Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HUYỆN NHÀ BÈ, CÔNG SUẤT 70M3NGÀY ĐÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.53 KB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
HUYỆN NHÀ BÈ, CÔNG SUẤT 70M3/NGÀY ĐÊM

GVHD: NGUYỄN VĂN HUY

Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ MỸ NƯƠNG
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Niên Khóa: 2011- 2015

Tháng 06 năm 2015


THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HUYỆN
NHÀ BÈ, CÔNG SUẤT 70M3/NGÀY ĐÊM

Tác giả

TRẦN THỊ MỸ NƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Kỹ Thuật Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn
Thạc sĩ. Nguyễn Văn Huy


Tháng 6 năm 2015



BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khoa: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ MỸ NƯƠNG

Mã số SV: 11127158

Khóa học: 2011-2015

Lớp: DH11MT

Tên đề tài: “THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HUYỆN NHÀ

BÈ CÔNG SUẤT 70 M3/NGÀY ĐÊM”
1. Nội dung Khóa luận tốt nghiệp:

SV phải thực hiện các nội dung dưới đây:
− Tìm hiểu tổng quan về bệnh viện huyện Nhà Bè, quy trình xử lý nước thải hiện
hữu tại bệnh viện, quy mô diện tích của bệnh viện.
− Xác định tính chất nước thải, đề xuất, lựa chọn phương án thiết kế, tính toán chi
tiết toàn bộ hệ thống, dự toán kinh tế, thể hiện chi tiết thông qua các bản vẽ kỹ
thuật.
Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ tháng 2 năm 2015 và kết thúc tháng 6 năm 2015.
2. Giáo viên hướng dẫn
Họ và tên GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN HUY
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày.........tháng.......năm......

Ngày.........tháng.......năm......

BAN CHỦ NHIỆM KHOA

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS. NGUYỄN VĂN HUY

4


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại khoa Môi trường và Tài nguyên
trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh em luôn nhận được sự tận tình dạy dỗ, động
viên, giúp đỡ của các thầy cô trong khoa và đặc biệt, trong khoảng thời gian thực hiện

khóa luận tốt nghiệp. Đó là nguồn động lực giúp em phấn đấu học tập và cố gắng hoàn
thành khóa luận tốt hơn.
Em kính gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô khoa Môi trường và Tài
nguyên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Huy,
giáo viên đã hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu và giúp đỡ em hoàn thành
khóa luận này.
Chân thành cảm ơn ban Giám đốc và các anh chị quản lý, kỹ thuật trong bệnh viện
huyện Nhà Bè, TP.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em thu thập số liệu,
thông tin để làm nên bài khóa luận.
Cảm ơn tất cả các bạn trong lớp DH11MT, các bạn đã luôn ở bên cạnh trao đổi
kinh nghiệm và động viên tôi để tôi hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
Cuối cùng, con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người luôn là động
lực và chỗ dựa tinh thành lớn nhất để con vượt qua những khó khăn, có ý chí để thực hiện
mục tiêu của mình đến cùng.
Dù có cố gắng thế nào thì khóa luận này chắc chắn sẽ có những sai sót, mong thầy
cô trong khoa và các bạn xem và góp ý sửa chữa cho khóa luận được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, tháng 6 năm 2015


TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Với ý thức bảo vệ sức khỏe ngày càng cao của người dân nước ta, trong những
năm gần đây ngành y tế đã và đang được nâng cấp, cải thiện và phát triển mạnh mẽ cả về
việc khám chữa bệnh lẫn bảo vệ môi trường. Là một bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện
huyện Nhà Bè cũng đang thực hiện những mục tiêu y tế nhằm tạo ra sự tin cậy về sức
khỏe cho người dân trong huyện và những vùng lân cận. Bên cạnh đó, bảo đảm an toàn
môi trường cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà bệnh viện đã thực hiện, đặc
biệt là vấn đề xử lý nước thải. Thế nhưng, hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đã quá
cũ và xuống cấp, nước đầu ra có những ngày không đạt quy chuẩn xả thải. Vấn đề đặt ra
là xây dựng một hệ thống mới trên nguồn gốc, tính chất nước thải và quy mô của bệnh

viện để giải quyết tình trạng môi trường nhức nhói hiện nay của bệnh viện nói riêng và
ngành y tế nói chung.
Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện huyện Nhà Bè công suất 70
m3/ngày đêm” nhằm đáp ứng nhu cầu trên.
Nước thải bệnh viện nhìn chung có tính chất gần giống với nước thải sinh hoạt
nhưng xét về độc tính loại nước thải này độc hơn rất nhiều. Trong nước thải bệnh viện
chứa một lượng lớn các chất khí như NH 3, CO2, H2S, NO3,... các vi sinh vật gây bệnh như
E.Coli, Coliform, Samonella, Shigella,...và một số vi khuẩn gây bệnh tả,thương hàn... có
thể lây truyền vào môi trường bất cứ lúc nào, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi
trường xung quanh khu vực.
Trong khóa luận tốt nghiệp này, đề xuất 2 phương án với những công nghệ tham
khảo từ các hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động tại các bệnh viện khác và hiệu quả
xử lý đạt tiêu chuẩn. Hai phương án được đề xuất để xử lý nước thải bệnh viện huyện Nhà
Bè, công suất 70 m3/ngày đêm như sau:


Phương án 1: Nước thải
Bể điều hòa
trùng

Bể SBR
Nguồn tiếp nhận.

Song chắn rác thô
Bể trung gian

Hố thu kết hợp tách dầu
Bồn lọc áp lực

Bể khử





Phương án 2: Nước thải

Song chắn rác thô

Hố thu kết hợp tách dầu

Bể điều hòa
Bể MBR
Bể khử trùng
Nguồn tiếp nhận
Qua tính toán, phân tích về mặt kỹ thuật, kinh tế và vận hành, lựa chọn phương án




2 với lý do:
Tính khả thi cao.
Thuận lợi việc tăng công suất.
Tiết kiệm diện tích mặt bằng.


MỤC LỤC
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ
A.

TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ PHƯƠNG ÁN 1

A.1

Tính toán lưu lượng

A.2

Song chắn rác

A.3

Hố thu kết hợp tách dầu

A.4

Bể điều hòa

A.5

Bể SBR

A.6

Bể trung gian

A.7


Bồn lọc áp lực

A.8

Bể khử trùng

A.9

Bể chứa bùn

B.

TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ PHƯƠNG ÁN 2

B.1

Song chắn rác

B.2

Hố thu kết hợp tách dầu

B.3

Bể điều hòa

B.4

Bể MBR


B.5

Bể khử trùng

B.6

Bể chứa bùn

PHỤ LỤC 2. TÍNH TOÁN XỬ LÝ MÙI CHO HỆ THỐNG
A.

PHƯƠNG ÁN 1

A.1

Tính toán lưu lượng và chọn chụp hút

A.2

Tính toán tháp hấp thụ

A.3

Tính toán tháp hấp phụ

A.4

Tính toán ống khói:


A.5

Tính toán quạt hút

B.
B.1

PHƯƠNG ÁN 2
Tính lưu lượng và chọn chụp hút


B.2

Tính toán tháp hấp thụ

B.3

Tính toán tháp hấp phụ

B.4

Tính toán ống khói:

B.5

Tính toán quạt hút

PHỤ LỤC 3. DỰ TOÁN KINH TẾ
A.


PHƯƠNG ÁN 1

A.1

Chi phí đầu tư cơ bản

A.2

Chi phí các thiết bị và các phụ kiện khác:

A.3

Chi phí công nhân vận hành:

A.4

Chi phí điện năng tiêu thụ

A.5

Chi phí hóa chất:

A.6

Chi phí bảo trì- bảo dưỡng:

B.

PHƯƠNG ÁN 2


B.1

Chi phí đầu tư cơ bản

B.2

Chi phí các thiết bị và các phụ kiện khác:

B.3

Chi phí công nhân vận hành:

B.4

Chi phí điện năng tiêu thụ

B.5

Chi phí hóa chất :

B.6

Chi phí bảo trì- bảo dưỡng:

PHỤ LỤC 4. BẢN VẼ THIẾT KẾ


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)
BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường

COD: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
DO: Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)
F/M: Tỷ lệ thức ăn/ vi sinh vật (Food and Microoganism ratio)
MLSS: Chỉ số thể tích rắn lơ lửng có trong bể bùn hoạt tính (Mixed Liquor
Suspended Solid)
MBR: Bể lọc sinh học màng (Membrane Bioreator)
N: Nitơ
P : Phốt pho
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
SCR: Song chắn rác
SBR: Bể sinh học từng mẻ (Sequencing Batch Reactor )
SS: Chất rắn lơ lửng (Suspended Solieds)
VSV: Vi sinh vật
đktc: Điều kiện tiêu chuẩn
TCXD: Tiêu chuân xây dựng


DANH MỤC BẢNG

ng 4.1. Tính chất nước thải tại bệnh viện huyện Nhà Bè
Bảng 4.2. Quy định tính chất nước thải đầu ra theo QCVN 28:2010/BTNMT,
Bảng 4.3. Hiệu suất dự tính các công trình phương án 1
Bảng 4.4. Hiệu suất dự tính các công trình phương án 2
Bảng 4.5. Thông số thiết kế song chắn rác thô
Bảng 4.6. Thông số thiết kế hố thu gom
Bảng 4.7. Thông số thiết kế bể điều hòa
Bảng 4.8. Thông số thiết kế bể SBR
Bảng 4.9. Thông số thiết kế bể trung gian
Bảng 4.10. Thông số thiết kế bồn lọc áp lực
Bảng 4.11. Thông số thiết kế bể khử trùng

Bảng 4.12. Thông số thiết kế bể chứa bùn
Bảng 4.13. Thông số thiết kế bể MBR
Bảng 4.14. Thông số thiết kế bể khử trùng 2
Bảng 4.15. Thông số thiết kế bể chứa bùn 2
Bảng A.4.1. Thể tích tích lũy theo giờ của bể điều hòa
ng B.4.1. Thông số kỹ thuật của màng
Bảng B.4.2. Thông số kỹ thuật khi vận hành của màng


DANH MỤC SƠ ĐỒ

3.1. Quy trình xử lý nước thải bệnh viện Lao Thái Nguyên
Sơ đồ 3.2. Quy trình xử lý nước thải bệnh viện Cà Mau
Sơ đồ 3.3. Quy trình xử lý nước thải bệnh viện Hùng Vương TP.HCM
Sơ đồ 3.4. Quy trình xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức, TP.HCM
Sơ đồ 3.5. Quy trình xử lý nước thải hiện hữu ở bệnh viện Nhà Bè
Sơ đồ 4.1. Quy trình xử lý phương án 1
Sơ đồ 4.2. Quy trình xử lý phương án 2


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện huyện Nhà Bè, công suất 70m3/ngày đêm


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện huyện Nhà Bè, công suất 70m3/ngày đêm

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành y tế của nước ta hiện nay đang được cải thiện và phát triển cả về chất và

lượng để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Các bệnh viện,
trạm y tế ngày được xây mới, cải tạo để phục vụ bệnh nhân được tốt hơn. Cùng với việc
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, một lượng chất thải rắn, nước thải y tế cũng theo
đó mà tăng lên rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy,
bên cạnh cố gắng thực hiện tốt công tác chuyên môn các bệnh viện hiện nay đang chú
trọng đến việc bảo vệ và xử lý các vấn đề môi trường.
Nước thải bệnh viện nhìn chung có tính chất gần giống với nước thải sinh hoạt
nhưng xét về độc tính loại nước thải này độc hơn rất nhiều. Trong nước thải bệnh viện
chứa một lượng lớn các chất khí như NH 3, CO2, H2S, NO3,... các vi sinh vật gây bệnh như
E.Coli, Coliform, Samonella, Shigella,... và một số vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn...có
thể lây truyền vào môi trường bất cứ lúc nào, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi
trường xung quanh khu vực.
Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung vẫn còn một số
bệnh viện có nguồn nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm môi trường. Nhìn
chung, các bệnh viện hiện nay đều có hệ thống xử lý nước thải nhưng công nghệ đơn
giản, sơ sài, không có tính lâu dài, thải ra môi trường không đạt chuẩn. Nguyên nhân do
không được sự quan tâm tận tình của nhà nước, cũng như kinh phí cho việc xây dựng một
hệ thống xử lý đạt chuẩn là rất cao mà nguồn vốn không đủ để đáp ứng .
Vậy nên, trách nhiệm của các bệnh viện và các cơ quan quản lý là phải nhanh
chóng khắc phục vi phạm, xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn thiện hơn, bảo đảm
nguồn nước đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường.
Là một bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện huyện Nhà Bè đang cố gắng hoàn thiện
công nghệ khám chữa bệnh theo yêu cầu của nhà nước để chữa bệnh cho nhân dân một
cách tốt nhất, là nơi tin cậy về sức khỏe của người dân trong huyện. Bên cạnh đó, việc xử


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện huyện Nhà Bè, công suất 70m3/ngày đêm


lý môi trường cũng được ban quản lý bệnh viện đặc biệt chú ý đến. Thế nhưng, hệ thống
tại bệnh viện đã xây dựng nhiều năm, hiện nay đã cũ và đang xuống cấp, chất lượng nước
thải đầu ra không còn được như mong muốn. Do đó, đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước
thải bệnh viện huyện Nhà Bè công suất 70 m3/ngày đêm” nhằm thiết kế một hệ thống mới
để xử tốt hơn nước thải tại bệnh viện.
1.2

MỤC TIÊU KHÓA LUẬN
Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải hiện có tại bệnh viện, từ đó đề xuất công nghệ

và tính toán các công trình trong hệ thống xử lý của bệnh viện huyện Nhà Bè, xử lý nước
thải đầu ra đạt loại A của QCVN 28:2010/BTNMT.
NỘI DUNG KHÓA LUẬN
− Tìm hiểu tổng quan về hiện trạng môi trường ngành y tế hiện nay.
− Tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, đặc tính của nước thải bệnh viện và những ảnh hưởng của
1.3

nó đối với môi trường và sức khỏe con người.
− Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải bệnh viện và các công nghệ đang được áp dụng tại




một số bệnh viện trong nước.
Giới thiệu sơ lược về bệnh viện huyện Nhà Bè.
Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện, xem xét hiện trạng cụ thể của hệ thống.
Phân tích chất lượng nước thải đầu vào của hệ thống (nước thải được lấy từ hố thu tập

trung).
− Đề xuất công nghệ xử lý mới và tính toán thiết kế cho từng công trình đơn vị.

− Tính toán kinh tế và lựa chọn phương án tối ưu.
− Hoàn thiện công nghệ xử lý, triển khai bản vẽ công nghệ.


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện huyện Nhà Bè, công suất 70m3/ngày đêm

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
− Sưu tầm, thu thập, tổng quan tài liệu về bệnh viện, các nguồn phát sinh và ảnh hưởng của
1.4

nước thải bệnh viện qua các phương tiện: sách, báo, internet, các công trình nghiên cứu đã


được công bố.
Khảo sát thực tế, tham quan hệ thống hiện có, thu thập số liệu cần thiết cho khóa luận tại

bệnh viện huyện Nhà Bè.
− Tổng hợp tài liệu đã thu thập.
− Phân tích các số liệu, hiện trạng đã thu thập được ở bệnh viện.
− Lựa chọn công nghệ trên cơ sở phù hợp với thành phần, tính chất nước thải, điều kiện mặt












bằng, tiêu chuẩn xả thải và khả năng đầu tư.
Thống kê tài liệu, soạn thảo văn bản bằng phần mềm Microsoft Word.
Tính toán số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel.
Thể hiện bản vẽ thiết kế trên phần mềm đồ họa kỹ thuật AutoCAD.
1.5
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
Đối tượng: Nước thải bệnh viện huyện Nhà Bè.
Phạm vi: Khóa luận tốt nghiệp đề tài “ Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện huyện
Nhà Bè, công suất 70 m3/ngày đêm” được thực hiện trong phạm vi:
Bệnh viện huyện Nhà Bè, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè,TP.HCM.
Công suất thiết kế: 70 m3/ngày đêm.
Diện tích khu vực thu gom, xử lý nước thải: 80 m2.
Niên hạn thiết kế hệ thống xử lý nước thải: 20 năm.
Thời gian thực hiện khóa luận: tháng 2 đến tháng 6 năm 2015.


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện huyện Nhà Bè, công suất 70m3/ngày đêm

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1

TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIÊN VÀ HIỆN TRẠNG MÔI

TRƯỜNG TỪ NƯỚC THẢI CÁC BỆNH VIỆN
2.1.1
Đặc trưng nước thải bệnh viện
 Nước thải bệnh viện chủ yếu là 80% nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh
và cán bộ công nhân viên của bệnh viện. Lượng nước thải còn lại 20% là từ các hoạt động

khám chữa bệnh, giải phẫu, giặt giũ, vệ sinh khu vực phòng khám và thiết bị y tế.
 Đặc tính của nước thải bệnh viện:
− Trong nước thải bệnh viện có hàm lượng chất hữu cơ và các chất ô nhiễm khác rất cao.

Ngoài ra còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các
chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ
được sử dụng trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh. Đặc biệt lượng vi khuẩn có khả
năng gây bệnh truyền nhiễm rất lớn, đáng quan tâm là nước thải từ các phòng mổ, phòng
xét nghiệm và các khoa truyền nhiễm. Việc sử dụng các chất giặt tẩy đa dạng ở xưởng
giặt cũng tạo nên hàm lượng ô nhiễm đáng kể cho nước thải bệnh viện.
− Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là các chất
hữu cơ; các chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho (P); các chất rắn lơ lửng và các vi
trùng, vi khuẩn gây bệnh.
+ Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng ô-xy hòa tan trong nước, ảnh hưởng
tới đời sống của động, thực vật thủy sinh. Song các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị
phân hủy sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân hủy được xác định gián tiếp thông qua
nhu cầu ô-xy sinh hóa (BOD) của nước thải. Thông thường, để đánh giá độ nhiễm bẩn
chất hữu cơ có trong nước thải, người ta thường lấy trị số BOD.
+ Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng
thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh.
+ Các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống và
đường ống, máng dẫn.
Bảng 2.1. Đặc trưng nước thải bệnh viện
STT
1

Chất ô nhiễm đặc trưng
pH

Hàm lượng

6-8


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện huyện Nhà Bè, công suất 70m3/ngày đêm

2
SS (mg/l)
100-200
3
BOD (mg/l)
150-250
4
COD (mg/l)
300-500
5
Tổng Coliform (MNP/100 ml)
105- 107
(Nguồn: Trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự, hội nghị khoa học
về môi trường lần thứ nhất, Hà Nội, 2014)
2.1.2

Hiện trạng môi trường từ nước thải bệnh viện tại TP.HCM
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2014, phần lớn các

bệnh viện, cơ sở y tế thuộc thành phố đã hoàn thành việc xây dựng, nâng cấp các hệ thống
xử lý nước thải, quản lý tốt nguồn nước thải y tế phát sinh trong quá trình hoạt động.
Ông Huỳnh Văn Biết, Phó giám đốc sở Y tế cho biết, nguồn nước thải y tế trước
khi thoát vào hệ thống thoát nước chung của thành phố đã được xử lý đạt chuẩn môi
trường với tỷ lệ khoảng 99,77%. Ngoài ra, 24 trung tâm y tế dự phòng quận, huyện và
hơn 300 trạm y tế cũng được đầu tư kinh phí lắp đặt hệ thống xử lý nước thải với chi phí

đầu tư khoảng hơn 200 triệu đồng/hệ thống.
Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố vẫn còn 4 bệnh viện xả nước thải thẳng ra môi
trường chưa qua xử lý, hoặc lượng nước thải nhiều gấp đôi, gấp ba lần công suất của hệ
thống xử lý nước thải hiện có, tác động xấu tới tầng nước ngầm và sức khỏe của người
dân. Đó là bệnh viện 30 tháng 4 thuộc Bộ Công an; bệnh viện Giao thông vận tải 8 thuộc
Bộ Giao thông vận tải; hai đơn vị thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là bệnh
viện Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng 1A Lý Thường Kiệt; Trung tâm
phục hồi chức năng số 70 Bà Huyện Thanh Quan.
Cũng theo ông Biết, cả 4 bệnh viện này đều than khó khăn về kinh phí, không có
tiền nâng cấp, sửa chữa và xây mới hệ thống xử lý nước thải. Bệnh viện Giao thông vận
tải 8 trực thuộc Cục Y tế Bộ Giao thông vận tải (địa chỉ tại số 72/3 Trần Quốc Toản,
phường 8, quận 3) chẳng hạn, nhiều năm nay nước thải không được lắng lọc, diệt khuẩn
mà xả thẳng ra cống sinh hoạt chung của khu dân cư. Giám đốc bệnh viện này cho biết,
bệnh viện vốn là nhà ở của dân từ năm 1976 nên không có hệ thống xử lý nước thải mà


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện huyện Nhà Bè, công suất 70m3/ngày đêm

bệnh viện cũng không đủ tiền để tự đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Tương tự, Bệnh viện
Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng và Trung tâm phục hồi chức năng thuộc
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng kêu khó vì không có kinh phí để xây dựng hệ
thống xử lý nước thải.
Lý giải chung cho vấn đề này do:
+ Công tác quản lý chất thải bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế hiện nay vẫn còn nhiều

khó khăn.
+ Kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế còn thiếu, trong khi nhu cầu đầu tư

để xây dựng, cải tạo các hệ thống xử lý chất thải y tế, xử lý nước thải bệnh viện là rất lớn.
+ Nhiều hệ thống xử lý chất thải xuống cấp, quá tải cần đầu tư xây dựng mới đồng thời giá


thành của một hệ thống xử lý chất thải rất cao, giá thành mỗi hệ thống đều liên quan tới
quy mô và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phù hợp...
+ Bên cạnh đó, về nhân sự, hiện nay tại các bệnh viện có tình trạng thiếu nhân sự có trình

độ và chuyên môn trong quản lý chất thải y tế, quản lý và bảo trì hệ thống xử lý nước thải
bệnh viện.
TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN HUYỆN NHÀ BÈ
Vị trí địa lý
 Bệnh viện tọa lạc tại 218 A Lê Văn Lương, Ấp 3, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè,
2.2
2.2.1








TP.HCM.
Ranh giới:
Phía Đông Bắc: giáp nhà dân
Phía Tây: giáp đường Lê Văn Lương
Phía Nam: giáp nhà dân
Phía Bắc: giáp nhà dân
Các đối tượng xung quanh bệnh viện đa phần là dân cư, chợ và hệ thống kênh rạch chằng
chịt của huyện Nhà Bè. Bao quanh bệnh viện chủ yếu là đất trống hoặc những khu vực đất
trống đang chờ quy hoạch.
2.2.2

Cơ cấu và quy mô bệnh viện


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện huyện Nhà Bè, công suất 70m3/ngày đêm

 Cơ cấu:
− Ban Giám đốc: Gồm 03 cán bộ (01 giám đốc và 02 phó giám đốc).
− Số lượng cán bộ, viên chức:

+ Khi mới thành lập, có 82 cán bộ, viên chức.
+ Hiện nay: Số cán bộ viên chức là 150 người, trong đó biên chế 89 người, hợp
đồng là 62 người. Cán bộ đại học và trên đại học 41 người, cao đẳng 01 người, trung cấp
77 người, sơ cấp 15 người, hộ lý, bảo vệ, lái xe và nhân viên khác là 16 người.






1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

12.
13.
14.
15.
16.

Quy mô:
Bệnh viện có 110 giường bệnh theo thực kê, 13 khoa khám bệnh và 45 phòng lưu
điều trị bệnh. Theo thống kê, một ngày có từ khoảng 500-600 lượt bệnh nhân gồm:
Giường lưu trú: 110 giường
Khám bệnh và không lưu trú: 500-600 lượt bệnh nhân
Lưu trú qua đêm: 45 bệnh nhân/ ngày
Các phòng ban:
Gồm 04 phòng chức năng và 12 khoa:
Phòng Tổ chức - Hành chính quản trị
Phòng Kế hoạch tổng hợp
Phòng Tài chính - Kế toán
Phòng Điều dưỡng
Khoa Khám bệnh
Khoa Hồi sức cấp cứu
Khoa Nội tổng hợp
Khoa Nhi
Khoa Ngoại tổng hợp
Khoa Phụ Sản
Khoa Y học cổ truyền
Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Khoa Xét nghiệm
Khoa Dược
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Khoa Dinh dưỡng Tiết chế.

2.2.3 Nhu cầu và nguồn cung cấp nước
Nguồn cung cấp nước cho hoạt động của bệnh viện là nước thủy cục do công ty Cổ
phần cấp nước Nhà Bè cung cấp, nhu cầu tối đa khoảng 70m 3/ngày đêm và nhu cầu tối
thiểu 35 m3/ngày đêm. Mục đích sử dụng nước như sau:
Nước cấp sinh hoạt 150 nhân viên, khoảng 110 giường bệnh: 50 m3/ngày đêm




Nước cấp cho khám chữa bệnh, vệ sinh trang thiết bị y tế: 5m3/ngày đêm
Nước cấp cho vệ sinh, giặt ủi trang phục bệnh nhân: 5 m3/ngày đêm


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện huyện Nhà Bè, công suất 70m3/ngày đêm



Nước cấp cho các hoạt động khác : 10 m3/ngày đêm
2.2.4 Quá trình hoạt động ở bệnh viện
Bước 1: Bệnh nhân tự mình đăng ký khám bệnh và đến các khoa khám bệnh, vào
phòng tiếp nhận bệnh được cấp số khám và số thứ tự.
Bước 2: Khi được mời khám và có chỉ định, bệnh nhân tiếp tục đến các phòng để
làm các chỉ định.
Bước 3: Khi có kết quả bệnh nhân trở lại phòng khám đã chọn để được chuẩn đoán
bệnh và nhận toa điều trị. Bệnh viện có 110 giường lưu trú trong trường hợp bệnh nhân
phải nội trú tại bệnh viện.
Bước 4: Bệnh nhân đi mua thuốc tại quầy thuốc và ra về hoặc nhập viện, khi tái
khám bệnh nhân phải đem theo thẻ khám bệnh hoặc giấy ra viện.

Sơ đồ 2.1. Quy trình hoạt động ở bệnh viện Nhà Bè



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện huyện Nhà Bè, công suất 70m3/ngày đêm
Dòng hoạt động

Dòng thải

Bệnh nhân

Khoa khám bệnh

Khói, bụi từ phương tiện
vận chuyển

Phòng tiếp nhận bệnh nhân
- Đăng ký khám bệnh
- Được cấp số, buồng khám, số thứ tự

Phòng thu phí
- Mua số (nếu chưa có số)
- Đóng tiền(nếu thuộc diện thu phí)

Buồng chuyên khoa (chờ gọi tên)

Vào buồng khám
- Bác sĩ khám
- Lấy đơn thuộc hoặc xét nghiệm

Nước thải, bụi, khí thải, hơi dung môi hữu cơ, hóa chất


Quầy lấy thuốc
- Lấy thuốc điều trị ngoại trú
- Đóng chi trả (nếu có)

Sơ đồ 2.1. Quy trình hoạt động ở bệnh viện Nhà Bè


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện huyện Nhà Bè, công suất 70m3/ngày đêm

Chương 3
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
3.1
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
3.1.1
Một số phương pháp đã ứng dụng để xử lý nước thải bệnh viện
3.1.1.1.
Xử lý cơ học

Phương pháp này được sử dụng để tách các tạp chất không hòa tan và một phần
các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Các công trình xử lý cơ học bao gồm:
 Thiết bị chắn rác:
− Thiết bị chắn rác có thể là song chắn rác hoặc lưới chắn rác, có chức năng chắn giữ những

rác bẩn thô (giấy, rau, cỏ, rác…), nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và thiết bị
xử lý nước thải hoạt động ổn định. Song và lưới chắn rác được cấu tạo bằng các thanh
song song, các tấm lưới đan bằng thép hoặc tấm thép có đục lỗ… tùy theo kích cỡ các mắt
lưới hay khoảng cách giữa các thanh mà ta phân biệt loại chắn rác thô, trung bình hay rác
tinh.
− Theo cách thức làm sạch thiết bị chắn rác ta có thể chia làm 2 loại: loại làm sạch bằng tay,
loại làm sạch bằng cơ giới.

 Bể điều hòa:
− Là công trình dùng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự biến động về lưu lượng và tải
lượng dòng vào, đảm bảo hiệu quả của các công trình xử lý sau, đảm bảo đầu ra sau xử lý,


giảm chi phí và kích thước của các thiết bị sau này.
Vị trí tốt nhất để bố trí bể điều hòa cần được xác định cụ thể cho từng hệ thống xử lý, và

phụ thuộc vào loại xử lý, đặc tính của hệ thống thu gom cũng như đặc tính của nước thải.
 Bể lắng:
Lắng là phương pháp đơn giản nhất để tách các chất bẩn không hòa tan ra khỏi
nước thải. Dựa vào chức năng và vị trí có thể chia bể lắng thành các loại:


Bể lắng đợt 1: Được đặt trước công trình xử lý sinh học, dùng để tách các chất rắn, chất

bẩn lơ lửng không hòa tan.
− Bể lắng đợt 2: Được đặt sau công trình xử lý sinh học dùng để lắng các cặn vi sinh, bùn
làm trong nước trước khi thải ra nguồn tiếp nhận


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện huyện Nhà Bè, công suất 70m3/ngày đêm

Căn cứ vào chiều dòng chảy của nước trong bể, bể lắng cũng được chia thành các
loại giống như bể lắng cát ở trên: bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng tiếp tuyến (bể lắng
radian).
3.1.1.2.
Xử lý sinh học
 Lọc
− Lọc được ứng dụng để tách các tạp chất phân tán có kích thước nhỏ khỏi nước thải, mà


các bể lắng không thể loại được chúng. Người ta tiến hành quá trình lọc nhờ các vật liệu
lọc, vách ngăn xốp, cho phép chất lỏng đi qua và giữ các tạp chất lại.
− Vật liệu lọc được sử dụng thường là cát thạch anh, than cốc, hoặc sỏi, thậm chí cả than
nâu, than bùn hoặc than gỗ. Việc lựa chọn vật liệu lọc tùy thuộc vào loại nước thải và
điều kiện địa phương.
− Có nhiều dạng lọc: lọc chân không, lọc áp lực, lọc chậm, lọc nhanh, lọc chảy ngược, lọc
chảy xuôi…
 Bể lọc sinh học.
− Bể lọc sinh học là công trình nhân tạo, trong đó nước thải được lọc qua vật liệu rắn có bao

bọc một lớp màng vi sinh vật. Trong quá trình làm việc, các vật liệu lọc tiếp xúc với nước
chảy từ trên xuống, nước thải được phân phối đều trên màng lọc nhờ hệ thống phân phối.
Các chất hữu cơ trước tiên bị phân hủy bởi các vi sinh vật hiếu khí, sau đó là vi sinh vật
yếm khí khi thấm sâu vào màng. Khi các chất hữu cơ trong nước thải cạn kiệt, vi sinh vật
ở màng sinh học sẽ chuyển qua hô hấp nội bào và khả năng kết dính cũng giảm, dần dần
bị vỡ cuốn theo nước lọc, đây là hiện tượng tróc màng, sau đó lớp màng mới sẽ lại xuất
hiện.
− Để đảm bảo quá trình oxy hóa chất thải trong bể lọc ổn định, oxy cần được cung cấp cho





bể lọc bằng các biện pháp thông gió tự nhiên hoặc thông gió nhân tạo.
Vật liệu lọc của bể lọc sinh học có thể là nhựa Plastic, xỉ vòng gốm, đá Granit…
Bể lọc sinh học bao gồm: bể lọc sinh học nhỏ giọt, bể lọc sinh học cao tải.
Bể hiếu khí có bùn hoạt tính – Aerotank.
Là bể chứa hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính, khí được cấp liên tục vào bể để trộn đều
và giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong nước thải và cấp đủ oxy cho vi sinh vật oxy hóa

các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân để
cho các vi sinh vật cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn
hoạt tính.


×