sự
lãnh đạo của Đảng chúng ta đã đạt đợc nhiều thành tựu quan trọng trên mọi mặt
của đời sống kinh tế - xã hội, cụ thể là: kinh tế có những bớc phát triển mạnh
mẽ, đời sống nhân dân đợc cải thiện đáng kể, an ninh quốc phòng đợc giữ
vững, ngoại giao đợc mở rộng, chúng ta đã có những thành công bớc đầu trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tạo ra những tiền đề quan trọng để đất nớc
thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc. Tuy nhiên,
bên cạnh đó chúng ta cũng đang phải đi mặt với những nguy cơ và thách thức
lớn mà một trong những nguy cơ làm cản trở công cuộc đổi mới chính là tệ tham
nhũng. Nạn tham nhũng cùng với sự lãng phí diễn ra nghiêm trng, kéo dài gây
thiệt hại lớn về tài sản của nhà nớc, làm băng hoại đạo đức của một bộ phận cán
bộ, công chức; làm xói mòn lòng tin ca nhân dân và là nguy cơ đe da sự tồn
vong của chế độ.


Trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đầy cam go này, các
cơ quan thanh tra nhà nớc có một vai trò rất quan trọng, cùng với các cơ quan có
chức năng đấu tranh phòng, chống tham nhũng khác nh kiểm toán, kiểm sát,
điều tra, toà án, các cơ quan thanh tra nhà nớc đã phát hiện và xử lý nhiều vụ
việc tiêu cực, tham nhũng, góp phần vào công cuộc phòng, chống tham nhũng ở
nớc ta trong thời gian vừa qua. Từ hoạt động thực tiễn, trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình các cơ quan thanh tra nhà nớc đã tích cực đổi mới quy trình
và phơng thức hoạt động, hớng nội dung của các cuộc thanh tra tập trung vào
những lĩnh vực có nhiều bức xúc, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng nh các lĩnh
vực quản lý đầu t xây dựng cơ bản, tài chính nhà nớc, chính sách xã hội, quản
lý các dự án đầu t xây dựng, quản lý và sử dụng đất đai... Qua kết quả thanh tra,
1


đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nớc trên các lĩnh vực của
đời sống xã hội, ngăn ngừa các hành vi sai phạm, kịp thời phát hiện và xử lý các
hành vi tham nhũng, bảo vệ lợi ích của Nhà nớc, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, cơ quan, tổ chức.
Qua nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra nhà nớc
theo Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 cho thấy, hoạt động phòng, chống
tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nớc cha đợc xác định một cách trực
tiếp mà hoạt động đấu tranh phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra
đợc tổng kết và rút ra từ các hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội và giải quyết khiếu
nại, tố cáo ca công dân. Vai trò của thanh tra trong việc giúp Chính phủ cũng nh
Thủ trởng các cơ quan quản lý nhà nớc khác trong việc theo dõi, đôn đốc các cấp,
các ngành thực hiện chức năng phòng, chống tham nhũng là cha rõ ràng. Vì vậy,
Thanh tra Nhà nớc trớc đây cha thực sự tr thành đầu mối để giúp Chính phủ
trong công tác này, chính vì vậy mà mỗi khi đợc yêu cầu báo cáo về tình hình tham
nhũng và đấu tranh chống tham nhũng thì Thanh tra Nhà nớc (nay là Thanh tra
Chính phủ) gặp không ít khó khăn, lúng túng.

Trong những năm gần đây, trớc yêu cầu của cụng cuc đấu tranh phòng,
chống tham nhũng thì việc đổi mới cơ chế và xác định trách nhiệm của các cơ quan
nhà nớc trong phòng, chống tham nhũng là vấn đề đợc đặt ra rất cấp bách. Cỏc
qui định về vấn đề này cũng đã từng bớc đợc hoàn thiện, trong đó phải thấy rõ
rằng vai trò và trách nhiệm của thanh tra trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng
ngày càng rõ nét. Không phải ngẫu nhiên mà Chính phủ uỷ quyền cho Tổng thanh
tra ký Công ớc của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; cũng không phải ngẫu
nhiên mà Luật phòng, chống tham nhũng, một văn bản pháp lý hết sức quan trọng
đợc Quốc hội thông qua năm 2005 lại đợc giao cho Thanh tra Chính phủ soạn
thảo. Điều này, thể hiện các cơ quan thanh tra nhà nớc có vai trò rất quan trọng
trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Nếu theo Pháp lệnh chống tham nhũng
năm 1998, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra nhà nớc trong phòng, chống
2


tham nhũng đã đợc nhắc đến tuy còn tơng đối mờ nhạt thì đến khi Quốc hội khoá
XI thông qua Luật thanh tra năm 2004, đã khẳng định trách nhiệm của cỏc cơ quan
thanh tra nhà nớc trong phòng, chống tham nhũng. Nhng phi cho đến khi Luật
phòng, chống tham nhũng năm 2005 đợc ban hành thì vai trò, trách nhiệm, vị trí,
quyền hạn của thanh tra trong phòng, chống tham nhũng mới đợc đề cập rõ nét.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu
quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng và
vị trí, vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nớc trong phòng, chống tham nhũng
thông qua các hoạt động thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời minh
họa bằng kết quả hoạt động thực tiễn của ngành thanh tra trong những năm qua để
minh chứng về vai trò, vị trí của các cơ quan thanh tra trong phòng, chống tham
nhũng và rút ra những mặt đã làm đợc, những mặt còn tồn tại, hạn chế trong hoạt
động phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra. Trên cơ sở đó, kiến nghị
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà
nớc trong phòng, chống tham nhũng theo tinh thần của Luật phòng, chống tham

nhũng, phù hợp với tình hình hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu.
Kể từ trớc đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, nhiều bài viết
chuyên khảo trên các Báo thanh tra, Tạp chí thanh tra hoặc các Báo, Tạp chí
chuyên ngành đề cập đến thực trạng hoạt động phòng, chống tham nhũng của các
cơ quan có chức năng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, trong đó có hoạt
động của các cơ quan thanh tra nhà nớc, trong đó cũng có đa ra các căn cứ
khoa học của những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống tham
nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nớc nh Đề tài khoa học cấp bộ: Thanh
tra với cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay, năm 1996 của Vụ trởng Vụ
Nội chính - Văn xã Phạm Hng, Thanh tra Nhà nớc, Đề tài cấp cơ sở: Trách
nhiệm của các tổ chức thanh tra nhà nớc trong đấu tranh chống tham nhũng,
năm 2005 của Phó phòng tổng hợp, Thanh tra Chính phủ Nguyễn Thị ánh Tuyết.
3


Một số sách chuyên khảo nh: Một số vấn đề cơ bản về phòng ngừa và chống
tham nhũng do Viện Khoa học thanh tra cùng Trờng Cán bộ thanh tra phối hợp
với Nhà xuất bản T pháp phát hành năm 2004; cuốn Cơ chế giám sát, kiểm
toán và thanh tra ở Việt Nam do Viện Khoa học thanh tra phối hợp với Nhà xuất
bản T pháp phát hành năm 2004; bài viết trên báo Tuổi trẻ cuối tuần ngày
21/7/2007, phỏng vấn Nguyên Phó Tổng thanh tra Lê Đình Đấu: Muốn chống
tham nhũng có hiệu quả: phải để cơ quan thanh tra đợc độc lập Tuy nhiên,
các nghiên cứu đó mới chỉ đề cập ở mức độ chung nhất, phù hợp với các văn bản
pháp luật phòng, chống tham nhũng của thời điểm đó hoặc cha đi sâu vào
nghiên cứu, phân tích và luận giải sâu sắc về những giải pháp hữu hiệu nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra
nhà nớc. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu, xây dựng thể chế pháp luật về
thanh tra, phòng, chống tham nhũng thời gian qua, nhất là quá trình nghiên cứu
xây dựng Luật thanh tra, Luật phòng, chống tham nhũng thì vị trí, vai trò cũng

nh trách nhiệm của các cơ quan thanh tra nhà nớc trong phòng, chống tham
nhũng cũng đợc đặt ra và quy định trên bình diện chung, phù hợp với các quy
định pháp luật khác về thanh tra, phòng, chống tham nhũng, tuy nhiên ở góc độ
nào đó thì các quy định pháp luật đó khi áp dụng vào thực tiễn cũng cha thực sự
nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra
nhà nớc, phù hợp với tình hình hiện nay. Vì thế, việc nghiên cứu của đề tài này
đợc tiến hành trên cơ sở kết quả các nghiên cứu trớc đây và các quy định pháp
luật hiện hành, đồng thời làm rõ thêm một số vấn đề mà thực tiễn thực hiện
nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nớc đang đòi
hỏi để đa ra những giải pháp có tính thời sự hiện nay để kịp thời nâng cao hiệu
quả phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nớc theo yêu cầu
của Luật phòng, chống tham nhũng.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Việc nghiên cứu của đề tài nhằm đạt đợc các mục tiêu sau đây:
4


Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò và
trách nhiệm của các cơ quan thanh tra nhà nớc trong thực hiện nhiệm vụ phòng,
chống tham nhũng.
Hai là, đa ra phơng hớng, các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nớc.
Ba là, đa ra cơ sở khoa học để Thanh tra Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ
sung các văn bản pháp luật theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền
sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản pháp luật mới quy định về nhiệm vụ,
quyền hạn phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nớc, qua đó
nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra
nhà nớc.
4- Đối tợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tợng nghiên cứu của đề tài là vai trò, vị trí của các cơ quan thanh tra

nhà nớc trong công tác phòng, chống tham nhũng; thực trạng và hiệu quả hoạt
động phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nớc. Trên cơ sở
đó, đề tài phải chỉ ra đợc những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng,
chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nớc, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
công tác phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan thanh tra nhà nớc đang
đặt ra.
- Dựa trên quan điểm của Luật thanh tra, Luật phòng, chống tham nhũng
xác định thanh tra là một chức năng thiết yếu của công tác quản lý, việc thực
hiện các hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm của các
cơ quan thanh tra nhà nớc để phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành của Thủ
trởng các cơ quan quản lý nhà nớc, qua đó kịp thời phát hiện và xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật nói chung, trong đó có hành vi tham nhũng. Vì vậy, việc
nghiên cứu đề tài về những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống
tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nớc đợc xác định với phạm vi
nghiên cứu là hoạt động phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà
5


nớc đợc quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng. Đồng thời đánh giá
thực tiễn việc thực hiện các hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đợc
quy định trong Luật thanh tra, Luật khiếu nại, tố cáo khi thực hiện nhiệm vụ
phòng, chống tham nhũng.
5- Phơng pháp nghiên cứu.
Việc thực hiện Đề tài đợc tiến hành trên cơ sở phơng pháp luận Mác Lê Nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, t tởng
Hồ Chí Minh về Nhà nớc và pháp quyền. Trong đó đặc biệt chú trọng vận dụng
quan điểm của triết học về phép biện chứng nh mối liên hệ phổ biến về sự phát
triển, mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thợng tầng, về các cặp phạm
trù cái chung, cái riêng, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tợng...
Việc nghiên cứu của đề tài đứng trên quan điểm của Đảng, Nhà nớc ta về
đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra nói chung trong điều kiện Nhà nớc ta đang

tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nớc, xây dựng Nhà nớc pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Việc thực hiện đề tài đợc thực hiện thông qua việc nghiên cứu các quy
định của Luật thanh tra, Luật phòng chống tham nhũng và các văn bản pháp luật
khác có liên quan quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan
thanh tra nhà nớc; tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động đấu tranh phòng,
chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nớc; tổ chức các hội nghị, hội
thảo phân tích, đánh giá về hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nớc trong
phòng, chống tham nhũng; trên cơ sở đó đa ra các đề xuất, kiến nghị và các giải
pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng của
các cơ quan thanh tra nhà nớc.
6. Những điểm mới của đề tài.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và hiệu quả công tác phòng, chống tham
nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nớc đến thời điểm nghiên cứu của Đề tài,
đánh giá những mặt đợc, những mặt còn tồn tại, hạn chế trong công tác phòng,
6


chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nớc thì điểm mới của đề tài
chính là những cơ sở lý luận và thực tiễn đầy đủ, có tính thời sự để từ đó đa ra
những giải pháp có tính đột phá, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng,
chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nớc trong tình hình hiện nay.
7. Bố cục của đề tài.
Chơng 1. Cơ sở khoa học về vị trí, vai trò và trách nhiệm của các cơ quan
thanh tra nhà nớc trong phòng, chống tham nhũng.
Chơng 2. Thực trạng và hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng
của các cơ quan thanh tra nhà nớc.
Chơng 3. Phơng hớng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng,
chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nớc.


7


Chơng 1
Cơ sở khoa học về vị trí, vai trò và
trách nhiệm của các cơ quan thanh tra nhà nớc
trong phòng, chống tham nhũng
1.1- Chủ trơng, quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị
trí, vai trò và trách nhiệm của các cơ quan thanh tra nhà nớc trong đấu
tranh phòng, chống tham nhũng.
Đảng và Nhà nớc ta xác định nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham
nhũng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống
chính trị nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào công
cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Trong đó, các cơ quan chức năng nh
thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, toà án có trọng trách rất lớn trong việc
phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về tham nhũng. Quan điểm đó
của Đảng đã đợc thể hiện xuyên suốt trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng,
trong các văn bản pháp luật của Nhà nớc từ năm 1945 đến nay. Cùng với các cơ
quan chức năng khác đợc giao nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
các cơ quan thanh tra nhà nớc kể từ khi thành lập đến nay, mặc dù ở mỗi giai
đoạn lịch sử đều có những điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ cho phù hợp,
nhng luôn giữ một vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý.
Tháng 6/1978, Ban Bí th Trung ơng ra Thông tri số 44 về công tác
chống quan liêu, cửa quyền, tham ô, lãng phí trong đó nhấn mạnh"tổ chức thanh
tra ở các cấp, các ngành đợc giao nhiệm vụ là cơ quan thờng trực phụ trách
theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình, nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo
và chủ trì sự phối hợp với những cơ quan có liên quan để xử lý những vụ việc
đợc phát hiện".
Ngày 10/11/1979, Ban Bí th đã ra Chỉ thị số 81/CT-TW về nhiệm vụ

chống tiêu cực. Bản Chỉ thị nêu rõ: "các cấp thanh tra chính quyền là một lực
8


lợng quan trọng trong cuộc đấu tranh này, phải lấy nhiệm vụ chống tiêu cực làm
trọng tâm cấp bách".
Ngày 21/5/1988, Ban Bí th Trung ơng Đảng đã ra Chỉ thị số 38/CT-TW
về việc tiến hành đợt thanh tra tài chính trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm
thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 2/5/1988 của Bộ Chính trị. Nghị quyết
nêu rõ "phải tăng cờng công tác kiểm tra, thanh tra, đặc biệt là thanh tra tài
chính nhằm lập lại trật tự kỷ cơng trong quản lý kinh tế, tài chính, đấu tranh bảo
vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, chống mọi biểu hiện tiêu cực, tham ô, lãng phí".
Trong các Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX và
X đều khẳng định nạn tham nhũng và tệ quan liêu là một trong bốn nguy cơ cản
trở công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta, đe doạ sự sống còn
của chế độ ta. Nghị quyết đã nhấn mạnh: Tình trạng tham nhũng và sự suy thoái
về t tởng, chính trị, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
đang cản trở việc thực hiện đờng lối, chủ trơng, chính sách của Đảng, gây bất
bình và giảm lòng tin trong nhân dân. Cần phải tăng cờng tổ chức và cơ chế,
tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nớc và
toàn bộ hệ thống chính trị ở các cấp, các ngành từ trung ơng đến cơ sở. Gắn
chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt là chống các
hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính.
Trớc tình hình tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, Đảng ta đã xác định
đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng của Đảng. Nó đợc
coi nh một bộ phận cấu thành quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp đấu
tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo
của Đảng, kiện toàn bộ máy và tăng cờng hiệu lực quản lý của Nhà nớc, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ X cũng đã nhấn mạnh: Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một

nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thờng
xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Các cấp uỷ và tổ chức Đảng phải
9


nhận thức sâu sắc tính cấp thiết, lâu dài, phức tạp và khó khăn của cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí, có quyết tâm chính trị cao, đấu tranh kiên
quyết, kiên trì, liên tục, có hiệu quả từ trung ơng đến cơ sở, trong Đảng, Nhà
nớc và toàn xã hội; có hệ thống giải pháp đồng bộ, cụ thể và có hiệu lực về
tuyên truyền, giáo dục và hành chính, về kinh tế, tài chính và pháp luật, về thanh
tra, kiểm tra và giám sát, về chế độ chính sách đãi ngộ và kỷ luật đảng; sử dụng
sức mạnh tổng hợp của tổ chức Đảng, bộ máy nhà nớc, Mặt trận, các đoàn thể,
nhân dân và các phơng tiện thông tin đại chúng. Nghị quyết còn nêu rõ một
trong những biện pháp đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng là "Tăng cờng
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy công tác kiểm tra và kỷ luật
của Đảng; củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu lực của hệ thống thanh tra các cấp,
các cơ quan bảo vệ pháp luật và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên
quan".
Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ơng Đảng
Khoá X (số 04-NQ-TW) ngày 21/8/2006 về tăng cờng sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí cũng nêu về vị trí, vai trò của
các cơ quan thanh tra nhà nớc trong phòng, chống tham nhũng nh sau: Tập
trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán một số lĩnh vực trọng điểm nh: đầu t xây
dựng cơ bản, quản lý đất đai, thu chi ngân sách, quản lý tài sản công và hệ thống
ngân hàng thơng mại. Thành lập các đoàn công tác liên ngành giữa Uỷ ban
kiểm tra đảng với thanh tra, kiểm toán, công an, kiểm sát để phối hợp xử lý các
vụ tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng. Công khai kết quả xử lý của các đoàn
công tác này. Chỉ đạo kiện toàn cơ quan thanh tra, điều tra thuộc Bộ quốc phòng,
Bộ công an nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí nói
chung, trong lực lợng vũ trang nói riêng. Nghiên cứu tổ chức các cơ quan

phòng, chống tham nhũng theo hớng bảo đảm sự độc lập cần thiết với các cơ
quan quản lý nhà nớc theo cấp lãnh thổ và sự chỉ đạo tập trung thống nhất của
trung ơng. Tăng cờng cán bộ cho các cơ quan thanh tra, kiểm toán, kiểm sát,
10


toà án và kiểm tra của đảng, đồng thời kiểm soát hoạt động của các cơ quan này.
Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra cấp tỉnh, huyện tập trung thực hiện
tốt nhiệm vụ thanh tra công vụ. Nghiên cứu kết hợp tổ chức và hoạt động kiểm
tra của Đảng với cơ quan thanh tra.
Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, cùng với việc quan tâm, chỉ
đạo việc xây dựng và bảo vệ Nhà nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà còn non trẻ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến việc xây dựng bộ máy nhà nớc,
thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để vi phạm pháp luật. Ngời đã chỉ ra một số hành vi tham nhũng mà công chức
nhà nớc đã mắc và dễ mắc phải, đó là hành vi tham ô của công, đục khoét của
dân, lợi dụng của chung, ăn hối lộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận diện ra một
căn bệnh hết sức nguy hiểm, tiềm ẩn những nguy cơ làm cho những ngời có
chức, có quyền dễ bị tha hoá biến chất, không còn là ngời đầy tớ của nhân
dân, làm cho dân mất lòng tin và bất bình. Vì vậy, để phòng chống có hiệu quả
trớc hết phải nhận diện rõ căn bệnh tai ác này. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì:
"Tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi nhất trong xã hội. Tham ô là trộm cắp
của công, chiếm của công làm của t. Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nớc
nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân; hại đến đạo đức cách
mạng của cán bộ và công nhân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không những đã rất sớm chỉ ra hình dáng, bản chất
của tệ nạn tham nhũng, quan liêu, lãng phí mà Ngời còn chỉ ra đợc tính phức
tạp của cuộc đấu tranh chống lại các tệ nạn này. Ngời thể hiện tinh thần đấu
tranh kiên quyết thông qua việc tổ chức và chỉ đạo phòng, chống tham nhũng.
Một mặt, Ngời phát động quần chúng nhân dân tiết kiệm chống lãng phí, đồng

thời Ngời yêu cầu mọi cán bộ Nhà nớc phải rèn luyện t tởng, đạo đức cách
mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô t.
Ngời cho rằng những ngời trong các công sở từ làng cho đến Chính phủ trung
ơng đều có nhiều hoặc ít quyền hành, đều dễ tìm dịp phát tài hoặc xoay tiền của
11


Chính phủ, hoặc đục khoét nhân dân. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính
thì dễ trở nên hủ hoá, biến thành sâu mọt của dân".
Chủ tịch Hồ Chí Minh thờng phát động các cuộc vận động chống tham
nhũng thông qua vận động triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng,
các Quyết định của Chính phủ, của Quốc hội nh phát động phong trào "ba xây,
ba chống"... Trong các cuộc hội nghị, các buổi gặp mặt các cán bộ, công chức,
các tầng lớp nhân dân... Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nói đến đạo đức cách
mạng, giáo dục tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, chống lãng phí, tham ô, chống
bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Nguời cho rằng, nguyên nhân chính của căn bệnh
tham nhũng chính là chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy, Ngời nhắc nhở mọi ngời cần
phải hết sức đề phòng căn bệnh chủ nghĩa cá nhân phát triển ngay trong chính
bản thân mỗi ngời.
Để chống tham nhũng một cách có hiệu quả, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc
biệt chú trọng phát động t tởng quần chúng, khiến cho quần chúng nhận thức
đợc tác hại của tham nhũng, ảnh hởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân
dân, để từ đó quần chúng có thái độ khinh ghét tệ tham ô, lãng phí và tự giác
tham gia vạch mặt, chỉ tên bọn tham nhũng trớc pháp luật và công chúng. Bên
cạnh các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, Ngời cũng chú trọng đến việc xử lý
các hành vi tham nhũng, kiên quyết trừng trị bọn tham nhũng, chính Hồ Chủ tịch
đã ký bản án tử hình đại tá Trần Dụ Châu, Cục trởng Cục Quân nhu đã tham ô
tài sản của quân đội. Qua sự việc này, thể hiện thái độ kiên quyết của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đấu tranh với tệ nạn tham nhũng, chính vì vậy mà đã có tác dụng
răn đe nghiêm khắc và giáo dục phẩm chất đạo đức liêm khiết của ngời cán bộ

cách mạng.
Từ chủ trơng quyết tâm chống tham nhũng, Ngời kiên quyết xây dựng
và kiện toàn tổ chức bộ máy chống tham nhũng. Ngay sau khi mới giành đợc
chính quyền, ngày 23/11/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL
thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, trong đó giao cho Ban Thanh tra đặc biệt những
12


quyền hạn rất lớn nh "đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong Uỷ ban
nhân dân hay Chính phủ đã phạm lỗi" và "sẽ thiết lập ngay tại Hà Nội một Toà
án đặc biệt để xử những nhân viên của các Uỷ ban nhân dân hay các cơ quan của
Chính phủ do Ban Thanh tra truy tố". Những quy định đó thể hiện rõ quyền năng,
thể hiện rõ vai trò của thanh tra trong việc phát hiện và xử lý những vi phạm của
nhân viên Nhà nớc trong quá trình thực thi công vụ. Tiếp đó, Sắc lệnh số
138b/SL ngày 18/12/1949 về việc thành lập Ban Thanh tra Chính phủ có quy
định một trong những nhiệm vụ của Ban Thanh tra Chính phủ là "thanh tra các uỷ
viên Uỷ ban kháng chiến hành chính và viên chức về phơng diện liêm khiết".
Trong Sắc lệnh số 261/SL ngày 28/3/2956 về thành lập Ban Thanh tra Trung
ơng của Chính phủ còn quy định rõ hơn, Ban Thanh tra Trung ơng của Chính
phủ có nhiệm vụ "thanh tra việc thực hiện kế hoạch nhà nớc, việc sử dụng bảo
qun tài sản nhà nớc, chống phá hoại, tham ô và lãng phí".
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành,
quản lý mà thiếu sự kiểm tra, thanh tra thì đó chính là nguyên nhân của bệnh
quan liêu, dẫn đến tham ô, lãng phí. Trong bài nói chuyện với Hội nghị cán bộ
thanh tra toàn miền Bắc năm 1960, Ngời chỉ rõ: "Lãng phí, tham ô là kết quả,
mà nguyên nhân là bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Bệnh quan liêu, mệnh lệnh trong
các cơ quan nhà nớc, trong các cán bộ lãnh đạo còn nhiều. Ví dụ nh dùng
ngời không cẩn thn, dùng ẩu, không biết rõ lý lịch tốt xấu nên một số phần tử
xấu chui vào cơ quan ăn trộm, ăn cắp tài sản của Nhà nớc, của nhân dân. Một số
cán bộ phụ trách làm việc nh "ông quan" ngày xa, chỉ ngồi bàn giấy không đi

sát thực tế, không hiểu tình hình của cải trong kho còn thừa, thiếu bao nhiêu, thứ
nào bị h hỏng, thứ nào còn dùng đợc, không hiểu rõ cán bộ, nhân viên của
mình làm việc tốt hay xấu để khen thởng, cất nhắc ngời tốt, giáo dục ngời
kém, tẩy trừ những phần tử xấu xa. Để chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, Ngời
cho rằng chỉ có một cách, đó là phải kiểm tra, kiểm soát". Các Ban thanh tra
phải chú ý kiểm tra chống lãng phí, tham ô. Phát hiện ra những việc lãng phí,
13


tham ô chẳng những cần báo cáo với Trung ơng và Chính phủ mà còn phải giúp
các cấp lãnh đạo địa phơng tìm ra đợc những biện pháp tích cực chống lãng
phí, tham ô. Nạn lãng phí, tham ô là do bệnh quan liêu, mệnh lệnh trong công tác
của các cấp lãnh đạo ở các cơ quan nhà nớc gây ra... Vì vậy, các cơ quan thanh
tra chẳng những kiểm tra chống lãng phí, tham ô mà còn phải chống bệnh quan
liêu, mệnh lệnh để giúp các cơ quan nhà nớc cải tiến công tác, giữ gìn kỷ luật,
thực hành dân chủ, góp phần củng cố bộ máy nhà nớc".
Tóm lại, nhìn từ góc độ lịch sử, cả về lý luận và thực tiễn, ảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn hết sức quan tâm đến công cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng và trong cuộc đấu tranh phức tạp chống thứ giặc nội xâm này,
thanh tra luôn đợc đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu. Từ Sắc lệnh số 64/SL thành
lập Ban thanh tra đặc biệt đến Luật thanh tra năm 2004 và mới đây nhất là Luật
phòng, chống tham nhũng năm 2005 đều thể hiện rt rõ điều này. ó vừa là niềm
vinh dự lớn lao, vừa là trọng trách hết sức nng nề cho các cơ quan thanh tra nhà
nớc và những ngời làm công tác thanh tra. Việc xác định đúng đắn, cụ thể
trách nhiệm của các cơ quan thanh tra nhà nớc trong đấu tranh chống tham
nhũng ngày càng trở nên cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của
ngành thanh tra.
1.2- Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nớc về
phòng, chống tham nhũng qua các giai đoạn cách mạng.
Nhận thức rõ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động thanh tra

trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát
hiện những sơ sở trong cơ chế quản lý, chính sách của Nhà nớc, Đảng và Nhà
nớc ta luôn quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan
thanh tra, nhất là trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Qua nghiên cứu các
nghị quyết, chỉ thị của Đảng và văn bản pháp luật Nhà nớc, cho thấy nhiệm vụ,
quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nớc trong phòng, chống tham nhũng ở
từng giai đoạn cách mạng nh sau:
14


1.2.1- Trong thời kỳ 1945 đến 1954.
Sau khi giành độc lập vào ngày 2/9/1945, đất nớc ta lúc đó còn rất nhiều
khó khăn, do cha có một hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, cùng với sự hiểu biết
hạn chế về quản lý nhà nớc nên nhiều cán bộ gặp nhiều lúng túng trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ, thậm chí có trờng hợp vi phạm quyền tự do, dân chủ,
lợi dụng địa vị của mình trong bộ máy chính quyền để mu lợi cá nhân, tham ô,
chiếm đoạt tài sản Nhà nớc. Trớc tình hình đó ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ
Chí minh đã ký Sắc lệnh 64/SL thành lập Ban thanh tra Đặc biệt - đây chính là
tiền thân của hệ thống các cơ quan Thanh tra Nhà nớc sau này. Sắc lệnh bao
gồm 8 điều, trong đó cho phép:
- Chính phủ sẽ lập ngay một Ban thanh tra Đặc biệt, có uỷ nhiệm là đi
giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của Uỷ ban nhân dân và các cơ
quan của Chính phủ.
- Có quyền nhận các đơn khiếu nại; điều tra, hội chứng, xem xét tất cả các
giấy tờ tài liệu của các Uỷ ban nhân dân hoặc các cơ quan của Chính phủ cần
thiết cho công việc giám sát.
- Đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong Uỷ ban nhân dân hay
Chính phủ đã phạm lỗi trớc khi mang ra Hội đồng Chính phủ hay Tòa án đặc
biệt xét xử.
- Tịch biên hoặc niêm phong những tang vật và dùng mọi cách điều tra để

lập hồ sơ mang một phạm nhân ra Tòa án đặc biệt. Ban thanh tra có thể truy tố tất
cả các việc đã xảy ra trớc ngày ban bố Sắc lệnh và có quyền đề nghị lên Chính
phủ những điều cần sửa đổi trong các cơ quan.
Nh vậy, ngay sau khi giành chính quyền, mặc dù còn nhiều khó khăn
song Đảng và Nhà nớc ta đã thấy đợc các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt
là hành vi tham ô, chiếm đoạt xâm hại lợi ích của Nhà nớc, quyền, lợi ích của
nhân dân, làm ảnh hởng tới uy tín của Chính quyền dân chủ nhân dân nên đã
giao nhiệm vụ này cho Ban thanh tra Đặc biệt. Nhìn chung, Ban thanh tra Đặc
15


biệt đã giải quyết đợc một số vụ việc điển hình, song trớc yêu cầu của cuộc
kháng chiến chống thực dân pháp xâm lợc, nhận thấy Ban thanh tra đặc biệt
không còn phù hợp với thay đổi của lịch sử, cho nên ngày 18/12/1949, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 138B-SL thành lập Ban thanh tra Chính phủ. Bản
Sắc lệnh này gồm có 7 điều, trong đó quy định các vấn đề sau:
- Thành lập Ban thanh tra Chính phủ trực thuộc Thủ tớng để thay thế
Ban thanh tra Đặc biệt, Ban thành tra gồm có 1 Tổng thanh tra, 1 Phó Tổng thanh
tra và 3 thanh tra. Các vị Tổng thanh tra, Phó tổng thanh tra và thanh tra đều do
Sắc lệnh này chỉ định.
- Ban thanh tra có nhiệm vụ là xem xét sự thi hành chính sách, chủ trơng
của Chính phủ; thanh tra các uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính và viên
chức về phơng diện liêm khiết; thanh tra sự khiếu nại của nhân dân.
- Để thực hiện nhiệm vụ, Ban thanh tra có quyền chất vấn các uỷ viên Uỷ
ban kháng chiến hành chính và viên chức, đòi hỏi tài liệu và sổ sách cần thiết cho
công việc thanh tra. Trong trờng hợp đặc biệt và khẩn cấp, có quyền tạm huyền
chức những uỷ viên và viên chức phạm lỗi. Đối với những uỷ viên Uỷ ban kháng
chiến hành chính từ cấp tỉnh trở xuống, Thanh tra sẽ báo cáo ngay cho cơ quan
chỉ định hoặc công nhận để định đoạt về việc thay thế. Đối với những viên chức
từ cấp Liên khu trở xuống, Thanh tra sẽ báo ngay cho Uỷ ban kháng chiến hành

chính trực tiếp điều khiển để chỉ định ngời tạm thay trong khi chờ đợi sự quyết
định của cơ quan có quyền bổ sung.
So với Sắc lệnh 64/SL thì Sắc lệnh 138B-SL có nhiều điểm giống nhau về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đều ghi nhận công việc thanh tra, xét khiếu tố
của công dân. Tuy nhiên, do tình hình đặc biệt của thời kỳ 1945-1946 nên quyền
hạn của Ban thanh tra Đặc biệt đợc quy định lớn hơn, trong đó đợc quyền đình
chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong Uỷ ban nhân dân hay Chính phủ phạm
lỗi. Mặc dù vậy, với việc xác định chức năng cơ bản của Ban thanh tra Chính phủ
là thanh tra các uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính và viên chức về phơng
16


diện liêm khiết, Sắc lệnh 138B-SL đã cho thấy sự ghi nhận về vai trò quan trọng
của các cơ quan thanh tra trong việc đấu tranh chống các hành vi tiêu cực, tham
nhũng đối với những ngời có chức trách trong bộ máy chính quyền.
1.2.2- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra về phòng chống
tham nhũng trong thời kỳ 1954 đến 1975.
Trong thời kỳ cách mạng mới, Miền Bắc là cơ sở chủ yếu quyết định thắng
lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất nớc nhà. Trớc yêu cầu
của thực tiễn, ngày 28/3/1956 Chủ tịch nớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra
Sắc lệnh số 261/SL thành lập Ban thanh tra Trung ơng của Chính phủ: Để đảm
bảo việc chấp hành nghiêm chỉnh đờng lối, chính sách và mệnh lệnh của Chính
phủ, để giữ gìn pháp luật và bảo hộ tài sản của nhà nớc, nay thành lập Ban thanh
tra Trung ơng của Chính phủ nớc Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Theo Sắc lệnh
thì nhiệm vụ của Ban thanh tra bao gồm: thanh tra công tác các bộ, các cơ quan
hành chính và chuyên môn các cấp, các doanh nghiệp của nhà nớc; thanh tra
việc thực hiện kế hoạch nhà nớc, việc sử dụng, bảo quản tài sản của Nhà nớc,
chống phá hoại, tham ô, lãng phí. Nh vậy, một trong những nhiệm vụ quan
trọng của cơ quan thanh tra vẫn là tiến hành hoạt động thanh tra nhằm phòng
chống các hành vi tiêu cực, tham nhũng, song nó đợc ghi nhận cụ thể và rõ ràng

hơn so với các Sắc lệnh trớc đây.
Tiếp theo đó, ngày 1/4/1956, Thủ tớng Chính phủ ra Nghị định số
762/TTg quy định về công tác và lề lối làm việc của Ban thanh tra Trung ơng
của Chính phủ, trong đó nêu rõ Ban thanh tra trung ơng của Chính phủ thờng
xuyên tiến hành công tác thanh tra căn cứ vào Sắc lệnh quy định và theo các th
tố cáo, khiếu nại của nhân dân đối với các cơ quan, cán bộ, công nhân viên của
Chính phủ. Ngày 26/12/1956, Thủ tớng ban hành Nghị định số 1194/TTg về
việc thành lập Ban thanh tra ở các liên khu, khu, thành phố và tỉnh. Nhiệm vụ của
các Ban thanh tra các địa phơng là:

17


- Thờng xuyên thanh tra việc chấp hành đờng lối, chính sách, mệnh
lệnh của Chính phủ, việc thực hiện kế hoạch nhà nớc và các chỉ thị, nghị quyết
của cấp trên và của Uỷ ban hành chính các cấp.
- Thanh tra việc thi hành dân chủ và kỷ luật trong nội bộ cơ quan, việc sử
dụng, bảo quản tài sản của công.
- Tiếp nhận và xem xét th khiếu nại và tố các của nhân dân, của cán bộ,
nhân viên chính quyền.
Những năm 1961 đến 1965, nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
Miền Bắc đợc coi là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ
cách mạng nớc ta. Ngày 29/9/1961, thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch nớc, Hội
đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 136/CP quyết định thành lập Uỷ ban
Thanh tra Chính phủ thay cho Uỷ ban thanh tra Trung ơng của Chính phủ và
quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan này. Theo
Nghị định 136/CP thì Uỷ ban thanh tra của Chính phủ là cơ quan của Hội đồng
Chính phủ có trách nhiệm giữ gìn kỷ luật nhà nớc, bảo đảm chấp hành nghiêm
túc các chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc.
Trớc yêu cầu chuyển đổi t tởng và tổ chức, chuyển hớng xây dựng

kinh tế và tăng cờng lực lợng quốc phòng cho hợp với tình hình mới, Đảng và
Nhà nớc quyết định thay đổi tổ chức một số cơ quan nhà nớc. Theo đề nghị
của Hội đồng Chính phủ, ngày 11.10.1965 Uỷ ban Thờng vụ Quốc Hội phê
chuẩn việc Giải thể Uỷ ban thanh tra của Chính phủ, công tác thanh tra sẽ giao
cho thủ trởng các cơ quan, các ngành, các cấp phụ trách để gắn liền công tác
thanh tra với việc chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch nhà nớc. Mặc dù vậy,
Ban thanh tra các Bộ vẫn hoạt động, nhiệm vụ chủ yếu là xét giải quyết khiếu tố.
ở một số cơ quan, nhiệm vụ của thanh tra bị thu hẹp lại, chỉ thanh tra về tham ô,

lãng phí hoặc chỉ kiểm tra công tác tài vụ.
Trong 4 năm từ 1965 đến 1968, hệ thống thanh ra nhà nớc bị giải thể và
chỉ còn tổ chức thanh tra bộ, do nhiều nguyên nhân các Ban thanh tra này đã hoạt
18


động không đúng chức năng thanh tra và chỉ dừng lại ở việc xét khiếu tố, song
ngay trong công tác này cũng còn rất nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó,
ngày 11/8/1969 Quốc hội nớc Việt nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết số
780/NQ-TVQH thành lập Uỷ ban Thanh tra Chính phủ và cử đồng chí Nguyễn
Thanh Bình giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban. Thực hiện Nghị quyết số 780/NQUBTV, ngày 31.8.1970 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 164/CP về
việc tăng cờng công tác thanh tra và chấn chỉnh hệ thống cơ quan thanh tra Nhà
nớc. Nghị định xác định rõ thanh tra là một khâu quan trọng trong toàn bộ công
tác quản lý của bộ máy nhà nớc, đồng thời quy định nhiệm vụ, quyền hạn của
thanh tra bao gồm:
- Thanh tra kinh tế, nhất là việc thanh tra việc thực hiện kế hoạch nhà
nớc;
- Kiểm tra việc chấp hành các chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà
nớc, chỉ thị, nghị quyết cấp trên;
- Giúp các cơ quan, đơn vị đợc thanh tra nâng cao tinh thần trách nhiệm
và ý thức tổ chức, kỷ luật của cán bộ, công nhân viên chức;

- Xét giải quyết kịp thời, đúng đắn các vụ khiếu nại, tố giác của nhân dân;
- Đề ra những biện pháp cụ thể để giải quyết kịp thời và tại chỗ những vấn
đề cụ thể của cơ sở, đồng thời đề xuất với cơ quan có trách nhiệm để nghiên cứu
và giải quyết những vấn đề có tính chất cơ bản, lâu dài về tổ chức, công tác,
chính sách, chế độ.
Đồng thời, ngày 31/8/1970 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số
165/CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Thanh tra Chính
phủ, trong đó quy định nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ là: Thanh tra thờng
xuyên việc thực hiện kế hoạch nhà nớc có trọng tâm, trọng điểm theo yêu cầu
của Hội đồng Chính phủ; thanh tra việc chấp hành các chủ trơng, chính sách,
nghị quyết của Đảng và Chính phủ, luật pháp Nhà nớc có liên quan đến nền
kinh tế quốc dân và đời sống nhân dân; giải quyết và thanh tra việc xét giải quyết
19


các vụ khiếu nại, tố cáo của nhân dân; thanh tra việc thực hiện chế độ kiểm tra ở
các cơ quan thanh tra chuyên trách của các ngành, các địa phơngtrong quá
trình thực hiện nhiệm vụ Uỷ ban có quyền tạm thời đình chỉ những việc làm mà
Uỷ ban nhận thấy đang hoặc sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về chính trị,
kinh tế cho Nhà nớc, cho nhân dân; tạm đình chỉ thi hành quyết định điều động
ngời đang cộng tác với cơ quan thanh tra; tạm đình chỉ công tác những cán bộ,
công nhân, viên chức nhà nớc có hành động cản trở công tác thanh tra.
1.2.3- Nhiệm vụ của cơ quan thanh tra về phòng chống tham nhũng từ
năm 1975 đến nay.
Sau khi thống nhất đất nớc vào mùa xuân năm 1975, cả nớc phải khẩn
trơng khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, đồng thời từng bớc xây dựng vững
chắc chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1977, trớc tình hình tiêu cực, Ban Bí th
Trung ơng Đảng và Thờng vụ Hội đồng Bộ trởng đã ban hành nhiều Thông
tri, Chỉ thị. Đáng lu ý là Chỉ thị số 81/CT-TW ngày 10/11/1979 xác định rõ
Các cấp thanh tra chính quyền là một lực lợng quan trọng trong công cuộc đấu

tranh này, phải lấy nhiệm vụ chống tiêu cực làm trọng tâm cấp bách. Nh vậy,
ngoài nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra thờng xuyên đã đợc Chính phủ quy định,
ngành thanh tra đã chính thức đợc giao trách nhiệm lấy công tác chống tiêu cực
làm nhiệm vụ trung tâm, cấp bách.
Ngày 15/2/1984, Hội đồng Bộ trởng ra Nghị quyết số 26/HĐBT về việc
tăng cờng tổ chức thanh tra và nâng cao hiệu quả thanh tra, trong đó nêu rõ về
hệ thống tổ chức thanh tra Nhà nớc và thanh tra nhân dân. Nghị quyết đặc biệt
nhấn mạnh nhiệm vụ của thanh tra trong việc ngăn ngừa và chống mọi biểu hiện
của tệ quan liêu, thiếu trách nhiệm, vô kỷ luật, tệ tham ô, hối lộ, cửa quyền, ức
hiếp quần chúng và các biểu hiện tiêu cực khác.
* ngày 1/4/1990, Hội đồng Nhà nớc đã ban hành Pháp lệnh thanh tra,
văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trớc đến thời điểm đó quy định về tổ chức
và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nớc. Có thể nói rằng, Pháp lệnh
20


thanh tra ra đời đáp ứng những đòi hỏi cấp bách lúc đó là giữ vững trật tự, kỷ
cơng trong các hoạt động kinh tế xã hội theo định hớng xã hội chủ nghĩa. Để
cụ thể hoá Pháp lệnh, Chính phủ và Thanh tra Nhà nớc đã ban hành nhiều văn
bản hớng dẫn các quy định của Pháp lệnh. Theo các quy định của Pháp lệnh
thanh tra thì các tổ chức thanh tra Nhà nớc có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nớc, của các cơ quan, tổ chức và
cá nhân, trừ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, kiểm sát của các cơ quan điều tra,
kiểm sát, toà án, và việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Mặc dù Pháp
lệnh thanh tra không quy định cụ thể nhiệm vụ phòng chống tham nhũng là chức
năng cơ bản của các cơ quan thanh tra, song thông qua hoạt động thanh tra kinh
tế - xã hội và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, hàng năm các tổ chức
thanh tra đã kiến nghị xử lý hoặc chuyển nhiều hồ sơ vụ việc có hành vi tham
nhũng sang cơ quan điều tra để khởi tố điều tra theo quy định của pháp luật tố
tụng hình sự, góp phần quan trọng vào việc đấu tranh phòng chống các vi phạm

pháp luật, nhất là các hành vi tiêu cực, tham nhũng.
* Những năm 1990 đến 1998, công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nớc
ngày càng đạt đợc nhiều thành tựu quan trọng, song tệ tham nhũng vẫn diễn ra
trên tất cả các lĩnh vực, có nơi, có lúc nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản
Nhà nớc, tác động tiêu cực đến trật tự kỷ cơng phép nớc, ảnh hởng đến uy
tín của Đảng và Nhà nớc. Xuất phát từ lý do đó, ngày 26/2/1998 Uỷ ban Thờng
vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh phòng chống tham nhũng với 5 chơng và
38 điều. Theo quy định của Pháp lệnh này thì trong quá trình thanh tra, các cơ
quan thanh tra phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật để phát hiện
nhanh chóng, chính xác hành vi tham nhũng và xử lý kịp thời, nghiêm minh
ngời có hành vi tham nhũng. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện
hành vi tham nhũng; xử lý ngời có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm
trớc pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra các vụ
21


tham nhũng. Trong quá trình thanh tra, thủ trởng cơ quan thanh tra nhà nớc có
quyền áp dụng các biện pháp nh:
+ Yêu cầu ngời đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạm đình chỉ
công tác của ngời có hành vi tham nhũng nếu có căn cứ để cho rằng ngời đó có
thể tiếp tục thực hiện hành vi tham nhũng hoặc cản trở việc thanh tra.
+ Niêm phong tài liệu, kê biên tài sản của cơ quan, tổ chức là đối tợng
thanh tra đã đợc xác định là có liên quan đến vụ tham nhũng.
+ áp dụng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật về thanh tra và
phải chịu trách nhiệm trớc pháp luật về việc áp dụng các biện pháp đó.
+ Khi có căn cứ kết luận hành vi tham nhũng cha đến mức phải truy cứu
trách nhiệm hình sự thì thủ trởng cơ quan thanh tra nhà nớc chuyển hồ sơ cho
ngời đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu xử lý kỷ luật ngời có
hành vi tham nhũng, áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi tài sản đã bị

chiếm đoạt. Khi xét thấy vụ tham nhũng có dấu hiệu của tội phạm thì thủ trởng
cơ quan Thanh tra nhà nớc phải chuyển ngay hồ sơ đến cơ quan Điều tra hoặc
Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ quyền, hạn của các cơ quan thanh tra về đấu tranh phòng
chống tham nhũng trong giai đoạn từ 1998 đến nay đợc ghi nhận chủ yếu ở 2
văn bản pháp luật quan trọng là Luật thanh tra và Luật phòng, chống tham nhũng.
- Về Luật thanh tra
Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, khắc hạn chế của Pháp lệnh
thanh tra, ngày 26/5/2004 Luật thanh tra đã đợc Quốc hội nớc Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua. Theo quy định Luật này thì :
- Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham
nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng. Xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật về chống tham nhũng trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành
theo thẩm quyền; hớng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện
pháp luật về chống tham nhũng. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác chống
22


tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nớc của Chính phủ. Thực hiện hợp tác
quốc tế về công tác chống tham nhũng (Điều 15).
- Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; thanh tra tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ơng; thanh tra sở; thanh tra các quận, huyện, thị xã
thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng theo quy định của pháp
luật về chống tham nhũng (Điều 16, 21, 25, 28).
Nh vậy, so với Pháp lệnh thanh tra thì Luật thanh tra đã quy định cụ thể
chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan
thanh tra, đồng thời ghi nhận nguyên tắc hoạt động chống tham nhũng của các cơ
quan này là thực hiện theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
- Về Luật phòng chống, tham nhũng
Theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng đợc Quốc hội nớc

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
29/11/2005 thì các cơ quan thanh tra thông qua hoạt động của mình có trách
nhiệm chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến
nghị việc xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trớc pháp luật
về quyết định của mình. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, các cơ quan thanh
tra nhà nớc có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với cơ quan, tổ chức,
đơn vị hữu quan trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý ngời có hành vi
tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trớc pháp luật về kết luận, quyết định của
mình trong quá trình thanh tra vụ việc tham nhũng.
1.3- Vị trí, vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nớc trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng.
Trong cuộc đấu tranh đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, vai trò của các cơ quan
thanh tra nhà nớc có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Với chức năng cơ bản của
các cơ quan thanh tra nhà nớc là tiến hành các cuộc thanh tra về kinh tế - xã hội
nhằm đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan,
tổ chức và cá nhân là đối tợng thanh tra và thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu
23


nại, tố cáo theo thẩm quyền, các cơ quan Thanh tra nhà nớc đã thể hiện vai trò
của mình nh một công cụ không thể thiếu của Nhà nớc trong cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng hiện nay. Cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động
của các tổ chức thanh tra nhà nớc hiện nay là Luật Thanh tra đợc Quốc hội
khoá XI thông qua ngày 15/6/2004. Điều 3 Luật Thanh tra quy định về mục đích
thanh tra: Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp
luật để kiến nghị với cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền các biện pháp khắc phục;
phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nớc; bảo vệ lợi ích của Nhà nớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân.

Theo quy định của Luật Thanh tra, các cơ quan thanh tra nhà nớc bao
gồm: Cơ quan thanh tra đợc thành lập theo cấp hành chính; cơ quan thanh tra
đợc thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực.
Cơ quan thanh tra nhà nớc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trởng cơ
quan quản lý nhà nớc cùng cấp; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hớng dẫn về công
tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ; chịu sự hớng dẫn về công
tác, nghiệp vụ của cơ quan thanh tra cấp trên.
Theo đó, cơ quan thanh tra theo cấp hành chính gồm: Thanh tra Chính phủ,
Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện. Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực gồm:
Thanh tra bộ, Thanh tra sở. Tùy thuộc vào vị trí, vai trò của mình, các cơ quan
thanh tra trong hệ thống cơ quan thanh tra nhà nớc có cơ cấu tổ chức, quan hệ
quản lý, điều hành khác nhau nên chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ
quan thanh tra nhà nớc có những điểm không giống nhau. Tuy nhiên, trong hoạt
động phòng, chống tham nhũng, các cơ quan thanh tra nhà nớc cùng thống nhất
trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo
quy định của pháp luật về thanh tra và phòng, chống tham nhũng; tổng hợp, báo

24


×